Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

chủ đề 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.69 KB, 66 trang )

KẾ HOẠCH
Chủ đề 9: QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ
Thời gian từ ngày 26 tháng 04 đến 14 tháng 05 năm 2010.
(Số tuần: 3 tuần )
I/ Mạng nội dung:
1/ Giáo dục phát triển thể chất:
- Giúp trẻ có khả năng:
+ Thực hiện được các vận động: Đi nối gót, đi giậy lùi, chạy đổi hướng, nhảy qua vật cản,
ném xa, ném trúng đích, đập bắt bóng.
+ Phát triển các giác quan.
+ Biết lợi ăn uống vệ sinh.
+ Biết được một số món ăn đặc sản.
2/ Giáo dục phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển ở trẻ:
+ Trẻ biết tên nước, tên địa dạnh của quê. Nhận biết cờ Tổ quốc, Bác Hồ qua tranh ảnh, băng
hình, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, biết một vài nét đặc trưng của một số địa danh
của quê hương, đất nước. biết đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc.
+ Biết một số đặc trưng của văn hóa Việt Nam và quê hương: Phong tục, truyền thố, nghề, lễ
hội.Phân biệt được một số ngày lễ hộiquen thuộc qua các đặc điểm nổi bật của chúng.
+ Phân biệt được một số đặc sản/ sản phẫm truyền thống qua dấu hiệu nổi bật.
+ Nhận biết số lượng thêm bớt trong phạm vi 10
+ Phân biệt được đặc điểm khối chữ nhật, khối trụ, vuông.
3/ Giáo dục phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng đúng các từ chỉ địa danh ở quê hương, có thể kể chuyện, đọc thơ và kể về
một số di tích hoặc danh lam thắng cảnh/ lễ hội ở quê hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng
4/ Giáo dục phát triển tình cảm – xã hội:
- Tích cực tham gia chuẩn bị đón mừng các sự kiện, lễ hội; Đón ngày sinh của Bác, ngày 30/
4….
-Biết yêu quí tự hào về quê hương.
-Biết giữ gìn môi trường , cảnh quang văn hóa đẹp, không xả rác, bẻ cành…
1


5/ Giáo dục phát triển thẩm mỹ:
-Trẻ cảm nhận vẽ đẹp và thể hiện tình cảm yêu quê hương, đất nước qua các sản phẫm tạo
hình, âm nhạc Biết sử dụng các nguyên vật lieu khác nhaud9e63 tạo ra các sản phẩm tạo hình có
hình dáng cân đối, màu sắc hài hòa. Thích và biết chơi một số trò chơi dân gian, nghe các bản
nhạc bài hát dân ca.
II/ Mạng hoạt động:
1. Khám phá khoa học:
- MTXQ:
+ Trò chuyện về quê hương, Bác Hồ
+ Một số nghề truyền thống ở quê hương và các di tích lịch sử/ danh lam thắng cảnh của quê
hương…
2. Làm quen với toán sơ đẳng:
- Làm quen số lượng 10, chữ sồ 10.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10.
- Phân biệt các hình khối.
- Thao tác đo độ dài một đối tượng.
- Trò chơi : Hãy xếp theo đúng thứ tự; Tôi có bao nhiêu người?;
Tôi có bao nhiêu thứ ?; Người đưa thư .
- Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, lò cò hái quả ; Chạy nhanh lấy đúng....
3. Phát triển vận động :
- Thể dục: Nhảy qua vật cản, đi nối gót giật lùi, chạy đổi hướng .
+ Bài tập phát triển chung:
+ Luyện tập vận động cơ bản: bật, chạy, đi….
+ Trò chơi : Hái quả, bỏ lá, cánh cửa kỳ diệu.....
- Thể dục chống mệt mỏi:
HH: Thổi bóng bay
TV: Chân rộng bằng vai ,tay gặp vào vai và xoay người kết hợp dang tay ra.
Bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay dơ lên cao, chân bước sang phải , sang trái.
Chân: Đưa ra phía trước , đưa sang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
Bật: Bật dang chân và khép chân.

