Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận cao học LY THUYET TRUYEN THONG tìm kiếm và phân tích 5 lí thuyết truyền thông hiện đại và hướng ứng dụng của chúng trong nghề báo của nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.35 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

I.Mở đầu
II. Nội dung
A.Chương I: Các lí thuyết hiện đại
1.Lý thuyết phân tích (xét đoán) xã hội.
1.1. Lí thuyết được áp dụng vào thực tiễn như nào?
1.2.Một số hệ quả của lí thuyết xét đoán (phân tích) xã hội.
2.Lí thuyết học tập xã hội.
2.1. Lí thuyết học tập xã hôị nói lên điều gì?
2.2. Các hệ quả của lí thuyết học tập xã hội.
3.lí thuyết truyền thông nhằm vào sự thuyết phục.
3.1. Các bước truyền thông.
3.2. Những yếu tố có thể đảm bảo truyền tải thông điệp thành
công và hiệu quả 9theo McGuire)
4. Lí thuyết nhìn nhận đối phương.
4.1. Đặc điểm của lí thuyết này.
4.2. Tác dụng của lí thuyết nhìn nhận đối phương.
5. Lí thuyết tăng cường sự hiểu biết.
5.1. Đặc điểm của lí thuyết này.
5.2. Hệ quả trong việc nâng cao sự hiểu biết cho con người.
B. Chương II: Ứng dụng của truyền thông vào nghề báo của
nước ta hiện nay.
I. khái quát về ứng dụng của truyền thông hiện đại đến nghề làm
báo ở nước ta hiện nay.
1.Truyền thông có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của
nghề báo của nước ta hiện nay.


2.truyền thông hiện đại còn là phương tiện để giúp người làm
báo tác nghiệp hiệu quả.


II. Hướng ứng dụng của năm lí thuyết truyền thông hiện đại trên
đối với nghề báo của nước ta hiện nay.
1.Ứng dụng của lí thuyết phân tích( phán xét) xã hội.
2.Lí thuyết học tập xã hội.
3.Ứng dụng của lí thuyết truyền thông nhằm vào sự thuyết
phục.
4.Lí thuyết nhìn nhận đối phương.
5. Lí thuyết tăng cường sự hiểu biết.


I.

LỜI MỞ ĐẦU

Đề tài được chọn trong bài tiểu luận này đó chính là “ tìm kiếm
và phân tích 5 lí thuyết truyền thông hiện đại và hướng ứng dụng của
chúng trong nghề báo của nước ta hiện nay”.
Trong bài này, tôi đã nhắc đến 5 lí thuyết truyền thông theo tôi
là cơ bản nhất đó là:
-Lí thuyết truyền thông trong phân tích(phán xét) xã hội.
-Lí thuyết truyền thông trong học tập xã hội.
-Lí thuyết truyền thông nhằm vào sự thuyết phục.
-Lí thuyết truyền thông nhằm nhìn nhận đối phương.
-Lí thuyết tăng cường sự hiểu biết.
Sở dĩ chon đề tài này là do hiện nay, đất nước ta đang trên đà
phát triển mạnh mẽ, muốn hội nhập được với quốc tế, muốn sánh vai với
các cường quốc năm Châu thì phải có những lí thuyết để con người có thể
học tập theo, phải có những hành vi thái độ tích cực. Vì vậy lĩnh vực
truyền thông thât sự rất cần thiết trong mọi hoạt động của đời sống xã
hội. Nó là bổ sung thêm vào nguồn tri thức vón có, là một nguồn tài liệu

phong phú để con người tìm hiểu, tham khảo và áp dụng một cách hiệu
quả vào công việc.
Hi vọng rằng, bài tiểu luận này sẽ là một nguồn tài liệu có giá
đối với những người muốn tìm hiểu nó, bởi cung cấp cơ bản về thông tin
của của mọt số lí thuyết truyền thông hiện đại. Mọi người hãy cũng nhau
tham hảo để có được những kiến thức bổ ích cho bản thân mình nhé.


II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I.

