Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tieu luan chinh tri hoc nang cao vận động nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn (tiểu luận cao học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.34 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Tran
g

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, yêu cầu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cơ sở nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay
1. Thể chế chính trị
2. Khái niệm thể chế chính trị
3. Hệ thống chính trị ở Việt Nam
4. Bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta
5. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội
trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
II. Tư tưởng công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Khái niệm Dân vận:
2. Quy trình công tác dân vận:
3. Đối tượng phụ trách dân vận:
4. Thực hiện công tác Dân vận:
III. Quan điểm của Đảng ta trong Nghị Quyết Số 25-NQ/TW, ngày
03 tháng 6 năm 2013 hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành TW khoá XI
về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác dân vận
trong tình hình mới
IV. Kết quả thực tiễn thực hiện công tác dân vận xây dựng cơ sỏ chính trị


địa bàn ở xã Tân Minh, Đông Cửu, Yên Lãng, Yên Sơn của huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ (Từ năm 2011-2014)
1. Đặc điểm tình hình:
2. Kết quả thực tiễn:
V. Những nhiệm vụ và giải pháp
1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ
công tác dân vận
2. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng mối quan hệ
gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân là bản chất của công tác dân vận
3. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
trong công tác vận động, tập hợp quần chúng


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

4. Tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về công tác dân vận
PHẦN III: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 03/2/1930, ngay sau khi Ðảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tại
Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Ðảng đã họp
và thông qua luận cương chính trị, điều lệ Ðảng và Án Nghị quyết về công tác

vận động quần chúng nhân dân. Trong Nghị quyết của Trung ương chỉ rõ: Trong
các Ðảng bộ (từ tỉnh và thành ủy) phải tổ chức ra các ban chuyên môn về giới vận
động để làm công tác vận động và giác ngộ quần chúng đứng lên làm cách mạng.
Từ đó, các ban chuyên môn về các giới vận động của Ðảng được thành lập,
bao gồm: Công vận, nông vận, thanh vận, phụ vận, quân đội vận và Mặt trận
phản đế; ghi dấu ngày ra đời công tác dân vận, mở ra một trang mới trong sự
nghiệp công tác dân vận của Ðảng.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Ðảng ta đã đặc biệt quan tâm đến
công tác vận động quần chúng. Các phong trào cách mạng như: Xô-viết Nghệ
Tĩnh (1930-1931), Mặt trận Dân chủ Ðông Dương (1936-1939), Phản đế (19391941), Mặt trận Việt Minh (1941-1945)... đã khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo
của Ðảng ta trong việc tập hợp, chuẩn bị lực lượng cách mạng để tiến hành cuộc
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, chính quyền công nông đầu tiên ở Ðông - Nam Á.
Ngày 31-8-1947, Thường vụ Trung ương Ðảng ra Nghị quyết về xây dựng
Ðảng đoàn, các ban chuyên môn, trong đó có Ban Dân vận (ở Trung ương gọi là
Bộ Dân vận). Ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo Dân vận
đăng trên Báo Sự thật, nội dung bài báo được coi là cương lĩnh về công tác dân
vận của Ðảng. Chính vì vậy, ngày 14-10-1999, Bộ Chính trị đã quyết định lấy
ngày 15-10 là Ngày Truyền thống công tác dân vận của Ðảng và cũng từ đó,
ngày 15-10 hằng năm được lấy làm "Ngày Dân vận của cả nước".
Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân ta đã tiến hành các cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đầy gian khổ, hy sinh và đã giành được thắng
lợi vẻ vang. Trong suốt 30 năm kháng chiến, với tinh thần "Không có gì quý hơn
3


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

độc lập, tự do", công tác dân vận của Ðảng đã góp phần tuyên truyền, vận động,
tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân, huy động được sức

