Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TIỂU LUẬN ''''''''VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN'''''''' ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.82 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: Quá trình hình thành phương thức sản xuất của Chủ Nghĩa
Tư Bản. 0
1.1. Khái quát về Chủ Nghĩa Tư Bản 0
1.2. Những đặc trưng cơ bản của Chủ Nghĩa Tư Bản 0
1.2.1. Các điểm về kinh tế 0
1.2.2. Các đặc điểm về chính trị 0
1.3. Quá trình hình thành phương thức sản xuất của Chủ nghĩa
Tư Bản 0
CHƯƠNG 2: Vai trò của Chủ nghĩa Tư Bản đã đem lại cho nhân loại 0
2.1. Những thành tựu to lớn 0
2.1.1. Kinh tế 0
2.1.2. Xã hội 0
2.1.3. Khoa học – Kỹ thuật 0
2.2. Những hậu quà nặng nề 0
2.2.1. Kinh tế 0
2.2.2. Xã hội 0
2.2.2.1. Con người 0
2.2.2.2. Tự nhiên 0
CHƯƠNG 3: Xu hướng lịch sử của Chủ Nghĩa Tư Bản 0
3.1. Những con đường mà Chủ Nghĩa Tư Bản đã và đang bước đi 0
3.2 Xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản 0
KẾT LUẬN 0
TÀI LIỆU THAM KHẢO 0
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Chủ Nghĩa Tư Bản (CNTB) đã
mang đến cho chúng ta những tiến bộ vượt trội về Công nghệ - kỹ thuật như:
Internet, Rôbôt, viễn thông,… Phải chăng đó chính là những gì của CNTB đã


đem đến? Vậy CNTB đã làm được những gì và để lại những hậu quả gì cho nhân
loại? Chúng ta cần có cái nhìn như thế nào về CNTB? Đây là những câu hỏi
không dễ trả lời cũng như tìm thấy sự nhất trí đầy đủ về những câu trả lời ấy.
Chính vì thế, qua quá trình được học tập về Những nguyên lý cơ bản của Chủ
Nghĩa Mác – Lênin tôi đã rất tâm đắt về vấn đề CNTB và luôn muốn được đi sâu
nghiên cứu.
Theo tôi, đây là một vấn đề rất đáng quan tâm và thiết yếu. Nó có thể giúp
chúng ta nâng cao nhận thức, hiểu được sâu sắc và có cái nhìn đúng đắn hơn về
quá trình hình thành, bản chất và vai trò mà CNTB đã đem lại. Còn đối với riêng
tôi, điều này rất cần thiết cho việc học tập, đặc biệt là cho tương lai để tôi có thể
là một nhà kinh tế thành đạt. Điều này chính là lý do để tôi chọn đề tài về CNTB.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục đích:
Mục đích được đặt ra ở đây trước hết là kiểm tra và hệ thống vốn kiến thức
mà tôi đã lĩnh hội được trong quá trình học tập, cũng như bổ sung thêm những gì
chưa biết để hiểu sâu sắc và rõ ràng, đúng đắn hơn về CNTB. Hơn nữa, qua đây
chúng ta có thể thấy được tính tất yếu khách quan của CNTB đối với xã hội loài
người để có một cái nhìn khách quan và toàn diện về chúng.
b. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của Bài Tiểu luận này là làm sang tỏ được các vấn đề mà chúng ta
đã đặt ra để thấy được vai trò và xu hướng của CNTB đối với xã hội loài người,
phản ánh được những thành tựu to lớn cũng như những hậu quả nặng nặng nề mà
CNTB đã đem đến cho chúng ta qua ba vấn đề chủ yếu: Thứ I là quá trình hình
thành phương thức sản xuất CNTB; Thứ II là vai trò của CNTB đối với sự phát
triển nền kinh tế của nhân loại; Thứ III nói về xu hướng lịch sử của CNTB.
3. Giới hạn của đề tài:
Bài Tiểu luận kết thúc học phần 2 “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin” này, chúng ta sẽ nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của
CNTB từ khi ra đời đến nay mà trọng tâm là vấn đề vai trò và xu hướng lịch sử
của CNTB.

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT
TƯ BẢN CHỦ NGHĨA (TBCN).
1.1. Chủ Nghĩa Tư Bản
1.1.1. khái niệm về CNTB
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế –
xã hội phát triển cao của xã hội loài người,
xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát
triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu
và chính thức được xác lập như một hình thái
xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 18. Sau
cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa
dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước
của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội
tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
1.1.2. Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản:
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự ra đời của CNTB là sự tiến bộ về kĩ thuật
dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Song, chỉ có nền kinh tế hàng hoá
thôi thì chưa đủ. Muốn có quan hệ tư bản chủ nghĩa thì cần phải có một quá trình
chuẩn bị gọi là quá trình tích luỹ tư bản ban đầu. Đây là quá trình tạo ra vốn đầu
tiên trong giai đoạn đầu của CNTB. Cùng với vốn (tư bản), quá trình tích luỹ
nguyên thuỷ còn đòi hỏi có lực lượng lao động làm thuê (nhân công).
 Tích luỹ vốn:
Các cuộc phát kiến địa lý đã đem về cho châu Âu và giai cấp tư sản nguồn
hương liệu, gia vị, vàng bạc, hàng hoá. Đó là những nguồn vốn đầu tiên cho quá
trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Vì thế, quý tộc và thương nhân châu Âu không
ngừng ra sức bóc lột của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Phi và châu
Á.
 Bằng buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực, đặc biệt là buôn bán nô

