Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu tính mẫn cảm thuốc trừ sâu của rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) (Homoptera: Delphacidae) ở một số vùng trồng lúa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.58 KB, 11 trang )

Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018

8. Sure K. Satpute, et al , 2010. Method for
investgating biosurfactants and bioemulsifiers: a
review. Critical reviews in Biotechnology, 30(2),
127-144
9. Thomas J. Smyth et al , 2014. Protocols for the
Isolation and Analysis of Lipopeptides and
Bioemulsifiers. In: McGenity T et al (eds) Hydrocarbon
and Lipid Microbiology Protocols. Springer Protocols
Handbooks. Springer, Berlin, Heidelberg

10. Tiêu chuẩn ngành nông nghiệp Việt Nam, 10
TCN 224-2003, 2003. Phương pháp điều tra phát hiện
sinh vật hại cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Hà Nội.
11. Viện Bảo vệ thực vật , 1997. Phương pháp
nghiên cứu Bảo vệ thực vật tập I. NXB Nông nghiệp
Hà Nội.

Phản biện: TS. Lê Mai Nhất

NGHIÊN CỨU TÍNH MẪN CẢM THUỐC TRỪ SÂU CỦA RẦY NÂU
Nilaparvata lugens (Stål) (HOMOPTERA: DELPHACIDAE)
Ở MỘT SỐ VÙNG TRỒNG LÖA VIỆT NAM
Insecticide Susceptibility Survey of Nilaparvata lugens (Stål)
(Homoptera: Delphacidae) in Regions
1


1

1

Hồ Thị Thu Giang , Nguyễn Đức Khánh , Lê Ngọc Anh ,
1
2
Nguyễn Thị Kim Oanh và Bùi Xuân Thắng
Ngày nhận bài: 06.03.2018

Ngày chấp nhận: 28.03.2018
Abstract

The brown planthopper (BPH) Nilaparvata lugens is a serious rice pest in VietNam. Chemical insecticides
have been considered a satisfactory mean of controlling the brown planthopper. In the present study, we
determined the susceptibility of five local populations of Nilaparvata lugens to seven insecticides by a ricestem dipping method from 2015 to 2017. Results showed that resistance ratio (RR) of BPH were significantly
higher than the susceptible strain. BPH were highly resistant to Imidacloprid (RR = 31.575 - 127.971) Fenobucarb
(RR = 23.441 – 89.461) and low to moderate levels of resistance to Nitenpyram (RR= 4.087 – 24.112),
Pymetrozine (RR = 2.762 – 25.664), Buprofezin (RR = 4.733 – 14.114), Dinotenfuran (RR = 2.096 – 4.600) and
susceptible to Sulfoxaflor (RR = 1.226 – 2.868), suggesting that the over usage of some pesticide ingredients
could relate to increasing resistance status of BPH in rice. These results would provide a scientific guideline for
correct use of the pesticides to prevent or delay increase of resistance insecticide in N. lugens.
Keywords: brown planthopper, insecticides, resistance, rice pest.
*

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rầy nâu Nilaparvata lugens (Stål) là dịch hại
chính trên cây lúa ở Việt Nam, đồng thời là môi
giới truyền bệnh vi rút lúa lùn xoắn lá và bệnh lúa


1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Viện Bảo vệ thực vật

cỏ (Hà Minh Trung, 1982). Năm 2005 - 2006 dịch
rầy nâu bùng phát ở các tỉnh phía Nam với diện
tích bị nhiễm rầy 486 nghìn ha và 17,8 nghìn ha
đã bị thiệt hại nặng (Bộ NN và PTNT, 2006).
Nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp để phòng
trừ rầy nâu nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng biện
pháp hóa học do hiệu quả phòng trừ cao, khả
năng dập tắt nhanh sự bùng phát dịch trên quy

31


Kết quả nghiên cứu khoa học
mô lớn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc hóa học trong
thời gian dài, nồng độ thuốc cao, nhiều chủng
loại, cùng với tần xuất phun thuốc 3 - 4 lần/vụ,
cá biệt một số nông dân phun 5 - 8 lần/vụ (Phan
Văn Tương, 2014), là một trong những nguyên
nhân nhiều loại thuốc không đạt hiệu quả cao
như trước do sự hình thành tính kháng của rầy
nâu với thuốc. Hiện tượng rầy nâu kháng thuốc
đã được nghiên cứu ở Việt Nam bởi các tác giả:
Nguyễn Thị Me (2002), Lê Thị Kim Oanh (2011),
Phan Văn Tương (2014), Phùng Minh Lộc
(2016), Lê Thị Diệu Trang (2012)...Việc nông
dân sử dụng thuốc phòng trừ rầy nâu với liều