mạnh của toàn dân tộc; góp phần làm nên những chiến công hiển hách, giành
độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng
lợi đó cũng là thắng lợi của đường lối mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì
sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc theo tư tưởng của Bác Hồ: "Vận động tất cả
lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành
lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc
Chính phủ và Ðoàn thể đã giao cho".
Ðể thống nhất tư tưởng và phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị đối với công tác dân vận, ngày 25-2-2010, Bộ Chính trị khóa X đã ra
Quyết định số 290-QÐ/T.Ư về "Ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ
thống chính trị", xác định rõ tầm quan trọng của công tác dân vận và nội dung,
phương thức, trách nhiệm thực hiện công tác dân vận của từng tổ chức trong hệ
thống chính trị.
Trong quá trình đổi mới, bên cạnh thời cơ, thuận lợi là cơ bản, chúng ta
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Sự chuyển đổi cơ cấu giai
cấp, vấn đề lợi ích, khoảng cách giàu nghèo, một số vấn đề xã hội... đang có sự
thay đổi sâu sắc và diễn biến mới, đòi hỏi công tác dân vận phải có sự đổi mới
nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/T.Ư ngày 3-6-2013 về
"Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác dân vận trong tình
hình mới", trong đó bổ sung những quan điểm mới về công tác dân vận. Ðây là dấu
mốc có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử công tác dân vận của Ðảng, nhất là đối
với quá trình đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng về công tác dân vận hiện nay.
85 năm qua, công tác dân vận của Ðảng đã đạt được những thành tích to
lớn, góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Ðảng với nhân dân,
giúp cho Ðảng ta tập hợp được sức mạnh của nhân dân để vượt qua muôn vàn
khó khăn, thử thách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và thực hiện thành công
sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4



Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

Những thành tích to lớn ấy là niềm tự hào, là động lực to lớn, đồng thời
cũng đặt ra trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường và đổi mới
công tác dân vận của Ðảng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đất nước hội nhập, thực
hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ðể không ngừng nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trong tình
hình mới, các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục triển khai Nghị quyết 25NQ/T.Ư Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) một cách thiết thực, cụ thể; tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và với thực tế công việc
tôi đang công tác tại Ban Dân vận Huyện ủy Thanh Sơn, Phú Thọ. Tôi chọn đề
tài tiểu luận: “Vận động nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị
địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ”. Với mục đích xây dựng đảng xây, xây dựng chính quyền
trong sạch vững mạnh phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội bền vững.
2. Mục đích, yêu cầu
Đề tài này đề cập tới nhiệm vụ nâng cao chất lượng vận động quần chúng
huy động sức dân thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận để thực nhiệm vụ chính
trị của Đảng bộ huyện Thanh Sơn thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-văn hoáxã hội trong toàn huyện và đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn. Nghiên cứu tìm
ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót, đề xuất các biện pháp từ đó rút ra
kinh nghiệm trong công tác này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nâng cao chất lượng công tác dân vận xây dựng cơ sở chính trị địa bàn tại
các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
5



Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử - thực tiễn, phân tích - tổng hợp, chứng minh, thống
kê, so sánh.
6. Cơ sở nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu đề tài này là dựa trên cơ sở lý luận
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước,
của tỉnh, của huyện về công tác vận động quần chúng.

6


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

PHẦN II: NỘI DUNG
I. Thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay
1. Thể chế chính trị
Thể chế có 2 nghĩa: theo nghĩa hẹp, thể chế là những quy định, luật lệ,
chuẩn mực, giái trị của một cấu trúc xã hội hoặc của xã hội buộc mọi người
tuân theo và theo đó các thiết chế được dựng lên, các quan hệ xã hội hoặc của xã
hội được điểu chỉnh. Theo nghĩa rộng, thể chế gần như là kháoi niện hệ thống
bao gồm cả những chế định và cả những thành tố cấu thành hệ thống.
Thể chế còn được hiểu là hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị phản
ánh mặt tinh thần và hình thức biểu hiện các thành tố của một cấu trúc xã hội
hay một lĩnh vực nào đó của các quan hệ xã hộ; còn thiết chế là tổng thể các yếu
tốt hợp thành một cấu trúc xã hội, hoặc một lĩnh vực nào đó của các quan hệ xã
hội, phản ánh mặt vật chất của cấu trúc xã hội, được dựng nên và vận hành phù

hợp với thể chế chính trị tương ứng.
2. Khái niệm thể chế chính trị
Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những
nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình
thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc,
bao gồm các cấu trúc tổ chức, các bọ phận chức năng cấu thành của hệ thống
chính trị nhất định và vai trò, ảnh hưởng lẫn nhau của chúng trong hệ thống
chính trị đó.
3. Hệ thống chính trị ở Việt Nam
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực
hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống
chính trị.
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao
gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp
được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá
7


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời
phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước
và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị
mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền.
- Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ
thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội
dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính
của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực

hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh
Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân được
thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
4. Bản chất và đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta
a. Bản chất:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền
lực và tổ chức ra hệ thống chính trị của mình. Vì vậy, hệ thống chính trị ở nước
ta có những bản chất sau:
Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân,
nghĩa là các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập trường quan
điểm của giai cấp công nhân. Từ đó đã quy định chức năng, nhiệm vụ, phương
8


