Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tieu luan cao học môn chinh tri hoc phat trien chủ nghia tư bản hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.39 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói
riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các
mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn không thay
đổi. Bởi vậy, trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải đề
cao cảnh giác, chủ động chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình", ra sức phát huy
nội lực và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kể từ đầu thế kỷ XX đến nay, chủ nghĩa tư bản đã có rất nhiều thay đổi.
Trong cuộc đua tranh kinh tế với chủ nghĩa xã hội theo mô hình xôviết, phần
thắng lại thuộc vể chủ nghĩa tư bản. Sau sự kiện Liên Xô tan rã, kết thúc chiến
tranh lạnh, chủ nghĩa tư bản đã mạnh lên hơn trước. Điều này khiến cho trong
giới lý luận không còn chỉ có những ý kiến nghi ngờ lẻ tẻ nữa mà xuất hiện ngày
một nhiều những lập luận đòi phải xem xét lại những luận điểm mà V.I.Lênin đã
khái quát. Cụ thể như: Thế nào là chủ nghĩa tư bản"ăn bám", "thối nát" và "giãy
chết"? Sự nở rộ ngày một nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các nước tư
bản phát triển nhất có phải là biểu hiện của quá trình "phi tập trung ho á các độc
quyền" hay không?...
Về mặt lý luận, vấn đề về địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền đã
được V.I.Lênin nghiên cứu trong nhiểu tác phẩm, đặc biệt trong suốt thời kỳ từ
năm 1903 đến năm 1917. Tuy nhiên, về sau này, trong một số cuốn sách nhằm
xã hội hoá các nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại, vấn đề về địa vị lịch sử
của chủ nghĩa tư bản độc quyền thường xuyên bị bỏ qua, bị né tránh không đề
cập đến.
Tác động của nó đối với sự phát triển xã hội hiện nay
Trong vài thập kỷ gần đây, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những bước phát
triển mới về lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó thực hiện những điều chỉnh thích
nghi về quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác, song bản chất kinh tế, bản
chất chính trị của chúng vẫn không thay đổi. Về kinh tế đó là sự thống trị của
1



các tổ chức độc quyền trên tất cả các lĩnh vực trong nước và quốc tế, về chính trị
là hiếu chiến, xâm lược, phản động và toàn diện. Trước mắt chủ nghĩa tư bản
hiện đại vẫn còn tồn tại và tiếp tục điều chỉnh thích nghi nhằm xoa dịu phần nào
mâu thuẫn, nên còn có khả năng phát triển. Nhưng xét lâu dài, trên bình diện cả
về kinh tế- chính trị- xã hội, cùng những mâu thuẫn nội tại của nó, chủ nghĩa tư
bản ngày nay không phải là chế độ xã hội đóng vai trò tiến bộ trong lịch sử. Vì
vậy nó nhất định sẽ bị thay thế bằng một xã hội mới công bằng văn minh và
hạnh phúc hơn. Đó là xu hướng lịch sử tất yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại. .

2


NỘI DUNG
I - Chủ nghĩa tư bản ra đời cách đây hơn 500 năm và có bốn lần thay đổi
lớn. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất
nổ ra, chủ nghĩa tư bản nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành chủ nghĩa
tư bản công nghiệp và tự do cạnh tranh. Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật lần thứ hai xuất hiện, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ
hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên
quốc gia.
Cùng với sự phát triển của các công ty độc quyền xuyên quốc gia và toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản tổ chức ra Quỹ tiền tệ quốc tế,
Ngân hàng thế giới và các thỏa thuận về thuế quan. Do nhu cầu điều chỉnh quan
hệ thương mại nên ngay từ năm 1948, các nước tư bản đã tổ chức ra Hiệp định
chung về thuế quan (GATT). Sau đó, do tiến trình khu vực hóa được xúc tiến

mạnh mẽ nên đã dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Khu
vực tự do Bắc Mỹ và Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(APEC).
Tiếp đó, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển nhanh và sự ra đời của
kinh tế tri thức đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế thế giới, buộc chủ
nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia phải mở rộng GATT. Bởi thế, năm 1994,
WTO ra đời.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các công ty độc quyền xuyên quốc gia là
lực lượng thao túng thị trường thế giới. Hiện nay, khoảng 200 công ty xuyên
quốc gia đang chiếm 1/3 GDP của thế giới, thâu tóm 70% vốn đầu tư trực tiếp
3


nước ngoài (FDI), 2/3 mậu dịch quốc tế và trên 70% chuyển nhượng kỹ thuật
của thế giới.
Thực tế trên đây chỉ ra hai thuộc tính cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế. Một
mặt, nó thể hiện tính tiên tiến của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa: thúc đẩy
sự phân công lao động và hợp tác quốc tế để phát triển nền sản xuất xã hội, thúc
đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế các nước. Mặt khác, nó thể hiện bản
chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia: luôn luôn tìm cách mở
rộng tư bản ra bên ngoài để tăng cường bóc lột và truyền bá các quan điểm, giá
trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Rõ ràng, sự phát triển của khoa học, công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa
nền kinh tế thế giới. Nói một cách cụ thể, nó đã buộc chủ nghĩa tư bản độc
quyền xuyên quốc gia phải thích nghi bằng cách tổ chức ra các thị trường khu
vực, thị trường thế giới, các quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới để giải quyết
các mối quan hệ kinh tế và nhất là để thao túng thị trường thế giới. Sự ra đời của
những tổ chức này có đưa lại thời cơ phát triển kinh tế cho các nước kém phát
triển, nhưng mục đích chính của nó là để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản, hay nói cách khác, để chủ nghĩa tư bản chi phối nền