lệ da đen, đem lại lợi nhuận kếch xù cho nhà tư sản.
 Bằng thủ đoạn cướp biển, bằng sức mạnh quân sự đe doạ để mua được
hàng hoá với giá rẽ mạt, đem bán với lợi nhuận rất cao.
 Dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân, biến ruộng đất thành
đồng cỏ chăn nuôi cừu, lấy lông bán làm len dạ, đem lại lợi nhuận (ở Anh).
Như vậy, quá trình tích luỹ vốn ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay
một số ít người, đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân
dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ thành những người làm thuê. Công
cuộc tích luỹ tư bản nguyên thuỷ được tiến hành bằng lối phá hoại tàn nhẫn.
 Nguồn nhân công:
 Đối với nông dân : Tiến hành phong trào “Rào đất cướp ruộng”, biến ruộng
đất của nông dân thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len dạ. Nông dân
bị mất ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao động cho những ông
chủ giàu có (điển hình nhất ở Anh từ thế kỉ XVI).
 Đối với thợ thủ công : Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi ro, do vay
nặng lãi, do thuế khoá, …đã mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê.
Nhờ có quá trình tích luỹ TBCN nói trên mà ở châu Âu, một số nhà quý tộc và tư
sản đã kinh doanh theo lối TBCN. Họ bỏ vốn ra lập xí nghiệp, nhà máy, trang
trại…thuê nhân công về làm, và trả lương, bóc lột sức lao động. Hình thức kinh
doanh TBCN xuất hiện.
1.1.3. Khái quát về CNTB.
CNTB ra đời cách đây hơn 500 năm và có bốn lần thay đổi lớn. Vào giữa thế
kỷ thứ XVIII, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra, CNTB
nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành chủ nghĩa tư bản công nghiệp và tự
do cạnh tranh. Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ
hai xuất hiện, CNTB tự do cạnh tranh chuyển thành CNTB độc quyền. Từ sau
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất
là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ CNTB độc quyền chuyển thành CNTB
độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa

kinh tế và CNTB độc quyền nhà nước chuyển thành CNTB độc quyền xuyên
quốc gia.
Cùng với sự phát triển của các công ty độc quyền xuyên quốc gia và toàn cầu
hóa nền kinh tế thế giới, CNTB tổ chức ra Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế
giới và các thỏa thuận về thuế quan. Do nhu cầu điều chỉnh quan hệ thương mại
nên ngay từ năm 1948, các nước tư bản đã tổ chức ra Hiệp định chung về thuế
quan (GATT). Sau đó, do tiến trình khu vực hóa được xúc tiến mạnh mẽ nên đã
dẫn đến sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Khu vực tự do Bắc Mỹ
và Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Tiếp đó, nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển nhanh và sự ra đời của
kinh tế tri thức đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế thế giới, buộc CNTB
độc quyền xuyên quốc gia phải mở rộng GATT. Bởi thế, năm 1994, WTO ra đời.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các công ty độc quyền xuyên quốc gia là lực
lượng thao túng thị trường thế giới. Hiện nay, khoảng 200 công ty xuyên quốc
gia đang chiếm 1/3 GDP của thế giới, thâu tóm 70% vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), 2/3 mậu dịch quốc tế và trên 70% chuyển nhượng kỹ thuật của thế
giới.
1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của CNTB.
Đặc trưng nhất của CNTB là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do
sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế TBCN
không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số
nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không
nhỏ, nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của CNTB với xã hội đối lập với nó là
xã hội cộng sản là trong xã hội TBCN quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất
là thiêng liêng được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải
thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa
cộng sản loại trừ quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất.
Trong hình thái kinh tế TBCN các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh
doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh

trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua
quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công
ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu
của nền kinh tế TBCN. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư
nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ
chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối
của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế TBCN.
 Các đặc điểm của kinh tế tư bản chủ nghĩa
 Thành phần kinh tế tư nhân: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do
cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền
kinh tế. Sau này cùng với mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự can
thiệp điều phối của nhà nước vào quá trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần tư
nhân có giảm xuống nhưng đối với một nền kinh tế tư bản đặc trưng nó luôn
chiếm tỷ trọng là thành phần lớn nhất trong nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư
nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế tư
bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội
đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tránh gây xáo trộn lớn trong
xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời. Theo thời
gian giữa hai thành phần này thỉnh thoảng lại có sự hiệu chỉnh bằng các quá trình
tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá doanh nghiệp thông qua việc bán và mua các cổ
phần của doanh nghiệp.
 Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận: Khác với nền sản xuất phong
kiến là nền sản xuất lấy ruộng đất làm phương tiện sản xuất cơ bản và sở hữu
ruộng đất là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh tế chính là
nông nghiệp và thương mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc quyền về ruộng
đất hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng lưu nào. Nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm
phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch
vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị
trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản

xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến "nền
sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa học-
công nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích
sống còn của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận.
 Mua bán sức lao động (thị trường lao động): đây là đặc điểm rất nổi bật
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế phong kiến và các nền kinh
tế cấp thấp lực lượng nhân công (nông dân, nông nô) bị phụ thuộc vào chủ đất
(địa chủ, lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp lý, họ bị gắn chặt vào ruộng đất và ý
chí của chủ đất và quý tộc. Còn nhân công (người lao động) trong kinh tế tư bản
chủ nghĩa về mặt pháp lý là hoàn toàn bình đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp
(người thuê lao động). Giữa người thuê lao động và người lao động ràng buộc
kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao động: người lao động và chủ doanh nghiệp
mua bán sức lao động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có thể thanh lý
hợp đồng lao động với người thuê lao động này và sang làm việc cho người thuê
lao động khác và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì cũng có thể
trở thành chủ doanh nghiệp.
Cả xã hội là một thị trường lao động lớn và thường thì cung ứng lao động
nhiều hơn yêu cầu lao động do vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường tồn tại
nạn thất nghiệp và nguy cơ của nạn thất nghiệp đóng vai trò kích thích người lao
động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm
việc.
 Kinh tế thị trường và cạnh tranh: Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá
nhân và các doanh nghiệp tư nhân định hướng đến quyền lợi cá nhân nên kinh
doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ bản là tự định hướng, tự điều hành, tự
phát theo quy luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó là nền kinh
tế thị trường.
 Đặc điểm chính trị xã hội
Chính vì đặc điểm kinh tế cơ bản là quyền tư hữu đối với phương tiện sản
xuất và kinh tế thị trường tự do kinh doanh nên đã kéo theo các đặc điểm khác về
mặt luật pháp, triết học và tâm lý của xã hội tư bản chủ nghĩa:

