Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ĐỊNH TỘI DANH TỘI BUÔN LẬU THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.18 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LONG BÌNH

ĐỊNH TỘI DANH TỘI BUÔN LẬU
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LONG BÌNH

ĐỊNH TỘI DANH TỘI BUÔN LẬU
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Đức Hạnh

HÀ NỘI, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đức Hạnh. Nội dung
và các kết luận trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
hoàn toàn trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Nguyễn Thị Long Bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH TỘI
DANH TỘI BUÔN LẬU ...........................................................................................7
1.1. Những vấn đề lý luận về định tội danh tội buôn lậu ........................................7
1.2. Pháp luật về định tội danh tội buôn lậu……………………………………22
Chương 2: TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU VÀ THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH
TỘI BUÔN LẬU TẠI TP HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về tình hình tội phạm buôn lậu trên địa bàn TP.HCM ..................38
2.2. Thực tiễn định tội danh tội buôn lậu trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh từ năm
2014 – 2018……………………………………………………………………..42
Chương 3:CÁC GIẢI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỊNH TỘI DANH TỘI BUÔN LẬU
3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng định tội danh tội buôn lậu............................... 63
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh tội buôn lậu…..................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCA

: Bộ Công an

BLHS

: Bộ luật hình sự.

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự.

CQĐT

: Cơ quan Điều tra

CTTP

: Cấu thành tội phạm.

TANDTC

: Tòa án Nhân dân tối cao

TNHS


: Trách nhiệm hình sự.

VKSNDTC

: Viện Kiểm Sát Nhân dân tối cao

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả phát hiện tội phạm kinh tế của lực lượng Cảnh sát Kinh tế
Công an Tp.Hồ Chí Minh từ 2014 -2018 ....................................................... 41
Bảng 2.2. Tình hình tội phạm về buôn lậu trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh từ
2014 -2018....................................................................................................... 41
Bảng 2.3. Thống kê kết quả phát hiện xử lý phạm pháp buôn lậu của Lực
lượng CSKT Công an Tp.HCM từ năm 2014 -2018...................................... 42
Bảng 2.4. Bảng mức độ tăng, giảm của các vụ án về buôn lậu và số bị cáo
phạm tội buôn lậu đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân Tp.Hồ Chí Minh. ........ 43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian gần đây, tình trạng buôn lậu ngày càng diễn biến phức tạp với
công nghệ ngày càng hiện đại, kẻ phạm tội đã lợi dụng triệt để để phục vụ cho hành
vi phạm tội của mình với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đặc biệt, Việt Nam với vị trí
địa lý thuận lợi, địa hình phức tạp, có đường biên giới dài (trên đất liền và biển)
giáp với nhiều nước và với địa hình biên giới hiểm trở nên tình trạng buôn lậu trở

nên phổ biến. Tội phạm buôn lậu đã gây ra những hậu quả, tác hại to lớn, làm suy
yếu các ngành công nghiệp, sản xuất; giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng tới
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gây thiệt hại cho các đơn vị sản
xuất, kinh doanh và cho cả người tiêu dùng. Tội phạm này còn tác động xấu đến
môi trường cạnh tranh và phát triển lành mạnh của nền kinh tế, làm giảm sút lòng
tin của người tiêu dùng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Và điều đó làm cho
các nhà đầu tư trong nước thiếu an tâm khi đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thêm vào đó, do đặc thù về chính sách thuế nhập khẩu của nước ta nên việc
nhập lậu hàng hóa qua biên giới vào nước ta đã đem lại lợi nhuận khổng lồ, càng
kích thích thêm cho hành vi buôn lậu. Đặc biệt, từ khi Luật Doanh nghiệp được ban
hành, việc thành lập doanh nghiệp ngày càng trở nên “thoáng”, tạo điều kiện cho
hàng chục nghìn doanh nghiệp được thành lập thêm cho mỗi năm. Đây là một thuận
lợi góp phần cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nhưng cũng là gánh năng cho
công tác quản lý nhà nước khi mà số lượng doanh nghiệp quá lớn, việc thành lập
doanh nghiệp quá dễ dàng và nhanh chóng. Lợi dụng vào sự thông thoáng của chính
sách thành lập doanh nghiệp, một số người đã tiến hành thành lập doanh nghiệp
“ma” với mục đích hợp thức hóa cho việc nhập lậu hàng hóa, thiết bị, khiến thực
trạng buôn lậu càng thêm phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.
Từ năm 2018, thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 có
hiệu lực, quan điểm về tôi phạm buôn lậu đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, luật hình
sự đã bổ sung thêm hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Điều này đã
giúp các cơ quan tố tụng có thêm nhiều hành lang pháp lý để định tội danh tội buôn

