Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

DATN XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA HỖ TRỌ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 72 trang )

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

LÊ ANH HẢI
KHOÁ 11
HỆ ĐÀO TẠO KỸ SƯ DÂN SỰ DÀI HẠN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ Y SINH

XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ
CÁC BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN HUYẾT

NĂM 2017


HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

LÊ ANH HẢI
KHOÁ 11
HỆ ĐÀO TẠO KỸ SƯ DÂN SỰ DÀI HẠN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ: 52520201

XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ
CÁC BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN HUYẾT

Cán bộ hướng dẫn 1: Trung tá, TS.Mai Ngọc Anh
Cán bộ h ướng dẫn 2: PGS.TSKH.Nguy ễn Th ế Hoàng


NĂM 2017


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Đồ án....................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
3. Mục tiêu của Đồ án...........................................................................................2
4. Nhiệm vụ của Đồ án..........................................................................................2
5. Bố cục của Đồ án..............................................................................................2
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN HUYẾT 3
1.1. Nhiễm khuẩn huyết........................................................................................3
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết...............................6
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết................................................6
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết.........................................9
1.2.3. Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Acinetobacter baumannii......................11
1.2.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii
.............................................................................................................................12
1.2.5. Các thuật ngữ trong nhiễm khuẩn huyết...................................................14
1.3. Kết luận........................................................................................................16
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ CHUYÊN GIA..............17
2.1. Cấu trúc chung hệ chuyên gia y tế...............................................................17
2.1.1. Hệ chuyên gia là gì?..................................................................................17
2.1.2. Kiến trúc tổng quát của các hệ chuyên gia................................................18
2.1.3. Đặc trưng và ưu, nhược điểm của hệ chuyên gia......................................21
2.2. Kết luận........................................................................................................22
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ HỆ CHUYÊN GIA VỀ BỆNH NHIỄM KHUẨN
HUYẾT...............................................................................................................23
3.1. Xây dựng cây quyết định chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết....................23
3.1.1. Xây dựng cây tìm kiếm bệnh NKH dựa trên kết quả xét nghiệm.............26

3.1.2. Xây dựng cây tìm kiếm chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết...................27
3.1.3. Xây dựng cây tìm kiếm triệu chứng và biến chứng nhiễm khuẩn huyết...29
3.1.4. Xây dựng cây tìm kiếm cận lâm sàng và lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn
huyết nặng...........................................................................................................30
3.1.5. Cây tìm kiếm hướng điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết nặng....................31
3.1.6. Cây tìm kiếm lâm sàng và cận lâm sàng của sốc nhiễm khuẩn................32
3.1.7. Cây tìm kiếm hoạt động điều trị sốc nhiễm khuẩn....................................33
3.1.8. Cây tìm kiếm yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết do A.baumannii.. .33
3.1.9. Cây tìm kiếm tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn
huyết do A.baumannii.........................................................................................34
3.2. Cây tìm kiếm đặc điểm chung của NKH do A.baumannii...........................36
3.3. Các phương pháp điều trị khác trong nhiễm khuẩn nặng.............................36
3.3.1. Một số mục tiêu cụ thể cần làm.................................................................36
3.3.2. Hỗ trợ huyết động......................................................................................37
3.3.3. Thuốc vận mạch........................................................................................37
3.3.4. Truyền máu và các chế phẩm máu............................................................39
3.3.5. Thở máy ở bệnh nhân ARDS gây ra do NKH nặng..................................39


3.3.6. An thần, giảm đau và giãn cơ trong nhiễm khuẩn.....................................40
3.3.7. Điều trị liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm.......................................41
3.3.8. Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu và loét do stress, kiểm soát đường
huyết....................................................................................................................45
3.3.9. Chế độ dinh dưỡng và mục tiêu chăm sóc................................................46
3.4. Xây dựng luật suy diễn cho hệ chuyên gia...................................................46
3.4.1. Kỹ thuật tìm kiếm theo chiều rộng với chiến lược suy diễn thuận...........46
3.4.2. Kỹ thuật tìm kiếm theo chiều rộng với chiến lược suy diễn ngược..........48
3.4.3. Lưu đồ thuật toán phần suy diễn...............................................................49
3.5. Kết luận........................................................................................................51
CHƯƠNG 4 HỆ CHUYÊN GIA VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.............52

4.1. Thiết kế hệ chuyên gia.................................................................................52
4.2. Kết quả thực nghiệm....................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................................................64
1. Kết luận...........................................................................................................64
2. Hướng phát triển.............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................66
Danh mục hình
Hình 2.1: Hoạt động của hệ chuyên gia.............................................................18
Hình 2.2: Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia.............................19
Hình 2.3: Quan hệ giữa máy suy diễn và cơ sở tri thức.....................................20
Hình 3.1: Cây tìm kiếm chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết tổng quát.............23
Hình 3.2: Cây tìm kiếm triệu chứng nhóm 1.......................................................23
Hình 3.3: Cây tìm kiếm triệu chứng nhóm 2.......................................................24
Hình 3.4: Cây tìm kiếm triệu chứng nhóm 3.......................................................24
Hình 3.5: Cây tìm kiếm bệnh NKH dựa trên kết quả xét nghiệm.......................27
Hình 3.6: Cây tìm kiếm bệnh nhiễm khuẩn huyết...............................................28
Hình 3.7: Cây tìm kiếm triệu chứng và biến chứng nhiễm khuẩn huyết.............30
Hình 3.8: Cây tìm kiếm cận lâm sàng và lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn huyết
nặng....................................................................................................................31
Hình 3.9: Cây tìm kiếm hướng điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết nặng..............32
Hình 3.10: Cây tìm kiếm lâm sàng và cận lâm sàng của sốc nhiễm khuẩn.......32
Hình 3.11: Cây tìm kiếm hoạt động điều trị sốc nhiễm khuẩn............................33
Hình 3.12: Cây tìm kiếm yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết do A.baumanii
............................................................................................................................34
Hình 3.13: Cây tìm kiếm tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân mắc bệnh nhiễm khuẩn
huyết do A.baumannii.........................................................................................35
Hình 3.14: Cây tìm kiếm đặc điểm chung của NKH do A.baumannii................36
Hình 3.15: Cách sử dụng một số loại kháng sinh...............................................44
Hình 3.16: Lưu đồ thuật toán phần suy diễn......................................................50
Hình 4.1: Giao diện chính của hệ chuyên gia chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết.. .53

