PHÒNG GD-ĐT TÂN HỒNG
TRƯỜNG THCS PHƯỚC TIÊN
Số: …… /KH-THCS PT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thông Bình, ngày 12 tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH
Chỉ đạo hiện công tác thiết bị năm học 2010-2011
(Đăng ký một việc làm mới theo chủ đề năm học “tiếp tục đổi mới quản lý, nâng
cao chất lượng giáo dục”)
-Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra trên cơ sở hướng dẫn của chỉ
thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16/08/2010 của Bộ GD&ĐT; chỉ thị số 40/CT-
BGD&ĐT về phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; quán triệt và thực hiện
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ năm học 2010-2011 và chủ đề năm
học “năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”;
-Căn cứ hướng dẫn số 456/HD-PGDĐT, ngày 04/8/2010 của Phòng Giáo
dục Đào tạo Tân Hồng về việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2010-2011;
-Căn cứ hướng dẫn số 511/HD-PGD&ĐT ngày 27 tháng 08 năm 2010 của
Phòng giáo dục về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm
học 2010-2011;
Nay trường THCS Phước Tiên đề ra kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác
thiết bị trường học trong năm học 2010-2011, cụ thể như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
-Phòng học: 8 phòng đạt chuẩn.
-Phòng TH-TN: 02 phòng (01 phòng Lý-CN; 01 phòng Hóa-Sinh).
+2 kho chứa thiết bị.
+8 tủ chứa thiết bị.
-Phòng nghe nhìn: 01 phòng (chưa được trang bị gì bên trong).
-Phòng khác:02 phòng (01 phòng Hội đồng, 01 phòng Đoàn thể).
-Số liệu HS:
Khối TS lớp
TS học
sinh
Nữ
Số HS
lưu
ban
Số HS
chuyển
đến
Số HS
chuyển
đi
Số HS
hiện
nay
Số HS
chưa
ra lớp
Ghi
chú
6 3 113 44 4 16 2 123 4
7 2 63 30 8 1 1 57 6
8 2 81 35 5 0 2 77 2
9 2 73 24 1 1 3 67 4
Tổng cộng: 9 330 133 18 18 8 324 16
1
-Về đội ngũ nhà giáo:
Giá
o viên
Môn dạy
Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa
GD
CD
T.
Anh
TD
KT
NN
KT
CN
Nhạc Họa
Hiện có 3 1 2 2 3 2 1 1 1 2 0 1 1 1 21
Thừa 1 1 2
Thiếu 1 1
Nhu cầu 3 1 1 2 3 2 1 1 2 2 0 0 1 1 20
-CBQL, quản lý thư viện:
+Hiệu trưởng: Phạm Văn Tuấn.
+Phó Hiệu trưởng: Phạm Nhật Quang.
+Nhân viên thiết bị: Trần Thị Bích (chuyên trách).
-Hiện tại, trong kho thiết bị của nhà trường có 4 bộ đồ dùng thiết bị dạy
học đồng bộ. Trung bình mỗi khối có một bộ đồ dùng thiết bị dạy học theo danh
mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra còn có tranh ảnh, bản đồ và
các dụng cụ phục vụ dạy học và tập luyện thể dục thể thao. Trường có 5 bộ máy
vi tính có thể phục vụ cho việc chế bản các phiếu học tập, đề thi... phục vụ dạy
học. Trường có 2 máy chiếu. Ngoài ra các phương tiện phục vụ dạy học còn có
hệ thống phóng thanh, và các nhạc cụ phục vụ môn Âm nhạc và các hoạt động
ngoại khoá.
- Phong trào sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học: Cán bộ, giáo viên nhà
trường đã có ý thức sử dụng phương tiện dạy học vào quá trình dạy học và sử
dụng có hiệu quả. Tuy vậy mới chỉ sử dụng được những thiết bị đơn giản mà
chưa sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại như máy chiếu và tự làm giáo
án điện tử.
II. KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
1. Nhận thức
Giúp cán bộ, giáo viên có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thiết bị
dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học
nói riêng. Thiết bị dạy học là công cụ đắc lực phục vụ cho quá trình đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
2. Chỉ đạo hoạt động đối với cán bộ phụ trách thiết bị trong trường học
Bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác thiết bị về đăng kí,
phân loại, sắp xếp thiết bị trong kho sao cho dễ thấy, dễ lấy, an toàn. bảo quản
thiết bị trong kho, tránh ẩm mốc, mối mọt, chuột... đảm bảo thiết bị bền đẹp, sử
dụng được lâu dài.
Tổ chức mở cửa theo lịch, tạo điều kiện cho giáo viên mượn dễ dàng.
Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học phù hợp với từng loại
2
sao cho phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị dạy học.
Xét việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên làm căn cứ thi đua.
Cùng cán bộ phụ trách hướng dẫn giáo viên cách sử dụng thiết bị cho hiệu quả.
Hướng dẫn giáo viên tự làm thiết bị dạy học.
3. Chỉ đạo việc mượn và sử dụng thiết bị dạy học đối với cán bộ, giáo viên
Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học theo đơn vị tuần, đăng kí
trước với cán bộ phụ trách thiết bị.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc mượn và sử dụng đồ dùng
dạy học, việc tự làm đồ dùng dạy học; trong đó có việc thiết kế phiếu học tập cho
học sinh. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về sử dụng máy tính để có thể
soạn bài bằng giáo án điện tử.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Hệ thống hóa các văn bản của Bộ, Sở, Phòng về công tác TBTN và
triển khai cho GV.
a. Triển khai đầy đủ các văn bản của Bộ, Sở, Phòng về công tác thiết bị, thí
nghiệm:
Công văn số 3611/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 28/4/2008 về việc hướng
dẫn triển khai việc bồi dưỡng viên chức làm công tác thiết bị trong trường phổ
thông; Công văn số 1184/SGDĐT-CNTT ngày 23/10/2009 về việc thống kê thiết
bị đang sử dụng; Công văn số 502/TCKH-QLCS ngày 18 tháng 12 năm 2009 của
Phòng tài chính huyện Tân Hồng về việc thực hiện công tác quản lý công sản
cuối niên độ kế toán. Quyết định số: 37/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16 tháng 7
năm 2008 của Bộ GD & ĐT về "Ban hành Quy định về phòng học bộ môn";
Công văn số 3253/BGĐT-KHTC ngày 6 tháng 4 năm 2008 của Bộ GD & ĐT
V/v "Hướng dẫn tổ chức mua sắm, sử dụng TBDH năm học 2008-2009"; Công
văn số: 10362/BGDĐT-GDQP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Bộ GD & ĐT về
V/v "Hướng dẫn mua sắm, nghiệm thu, sử dụng và quản lý TBDH môn GDQP –
AN"; Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung
học cơ sở.
b. Xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý thiết bị, thí nghiệm theo mẫu:
Trường soạn mẫu văn bản chỉ đạo cụ thể các giáo viên và tổ chuyên môn
xây dụng kế hoạch và hệ thống sổ sách quản lý công tác thiết bị thí nghiệm gồm:
+ Kế hoạch thực hành thí nghiệm giáo viên (Mẫu số 1: dành cho bộ môn
Lý, CN, Sinh, Hóa)
+ Kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học (Mẫu số 2: dành cho tất cả
giáo viên bộ môn toàn trường)
+ Kế hoạch công tác thiết bị của nhà trường năm học 2010-2011(Cán bộ
thiết bị lập kế hoạch năm, tháng, tuần)
+ Phiếu báo thực hành hàng tuần của giáo viên (Mẫu số 3: GV môn Lý, CN,
Sinh, Hóa lập; CBTB lưu hồ sơ)
3
+ Thống kê số tiết thực hành của giáo viên theo môn (Mẫu số 4: CBTV
thực hiện)
+ Biên bản kiểm tra công tác thiết bị thí nghiệm (Mẫu số 5)
+ Bản kiểm kê thiết bị, ĐDDH cuối năm.
2. Chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn và cán bộ thiết bị, thí
nghiệm.
a. Hoạt động của các tổ chuyên môn về công tác thiết bị thí nghiệm:
- Tổ trưởng chuyên môn nắm kế hoạch thực hành của giáo viên trên cơ sở
thống kê của giáo viên.
- Hàng tháng tổ trưởng kiểm tra công tác thực hành qua sổ báo giảng, sổ
đầu bài, sổ theo dõi thực hành của cán bộ thiết bị.
- Cuối học kỳ I và cuối năm đã tiến hành kiểm tra công tác thiết bị của các
môn Lý, Hóa, Sinh, CN. Thành phần tham dự kiểm tra gồm phó Hiệu trưởng, tổ
trưởng chuyên môn, cán bộ thiết bị, giáo viên bộ môn.
- Cuối năm cán bộ thiết bị thí nghiệm tổng kết số tiết thực hành của từng
giáo viên, kiểm tra đối chiếu với chương trình.
- Các tổ chuyên môn và giáo viên triển khai nghiêm túc công tác thực hành
thí nghiệm theo quy định của Bộ, số tiết thực hành đạt 100% theo chương trình.
- Cùng GVBM, cán bộ thiết bị tổng kiểm kê thiết bị cuối năm, lập biên
bản, đề nghị bảo trì, thanh lý hoặc bổ sung thiết bị theo tinh thần thông tư 19.
b. Hoạt động của cán bộ thiết bị thí nghiệm:
- Hàng tuần vệ sinh sắp xếp thiết bị gọn gàng, ngăn nắp
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ cho giáo viên mượn theo kế hoạch
- Lập đầy đủ hệ thống sổ sách theo quy định:
Tên sổ
1 Sổ thống kê số tiết thực hành thí nghiệm GV.
2 Sổ theo dõi thiết bị từ nguồn ngân sách
3 Sổ theo dõi thiết bị do thầy và trò tự làm
4 Sổ sử dụng thiết bi
5 Phiếu mượn thiết bị
6 Sổ kế hoạch các nhân
7 Sổ vàng xã hội hóa công tác thiết bị
8 Các loại biên bản kiểm kê hàng năm
9 Các bản phô tô chứng từ mua thiết bị
10 ……
V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Nhà trường phân công Phó Hiệu trưởng, 3 đồng chí Tổ trưởng trực tiếp
phụ trách công tác thiết bị. Ra quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên tổ công tác thiết bị. Xây dựng kế hoạch công tác TB phù hợp với
điều kiện và khả năng thực tế, thể hiện rõ nội dung hoạt động, thời gian và người
thực hiện, dự kiến kinh phí đầu tư trên cơ sở thực hiện Quyết định số
37/2008/QĐ-BGD và ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc
Ban hành Quy định về phòng học bộ môn và Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT
4
ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh
mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở.
. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác TB; quản lý chặt
chẽ, khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả đồng thời với việc đảm bảo an
toàn các loại đồ dùng dạy học, cập nhật đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách thiết bị,
phòng THBM; tổ chức kiểm tra, kiểm kê đúng quy định; đảm bảo khai thác và sử
dụng tốt nguồn ngân sách và các nguồn ngoài ngân sách cho TBDH;
- Các phòng TB dùng chung và phòng THBM phải hoạt động thường
xuyên, nền nếp với phương thức tổ chức quản lý, phục vụ phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
- Bố trí, sắp xếp các loại TB dạy học khoa học, hợp lý, đơn giản hóa các
thủ tục cho mượn ... tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và học. Cán bộ phụ trách cần
tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao kiến thức, chủ động lập kế hoạch và
phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường
thực hiện kế hoạch.
Xây dựng và tổ chức tốt hoạt động thiết bị trường học là điều kiện, là
phương tiện giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo trong giai đoạn
hiện nay; Nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường,
nghiêm túc thực hiện kế hoạch trên nhằm đưa công tác thiết bị trường học vào
nền nếp, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2010-2011./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- PGD (b/c);
- HT (biết, kiểm tra);
- CB-GV-CBTB;
- Lưu: VT.
5