kinh tế thế giới. Đó cũng chính là bản chất của thị trường thế giới.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền tìm cách thích nghi để vừa thao túng thị
trường thế giới, vừa thực hiện âm mưu gây ảnh hưởng về chính trị đối với các
nước. Nếu trước đây, hình thức xâm lược của chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa
thực dân kiểu cũ, thì sau chiến tranh thế giới thứ hai, do tương quan lực lượng
thay đổi và mất thế chủ động lịch sử, nên hình thức xâm lược của nó là chủ
nghĩa thực dân kiểu mới, thực hiện xâm lược, thôn tính thông qua bàn tay người
bản xứ, dưới chiêu bài "độc lập", "quốc gia" giả hiệu.
Trước đây, hình thức xâm lược của chủ nghĩa đế quốc là chiến tranh. Sau
này, do phong trào chống chiến tranh phát triển mạnh mẽ, hơn nữa, nếu tiến
hành chiến tranh thì sẽ tốn kém, dễ bị các nước tư bản khác vượt qua, nên chủ
4


nghĩa đế quốc chuyển sang dùng sức mạnh về tiền vốn, công nghệ tiên tiến, kinh
nghiệm quản lý và thị trường làm công cụ, cùng với các thủ đoạn chính trị,
ngoại giao, văn hóa, tư tưởng để thực hiện "diễn biến hòa bình", "giành thắng lợi
không cần chiến tranh" hay còn được gọi là "một thứ chiến tranh không có khói
súng". Nếu trong thời kỳ "chiến tranh lạnh", chiến lược của chủ nghĩa đế quốc là
"ngăn chặn", dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa cơ hội trong giới lãnh đạo
Đảng Cộng sản ở một số nước xã hội chủ nghĩa, thì ngày nay chúng tiến hành
chiến lược "vượt trên ngăn chặn", tấn công thẳng vào hệ thống chính trị của các
nước xã hội chủ nghĩa bằng âm mưu "diễn biến hòa bình".
Trong mấy chục năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phải đối phó
với các âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Cái cốt lõi của
"diễn biến hòa bình" là tạo ra lực lượng tại chỗ để tiến hành cuộc thay đổi chế
độ. Để làm được điều đó, chúng tìm cách thay đổi ý thức xã hội của quần chúng
nhân dân, trước hết là ý thức chính trị. Chúng tiến công vào nền tảng tư tưởng
của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuyên tạc con
đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh, đài
truyền hình, mạng In-tơ-nét được chúng sử dụng một cách tối đa vào cuộc tiến
công xuyên tạc đó. Đồng thời, chúng sử dụng các vấn đề "tự do", "dân chủ",
"nhân quyền" và tôn giáo, dân tộc để kích động ly khai chế độ mà chúng ta xây
dựng. Chúng vu cáo "Cộng sản cấm đạo" và tìm cách phát triển tôn giáo ở các
vùng dân tộc ít người, làm hậu thuẫn cho những phần tử xấu trong tôn giáo tập
hợp lực lượng để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Chúng phái một số phần tử là
Việt kiều trở về các vùng dân tộc ít người lôi kéo đồng bào chạy ra nước ngoài
để gây tình hình bất ổn định về chính trị. Luận điểm "Nhà nước Đề-ga" do
chúng tung ra là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.
Bên cạnh đó, chúng lợi dụng chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa của
chúng ta để gieo rắc những quan điểm, giá trị phương Tây, phát triển văn hóa xa
rời chuẩn mực thẩm mỹ, lối sống, đạo đức truyền thống, hồi phục đồi phong, hủ
5


tục, mê tín dị đoan, làm băng hoại bản sắc văn hóa của dân tộc. Chúng ca ngợi
các giá trị "tự do, "dân chủ" tư sản, đề cao chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá
nhân cực đoan chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, lối sống sa đọa, ăn chơi hưởng
lạc, hoàn toàn xa lạ với đạo đức của con người xã hội chủ nghĩa. Chúng tìm cách
tha hóa thế hệ trẻ bằng văn hóa Mỹ và văn hóa phương Tây, tạo ra một thế hệ
mất gốc, phủ nhận các giá trị truyền thống của dân tộc để phục vụ cho mưu đồ
của chúng.
Ngoài ra, các thế lực thù địch còn sử dụng sức mạnh kinh tế như tiền vốn,
công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và thị trường để phục vụ cho mưu đồ
"diễn biến hòa bình". Trong số các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh ở nước ta, hầu hết là vì lợi nhuận, nhưng cũng có kẻ ngoài lợi nhuận
còn có mưu đồ xóa bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội rất triệt để trong âm mưu chống phá chủ nghĩa
xã hội. Nhìn lại những năm tháng vừa qua, chúng ta thấy, sau khi chủ nghĩa xã

hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chúng đã sử dụng các cuộc cách mạng "màu
sắc" để lôi kéo các nước Đông Âu vào vòng tay của chúng và tìm cách làm tan
rã khối SNG.
Thực tiễn nói trên cho thấy, ngày nay sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình",
chống lại mưu đồ xóa bỏ con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng thời, chúng ta phải biết ngăn ngừa và sẵn sàng
đánh bại mọi cuộc chiến tranh mà các thế lực thù địch có thể gây ra. Đảng và
nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình và quyết tâm đấu tranh cho một nền hòa
bình bền vững để xây dựng đất nước, nhưng hòa bình hay chiến tranh, điều đó
không chỉ phụ thuộc vào ý muốn của Đảng và nhân dân ta mà còn phụ thuộc vào
âm mưu của các thế lực thù địch.
Nhìn lại thế giới trong mấy thập kỷ qua, chúng ta thấy nổi lên các sự kiện
sau: Chiến tranh Gờ-rê-na-đa (năm 1983), sử dụng không quân oanh tạc Li-bi
6


(năm 1986), chiến tranh xâm lược Pa-na-ma (năm 1989), chiến tranh chống I-rắc
ở vùng Vịnh (năm 1991), chiến tranh áp-ga-ni-xtan và chiến tranh xâm lược Irắc... Các sự kiện đó đã chứng minh bản chất xâm lược, thôn tính của chủ nghĩa
đế quốc hiện đại. Nói cách khác, trong thời đại ngày nay, bản chất của chủ nghĩa
đế quốc không hề thay đổi mà chỉ có sự thích nghi của chúng trước những biến
đổi của tình hình.
Trước xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ nghĩa đế quốc cũng
"hưởng ứng" hòa bình, ký kết "hợp tác", nhưng mục đích cuối cùng của chúng là
để tiếp tục tồn tại, phát triển và thống trị thế giới. Mối quan tâm sống còn của
chúng nằm trong lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chúng chỉ muốn tiếp
tục sống với tư cách là giai cấp thống trị và bóc lột. Chỉ có điều, do tình thế ngày
nay đã khác trước nên chúng chọn hình thức, biện pháp thôn tính, nô dịch cho
phù hợp hơn.
Trong thời đại ngày nay, chiến tranh vẫn là sự kế tục của chính trị bằng con

đường bạo lực; xu hướng phát triển của chủ nghĩa đế quốc vẫn là xu hướng bạo
lực và sức mạnh quân sự vẫn là chỗ dựa để nó đạt tới vị trí siêu cường trên thế
giới. Việc răn đe, gây sức ép quân sự và tính chất phiêu lưu quân sự trong giải
quyết vấn đề khu vực của chủ nghĩa đế quốc vẫn tiếp tục tăng lên. Đó cũng là
bản chất của chúng trong tình hình mới mà những người cách mạng phải thấy rõ
để không lơ là cảnh giác khi mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phải
thấy rằng, âm mưu của chủ nghĩa đế quốc xuất phát từ bản chất của chúng,
nhưng âm mưu đó có thực hiện được hay không, điều đó không chỉ phụ thuộc
vào chúng mà còn phụ thuộc vào đường lối, sách lược của Đảng ta, sự đối phó
của nhân dân ta và phong trào đấu tranh của loài người tiến bộ. Chúng ta tin
tưởng rằng, với đường lối, sách lược đúng đắn của Đảng và sự nỗ lực phấn đấu
của toàn dân, chúng ta nhất định đối phó có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch.

7


II- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão đã dẫn đến
toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và đưa lại xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển.
Ngày nay, không một nước nào đứng ngoài xu thế đó lại có thể nhanh chóng xây
dựng được nền kinh tế vững mạnh. Nhận rõ điều đó, trong công cuộc đổi mới,
Đảng ta đã đề ra chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhằm
tranh thủ vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, thị trường để phát triển
lực lượng sản xuất cũng như nền sản xuất xã hội, phục vụ đời sống của nhân dân
và công cuộc xây dựng đất nước. Chủ trương đúng đắn đó đã đưa nước ta thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi toàn diện và đã làm cho vị thế
của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Đặc biệt, vừa qua nước
ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cùng với sự kiện này, Chính phủ Mỹ cũng đã thông qua Quy chế thương mại
bình thường và vĩnh viễn với Việt Nam.