Hình 4.2: Giao diện đăng ký lịch khám chữa bệnh............................................54


Hình 4.3: Giao diện file đăng ký lịch khám........................................................54
Hình 4.4: Giao diện thông tin về bệnh................................................................55
Hình 4.5: Giao diện yêu cầu xét nghiệm 1.........................................................56
Hình 4.6: Giao diện yêu cầu xét nghiệm 2.........................................................56
Hình 4.7: Giao diện yêu cầu xét nghiệm 3.........................................................57
Hình 4.8: Giao diện chẩn đoán bệnh 1...............................................................57
Hình 4.9: Phiếu thông tin bệnh nhân..................................................................58
Hình 4.10: Giao diện hướng dẫn sử dụng HCG chẩn đoán NKH......................58
Hình 4.11: Giao diện chẩn đoán bệnh 2.............................................................59
Hình 4.12: Giao diện chẩn đoán bệnh 3.............................................................59
Hình 4.13: Giao diện điều trị NKH....................................................................60
Hình 4.14: Giao diện cách sử dụng kháng sinh..................................................60
Hình 4.15: Giao diện cách sử dụng hỗ trợ huyết động......................................61
Hình 4.16: Giao diện ý kiến phản hồi của người sử dụng..................................61


DANH SÁCH CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
NKH
SNK
HCG
A. baumannii
OXA
BN
INR
NST
XQ

NC
Sepsis
SIRS
Severe sepsis
Septic shock

Nhiễm khuẩn huyết
Sốc nhiễm khuẩn
Hệ chuyên gia
Acinetobacter baumannii
Oxacillinase
Bệnh nhân
Tỷ số chuẩn hóa quốc tế
Nhiễm sắc thể
X-Quang
Nghiên cứu
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng
Sốc nhiễm khuẩn


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đồ án
Hệ chuyên gia là một nhánh nghiên cứu của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Theo định nghĩa của Turban [7], Hệ chuyên gia (HCG) là chương trình máy
tính sử dụng tri thức của các chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể để đưa ra
lời khuyên nhằm giải quyết các vấn đề tương đối khó mà chỉ có chuyên gia
mới giải quyết được. Như vậy, HCG y tế là chương trình máy tính sử dụng tri

thức của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế để đưa ra các tư vấn xử lý các
bệnh cụ thể. Về bản chất, HCG y tế đưa các tư duy thông minh của con người
vào trong các chương trình máy tính giống như nhiều ngành công nghệ tiên
tiến khác đã từng áp dụng như robotics, nhận dạng tiếng nói, thị giác máy
tính... Nhờ có khả năng tư duy thông minh của con người mà HCG y tế đã
được nghiên cứu ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhằm hướng tới các dịch
vụ y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều HCG y tế được nghiên cứu và sử
dụng như: HCG PUFF chẩn đoán các bệnh ung thư phổi [8], HCG VM
(Ventilator Manager) dùng để giám sát bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt [9],
HCG ABEL (Acid-Base and ELectrolyte system) dùng cho chẩn đoán các
chất điện phân axit – bazơ [10], HCG AI/COAG dùng cho chẩn đoán bệnh về
máu [11], HCG AI/RHEUM dùng cho chẩn đoán các bệnh về khớp [12],
HCG MYCIN dùng cho chẩn đoán và điều trị các bệnh lây nhiễm [13].
Trái ngược sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới, ở Việt Nam vẫn chưa có
nhiều công trình nghiên cứu về HCG y tế được công bố. Nhận thấy việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng là rất cần thiết
và phù hợp với xu thế chung của thế giới, vì vậy đồ án “ xây dựng hệ chuyên
gia hỗ trợ chẩn đoán và xử trí các bệnh lý nhiễm khuẩn huyết ” đã được triển
khai xây dựng. Các kết quả nghiên cứu của Đồ án sẽ được trình bày trong các
phần tiếp theo của bài báo.


2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Trong nội dung đồ án, em nghiên cứu và trình bày hệ chuyên gia hỗ trợ
chẩn đoán và xử trí bệnh lý nhiễm khuẩn huyết. Bao gồm các luật, các cơ sơ
tri thức, các cây tìm kiếm và mô phỏng trên Matlab.
Các dữ liệu lấy để thành lập cơ sở tri thức, cây tìm kiếm lấy được trong
nguồn bệnh án của bệnh nhân bên bệnh viện Trung Ương quân đội 108.

3. Mục tiêu của Đồ án
Nghiên cứu, thiết kế hệ chuyên gia hỗ trợ chẩn đoán và xử trí các bệnh lý
nhiễm khuẩn huyết.
Hiện thực hóa trên Matlab.
4. Nhiệm vụ của Đồ án.
Tìm hiểu định nghĩa bệnh nhiễm khuẩn huyết.
Ảnh hưởng của bệnh nhiễm khuẩn huyết đến bệnh nhân.
Tìm hiểu định nghĩa, cấu trúc, cách làm việc của hệ chuyên gia.
Nghiên cứu, sắp xếp các luật, cơ sở tri thức, cây tìm kiếm bệnh NKH.
Tổng hợp và thiết kế trên Matlab.
5. Bố cục của Đồ án.
Nội dung của đồ án chia làm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về các bệnh lý nhiễm khuẩn huyết.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về hệ chuyên gia.
Chương 3: Thiết kế hệ chuyên gia về bệnh nhiễm khuẩn huyết.
Chương 4: Hệ chuyên gia và kết quả thực nghiệm.