 Tính năng động thị trường: Mọi giá trị kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội
đều có thể và phải được lượng giá bằng tiền tệ trong các mối quan hệ xã hội, dựa
trên sự lượng giá đó để đánh giá giá trị đối với xã hội, do đó sự lượng giá các giá
trị này hoàn toàn mang tính thị trường và thay đổi rất nhanh theo thời gian, xã
hội rất năng động như một thị trường các giá trị lên giá và xuống giá rất nhanh.
 Nhân quyền: Đối với xã hội tư bản chủ nghĩa cá nhân là chủ thể trung tâm
của xã hội: là người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần và là người thụ
hưởng các thành quả đó. Cá nhân có trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và có
các quyền bất khả xâm phạm đó là nhân quyền. Quyền lợi của cá nhân trong xã
hội tư bản chủ nghĩa là tối cao nếu nó không phủ định quyền của cá nhân khác.
Ở đây khái niệm cá nhân là rất cụ thể.
 Đa đảng và đa nguyên chính trị: Vì nền tảng kinh tế tư bản chủ nghĩa
khước từ mô hình chỉ huy tập trung, kinh tế tư bản đề cao sự hành động sáng tạo
của cá nhân nên tâm lý xã hội cũng xa lạ với những giáo điều là "chân lý" không
cần bàn cãi. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa không có giáo lý chung cho "chủ
nghĩa" của hệ thống này. Xã hội tư bản chủ nghĩa không bắt buộc công nhận bất
cứ "chủ nghĩa", học thuyết hoặc nhân vật thần thánh nào. Thượng đế cũng bị
phán xét, mọi lý thuyết xã hội, chính trị hoặc lý luận của các tổ chức và cá nhân
đều phải qua thực tế kiểm nghiệm và phán xét công khai và được chấp nhận hoặc
loại bỏ thông qua bầu cử của hệ thống chính trị. Do đó chế độ chính trị của xã
hội tư bản chủ nghĩa thường dựa trên chế độ đa đảng cạnh tranh và đa nguyên
chính trị. Đây là đặc điểm tư tưởng chính trị khác nhau cơ bản của một nhà nước
tư bản chủ nghĩa với một nhà nước xã hội chủ nghĩa, cộng sản hoặc một nhà
nước thần quyền.
1.2. Quá trình hình thành phương thức sản xuất TBCN.
Ở mỗi chế độ điều có những phương thức sản xuất khác nhau gắn liền với
những đặc trưng cơ bản của xã hội đó. Đó là tiền đề cơ sở cho việc hình thành
bản chất nền kinh tế xã hội của mỗi giai đoạn phát triển. Nói về quá trình hình
thành phương thức sản xuất TBCN thì Marx, Angels là người có công lao to lớn
nhất. Nền tảng của phương thức sản xuất TBCN là nội dung của hai học thuyết:

học thuyết giá trị và học thuyết giá trị thặng dư.
Học thuyế giá trị là điểm xuất phát trong học thuyết kinh tế Marx. CNTB ra
đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng
hóa gắn liền với các phạm trù: giá trị, hàng hóa, tiền tệ,… đây cũng là điều kiện
tiền đề cho phương thức sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển. Sản xuất hàng
hóa ra đời khi và chỉ khi có phân công lao động xã hội, phân chia xã hội thành
các ngành nghề khác nhau có sự chuyên môn hóa lao động dẫn đến chuyên môn
hóa sản xuất; đồng thời với đó là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những
người sản xuất do các quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất, người sở hữu tư
liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. mà xã hội thời đó đã hội đủ
những điều kiện tiên quyết này và phương thức sản xuất TBCN ra đời như một
yếu tố khách quan.
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước chuyển căn bản trong lịch sử phát triển loài
người xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, phát triển sản xuất nâng cao
hiệu quả kinh tế. Sản xuất hàng hóa là điểm ngoặc đầu cho quá trình hình thành
phương thức sản xuất TBCN, sản xuất hàng hóa tạo ra hàng hóa. Mà hàng hóa là
sự thống nhất của hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, hai thuộc tính này
vừa thống nhất vừa đối lập nhau trong quá trình sản xuất
Nền kinh tế bây giờ lại xuất hiện thêm một loại hàng hóa là sức lao động. Khi
sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản và lao động
làm thuê, đây là nguồn gốc tạo nên thu nhập trong CNTB.
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA CNTB ĐÃ ĐEM LẠI CHO XÃ HỘI LOÀI
NGƯỜI.
2.1. Những thành tựu to lớn mà CNTB đã đem lai cho nhân loại:
CNTB phát triển qua hai giai đoạn: CNTB cạnh tranh tự do và CNTB độc
quyền, mà nấc thang tột ùng của nó là CNTB độc quyền nhà nước. Trong suốt
quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với
loài người thì CNTB cũng có những đóng góp tích cực đối với xã hội loài người,
đó là:
Sự ra đời của CNTB đã giải phóng loài