Việc gia nhập WTO đang đưa lại cho nước ta nhiều cơ hội lớn:
- Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế để hình thành hệ
thống sản xuất, kinh doanh phù hợp với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh
trong thời đại mới - thời đại kinh tế tri thức.
- Có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường thế giới, thu hút đầu tư, tiếp
thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của các nước tư bản
phát triển, nhằm phát triển lực lượng sản xuất cũng như nền sản xuất xã hội.
- Đối diện với các cuộc cạnh tranh quyết liệt và điều đó sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp ở nước ta đổi mới, năng động hơn để tồn tại, phát triển và thúc đẩy
người lao động phấn đấu nâng cao kỹ năng lao động để đáp ứng đòi hỏi của thị
trường lao động.
- Cho phép nước ta cải thiện vị trí của mình khi tham gia vào việc xác định
các quy chế thương mại toàn cầu và có điều kiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích của
mình trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, tránh mọi sự phân biệt
đối xử.
8


- Chúng ta phải cải cách hệ thống ngoại thương để bảo đảm tính thống
nhất, minh bạch của các chính sách thương mại; bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật cho phù hợp với luật pháp quốc tế và những điều đã cam kết với
WTO. Những việc làm này sẽ có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của nước ta.
Tuy nhiên, cần nhận thức sâu sắc rằng, những cơ hội trên đây chỉ là những
điều kiện, khả năng, chứ không tự động trở thành hiện thực. Việc có tận dụng và
biến chúng thành hiện thực hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự lãnh đạo của
Đảng, tổ chức thực hiện của Nhà nước và sự phấn đấu của toàn dân ta.
Gia nhập WTO, chúng ta không chỉ có những cơ hội mà còn có cả những
thách thức, đó là:
1- Nền kinh tế nước ta còn là một nền kinh tế kém phát triển. Đất nước

đang ở bước đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 95% doanh nghiệp
là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu; hệ thống thị trường chưa thật
hoàn chỉnh, có cái còn sơ khai; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; hệ thống
thể chế kinh tế và luật pháp chưa được hoàn thiện... Nếu chúng ta không phấn
đấu quyết liệt để cải thiện các mặt thì sẽ dễ dàng thua các đối tác ngay trên "sân"
nhà, vì các doanh nghiệp của các nước tư bản phát triển có sức cạnh tranh cao,
còn các doanh nghiệp của nước ta sức cạnh tranh kém và do đó, sẽ bị phá sản.
2 - Đến nay, WTO đã có 150 thành viên và đang có nhiều nước đàm phán
gia nhập trong thời gian tới. Đây là một "sân chơi" toàn cầu, đang kiểm soát
85% thương mại hàng hóa, 90% thương mại dịch vụ toàn cầu và kiểm soát hầu
như toàn bộ các hoạt động kinh tế thương mại và đầu tư của thế giới. Cơ chế
hoạt động của WTO dựa trên nền tảng lý thuyết "tự do mới" - một lý thuyết tư
sản hiện đại coi thị trường và kinh tế tư nhân là tất cả. Các thành viên của WTO
chủ yếu là các nước tư bản phát triển, nhưng cũng có một số nước đang phát
triển, và mới đây lại có cả những nước có con đường phát triển không giống các
nước thành viên khác, như Trung Quốc, Việt Nam. Vì vậy, tuy WTO có nguyên
9


tắc "bình đẳng và tự do thương mại" nhưng trên thực tế, các nước tư bản phát
triển luôn luôn tính toán đến lợi ích của họ, đồng thời tìm cách chi phối các nước
nhỏ yếu và các nước có con đường phát triển khác; chẳng hạn như sử dụng hàng
rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, hàng rào môi trường để ngăn cản việc chuyển
dịch hàng hóa từ các nước này đến "sân chơi" thương mại chung.
3 - Gia nhập WTO, một mặt, chúng ta phải đối diện với hàng hóa nhập
khẩu được trợ giá của các nước đang phát triển; mặt khác, phần trợ cấp, trợ giá
cho hàng hóa của chúng ta thì phải thu hẹp hoặc cắt hẳn.
Để việc hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO mang lại hiệu quả cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần nhận thức sâu sắc và giải
quyết tốt một số vấn đề sau:

Một là, khi xem xét thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, gia
nhập WTO, chúng ta không chỉ xem xét ở khía cạnh kinh tế mà còn xem xét ở
cả các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng. Vì thế, trên tất
cả các lĩnh vực đó, chúng ta phải có mục tiêu, lộ trình tận dụng thời cơ và đối
phó với thách thức, đồng thời kết hợp chặt chẽ mục tiêu, lộ trình đó với chiến
lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, mục tiêu của cách mạng nước ta là xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội, còn việc thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế thế giới,
gia nhập WTO chỉ là một trong các phương tiện để đi đến mục tiêu đó. Cái thiếu
nhất của nền kinh tế nước ta là thiếu một lực lượng sản xuất phát triển. Nhận
thấy quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể được thiết lập trên một lực
lượng sản xuất thấp kém nên Đảng ta đã đề ra chủ trương phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO để phát triển
lực lượng sản xuất và trên cơ sở đó, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.