1


lậu cũng như phòng, chống tội phạm buôn lậu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy công tác đấu tranh đối với tội phạm buôn lậu không hề dễ dàng hơn khi mà các
thủ đoạn thực hiện tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Theo Bộ luật Hình sự, tội phạm
buôn lậu phải được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Mua hoặc bán hàng

hóa qua biên giới không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép
xuất, nhập khẩu và các quy định khác của hải quan; mua bán hàng hóa đúng với
giấy phép nhưng kê khai không đúng số lượng; giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng,
tiền… hoặc đi qua đường mòn, lối mởi, đi vòng đường biển vào đất liên không qua
cảng, cửa khẩu để tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế, để xác định một hành vi là tội phạm buôn lậu phân
biệt với các tội phạm khác, ví dụ như: Tội vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên
giới, Tội trốn thuế, Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm cũng là một vấn đề vẫn còn
gây tranh cãi. Trên thực tế xét xử vẫn còn có sự chưa thống nhất về việc định tội
danh đối với tội phạm này, mà điển hình là vụ án Nguyễn Minh Hùng – Tổng Giám
đốc Công VN Pharma và đồng phạm nhập thuốc ung thư giả mà thời gian qua
TAND TP.HCM đã đưa ra xét xử. Việc định tội danh đúng đối với tội phạm buôn
lậu sẽ có nghĩa rất lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và nâng cao hơn nữa việc đấu
tranh, phòng chống với loại hình tội phạm này hiệu quả. Ngược lại nếu việc định
danh tội phạm này không đúng cũng sẽ gây ra những tiền lệ xấu cho công tác điều
tra, truy tố, xét xử, gây ra sự bất nhất giữa quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng dẫn đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cũng sẽ không đạt được
những kết quả như mong đợi. Qua nghiên cứu cho thấy hoạt động định tội danh tội
buôn lậu có những khó khăn, hạn chế nhất định. Bên cạnh đó một số quy định của
pháp luật vẫn còn chưa hoàn chỉnh, đi kịp với sự phát triển đã tạo kẽ hở cho tội
phạm lợi dụng, các tội phạm hoạt động rất tinh vi, phức tạp, mặt khác cũng có một
số nguyên nhân xuất phát từ ý chí chủ quan của Người định tội.
Thành phố Hồ Chí Minh đã được Trung ương xác định là đầu tàu kinh tế của
cả nước với tỷ trọng đóng góp ngân sách cho cả nước lớn nhất. Cùng với thị trường
kinh tế vô cùng năng động, thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung nhiều vụ

2


án về kinh tế, trong đó có tội phạm về buôn lậu, buôn bán hàng giả nhiều nhất và

phức tạp nhất nước.
Xuất phát từ thực tế và từ những yêu cầu nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài:
"Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn thạc sỹ Luật học. Đề tài sẽ góp phần làm rõ về
hoạt động định tội danh tội Buôn lậu theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ việc tổng hợp, phân tích về thực tiễn
điều tra, truy tố, xét xử đối với loại tội phạm này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh để đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả,
chất lượng định tội danh tội buôn lậu tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng
như cả nước nói chung. Từ việc nâng cao hiệu quả, chất lượng định tội danh tội
buôn lậu cũng góp phần nâng cao công tác đấu tranh phòng chống tội buôn lậu trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Định tội danh là một đề tài không mới trong hệ thống nghiên cứu pháp lý về
hình sự, tuy nhiên, do sự phát triển không ngừng của xã hội, của khoa học kỹ thuật
nên phương thức phạm tội ngày càng tinh vi, phức tạp và luôn biến đổi, chính vì
vậy, định tội danh đặc biệt là các tội danh về kinh tế luôn là một đề tài thời sự. Theo
tìm hiểu của tác giả, kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực, đã có nhiều
công trình nghiên cứu của nhiều tác giả tiếp cận đề tài tội buôn lậu dưới nhiều góc
độ khác nhau. Nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu đó chỉ tiếp cận ở góc độ
nghiên cứu chung về tội phạm buôn lậu theo pháp luật hình sự Việt Nam; về đấu
tranh phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng
giả chứ chưa đi chuyên sâu về vấn đề định tội danh. Điển hình là các công trình
nghiên cứu của các tác giả sau:
- PTS Lê Thanh Bình, “Chống buôn lậu và gian lận thương mại”, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia năm 1998.
- Trần Đình Hòa, luận án tiến sĩ “Tổ chức hoạt động điều tra của lực lượng
cảnh sát nhân dân đối với vụ án buôn lậu”, Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2001.

3



- Hoàng Anh Tuấn, luận văn Thạc sĩ “Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn
lậu ở nước ta – Thực trạng và giải pháp “, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2003.
- Nguyễn Thị Vui, luận văn thạc sĩ “Tội buôn lậu trong luật hình sự Việt
Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang), Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2014.
- Dương Xuân Sinh, luận văn thạc sĩ “Điều tra các vụ án buôn lậu của cơ
quan Hải quan”, Học viện Khoa học xã hội năm 2016;
- Ngô Thị Thùy Trang, luận văn Thạc sĩ “Đấu tranh phòng chống tội phạm
buôn lậu trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh”, Trường Đại học Cảnh sát TP.Hồ Chí Minh
năm 2019;
Ngoài ra, còn có một số bài viết về tội phạm buôn lậu đăng trên các báo, tạp
chí; một số luận văn khác nghiên cứu về định tội danh của các tội phạm như giết
người; các tội phạm về ma túy; về tội hủy hoại tài sản… Tuy nhiên, nghiên cứu
riêng về định tội danh tội buôn lậu vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
sâu.
Như vậy, tuy đã có nhiều tác giả nghiên cứu về một số nội dung có liên quan
đến đề tài nhưng hầu hết chỉ tiếp cận ở góc độ chung về tội phạm buôn lậu, về gian
lận thương mại hoặc nếu có đi sâu về định tội danh thì cũng chưa đi vào định tội
danh tội buôn lậu.
Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về đề tài định
tội danh tội buôn lậu vì vậy Tác giả đã thực hiện đề tài trên tinh thần có sự tiếp thu,
kế thừa những điểm phù hợp từ các công trình nghiên cứu trước đó để phát triển,
làm sáng tỏ thêm cho mục đích nghiên cứu của đề tài định tội danh tội buôn lậu từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh và đề tài này không trùng với đề tài nghiên cứu
nào về tội buôn lậu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu việc định danh tội phạm buôn lậu theo Bộ luật Hình sự hiện