cao hơn liều hướng dẫn, trung bình cao hơn
gấp 1,6 lần so với liều cho phép sử dụng đã
được Huỳnh Thị Ngọc Diễm (2017) ghi nhận tại
Tiền Giang khi điều tra hiện trạng sử dụng thuốc
3 vụ liên tiếp năm 2015 - 2016. Bên cạnh đấy
với thói quen sử dụng liên tục một hoạt chất
thuốc trừ rầy nâu nhiều lần trong một vụ khiến
hiện tượng rầy nâu trở nên quen thuốc và có
khả năng sẽ hình thành gen kháng thuốc. Việc
nghiên cứu, theo dõi diễn biến tính kháng thuốc
của rầy nâu đối với các chủng loại thuốc BVTV
sử dụng phổ biến hiện nay trở nên cấp thiết,
cần thực hiện có tính hệ thống và liên tục trong
nhiều năm. Các thông tin thu thập được là cơ
sở đề xuất các giải pháp lựa chọn sử dụng
thuốc phòng trừ rầy nâu an toàn, hiệu quả nhằm
hạn chế sự hình thành và phát triển tính kháng
thuốc của rầy nâu.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu và đối tƣợng nghiên cứu
+ Giống lúa: chuẩn nhiễm TN1 (Taichung
Native 1) sử dụng nhân nuôi rầy nâu.
+ Các quần thể rầy nâu thu thập ở Hưng Yên,
Nam Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang.
+ Dòng rầy nâu mẫn cảm có nguồn gốc từ
Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia tại vùng
Okinawa - Kyushu (Nhật Bản) được duy trì nhân
nuôi cách ly hoàn toàn với thuốc BVTV tại Trung
tâm BVTV Phía Nam và chuyển giao cho Học
viện Nông Nghiệp Việt Nam tiếp tục duy trì nhân

nuôi từ tháng 5/2014 đến nay.
+ Hoạt
chất
Nitenpyram
(98%)

Imidacloprid
(97%),
Fenobucarb
(96%),
Sulfoxaflor
(98%),
Pymetrozine
(99%),
32

BVTV – Số 2/2018
Buprofezin (97%), Dinotenfuran (99%) có nguồn
gốc từ công ty Sigma-Aldrich Pte Ltd. Các hoạt
chất này được pha loãng trong nước cất với dãy
thang 5 - 6 nồng độ sử dụng cho thí nghiệm, mỗi
nồng độ sau là một nửa của nồng độ trước.
+ Trang thiết bị hỗ trợ: Buồng nuôi sinh thái,
kính lúp soi nổi, lồng nuôi, khay đánh giá, ống hút
rầy, dụng cụ pha thuốc, ống nghiệm (dài 20cm x
đường kính 3cm).
+ Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 2017 tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện
Bảo vệ thực vật.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Xác định mức độ háng thuốc của quần

thể rầy nâu Nilaparvata lugens
Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy
nâu được xác định theo phương pháp nhúng
dảnh lúa vào dung dịch thuốc thử nghiệm
(Zhuang and Shen, 2000). Cây lúa sử dụng
trong thí nghiệm được chọn đồng đều ở giai
đoạn phát triển đẻ nhánh, chiều dài thân từ 10
- 12cm giữ nguyên rễ và để ráo nước trước khi
tiến hành thí nghiệm. Sử dụng 3 cây lúa làm
thành một khóm, nhúng ngập thân trong dung
dịch hoạt chất thuốc thí nghiệm trong 30 giây.
Thí nghiệm tiến hành trên 5 nồng độ khác nhau
và đối chứng là nước cất, lặp lại 3 lần với mỗi
nồng độ. Cây lúa sau xử lý thuốc được để khô
tự nhiên 1h trong phòng thí nghiệm, gốc lúa
quấn bông ẩm xung quanh và đặt trong ống
nghiệm có ghi chú công thức. Mỗi công thức
thí nghiệm thả 15 cá thể rầy nâu non tuổi 3 tuổi 4 trong một lần nhắc lại. Hàng ngày kiểm
tra số lượng rầy nâu non chết trong từng công
thức, ghi chép số lượng rầy nâu chết sau 3
ngày đối với nhóm thuốc Carbamat, 4 ngày đối
với nhóm Neonicotinoid, 5 ngày với Buprofezin
và Pymetrozine là 7 ngày sau xử lý. Thí
nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ trung bình
27C, độ ẩm trung bình 75%, thời gian chiếu
sáng: 16 giờ sáng và 8 giờ tối.
2.2.2. Phân tích số liệu
Giá trị LC50 được tính bằng phần mềm IBM
SPSS 20 xử lý thống kê theo phân tích Probit. Tỷ
lệ kháng (RR) được xác định bằng tỷ lệ giữa giá

trị LC50 của quần thể rầy nâu thí nghiệm và giá trị
LC50 của dòng rầy nâu mẫn cảm: RR < 3 mẫn


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018
160 kháng cao; RR > 160 kháng rất cao (Shen
and Wu, 1995).