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo quyền làm chủ của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước hết
ở chỗ: Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa số nhân dân với thiểu số bóc

lột.
Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước
ta. Bản chất đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự
thống nhất giữa những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và toàn thể dân tộc.
b. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay:
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động. Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ
trong hoạt động của từng tổ chức.
Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò
lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta,
do những phẩm chất của mình - Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất
của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to
lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng... làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập
hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự
nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế. Đây là
đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta.
9


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống
chính trị ở nước ta thực hiện.

Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản
đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động
nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức
trong hệ thống chính trị.
Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp
công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ
thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao
động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
5. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội
trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ
thể chân chính của quyền lực. Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hệ thống
chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có vị trí, vai trò khác nhau
do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng tác động vào các quá
trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân.
a. Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu
trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của
toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội
dung chủ yếu sau:
10


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ


Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm,
chủ trương phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ
chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận,
thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch,
chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước
và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị
quyết của Đảng.
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ
cán bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định
đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn
vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ
chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu
gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân
chủ...
b. Nhà nước:
-Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực
hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước
nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo
Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy
chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân.
Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

11



Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

-Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội do
nhân dân trực tiếp bầu ra, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến
pháp và luật pháp (lập hiến và lập pháp). Quốc hội quyết định những chính sách
cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên
tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và
hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước.
Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp. Chính phủ là cơ
quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Chính phủ
là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác
với Quốc hội. Trên ý nghĩa đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp.
-Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra. Đây
là những cơ quan được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những
tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách
nghiêm minh, chính xác.
-Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí
của Nhà nước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị
coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có
hiệu lực pháp luật.
Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xử

đúng người đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập
trung thống nhất và độc lập thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan
khác của Nhà nước. Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều
12


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

tra, truy tố...Với ý nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Viện kiểm sát được gọi là cơ
quan tư pháp.
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo
dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Vì vậy, cần tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
c. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội...
Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp
rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho
lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ,
mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát
huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn
kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa
nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng
tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; tuyên truyền vận động nhân
dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát
của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân.
Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị

tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân,
góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp
pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội,
giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân,
góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực
hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

13


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương
đến cơ sở. Cơ sở phân cấp theo quản lý hành chính gồm có xã, phường, thị trấn.
Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng, Hội đồng Nhân dân
xã, phường; Uỷ ban Nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã, phường và các
tổ chức chính trị-xã hội khác như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn… Tất cả các tổ
chức trên đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổ chức
của hệ thống chính trị ở nước ta.
Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và
vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của
cộng đồng dân cư.
II. Tư tưởng công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Khái niệm Dân vận:
"Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót
một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc
Chính phủ và Đoàn thể giao cho".

2. Quy trình công tác dân vận:
+ Phải cho dân biết: Quyền làm chủ của nhân dân, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự, chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý
mình.
+ Giải thích cho dân hiểu: "Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho
mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ,
họ phải hăng hái làm cho kỳ được".
+ Bày cách cho dân làm: "phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm
của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương,

14


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành". Và "Trong lúc thi hành phải
theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân".
+ Tiến hành kiểm tra, kiểm soát: "Khi thi hành xong phải cùng với
dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng".
Theo Hồ Chí Minh, mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm mới
đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng. Đó chính là khẩu
hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà ngày nay chúng ta thường
đề cập tới.
3. Đối tượng phụ trách dân vận:
Hồ Chí Minh chỉ rõ ai (lực lượng) làm công tác dân vận là: “tất cả cán bộ
chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân
(Liên Việt, Việt Minh,v.v.) đều phải phụ trách dân vận”.Như vậy, lực lượng làm
công tác dân vận không chỉ là những người chuyên trách công tác này, mà
rất đông đảo, với nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia. Đó chính là sức mạnh
nói chung, trên các phong trào cách mạng nói chung, trên các mặt trận và lĩnh

vực cụ thể nói riêng, trong đó có lĩnh vực dân vận.
Lực lượng làm công tác dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị trước hết là của chính quyền. Điều ấy có nghĩa là, tất cả cán bộ chính quyền đều
phải làm dân vận. Đây là đặc điểm nổi bật của công tác dân vận khi Đảng ta có
chính quyền. Chính quyền của ta là công cụ chủ yếu của nhân dân. Chính quyền
không những chỉ phải làm dân vận mà còn có nhiều điều kiện làm công tác dân
vận thuận lợi hơn.
4. Thực hiện công tác Dân vận
Đây chính là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt ra về phương pháp dân vận với
những yêu cầu rất cụ thể với cán cán bộ dân vận. Người đúc kết thành 12 từ: Đó
là “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