hành thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đối với

4


loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2014-2018.
Đồng thời, đề tài sẽ phân tích nhằm làm rõ nhữn vấn đề còn khó khăn, hạn chế,
trong pháp luật cũng như trong thực tiễn việc định tội danh đối với tội phạm Buôn
lậu tại Tp.Hồ Chí Minh. Từ đó, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp
luật định tội danh tội buôn lậu và góp phần nâng cao hoạt động định tội danh tội
buôn lậu trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh được chính xác.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về cấu thành của tội buôn
lậu, đặc điểm của tội buôn lậu và phương thức định danh về tội buôn lậu theo pháp
luật Hình sự nước Việt Nam.
Khảo sát, đánh giá và những khó khăn của pháp luật Việt Nam liên quan đến
hoạt động định danh tội phạm buôn lậu, thông qua việc định tội danh tội phạm buôn
lậu trong một số vụ án điển hình đã điều tra, truy tố, xét xử tại địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh những năm gần đây.
Từ đó, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về tội buôn lậu
cũng như định tội danh tội buôn lậu và góp phần nâng cao hoạt động định tội danh
tội buôn lậu trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh được chính xác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu, khảo sát trong phạm vi quy định của Bộ luật Hình
sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017 về định tội danh tội Buôn lậu trong phạm vi địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
từ năm 2014 đến năm 2018. Các số liệu sử dụng trong đề tài dựa trên số liệu về thụ
lý điều tra, truy tố, xét xử về tội buôn lậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
trong khoảng thời gian 05 năm (từ 2014 đến 2018) của Công an Thành phố Hồ Chí
Minh và Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các số liệu đã được công bố

trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, luận văn này sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích, so sánh, hệ

5


thống, phương pháp phân tích lịch sử cụ thể kết hợp với lý luận thực tiễn… để giải
quyết những vấn đề đặt ra từ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt khoa học:
Nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng
pháp luật trong việc định tội danh tội buôn lậu theo quy định của pháp luật Việt
Nam; phân tích những khó khăn, hạn chế trong hệ thống pháp luật Việt Nam và
trong áp dụng thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, từ đó rút ra những kinh nghiệm và
có hướng hoàn thiện, bổ sung pháp luật Việt Nam.
Về mặt thực tiễn:
Góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong các quy định về tội
phạm buôn lậu, về việc định tội danh buôn lậu trong thực tiễn. Đây có thể sẽ là một
tài liệu tham khảo đối với cơ quan hữu quan khi nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp
luật, trong việc áp dụng vào thực tiễn việc định danh tội buôn lậu của các cơ quan
tiến hành tố tụng, góp phần vào đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội
buôn lậu nói riêng.
Đây cũng có thể được xem là tài liệu tham khảo đối với hoạt động nghiên
cứu, giảng dạy, đào tạo.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về định tội danh tội buôn lậu

Chương 2: Thực tiễn tình hình định tội danh và định tội danh tội buôn lậu tại
Tp.Hồ Chí Minh.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh tội buôn
lậu.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI
DANH TỘI BUÔN LẬU
1.1. Những vấn đề lý luận về định tội danh tội buôn lậu
1.1.1 Khái niệm định tội danh tội buôn lậu
Định tội danh là một trong những hoạt động của việc áp dụng pháp luật hình
sự. Pháp luật hình sự bao gồm một hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về tội
phạm và hình phạt. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự là quá trình xem xét hành vi
của một người, một pháp nhân có phải là tội phạm không, nếu có thì là tội phạm gì,
được quy định tại điều, khoản nào của BLHS, có căn cứ để miễn trách nhiệm hình
sự hay miễn hình phạt không, nếu không thì phải chịu hình phạt như thế nào. Trong
quá trình đó, việc xem xét để xác định hành vi của một người, một pháp nhân phạm
tội gì, theo điều, khoản nào của BLHS là hoạt động định tội danh, hoạt động này
diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là quá trình định tội danh.
Có thể nói hiện nay, trong Khoa học hình sự Việt Nam có nhiều quan điểm
về khái niệm định tội danh nói chung, điển hình như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về
mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã
được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được quy định trong quy
phạm pháp luật hình sự” [39, tr 9,10].
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Định tội danh là một quá trình logic nhất định,
là hoạt động của cán bộ có thẩm quyền trong việc xác nhận sự phù hợp giữa trường

hợp phạm tội cụ thể đang xem xét với các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm
được quy định trong quy phạm pháp luật thuộc Phần các tội phạm Bộ luật hình sự”
[9, tr 90-91]
Quan điểm thứ ba cho rằng: “định tội danh là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt
động đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm với các
dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được mô tả quy định trong Bộ Luật Hình
sự để xác định tội phạm đã xảy ra và người phạm tội, cũng như xác định không có