người khỏi “đêm trường trung cổ” của xã hội
phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên,
tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế
hàng hóa TBCN; chuyển sản xuất nhỏ thành
sản xuất lớn hiện đại. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật,
cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, những nhu cầu về vật chất
cũng như tinh thần được đáp ứng tốt hơn: Con người được thoát khỏi nạn mù
chữ, được nâng cao trình độ kiến thức qua việc xây dựng nền Giáo dục ngày
càng vững mạnh; Sức khỏe của con người cũng được quan tâm hàng đầu. Nhiều
bệnh viện và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được xây dựng,…; Đặc biệt là người
công nhân được quan tâm nhiều hơn như hàng loạt các loại bảo hiểm, trợ cấp ,…
được áp dụng.
Nếu vào giữa thế kỷ 19, Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các
quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, CNTB đã làm tăng năng suất lao động,
tạo ra khối lượng vật chất khổng lồ. Điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen
khẳng định “CNTB ra đời chưa đầy 100 năm mà đã tạo ra được đóng của cải vật
chất khổng lồ bằng tất cả các thế hệ trước đây cộng lại” (trích trong tác phẩm
Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản năm 1848). Sự chinh phục những lực lượng
thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào công nghiệp
và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo,
việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn, việc điều hòa dòng sông, hàng đám dân
cư tựa hồ như từ dưới đất trồi lên" qua cuộc cách mạng công
nghiệp thứ nhất tạo ra máy hơi nước và cuộc cách mạng
công nghiệp thứ hai tạo ra điện, thì những điều sau đây giúp
cho chúng ta hiểu được một cách dễ dàng sự “ngưỡng mộ”
của một bộ phận người lao động hay dân cư trên trái đất đối
với CNTB ngày nay: đó là sự xuất hiện người máy rồi đến “ngưới máy trí tuệ”,
việc tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng mới – không chỉ lấy từ lòng đất
lên mà còn mang từ trên trời xuống, không phải chỉ khai thác từ dưới đáy đại
dương sâu thẳm mà còn tìm kiếm trên những hành tinh xa xôi; không phải thông

tin viễn thông mà còn “siêu xa lộ thông tin”; giao thông không chỉ chạy trong
lòng đất mà còn chạy trên không khí (đệm từ trường)… là những điều mà Mác –
Ăngghen chưa thể hình dung. Nó ra đời không phải đợi hàng thế kỷ mà chỉ cần
vài mươi năm. Nó đã giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và
chinh phục thiên nhiên của con người. Phương thức lao động của loài người thay
đổi mang tích cách mạng: thực sự có sự chuyển biến từ hình thái lao động thể lực
sang hình thức lao động có văn hóa và lao động khoa học kỹ thuật (ở Mỹ, công
nhân trực tiếp sản xuất chỉ chiếm 13% lực lượng lao động). tất cả đã đưa nền
kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức .
Thực hiện xã hội hóa sản xuất: CNTB đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát
triển mạnh và đạt tới điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội
hóa sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao
động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và
hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các lĩnh vực ngày
càng chặc chẽ,… làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau,
và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
như sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), Tổ chức Liên Hợp Quốc
(WTO), Tổ chức ASEAN,…
Sự phát triển của các loại xí nghiệp, công ty cổ phần, công ty xuyên quốc gia,
đa quốc gia làm cho hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất phát triển đa
dạng, phong phú. Bên cạnh đó còn xuất hiện hình thức sở hữu mới: sở hữu trí
tuệ. Hình thức sở hữu này cũng tham gia và có vai trò ngày càng lớn trong quan
hệ phân phối, tương ứng với tính chất quyết định của nó đối với sự phát triển,
thắng lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng sự tăng trưởng kinh tế
nói chung.
CNTB thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao
động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho
người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của người lao động sản xuất nhỏ
trong xã hội phong kiến.
CNTB lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nền dân chủ tư sản, nền dân chủ

này tuy chưa phải là hoàn hảo, song so với thể chế chính trị trong xã hội phong
kiến, nô lệ vẫn tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở thừa
nhận quyền tự do thân thể của cá nhân.
Vì con người bao giờ cũng là chủ thể tác động vào tự nhiên và xã hội nên
chính lực lượng lao động này cũng đang đấu tranh loại bỏ bộ mặt xấu xa của
CNTB trước đây, hướng các nước này đến một xã hội văn minh, tiến bộ hơn.
Mặt khác, sự tác động trên còn dẫn đến thời kỳ quá độ từ một xã hội lạc hậu lên
xã hội văn minh ngày càng rút ngắn. Nếu nước Anh cần 120 năm, Tây Âu và
Hoa Kỳ cần 80 năm, Nhật Bản 60 năm thì các nước công nghiệp mới (NICs) chỉ
cần 20 năm. Những nước đi sau sẽ còn ít hơn nữa.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay còn đạt được thành tựu có ý nghĩa không nhỏ
trong việc tạo nên "uy tín" của nó, đó là quản lý. Đây là kết quả của mối quan hệ
biện chứng giữa con người và kỹ thuật. Về mặt kinh tế, nó mang lại hiệu quả rõ
rệt về khối lượng vật chất thu được. Về chính trị - xã hội, nó tạo ra sự cải thiện
mối quan hệ giữa lao động làm thuê và tư bản. "Ông chủ" có thể "vắt hết óc" của
người làm thuê một cách nhẹ nhàng mà không cần phải quở mắng. Người lao
động lại ra sức cung phụng sức lực để làm thuê mà ngỡ mình là "ông chủ" !
Khái quát những thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện nay cho thấy: trên cơ
sở những thành tựu vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
nay, lực lượng sản xuất trong các nước tư bản chủ nghĩa đã, đang phát triển lên
một bước cao mới và sẽ còn lớn hơn nhiều, tới mức khó có thể so sánh được với
lực lượng sản xuất do cơ sở kỹ thuật cơ khí đem lại.
2.2. Những hậu quả mà CNTB đã để lại cho xã hội loài người.
Bên cạnh những đóng góp tích cực trên, CNTB cũng có những mặt hạn chế
về mặt lịch sử. Những hạn chế này được C.Mác và V.I.Lênin đề cập ngay từ
trong lịch sử ra đời, ồn tại và phát triển của CNTB.
Trước hết, về lịch sử ra đời của CNTB: như Mác đạ phân tích CNTb ra đời
gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy của CNTB. Thực chất, đó là quá trình
tích lũy tiền tệ nhờ vào biện pháp ăn cướp, tướt đoạt đối với những người sản
xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do; nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi

không ngang giá qua đó mà thực hiện sự bóc lột, nô dịch đối với những nước lạc
hậu. Như C.Mác đã cho rằng, đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống
như một câu chuyện tình ca, nó được sử sách ghi chép lại bằng những trang đẫm
máu và lửa không bao giờ phai.
Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột của các nhà tư
bản đối với công nhân làm thuê. Mặc dù so với các hình thức bóc lột đã từng tồn
tại trong lịch sử, bóc lột TBCN cũng đã là một sự tiến bộ, song theo sự phân tích
C.mác và V.I.Lênin thì chừng nào CNTB còn tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc
lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn là điều không tránh khỏi.
Do khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển đã làm cho môi trường tự nhiên
đang dần dần bị hủy diệt bởi hàng ngàn phế phẩm thải ra mỗi ngày. Tất cả đã
làm nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
gây ảnh hưởng sức khỏe cho con người như bệnh
ung thư và hàng loạt các vấn đề khác như hạn,
hán, lũ lụt,… hơn nữa là việc gây ra các lỗ hổng
của tầng ozone. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
ngày càng cạn kiệt do nạn khai thác quá mức.
CNTB chính là thủ phạm của hai cuộc chiến
tranh thế giới thứ nhất, thứ hai và hàng trăm cuộc
chiến tranh cục bộ, chạy đua vũ trang,… đã để lại
cho loài người những hậu quả nặng nề và đau
thương: Hàng triệu người vô tội đã bị giết hại, sức
sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc dộ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi
hàng chục năm. Mà đặc biệt, đến ngày hôm nay
chúng ta vẫn phải gánh chịu với nội đau thương vô
vàng đó là nạn nhân chất độc màu da cam. Như
C.Mác đã nói “…CNTB ra đời đầm đìa những
nhũng máu và bùn nhơ khắp mọi lỗ chân lông của nó” (C.Mác và ph.Ăngghen:
Toàn tập,NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993). CNTB cũng chính là nguyên
nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, nạn lạm phát dẫn đến tình

trạng thất nghiệp, đói nghèo của người công nhân.
CNTB phải sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn cách giữa các
nước giàu và các nước nghèo trên thế giới (thế kỷ XVIII chênh lệch về mức sống
giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất mới chỉ là 2,5 lần, hiện nay số chênh
lệch ấy là 250 lần. Một số người giàu thì cuộc sống xa hoa còn đại đa số “lớp
người cấp dưới” lâm vào cảnh nghèo khó thảm hại. Thảm họa mà con người phải
gánh chịu dưới CNTB như: kéo dìa ngày lao động, tăng cường độ lao động, thất
nghiệp,… do sử dụng máy móc.
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới thứ ba bị trì trệ, suy thoái. Điều
này cũng được Ngân hàng thế giới khẳng định: ở châu Phi, Mỹ Latinh… hàng
trăm triệu người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế,
phát triển nhường chổ cho suy thoái. Ở một vài nước Mỹ Latinh, GNP theo đầu
người hiện nay thấp hơn so với 10 năm trước đây. Ở nhiều nước châu Phi, nó
còn thấp hơn cách đây 20 năm, “…một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở
châu Phi, từ 9 năm nay ở Mỹ Latinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó
mức sống trong các vùng khác tiếp tục tăng lên đó là điều hoàn toàn không thể
chấp nhận được” (Rơnê Đuymông: Một thế giới không thể chấp nhận được, Học
viện Nguyễn Ái Quốc xuất bản).
Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ
nay đã tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân
công các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong
vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư
bản, viện trợ, cho vay,… Kết quả là các nước nghèo không chỉ cạn kiệt về tài
nguyên mà còn mắt nợ không trả được, điển hình là các quốc gia ở châu Phi,
châu Mỹ Latinh. Ở Braxin người ta tính ra riêng số lãi mà Braxin phải trả trong
năm 1988 bằng 288 triệu xuất lương tối thiểu hay bằng xây nhà cho 30 triệu
người, trong khi đó ước tính khoảng 2/3 dân Braxin thiếu ăn.
CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG LỊCH SỬ CỦA CNTB.
3.1. Những thách đố mới của CNTB.
Lịch sử phát triển của CNTB luôn luôn đặt ra và giải quyết những thách đố