4. Kể chuyện:
- Kể truyện theo tranh " " , đàm thoại về một số đặc điểm chính như
2
trang phục các dân tộc( công việc, trang phục , đồ dùng...); xây dựng dàn ý câu chuyện và cho
trẻ tự kể.
- Kể chuyện " Sự tích Hồ Gươm." .
- Trò chơi : Kể đủ ba thứ; chọn hoa...
- Hát " Nhớ ơn Bác, Em yêu Thủ đô, Múa với Ban Tây nguyên "....
5. Đọc thơ:
- Bác Hồ của em, Ảnh Bác...
- Trò chuyện , đàm thoại về một số đặc điểm nổi bật của quê hương và Bác Hồ
- Làm sách tranh về quê hương, bác Hô…
- Chữ viết: Làm quen chữ : x, s; v, r .
Tập tô: x, s; v, r.
6. Hoạt động âm nhạc:
- Hát " Nhớ ơn Bác, Em yêu Thủ đô, Múa với Ban Tây nguyên "....
- Nghe hát: " Quê hương tươi đẹp, Lá cờ việ Nam, Ai yêu nhi đồng...."
- Trò chơi âm nhạc: Vận đông theo nhạc bài "Nhớ ơn Bác, múa với bạn Tây nguyên" . Hát theo
tranh vẽ; sol, la...
7. Hoạt dộng tạo hình:
- Vẽ về quê hương, Vẽ theo truyện cổ tích. Vẽ hoa tăng Bác
- Trò chuyện về các danh lam thắng cảnh về Bác Hồ
- Trò chơi mô phỏng vận động sản phẩm trẻ sắp làm...(Đóng vai người bán hàng...)
8. Các hoạt động khác: ( Lao động , đi dạo ,tham quan...)
- HĐVC:
Trò chơi : Chuyền bóng; lá nào quả đó, thi xem ai nhanh.
Chơi với đồ chơi ; Người làm vườn.....
Chơi vận động: trèo thang hái quả,trò chơi dân gian...
Kể chuyện đọc thơ , hát liên quan theo chủ đề...
- HĐG:

Xây dựng: xây vườn cây ăn quả, cầu đường, lăng Bác...
Góc phân vai: Trò chơi gia đình , bán hàng, bác nông dân trồng cây...
Góc nghệ thuật: Chơi tô màu , xé dán vườn cây ăn quả...
Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề ; chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân
biệt các âm thanh khác nhau.
3
Góc thư viện: Làm sách tranh truyện về các quê hương, Bác Hồ , xem sách tranh truyện liên
quan chủ đề .
Tìm các chữ cái trong từ ( tên các di tích, danh lam, Bác Hồ...)
Góc thiên nhiên / khoa học: Chơi với lá cây , cát , nước.Cây xanh và môi trường sống.
Phân biệt các hình , khối cầu, khối trụ, phân nhóm, đếm số lượng trong phạm vi 10, tìm
chữ số tương ứng.
KẾ HOẠCH TUẦN 1
NHÁNH: QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Từ : ngày 26 đến 30 tháng 04 năm 2010
Tuần/th

Thời điểm
Tuần 2
Thứ 2 Thứ3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón trẻ ,điểm
danh
Trò chuyện về quê hương
Hỏi trẻ về kí hiệu riêng.....
Điểm danh qua bản bé đến lớp.
Thể dục HH 2: Thổi bóng bay
TV 3: Hai tay đưa lên cao, ra trước ,dang ngang.
Bụng 3: Hai tay chống hông , nghiên người sang phải ,sang trái.
Chân 3: Bước chân phải lên , tay dang ngang, khụy gối hai tay để lên đầu gối
của chân khụy.

Bật 2: Bật tiến về trước.
Học PTTC-XH:
Tìm hiểu về
Thủ đô Hà
Nôi
GDVS: vệ
sinh răng
miệng.
PTNN:
Truyện :
Cây tre trăm
đốt
PTTC:
Đi trên ghế
băng đầu đội
túi cát.
PTTM: Vẽ
về nông thôn.
PTNT: Đếm đến
10, nhận biết các
nhóm có số
lượng trong
phạm vi 10
TLNT: Pha nước
trái cây.
PTTM: Múa
với bạn tây
nguyên.
PTNN:
Ngôn ngữ:

Tập tô: x, s
HĐVC Chọn quả Lò cò hái quả Lá nào quả
đó
Chọn quả Dung

dăng
4
dung dẽ
HĐG Góc phân vai: cửa hàng thực phẫm, cửa hàng hoa....
- Góc thiên nhiên: Làm đồ chơi bằng lá cây
- Góc nghệ thuật: biểu diễn văn nghệ,chơi với các dụng cụ âm nhạc.
- Góc xây dựng: xây nhà ở, vườn cây ăn quả.
- Góc thư viện: Làm sách ,xem tranh ảnh về chủ đề...
Nêu gương trả
trẻ
- Đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan , lớp nhận xét cấm cờ.
- Trả trẻ và trao đổi với phụ huynh về việc họ của trẻ.
Hoạt động
sáng(công việc
của cô)
Trang trí lớp Trang trí lớp Làm đồ dùng
dạy học
Làm đồ dùng
dạy học
Phê sổ
liên lạc
Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên lập hoạch
Thứ hai , ngày 26 tháng 04 năm 2010
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
TÌM HIỂU VỀ THỦ ĐÔ HÀ NỘI