Để có thể phân tích được lí thuyết truyền thông hiện đại và làm
nổi bật được hướng ứng dụng của chúng trong nghề báo ở nước ta cũng
như trong các lĩnh vực truyền thông khác. Thì đầu tiên, ta phải hiểu được
khái niệm truyền thông là gì?
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm và định nghĩa khác
nhau. bới truyền thông (Communicare) là hiện tượng phổ biến của xã hội.
Được hình thành và phát triển cùng với sự tiến bộ của lịch sử loài người.
Và tuỳ theo góc nhìn của mỗi người đối với truyền thông, một số khái
niệm được đặt ra và được sử dụng một cách phổ biến như là:
-

Truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tuởng bằng

lời. ( theo John R. Hober năm 1954 ).
-

Truyền thông là quá trình liên tục tạo ra nhằm là giảm độ

không rõ ràng để có hành vi hiệu quả hơn. ( theo Dean C. Barnlund năm

1964 ).
-

Còn theo quan niệm của S. Schaehter thì truyền thông là một

quá trình qua đó quyền lực được thể hiện và tính độc quyền tăng.
Có thể dẫn ra nhiều định nghĩa và khái niệm quan trọng khác.
Nhưng về thực chất, truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông
tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân, nhóm hay cả một xã hội,
từ đó tăng tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận
thức,thái độ chuyển đổi hành vi cá nhân, nhóm hay xã hội đó.


Tóm lại có thể hiểu Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm,…, chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm giữa hai
hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tha đổi nhận thức,
tiến tới điều chỉnh hành vi, thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội. (khái niệm trích từ cuốn: “truyền thông lí
thuyết và kĩ năng cơ bản” do PGS, tiến sĩ Nguyền Tiến Dũng chủ biên).
Lí thuyết trên đã nêu rõ được bản chất và mục đích của truyền
thông. Dưới đây là một số lí thuyết truyền thông hiện đại và ứng dụng của
chúng. Chúng ta hãy cũng tham khảo .
1.

Lý thuyết phân tích (xét đoán) xã hội.

1.1. Lí thuyết được áp dụng vào thực tiễn như nào?
Ở phạm trù này thì điều đầu tiên ta phải hướng đến để giải quyết
đó chính là thái độ của các đối tượng tiếp nhận truyền thông. Khi thiết kế
thông điệp các nhà truyền thông cần phải làm một bước uan trọng đó

chính là phân tích, chia vấn đề ra thành những nhóm nhỏ với các thái độ
và nhân thức khác nhau. Vậy lí do tại sao chúng ta phải làm như thế ?
Câu trả lời đó chính là mỗi nhóm đối tượng có những hướng tiếp cận với
thông tin khác nhau, có những suy nghĩ khác nhau vì vậy sẽ chia thành
những nhóm thái độ khác nhau.Gồm 3 mhóm như sau :
Thứ nhất là nhóm đồng tình, đối với nhóm này thì không có
vấn đề gì vì họ đã hiểu và bị thuyết phục bởi các nhà truyền thông.
Nhóm thứ hai là phản đối. Đối với nhóm này thì cần đưa ra
nhiều
những hoạt động thực tế, cũng như dùng nhóm đối tường khác
(nhóm trung lập) tác động vào để họ từ từ hiểu và công nhận, thay đổi
được thái độ cũng những hành vi của mình.
Và cuối cùng là nhóm trung lập, ở nhóm này có những ưu thế
hơn hẳn và mang tính đặc thù. Vì vậy mà khi chuẩn bị thiết kế những
thông điệp truyền thông người ta phải hướng đến ưu tiên trước hết vào


các nhóm có thái độ này, để từ đó có thể lôi kéo họ chuyển từ nhóm trung
lập sanng nhóm đồng tình. Cũng từ đó mà có thể tác động đến suy nghĩ
của các đối tượng nhóm phản đối chuyển họ sang nhóm trung lập, và lôi
kéo họ từ trung lập sang đồng tình.
Mỗi nhóm đối tượng lại có những đặc điểm, thế mạnh và hạn
chế riêng. Vì vậy muốn đạt được kết quả cao thì nên phân loại các vấn đề
và nội dung cần đạt được sau khi truyền thông. Nên đưa ra những thông
điệp mang tính trung lập trước, còn những vấn mang tính phản đối, phản
cảm nên để lại sau.
1.2. Một số hệ quả của lí thuyết xét đoán (phân tích) xã hội.
Hệ quả quan trọng nhất có thể rút ra từ lí thuyết này từ lí thuyết
này là nguyên lí thuyết phục trong vận động gây ảnh hưởng. Nghĩa là,
muốn tạo ra sức thuyết phục trong hoạt động truyền thông, đặc biệt là

trong vận động gây ảnh hưởng. Một số điểm cần chú trọng đó là :
-

Phải chia nhóm đối tượng, phân loại mức độ nhận thức, thái

độ hành vi của đối tượng, nhóm công chúng.
-

Trên cở sở phân chia và phân tích đối tượng, nhà truyền

thông tiến hành lựa chọn thông điệp, tìm thời điểm, thời gian và kênh
truyền thông phù hợp.
2.Lí thuyết học tập xã hội.
2.1. Lí thuyết học tập xã hôị nói lên điều gì?
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập về mọi mặt.Vì
vậy
4
việc học tập là nhu cầu xã hội và là nguyện vọng chính đáng của
mỗi công dân.
Ông cha ta có câu “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Đúng vậy, cần tạo điều kiện cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân, ở


