SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TỈNH GIA LAI
- Nhận biết chuột và bàn phím, biết các thao tác cơ bản với
chuột và bàn phím
- Biết ích lợi của việc gõ văn bản bằng mười ngón, tầm
quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím.
- Biết quy tắc gõ các phím trên các hàng phím.
- Biết sử dụng các phần mềm Mouse Skills, Mario để luyện
tập sử dụng chuột và bàn phím.
- Biết sử dụng phần mềm Solar System để mở rộng kiến
thức.
Chương 2 : Phần mềm học tập
Kiến thức:
Kĩ năng
Thực hiện được các thao tác với chuột.
Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở.
Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các
hàng cơ sở,hàng trên, hàng dưới và hàng phím số,
chỉ yêu cầu gõ đúng, không yêu cầu gõ nhanh.
sử dụng được các phần mềm Mouse Skills, Mario để
luyện tập các thao tác với chuột và luyện gõ bàn phím
ở mức đơn giản.
Chương 2 : Phần mềm học tập
Nội dung chủ yếu của chương
Chương 2 gồm 04 bài thực hành được dạy
trong 08 tiết, 01 tiết bài tập, 01 tiết kiểm tra
Bài 5. Luyện tập chuột
Bài 6. Học gõ 10 ngón
Bài 7. Phần mềm Mario
Bài 8. Quan sát trái đất và hệ mặt trời.
Một bài đọc thêm
Lưu ý và gợi ý dạy học
Việc hiểu lợi ích của ngồi đúng tư thế và sử dụng bàn
phím đúng quy cách đối với học sinh mới làm quen với
máy tính là rất quan trọng. Cần nhấn mạnh cho học
sinh tầm quan trọng của việc rèn luyện tư thế ngồi và
rèn luyện gõ10 ngón.
So với học cách sử dụng bàn phím thì học cách sử
dụng chuột nhanh hơn, dễ hơn, tuy nhiên giáo viên
cần làm mẫu trước khi cho học sinh thực hành.
Khi sử dụng một phần mềm cụ thể, giáo viên cần lưu ý
học sinh một số quy định chung nhằm khái quát hoá
các cửa sổ, nút lệnh, phím … cũng như cách thức để
khai thác một phần mềm thông dụng.
Các bài học trong chương 2 đều được dạy học trên
phòng máy, giáo viên nên dành một số phút để dạy lí
htuyết và làm mẫu trước khi cho học sinh thực hành.
Trong thực tế, có thể có một số học sinh đã quen với
việc sử dụng phần mềm trò chơi, do vậy đã có kiến
thức, kỹ năng nhất định về sử dụng phần mềm, bàn
phím, chuột. Giáo viên cần quan sát, tìm hiểu để có thể
bố trí, động viên các học sinh này hỗ trợ các học sinh
khác. Đồng thời quan sát phát hiện và nhắc nhở những
hoạt động cần điều chỉnh.
Lưu ý và gợi ý dạy học
Kiến thức
Học sinh hiểu về hệ điều hành ở mức cơ sở nhất: Hệ điều
hành là một phần mềm, được cài đặt đầu tiên trong máy
tính và có chức năng điều khiển hoạt động nói chung của
máy tính.
Học sinh biết được vai trò của hệ điều hành như một môi
trường giao tiếp giữa người và máy tính thông qua một hệ
điều hành cụ thể là Windows.
Học sinh có những hiểu biết ban đầu về cách thức tổ chức
và quản lí thông tin trên đĩa của hệ điều hành nói chung
và trong hệ điều hành Windows nói riêng thông qua các
khái niệm tệp tin, thư mục, đường dẫn và cấu trúc thông
tin trên đĩa.
Chương 3. Hệ điều hành
Kĩ năng
Nhận biết được giao diện của hệ điều hành Windows, màn hình
nền và các đối tượng trên màn hình nền, cửa sổ của Windows
và của các chương trình ứng dụng chạy trên nền Windows, các
thành phần trên cửa sổ.
Bước đầu giao tiếp được với hệ điều hành Windows.
Xem được thông tin trong các ổ đĩa, trong các thư mục theo một
vài cách hiển thị khác nhau.
Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn. Thực hiện được
một số thao tác đơn giản với thư mục và tệp như tạo mới, xoá,
đổi tên, sao chép, di chuyển.
Chương 3. Hệ điều hành
Thái độ
Có ý thức bảo vệ, gìn giữ thông tin lưu trong máy tính.
Bài 9. Vì sao cần có hệ điều hành
Bài 10. Hệ điều hành làm những việc gì?
Bài 11. Tổ chức thông tin trong máy tính
Bài 12. Hệ điều hành Windows
Thực hành 2. Làm quen với Windows
Thực hành 3. Các thao tác với thư mục
Thực hành 4. Các thao tác với tệp tin
Nội dung chủ yếu của chương
Chương 3: gồm 07 bài ( 04 bài lí thuyết và 03 bài thực hành ) được
dạy 14 tiết , 01 tiết bài tập, 01 tiết ôn tập, 02 tiết kiểm tra học kì I
Lưu ý và gợi ý dạy học
Khái niệm hệ điều hành là khái niệm rất khó trình bày
một cách đơn giản cho mọi đối tượng nói chung và đặc
biệt cho học sinh phổ thông cơ sở nói riêng. Vì vậy giáo
viên cần hết sức lưu ý các điều kiện sau đây khi giảng
dạy chương này.
Hệ điều hành có những chức năng hết sức quan trọng
liên quan đến việc tổ chức, quản lý thông tin trên đĩa
cũng như tài nguyên máy tính. Tuy nhiên, với các học
sinh nhỏ tuổi như học sinh THCS, việc trình bày một
cách đầy đủ các chức năng đó là không khả thi. Xuất
phát từ suy nghĩ đó, sách giáo khoa chỉ trình bày ở mức
độ giản lược một vài khía cạnh mà học sinh THCS có
thể dễ dàng cảm nhận liên quan đến chức nói chung
của hệ điều hành . Do vậy, giáo viên khi giảng dạy cũng
không nên tuyệt đối hoá các kiến thức nêu trong
chương này . Không bắt học sinh học thuộc lòng bất cứ
định nghĩa, khái niệm nào trong sách giáo khoa. Học sinh
chỉ cần hiểu ở mức đơn giản, có khả năng diễn đạt, tranh
luận, so sánh, dẫn chứng có thể coi như đã hiểu bài.
Giáo viên cần hết sức linh hoạt trong khi dạy chương này.
Trên thực tế các máy tính tại các phòng máy của các
trường có thể được cài đặt các hệ điều hành khác nhau
( ví dụ Windows 2000, Windows 98, Windows XP…), các
giao diện sẽ có thể khác so với các hình ảnh minh hoạ
trong sách giáo khoa. Cần cố gắng truyền đạt kiến thức
độc lập tối đa với các giao diện ảnh và hệ điều hành cụ
thể. Sách giáo khoa trình bày các nội dung kiến
Lưu ý và gợi ý dạy học
thức trên nền hệ điều hành cụ thể là Windows XP, nhưng
các khái niệm và kiến thức chính của chương này thì vẫn
đúng cho tất cả các hệ điều hành thường được sử dụng tại
Việt nam.
Vì học sinh còn nhỏ, trong các giờ thực hành máy tính giáo
viên cần quản lí hoạt động của học sinh, không để cho các
em nghịch ngợm và xoá đi các tệp, thư mục quan trọng
trong máy tính, nhất là các tệp và thư mục hệ thống.
Nên áp dụng các phương pháp giảng dạy mới, gợi mở cho
học sinh như đặt tình huống, xây dựng kiến thức thông qua
tranh luận, ra câu hỏi và trả lời câu hỏi . Tin học là môn học
rất thuận lợi để đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng tích cực.
Lưu ý và gợi ý dạy học
BÀI 9
VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH
1. Các quan sát
Quan sát 1: Hệ thống đèn giao
thông điều khiển các phương tiện đi
lại tại các ngã tư.
Quan sát 2: Thời khoá biểu
đóng vai trò quan trọng trong
việc điều khiển các hoạt động
học tập của nhà trường.