cảm; RR = 3 - 5 kháng nhẹ; RR = 5 - 10 kháng
thấp; RR = 10 - 40 kháng trung bình; RR = 40 -

Bảng 1. Giá trị LC50 của rầy nâu mẫn cảm Nilaparvata lugens
Hoạt chất
Imidacloprid
Nitenpyram
Fenobucarb
Sulfoxaflor
Pymetrozine
Buprofezin
Dinotenfuran

STT
1
2
3
4
5
6

7

Giới hạn tin cậy 95%
0,097 - 0,294
0,308 - 0,606
2,765 - 5,958
0,195 - 0,511
10,385 - 28,864
9,948 - 26,878
0,158 - 0,377

LC50 (mg/l)
0,207
0,473
4,522
0,371
20,662
19,369
0,280

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy
nâu ở một số vùng đối với hoạt chất Imidacloprid
Các quần thể rầy nâu N. lugens địa phương
được thu thập ngoài ruộng lúa ở Hưng Yên, Nam

Định, Nghệ An, Phú Yên, An Giang qua các năm
từ 2015 – 2017 và được nuôi trong phòng thí
nghiệm trên giống lúa TN1, sau 1 thế hệ sẽ tiến
hành xác định mức độ kháng của các quần thể

rầy nâu với hoạt chất Imidacloprid.

Hoạt chất Imidacloprid
180
161,768

160

Tỷ lệ kháng

140

127,971
118,294

120
100

74,425

80
58,285

60
40

2015

83,289


36,918
41,082 37,681
34,729
32,599
31,575

54,101

2016

69,328

2017

51,415

20
0

Hưng Yên

Nam Định

Nghệ An

Phú Yên

An Giang

Hình 1. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Imidacloprid

từ năm 2015 – 2017
Các thuốc trừ sâu chứa hoạt chất
Imidacloprid (nhóm neonicotinoid) được ghi nhận
là sử dụng rộng rãi để trừ rầy nâu trong nhiều
năm tại các vùng trồng lúa trong cả nước. Chúng
tôi tiến hành thí nghiệm xác định mức độ kháng
thuốc của rầy nâu trong thời gian từ 2015 -2017,

kết quả cho thấy cả hai quần thể rầy nâu ở Hưng
Yên và Nam Định có mức kháng trung bình với
hoạt chất Imidacloprid. Tỷ lệ kháng của các quần
thể rầy nâu với hoạt chất Imidacloprid biến động
trong khoảng từ 31,575 - 41,082 qua các năm.
Nhưng đối với các quần thể rầy nâu ở Nghệ An,
33


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018

Phú Yên và An Giang đã có mức kháng cao với
hoạt chất Imidacloprid. Tỷ lệ kháng của các quần
thể rầy nâu với hoạt chất Imidacloprid biến động
trong khoảng từ 51,415 - 127,971. Tuy nhiên
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ kháng của các quần thể
rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú
Yên và An Giang đều giảm dần qua các năm
theo dõi điều này có thể cho thấy xu hướng lựa
chọn của nông dân trong sử dụng hoạt chất này

trong phòng trừ rầy nâu cũng ít hơn. Theo Huỳnh
Thị Ngọc Diễm (2017) cho biết qua điều tra tại
Tỉnh Tiền Giang tỷ lệ hộ nông dân sử dụng thuốc
trừ rầy nâu có chứa hoạt chất Imidacloprid trong
3 vụ liên tiếp chỉ chiểm 0,5%.
Trong nghiên cứu này, các quần thể rầy nâu
có mức kháng trung bình đến kháng cao với hoạt
chất Imidacloprid. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Phan Văn Tương (2014), Phùng
Minh Lộc (2016), Lê Thị Diệu Trang (2012) với
chỉ số kháng biến động trong khoảng từ 26,24 210,00 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lê Thị
Kim Oanh (2011) nghiên cứu vùng đồng bằng
sông Hồng cho thấy quần thể rầy nâu Hưng Yên
đã có chỉ số kháng cao với thuốc (Ri = 42,35).
Sự khác nhau về mức độ kháng thuốc giữa các
quần thể rầy nâu địa phương có thể do tập quán
thói quen sử dụng thuốc giữa các địa phương
khác nhau về liều lượng sử dụng thuốc trên đồng

ruộng cũng như cường độ sử dụng trong cùng
một vụ lúa, nên áp lực chọn lọc của rầy nâu đối
với thuốc cũng khác nhau (Phan Văn Tương,
2014). Ngay trong nghiên cứu vùng đồng bằng
sông Hồng thì mức độ kháng của các quần thể
rầy nâu với hoạt chất Imidacloprid cũng khác
nhau (Lê Thị Kim Oanh, 2011). Ở Trung Quốc
hoạt chất Imidacloprid trừ rầy nâu bắt đầu đưa
vào sử dụng đầu những năm 1990, rầy nâu đã
xuất hiện tính kháng thuốc từ năm 2003 đến nay
và tỷ lệ kháng rất cao RR là 233,3 – 2029 trong