5
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết là thủ đô của cả nước, Hà Nội có nhiều di tích lịch sữ, danh lam thắng cảnh đẹp nhiều
công trình xây dựng.
- Trẻ biết giới thiệu về Thủ đô và đặt câu hỏi tìm hiểu về Thủ đô Hà Nội.
- Trẻ tự hào về quê hương đất nước, có ý thức trở thành người có ích cho quê hương, đất nước
II. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về danh lam thắng cảnh cảu Thủ đô Hà nội….
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện .
- Hát : " Yêu hà Nội" trò chuyện với trẻ về bài hát .
- Trong bài hát có nhắc đến những thắng cảnh nào ở Hà Nội?
2. Hoạt động 2: Thực hành .
+ Cô cho trẻ xem tranh Hồ Gươm và hỏi trẻ Tranh vẽ nơi nào ở Hà Nội?
+ Con biết gì về Hồ Gươm? Tại sao có tên là Hồ Gươm?
+Cô cho trẻ xem tranh Lăng Bác cho trẻ diển tả về Lăng Bác qua tranh
+ Tranh công viên nước Hồ Tây và cho trẻ kể
3. Hoạt động 3: đàm thoại
+ Cô cho trẻ đặc sản của Hà Nội: Cốm Hà Nội, Núc sen…..
+ Cô hỏi trẻ về tên gọi, đặc điểm của các đặc sản.
+ Cho trẻ kể thêm các loại quả mà trẻ biết .....
Giao dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ quê hương, đất nước…
4. Hoạt động 4: Luyện tập
+ Phát cho mỗi trẻ 1 bô lô tô yêu cầu trẻ xếp và gọi tên các di tích, phong cảnh của quê
hương
+ Chơi lò cò hái quả : Cô chia trẻ thành 4 nhóm mỗi lược cho 2 nhóm chơi, khi lò cò không
chân không chạm đất và hái quả để vào rổ . Nhóm nào hái nhiều quả thì thắng.
+ Kết thúc: Hát và vận động bài " Yêu Hà Nội".
HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc xây dựng (Góc mới):

Nội dung chơi: Xây đường vào Lăng Bác Hồ.
6
Đồ chơi: Khối gỗ các loại ,cây xanh ,que tre...
Cách chơi: Trẻ chia nhóm xây nhà , xếp đường, xây hàng rào...
Góc nghệ thuật:
Chuẩn bị: Sân khấu ,nhạc cụ ,một số bài hát theo chủ đề (trang phục nếu có)
Nội dung chơi: Hát lại hoặt biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề .
Đồ chơi: Nhạc cụ các loại, sân khấu.....
Góc phân vai:
Nội dung chơi: Cửa hàng ăn uống, nước giải khác...
Đồ chơi: Bộ đồ chơi gia đình, lá chuối, nước uống, các loại trái cây…
VUI CHƠI
CHỌN QUẢ


GDVS
ÔN VỆ SINH RĂNG MIỆNG
Thứ ba , ngày 27 tháng 04 năm 2010
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN : CÂY TRE TRĂM ĐỐT
7
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ hiểu nội dung câu truyện, biết đánh giá được nhân vật.
-Trẻ biết kể theo tranh một cách mạch lạc ...
- Qua nội dung truyện giáo dục trẻ tính thật thà, chăm chỉ, lòng tự hào về con người và
quê hương Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
-Tranh vẽ theo nội dung truyện: Cây tre trăm đốt.
- Cô thuộc truyện và kể diễn cảm.
- Từ: Cây tre trăm đốt.

III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1: Trò truyện và giới thiệu .
- CÔ cho trẻ xem tranh vẽ về các loại tre. Hỏi trẻ co1 loại tre nào dai trăm đốt không
- Có một câu truyện nói vềanh nông dân có cây tre trăm đốt rầt kỳ lạ. Muốn biết điều gì
xảy ra và tại sao anh nông dân có được điều đó, hãy nghe cô kể truyên: Cây tre trăm đốt
2.Hoạt động 2: Kể truyện.
- Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe:
- Tóm nội dung: Anh nông dân thật thà chăm chỉ và rất tin lão nhà giàu, con lão nhà giàu tham
lam độc ác luôn tìm cách lừa gạt những người nông dân nghèo nhưng cuối cùng chúng cũng bị
trửng trị đích đáng….
- Cô kể trích dẫn và giảng từ khó .
Giảng từ khó : Trăm đốt: trăm lóng
Cô kể lần hai kết hợp tranh minh họa.
3.Hoạt động 3: Đàm thoại .
- Câu truyện cô kể nói về ai?
- Lão nhà giàu là ngfười như thế nào?
- Anh nông dân có tin lời của tên nhà giàu không?
- Anh đã làm việc như thế nào? Anh vào rừng có tìm được cây tre trăm đốt không?
- Còn lão nhà giàu đã bị trừng phạt như thế nào?
- Con thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao?
Liên hệ giáo dục trẻ biết yêu quý sự thật thà, chăm chỉ.
Trẻ đọc và đếm tiếng trong tên truyện.
4.Hoạt động 4: Trẻ kể lại truyện.
8
Cô hướng dẫn trẻ kể truyện theo tranh .
Giao dục trẻ biết chăm lao động và thật thà.
+ Kết thúc: Chơi gieo hạt.
HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc xây dựng:
Chuẩn bị: Khối gỗ , cây xanh, que tre.