7


tội phạm xảy ra hoặc không có người phạm tội hoặc người bị tình nghi không phải
là người thực hiện tội phạm (tức họ không phạm tội) bằng việc ra kết luận bằng văn
bản áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự của Cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong tố tụng hình sự”. [15, tr 8]
Và nhiều quan điểm khác, tuy nhiên về cơ bản được hiểu định tội danh là
một quá trình logic, là quá trình so sánh, đối chiếu, tìm sự phù hợp giữa hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện với các dấu hiệu pháp lý của một tội phạm cụ thể
được quy định trong BLHS. BLHS quy định các yếu tố cấu thành của các tội phạm
cụ thể mà dựa vào đó người áp dụng pháp luật, người bào chữa so sánh với hành vi
nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã thực hiện, tìm ra sự phù hợp giữa chúng để xác định
hành vi đã thực hiện phạm tội gì, theo điều, khoản nào của BLHS.
Vì định tội danh là quá trình tư duy logic, nên nó bao gồm các bước (các giai
đoạn) có mối quan hệ chặt chẽ, được thực hiện đồng thời và xen kẽ nhau.
Cụ thể là:
- Xác định đầy đủ, chính xác các tình tiết thực tế của vụ án, phản ánh đúng
thực tế khách quan.
- Nhận thức chính xác nội dung các quy phạm pháp luật hình sự, các dấu
hiệu pháp lý của từng cấu thành tội phạm cụ thể.
- So sánh, đối chiếu các tình tiết của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực

hiện với các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm cụ thể, tìm ra sự phù hợp giữa
chúng.
- Rút ra kết luận về sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực
hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS và ra văn
bản áp dụng pháp luật.
Quá trình định tội có thể do các chủ thể khác nhau tiến hành, trong đó việc
định tội của các cơ quan tiến hành tố tụng (CQĐT, VKS, TA) có ý nghĩa quan trọng
đặc biệt. Kết quả của việc định tội do các cơ quan này thực hiện được thể hiện ở các
quyết định tố tụng, như: Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị
can, đình chỉ điều tra miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can, kết luận điều tra đề

8


nghị truy tố của CQĐT; quyết định đình chỉ vụ án miễn trách nhiệm hình sự, quyết
định truy tố bằng bản cáo trạng của Viện Kiểm sát, bản án kết tội của Toà án... Định
tội của người bào chữa có ý nghĩa trong việc tranh tụng với đại điện Viện kiểm sát
và là cơ sở để Tòa án xem xét, kết tội bị cáo.
Với những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm về định tội danh như
sau: Định tội danh là hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự do
các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng thực hiện, được thể hiện trên cơ sở xác
định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được
thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành
tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một cấu thành
tội phạm nhất định với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm trong các giai đoạn tố
tụng do pháp luật quy định góp phần giải quyết vụ án hình sự.
Từ các phân tích khái niệm chung về định tội danh như trên thì có thể hiểu
đối với hoạt động Định tội danh tội buôn lậu là hoạt động nhận thức, áp dụng pháp
luật hình sự trên cơ sở xác định đầy đủ các hành vi khách quan, chủ thể, khách thể
theo cấu thành chung của tội phạm cũng như cấu thành riêng biệt của tội buôn lậu

để xác định hành vi nguy hiểm của các chủ thể đó có phải là tội buôn lậu hay
không, hậu quả đến đâu, trách nhiệm hình sự tới đâu…
Từ cơ sở khái niệm chung về định tội danh thì chúng ta có thể khái quát về
định tội danh tội buôn lậu như sau: " Định tội danh tội buôn lậu là hoạt động của cơ
quan, người có thẩm quyền hoặc do những người bào chữa, người bảo vệ quyền vì
lợi ích của đương sự.. đối chiếu hành vi mà bị can, bị cáo đã thực hiện trên thực tế
với hành vi được mô tả trong cấu thành tội buôn lậu được quy định trong Bộ luật
hình sự để khẳng định hành vi của bị can, bị cáo đã thực hiện có phạm tội buôn lậu
hay không nhằm thực hiện các chức năng tố tụng hình sự của chủ thể định tội, thực
hiện quyền và nghĩa vụ của họ"
1.1.2. Đặc điểm của định tội danh tội buôn lậu
Từ khái niệm chung về định tội danh và định tội danh tội buôn lậu nói riêng,
chúng ta có thể thấy các đặc điểm như sau: Định tội danh là hoạt động áp dụng pháp

9


luật hình sự bao gồm việc tiến hành đồng thời 3 quá trình:
Thứ nhất: Xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế đã xảy ra đối với
vụ án buôn lậu;
Thứ hai: Nhận thức đúng nội dung của các quy định trong BLHS về tội buôn
lậu;
Thứ ba: Lựa chọn đúng quy phạm pháp luật hình sự để đối chiếu chính xác,
đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm đó với các
tình tiết của hành vi được thực hiện trong thực tế.
Như vậy quá trình định tội danh cũng như định tội danh tội buôn lậu bao
gồm 3 giai đoạn cơ bản:
-