mọi lúc, mọi nơi. Bởi họ tập xã hội chính là quá trình tác động vào sự
phát triển nguồn lực xã hội.
Mục đích viết nên lí thuyết này là để truyền đạt đến tất cả mọi
người rằng mỗi người đều có quyền được học tập bình đẳng như nhau và
xã hội cần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đó.
Hiện nay, trên mọi miền của Tổ quốc vẫn còn nhiều trường hợp
mù chữ. Tập chung chủ yếu ở vùng sâu vùng xa. Nơi điều kiện kinh tế

cực kì khó khăn. Vì vậy học tập nâng cao dân chí là điều kiện tiên quyết
cần phải làm. Có như vậy thì mới có được những cá nhân sáng tạo.
Lí thuyết này cũng chỉ rõ rằng mọi người học tập được là nhìư
những kĩ năng sau :
-

Quan sát việc người khác làm (kĩ năng quan sát).

-

Xem xét những ảnh hưởng do hoạt động của những người đã

trải qua.
-

Dự liệu điều sẽ sảy ra với chính họ nếu họ làm theo hành vi

của người khác;
-

Hành động bằng việc tự thử nghiệm hành vi;

-

So sánh kinh nghiệm của mình với cái đã sảy đến với những

người khác;
-

từ đó có thể quá trình bắt trước, phân tích và sáng tạo;


-

Khẳng định niềm tin về hành vi mới.

Không chỉ học ở trên lớp, trên trường thì mới là học. Tất nhiên bài
bản trên lớp là nền tảng cho sự sáng tạo và cống hiến lâu dài.
Tuy nhiên ta phải học mọi lúc mọi nơi, học được nhiều tốt đẹp
từ cuộc
sống từ đó mới hướng tới sự tiến bộ.
2.2. Các hệ quả của lí thuyết học tập xã hội.
Thứ nhất: Vai trò quan trọng của quan sát và bắt chước trong
học tập.


Trong qua trình tiếp nhận cũng như tích luỹ kiến thức. Một
quá trình đem lại kết quả có tính bền vững, có khả năng ứng dụng luôn
phải đảm bảo đủ các thao tác: quan sát, suy nghĩ về những điều đã quan
sát, liên hệ với bản thân và bắt chước( làm thử), tổng kết kinh nghiệm và
phân tích từ đó khẳng định niềm tin với hành vi mới.
Nói chung quá trình học tập không chỉ là tự tích luỹ mà còn là
quá trình cung cấp kiến thức, cập nhật thông tin, chia sẻ kĩ năng và kinh
nghiệm giữa người với người, với người với môi trường và với điều kiện
tương tác,chia sẻ.
Thứ hai: Vai trò của người dạy trong quá trình đào tạo.
Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức thong qua quan sát các
hành vi và động não, thử nghiệm, chia sẻ kĩ năng và tiếp thu kinh
nghệm,tự mình tiếp cận và “khám phá” các “lí thuyết”chứ không phải là
học thuộc lí thuyết. Người dạy không phải là người “rót” những tri thức
đã chuẩn bị sẵn vào “cái cốc” là người học, quan trọng hơn là người cung

cấp kiến thức, trang bị phương pháp tư duy, tiếp cận vấn đề và tạo điều
kiện cho người học suy nghĩ, tìm kiếm thức mới “ tự xát tư duy”, chia sẻ
kĩ năng và king nghiệm.
Thứ 3. Phương pháp tự học hiệu quả.
Việc học tập không thể là chuyện ngày một ngày hai, người ta
có học cả đời cũng không hết được kiến thức. Vì vậy không chỉ trao đổi
học tập trên lớp, mỗi cá nhân còn phải có tinh thần tự giác, chủ động và
tích cực trong học tập. phương pháp học và tự học đón vai trò quyết định
trong sự phát triển cả về trí tuệ và nhân cách của mỗi cá nhân. Trong một
xã hội học tập suốt đời, tinh thần hợp tác và óc phản biện, nhu cầu ứng
dụng và
tổng kết lí thuyết là những đòi hỏi quan trọng nhất cho mỗi cá nhân
trong xa hội. Phản biện và tự phản biện là tố chất cần có ở người dạy và