3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÁC BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN HUYẾT
1.1. Nhiễm khuẩn huyết.
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng, gây
ra do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn lưu hành trong máu. NKH có nguy cơ tử
vong cao do sốc nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng nhiều cơ quan. Lâm sàng
của NKH rất đa dạng, diễn tiến thường nặng và không có chiều hướng tự khỏi
nếu không được điều trị kịp thời [1].
Nhiễm khuẩn huyết sẽ xuất hiện khi các chất hóa học mà hệ miễn dịch
giải phóng vào máu để chống nhiễm trùng lại gây viêm cho toàn cơ thể. Các
trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng là một tình

trạng cấp cứu.
Có ba giai đoạn nhiễm khuẩn huyết: nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng và
sốc nhiễm trùng. Giai đoạn nhiễm trùng xảy ra khi bạn đang hồi phục sau một
thủ thuật trong bệnh viện nhưng không phải luôn luôn như vậy. Việc tìm đến sự
chăm sóc y tế là rất cần thiết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây. Bạn
càng được điều trị sớm, khả năng sống của bạn càng cao.
Giai đoạn nhiễm trùng: Triệu chứng của giai đoạn này bao gồm:
-

Sốt hơn 38 độ C hoặc nhiệt độ cơ thể dưới 36 độ C
Nhịp tim hơn 90 lần/phút
Nhịp thở hơn 20 lần/phút
Nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng
Giai đoạn nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng nặng xảy ra khi có một cơ quan

bị suy. Bạn có thể có một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau để chẩn đoán nhiễm
trùng máu nặng:
-

Những vùng da đổi màu
Giảm tiểu tiện
Thay đổi về mặt tâm thần
Giảm tiểu cầu
Gặp các vấn đề về thở
Các bất thường về chức năng tim
Ớn lạnh do giảm nhiệt độ cơ thể
Bất tỉnh


4

- Ốm yếu quá mức
Giai đoạn sốc nhiễm khuẩn: Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng nặng của
NKH, thường gây tử vong cao (từ 40 – 60%). SNK là một giai đoạn của quá
trình phát triển bệnh bắt đầu từ đáp ứng việm hệ thống do NKH, NKH nặng,
SNK và suy đa tạng. Chẩn đoán xác định SNK phải có đủ 3 tiêu chuẩn sau [1]:
-

Nhiễm khuẩn huyết nặng và có nguồn nhiễm khuẩn.
Về lâm sàng rối loạn chức năng ít nhất 1 cơ quan.
Hạ huyết áp không đáp ứng với điều trị mặc dù đã bù dịch đủ.
Cận lâm sàng cũng có tình trạng rối loạn chức năng một hay nhiều cơ
quan .
Nhiều năm qua, NKH vẫn là một trong 10 nguyên nhân chủ yếu gặp ở

bệnh nhân nhập viện. Nghiên cứu tại Mỹ trong 22 năm, từ 1979 đến 2000, cho
thấy, có 10.319.418 ca nhiễm khuẩn huyết, chiếm 1,3% các trường hợp nhập
viện. Mặc dù, năm 1970 chỉ có 164.000 ca NKH, nhưng trong vòng 15 năm gần
đây con số đã tăng lên 750.000 ca/năm, và tử vong cũng tăng từ 18.500 ca/năm
lên đến 31.000 ca/năm và tăng dần theo tuổi (10% ở trẻ em và 38,4% ở người
trên 85 tuổi) . Báo cáo mới đây của Trung tâm thống kê quốc gia chăm sóc sức
khỏe của Mỹ cho thấy, năm 2008, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập viện tăng
gấp đôi so với năm 2000 (326,000 so với 727,000) . Đặc biệt, nghiên cứu của
Annane (2009), nhiễm khuẩn huyết ngay lúc nhập viện là 836.000 ca . Chi phí
điều trị mỗi ca NKH dao động từ 10.000- 50.000 đô la và lên tới 17 tỷ đô la mỗi
năm cho các trường hợp NKH và thời gian nằm viện trung bình tăng thêm 19,6
ngày [1]
Tác nhân gây NKH nổi lên hiện nay là vi khuẩn Gram âm, bởi bệnh cảnh
lâm sàng thường nặng và hay kèm theo có sốc nhiễm khuẩn. Tử vong ở bệnh
nhân có sốc nhiễm khuẩn, có thể lên tới 80%. Hơn nữa, việc điều trị mầm bệnh
là vi khuẩn Gram âm rất khó khăn do khả năng đề kháng với kháng sinh cao của

chúng [1].
Acinetobacter baumannii (gọi tắt là A. baumannii) là một trong những vi
khuẩn Gram âm hiện nay được quan tâm của nhiều nhà y khoa trên thế giới, do


5
khả năng gây bệnh nặng, kháng kháng sinh, chi phí điều trị, thời gian nằm viện
và tử vong cao hơn so với các trường hợp NKH do các tác nhân khác . Nhiễm
khuẩn huyết do A. baumannii thường là nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện,
hay gặp ở khoa Hồi sức tích cực, trên bệnh nhân nặng, có nhiều thủ thuật xâm
lấn như thở máy, đặt catheter trong mạch máu, đặt thông tiểu, những bệnh nhân
có phẫu thuật, hay bị bỏng [1].
A. baumannii là một vi khuẩn có đặc tính sinh học đặc biệt, có thể sống
được ở cả môi trường khô ráo lẫn ẩm ướt, nhờ khả năng bám dính của màng
sinh học (biofilm) do vi khuẩn tạo ra, giúp vi khuẩn gắn chặt vào bề mặt dụng
cụ, môi trường và bảo vệ vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tồn tại
lâu dài, thu nhận, tích lũy gen kháng kháng sinh và trở thành tác nhân gây khó
khăn trong điều trị và kiểm soát lây nhiễm [1]. Một trong những gen kháng
kháng sinh của A. baumannii có khả năng kháng với nhiều loại kháng sinh khác
nhau và kháng với cả nhóm carbapenem đặc trị cho chúng, được biết đến là gen
Oxacillinase (OXA), các gen này thường được mã hóa trên plasmid và nhiễm
sắc thể giúp A. baumannii có khả năng lây lan và gây dịch trong hoặc ngoài
bệnh viện, thậm chí xuyên quốc gia .
Tại Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu đầy đủ về NKH do vi
khuẩn này ở góc độ lâm sàng và vi sinh học. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu về
lâm sàng và tính nhạy cảm của bệnh sẽ góp phần giúp các nhà lâm sàng, dịch tễ
và vi sinh học chủ động tiếp cận chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Vì
hai lý do nêu trên, đồ án tiến hành “Xây dựng hệ chuyên gia hỗ trợ chẩn đoán và
xử trí các bệnh lý nhiễm khuẩn huyết” [1].