Làm sáng tỏ những dấu hiệu chung đặc trưng nhất của hành vi, cụ thể ở đây


là buôn lậu
-

Làm sáng tỏ hành vi phạm tội đó thuộc loại tội phạm nào và được quy định

ở chương nào, điều nào của Bộ luật hình sự
-

Chỉ rõ cấu thành tội phạm về tội cụ thể nào được áp dụng về mặt khách thể,

chủ quan, mặt khách quan và chủ quan của tội phạm. [9,tr. 92,93,102-105]
Như vậy, từ việc phân tích các đặc điểm chung về với định tội danh thì hoạt
động định tội danh tội buôn lậu nói riêng thì có thể rút ra các đặc điểm như sau: đó
là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự để xác định hành vi khách quan đã xảy ra đó
có là hành vi nguy hiểm cho xã hội và có đủ các yếu tố cấu thành tội buôn lậu hay
không, bao gồm việc tiến hành đồng thời 3 quá trình:
Thứ nhất: xác định đúng, khách quan các tình tiết thực tế vụ án buôn lậu;
Thứ hai: nhận thức đúng nội dung của các quy định trong BLHS bao gồm
phần chung và phần quy định về tội buôn lậu;
Thứ ba: lựa chọn đúng quy phạm pháp luật hình sự để đối chiếu chính xác,
đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm đó với các
tình tiết của hành vi được thực hiện trong thực tế:
Xem xét về thời điểm xảy ra hành vi buôn lậu: điều này quan trọng trong
thời điểm chuyển giao giữa BLHS năm 1999, sửa đổi 2009 và BLHS năm 2015, sửa

10


đổi 2017. Áp dụng nghị quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về việc thi hành

BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với nhiều quy định có lợi cho người
phạm tội;
So sánh, đối chiếu với các quy phạm pháp luật cũ, mới để lựa chọn định tội
danh đúng, nếu hành vi khách quan, khách thể… đó đã được hủy bỏ, thay đổi, có
dấu hiệu của một tội phạm khác thì phải thực hiện việc đình chỉ hoặc đổi tội danh
cho bị can bị cáo.
Ví dụ: tội buôn lậu trong BLHS 2015 quy định tại điều 188 đã bỏ hoàn toàn
hàng cấm ra khỏi điều luật mà hành vi khách quan chỉ là buôn bán trái phép hàng
hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Còn hàng cấm
được quy định riêng ở điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm). Tại BLHS 1999
quy định tội buôn lậu tại điều 153, tại điểm c khoản 1 nêu là hàng cấm, quy định
này trùng lặp với điều 155 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm).
Do vậy, nếu vụ án đã được khởi tố trước ngày luật này có hiệu lực nhưng chưa giải
quyết xong thì có thể xem xét đổi tội danh cho bị can bị cáo theo đúng quy định của
BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Như vậy quá trình định tội danh tội buôn lậu cần chú ý các yếu tố:
- Làm sáng tỏ những dấu hiệu chung đặc trưng nhất của hành vi buôn lậu:
- Làm sáng tỏ hành vi nguy hiểm cho xã hội đó thuộc tội buôn lậu quy định
ở điều nào, khoản nào của BLHS, ngoài ra có những quy phạm pháp luật
nào hướng dẫn áp dụng cụ thể;
-

Chỉ rõ các dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm buôn lậu (dấu hiệu
định tội và dấu hiệu định khung)

[9, tr. 112-114], [14, tr. 31-33].
1.1.3 Nội dung của định tội danh tội buôn lậu
Định tội danh là một quá trình gồm nhiều bước, là quá trình trình xác định sự
đồng nhất của các tình tiết cơ bản, điển hình nhất của một hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm nào đó được quy

định trong pháp luật hình sự, bao gồm các nội dung:

11


Thứ nhất: Xác định quan hệ xã hội nào đã bị tác động bởi hành vi vi phạm
pháp luật được quy định tại phần các tội phạm của BLHS. Nói cách khác là xác
định khách thể của tội phạm được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
Trong các loại khách thể của tội phạm (khách thể chung, khách thể loại, khách thể
trực tiếp) thì xác định khách thể trực tiếp của tội phạm có ý nghĩa để xác định tội
phạm cụ thể vì khách thể trực tiếp của tội phạm chính là dấu hiệu của cấu thành tội
phạm cụ thể. Một tội phạm cụ thể có thể có một khách thể trực tiếp, nhưng cũng
có thể có nhiều khách thể trực tiếp. Trong nhiều trường hợp, việc xác định khách
thể của tội phạm được thực hiện thông qua việc xác định đối tượng tác động của
tội phạm. Do vậy, xác định đối tượng tác động của tội phạm có ý nghĩa trong việc
định tội. Ví dụ, tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
(Điều 303 BLHS), tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS),
tội huỷ hoại rừng (Điều 243 BLHS), tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự (Điều 413 BLHS).
Trong trường hợp có sự nhận thức sai lầm của một người về khách thể của
tội phạm thì việc định tội phải tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu người thực hiện
hành vi không có ý định xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
nhưng thực tế đã xâm hại đến khách thể của tội phạm thì về nguyên tắc, người thực
hiện hành vi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng với lỗi vô ý.
Nếu người thực hiện hành vi cho rằng mình xâm hại đến khách thể của tội phạm
nhưng thực tế không gây thiệt hại được vì không có đối tượng hoặc đối tượng
không có những đặc tính mà người thực hiện hành vi tưởng là có thì việc định tội
phải căn cứ vào đặc điểm các dấu hiệu của từng cấu thành tội phạm cụ thể (có thể
người thực hiện hành vi phạm tội hoặc không phạm tội).
Vậy, với tội buôn lậu để xác định quan hệ bị tác động thì người định tội cũng