người học. Đồng thời phản biện và tự phản biện khoa học cần có môi
trường tâm lí-xã hội tương thích.
Thứ tư: Những chú ý nhằm tăn khả năng giáo dục từ xa thông
ua các phương tiện truyền thông đại chúng
Gáo dục từ xa thông qua phát thanh, truyền hình, internet là
một bước tiến nhảy vọt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã hội
học tập hiện đại. Với các nhà giáo dục,nhà báo hay nhà truyền thông khi
mà thực hiện các chương trình giáo dục từ xa này, bên cạnh những chú ý
về ưu thế và hạn chế của các phương tiện truyền thôngđại chúng,những
chú ý trong việc tổ chức với đầy đủ các bước của quá trình học tập cho
người học trong điều kiện không phải “ mặt đối mặt’ là vô cùng cần thiết.
3.Lí thuyết truyền thông nhằm vào sự thuyết phục.
3.1. Các bước truyền thông.
Để có khả năng thuyết phục trong hoạt động truyền thông bao
hàm nhiều loại truyền thông khác nhau để từ đó đối tượng thay đổi nhận

thức,thái độ và hành vi. Theo quan điểm của William McGủie, cần phải
trải qua nhiều bước khác nhau. Các bước như sau:
Bước 1: tiếp cận thông điệp.
Sau khi các nhà truyền thông đã tạo được môi trường truyền
thông bằng các phương tiện các kênh truyền thông,trong đó có công
chúng, nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận với thông điệp đã thiết kế.
Hay đây chính là bước giưói thiệu để tăng khả năng tiếp cận thông tin
trong hoạt động truyền thông.
Bước 2: Chú ý tới thông điệp.
Nếu thông điệp kém hấp dẫn, sẽ bị đối tượng được tiếp nhận bỏ
qua. Nghĩa là sẽ mất đi khả năng tác động.
Khả năng truyền thông chỉ có thể có được khi nhà truyền thông có
khả năng thu hút công chúng,nhóm công chúng để họ chú ý đến thông
điệp.


Bước 3: Có mối quan tâm hoặc mối liên hệ của cá nhân với
thông điệp.
Nếu công chúng/ đối tượng tìm thấy mối quan tâm hoặc liên
quan đến nhu cầu,lợi ích,sở thích,thói quen..của họ,họ sẽ tiếp tục bị dẫn
dắt để chịu tác động truyền thông.
Ví dụ như thông điệp “ gia đình hai con,vợ chồng hạnh phúc”
là một thông điệp tốt muốn truyền bá đến tất cả các đôi vợ chồng, vừa thể
hiện lợi ích cho mỗi cá nhân lại vừa thể hiện lợi ích cho nhóm những cặp
vợ chồng đang trong độ tuổi sinh để.
Bước 4:Hiểu thông điệp.
Đây là giai đoạn trong đó đối tượng/công chúng nhận thức để
hiểu thông điệp. Hiểu thông điệp là vấn đề có ý nghĩa làm thay đổi nhận
thức và thái độ của công chúng/nhóm đối tượng một cách bền vững.
Bước 5: Cá nhân hoá điều chỉnh hành vi phù hợp với đời sống.

Các đối tượng tiếp nhận suy nghĩ kĩ hơn về thông điệp. Họ liên
hệ với những vấn đề liên quan đến chính đời sống của họ. Khi đó nội
dung thông điệp đã bắt đầu có tác dụng điều chỉnh suy nghĩ và định
hướng hành vi của từng cá nhân.
Bước 6: chấp nhận thay đổi.
Chấp nhận thay đổi nhận thức,hành vi và thái độ là một bước
ngoặt quan trọng trong kết quả của chính dịch truyền thông. Nhà truyền
thông cần chủ động chú ý,theo dõi,quan sát và chọn thời điểm “bấm nút”
cho bước chuyển đổi này thì hiệu lực,hiệu quả truyền thông sẽ cao hơn.
Bước 7: Ghi nhớ thông điệp và khồn ngừng ủng hộ thông điệp.
Khi đối tượng công chúng đã chấp nhận thay đổi hành vi thì
việc tiếp theo mà các nhà truyền thông cần làm ssể thuyết phục được họ
đó là phải
làm cho họ ghi nhớ thông điệp.


Các nhóm tài liệu,các hoạt động truyền thông trong giai đoạn
này cần đa dạng,phong phú,độc đáo,cụ thể,phù hợp với từng nhóm đối
tượng.
Bước 8: có khả năng tư duy về từng nhóm đối tượng.
Việc chuyển đổi tận gốc thái độ và hành vi liên quan đến lĩnh
vực truyền thông phụ thuộc vào đối tượng, công chúng tư duy về thông
điệp như thế nào.
Các tài liệu,sản phẩm truyền thông,thông qua các kênh truyền
thông khác nhau,phải chú ý khuyến khích,kích thích khả năng tư duy về
thông điệp cho đối tượng,công chúng,định hưống quá trình tư duy về
thông điệp.
Bước 9: Ra quyết định trên cơ sở tiếp thu thông điệp.
Trên cơ sở tiếp thu thông điệp, chuyển đổi tận gốc thái độ dựa
trên cơ sở hiểu biết và tư duy thông điệp, đối tượng/ công chúng là người