nảy sinh trong sự phát triển đó. Có lúc tưởng chừng nó đã gần như bị hủy diệt
với những cuộc chiến tranh quy mô lớn chưa từng thấy, những cuộc khủng
hoảng sâu sắc dường như không có lối thoát . Đã có lúc người ta phải dùng tới cả
cụm từ “CNTB hấp hối” để chỉ trạng thái của nó. Bây giờ, các nhà nghiên cứu
trên thế giới, dù là những người bi quan nhất cũng không thấy ai nói tới cái chết
của nó trong một tương lai gần gũi. Trên thực tế, CNTB hiện đại cũng đang đứng
trước những thách đố mới, đòi hỏi nó phải vượt qua chính nó để không bị lâm
vào những tình thế hiểm nghèo.
Tất cả những biến đổi của CNTB đang đặt nó vào những tình thế gay gắt
chưa từng thấy. Cách mạng khoa học – kỹ thuật và toàn cầu hóa –ít ra là hai yếu
tố ấy- đang đặt nó vào những sự cạnh tranh ác liệt mà như mọi người điều biết,
CNTB không thể tồn tại nếu không có cạnh tranh.
Để hiểu rõ hơn những thách đố hiện nay, có lẽ cần nhắc tới những thách đố
mà nó đã giải quyết trong những thập kỷ sau chiến tranh. Trong chiến tranh, một
số nước TBCN (những nước bại trận cũng như một số nước thắng trận) đã trãi
qua những tổn thất lớn mà nếu không có sự viện trợ của những nước giàu hơn,
nhất là của Mỹ thì CNTB ở đó khó lòng tồn tại chứ chưa nói tới phát triển. Đứng
trước những đòi hỏi về việc cải thiện mức sống một cách cấp thiết của đại dân
cư, nhất là của giai cấp công nhân làm thuê, nó phải giải quyết hàng loạt vấn đề
về tiền công và bảo hiểm xã hội. Hơn thế nữa, sức ép của các nước xã hội chủ
nghĩa về mặt này không thể không tính đến trong các chính sách xã hội – kinh tế
của các chính phủ phương Tây. Những khó khăn và thách đố ấy cuối cùng cũng
được giải quyết một cách tích cực, với sự đồng thuận được thiết lập từ ba phía:
chủ tư bản – người lao động làm thuê – chính quyền. Cái gọi là “nền kinh tế thị
trường xã hội” được đề xướng và thực hiện làm giảm bớt những mâu thuẫn nội
tại của CNTB. Kết quả của quá trình này được đúc kết thành một công thức áp
dụng hầu hết ở các nước TBCN phát triển: Nhà nước phúc lợi.
Thế nhưng, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật xảy ra làm cho cơ cấu của
CNTB phải trải qua những biến đổi ghê gớm mà nạn “thất nghiệp cơ cấu” là một
bóng ma đáng sợ. Hàng triệu người bị thất nghiệp do cơ cấu kỹ thuật – công

nghệ của CNTB thay đổi. Cả các cuộc khủng hoảng xã hội này rồi cũng vượt qua
với sự điều chỉnh của cơ cấu sản xuất và dịch vụ của CNTB (khối lượng thừa ra
trong các khu vực khai thác và chế biến được ném vào khu vực dịch vụ ngày
càng tăng lên), với những chính sách xã hội mạnh mẽ hơn (chưa bao giờ mạng
lưới bảo trợ xã hội ở các nước phương Tây lại phát triển đến mức an toàn như
vậy). Nhưng với tư cách một thế giới mới, những hố ngăn cách giữa các nước
giàu và các nước nghèo (được gọi là thế giới thứ ba) càng bị đào sâu hơn, và
những hố ngăn cách này vẫn còn tồn tại đến ngày nay dưới hình thức còn gay gắt
hơn. Nói chung CNTB đã giải quyết tương đối thành công những thách đố đã đặt
ra, và người ta coi mấy thập kỷ sau chiến tranh là những thập kỷ thành công của
nó, thậm chí có người gọi đó là “ba mươi năm vinh quang”: (…thật vậy, ba
mươi năm ấy thật vinh quang. Chúng đã giải quyết những vấn đề bi thảm và lâu
đời – dù còn xa mới giải quyết được các vấn đề bi thảm và lâu dài của loài
người; dù chúng đã làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước kia chưa được đặt
ra trong thế giới của những con người nghèo khổ và bất lực… Ba mươi năm
vinh quang, Fayard, tr. 28 – 29).
Đúng thế, những thách đố này qua đi, lại thấy những thách đố khác còn lớn
hơn hiện lên ở chân trời. Từ giữa những năm 70, nhất là đầu những năm 80 của
thế kỷ XX, CNTB lại đứng trước những thách đố mới mà những cách giải quyết
như trước đây không còn phù hợp nữa.
Những thách đố này nảy sinh ngay ở các doanh nghiệp. Trong tình hình cạnh
tranh quyết liệt trên thị trường thế giới hiện nay, các doanh nghiệp phải tăng
thêm sức cạnh tranh của mình nếu không muốn bị thất bại. Mô hình trước đây
không còn thích hợp nữa. Trong hoàn cảnh sau chiến tranh và cho đến những
năm 70 – đầu những năm 80, doanh nghiệp nói chung – nhất là những doanh
nghiệp theo mô hình chú trọng tới những nhu cầu xã hội của người làm nhiều
hơn, thì hàng loạt các vấn đề đã đặt ra: Làm thế nào để doanh nghiệp được trang
bị kỹ thuật – công nghệ ở trình độ cao nhất mà không xua đuổi những người làm
công khỏi doanh nghiệp, không biến họ thành đạo quân thất nghiệp mới, không
chỉ những người lao động không lành nghề mà còn gồm những người lao động