thời gian nghiên cứu từ năm 2012- 2014, mặc dù
hoạt chất đã hạn chế sử dụng từ năm 2006 bởi
mức độ kháng thuốc cao của rầy nâu đối với
hoạt chất này (Xiaolei Zhang et al., 2016).
3.2 Mức độ kháng thuốc của các quần thể
rầy nâu ở một số vùng đối với hoạt chất
Nitenpyram
Kết quả xác định mức độ kháng thuốc của các
quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Nitenpyram cho
thấy 2 quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định
bắt đầu hình thành tính kháng thuốc ở mức kháng
nhẹ trong hai năm 2015 – 2016. Đến năm 2017 cả
hai quần thể này đã phát triển ở mức kháng thấp
với hoạt chất Nitenpyram. Tỷ lệ kháng của các
quần thể rầy nâu với hoạt chất Nitenpyram biến
động trong khoảng từ 4,087 - 5,230.

Hoạt chất Nitenpyram
30
24,112

Tỷ lệ kháng

25

19,054

20

16,552


15

2015
2016

10

5

4,087 4,471 5,23

4,896 5,175 5,418
4,607

5,736
5,932

9,357
7,867 8,448

2017

0
Hưng Yên

Nam Định

Nghệ An


Phú Yên

An Giang

Hình 2. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Nitenpyram
từ năm 2015 – 2017
34


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018

Từ năm 2015 - 2017 các quần thể rầy nâu ở
Nghệ An, Phú Yên đã có mức kháng thấp hoạt
chất Nitenpyram với tỷ lệ kháng biến động trong
khoảng từ 5,418 - 9,357. Nhưng quần thể rầy
nâu ở An Giang đã có mức kháng trung bình
hoạt chất Nitenpyram với tỷ lệ kháng biến động
trong khoảng từ 16,552 - 24,112. Tỷ lệ kháng của
các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định,
Nghệ An, Phú Yên và An Giang đều có hiện
tượng gia tăng qua các năm (hình 2). Như vậy
trong nghiên cứu này các quần thể rầy nâu có
mức kháng nhẹ đến kháng trung bình với hoạt
chất Nitenpyram. Giống với nhận xét của Phùng
Minh Lộc (2017) cho rằng ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long các quần thể rầy nâu đã kháng
với hoạt chất Nitenpyram với chỉ số kháng biến
động từ 24,8 - 63,5. Theo nghiên cứu của Zang

et al., (2014) nguồn rầy nâu ở Trung Quốc chưa

100

xuất hiện tính kháng (RR = 0,96 – 2,4 năm 2011)
với hoạt chất Nitenpyram, kết quả này thấp hơn
mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu ở
Việt Nam.
3.3 Mức độ kháng thuốc của các quần thể
rầy nâu ở một số vùng đối với hoạt chất
Fenobucarb
Chúng tôi xác định mức độ kháng thuốc của
các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất
Fenobucarb cho thấy 2 quần thể rầy nâu ở Hưng
Yên, Nam Định có mức kháng trung bình hoạt
chất Fenobucarb với tỷ lệ kháng biến động trong
khoảng từ 23,441 - 39,827. Đối với các quần thể
rầy nâu tại Nghệ An, Phú Yên, An Giang đã có
mức kháng cao với hoạt chất Fenobucarb với tỷ
lệ kháng biến động trong khoảng từ 41,499 89,461 qua ba năm theo dõi (hình 3).

Hoạt chất Fenobucarb

89,461

85,521

82,571

Tỷ lệ kháng


80
58,301

60

52,296
46,052

40

56,013

39,827
37,959
37,232

44,111

2015

41,499

2016
28,319

23,441

27,034


2017

20
0
Hưng Yên

Nam Định

Nghệ An

Phú Yên

An Giang

Hình 3. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Fenobucarb
từ năm 2015 – 2017
Kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với
nghiên cứu của Phan Văn Tương (2014), Phùng
Minh Lộc (2016) ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long, các quần thể rầy nầu nghiên cứu đã
kháng với hoạt chất Fenobucarb với chỉ số
kháng biến động trong khoảng từ 43,06 - 128,2.
Lê Thị Kim Oanh (2011) cho biết vùng đồng
bằng sông Hồng các quần thể rầy nâu đã kháng

với hoạt chất Fenobucarb khác nhau giữa các
tỉnh nghiên cứu Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ,
Bắc Giang. Quần thể rầy nâu Hưng Yên biểu
hiện kháng cao nhất (Ri = 33,31), tiếp theo đến
các quần thể rầy nâu ở Thái Bình, Phú Thọ, Bắc