15


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

- Óc nghĩ: Điều này được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy
người đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự “động não” của người làm công
tác dân vận.
Bác Hồ muốn khẳng định, công tác dân vận không chỉ là những thao tác cụ
thể, những công thức có sẵn mà bản thân nó là một khoa học -khoa học về con
người, một nghệ thuật - nghệ thuật tiếp cận và vận động con người, phải dày
công tìm tòi suy nghĩ để phân tích chính xác tình hình nhân dân, vận dụng sáng
tạo lý luận vào thực tiễn sinh động để vận động nhân dân có hiệu quả.
- Mắt trông: Là quan sát mọi sự việc, hiện tượng từ thực tiễn phong trào
cách mạng của quần chúng, để “trăm nghe không bằng một thấy”. Với sự nhạy
cảm, tinh tế trong quan sát, kết hợp với “óc nghĩ” xác định được đúng, sai, nhận
rõ bản chất và hiện tựợng của từng sự việc, từng vấn đề để làm đúng, tham mưu
kịp thời cho Đảng và Nhà nước để có cách giải pháp đúng đắn kịp thời đưa
phong trào của quần chúng đi đúng hướng. Ở điểm này, Hồ Chí Minh muốn

nhắc nhở cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận phải thường xuyên sâu sát cơ
sở. Vì chỉ có sát cơ sở mới có thể “thấy” mọi sự việc, vấnđề. Theo đó, muốn vận
động quần chúng một cách thiết thực, muốn làm tốt vai trò tham mưu phải “mục
sở thị” được các sự việc và vấn đề liên quan đến công tác dân vận.
- Tai nghe: là một phương pháp khoa học của công tác dân vận, theo Hồ
Chí Minh cũng với “óc nghĩ”, “mắt trông”, người làm công tác dân vận còn phải
đồng thời nắm bắt kịp thời các thông tin từ quần chúng. Đòi hỏi phải biết nghe
dân nói, từ đó mà hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân;
loại trừ những thông tin thiếu chân thực, chính xác. Nghe dân nói, cũng là để
biết dân đã hiểu gì, hiểu đến mức như thế nào, đã làm như thế nào và làm được
đến đâu. Về bản thân, mình cũng thấy được những gì cần phải bổ sung, điều
chỉnh khi thực hiện công tác dân vận.
- Chân đi: là yêu cầu gắn với cơ sở, một đòi hỏi bức thiết, luôn đặt ra đối
với cán bộ dân vận, đây cũng là một yếu tố chống căn bệnh quan liêu, hành
chính, làm việc theo kiểu giấy tờ của các cơ quan. Hồ Chí Minh là tấm gương
16


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

mẫu mực luôn luôn hướng về cơ sở và gắn bó với cơ sở. Sinh thời, dù bận trăm
công, nghìn việc nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian đi cơ sở
để khảo sát tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ
những khó khăn nẩy sinh trong dân. Xuống với dân như về gia đình mình, người
tuyệt đối không muốn “cờ rong, trống mở” xe đưa xe đón.Nhiều lần người đến
thăm cơ sở nhưng không báo trước. người hết sức nghiêm khắc với bệnh tô vẽ,
thổi phồng thành tích dẫn tới lừa dân, hại dân, dối trên, lừa dưới của một số cán
bộ mắc bệnh thành tích.
- Miệng nói: Là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhất là tuyên tuyền
miệng, một hình thức tuyên truyền không thể thiếu của người làm công tác dân