10


Ba là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta
phải ra sức phát huy nội lực, vì chỉ trên cơ sở nội lực được phát huy, mới thu hút
mạnh đầu tư nước ngoài và mới có điều kiện để kết hợp nội lực với ngoại lực
trong công cuộc xây dựng đất nước.
Bốn là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta
phải nỗ lực vượt bậc để tranh thủ tối đa ngoại lực, nhưng phải giữ vững độc lập,
tự chủ, đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây
dựng đất nước, vì đây là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Năm là, chúng ta thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,
hợp tác, liên minh với các nước, nhưng hội nhập mà không hòa nhập, hợp tác

chân thành nhưng không từ bỏ đấu tranh chống lại các âm mưu đen tối của các
thế lực thù địch, vì chỉ có đấu tranh thì mới thực hiện được mục tiêu của hợp tác.
Muốn biết thế giới này sẽ đi tới đâu thì một trong những điều cần biết phải
là có nhận thức đúng về Chủ nghĩa Tư bản hiện tại. Để thực hiện công việc khó
khăn, phức tạp đó, chúng ta có thể nhìn nhận trên mấy khía cạnh
Thứ nhất, cần xem xét Chủ nghĩa Tư bản trong bối cảnh thời đại chúng ta
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra một dự báo có sức thuyết phục cao về tính
chất không vĩnh hằng của Chủ nghĩa Tư bản ngay khi nó đang còn non trẻ và
tràn đầy nhựa sống. V.I. Lê nin cũng đã có những phát kiến mới vào thời điểm
chế độ tư bản bộc lộ đường nét đầu tiên của sự rạn nứt và dấu hiệu cằn cỗi. Lê
nin tiên đoán khả năng xuất hiện "cơn đau đẻ" cho một xã hội mới, Người đưa ra
kết luận quan trọng: Chủ nghĩa Tư bản dường như đã phát triển tới tột cùng, còn
ánh rạng đông của Chủ nghĩa Xã hội thì bắt đầu loé sáng. Sự dự báo đó đã đúng.
Thế giới đã đổi khác.
Nhưng Chủ nghĩa Tư bản ở những năm đầu của thế kỷ XXI đã nổi lên
những hiện tượng mới, không như cách nhìn cũ của chúng ta. Chủ nghĩa Tư bản
tỏ ra vẫn còn sức sống nhất định. Mâu thuẫn nội tại của Chủ nghĩa Tư bản hiện
không quyết liệt đến mức dẫn tới tình thế cách mạng.
11


Trước tình hình ấy, một số người đã sai lầm gắn nó với tính chất tiên
nghiệm của quan điểm Mác xít - Lêninnít. Họ cho rằng, sự dự báo về buổi
hoàng hôn của Chủ nghĩa Tư bản là quá sớm, những giải thích về sự tiêu vong
của nó là sai lầm. Cũng có người lại coi những biến động của Chủ nghĩa Xã hội,
cũng như những thay đổi của Chủ nghĩa Tư bản hiện nay là ngẫu hứng của lịch
sử.
Thực ra, nếu tính đến những kinh nghiệm lịch sử và những thực tế đang
diễn ra của thời đại, thì mọi biểu hiện của Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đều có thể
cắt nghĩa. Chủ nghĩa Tư bản vẫn còn tồn tại. Điều này không có gì khó hiểu. Dù

chúng ta lấy điểm xuất phát của nó là giai đoạn công trường thủ công vào nửa
cuối thế kỷ XVI, thì chế độ tư bản đến nay cũng mới tồn tại khoảng trên 450
năm, như vậy chưa phải đã lâu nếu so sánh với thời gian tồn tại của chế độ
phong kiến, và trước đó là của chế độ chiếm hữu nô lệ. Bởi vậy, thái độ nôn
nóng, mong đợi sự diệt vong chóng vánh của chế độ tư bản là thiếu căn cứ lịch
sử.
Một điều nữa chúng ta cũng cần lưu ý: Chúng ta quả thật chưa đánh giá hết
khả năng co giãn của cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt
của những người kinh doanh tư bản biết di động, tiến thoái, đồng thời vẫn còn
giữ được vị trí của họ. Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã đi rất xa trong quá trình
toàn cầu hoá sản xuất xã hội và nhất thể hoá kinh tế. Sự điều tiết của tư bản tư
nhân đối với các quá trình kinh tế quyện chặt với sự điều tiết của nhà nước tư
sản thông qua công cụ luật pháp - hành chính - kinh tế - xã hội hết sức đa dạng.
Một cơ chế siêu quốc gia đặc biệt, có chức năng điều tiết mâu thuẫn chính trị và
kinh tế của Chủ nghĩa Tư bản, đã được thiết lập. Mặc dù cơ chế này chưa hoàn
chỉnh, nhưng nó cũng đã góp phần giải quyết một số trục trặc của Chủ nghĩa Tư
bản.
Vì vậy, khi đánh giá Chủ nghĩa Tư bản hiện đại, cần cân nhắc cả hai
mặt. Một mặt,đúng là những khuyết tật của nó, những mâu thuẫn của nó, những