Giang với các chỉ số kháng tương ứng Ri là
28,04; 20,87 và 11,08. Như vậy so với kết quả
nghiên cứu của chúng tôi thì chỉ số kháng của
35


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018

rầy nâu đối với Fenobucarb là tăng chậm trong
thời gian nghiên cứu từ năm 2015- 2017.

cảm hoạt chất Sulfoxaflor với tỷ lệ kháng biến
động trong khoảng từ 1,226 - 2,868. Nhưng tỷ lệ
kháng của các quần thể rầy nâu này với thuốc
đều tăng nhẹ qua các năm theo dõi (hình 4).
Phùng Minh Lộc (2017) sử dụng phương pháp
nhỏ giọt để đánh giá tính kháng thuốc của rầy
nâu, cho biết tại Tiền Giang quần thể rầy nâu
vẫn mẫn cảm với hoạt chất Sulfoxaflor với chỉ
số kháng Ri năm 2015 và 2016 là 7,2 và 6,5.
Trong khi đấy ở An Giang năm 2015 chưa thể
hiện tính kháng Ri = 5,5 nhưng đến năm 2016
tính mẫn cảm giảm dần và có tính kháng thấp

3.4 Mức độ kháng thuốc của các quần
thể rầy nâu ở một số vùng đối với hoạt chất
Sulfoxaflor
Hoạt chất Sulfoxaflor là hoạt chất mới được

đăng ký sử dụng từ năm 2012 trong phòng trừ
rầy nâu, hiện nay có rất ít nghiên cứu công bố
về hiện tượng kháng thuốc của rầy nâu với hoạt
chất Sulfoxaflor. Kết quả cho thấy mức độ
kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất
Sulfoxaflor của 5 quần thể rầy nâu vẫn còn mẫn

Hoạt chất Sulfoxaflor
3,5
2,868

3
2,353

Tỷ lệ kháng

2,5
2
1,5

2,091

1,943
1,5391,447

1,563
1,377
1,226

1,752

1,493

1,725
1,426

2,2345
1,694

2015
2016
2017

1
0,5
0
Hưng Yên

Nam Định

Nghệ An

Phú Yên

An Giang

Hình 4. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Sulfoxaflor
từ năm 2015 - 2017
3.5 Mức độ kháng thuốc của các quần thể
rầy nâu ở một số vùng đối với hoạt chất
Pymetrozine

Đối với hoạt chất Pymetrozine cho thấy 3
quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ
An đã có mức độ kháng nhẹ hoạt chất
Pymetrozine với tỷ lệ kháng biến động trong
khoảng từ 2,762 - 4,896 qua các năm. Tỷ lệ
kháng của các quần thể rầy nâu này có xu
hướng tăng nhẹ qua các năm từ 2015 - 2017.
Đối với các quần thể rầy nâu ở Phú Yên, An
Giang đã kháng trung bình hoạt chất
36

Pymetrozine với tỷ lệ kháng của rầy nâu biến
động trong khoảng từ 11,263 - 25,664 (hình 5).
Hoạt chất Pymetrozine thuộc nhóm hóa học
Pyridine azomethines, lần đầu tiên được đưa vào
sử dụng năm 1993 trên thế giới. Tại Việt Nam
thuốc được đăng ký và sử dụng khoảng năm
2005 - 2006. Trong nghiên cứu này các quần thể
rầy nâu có mức kháng nhẹ đến kháng trung bình
với hoạt chất Pymetrozine. Kết quả nghiên cứu
của Phùng Minh Lộc (2016) quần thể rầy nâu đã
kháng trung bình hoạt chất Pymetrozine với tỷ lệ
kháng biến động từ 9,7 - 15,8 tại An Giang. Sự


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018

thay đổi mức độ kháng thuốc của các quần thể

rầy nâu với hoạt chất Pymetrozine giữa các vùng
có thể do mức độ sử dụng hoạt chất Pymetrozine
giữa các vùng khác nhau. Trong 5 năm gần đây

nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long quen
sử dụng hoạt chất này để trừ rầy nâu trên ruộng
khá phổ biến và nhiều lần trên vụ (Phùng Minh
Lộc, 2015; Huỳnh Thị Ngọc Diễm, 2017).