6
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết.
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình
trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân mức độ từ nhẹ đến nặng và có nguy cơ
tử vong nhanh do bệnh cảnh sốc và suy đa tạng, gây ra bởi sự xâm nhập liên tục
của vi khuẩn và các độc tố của chúng vào máu, xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn
khởi điểm. Vi khuẩn dù có độc lực gây bệnh thấp hay cao đều có thể có khả
năng gây NKH khi sức đề kháng của cơ thể của bệnh nhân suy giảm, thời gian
nằm viện kéo dài, chịu đựng nhiều thủ thuật xâm lấn. Lâm sàng của NKH
thường có những biểu hiện sau đây [1]
Rối loạn thân nhiệt: sốt là triệu chứng thường gặp, do những chất gây sốt
có nguồn gốc từ bạch cầu đơn nhân và đại thực bào kích hoạt trung tâm gây sốt
ở vùng dưới đồi. Khởi phát đột ngột thường do tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Có
sự tương quan giữa nhiệt độ và độ nặng của bệnh. Triệu chứng sốt có thể không
rõ ràng hoặc có thể không sốt trên các trẻ sơ sinh hoặc bệnh nhân già. Ở bệnh
nhân có bệnh đi kèm, nghiện rượu, tăng urê máu nếu có hạ thân nhiệt, tiên lượng
điều trị thường xấu trên các bệnh nhân này. Có khoảng 13% bệnh nhân thuộc đối
tượng bệnh trên không có biểu hiện sốt mà lại có hạ nhiệt độ (<36,5 độ C), trong
đó 40% trường hợp hạ thân nhiệt là do tình trạng nhiễm khuẩn nặng hay vãng
khuẩn huyết và những trường hợp này thường có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm hạ
thân nhiệt do nguyên nhân khác.
Triệu chứng sốt được xác định khi: thân nhiệt tăng hoặc hạ so với giới hạn
bình thường như: sốt khi nhiệt độ đo được ở hậu môn >38,3 °C hoặc hạ thân
nhiệt khi đo nhiệt độ đo được ở hậu môn <36,5 °C [4]
Rối loạn tim mạch: mạch thường nhanh, tiếng tim mờ, huyết áp động
mạch thường hạ, đôi khi có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu trong trường hợp
thiếu máu, suy tim hoặc đông máu nội mạch lan tỏa, ở những bệnh nhân có biểu
hiện NKH nặng, sốc nhiễm khuẩn. Tần số tim thường nhanh trên 90 lần/phút ở



7
người lớn và ở trẻ em tần số tim nhanh trên 2 độ lệch chuẩn (SD) so với giá trị
bình thường tần số tim theo tuổi.[4]
Tăng thông khí: là triệu chứng thường gặp, do trung tâm hô hấp ở hành
tủy bị kích thích bởi nội độc tố của vi khuẩn và các hóa chất trung gian. Đây
cũng là một biểu hiện sớm của nhiễm khuẩn huyết. Triệu chứng này có thể có
trước khi sốt và lạnh run. Nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút, hoặc PaCO2 < 32
mm Hg, có khó thở trong trường hợp diễn tiến nặng lên. Khí máu động mạch có
thể gặp nhiễm kiềm hô hấp trong giai đoạn sớm của bệnh và sẽ thay đổi sau đó
tùy theo diễn tiến lâm sàng và đáp ứng điều trị.[4]
Thay đổi tri giác: Trên BN khi có nghi ngờ hoặc nhiễm khuẩn huyết, việc
thay đổi tri giác thường gợi ý tình trạng bệnh nhân sắp vào sốc nhiễm khuẩn.
Các dấu hiệu thường gặp là ngủ gà, lơ mơ hoặc hôn mê. Hôn mê trong NKH
thường không có dấu hiệu thần kinh khu trú trừ một số đối tượng đặc biệt như
trẻ sơ sinh, người già, người có bệnh lý hệ thần kinh trung ương trước đó hay
người có nhiễm khuẩn hệ thần kinh đi kèm. Ít gặp hơn là các triệu chứng kích
động hay có hành vi bất thường. Rối loạn tri giác có thể xảy ra trên 10 – 70%
bệnh nhân được chẩn đoán là NKH [4]
Các biểu hiện về da: Tổn thương da không phải là triệu chứng đặc hiệu,
có thể gặp tổn thương da do cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Tổn thương
da do vi khuẩn Gram âm rất đa dạng, các tổn thương có thể gặp như viêm mô tế
bào, mụn mủ, bóng nước hoặc viêm tấy đỏ da lan tỏa, hoại tử da,... Khi NKH có
biến chứng đông máu nội mạch lan tỏa, trên da thường có biểu hiện rối loạn vận
mạch, hay gặp như xanh tím đầu chi, hoại tử các mô ngoại vi như chóp mũi, đầu
ngón tay, đầu ngón chân, tay. [3]
Các biểu hiện ở đường tiêu hóa: có thể có dấu hiệu như buồn nôn, nôn,
tiêu chảy và tắc ruột (trong nhiễm khuẩn huyết có ổ nhiễm khuẩn từ viêm dạ dày
ruột cấp tính). Gan, lách to khi có tổn thương hệ thống võng nội mô. Gan có thể

to 1-3cm dưới bờ sườn, sờ mềm, ấn tức. Biểu hiện ứ mật và vàng da khi có
Bilirubin tăng trong huyết thanh, thường nhất là bilirubin liên hợp và các