Nội dung chơi: Xây vườn cây ăn quả, vườn hoa......
Đồ chơi: Khối gỗ các loại ,cây xanh ,que tre, các loại hoa.
Góc nghệ thuật:
Chuẩn bị: Sân khấu ,nhạc cụ ,một số bài hát theo chủ đề (trang phục nếu có)
Nội dung chơi: Hát lại hoặt biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề .
Đồ chơi: Nhạc cụ các loại, sân khấu.....
Góc thư viện ( góc mới):
Chuẩn bị: Một số tranh về chủ đề, kéo,keo dán,bút màu.
Nội dung chơi: Làm sách tranh truyện về một số hạt giống...
Đồ chơi: Tranh bút màu, kéo...
Cách chơi: làm album tranh về các hạt giống ( hoặc các loại hoa)
Vui chơi:
Lò Cò Hái Qủa
Thứ tư, ngày 28 tháng 04 năm 2010
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐI TRÊN GHẾ BĂNG ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT.
9
I. Mục đích:
Trẻ biết giữ thăng bằng khi đi trên ghế thể dục, không làm rơi túi cát.
Mắt nhìn thẳng. Đầu không cúi và rèn cho trẻ sự khéo léo của cơ thể.
Giữ trật tự trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
Sân rộng thoáng, sạch sẽ , 3-4 tùi cát.
Quần áo gọn gàng.
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: -Khởi động:
Trẻ chuyển đội hình từ hàng dọc sang vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân , chạy nhanh
,chạy chậm.
-Trọng động:
Hô hấp: Thổi bóng bay

Tay vai: Tay lên cao ,đưa ra trước, dang ngang
Bụng: Hai tay chống hong nghiên người sang trái ,sang phải
Chân : Bước chân lên trước đồng thời tay dang ngang, khụy gối tay để lên gối
Bật: chân trước chân sau.
2. Hoạt động 2: Vận động cơ bản:
Cô cho trẻ xem các ghế thể dục và giới tiệu bài: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
Cô làm mẫu và phân tích
Khi cô bước lên ghế băng và để túi cát lên đầu mắt nhìn thẳng về trước, đầu không cúi và
giữ thăng bằng không làm rơi túi cát đi đến cúi ghế bước xuống và lấy túi cát xuống.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem
- Trẻ làm mẫu cùng cô
- Trẻ thực hiện: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát, mỗi lần 2 bạn( Khi trẻ tập cô quan sát sửa
sai)
- trẻ thi đua 2 nhóm.
3. Hoạt động 3: Trò chơi : Chuyền bóng
Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và hướng dẫn cách chơi
Cô đứng giữa vòng tròn chuyền bóng cho trẻ sau đó trẻ cầm bóng và chuyền cho bạn kế
bên. Ai làm rơi bóng sẽ ra ngoài một lần chơi. Trẻ chơi vài lần cô cho tăng dần số bóng để trẻ
chuyền bóng liên tục.
10
4.Hoạt động 4: Hồi tỉnh: Đi nhẹ nhàn hít thở sâu.
HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc phân vai (góc mới):
Nội dung chơi: Trẻ thể hiện lại các hoạt động của đầu bếp trong quán ăn (nhà hàng).
Đồ chơi: Dụng cụ đồ chơi gia đình.
Cách chơi: Nấu các món ăn từ các loại rau, củ, quả.( hoặc hủ tiếu , cơm , các thức ăn sáng.....)
Góc thư viện:
Nội dung chơi: Làm album về các nghề.
Đồ chơi: tranh ảnh về các nghề, bút màu, hồ dán, kéo…
Góc thiên nhiên:

Chuẩn bị: lá cây các loại
Nội dung chơi: Làm đồ trang xuất mà trẻ biết( đồng hồ , nhẫn,....)
Đồ chơi: Lá cây( lá dừa, lá chuối, lá khoai mì...)
Vui chơi:
LÁ NÀO QUẢ ĐÓ


PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
VẼ VỀ NÔNG THÔN.
I. Mục đích yêu cầu:
11
Trẻ biết dùng các đường nét cơ bản để thể hiện bức tranh về nông thôn theo suy nghĩ của
trẻ, biết đặt ên cho tranh của mình.
Biết ước lượng để tạo bức tranh cân đối, hợp lý.
Biết yêu quê hương và giữ gìn nét truyền thống của dân tộc
II. Chuẩn bị:
Cô: Tranh vẽ về làng quê, đồng lúa, lễ hội truyền thống của làng quê
Trẻ: Vỡ tạo hình , bút màu, bàn ghế theo nhóm.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát: Quê hương
Cô hỏi trẻ : Trong bài hát có những loại cây nào được nhắc đến?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu và hướng dẫn trẻ vẽ
+ Cô cho trẻ xem từng tranh và diễn tả nội dung tranh.
- Tranh vẽ gì? Con thích điểm nào trong bức tranh?
- Ai có thể đặt tên cho bức tranh này?
- Các con có thích vẽ về quê mình không? Con định vẽ như thế nào?
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
Cô quan sát hướng dẫn, gợi ý trẻ thể hiện dáng cây, quả, cách tô màu....
Cô cho trẻ đặc tên tranh của mình và cô ghi vào tranh cho trẻ .