Hoạt chất Pymetrozine
30
25,664

25
Tỷ lệ kháng

20,338

20
16,321
14,209

15

15,946

2016

11,263


10
5

2015
2017

2,939
2,762

3,435

3,8724,202 4,762

4,139

4,494 4,896

0
Hưng Yên

Nam Định

Nghệ An

Phú Yên

An Giang

Hình 5. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Pymetrozine
từ năm 2015 - 2017

3.6 Mức độ kháng thuốc của các quần thể
rầy nâu ở một số vùng đối với hoạt chất
Buprofezin
Kết quả xác định mức độ kháng thuốc của
các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất
Buprofezin đến năm 2017 cho thấy quần thể rầy
nâu ở Nghệ An có mức độ kháng nhẹ hoạt chất
Buprofezin với tỷ lệ kháng biến động trong
khoảng từ 4,733 - 5,321. Hai quần thể rầy nâu ở
Hưng Yên, Nam Định có mức độ kháng thấp
hoạt chất Buprofezin với tỷ lệ kháng biến động
trong khoảng từ 6,487 - 8,390. Nhưng đối với hai
quần thể rầy nâu ở Phú Yên và An Giang đã có
mức kháng trung bình hoạt chất Buprofezin với tỷ
lệ kháng biến động trong khoảng từ 10,203 14,114 qua các năm. Tốc độ gia tăng tính kháng
của 5 quần thể rầy nâu này chậm và không ổn
định (hình 6).
Kết quả nghiên cứu của Phan Văn Tương
(2013) cho thấy quần thể rầy nâu tại Cai Lậy -

Tiền Giang vẫn chưa kháng với hoạt chất
Buprofezin. Ở hầu hết các quốc gia trồng lúa
vùng Đông Nam Á năm 2008 rầy nâu vẫn chưa
thể hiện tính kháng đối với hoạt chất
Buprofezin (Matsumura, 2008). Ở Trung Quốc
trước năm 2005 sự phát triển tính kháng thuốc
buprofezin chậm và thuốc này được sử dụng
thay thế cho Imidacloprid và Fipronil trong
phòng chống rầy nâu, nhưng đến năm 2012 ở
Trung Quốc có 4 tỉnh Gongan, Wuxi, Shaoguan

và Nanning quần thể rầy nâu đã kháng ở mức
độ cao với tỷ lệ kháng từ 160,5 - 221,6. Trong
nghiên cứu của chúng tôi quần thể rầy nâu đã
kháng nhẹ đến kháng trung bình với hoạt chất
buprofezin. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Phùng Minh Lộc (2016), các quần thể
rầy nâu đã kháng từ thấp đến trung bình với
hoạt chất buprofezin ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long với tỷ lệ kháng biến động trong
khoảng từ 6,2 – 18,7.

37


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018

Hoạt chất Buprofezin
16
14,114

14

13,152
11,422
10,918

12


11,607

Tỷ lệ kháng

10,203

10
8

7,256
6,89
6,487

7,357

8,39
7,657

2015
2016
5,321
4,903
4,733

6

2017

4
2

0
Hưng Yên

Nam Định

Nghệ An

Phú Yên

An Giang

Hình 6. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Buprofezin từ năm
2015 – 2017
3.7 Mức độ kháng thuốc của các quần thể
rầy nâu ở một số vùng đối với hoạt chất
Dinotenfuran
Đối với hoạt chất Dinotenfuran trong thời gian
từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy quần thể
rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Phú
Yên chưa kháng hoạt chất Dinotenfuran với tỷ lệ

kháng biến động trong khoảng từ 2,096 – 2,857.
Đối với quần thể rầy nâu ở An Giang đã kháng
nhẹ hoạt chất Dinotenfuran với tỷ lệ kháng biến
động trong khoảng từ 3,686 – 4,600. Tốc độ gia
tăng tính kháng của 5 quần thể rầy nâu này
chậm qua các năm theo dõi (hình 7).

Tỷ lệ kháng


Hoạt chất Dinotenfuran
5
4,5
4
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0

4,6
4,136
3,686

2,568
2,3542,407

2,678
2,096

2,65

2,3
2,15

2,857


2015

2,25 2,446 2,336

2016
2017

Hưng Yên

Nam Định

Nghệ An

Phú Yên

An Giang

Hình 7. Mức độ kháng thuốc của các quần thể rầy nâu đối với hoạt chất Dinotenfuran
từ năm 2015 - 2017
38


Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018

Hoạt chất Dinotenfuran thuộc nhóm hóa

kháng với hoạt chất Dinotenfuran với chỉ số


học Neonicotinoid, được đăng ký vào danh
mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam

kháng từ 7,1- 9,7.
3.8 So sánh mức độ kháng giữa các hoạt

năm 2004. Hoạt chất Dinotenfuran vẫn còn

chất thuốc

khá mới và có hiệu lực phòng trừ đạt khá cao
với rầy nâu trên đồng ruộng ở Tiền Giang
năm 2015 (Phùng Minh Lộc, 2016). Trong
nghiên cứu của chúng tôi quần thể rầy nâu ở
An Giang đã có mức kháng nhẹ với hoạt chất
Dinotenfuran, kết quả này phù hợp với nhận
xét của Phùng Minh Lộc (2017) sử dụng
phương pháp nhỏ giọt để đánh giá tính kháng
thuốc của rầy nâu, cho biết quần thể rầy nâu
ở An Giang đã bắt đầu xuất hiện tính kháng
nhẹ đối với Dinotenfuran với chỉ số kháng Ri
từ 10,1 – 11,8 còn ở các tỉnh Tiền Giang, Cần
Thơ thì quần thể rầy nâu chưa xuất hiện tính