đi theo trình tự đầu tiên là xác định quan hệ xã hội bị tác động hay là khách thể bị
tác động là hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về ngoại thương, xuất nhập khẩu;
đối tượng tác động trực tiếp được quy định rõ trong quy định của BLHS về tội buôn
lậu.

12


Thứ hai: Xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là hành vi
gì, mức độ tác động, bằng phương thức, thủ đoạn nào…hành vi đó được quy định
trong BLHS hay không, hậu quả của hành vi đó đến đâu, chủ thể thực hiện là cá
nhân hay pháp nhân thương mại, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Hành
vi nguy hiểm cho xã hội (hành vi khách quan của tội phạm) là dấu hiệu bắt buộc
trong tất cả các cấu thành tội phạm. Để xác định hành vi thực tế do một người hoặc
một pháp nhân thực hiện phạm tội gì, người định tội phải đối chiếu hành vi đã thực
hiện của người đó hoặc của pháp nhân đó với dấu hiệu hành vi khách quan của cấu
thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS, xác định xem hành vi đã thực
hiện có phù hợp với dấu hiệu hành vi được quy định trong điều luật cụ thể của
BLHS không. Trên cơ sở đó rút ra kết luận về việc người hoặc pháp nhân thực hiện
hành vi phạm tội gì, theo điều, khoản nào của BLHS. Trong trường hợp một điều
luật trong Phần các tội phạm của BLHS quy định về tội phạm có nhiều hành vi, khi
định tội cần chú ý một số vấn đề sau:
- Trường hợp một người hoặc một pháp nhân chỉ thực hiện một trong các
hành vi phạm tội được quy định tại điều luật đó thì định tội với tên tội danh về hành
vi phạm tội đã thực hiện theo điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người chỉ mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất
ma túy thì chỉ định tội về tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất
ma túy theo Điều 253 BLHS mà không định tội là tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
- Nếu một người hoặc một pháp nhân thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà

các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để
thực hiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi phạm tội kia), thì định tội với tên tội
đầy đủ đối với tất cả các hành vi đã được thực hiện theo điều luật tương ứng.
Ví dụ: Một người mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma
túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ tiền chất đó, thì định tội với
tên tội danh là mua bán, vận chuyển, tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái
phép chất ma túy theo Điều 253 BLHS.

13


-Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà các hành vi đó
độc lập với nhau, thì phải định tội về tất cả các tội mà người ấy đã thực hiện.
Ví dụ: Một người mua bán trái phép hêrôin bị bắt, khi khám nhà phát hiện
người đó còn có hành vi sản xuất thuốc phiện. Trong trường hợp này người phạm
tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều
251BLHS và tội sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 248 BLHS.
- Trên thực tế, một hành vi có thể cấu thành nhiều tội khác nhau. Đây là
những trường hợp hành vi cụ thể cấu thành nhiều tội. Về nguyên tắc, khi hành vi
cấu thành nhiều tội thì phải định tội về nhiều tội. Nếu một hành vi thỏa mãn dấu
hiệu cấu thành hai tội phạm cụ thể độc lập. Ví dụ: Hành vi giết người để lấy tài sản.
Phải định tội người thực hiện hành vi phạm hai tội là giết người (Điều 123 BLHS)
và cướp tài sản (Điều 168 BLHS). Nếu một hành vi vừa thoả mãn một cấu thành tội
phạm cụ thể, vừa thoả mãn cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm khác. Ví dụ:
Nhân viên hải quan nhận hối lộ để cho người khác mang hàng qua biên giới trái
phép. Phải định tội hành vi của nhân viên hải quan về hai tội: Nhận hối lộ và đồng
phạm tội buôn lậu. Nếu một hành vi đồng thời thoả mãn hai cấu thành tội phạm của
hai hành vi đồng phạm khác nhau. Ví dụ: Cho người khác mượn vũ khí để giết
người và chiếm đoạt tài sản. Phải định về hai tội với vai trò là người giúp sức giết
người và giúp sức cướp tài sản.