4.Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm
Trẻ mang sản phẫm lên trưng bày và nhận xét những tranh vẽ đẹp.
Cô nêu lên cách nhận xét tranh: bố cục cân đối, hài hòa, tô màu đều, nét vẽ tốt.
Cô nhận xét kỷ năng vẽ của trẻ .
Liên hệ giáo dục trẻ biết quí sản phẩm,quí người lao động....
+ Kết thúc: Chơi gieo hạt.
Thứ năm, ngày 29 tháng 04 năm 2010
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
12
ĐẾM ĐẾN 10, NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ
SỐ LƯỢNG 10, CHỮ SỐ 10.
I. Mục đích:
Trẻ biết đếm đến 10 nhận biết số lượng 10 và chữ số 10.
Trẻ nhận biết số lượng và chữ số 10 qua trò chơi.
Biết chính xác về số lượng .
II. Chuẩn bị:
Cô: Tranh vẽ cây xanh, quả có số lượng 8,9. 10
Chữ số 10 to.
Trẻ: Một số loại quả có số lượng 10, chữ số 10.
Đất nặn, tranh gạch nói số lượng với chữ số.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:Trò chuyện
Hát : Em yêu cây xanh.
Trò chuyện với trẻ về các loại cây ?
2. Hoạt động 2: giới thiệu
Cô đưa trẻ đến xem tranh các loại cây.
3. Hoạt động 3: ôn số lượng cũ
Cô cho trẻ đếm số lượng cây 6 và gắn chữ số tương ứng( 9 và gắn chữ số tương ứng)
4.Hoạt động 4: dạy số lượng mới
- Đếm số quả na trên cây 9 cô thêm 1 quả yêu cầu trẻ kiểm tra lại kết quả ( 10).

- Trẻ đếm số quả mận: 9
- Cô cho trẻ so sánh số quả mận và quả na , quả nào ít hơn và ít hơn bao nhiêu? Muốn bằng nhau
phải làm gì?
- Cô giới thiệu số 10 và gắn vào nhóm có số lượng 10
- Trẻ đọc số 10 và sờ đường bao số 10.
+ Luyện tập:
- Mỗi trẻ một gổ đồ chơi . Cô yêu cầu trẻ xếp theo yêu cầu của cô đếm và gắn số tương ứng.
- So sánh hai nhóm và thêm vào cho đúng số lượng
Tạo nhóm có số lượng 8 theo yêu cầu của cô
13
- Chơi nặn số 8
- Nối đồ dùng có số lượng tương ứng với chữ số 10.
+ Kết thúc: Chơi uống nước.
HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc phân vai (góc mới):
Nội dung chơi: Trẻ thể hiện lại các hoạt động của mẹ và trẻ khi ở nhà.
Đồ chơi: Dụng cụ đồ chơi gia đình.
Góc nghệ thuật:
Nội dung chơi: Trẻ chơi biểu diễn văn nghệ dưới hình thức giao lưu.
Đồ chơi: Một số bài hát ,thơ, sân khấu , máy hát, nhạc cụ các loại…
Góc thiên nhiên:
Chuẩn bị: lá cây các loại
Nội dung chơi: Làm đồ trang xuất mà trẻ biết( đồng hồ , nhẫn,....)
Đồ chơi: Lá cây( lá dừa, lá chuối, lá khoai mì...)
Vui chơi
CHỌN QUẢ
BTLNT
PHA NƯỚC TRÁI CÂY
I.Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết nước trái cây có nhiều Vitamin.

Biết pha vừa đủ uống , không làm đổ nước ra ngoài .
Biết lợi ích của trái cây đối với cơ thể bé ...
II.Chuẩn bị:
- Trái cây cắt nhỏ đủ cho cô và cháu , ly đựng nước đường ....
- Mỗi trẻ 1 ly bằng nhựa , muỗng ( trẻ mang theo)
III. Tiến hành:
1/ Hoạt động 1: Trái cây dùng để làm gì ?
14
- Trò chuyện về sản phẩm của nghề nông
- Trái cây còn làm được những thức uống gì?
- Cho trẻ quan sát ly trái cây cô pha sẳn và nhận xét.
2/ Hoạt động 2: Khám phá cách pha nước trái cây
- Cô làm mẫu và hướng dẫn trẻ cáh pha nước trái cây
- Cô dùng muỗng múc từng loại trái cây cho vào ly ( mỗi loại vài miếng), cô rót nước đường
vào ly sao cho vừa ngập trái cây là vừa sao cùng cho nước đá đập nhỏ vào.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách làm.
3/ Hoạt động 3: Bé pha nước trái cây
- Cô chia trẻ thành từng nhóm mỗi nhóm 8 bạn và cho trẻ thực hành cách pha( Cô đi từng nhóm
quan sát, động viên nhắc nhỡ trẻ thực hiện đúng thao tác và không làm đổ nước ra ngoài giữ
vệ sinh chung)
- Nhận xét sản phẩm trẻ làm
- Uống nước trái cây con thấy thế nào? Có ngon không? Con có thể làm cho ba mẹ mình uống
được không?