Mức độ kháng của quần thể rầy nâu với 7
hoạt chất thuốc trong 3 năm theo thứ tự:
Imidacloprid > Fenobucarb > Pymetrozine >
Nitenpyram > Buprofezin > Dinotenfuran >
Sulfoxaflor (hình 8). Giá trị LC50 của 7 hoạt chất
thuốc lần lượt theo thứ tự: Fenobucarb >

Pymetrozine > Buprofezin > Imidacloprid >
Nitenpyram > Dinotenfuran > Sulfoxaflor (bảng
2). Các Hoạt chất Sulfoxaflor, Dinotenfuran độc
hơn đối với quần thể rầy nâu (giá trị LC50 thấp) và
mức độ kháng của quần thể rầy nâu với 2 hoạt
chất này cũng thấp hơn hoạt chất khác.

80
70

Tỷ lệ kháng

60
50
40
2015

30

2016
2017

20
10
0

Hình 8. So sánh mức độ kháng giữa các hoạt chất thuốc

39



Kết quả nghiên cứu khoa học

BVTV – Số 2/2018

Bảng 2. Giá trị LC50 của quần thể rầy nâu nghiên cứu với một số hoạt chất thuốc

STT

Hoạt chất

1

Imidacloprid

2

Nitenpyram

3

Fenobucarb

4

Sulfoxaflor

5

Pymetrozine


6

Buprofezin

7

Dinotenfuran

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

LC50 (mg/l) và giới

LC50 (mg/l) và giới

LC50 (mg/l) và giới

hạn tin cậy 95%

hạn tin cậy 95%

hạn tin cậy 95%

14,39
(9,36 - 18,49)


15,02
(9,12 - 19,76)

12,55
(8,15 - 16,13)

3,65

4,03

4,71

(2,35 - 4,68)

(2,67 - 5,13)

(3,09 - 5,98)

230,17

226,86

220,95

(147,99 - 296,68)

(146,63 - 291,53)

(143,25 - 283,55)


0,55

0,63

0,80

(0,35 - 0,71)

(0,39 - 0,83)

(0,52 - 1,03)

156,92

190,85

227,60

(102,35 - 200,03)

(123,44 - 244,52)

(148,18 - 281,61)

156,45

177,25

171,43


(105,04 - 198,03)

(122,08 - 222,37)

(116,76 - 236,07)

0,71

0,77

0,85

(0,47 – 0,90)

(0,52 – 0,98)

(0,59 – 1,07)

Ghi chú: Giá trị LC50 được tính là trung bình giá trị LC50 của tất cả quần thể rầy nâu theo dõi
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
Quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam Định, Nghệ
An, Phú Yên và An Giang đã xuất hiện tính kháng từ
trung bình đến kháng cao với hoạt chất Fenobucarb,
Imidacloprid. Quần thể rầy nâu đã kháng nhẹ đến
trung bình với hoạt chất Pymetrozine, Nitenpyram,
Buprofezin qua các năm từ 2015 – 2017.
Đối với hoạt chất Dinotenfuran quần thể rầy
nâu thu thập ở các tỉnh Hưng Yên, Nam Định,


4.2 Đề nghị
Các hoạt chất Fenobucarb, Imidacloprid nên
hạn chế sử dụng trong phòng trừ rầy nâu. Hoạt
chất Sulfoxaflor có thể là ưu tiên sử dụng trừ rầy
nâu hiệu quả đồng thời hạn chế sự kháng thuốc
của các quần thể rầy nâu ở các vùng trồng lúa
trọng điểm. Khuyến cáo nông dân sử dụng hoạt
chất Dinotefuran ở các tỉnh miền Bắc, miền
Trung. Các hoạt chất Pymetrozine, Nitenpyram,
Buprofezin nên sử dụng luân phiên với các hoạt
chất trừ sâu có cơ chế tác động khác nhau.

Phú Yên, Nghệ An chưa thể hiện tính kháng,
riêng quần thể rầy nâu ở An Giang bắt đầu biểu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

hiện tính kháng nhẹ.
Các quần thể rầy nâu ở Hưng Yên, Nam
Định, Nghệ An, Phú Yên và An Giang vẫn mẫn
cảm với hoạt chất Sulfoxaflor.

40

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Báo cáo tình
hình phòng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoăn
lá trên lúa ở các tỉnh, thành phía nam.