tự quyết định cho chính họ về việc chuyển đổi hành vi gì, mức độ nào và
như thế nào.
Bước 10: Tích cực củng cố hành vi và chấp nhận hành vi trong
đời sống.
Dù cho hành vi của đối tượng /công chúng đã biến đổi nhưng
nếu không được củng cố, nhất là không được dư luận xã hội hỗ trợ,củng
cố thì nó chỉ thay đổi được vài lần rồi dừng lại.
Truyền thông trong giai đoạn này hướng vào việc khẳng định
tính đúng đắn của hành vi, nêu kết quả tích cực,các mô hình,điển hình có
thực hiện những hành vi mong muốn thay đổi, từ đó tác động đến đối
tượng,công chúng, giúp cho họ thường xuyên duy trì và củng cố hành
vi,là cơ sở để biến đổi hành vi có tính bền vững.
Trên đây là mười bước nhằm thuyết phục được nhóm đối tượng,
công chúng trong xã hội.


Và một điều quan trọng cần chú ý đó là thiết kế thông điệp là
một mảng rất qua trọng trong việc tạo ra tính thuyết phục cao trong
truyền thông.
3.2. Những yếu tố có thể đảm bảo truyền tải thông điệp thành công
và hiệu quả 9theo McGuire) :
- Độ tin cậy của nguồn phát:
Phụ thuộc vào vai trò vị thế xã hội của cơ quan truyền thông
hoặc uy tín xã hội của nguồn tin. Những thông tin về khoa học, về quản
lí,về văn hoá xã hội,về pháp lật hay hình sự,…đòi hỏi độ tin cậy của
nguồn phát, nguồn tin khác nhau.
-

Dạng thức thông điệp:
Thông điệp được thể hiện ở dạng ngôn ngữ nói,viết,biểu


tượng,hình ảnh,âm nhạc, hay có sự phối hợp những chúng.
-Kênh truyền tải:
Phù hợp với nội dung thông điệp,nhu cầu,thị hiếu,sở thích,thói
quen,khả năng và điều kiện của đối tượng. ó những đối tượng,xét về số
lượng không lớn,nhưng có vai trò chi phối,thậm chí khuynh đảo dư luận
xã hội.
4. Lí thuyết nhìn nhận đối phương.
4.1. Đặc điểm của lí thuyết này.
Trong cuộc sống hiện tại con người luôn tồn tại độc về suy nghĩ
và hành động. Tuy nhiên nó lại chịu tác động của nhiều thành tố khác,
của đối tượng hoặc nhóm đối tượng có thể làm thay đổi hành vi thái độ.
Vì vậy, muốn luôn giữ vững quan điểm một cách chắc chắn nhất( không
bị lung lay bởi lời nói của đối phương) thì trước hết phải thực sự hiểu
được những đặc điểm cơ bản của đối phương, nhìn nhận và phân tích,
đưa ra kết luận về hành vi và thái độ của đối phương để thấu hiểu
họ,tránh sảy ra sai sót trog lĩnh cực truyền thông.


Đối với những nhà truyền thông, khi muốn truyền bá đi một
thông điệp mang tính chất tác động tích cực vào suy nghĩ và hành động
của đối tượng, nhóm đối tượng tiếp nhận (đối phương). Thì công việc đầu
tiên cũng chính là tìm hiểu thông tin để thấu hiểu đối phương hơn để
thông điệp được đưa ra có đủ sức hút đối với họ và thuyết phục được họ.
Ví dụ như trong một lĩnh vực kinh tế. Hai công ti muốn lcộng tác
được với nhau thì cần phải hiểu những điều cơ bản nhất về đối phương
cần hợp tác có như vậy thì tỉ lệ thành công, mới thu được lợi nhuận và
nâng cao giá trị,nâng cao uy tín của công ti mình.
Nói chung, trong lĩnh vực truyền thông thì đây có thể nói là một
dạng lí thuyết đạt được hiệu quả cao trong công việc. Cần được áp dụng