Thứ sáu , ngày 30 tháng 04 năm 2010
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
15
MÚA VỚI BẠN TÂY NGUYÊN
Trọng tâm: Ca hát, kết hợp vận động theo nhạc
Nghe hát: Hạt gạo làng ta.

I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát
Hát đúng nhịp và vỗ tay theo nhịp bài hát.
Trẻ biết yêu thương các bạn ở vùng cao.
II. Chuẩn bị:
Cô: Thuộc và hát đúng bài hát: Múa với bạn Tây nguyên, Hạt gạo làng ta.
Tranh vẽ minh họa bài hát.
Trẻ biết múa minh họa cùng cô.
Trẻ: Hứng thú tham gia vào hoạt động với cô.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1: Trẻ thuộc và hát đúng nhịp điệu bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe bài " Múa với bạn Tây nguyên" Nhạc và lời của: Phạm Tuyên.
-Tóm nội dung: Cùng múa hát với các bạn cao nguyên rất vui.
- Cô cùng trẻ hát theo lớp, nhóm, cá nhân
2. Hoạt động 2: Trẻ vận động theo bài hát
Cô hát và Minh họa theo lời nhạc cho trẻ xem.
Cô phân tích từng động tác múa...
Dạy lớp, nhóm, cá nhân Minh họa theo cô theo nhạc.
3. Hoạt động 3: Trẻ nghe nhạc.
Cô cho trẻ xem tranh về cây lúa do người nông dân trồng.( tranh to rõ)
Cô giới thiệu bài: Hạt gạo làng ta.
Cô hát trẻ nghe 1 lần( múa minh họa)
Tóm nội dung bài hát: Hạt gạo được làm ra từ sự vất vả của cô bác nông dân không quả khó nhọc
sớm chiều chăm sóc .
Cô và cháu múa minh họa lần 2.
+ Kết thúc: Uống nước.
16

HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc xây dựng (góc mới):

Nội dung chơi: Xây nhà , vườn cây ăn quả.
Đồ chơi: Khối gổ, cây xanh, vỏ họp, que tre ...
Cách chơi: trẻ về nhóm ,nhóm trưởng phân công cho 3 bạn xây nhà ,4 bạn xây hành rào, 4 bạn
trồng cây ăn quả..
Góc nghệ thuật:
Chuẩn bị: Đất nặn, bảng con.
Nội dung chơi: Nặn các loại rau, củ, quả ở quê mà trẻ biết
Đồ chơi: Đất nặn, bảng…
Góc thiên nhiên:
Chuẩn bị: Lá cây các loại, các loại hoa.....
Nội dung chơi: trẻ làm đồ trang sức vòng hoa............
Đồ chơi: Lá cây, que tăm…
Vui chơi
DUNG DĂNG DUNG DẼ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Tập tô: x, s
I. Mục đích:
17
Trẻ biết tô sao chép các từ trong tập tô x, s.
Trẻ sao chép trùng khích lên từ.
Trẻ biết giữ gìn tập vỡ.
II. Chuẩn bị:
Cô: Tranh mẫu, Tranh có từ chứa chữ x, s.
Trẻ: Tập tô, bút chì, màu sáp.
III. Hướng dẫn thực hiện:
1.Hoạt động 1: Trẻ nhận biết chữ x, s
Trò chuyện với trẻ về các loại rau ăn quả.
Trẻ xem tranh và từ : Lá sen xanh mát.
Cô cho trẻ đọc từ và đếm số tiếng trong từ
Trẻ tìm Chữ x, s theo gợi ý của cô.

Cho trẻ xem chữ viết thường: x, s.
2. Hoạt động 2: Trẻ biết cách tô chữ x, s
Cô giới thiệu chữ x
Cô cho trẻ xem tranh mẫu
Cô viết và phân tích : Tô theo chiều mũi tên ở các từ, tô từ trái sang phải, hàng trên xong tới hàng
dưới
Đến chữ r cô tiến hành như chữ x
3. Hoạt động 3: Cho trẻ thực hành
Cô quan sát trẻ tô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế.
Với chữ s cô tiến hành tương tự chữ x
Cho trẻ đọc lại 2 chữ: x, s.
Trẻ nhắc lại cách tô trùng khít chữ
4.Hoạt động 4:
Cô nhận xét những trẻ tô đẹp và động viên những trẻ thực hiện chưa tốt.
Giáo dục trẻ giữ gìn tập vở sạch sẽ.
Kế Hoạch Tuần :2
Nhánh: Quê hương của bé
18
Từ : ngày 03 đến 07 tháng 05 năm 2010
Tuần/t
hứ
Thời điểm
Tuần 1
Thứ 2 Thứ3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Đón trẻ ,điểm
danh
Trò chuyện về quê hương . Kể về nghề truyền thống, các đặc sản của quê
hương
Điểm danh qua bản bé đến lớp.
Thể dục HH: Thổi bóng bay