8
alkaline phosphatazase có thể là dấu hiệu sớm đi trước của NKH. Rối loạn chức
năng gan dường như là biểu hiện cơ bản của hầu hết các trường hợp nhiễm
khuẩn huyết.
Ổ nhiễm khuẩn: Ngoài biểu hiện đáp ứng viêm hệ thống và tình trạng
nhiễm khuẩn, BN có thể có dấu hiệu tại cơ quan gợi ý ổ nhiễm khuẩn tiên phát
(ban đầu) hay thứ phát là những biến chứng của NKH do A. baumannii gây ra
trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
Ổ nhiễm khuẩn ban đầu thường là những ổ nhiễm khuẩn có trước khi có
xuất hiện các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm nhiễm khuẩn huyết,
và thường được các nhà lâm sàng chẩn đoán và ghi nhận lúc nhập viện hoặc khi
chẩn đoán. Ổ nhiễm khuẩn thứ phát thường là những ổ nhiễm khuẩn xuất hiện
sau khi được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết bằng những dấu hiệu lâm sàng và
cận lâm sàng. Tuy nhiên, việc xác định đâu là ổ nhiễm khuẩn tiên phát hoặc thứ
phát trên lâm sàng không phải lúc nào cũng dễ dàng với những bằng chứng lâm
sàng và cận lâm sàng [3]. Mặc dù vậy những biểu hiện của các ổ nhiễm khuẩn
này chỉ khác nhau về thời điểm xuất hiện và cùng có những biểu hiện chung như
sau:
- Hệ hô hấp: là vị trí thường gặp nhất của NKH, trong tiền sử của BN có
thể có ho sốt, lạnh run. Khám lâm sàng có thể có ran phổi, thay đổi tính
chất đờm. Chụp X-Quang có thể có hình ảnh viêm phổi như: viêm phổi,
phế quản phế viêm, áp xe phổi, tràn mủ phế quản, màng phổi, áp xe phổi.
- Tim mạch: Viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim,
- Tiêu hóa: thường có triệu chứng đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, viêm
ruột, viêm ruột thừa, viêm túi mật, gan và lách có thể có ổ áp xe,
- Tiết niệu: có rối loạn đi tiểu, có đặt thông tiểu, có triệu chứng viêm đài bể

thận, viêm quanh thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương: thay đổi tri giác, hội chứng nãomàng não (áp xe não, viêm màng não),
- Cơ, xương, khớp: sưng, nóng, đỏ đau, giới hạn vận động, ổ mủ,
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết
Xét nghiệm huyết học thường có:


9
- Công thức bạch cầu: là xét nghiệm chứng tỏ tình trạng viêm cũng như
hoạt hóa dòng thác gây viêm trong NKH. Tuy nhiên, giá trị của bạch cầu
ít nhạy và không chuyên biệt. Ở người lớn bạch cầu thường tăng cao,
bạch cầu trung tính tăng trên 12.000/mm3 hoặc giảm dưới 4.000/mm3
hoặc có > 10% bạch cầu non ở máu ngoại biên. Giảm bạch cầu là một yếu
tố tiên lượng nặng, nghiên cứu của Goldstein và CS. năm 2005, trên BN
nhiễm khuẩn huyết cho thấy, giảm BC đa nhân trung tính chiếm 15,7% ở
BN còn sống và tăng tới 27,4% ở BN tử vong [1]. Vì thế, trên lâm sàng
khi xét nghiệm huyết học cho thấy, có BC đa nhân trung tính giảm, nhà
lâm sàng cần đánh giá, tiên lượng tình trạng bệnh nhân và có lựa chọn
kháng sinh điều trị thích hợp.
- Hồng cầu, Hemoglobin bình thường hoặc giảm trong NKH nặng, SNK.
- Tiểu cầu có thể bình thường hoặc giảm < 100.000/mm3 hoặc tiểu cầu hạ >
30 % giá trị bình thường khi có NKH nặng và sốc nhiễm khuẩn.
- Xét nghiệm chức năng đông máu: bình thường hoặc có rối loạn là rất
thường gặp trong NKH, các dấu hiệu cho thấy có tình trạng rối loạn động
máu như: Giảm tỷ lệ Prothrombin <70% - thời gian đông máu kéo dài INR > 1.5 Các xét nghiệm cận lâm sàng huyết học này giúp đánh giá,
tiên lượng bệnh cũng như kết quả điều trị, hỗ trợ nhà lâm sàng có một cái
nhìn đúng về tình mức độ bệnh và can thiệp chữa trị kịp thời.[1]
- Xét nghiệm sinh hóa trong NKH thường được tiến hành: CRP: là một
protein phản ứng trong giai đoạn viêm cấp, bình thường nồng độ trong
máu thấp <7 mg/dl. Nồng độ CRP tăng ở hầu hết bệnh nhân có tình trạng

viêm, do nhiễm khuẩn hoặc tổn thương mô. Quá trình tổng hợp CRP ở tế
bào gan chịu ảnh hưởng của các cytokin. Khi có tình trạng viêm, CRP
tăng trong 4-6 giờ, tăng gấp đôi mỗi 8 giờ và đạt nồng độ đỉnh sau 35-50
giờ. Nếu tình trạng viêm chưa chấm dứt CRP tiếp tục tăng, nhưng khi tình
trạng viêm giảm CRP cũng giảm nhanh sau đó. CRP hữu ích trong việc
theo dõi đáp ứng viêm, nhiễm khuẩn, theo dõi đáp ứng điều trị. Tuy nhiên,
CRP có giá trị thấp trong tiên lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. [1]


10
- Creatinin thường tăng cao (> 2,0 mg/dl (hoặc 176,8 µmol/l) khi nhiễm
khuẩn huyết có biểu hiện suy thận, hoặc ở những bệnh nhân có nhiễm
khuẩn huyết nặng và có sốc nhiễm khuẩn, tiên lượng thường nặng và
nguy cơ tử vong cao nếu không đáp ứng với điều trị.
- Procalcitonin (PCT): là xét nghiệm khá đặc hiệu cho nhiễm khuẩn và
nhiễm khuẩn huyết. PCT là tiền chất của hormon calcitonin, gồm 116 axít
amin và hình thành từ gen CALC-1 thuộc NST thứ 11 trong hệ gen của
người. PCT có nguồn gốc từ tế bào C tuyến giáp, tế bào gan và monocyte
(khi có nhiễm khuẩn mới xuất hiện). Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm
khuẩn huyết, các yếu tố vi khuẩn (màng tế bào sinh vật như
peptidoglycan) hoặc các cytokin tiền viêm như TNF-α, IL1 kích thích cơ
thể tổng hợp PCT. Quá trình tổng hợp PCT còn tiếp tục khi còn yếu tố
nhiễm khuẩn. Trong nhiễm khuẩn huyết nồng độ PCT sẽ gia tăng và phát
hiện sau 2 giờ. Giá trị bình thường PCT < 0,5 ng/ml. PCT có giá trị tiên
lượng khi PCT 2,0 đến 10 ng/ml cho thấy, tình trạng đáp ứng viêm toàn
thân nghiêm trọng (SIRS), tuy nhiên mới chỉ là giai đoạn nhiễm khuẩn
huyết và chưa có suy đa tạng. Khi giá trị PCT trên 10 ng/ml cho thấy, tình
trạng nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc có SNK [1]. Nghiên cứu của Lê Xuân
Trường năm 2010, cho thấy, nồng độ PCT ở nhóm BN có SNK cao hơn
nhóm BN không có SNK (64,74 ng/mL so với 22,93 ng/mL với p<0,001)