vận. Người cán bộ dân vận phải thường xuyên có trách nhiệm tuyên truyền, cổ
động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã
hội và an ninh quốc phòng... Theo Hồ Chí Minh, để dân hiểu, dân tin, dân ủng
hộ và làm theo thì công tác tuyên truyền miệng phải đúng và phải khéo. Nói với
với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh, hơn thế,
còn phải có thái độ mềm mỏng; đối với người già, các bậc lão thành phải cung
kính, lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải đúng mực, nghiêm trang, với nhi đồng
phải thương yêu, quý mến.
- Tay làm:là thể hiện quan niệm học đi đôi với hành, là gương mẫu,làm
gương trước cho quần chúng. Nếu nói là để dân nghe, thì làm là để dân thấy, dân
tin, dân học làm theo. Lời nói đi đôi với hành độnglà một yêu cầu, một phương
pháp hết sức quan trọng đối với cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác dân vận
nói riêng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến hai mặt của một vấn đề
này. Người từng có hàng loạt bài viết, bài nói phê phán những cán bộ, đảng viên
“nói không đi đôi với làm”, “nói hay mà làm dở” hoặc “đánh trống bỏ dùi”.
Người chỉ rõ “cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay
làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì nói vô ích”.
Như vậy: “Mắt trông, tai nghe, chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thực tế,
đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà giúp dân
17


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách
cho phù hợp, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách.
“Miệng nói, tay làm” là phong cách quan trọng nhất hiện nay, “phải thật thà
nhúng tay vào việc”, không được nói một đằng, làm một nẻo, miệng thì vận động
người khác nhưng mình thì không làm hoặc làm ngược lại. Bác cũng nghiêm khắc
phê phán “bệnh nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”.Đây cũng thể hiện sự nhất

quán trong tư tưởng và hành động thường ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm" là có sự thống
nhất, hòa quyện chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Đó có thể coi cẩm nang về
phương pháp dân vận cho tất cả cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận.
Cuối cùng, Người khẳng định rõ tầm quan trọng của công tác dân vận:“Dân
vận kém thì việc gì cũng kém”. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
III. Quan điểm của Đảng ta trong Nghị Quyết Số 25-NQ/TW, ngày
03/6/2013, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành TW khoá XI về tăng cường
và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình
mới

Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận
trong tình hình mới, cần quán triệt các quan điểm sau :
- Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;
nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ.
- Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ,
đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hoà các lợi ích; quyền
lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người
dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi
cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
- Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với
công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan
điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi
18


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.

- Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân
dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính
quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt.
- Nhà nước tiếp tục thể chế hoá cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ" thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính
trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ
trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong
phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả.
IV. Kết quả thực tiễn thực hiện công tác dân vận xây dựng cơ sỏ chính trị
địa bàn ở xã Tân Minh, Đông Cửu, Yên Lãng, Yên Sơn của huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ (Từ năm 2011-2014)
1. Đặc điểm tình hình:
Thanh Sơn là huyện miền núi với diện tích tự nhiên 62.177,06 ha, gồm 22
xã và 01 thị trấn; 285 khu dân cư; dân số trên 12 vạn người, có 02 xã vùng cao,
08 xã đặc biệt khó khăn (thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn 2) và 06 xã vùng
CT 229; có 16 dân tộc cùng sinh sống (trong đó dân tộc Mường chiếm trên 54%,
dân tộc Kinh chiếm 41% còn lại là dân tộc khác). Tính đến tháng 12/2014 toàn
huyện có 46 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc và có trên 6.400 đảng viên, 285/285
khu dân cư có chi bộ đảng. Tiềm năng lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản
phong phú, nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, lao động
cần cù, sáng tạo; có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng, Nhà nước
thường xuyên quan tâm, đầu tư phát triển cho huyện và các xã đặc biệt khó
khăn, xã vùng CT 229. Các chương trình, dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử
dụng đã phát huy hiệu quả; kinh tế - xã hội phát triển; đời sống nhân dân được cải
thiện và nâng lên rõ rệt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn
định.
19