có trình độ kỹ thuật cao nhưng không thích hợp với những công nghệ mới? Làm
thế nào để vừa bảo vệ dân cư về mặt xã hội và hàng loạt trợ cấp bảo hiểm mà
ngân sách nhà nước và các quỹ xã hội của doanh nghiệp không đủ sức cáng đáng
nữa? Nói một cách chung hơn, trong những điều kiện này, nhà nước phúc lợi có
thể tồn tại như cũ không?
Những thách đố mới còn được đặt ra trên phạm vi rộng hơn nhiều. Cuộc cách
mạng công nghệ, chủ yếu là tin học, đang làm cho trình độ phát triển của các loại
nước khác nhau trở nên ngày càng chênh lệch. Thật khó khi nói tới việc thu hẹp
các nước này, vì trên thực tế, sự cạnh tranh giữa các nước tạo ra những khoảng
cách ngày càng rộng hơn và sâu hơn. Nền kinh tế thị trường nào cũng phân biệt
đối xử do bản chất của nó, nhưng nó còn phân biệt đối xử hơn nữa khi nó được
thực hiện trên bình diện thế giới với những công nghệ tin học mới. “Tùy theo
anh có khả năng tham gia sáng tạo, sử dụng và tối ưu hóa chúng hay không mà
anh đứng ở đầu này hay đầu kia và những khoảng cách được đào rất nhanh”.
Điều đó không có nghĩa là những nước đang phát triển hiện nay sẽ ở vào vị trí
thấp kém mãi về công nghệ. Cũng như chúng ta đã nhìn thấy sự nhảy vọt của
một số nước gọi là “công nghiệp mới” (NICs), và nói như Alain, “sự nổi lên của
Trung Quốc, Ấn Độ và châu Mỹ Latin, những tác nhân mới của sự tăng trưởng
thế giới khiến cho chúng ta lần đầu tiên sống trong một nền kinh tế thật sự thế
giới”. Lạc hậu không phải là định mệnh. Nhưng trên phạm vi toàn cầu, sự phân
cực vẫn còn diễn ra – cho tới bao giờ, chưa ai biết rõ – giữa các loại nước giàu
và nghèo, những nước giàu ngày càng giàu hơn, và những nước nghèo ngày càng
nghèo hơn. Trên bình diện thế giới, vẫn còn nhiều khả năng bùng nổ những cuộc
xung đột giữa các nước giàu và nghèo mà người ta thường gọi là “xung đột Bắc
– Nam”. Làm thế nào để giải quyết những xung đột của hệ thống thế giới mà vẫn
duy trì được tốc độ của những biến đổi ngày càng nhanh chóng trong lĩnh vực
khoa học – kỹ thuật? Các nước giàu bỏ mặt cho các nước nghèo tự xoay xở lấy,
hay chính vì lợi ích của mình, các nước giàu phải góp phần khắc phục tình trạng
lạc hậu của các nước nghèo? Chưa có câu giải đáp nào thạt thích hợp cho thách
đố mới này đối với CNTB hiện đại cả.

Vậy CNTB hiện đại đang đứng trước những thách đố mới trên phạm vi toàn
cầu, không thể tránh né. Vận mệnh của CNTB gắn liền với triển vọng giải quyết
những thách đố ấy.
3.2. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB hiện đại.
1. Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất.
Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin (IT) và công nghệ cao phát triển
mạnh mẽ. Cách mạng IT khởi nguồn từ các nước phát triển phương tây là bước
nhảy vọt lớn mang tính lịch sử to lớn của phát triển khoa học kỹ thuật, là kết quả
sự tích lũy khoa học kỹ thuật lâu dài của các nước TBCN . Mười mấy năm gần
đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành lớn nhất và ngành
tăng trưởng nhanh nhất, nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, ngành công nghệ
thông tin của Mỹ chiếm 8,3% trong GDP, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trên
30%.
Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của cách mạng IT, các ngành công nghệ
cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ
trụ,… cũng đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến cách mạng khoa học kỹ thuật sẽ
bùng nổ một cao trào mới do sự kết hợp giữa IT với công nghệ cao khác đặc biệt
là công nghệ sinh học. Sự tiến bộ và những bước đột phá của khoa học kỹ thuật
đã mở ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển của sản xuất.
Thứ hai, giáo dục được tăng cường và tố chất của người lao động được nâng
cao rõ rệt. Ví dụ, thời gian được giáo dục học tập của công nhân Mỹ từ 10,6 năm
của năm 1948 đã tăng đến trên 14 năm vào năm 1999; trong cùng thời gian này
tỷ lệ trên đại học của người dân trên 25 tuổi từ 14% đã tăng lên đến 50%. Tăng
cường giáo dục đào tạo đã làm cho tố chất công nhân được nâng cao, từ đó đặt
nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.
Thứ 3, kinh tế tăng trưởng nhanh, năng suất lao động được nâng cao hơn.
Thành quả khoa học kỹ thuật nhanh chóng chuyển hóa vào sản xuất, kinh doanh.
Theo thống kê, vào năm 1820, trước cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ
nhất, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của thế giới rất thấp, năm đầu
công nguyên đến năm 1000 chỉ có 0,01%; từ năm 1000 đến năm 1820 là 0,22%;