trong mọi tình huống khi hợp tác hay truyền bá đạo lí,tư tưởng.
4.2. Tác dụng của lí thuyết nhìn nhận đối phương.
Như chúng ta đã biết, muốn thành công trong bất cứ công việc
gì của đời sống, việc đầu tiên là đối tác thực hiện công việc ấy phải được
thuyết phục bởi những ưu điểm mà chính bản thân họ không nhận ra.
Điều đó có nhĩa là phải hiểu được đối phươg một cách thấu đáo nhất,
phân tích điểm mạnh,yếu để đưa ra những phương hướng ,kế hoạch nhất
định để đạt được kết quả tốt nhất
5 Lí thuyết tăng cường sự hiểu biết.
5.1. Đặc điểm của lí thuyết này.
Con người hoạt động luôn hướng tới một mục đích nhất định.
Và để đạt được mục đích đã đặt ra, người ta phải lập kế hoạch xác định
các điều kiện và cách thức tiến hành. Tuy nhiên trong quá trình thực
hiện,độ chắc chắnluôn thường trực, đo rủi do luôn có thể sảy ra. Vì vậy
cần phải ăng độ hiểu biết để có những phán đoán cụ thể, chính xác và
hiệu quả đạt được là cao nhất.
Khi mà tăng cường được sự hiểu biết. thì bản thân cá
nhân,nhóm đối tượng sẽ nhanh chóng tiếp nhận được thông tin được


truyền thông đó. Nghĩa là tăng cường khả năng phán đoán thì mức độ rủi
do sẽ thấp đến tối thiểu nhất.
Tuy nhiên phần đa con người không thể tiếp thu trọn vẹn kiến
thức xã hội để hiểu biết một cách rõ ràng nhất và truyền thông thì không
thể xoá hết một cách triệt để độ không chắc chắn, vì truyền thông-giao
tiếp chỉ khắc phục một phần về kiến thức,hiểu biết nhằm tăng khả năng
phán
đoán. Truyền thông sẽ cung cấp một lượng kiến thức lớn và khá chi
tiết, tuy nhiên còn tuỳ vào sự nhận thức và mức độ hiểu biết của con
người để có thể giảm bớt sự không chắc chắn một cách hiệu quả nhất.

Truyền thông không chỉ đem lại sự hiểu biết mà còn tạo ra các
mối quan hệ. Hiểu biết và quan hệ là những yếu tố tiên quyếttạo nên giá
trị, để tăng cường sự hiểu biết của con người, để đạt được hiệu quả cao
trong cuộc sống.
Lí thuyết tăng cường sự hiểu biết nhằm thúc đẩy con người tiến
bộ hơn về mặt tri thức. đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của xã hội loài
người.
Khi sự hiểu biết được năng cao, thì mọi việc có thể giải quyết
một cách dễ dàng, có thể nhẹ nhàng xử lí mọi chuyện mà không phải tốn
quá nhiều công sức để truyền thông.
Muốn truyền thông đạt được hiệu quả cao thì cần phải tạo ra
vốn hiểu biết chung với tốc độ và chất lượng cao, từ đó làm tăng ảnh
hưởng lẫn nhau của những người tham gia trên cơ sở những thông điệp đã
được chuyển tải một cách tương thích.
5.2. Hệ quả trong việc nâng cao sự hiểu biết cho con người.
Lí thuyết nâng cao sự hiểu biết cho con người cho ta những hệ
quả như sau:
Thứ nhất: trong hoạt động truyền thông,không nên lí tưởng
hoá,thần tượng hoá một cá nhân,nhóm đối tượng hay vấn đề gì đó.Bởi tất


cả đều cần quá trình khám phá và thâm nhập mới có được sự hiểu biết
nhất định.
Thứ hai: Càng hiểu biết chắc chắn đối tượng và vấn đề truyền
thông thì các hoạt động truyền thông tiếp theo với các đối tượng đó,hoặc
những nhóm đối tượng có tính chất tương tự càng có cơ sở,kinh nghiệm
và hứng thú để có thể thực hiện với hiệu quả cao hơn.
Thứ ba: Cần chú ý đến các kĩ năng nhận biết của con người trong
hoạt
động truyền thông: Tiếp xúc-quan sát, cùng tham gia-quan sát tích

cực thông qua hành động và tương tác.

B.CHƯƠNG II
Ứng dụng các lí thuyết truyền thông vào nghề báo của
nước ta hiện nay.