12


cặn bã của nó, vẫn chưa mất đi. Nhưng mặt khác, năng lực phát triển và tự cải
tạo của nó, khả năng thích ứng của nó với điều kiện mới, rõ ràng không nhỏ.
Thứ hai, về việc điều chỉnh của Chủ nghĩa Tư bản
Nói đến điều chỉnh của Chủ nghĩa Tư bản, trước tiên cần nhất trí việc điều
chỉnh hình thức và phạm vi thống trị của nó. Không nên khẳng định rằng hiện
nay, phạm vi thống trị của Chủ nghĩa Tư bản bị thu hẹp. Sau chiến tranh thế giới
thứ hai, do sự thay đổi điều kiện chính trị và kinh tế quốc tế, đặc biệt do nhiều

nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập chính trị, hệ thống thuộc địa cũ
đã bị sụp đổ.
Nhưng các nước đế quốc đã thực hiện chính sách thực dân mới, bề ngoài
công nhận độc lập chính trị của các nước vốn là thuộc địa, nhưng trên thực tế, đã
dùng mọi thủ đoạn để kiểm soát gián tiếp các nước này về kinh tế và chính trị.
Xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu tư bản, cho vay, việc trợ.... là những thủ đoạn
quan trọng để các nước đế quốc mở rộng sự thâm nhập vào các nước đang phát
triển. Phạm vi khống chế của Chủ nghĩa Tư bản, về thực chất, chưa giảm mà có
phần tăng lên, nhất là sau những biến động ở Liên Xô trước đây và ở Đông Âu.
Tất nhiên, sự khống chế và thống trị của Chủ nghĩa Tư bản hiện nay khác trước
nhiều.
Yếu tố nữa cần nhận rõ là việc điều chỉnh để kéo dài sự tồn tại của Chủ
nghĩa Tư bản, mà trọng tâm là điều tiết kinh tế, là sự can thiệp của nhà nước tư
sản vào các quá trình kinh tế - xã hội để tạo điều kiện cho sự phát triển của lực
lượng sản xuất và sự thích nghi của những quan hệ sản xuất. Việc điều chỉnh ở
đây xuất phát từ bản thân chế độ tư bản là chính. Chủ nghĩa Tư bản phải cố gắng
tự giải quyết một phần mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
cùng những di chứng của nó trong lòng xã hội tư sản.
Tất nhiên, cũng cần phải hiểu mặt khác là, Chủ nghĩa Tư bản phải tự điều
chỉnh còn do nguyên nhân bên ngoài, do điều kiện quốc tế đã thay đổi; sự xuất
hiện và phát triển không ngừng của Chủ nghĩa Xã hội, sự sụp đổ nhanh chóng
13


của hệ thống thuộc địa đã làm cho Chủ nghĩa Tư bản không thể tồn tại tự nó nữa
mà phải vì nó, muốn tồn tại được, buộc nó phải khác đi.
Nguồn gốc và hình thức của việc điều chỉnh của Chủ nghĩa Tư bản còn liên
quan chặt chẽ với những nét đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
trong giai đoạn hiện nay. Giai cấp tư sản và chính phủ của nó phải cố gắng giải
quyết một vấn đề kinh tế trọng tâm do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đặt ra;

nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tổ chức lại khu vực
nhà nước rộng lớn để mở rộng môi trường cạnh tranh; giảm bớt mọi chi phí xã
hội, kể cả những chi phí thiết yếu; kích thích các nguyên tắc tư bản chủ nghĩa
hoạt động có hiệu lực.
Sự thay đổi cách thức điều chỉnh ở các nước tư bản chủ nghĩa phản ánh xu
hướng thích nghi của Chủ nghĩa Tư bản thế giới trước tình hình mới. Trong mọi
trường hợp, việc giải quyết những vấn đề gay cấn của Chủ nghĩa Tư bản đều
được trả lời bằng chi phí lấy từ túi dân nghèo trong nước hoặc từ các nước chậm
phát triển. Đó cũng là quy luật của Chủ nghĩa Tư bản.
Thứ ba, về mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa Tư bản
Một trong những cống hiến quan trọng của C.Mác là vạch rõ mâu thuẫn cơ
bản của Chủ nghĩa Tư bản; mâu thuẫn giữa hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa với sự xã hội hoá cao của sức sản xuất. Đúng là kinh tế tư bản chủ
nghĩa có những mâu thuẫn gay gắt và xã hội có nhiều đối kháng nghiêm trọng.
Nhưng tới nay, chưa thể khẳng định rằng những mâu thuẫn gay gắt đó là thường
xuyên liên tục và ngày càng có xu hướng tăng lên. Về cả hai mặt của mâu thuẫn
cơ bản nói trên cũng đã có những biến đổi nhất định.
Thay đổi hình thức sở hữu: Sự phát triển của cơ chế chiếm hữu tư nhân từ
thời tự do cạnh tranh đã dần được thay thế bằng cơ chế kinh tế có mang những
yếu tố kế hoạch đáng kể. Chủ nghĩa Tư bản hiện đại phải được nhìn nhận như
một thực tế, trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất được thực hiện, các
hình thức truyền thống của quan hệ sản xuất đã đan xen với các hình thức độc
14


quyền nhà nước được sản sinh bởi quá trình xã hội hoá sản xuất. Đó chính là sự
thống nhất phức tạp giữa điều chỉnh và thị trường, giữa chế độ quản lý kinh tế
hỗn hợp.
Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến lên chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị phủ định và thay thế bởi chủ nghĩa