Vn ng nhõn dõn, XDCSCT a bn cỏc xó c bit khú khn ca huyn Thanh Sn-Phỳ Th

2. Kt qu thc tin:
2.1. Cụng tỏc vn ng nhõn dõn, giỳp nhõn dõn xõy dng c s vt cht,
tp hun k thut chuyn giao khoa hc cụng ngh:
-Nm 2011, phụi hp tham mu cho Ban Thng vu Huyờn u phụi hp
vi S oan 316-B CHQS tnh Phỳ Tho, ch o Ban Ch huy Quõn s huyờn,
MTTQ, cỏc oan th, cỏc phũng, ban chuyờn mụn UBND huyờn thc hiờn
chng trỡnh cụng tỏc dõn vn xõy dng c s chinh tr a ban ti xó Tõn Minh
t chc cỏc phong trao thi ua yờu nc, xoỏ úi gim nghốo nhm ci thiờn,
nõng cao cht lng cuc sụng cho ba con nhõn dõn vựng miờn nỳi, vựng ng
bao dõn tc thiu sụ, xõy dng 3 Nha vn hoỏ; 3 nha tỡnh ngha cho h gia ỡnh
chinh sỏch; lam 1,5 km ng bờ tụng liờn thụn; san nờn sõn trng, tu sa lp
hoc. Cng cụ xõy dng, tng cng hot ng ca Mt trn T quục va cỏc oan
th, tp hp oan viờn hi viờn, xõy dng t chc ng trong sch vng mnh.
Vi tng kinh phi huy ng trờn 1,8 t ng.
-Nm 2012, ti xó ụng Cu lam nền và đổ đợc 02 km đờng bê
tông nông thôn; xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho đối tợng chính
sách; 2 nhà văn hóa khu dân c; giúp đỡ ngày công san nền, sân
và dựng nhà láng nền, bó vỉa hè 01 nhà gỗ lá cho 01 hộ gia
đình đặc biệt khó khăn 40 m2; xây 20 bể nớc sạch cho các
hộ nghèo; giúp 24 hộ gia đình thu hoạch sắn; giúp đỡ 50 hộ vệ
sinh, che chắn chống rét truồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm;
giúp đỡ trờng Tiểu học xã Đông Cửu lát gạch và bó hè sân trờng:
200 m2; giúp Trờng Mầm Non xã vệ sinh, sửa chữa khu vệ sinh,
làm nhà để xe; sửa chữa hơn 2,5 km đờng giao thông liên thôn.
Ch o cỏc phũng, ban nganh, MTTQ va cỏc oan th huyờn phụi hp thc hiờn
cụng tỏc vn ng ng bao dõn tc thc hiờn quy ch dõn ch c s, cụng tỏc
xoỏ úi gim nghốo, tham gia cỏc phong trao thi ua phỏt trin kinh t-xó hi,
xõy dng i sụng vn hoỏ khu dõn c, phỏt hiờn x ly cỏc hanh vi li dung

vn ờ dõn tc tụn giỏo trờn a ban bng cỏc chng trỡnh, k hoch cu th. Vi
tng kinh phi huy ng trờn 2,5 t ng. S oan 316-QK2, phụi hp vi trung
20


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

tâm dân số tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về dân số, chăm sóc sức
khoẻ sinh sản; tổ chức khám bênh và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng
chính sách và đồng bào nghèo và vệ sinh môi trường công cộng; Hội nông dân,
Phòng Nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện tập huấn, hướng dẫn cho bà con
nông dân thay đổi tập quán canh tác, tích cực chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật
nuôi…; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sơn nhựa; kỹ thuật phòng đói
rét cho trâu bò trong mùa đông; kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm
sinh học. Hội Phụ nữ phối hợp tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức về dân
số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho chị em phụ nữ; tổ chức khám bệnh và cấp
phát thuốc miễm phí cho các đối tượng chính sách và đồng bào nghèo. Tập huấn
kỹ năng nghiệp vụ công tác hội cho các chi hội hoạt động còn yếu. Huyện đoàn
tổ chức mở lớp tập nghiệp vụ công tác Đoàn, phong trào TTN tới các đồng chí là
UVBCH Đoàn xã, Bí thư, Phó bí thư chi đoàn. Trong đó, tập trung vào nghiệp
vụ công tác tổ chức sinh hoạt chi đoàn, kỹ năng tổ chức hoạt động đoàn, kỹ năng
vận động đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã; nghiệp vụ công tác Đội trên địa
bàn dân cư. Dự sinh hoạt đối với các chi đoàn yếu kém.
-Năm 2013, Ban Dân vận với Ban Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp
Huyện ủy tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện huy động lực lượng dân quân
của 10 xã: Yên Lãng, Yên Sơn, Lương Nha, Tinh Nhuệ, Tất Thắng, Thắng Sơn,
Yên Lương, Hương Cần, Cự Đồng, Tân Lập. Với 1000 ngày công trực tiếp tham
gia xây dựng các công trình tại xã Yên Lãng; ngay trong ngày khai mạc khởi
công chương trình (ngày 16/12/2013), Trực tiếp chỉ huy tổ chức 15 cán bộ, chiến
sỹ lực lượng thường trực và 42 chiến sỹ dân quân/ 2 xã nhanh chóng ổn định