và ở nhóm BN tử vong cao hơn nhóm BN còn sống (51,53 ng/mL so với
25,21 ng/mL) [5]
- Đường máu bình thường hoặc tăng (có thể gặp ở 50% bệnh nhân), tuy
nhiên tiên lượng sẽ không tốt nếu có đường huyết tăng quá cao hoặc hạ
quá thấp. Lactate huyết thanh bình thường hoặc tăng cao hơn 2 lần giá trị
bình thường và có giá trị trong tiên lượng nhiễm khuẩn huyết và sốc
nhiễm khuẩn.
- Rối loạn chức năng gan: bilirubin (TP, TT, GT) và SGOT, SGPT có thể
bình thường hoặc tăng trong trường hợp có tổn thương gan, viêm gan cấp


11
hay suy chức năng gan trong nhiễm khuẩn huyết nặng, SNK, tiên lượng
thường không tốt, tỷ lệ tử vong cao.
- Rối loạn thăng bằng kiềm toan, được thể hiện khi đo khí máu động mạch:
có PaO2 ≤ 75 mm Hg (không khí phòng). PaCO2 < 32 mm Hg, Các chỉ
số pH, PCO2, PO2, HCO3 giúp đáng giá mức độ suy hô hấp, toan chuyển
hóa khi có nhiễm khuẩn huyết nặng và SNK.
- Rối loạn chức năng thận: thể tích nước tiểu < 30ml/h. Ở trẻ em nước tiểu
<0,5ml/kg/h. Nước tiểu có Albumin, HC, BC, trụ hình, creatinine tăng >
1,5 mg/dl trong tổn thương thận, suy thận. Các xét nghiệm khác: XQ tim
phổi, siêu âm ổ bụng có thể giúp ích khi truy tìm các ổ nhiễm khuẩn tiên
phát, thứ phát.[1]
1.2.3. Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Acinetobacter baumannii.
A.baumannii là một vi khuẩn có đặc tính sinh học đặc biệt, có thể sống
được ở cả môi trường khô ráo lẫn ẩm ướt, nhờ khả năng bám dính của màng
sinh học (biofilm) do vi khuẩn tạo ra, giúp vi khuẩn gắn chặt vào bề mặt dụng
cụ, môi trường và bảo vệ vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tồn tại
lâu dài, thu nhận, tích lũy gen kháng kháng sinh và trở thành tác nhân gây khó
khăn trong điều trị và kiểm soát lây nhiễm. Acinetobacter baumannii (A.

baumannii) là một trong những vi khuẩn Gram âm hiện nay được quan tâm của
nhiều nhà y khoa trên thế giới, do khả năng gây bệnh nặng, kháng kháng sinh,
chi phí điều trị, thời gian nằm viện và tử vong cao hơn so với các trường hợp
NKH do các tác nhân khác. Nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii thường là
nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện, hay gặp ở khoa Hồi sức tích cực, trên
bệnh nhân nặng, có nhiều thủ thuật xâm lấn như thở máy, đặt catheter trong
mạch máu, đặt thông tiểu, những bệnh nhân có phẫu thuật, hay bị bỏng.
1.2.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do A.
baumannii
A. baumannii là một cầu trực khuẩn Gram âm. Vì thế, trên lâm sàng có
thể có cả những biểu hiện nhiễm khuẩn của cả vi khuẩn Gram dương và Gram
âm, và đặc biệt hơn cả hơn cả là với vi khuẩn này, nhiều báo cáo nghiên cứu từ


12
nhiều tác giả trên thế giới cho thấy, những sự thay đổi về lâm sàng, cận lâm sàng
và tử vong ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii khá phổ
biến và nặng hơn so với những tác nhân gây bệnh khác [1]. Trong nghiên cứu
của nhiều các tác giả khác nhau cho thấy, hình như NKH do A. baumannii
thường xuất hiện chậm hơn so với những tác nhân khác. Thật vậy, nghiên cứu
của Wispling hoff và CS. năm 2000, cho thấy, NKH do A. baumannii xuất hiện
ở ngày thứ 26 trong khi do Staphylococcus aureus là ngày thứ 16, do Nấm là
ngày thứ 22 và với E.coli là ngày thứ 23 [1] . Tình trạng lâm sàng và mức độ
nặng hay gặp hơn so với các nhiễm khuẩn huyết do tác nhân Gram dương và vi
khuẩn Gram âm khác, nhiều tác giả sử dụng thang điểm đánh giá mức độ nhiễm
khuẩn huyết nặng (Pitt bacteremia, APACHE II, SIRS) đều cho thấy, mức độ
nặng hơn. Tỷ lệ vào nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii có sốc nhiễm khuẩn
cao dao động từ 30-60% và đặc biệt ở những bệnh nhân tử vong . Tỷ lệ tử vong
tăng cao theo thời gian 37% trong 15 ngày đầu và lên tới 60% các trường hợp
bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết tại thời điểm xuất viện [1] . Một

số yếu tố nguy cơ dễ mắc nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii như: có thể gặp
trên mọi đối tượng bệnh. Tuy nhiên, có một số đối tượng dễ mắc bệnh, những
đối tượng này thường có tỷ lệ mắc và tử vong cao hơn như ở những BN sơ sinh,
người lớn trên 65 tuổi, bệnh nhân có bệnh mạn tính đi kèm như bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, suy hô hấp, suy thận, bệnh tim bẩm sinh, có phẫu thuật, bệnh
nhân bỏng và đặc biệt trên những bệnh nhân phải chịu những thủ thuật xâm lấn
như đặt catheter trong lòng mạch, đặc biệt là catheter động mạch, đặt thông tiểu,
thở máy, phẫu thuật trong suốt thời gian nằm viện. Một trong những khoa lâm
sàng có một tỷ lệ cao các trường hợp nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii là
khoa Hồi sức tích cực [1] . Nghiên cứu của Wisphonghoff và CS. năm 2000 cho
thấy, nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii chiếm 69% là ở khoa HSTC và nguy
cơ cao mắc bệnh ở khoa này là gấp 2,4 lần so với mắc bệnh ở khoa khác (KTC
95% 1,6-3,7, p=0,001). Ở những BN có thở máy nguy cơ nhiễm A. baumannii
huyết cao gấp 3,2 lần (KTC 95%, 2, 1-4,8, P=0,001). Và nơi đây cũng chính là