xã hội. Đây là điều mà nhiều nhà nghiên cứu của các nước XHCN cũng như
TBCN đã khẳng định. Tuy nhiên dường như các nước TBCN đang cố tình
không thừa nhận thực tế này và họ đang cố gắng “điều chỉnh” chính bản thân
mình với hy vọng những sự “điều chỉnh” đó sẽ là “cứu cánh” của CNTB. Vấn đề
đặt ra là những sự “điều chỉnh” đó liệu có giúp CNTB giải quyết được những
mâu thuẫn nội tại hay không, có giúp CNTB trở thành “thiên đường” của xã hội
loài người không?
Trước hết cần phải thấy rằng CNTB hiện đại đang có những “điều chỉnh”
nhằm thích ứng với bối cảnh mới của thời đại, Hiện tại CNTB vẫn còn tiềm
năng phát triển. Để duy trì tiềm năng ấy, từ cuối thế kỷ XX đến nay, dựa vào
thành tựu của khoa học-kĩ thuật và công nghệ, CNTB hiện đại đã thực hiện
nhiều biện pháp “điều chỉnh”. Ở phạm vi quốc gia, CNTB hiện đại cố gắng xây
dựng một hệ thống pháp luật nhà nước đa dạng, phổ cập trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội, tạo điều kiện cho quá trình “điều chỉnh” của tư bản tư nhân đối
với các quá trình kinh tế. Để điều hòa các mâu thuẫn nội tại của nó, CNTB tập
trung giải quyết các vấn đề kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Động thái này được tiến hành trong sự kết hợp với việc nâng cao tính
cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất, giảm bớt chi phí xã hội, mở rộng
môi trường cạnh tranh… Vì thế việc Nhà nước tư sản ở các nước công nghiệp
phát triển chiếm hữu và phân phối từ 30% đến 60% thu nhập quốc dân và sử
dụng một phần từ siêu lợi nhuận thu được để trả công cho người lao động dễ tạo
ra trong người lao động một “ảo giác” về tình trạng không bị bóc lột.
Nhưng cần phải thấy rằng, dù có “điều chỉnh” như thế nào thì CNTB cũng
không thể khắc phục được các mâu thuẫn cơ bản của nó. Đi từ kinh tế thị trường
15


tự do không bị nhà nước can thiệp đến chủ nghĩa tự do mới rồi đến với chủ
nghĩa tân tự do, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể tìm ra lối thoát bởi tính chất tích
kỷ và bản chất bóc lột của nó vẫn không thay đổi. Mọi sự “điều chỉnh” để thích

ứng của CNTB tiếp tục đưa lại hệ quả xấu là khoét sâu thêm khoảng cách giữa
giàu và nghèo, làm cho các nước nghèo, người nghèo ngày càng nghèo hơn, các
nước giàu, người giàu ngày càng giàu hơn. Khi mọi chi phí được nhà nước tư
sản sử dụng đều có nguồn gốc từ túi tiền của người nghèo, người lao động ở
chính quốc và từ việc đầu tư ra các nước chậm phát triển để trốn thuế, khai thác
tài nguyên, sử dụng nhân công rẻ mạt, thì mọi “điều chỉnh” rốt cuộc chỉ nhằm
tăng lợi nhuận cho giai cấp tư sản đang thống trị xã hội.
Chính vì không thể khắc phục được mâu thuẫn cơ bản mà chủ nghĩa tư bản
hiện đại đã phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp tăng cao (năm 2012 tỷ lệ thất
nghiệp của các nước tư bản Châu Âu khoảng 12%, cá biệt có những nước lên tới
48%), khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ kéo dài của
khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone), phong trào “Chiếm phố Wall”.
Khẩu hiệu “99%” của những người tổ chức phong trào “Chiếm phố Wall” cho
thấy sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc và sự bất công trong xã hội Mỹ nói riêng và
ở các nước tư bản phát triển nói chung. “99%” là hàm ý đại diện cho 99% dân
nghèo hay chỉ đủ ăn. Trong khi đó 1% người giàu lại điều khiển guồng máy kinh
tế tài chính của nước Mỹ. Những người tổ chức phong trào “Chiếm phố Wall”
đưa ra thông điệp: “Đoàn kết trong cùng một tiếng nói, chúng ta sẽ cho các
chính trị gia và các nhà tài phiệt mà họ phục vụ biết rằng, chính chúng ta, nhân
dân, quyết định tương lai của chúng ta”. Theo giáo sư Joseph Stigligtz ở đại học
Columbia (New York) hiện nay chỉ 1% người giàu nhất nước Mỹ làm chủ 40%
tài sản của quốc gia, trong khi 80% người dân thu nhập ở mức thấp nhất làm chủ
chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Về nợ cá nhân, giáo sư G.William Domhoff ở Đại
học California (Santa Cruz) cho biết: 1% người giàu nhất gánh chỉ 5% tổng số
nợ của nước Mỹ, trong khi 90% người dân ở mức lương thấp phải gánh tới 73%
số nợ đó. Giáo sư Jefferey David Sachs ở Đại học Columbia cho rằng: chính
quyền và cơ chế hiện nay của nước Mỹ nói riêng, của thế giới tư bản nói chung
16