I. khái quát về ứng dụng của truyền thông hiện đại đến nghề
làm báo ở nước ta hiện nay.


1.Truyền thông có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của
nghề báo của nước ta hiện nay.
Thực sự,bản chất của của nghề báo cũng chính là làm truyền
thông, người làm báo sử dụng truyền thông để đạt được được mục đích
nghề nghiệp của mình. Vì vậy truyền thông đóng một vai trò quan trọng
đối với nhà báo.
Thông qua những lí thuyết truyền thông hiện đại, giúp ta hiểu
sâu hơn về công chúng hiện đại, giúp các cơ quan báo chí có thể thay đổi
phương thức tác nghiệp, có như vậy thì xã hội mới được cung cấp những
sản phẩm báo chí truyền thông phù hợp với thời đại.
2.truyền thông hiện đại còn là phương tiện để giúp người làm
báo tác nghiệp hiệu quả.
Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì trong quá trrình tác nghiệp của
bản thân, để có thể đạt được hiệu quả một cách cao nhất thì đòi hỏi người
làm báo phải nắm vững được các lí thuyết truyền thông.Thực sự lí thuyết
truyền thông đóng một vai trò rất quan trọng đối với nghề báo.
Báo chí truyền thông cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong
các hoạt động chính trị và thúc đẩy xã hội trở nên công bằng,dân chủ hơn.
Được như vậy là do khả năng nắm vững lí thuyết truyền thông là rất cao,
sự tác động truyền thông vào báo chí là không thể phủ nhận.

Áp dụng vào thực tiễn, trong việc tìm kiếm nguồn ti với các đối
tượng rất đa dạng nếu đối tượng không nắm được những bước truyền
thông,các kĩ năng truyền thông thì rất khó tiếp cận và khai thác nguồn tin.
Ngay cả trong sáng tác, người làm báo cũng luôn phải chú trọng
đến truyền thông.Nói như vậy vì báo chí có hiệu quả truyền thông rộng
lớn và cần sự thận trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Người làm báo phải xem xét đối tượng, nhóm đối tượng tiếp
nhận để chọn ách thức truyền thông cho phù hợp, nâng cao hiệu quả đạt
được.


Nói như vậy là để chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lí
thuyết truyền thông với nghề báo hiện nay.
II. Hướng ứng dụng của năm lí thuyết truyền thông hiện đại
trên đối với nghề báo của nước ta hiện nay.
1.Ứng dụng của lí thuyết phân tích( phán xét) xã hội.
Thực chất lí thuyết Xét đoán(phán xét) xã hội đóng một vai trò
khá lớn trong sự nhìn nhận, quyết đoán của những người làm báo.
Sở dĩ nói như vậy là vì, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội
nhập. Một thông điệp được các nhà báo đưa ra không phải chỉ để những
thăm dò ý kiến của cộng đồng, mà muc đích còn là để cộng đồng chấp
nhận và thực hiện theo một cách nghiêm túc nhất.
Trog thực tế, báo chí muốn tạo ra sự thuyết phục xã hội thì trong
hoạt động truyền thông nắm một vai trò cực kì quan trọng, đặc biệt là
trong vận động gây ảnh hưởng,ta cần phải áp dụng lí thuyết này một cách
triệt để nhất.Đưa ra thông điệp ở một thời điểm, thời gian và kênh truyền
thông phù hợp.
2.Lí thuyết học tập xã hội.
Hướng ứng dụng của lí thuyết học tập xã hội không chỉ hướng
đến các học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà truờng mà còn muốn

truyền tải đến cả cộng đồng những kĩ năng, tài liệu để phát triển tư duy và
óc sáng
tạo.
Trong Báo chí, lí thuyết này rất cần thiết bởi lẽ học tập là chuyện
muôn đời chứ khôg phải ngày một ngày hai, không phải chỉ có được đi
học mới phải học. Người làm báo có được kĩ năng để tác nghiệp cũng
phải qua một quá trình tiếp nhận thông tin từ các nhà truyền thông.
Nói chung, nếu không áp dụng một cách chính xác nhất thì kĩ
năng sẽ không được hoàn thiện, như vậy dẫn đến hiệu quả đạt được là
không cao.


3.Ứng dụng của lí thuyết truyền thông nhằm vào sự thuyết phục.
Nhìn chung các lí thuyết truyền thông hiện đại luôn có những
đặc điểm nổi bật thể hiện được ưu điểm của mình. Góp phần vào sự phát
triển và đi lên của các ngành trong các ĩnh vực khác nhau. Trong đó báo
chí là ngành cần phải đạt được ở mức độ tối đa nhất.
Thực tế cho thấy, thông qua truyền thông mà những người làm
báo có thể nắm bắt được phần nào kĩ năng truyền đạt lại cho đối tượng,
nhóm đối tượng để họ có thể bị thuyết phục hoàn toàn.
Một ví dụ cụ thể như sau: ở những vùng miền núi, vùng sâu
vùng xa thì dân cư có trình độ văn hoá thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển
của xã hội. Tại sao lại nói nhưn vậy? Một minh chứng nho nhỏ như vẫn
còn tình trạng sinh để ngoài kế hoạch, gia đình thậm chí có những 5,7
người con. Cũng có thể là do những hủ tục, muốn sinh ằng được con trai,
cũng có thể là do không biết những cách phòng tránh để sảy ra những
trường hợp như vậy. Vấn đề đặt ra cho các nhà báo là đóng vai trò của
một nguồn truyền thông.Lúc này các nhà truyền thông có thể đến từng hộ
gia đình để truyền thông, thuyết phục họ nên dừng lại ở hai con, thực iện
tốt kế hoạch hoá gia đình để đảm bảo tốt được cuộc sống. Và nhà báo, có