Với tội phạm buôn lậu là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là xuất
nhập khẩu thì người định tội cần xác định rõ hành vi nào của người phạm tội, pháp
nhân thương mại phạm tội là nguy hiểm cho xã hội là trái pháp luật, hành vi được
thực hiện ra sao, phương thức thủ đoạn như thế nào phải phù hợp với quy định của
BLHS, trình tự, thủ tục phải đảm bảo theo quy định của BLTTHS, đặc biệt là trong
quá trình thu thập chứng cứ chứng minh hành vi nguy hiểm cho xã hội đó là phạm
tội buôn lậu, ví dụ hành vi giả mạo hợp đồng, giả mạo giấy phép để nhập khẩu, hay
hành vi khai báo gian dối (tăng, bớt, khai sai về tên hàng hóa…) để nhập
khẩu…phải được cụ thể, rõ ràng…
Thứ ba: Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi được coi là dấu hiệu cơ

14


bản, quan trọng nhất, sau đó sẽ xem xét đến các dấu hiệu như: tính có lỗi (lỗi cố ý,
lỗi vô ý), tính trái pháp luật hình sự, tính phải chịu trách nhiệm hình sự (chịu hình
phạt). Xác định lỗi cố ý hoặc vô ý là điều kiện bắt buộc để có thể truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với một người. Khi xác định lỗi của người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội làm căn cứ để định tội cần chú ý: Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt
chủ quan của tội phạm. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thường có xu
hướng chối tội, không thừa nhận lỗi của mình khi các cơ quan có thẩm quyền chưa
chứng minh được lỗi của người đó.
Xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chủ yếu phải
thông qua xác định các tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm như công cụ,
phương tiện thực hiện hành vi, vị trí tác động của công cụ, phương tiện; thời gian,
địa điểm, hoàn cảnh nơi xảy ra vụ việc; đồng thời, phải thông qua đánh giá thái độ
tâm lý của người thực hiện hành vi trước, trong và sau khi có hậu quả nguy hiểm
cho xã hội xảy ra; trình độ, kiến thức mà người đó được đào tạo; mối quan hệ của
người thực hiện hành vi với nạn nhân (nếu có) và những người xung quanh, những
yếu tố khác thuộc về nhân thân của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ...

Đối với tội buôn lậu, lỗi của chủ thể phạm tội buôn lậu được xác định là lỗi
cố ý trực, chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được xác định là buôn lậu
nhận thức được hành vi sai trái, biết trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra
đối với hành vi hay chuỗi hành vi mà mình thực hiện. Như vậy nếu xác định chủ thể
thực hiện hành vi với lỗi vô ý thì không thể định tội danh tội buôn lậu mà phải xem
xét đủ các yếu tố cấu thành một tội khác không hay phải tuyên bố họ không phạm
tội. Từ việc xác định lỗi này của chủ thể tội phạm tội buôn lậu căn cứ vào quy định
pháp luật về tội buôn lậu và xác định trách nhiệm pháp lý hình sự của chủ thể.
Thứ tư:. Xác định hậu quả của tội phạm khi định tội trong trường hợp dấu
hiệu hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, trường hợp này cần chú ý nếu tội
phạm có cấu thành vật chất (có dấu hiệu hậu quả) và thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp,
nếu hậu quả của tội phạm không xảy ra thì người thực hiện hành vi vẫn có thể phải
chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

15


Nếu tội phạm thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý thì nói chung, người thực
hiện hành vi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có hậu quả của tội phạm xảy ra.
Xác định dấu hiệu công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian,
địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm khi định tội trong một số trượng hợp tội
phạm có dấu hiệu công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa
điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm làdấu hiệu bắt buộc. Trong những trường hợp
đó, việc xác định có các dấu hiệu này trên thực tế mới có thể xác định tội danh của
người thực hiện hành vi.
Đối với tội buôn lậu có cấu thành hình thức cho nên không cần phải có hậu
quả xảy ra, không cần đạt được mục đích phạm tội, chỉ cần có hành vi, chuẩn bị
công cụ, phương tiện... hướng tới việc nhập hàng hóa qua biên giới trái phép đã đủ
yếu tố cấu thành tội phạm buôn lậu theo luật. Giá trị hàng hóa phạm tội là căn cứ
định khung, xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Ví dụ: Một người đã buôn bán trái phép hàng hóa, trốn thuế với số tiền 150
triệu đồng. Nếu chứng minh được hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên
giới thì định tội là “tội buôn lậu” theo Điều 188 BLHS. Nếu không chứng minh
được hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới (tức là chỉ trong nội địa),
thì định tội là “tội trốn thuế” theo Điều 200 BLHS.
Trong trường hợp có sự sai lầm về công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ
đoạn thực hiện tội phạm, người thực hiện hành vi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm
hình sự về trường hợp phạm tội chưa đạt.
Thứ năm. Xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi định tội theo quy định
tại Điều 12 BLHS, đảm bảo người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi tội phạm.
Thứ sáu: Xác định năng lực trách nhiệm hình sự khi định tội
Một trong những dấu hiệu bắt buộc của chủ thể của tội phạm là dấu hiệu
người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự. BLHS không quy định
trực tiếp thế nào là người có năng lực trách nhiệm hình sự mà quy định về tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự. Để xác định một người có năng lực trách