TV: Chân rộng bằng vai ,tay gặp vào vai và xoay người kết hợp dang tay ra.
Bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay dơ lên cao, chân bước sang phải , sang
trái.
Chân : Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
Bật 2: Bật dang chân và khép chân.
Hoạt động học PTKNTC -
XH: Quê
hương của bé
GDVS: Vệ
sinh răng
miệng.
Làm quen
chữ v, r
Thể chất:
Lò cò 1 chân
Thẩm mỹ:
Vẽ quê
hương
Nhận thức:
Thêm bớt về số
lượng trong
phạm vi 10
Thẩm mỹ:
Ca hát: Em
yêu Thủ Đô
TLNT: Pha
nước hạnh.
HĐVC Người làm Lá nào Lò cò hái quả người làm vườn lá nào quả
Vườn quả ấy ấy
HĐG Xây dựng: xây vườn cây, cầu đường , nhà ở....

Góc phân vai: Trò chơi gia đình , bán hàng, bác nông dân...
Góc nghệ thuật: Chơi tô màu , xé dán ,cắt dán: Làm đố chơi: cắt dán cảnh đẹp
quê hương
Hát lại hoạt biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề ; chơi với các dụng cụ
âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.
Góc thư viện: Làm sách tranh truyện về các di tích lịch sữ , xem sách tranh
truyện liên quan chủ đề .
Tìm các chữ cái trong từ ( tên các loại cây, các loại quả...)
Góc thiên nhiên / khoa học: Chơi với lá cây , cát , nước.
Phân biệt các hình , khối cầu, khối trụ, phân nhóm đồ dùng , dụng cụ theo các
nghề, đếm số lượng trong phạm vi 8, tìm chữ số tương ứng.
19
Nêu gương trả
trẻ
- Đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan , lớp nhận xét cấm cờ.
- Trả trẻ và trao đổi với phụ huynh về việc họ của trẻ.
Hoạt động
sáng(công
việc của cô)
Trang trí lớp Soạn giáo án Làm đồ dùng
dạy học
Ôn thi cho các
cháu
Phê sổ
liên lạc
Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch


Thứ hai , ngày 03 tháng 05 năm 2010
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TÌNH CẢM- XÃ HỘI

QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
20
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết quê hương là nơi mình sinh ra và lớn lên
Biết được đặc điểm nghề truyền thống của quê hương
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, Trẻ thích lao đông , yêu mến quê hương
II. Chuẩn bị:
-Tranh về quê hương
- Tranh lô tô các cảnh đẹp quê hương, các nghề truyền thống của quê hương
- Trẻ tham gia hoạt động cùng cô.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Đọc thơ: “ Em yêu nhà em”
+ Trò chuyện về nội dung bài hát.
+ Cho trẻ kể về quê hương của trẻ
2. Hoạt động 2: giới thiệu và nghe kể truyện
+ Cô cho trẻ xem tranh và gợi cho trẻ kể về phong cảnh trong tranh
+ Gợi hỏi trẻ nhà trẻ ở đâu? Ở đó có những gì?
Hàng ngày trẻ thường gặp những ai ở xung quanh nhà trẻ?.
Qyuang cảnh nhà trẻ như thế nảo?
+ Cô cho trẻ kể những món ăn đặc sàn ở quê trẻ
+ Hỏi trẻ đặc điểm của từng nghề, từng di tích
+ Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
Cho trẻ nói sự phát triển của quê trẻ Kết hợp giáo dục.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
+ Trẻ xếp tranh quê hương
+ Tô màu tranh quê hương
4. Hoạt động 4: trò chơi
- Trò chơi: Ô cửa bí mật
Trong ô cửa cổ để những tranh về các vùng quê, thị xã...trẻ chọn ô cửa nào thì nói nội dung

tranh đó
- Chơi thi nói nhanh:
21
Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai nhóm yêu cầu trẻ đố nhau về các món ăn đặc sản của quê
mình
5. Kết thúc: Hát: quê hương.
VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I.Mục đích:
- Trẻ biết vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng, xúc miệng hằng ngày.
- Trẻ biết cách trải răng và xúc miệng.
- Các cháu biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
II. Chuẩn bị:
- Bàn chải đánh răng, ca, nước sạch đủ cho cô và trẻ.
III.Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát bài rửa mặt như mèo.
- Trò chuyện về nội dung bài hát: bài hát nói về đều gì? Tại sau phải giữ gìn vệ sinh răng
miệng?
- Không giữ gìn vệ sinh răng miệng thì sẽ thế nào?
2. Hoạt động 2: giới thiệu
- Hôm nay cô dạy con cách trải răng và xúc miệng.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn .
-Cô hướng dẫn trẻ cách trải răng và xúc miệng
-Muốn răng sạch thì con dùng bàn chải nhúng nước rồi để kem lên và chải răng . Khi chải thì
ta chải mặt trước của răng , đến mặt trên răng sau cùng và trải mặt trong của răng. Chải xong
xúc miệng lại vài lần cho thật sạch.