13
nơi thường hay xảy ra những vụ dịch nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii
thường được báo cáo trong các y văn ở nhiều quốc gia trên thế giới . Dấu hiệu
cận lâm sàng của NKH do A. baumannii cũng giống như NKH do những tác
nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy, có một tỷ lệ cao
các trường hợp NKH do A. baumannii có dấu hiệu cận lâm sàng thường nặng
với những biểu hiện như trong các trường hợp NKH do vi khuẩn Gram âm khác
như tình trạng giảm bạch cầu hạt . Nghiên cứu của Yung và CS. năm 2010 cho
thấy, có đến 23,1% bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii có giảm bạch
cầu hạt . Một NC khác của Wispling Hoff và CS. năm 2000 cho thấy, mặc dù
giảm bạch cầu đa nhân trung tính chỉ chiếm 3,6% nhưng tử vong trên những đối
tượng có giảm bạch cầu là rất cao lên tới 31,5%, trong khi đó nhiễm khuẩn
huyết do các loại vi khuẩn Gram âm khác chỉ chiếm 7,1% và tử vong là 27,9%.
Dấu hiệu thiếu máu với Hb ≤ 11g/l cũng khá thường gặp [1]. Nghiên cứu của

Alicia và CS. năm 2011 cho thấy, có đến 93% bệnh nhân có thiếu máu Hb <
10g/dl, trong khi nhiễm khuẩn huyết không do A. baumannii thiếu máu chỉ
chiếm 76% và tử vong thấp hơn 40% so với 67% và ở những bệnh nhân tử vong
có đến 92% có giảm Hb <10g/dl . Giá trị cận lâm sàng của Albumin trong máu
thường giảm, nghiên cứu trên những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do A.
baumannii cho thấy, Albumin giảm ≤ 2,5g/l ở bệnh nhân còn sống chỉ chiếm
10%, trong khi đó những bệnh nhân tử vong có albumin giảm chiếm đến
53,3%.[1]

1.2.5. Các thuật ngữ trong nhiễm khuẩn huyết.
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (Systemic inflammatory response
syndrome: SIRS): có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau, 1 trong 2 tiêu chuẩn bắt
buộc là có bất thường về thân nhiệt hoặc bạch cầu máu ngoại vi. [6]
- Nhiệt độ trung tâm >38,50C hay <360C.


14
-

Nhịp tim nhanh, được định nghĩa là nhịp tim 2SD giới hạn trên so với
tuổi khi không có các kích thích bên ngoài, thuốc hay kích thích đau hay
nhịp tim nhanh kéo dài trong thời gian 0,5 – 4 giờ mà không giải thích

được.
- Hoặc ở trẻ dưới 1 tuổi: nhịp tim chậm, được định nghĩa là nhịp tim <10
percentile so với tuổi khi không có kích thích phó giao cảm, thuốc ức chế
β, bệnh tim bẩm sinh, hoặc nhịp tim chậm không rõ nguyên nhân trong
thời gian 30 phút.
- Nhịp thở nhanh, định nghĩa là nhịp thở >2SD so với tuổi hay thông khí cơ
học do bệnh lý cấp và không do bệnh lý thần kinh cơ hay gây mê.

- Bạch cầu tăng hay giảm theo tuổi (giảm bạch cầu không do điều trị bằng
hóa trị) hay bạch cầu non >10%. [6]
Nhiễm trùng (infection):
-

Khi có sự hiện diện của vi khuẩn ở các khoang hoặc dịch cơ thể mà bình
thường vô khuẩn (như nhiễm trùng đường tiểu), hoặc có đáp ứng viêm với
vi khuẩn trong khoang hoặc dịch cơ thể mà bình thường có vi khuẩn (như

viêm đại tràng nhiễm khuẩn).
- Vi khuẩn là tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn huyết. Một số ít do nhiễm
nấm, một nghiên cứu ở châu Âu phân lập được nhiễm nấm trong nhiễm
khuẩn huyết nặng chiếm 17%. - Nhiễm trùng nghi ngờ hay đã rõ (qua cấy
dương tính, nhuộm, hay PCR) do bất kì tác nhân nào hay có hội chứng
lâm sàng có nhiều khả năng do nhiễm trùng. Bằng chứng của nhiễm trùng
được phát hiện qua khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm [6].
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân (sepsis): hội chứng đáp ứng viêm toàn
thân được gây nên do nguyên nhân vi khuẩn, siêu vi hoặc nấm. Hội chứng
nhiễm khuẩn toàn thân thể hiện tình trạng nhiễm khuẩn khá nặng trên lâm sàng
nhưng chưa có kết quả cấy máu hoặc cấy máu âm tính [6].
-

Đây là một hội chứng lâm sàng liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn
nặng biểu hiện bởi đáp ứng viêm toàn thân và tổn thương và rối loạn chức
năng đa cơ quan bao gồm dãn mạch, tăng tính thấm thành mạch và kết tập
bạch cầu.


15
- Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) có thể không do nguyên nhân

nhiễm khuẩn như: tổn thương mô, chấn thương, phẩu thuật, máu tụ,
thuyên tắc mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, thải ghép, viêm tụy
cấp, cơn bảo giáp, suy thượng thận cấp [6]
SIRS + Infection = Sepsis
Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân nặng (severe sepsis): hội chứng nhiễm
khuẩn toàn thân kèm theo rối loạn chức năng một hoặc nhiều cơ quan, gồm:
phổi (tổn thương phổi cấp (acute lung injury - ALI), thiếu oxy - hypoxaemia),
tim mạch (shock, hyperlactataemia), thận (thiểu niệu và suy thận), gan (rối loạn
đông máu, vàng da), não (lơ mơ, kích thích) và hệ đông máu (giảm tiểu cầu, rối
loạn đông máu). [6]
Sepsis + organ dysfunction = Severe sepsis
Sốc nhiễm khuẩn (Septic shock): Hội chứng nhiễm khuẩn huyết với hạ
huyết áp dù đã được truyền dịch đầy đủ, kèm theo biểu hiện bất thường tưới
máu các cơ quan: toan máu do acid lactic, thiểu niệu hoặc tri giác xấu đi cấp
tính. Bệnh nhân có thể không hạ huyết áp tại thời điểm có bất thường tưới máu
các cơ quan nếu đang dùng thuốc vận mạch [6].
Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (Multiple organ dysfunction
syndrome - MODS): Khi chức năng của các cơ quan thay đổi làm nội môi
(homeostasis) không thể duy trì nếu không can thiệp điều trị.
Riêng ở trẻ sơ sinh, hiện nay đa số các tác giả dùng từ: “Hội chứng đáp ứng
viêm bào thai” (FIRS: Fetal Inflammatory Response Syndrome). Hội chứng này
biểu hiện khi có ít nhất 2 trong những triệu chứng sau đây:
-