thảctuyền thông thông qua những bài viết (cho những nhóm đối tượng
biết chữ). Sử dụng kĩ năng truyền thông nhằm vào sự thuyết phục này để
đánh vào tâm lí người đọc. Làm cho họ thay đổi được hành vi cũng như
thái độ của mình.
4.Lí thuyết nhìn nhận đối phương.
Đây là một dạng lí thuyết khá phổ biến à cần được nhà báo áp
dụng một cách khôn khéo. Có nhìn nhận được đối phương một cách thấu
đáo nhất thì mới có thể nắm chắc phần thắng, hiệu quả công việc là khá
cao.


Đối với nghề báo thì hoàn toàn cần chú ý, phải nắm được bản
chất của đối phương mới có thể truyền tải được những thông tin phù hợp
nhất, tác nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Nếu như đối phương hay chính là đối tượng/nhóm đối tượng
tiếp nhận có những đặc điểm khác biệt mà ta không đủ tinh tế để nhận
biết, rất có thể kế hoạch để họ tiếp nhận truyền thông của mình, hoặc hiệu
quả công việc sẽ không tránh rơi vào sự rủi do.
Không những phải quan sát ttực quan, tiếp xúc trực tiếp mà khi
nghe kể về một ai hay một vấn đề gì đó thì tư duy phải vận động, tha
khảo và phân tích một cách khoa học có như vậy thì mới rèn được kĩ
năng nhìn nhận đối tượng, vấn đề.hiểu biết và cảm nhận con người, sự vật
bằng suy nghĩ của chính mình.
Sẽ thật đáng tiếc cho người làm báo mà không có đủ kĩ năng
truyền thông, nhất là kĩ năng nhìn nhận đối phương này. Bởi lẽ họ sẽ
không nhận được sự đồng tình. sẽ dẫn đến sự thất bại trong công việc tác
nghiệp của mình.
5. Lí thuyết tăng cường sự hiểu biết.
Tại sao người làm báo lại phải tăng cường sự hiểu biết, liên tục
trao đổi thông tin, học hỏi những kiến thức một cách không ngừng? Đây

là một câu hỏi không hề khó.
Khồng có sự hiểu biết thì sẽ không làm được nghề báo, nhất là
trong lĩnh vực truyền thông. Sự hiểu biết quyết định năng lực của một con
người. Nếu như kém hiểu biết thì người làm báo sẽ nhanh chóng gặp
những rủi do đáng tiếc hay chính là tai nạn nghề nghiệp. Dẫn đến hiệu
quả công việc thấp và mất uy tín.


III.KẾT LUẬN

Trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống thì Lí thuyết truyền
thông thật sự cần thiết. Nắm vững được những lí thuyết truyền thông thì
bạn sẽ trở thành một con người hiểu biết sâu sắc về mọi vấn đề của xã hội
và từ đó có thể tìm được hướng giải quyết tốt nhất, hiệu quả nhất.
Con người chỉ cần không ngừng học tập thì sẽ phát triển theo
một chiều hướng tích cức. Học tập được hết những lí thuyết truyền thông
này không dễ nhưng không phải là sẽ không làm đượ. Chỉ cần cố gắng
hiểu vấn đề, hiểu bán chất thì chúng ta sẽ dễ dàng áp dụng được chúng
vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
Bài học được rút ra qua đây đó chính là sự năng động, hăng say
tìm hiểu ,học hỏi của mỗi cá nhân. Chỉ có như vậy thì mới có thể hiểu sâu
được các lí thuyết để áp dụng.
Như vậy, có kĩ năng truyền thông nghia là chúng ta hoàn toàn có
thể bắt kịp với cuộc sống hối hả ngoài xã hội mà không sợ bị tụt hậu lại
phía sau, không ngại khi nhắc đến một vấn đề nào đó cần được giải quyết
hoặ một công việc khó khăn liên quan liên quan đến lĩnh vự này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Cuốn “Truyền thông Lí thuyết và kĩ năng cơ bản”. Học viện

báo chí và tuyền truyền. Do PGS. Nguyễn Văn Dũng(chủ biên) và Tiến sĩ
Đỗ Thị Thu Hằng biên soạn.
2.

“Báo chí truyền thông hiện đại nhìn từ lí thuyết sử dụng và

hài lòng” của Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi.



×