từ năm 1820 đến năm 1898 đạt 2,21%. Sau chiến tranh thế giới thứ II, tốc độ
tăng trưởng kinh tế thế giới nâng cao rõ rệt, từ năm 1950 -1973, GDP thế giới
mỗi năm tăng 4,91%, từ năm 1973 – 1998 tăng 3,01%. Những năm 90 của thế kỷ
XX, nước Mỹ với sự thúc đẩy của cách mạng IT đã có 10 năm phồn vinh liên
tục, trong khoảng thời gian 1996 – 2000 mức tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm đạt trên 4%. Tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy nâng cao năng suất lao
động. Từ năm 1995 – 2001 năng suất lao động của các ngành phi nông nghiệp
Mỹ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2,6%, gấp gần hai lần so với khoảng thời
gian từ 1973 – 1995 (1,39%), đây chính là kết quả áp dụng rộng rãi IT.
2. Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang
kinh tế tri thức.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, 200 năm trước, đã thúc đẩy
CNTB chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp; cách mạng
IT hiện nay đang thúc đẩy nền kinh tế TBCN chuyển từ kinh tế công nghiệp sang
kinh tế tri thức
Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức và kỹ thuật đã cao hơn các yếu tố
như nguồn tài nguyên tự nhiên và vốn, trở thành yếu tố quan trọng nhất. Vận
hành của kinh tế tri thức chủ yếu không do người lao động cơ bắp thao tác máy
móc, mà chủ yếu do những người lao động trí óc trong các ngành thiết kế,
nghiên cứu phát triển cũng như truyền bá tri thức thúc đẩy. Nâng cao tầm quan
trọng của tri thức, biểu hiện ở chổ tăng trưởng của tư bản vô hình (giáo dục,
nghiên cứu, khai thác,…) cao hơn tư bản hữu hình (xây dựng, máy móc), hàm
lượng tri thức tăng lên trong sản phẩm và dịch vụ.
Cùng với sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết cấu ngành nghề của CNTB
cũng được điều chỉnh và nâng cấp hơn, chuyển sang dịch vụ hóa và công nghệ
cao hóa. Điều này thể hiện ở chỗ: trong ba ngành nghề lớn, vị trí nông nghiệp hạ
thấp, vị trí của dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ có liên quan đến công nghệ mới
được tăng lên. Theo thống kê tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp của Mỹ
chiếm trong GDP năm 1989 lần lượt là 18,2% và 36,1%; năm 1999 là 1,4% và
21,7%. Trong cùng thời gian này, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP tăng từ

45,7% lên đến 77%. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh này phải
kể đến vai trò công nghệ thông tin.
3. Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp.
Thứ nhất, quan hệ sở hữu cũng có một số thay đổi, biểu hiện nổi bật là sự
phân tán quyền nắm cổ phiếu tăng lên. Những năm 90 của thế kỷ XX, số lượng
người dân nắm cổ phiếu và giá trị cổ phiếu ở Mỹ điều tăng khá nhanh. Năm
1989 là 28% dân số Mỹ có cổ phiếu, năm 1999 tới 48,2%, năm 1995 những
người có trong tay cổ phiếu trị giá thấp (5.000 USD trở xuống) đang giảm dần,
còn những người có trong tay cổ phiếu trị giá 50.000 USD trở lên tăng gấp đôi
so với năm 1989, lên đến 18,4 triệu người. Phân tán hóa quyền khống chế cổ
phiếu có lợi cho cải thiện quan hệ giữa chủ xí nghiệp và công nhân. Nhưng trên
thực tế, công nhân là cổ đông nhỏ, không thể cùng với nhà tư bản phân chia
quyền lực, nên phân tán hóa quyền khống chế cổ phiếu cũng không thể làm thay
đổi địa vị làm thuê của người lao động.
Thứ hai, kết cấu giai cấp cũng có những biến đổi lớn, các giai cấp, tầng lớp,
đoàn thể xã hội và tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nổi bật nhất là sự
xuất hiện của tầng lớp trung lưu (hay còn gọi là giai cấp trung sản), chiếm
khoảng 40 – 50% dân số. Trên thực tế, phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc
một phần vốn, rất nhiều trong số họ là phần tử tri thức hoặc nhân viên chuyên
ngành, có địa vị nghề nghiệp khá tốt, đã không còn là giai cấp vô sản theo quan
niệm truyền thống nữa.
Thứ ba, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất và sự điều chỉnh về quan hệ
sản xuất, thu nhập bằng tiền lương của người lao động cũng có được mức tăng
trưởng khá lớn. Số liệu thống kê của cục điều tra dân số Mỹ cho thấy, từ năm
1986 – 1993, thu nhập thực tế của số công nhân thuộc các doanh nghiệp tư nhân
luôn có xu thế giảm; nhưng từ năm 1993 đến năm 1999 thì lại tăng lên 7,4%;
năm 1999 tỷ lệ nghèo khó giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 1979.
4. Thể chế quản lý kinh doanh nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi
mới.
Trong điều kiện mới của cách mạng khoa học – kỹ thuật và kinh tế tri thức,

thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp đã thực hiện các bước
điều chỉnh và cải cách lớn.
Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu hàng ngang
và mạng lưới. Phương hướng cải cách là xóa bỏ hệ thống kim tự tháp truyền
thống như tập trung quá lớn quyền lực, đa tầng thứ và theo chiều dọc, thay thế
bằng kiểu mạng lưới phân quyền, ít tầng thứ và theo chiều ngang nhằm giảm bớt
khâu trung gian, thông tin thuận lợi, đơn giản trỉnh tự quyết sách; phát huy đầy
đủ tính chủ động và trách nhiệm của toàn thể công nhân, nhằm nâng cao hiệu
quả công tác.
Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Để thích ứng
với những thay đổi từ thể chế sản xuất theo “đơn đặt hàng”, doanh nghiệp thiết
lập hệ thống sản xuất, linh hoạt, hệ thống sản xuất bằng máy tính, chế độ cung
cấp thích hợp và cơ chế phát triển theo nhu cầu (tức khâu sản xuất càng gần gũi
với khách hàng hơn).
Thứ ba, thực hiện cải cách lao động, lấy con người làm gốc, yêu cầu đối với
công nhân chủ yếu không phải là điều kiện thể lực mà phải có kỹ năng và tri thức
cao hơn, để họ phát huy tính chủ động và tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất
lao động và tăng cường thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, xuất hiện xu thế hai loại
hình lớn hóa và nhỏ hóa cùng hỗ trợ nhau tồn tại. Các doanh nghiệp lớn đã
không ngừng mở rộng ưu thế về quy mô, tăng cường sức mạnh thị trường của
công ty. Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt hơn, có tinh thần sáng tạo
hơn cũng được phát triển mạnh mẽ, làm cho kinh tế TBCN có sức sống và hiệu
quả cao.
5. Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường.

×