Thở nhanh >60 lần/ph kèm thở rên/co lõm hoặc độ bão hòa oxy giảm.
Thân nhiệt không ổn định (<36 độ C hay >37.9 độ C).
Thời gian phục hồi màu da >3 giây.
Bạch cầu <4.000 mm3 hay >34.000/mm3.
CRP >10 mg/L.
IL6 hoặc IL8 >70pg/mL.

16S rRNA Gene PCR dương tính.[6]

1.3. Kết luận.


16
Qua chương 1 ta đã thấy rõ những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng về
bệnh nhiễm khuẩn huyết. Ở chương này ta đã giải quyết được những biểu hiện,
triệu chứng của bệnh để từ đó xây dựng bộ cơ sở tri thức cho hệ chuyên gia


17
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ CHUYÊN GIA
2.1. Cấu trúc chung hệ chuyên gia y tế.
2.1.1. Hệ chuyên gia là gì?
Theo E. Feigenbaum : Hệ chuyên gia (Expert System) là một chương
trình máy tính thông minh sử dụng tri thức và các thủ tục suy luận để giải những
bài toán tương đối khó khăn đòi hỏi những chuyên gia mới giải được. Hệ chuyên
gia là một hệ thống tin học có thể mô phỏng năng lực quyết đoán và hành động
của một chuyên gia (con người). Hệ chuyên gia là một trong những lĩnh vực ứng
dụng của trí tuệ nhân tạo [2].
Hệ chuyên gia sử dụng các tri thức của những chuyên gia để giải quyết
các vấn đề (bài toán) khác nhau thuộc mọi lĩnh vực. Tri thức trong hệ chuyên
gia phản ánh sự tinh thông được tích tụ từ sách vở, tạp chí, từ các chuyên gia
hay các nhà bác học. Các thuật ngữ hệ chuyên gia, hệ thống dựa trên tri thức
hay hệ chuyên gia dựa trên tri thức thường có cùng nghĩa. Một hệ chuyên gia
gồm ba thành phần chính là cơ sở tri thức máy suy diễn hay môtơ suy diễn, và
hệ thống giao tiếp với người sử dụng. Cơ sở tri thức chứa các tri thức để từ đó,
máy suy diễn tạo ra câu trả lời cho người sử dụng qua hệ thống giao tiếp [2]

Người sử dụng cung cấp sự kiện là những gì đã biết, đã có thật hay những
thông tin có ích cho hệ chuyên gia, và nhận được những câu trả lời là những lời
khuyên hay những gợi ý đúng đắn. Hoạt động của một hệ chuyên gia dựa trên tri
thức được minh họa như sau :


18

Cơ sở tri thức
(Knowledge Base)
Người sử dụng

Hệ thống
giao tiếp
Máy suy diễn
(Inference Engine)

Hình 2.1: Hoạt động của hệ chuyên gia
Mỗi hệ chuyên gia chỉ đặc trưng cho một lĩnh vực vấn đề nào đó, như y
học, tài chính, khoa học hay công nghệ, v.v..., mà không phải cho bất cứ một
lĩnh vực vấn đề nào.
Tri thức chuyên gia để giải quyết một vấn đề đặc trưng được gọi là lĩnh
vực tri thức. Ví dụ: hệ chuyên gia về lĩnh vực y học để phát hiện các căn bệnh
lây nhiễm sẽ có nhiều tri thức về một số triệu chứng lây bệnh, lĩnh vực tri thức y
học bao gồm các căn bệnh, triệu chứng và chữa trị.
Chú ý rằng lĩnh vực tri thức hoàn toàn nằm trong lĩnh vực vấn đề. Phần
bên ngoài lĩnh vực tri thức nói lên rằng không phải là tri thức cho tất cả mọi vấn
đề.
2.1.2. Kiến trúc tổng quát của các hệ chuyên gia.
Một hệ chuyên gia kiểu mẫu gồm bảy thành phần cơ bản như sau :



19

Cơ sở tri thức
Các luật

Máy suy diễn
Bộ nhớ làm việc
Lịch công việc

Khả năng thu nhận tri
thức

Khả năng giải thích

Giao diện người sử
dụng

Hình 2.2: Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia
- Cơ sở tri thức : Gồm các phần tử (hay đơn vị) tri thức, thông thường được
gọi là luật , được tổ chức như một cơ sở dữ liệu.
- Máy duy diễn: Công cụ (chương trình, hay bộ xử lý) tạo ra sự suy luận
bằng cách quyết định xem những luật nào sẽ làm thỏa mãn các sự kiện,
các đối tượng, chọn ưu tiên các luật thỏa mãn, thực hiện các luật có tính
ưu tiên cao nhất.
- Lịch công việc : Danh sách các luật ưu tiên do máy suy diễn tạo ra thoả
mãn các sự kiện, các đối tượng có mặt trong bộ nhớ làm việc.
- Bộ nhớ làm việc : Cơ sở dữ liệu toàn cục chứa các sự kiện phục vụ cho
các luật.

- Khả năng giải thích : Giải nghĩa cách lập luận của hệ thống cho người sử
dụng.
- Khả năng thu nhận tri thức : Cho phép người sử dụng bổ sung các tri thức
vào hệ thống một cách tự động thay vì tiếp nhận tri thức bằng cách mã
hoá tri thức một cách tường minh. Khả năng thu nhận tri thức là yếu tố
mặc nhiên của nhiều hệ chuyên gia.
- Giao diện người sử dụng : Là nơi người sử dụng và hệ chuyên gia trao đổi
với nhau.


×