chỗ ăn nghỉ, sinh hoạt và bắt đầu ngay vào công việc thi công các công trình.
Sau 22 ngày làm việc đã giúp đỡ địa phương hàng nghìn công lao động, phối hợp
chặt chẽ với Tổ công tác của huyện và các phòng, ban, ngành đoàn thể của
huyện, các cơ quan, đơn vị và cấp ủy, chính quyền, các ngành đoàn thể xã Yên
Lãng huy động lực lượng nhân dân các khu dân cư tham gia làm nền đường đổ
bê tông 2 km đường bê tông nông thôn (trong đó có 1,7 km đường bê tông loại B);
đổ 60 m2 sân Nhà công vụ Trường Tiểu học; hỗ trợ xây dựng 1 nhà tình nghĩa cho
21


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

đối tượng chính sách, diện tích 60 m2, tổng kinh phí 100 triệu đồng (trong đó huyện
hỗ trợ 40 triệu đồng, địa phương và LLVT huyện hỗ trợ ngày công lao động và vật
liệu xây dựng 10 triệu đồng); sửa chữa 3 nhà văn hóa khu dân cư; xây dựng đài
tưởng niệm liệt sỹ trị giá 60 triệu đồng cùng với đoàn viên thanh niên tu sửa hơn 4
km đường giao thông liên thôn; che chắn chống rét 50 chuồng trại đại gia súc;
ngoài ra thực hiện Chỉ thị 773 của Bộ Quốc phòng về việc gắn huấn luyện của
lực lượng DQTV với làm công tác dân vận đã huy động hàng nghìn ngày công
tu sửa trên 20 km đường giao thông nông thôn 15 km kênh mương nội đồng và
hàng nghìn m3 đất, đá làm đường và khuân viên các trường học; tặng hàng trăm
xuất quà trị giá hơn 30 triệu đồng… được cấp ủy, chính quyền, nhân dân đánh giá
cao. Từ đó tạo được niềm tin trong nhân dân, tạo đuợc thế trận lòng dân, an ninh
nhân dân vững chắc. Với tổng kinh phí được huy động trên 3 tỷ đồng. Ban Dân
vận, Ban Tổ chức Huyện uỷ, đã chỉ đạo và phối hợp với các cấp, các ngành
tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước;
củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt của cả hệ thống chính
trị của xã; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phong trào giúp nhau xoá đóigiảm nghèo nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân
vùng cao. Hội Cựu chiến binh huyện, đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ các hội viên
và chi hội trưởng, tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn mô hình kinh tế giỏi cho

30 hội viên. Hội Nông dân, phối hợp với Phòng NN & PTNT, Trạm khuyến nông
huyện, Trạm bảo vệ thực vật, tổ chức tập huấn công tác chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật nông nghiệp và chăn nuôi cho bà con nhân dân với 3 nội dung: Tập huấn kỹ
thuật gieo trồng lúa chiêm xuân bằng giống lúa lai, lúa thuần; tập huấn công tác
điều tra, phát hiện, nhận biết và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; tập huấn kỹ
thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn trâu, bò; tập huấn ủ phân hữu cơ bằng
chế phẩm Emic cho hội viên Hội phụ nữ; kỹ thuật cách sử dụng phân hữu cơ vi
sinh cho nông dân. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, tổ chức tuyên truyền về các chế
độ chính sách đối với đồng bào dân tộc, kiến thức cơ bản về Luật hôn nhân gia
đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe phụ nữ
trẻ em…,
22


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

-Năm 2014, Sau 30 ngày làm việc công tác dân vận xây dựng cơ sở chính
trị địa bàn xã Yên Sơn, huy động lực lượng nhân dân các khu dân cư tham gia
làm nền đường đổ bê tông 2,36 km đường bê tông nông thôn (tăng 160 m) so
với kế hoạch; đổ 900 m2 (sân Trường Tiểu học Yên Sơn 2, sân nhà văn hóa khu
Kết Bình, sân bóng chuyền khu dân cư Von Mỏ); đã giúp đỡ địa phương với hơn
một nghìn công lao động sửa chữa xây dựng 04 nhà tình nghĩa cho đối tượng
chính sách; sửa chữa 2 nhà văn hóa khu dân cư; cùng với đoàn viên thanh niên
tu sửa hơn 3,2 km đường giao thông liên thôn; đào hố phân và che chắn chống
rét hàng chục chuồng trại đại gia súc. Các ban xây dựng Đảng, tập huấn nghiệp
vụ được cấp ủy, chính quyền, nhân dân đánh giá cao với tổng trị giá trên 1,6 tỷ
đồng. Ban Dân vận, Ban Tổ chức Huyện uỷ: Đã chỉ đạo và phối hợp với các
cấp, các ngành tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước; củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt
của cả hệ thống chính trị của xã; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động