16


nhiệm hình sự phải loại trừ khả năng đó là người không có năng lực trách nhiệm
hình sự.
Điều 21 BLHS quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này,
phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Khi xác định tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự của người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội làm căn cứ để định tội cần chú ý: Thông thường, khi
đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi nguy hiểm đã có

khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng
điều khiển được hành vi ấy. Do vậy, nếu không có sự nghi ngờ người đó ở trong
tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (theo quy định tại Điều 21BLHS)
thì mặc nhiên coi người đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ khi có sự
nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể ở trong tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự thì mới cần yêu cầu trưng cầu giám định.
Trong yêu cầu trưng cầu giám định phải yêu cầu Hội đồng giám định xem xét kết
luận vấn đề: Người đó thực hiện hành vi có phải trong trạng thái mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
hay không. Chỉ trên cơ sở kết luận của Hội động giám định về những vấn đề nêu
trên mới có thể kết luận người đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự hay
không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ bảy : Lựa chọn quy phạm pháp luật cấu thành tội phạm cụ thể là tội
buôn lậu căn cứ theo dấu hiệu cấu thành tương ứng của điều luật (mặt khách thể,
mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt chủ quan).
Thứ tám : So sánh, đối chiếu hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực
hiện với dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm của một điều luật tại phần
các tội phạm của Bộ luật hình sự tương thích. Chú ý mỗi tội do BLHS ngoài những
dấu hiệu phạm tội chung còn có một số đặc trưng riêng trong cấu thành tội phạm

17


(đặc trưng về chủ thể, về lỗi, về động cơ, mục đích của hành vi nguy hiểm) căn cứ
vào các đặc trưng này giúp quá trình định tội danh có thể phân biệt với các tội khác
nhau, ví dụ: tội cố ý gây thương tích với tội giết người; tội buôn lậu với tội vận
chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, tội trốn thuế...[14, tr.31-33].
1.1.4. Chủ thể thực hiện việc định tội danh tội buôn lậu
Về mặt lý luận và thực tiễn chúng ta thấy định tội danh nói chung hay định
tội danh tội buôn lậu nói riêng thường là các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan

điều tra,Viện Kiểm Sát, Tòa án) và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
thuộc các cơ quan này (quy định tại điều 34 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015
thông qua các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài ra hoạt động định
tội danh còn do Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra được quy định tại điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 gồm có 07 cơ
quan (Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Các cơ quan của Hải quan; Các cơ quan
của Kiểm lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;Các cơ quan của Kiểm
ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra; Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra và những người có thẩm quyền được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc 07 cơ quan trên. Hoạt động định tội danh
của các cơ quan, cá nhân được Bộ luật tố tụng hình sự quy định này gọi là định tội
danh chính thức và dẫn hậu quả pháp lý là liên quan đến việc khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử người hay pháp nhân thương mại phạm tội...dẫn đến họ phải chịu trách
nhiệm hình sự đến đâu thông qua chế tài là hình phạt...[9, tr. 11,12,15-18]
- Ngoài các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì các chủ thể tham gia
tố tụng cũng định tội danh, như người bào chữa định tội danh trong Bản bào chữa
và đối đáp với đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa. Chính bị cáo cũng định tội danh
khi tự bào chữa và tranh luận, người bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại định
tội danh khi phát biểu và tranh luận tại Tòa.
Bên cạnh đó, các Nhà luật học, nhà báo, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng
viên luật hoặc những người quan tâm ... có thể thực hiện việc định tội danh đối với

18


một hành vi cụ thể nào đó mà họ nói tới, phân tích, bàn bạc tuy nhiên đối với nhóm
chủ thể không chính thức này thì đó chỉ là ý kiến pháp lý, ý kiến cá nhân để phục vụ
việc nghiên cứu,học tập... đây được coi là hoạt động định tội danh không chính
thức, chỉ phục vụ công tác nghiên cứu, học tập, tuyên truyền pháp luật chứ không

dẫn đến hậu quả pháp lý là trách nhiệm hình sự. [11Tr. 21, 22],
1.1.5. Ý nghĩa của định tội danh tội buôn lậu
Như đã trình bày ở trên, định tội danh là một giai đoạn cơ bản và tối quan
trọng của việc áp dụng pháp luật hình sự. Việc định tội danh đúng thể hiện ý nghĩa
về mặt chính trị - xã hội, đạo đức và pháp lý rất lớn. Pháp luật hình sự do Nhà nước
ban hành, qua đó thể hiện ý chí của Nhà nước đối với việc đấu tranh, phòng ngừa
tội phạm. Do vậy, khi áp dụng pháp luật để định tội danh cần nghiêm chỉnh tuân thủ
các quy định của PLHS là điều kiện cần thiết và quan trọng trong việc thực hiện
chính sách phòng chống tội phạm qua đó bảo vệ tốt nhất lợi ích của Nhà nước, của
xã hội và của mọi công dân.
Hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh tội buôn lậu nói riêng
của các chủ thể có thể theo 2 xu hướng: Định tội danh đúng hoặc định tội danh sai.
Định tội đúng có nghĩa là xác định chính xác một hành vi cụ thể đã thực hiện
thoả mãn các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định
trong BLHS, trong đó không những xác định được điều luật mà còn cả điểm, khoản
tương ứng của điều luật cụ thể áp dụng đối với người, pháp nhân thực hiện hành vi
đó. Ngược lại định tội danh không đúng là xác định một hành vi không đúng với
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
- Khi định tội danh đúng sẽ có ý nghĩa như sau:
+ Là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự duy nhất đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội đã thực hiện và đang được xem xét.
+ Định tội đúng giúp phân biệt được giữa hành vi vi phạm pháp luật hình sự
bị coi là tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm để
từ đó giúp các cơ quan tố tụng phân loại chính xác tố giác tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố là tiền đề để xác định trình tự tố tụng giải quyết chính xác, nhanh

19



×