là của 1%, do 1% và vì 1% (của số người chiếm 1% dân số, do số người chiếm
1% dân số, và vì số người chiếm 1% dân số).
Học giả Noam Chomsky đã từng viết: “Nợ nần của các hộ gia đình là rất
lớn, nhưng tôi sẽ không quy trách nhiệm cho từng cá nhân bởi điều đó. Cái chủ
nghĩa tiêu thụ này bắt nguồn từ bản chất xã hội của chúng ta, một xã hội bị chi
phối bởi những lợi ích thương mại. Có một guồng máy tuyên truyền ồ ạt níu kéo
mọi người với tiêu thụ. Tiêu thụ mang tính tích cực cho lợi nhuận và cho sự thiết
lập, củng cố chính trị”.
Tóm lại, bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không bao giờ thay đổi, những
mâu thuẫn nội tại của CNTB là không thể giải quyết dù CNTB có “điều chỉnh”
gì đi chăng nữa. Quy luật phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là không thể
cưỡng lại, xã hội loài người nhất định tiến lên CNXH.

Trong tiến trình xuyên quốc gia hoá và toàn cầu hóa nền kinh tế, trong việc
các nhà nước tư bản tìm kiếm các biện pháp điều tiết nền kinh tế, hình thức sở
hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã có những thay đổi đáng kể, quan hệ
sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đã được xã hội hoá hơn trước, vì thế, trong
một chừng mực nhất định, có sự thích ứng hơn với sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Ngày nay, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đương nhiên là vẫn tồn tại và có những mặt
gay gắt nhưng ở mặt khác, mâu thuẫn đó không còn những đường nét và ranh
giới rõ ràng như trước. Trong Chủ nghĩa Tư bản hiện đại, nhà nước tư sản chiếm
hữu và phân phối từ 30% - 60% thu nhập quốc dân. Đây không đơn thuần là sự
chiếm hữu tư nhân nữa, mà phần nào đã mang tính chất xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận rõ, mặc dù Chủ nghĩa Tư bản có phần
thành công nhất định trong điều tiết kinh tế nhưng cũng chỉ là thành công nhất
thời. Mâu thuẫn cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản không thể thay đổi. Cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã khẳng định điều đó.
17



Thay đổi từ phía những người lao động. Khác với những năm cuối thế kỷ
vừa qua, hiện nay giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển,
phần đông đã trả công theo giá trị sức lao động. Sở dĩ như vậy vì giai cấp tư sản
có thể dùng một phần siêu lợi nhận để mua chuộc; vì phong trào công nhân có tổ
chức chặt chẽ trở thành một lực lượng hùng mạnh là đối trọng đáng kể đối với
giai cấp tư sản; vì để mở rộng sản xuất, Chủ nghĩa Tư bản cũng rất cần tăng số
"cầu" của dân cư, tăng quy mô tiêu dùng cá nhân. Những điều này dẫn tới sự
thay đổi đáng kể trong đời sống những người lao động ở các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển. Tình trạng nghèo khổ vẫn còn, nhưng không phải phổ biến ở
phần lớn những người công nhân làm thuê; đang phát triển một cách tự phát cái
mà Lê nin gọi là "ý thức công liên chủ nghĩa", không cảm thấy trực tiếp ách áp
bức của hệ thống tư bản chủ nghĩa.

18


Sự tác động của nó đối với sự phát triển hiện nay
Trong vài thập kỷ gần đây, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những bước phát
triển mới về lực lượng sản xuất, trên cơ sở đó thực hiện những điều chỉnh thích
nghi về quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác, song bản chất kinh tế, bản
chất chính trị của chúng vẫn không thay đổi. Về kinh tế đó là sự thống trị của
các tổ chức độc quyền trên tất cả các lĩnh vực trong nước và quốc tế, về chính trị
là hiếu chiến, xâm lược, phản động và toàn diện. Trước mắt chủ nghĩa tư bản
hiện đại vẫn còn tồn tại và tiếp tục điều chỉnh thích nghi nhằm xoa dịu phần nào
mâu thuẫn, nên còn có khả năng phát triển. Nhưng xét lâu dài, trên bình diện cả
về kinh tế- chính trị- xã hội, cùng những mâu thuẫn nội tại của nó, chủ nghĩa tư
bản ngày nay không phải là chế độ xã hội đóng vai trò tiến bộ trong lịch sử. Vì
vậy nó nhất định sẽ bị thay thế bằng một xã hội mới công bằng văn minh và
hạnh phúc hơn. Đó là xu hướng lịch sử tất yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại. .


19


KẾT LUẬN
Như vậy, nếu nhìn nhận một cách trực quan, Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã
khoác trên mình nó một bộ áo cánh mới và bộ áo cánh đó đã phần nào che đậy
được một số khuyết tật cố hữu của Chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên, Chủ nghĩa Tư
bản dầu sao vẫn là Chủ nghĩa Tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi lý, là
chế độ đầy rẫy bất công phi lý, mâu thuẫn. Và một điều nữa cần được khẳng
định là chính những thay đổi hiện nay trong lòng Chủ nghĩa Tư bản cùng những
thành công nhất thời trong việc tự điều chỉnh lại tạo những nhân tố và tiền đề
mới cho một xã hội tương lai- xã hội phủ nhận Chủ nghĩa Tư bản. Quy luật phát
triển xã hội chắc chắn là như vậy.

20



×