Kết quả nghiên cứu khoa học


BVTV – Số 2/2018

2. Huỳnh Thị Ngọc Diễm, Hồ Văn Chiến, Lê
Thị Diệu Trang, 2017. Nghiên cứu tính kháng
thuốc

Pymetrozine

trên

rầy

nâu

10. Hà Minh Trung, 1982. Bệnh lúa lùn xoắn lá.
NXB Nông nghiệp.

(Nilaparvata

11. Phan Văn Tương, 2014. Nghiên cứu khả

lugens Stål) tại Tiền Giang. Tạp chí bảo vệ thực

năng kháng thuốc của rầy nâu (Nilaparvata lugens

vật 5 (274): 22-39.

Stål) đối với các hoạt chất thuốc fenobucarb,


3. Phùng Minh Lộc, Trần Thanh Tùng, Lê Thị

fipronil và imidacloprid tại Đồng Bằng Sông Cửu

Diệu Trang và Taro Adati, 2015. Hiện trạng sử dụng

Long. Luận án Tiến sĩ Nônng nghiệp. Đại học Nông

thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong phòng trừ

Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

rầy nâu ở một số tỉnh đồng bằng sông cửu long.
Tạp chí bảo vệ thực vật 6 (263): 28-34.

12. Phan Văn Tương, Võ Thái Dân, Phùng Minh
Lộc, Danh Quốc An, Nguyễn Văn Hiếu, 2013. Đánh

4. Phùng Minh Lộc, Trần Thanh Tùng, Lê Thị

giá tính kháng thuốc của rầy nâu (Nilaparvata

Diệu Trang, Hồ Thị Thu Giang và Taro Adati, 2016.

lugens Stål) đối với hoạt chất Buprofezin và hỗn

Đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy nâu (Nilaparvata

hợp Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl. Tạp chí bảo


lugens Stål.) hại lúa của các thuốc trừ sâu. Tạp chí

vệ thực vật 4: 33 -37.

bảo vệ thực vật 2 (265): 30-39.

13. Matsumura M., Takeuchi H., Satoh M.,

5. Phùng Minh Lộc, Trần Thanh Tùng, Hồ Thị

Sanada-Morimura S., Watanabe T. And Dinh VT.,

Thu Giang và Taro Adati, 2016. Hiện trạng kháng

2008. Species-specific insecticide resistance to

thuốc trừ sâu của rầy nâu (Nilaparvata lugens) tại

imidacloprid and fipronil in the rice planthoppers

Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí bảo vệ thực vật

Nilapavarta lugens and Sogatella furcifera in East

số 4 (267), trang 37 - 42.

and South-east Asia, Pesticide

6. Phùng Minh Lộc, Trần Thanh Tùng, Võ Thái
Dân, Nguyễn Hoàng Chương và Taro Adati, 2017.


Management

Science 64, pp. 1115 - 1121.
14. Shen, J.L., Wu, Y.D., 1995. Insecticide

Theo dõi tính mẫn cảm của rầy nâu Nilaparvata

Resistance

lugens Stål (Hemiptera: Delphacidae) hại lúa đối

Management. China Agricultural Press, Beijing,

với các hoạt chất thế hệ mới ở đồng bằng sông

China, pp. 259 - 280.

Cửu Long. Tạp chí bảo vệ thực vật số 3 (272)
trang 40 - 44.
7. Nguyễn

15. Xiaolei

in

Cotton

Zhang,


Xun

Bollworm

Liao,

and

Kaikai

its

Mao,

Kaixiong Zhang, Hu Wan, Jianhong Li. (2016)
Nhung,

Insecticide resistance monitoring and correlation

Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Ngọc Hân (2002).

Thị

Me,

Nguyễn

Thị

analysis of insecticides in field populations of the


Kết quả xác định tính kháng thuốc của rầy nâu

brown planthopper Nilaparvata lugens (stål) in

hại lúa ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.

China 2012–2014. Pesticide Biochemistry and

Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật

Physiology 132, pp. 13-20.

2000 – 2002, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
trang 86 - 94.
8. Lê Thị Kim Oanh, Tào Minh Tuấn, Nguyễn
Thị Ngọc, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu

16. Zang, X., Liu, X., Zhu, F., Li, J., You, H., Lu
P., 2014. Field evolution of insecticide resistance
in the brown planthopper (Nilaparvata lugens) in
China. Crop Protection. Vol. 58, pp. 61 - 66.

Hằng, Lê Thế Anh và Hà Minh Thành, 2011.

17. Zhuang, Y.L., Shen, J.L., 2000. A method

Nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu ở các

for monitoring of resistance to buprofezin in brown


tỉnh đồng Bằng Sông Hồng. Tạp chí bảo vệ thực

planthopper

vật số 2 (236): 11 – 18.

Agriccultural University 23, pp. 114 - 117 .

(in

Chinese).

Joural

of

Nanjing

9. Lê Thị Diệu Trang, 2012. Hội nghị Khoa học
Nông nghiệp CAAB. Trường đại học Cần Thơ

Phản biện: TS. Nguyễn Thị Nhung

41



×