4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
- Cô gọi 3 bạn lên chải răng và xúc miệng cho cả lớp nhận xét. Sau đó cho lần lược nhóm bạn
3 -4 người ,trẻ chải răng cô quan sát hướng dẫn để trẻ thực hiện được tốt hơn.

5. Hoạt động 5: Đàm thoại
- Tại sau phải chải răng? Muốn răng sạch ta phải làm gì?
22
- Không giữ răng sạch thì có hại gì?
- Liên hệ cô nhắc trẻ giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
+ Kết thúc: Chơi " uống nước"
HOẠT ĐỘNG GÓC.
Góc xây dựng: ( góc mới)
Nội dung chơi: Xây vườn cây ăn quả
Đồ chơi: Khối gỗ các loại ,cây xanh ,que tre, cây giống.
Cách chơi: Trẻ dùng khối gổ xây hàng rào xung quanh và trồng cây ăn quả các loại .
Góc nghệ thuật:
Chuẩn bị: Sân khấu ,nhạc cụ ,một số bài hát theo chủ đề (trang phục nếu có)
Nội dung chơi: Hát lại hoặt biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề .
Đồ chơi: Nhạc cụ các loại, sân khấu.....
Góc thư viện:
Chuẩn bị: Một số tranh về chủ đề, kéo, keo dán, bút màu.
Nội dung chơi: Làm sách tranh truyện về một số đặc của quê hương
Đồ chơi: Tranh bút màu, kéo...
VUI CHƠI
Chạy nhanh lấy đúng tranh
I.Mục đích:
Phát triển vận động cơ bản:chạy , cũng cố vốn từ, phân loại các nghề truyền thông và các
món ăn đặc sản của quê trẻ và rèn luyện trí nhớ của trẻ.
a. Chuẩn bị:
- Tranh lô tô về các các nghề và các món ăn khác nhau.
- Trẻ hứng thú chơi cùng cô.
b. Tiến hành:
1/ Hoạt động 1: trò chuyện
- Trò chuyện về quê hương

23
2/ Hoạt động 2: Giới thiệu trò chơi
- Cô giới thiệu trò chơi: chạy nhanh lấy tranh
Cách chơi cô chia lớp thành 2 nhóm nhỏ có số lượng bằng nhau. Cô úp tranh lô tô trên bàn.
Khi có hiệu lệnh của cô 1 trẻ ở nhóm 1 chạy lên lấy 1 tranh lô tô ở trên bàn và nói nội dung trong
tranh rồi chạy về chổ. Khi trẻ nhóm 1 gọi tên món ăn, nghề trong tranh thì trẻ nhóm hai phải nói
được vật liêu làm nên món ăn hoặc các dụng cụ của nghề tương ứng, cứ tiếp tục cho đến trẻ cuối
cùng. Nhóm nào có điểm cao hơn sẽ thắng.
3/ Hoạt động 3: Trẻ chơi
- Cô chú ý quan sát trẻ chơi, động viên trẻ lám tốt hơn.
4/ Hoạt động 4: Hồi tỉnh
- Trẻ đi nhẹ nhàng hít thơ thật sâu.


Thứ ba, ngày 04 tháng 05 năm 2010
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
24
Làm quen chữ: V, r
I. Mục đích:
Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ: v, r
Trẻ biết so sánh và phân tích nét chữ v,r
Tìm chữ cái trong các trò chơi.
II. Chuẩn bị:
Cô: Chữ v,r to
Tranh có từ: bé ra thăm vườn xoài.
Trẻ: Chữ v, r .
III.Tiến hành:
1.Hoạt động 1: Trẻ nhận biết chữ v, r
Trẻ xem tranh. Gợi hỏi về tranh
Cô gắn từ: bé ra thăm vườn xoài.

Cô cho trẻ đọc từ và đếm số tiếng trong từ
Cô cho trẻ xem chữ viết thường.
Trẻ tìm Chữ v, r theo gợi ý của cô.
2. Hoạt động 2:Trẻ nhận biết và phát âm các chữ v, r
Cô giới thiệu chữ v
Cô phát âm và phân tích cách phát âm
Cô dạy lớp, nhóm, cá nhân đọc.
3. Hoạt động 3:
Cô cho trẻ phân tích nét và sờ đường bao chữ v
Với chữ r cô tiến hành tương tự.
Cho trẻ đọc lại 2 chữ: v, r.
4.Hoạt động 4:
Trẻ chơi kể tên bạn , tên các loại hoa , quả......có mang chữ cái v, r
Trẻ tìm chữ cái trong từ ( chia nhóm thi đua gạch chữ cái trong từ trẻ vừa kể có mang chữ
cái v, r ...)
-Tô chữ cái rỗng( Cô chia lớp thành 4 đội thi đua tô tranh khi nghe hết bài nhạc thì ngừng
lại).
- Chơi: Thi nặn Chữ v,r.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×