các đối tượng, lứa tuổi vào sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể nhằm tăng tỷ lệ
tập hợp đoàn viên, hội viên vào các tổ chức đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra; tổ chức các phong
trào thi đua yêu nước, phong trào giúp nhau xoá đói-giảm nghèo nhằm cải thiện,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân vùng cao. Hội Cựu chiến
binh huyện: Đã tổ chức mở lớp bồ dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ Hội cơ
sở là UVBCHH, chi Hội trưởng, chi Hội phó; tập huấn nghiệp vụ quản lý và sử
dụng vốn vay ngân hàng CSXH. Hội Nông dân: Phối hợp Trạm khuyến nông
huyện tổ chức tập huấn cho hội viên và bà con nhân dân kỹ thuật sản xuất vụ
chiêm xuân 2014-2015, kỹ thuật phòng chống rét trên đàn trâu bò ; tập huấn kỹ
năng nghiệp vụ công tác hội cho hội viên. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện: Phối
hợp với Trạm BVTV huyện tổ chức tập huấn về sử dụng thuốc BVTV cho cây
trồng cho 96 hội viên phụ nữ. Hội LHPN huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ
công tác Hội cho viên phụ nữ. Chỉ đạo Hội phụ nữ xã phối hợp với trạm y tế xã
tổ chức khám và tư vấn sức khỏe cho viên phụ nữ.Ban Thường vụ Huyện đoàn:
Tổ chức 01 buổi tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn cho các đồng chí Ủy viên
23


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

BCH Đoàn xã và các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư các Chi đoàn và ĐVTN trong
toàn xã; Phối hợp với Công an huyện tổ chức 01 buổi tuyên truyền về luật
ATGT, ý thức chấp hành pháp luật cho ĐVTN trên địa bàn xã; Phối hợp với
Trung tâm Y tế huyện cấp phát thuốc khử khuẩn nguồn nước cho bà con nhân
dân trong xã; Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn; Trung tâm Y tế Thanh Sơn: Đã cử
các y, bác sỹ tổ chức lồng ghép khám, tư vấn chữa bệnh cho các đối tượng chính
sách và các hộ nghèo; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh tại trạm y tế xã 01
buổi với nội dung tuyên truyền phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình
dục HIV/AIDS, Phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản, cách điều trị và

theo dõi bệnh tăng huyết áp; tuyên truyền tư vấn tại khu dân cư 02 buổi, nội
dung phòng chống bệnh Sởi- Rubella, kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp
tránh thai, cách chăm sóc trẻ sơ sinh; cấp tờ rơi và tư vấn trực tiếp 130 người;
tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các đối tượng chị em Phụ ; khám
bệnh và tư vấn miễn phí; khám, siêu âm miễn phí .
2.2. Kết quả xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các tổ chức đoàn thế
chính trị xã hội trong sạch vững mạnh:
Qua quá trình thực hiện công tác vận động nhân dân xây dựng cơ sở chính
trị địa bàn tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ. Thực tiễn cho thấy nhận thực của cán bộ, đảng viên và nhân dân từ huyện
đến cơ sở đã được nâng cao lên một bậc, sự nghiệp làm công tác vận động quần
chúng nhân dân không chỉ là nhiệm vụ riêng của Ban Dân vận các cấp mà là
nhiệm vụ của mỗi một cán bộ, đảng viên, của cả hệ thống chính trị. Từ nhận
thức đó các tổ chức đảng, chính quyền các xã đặc biệt khó khăn của huyện
Thanh Sơn nhiều năm liền sự phát triền về kinh tế trì trệ, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở
mức cao đã có bước chuyển mình cả về nhận thức lần việc làm; Đảng bộ và
nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã phát
huy những thành quả đạt được từ chương trình làm công tác dân vận xây dựng
cơ sở chính trị địa bàn của huyện; phát động các phong trào thi đua, tiếp tục vận
động nhân dân hiến đất, hoa màu huy động sức dân chung tay xây dựng nông
thôn mới, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch
24


Vận động nhân dân, XDCSCT địa bàn ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn-Phú Thọ

vững mạnh tạo sự gắn bó máu thịt giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, thúc
đẩy kinh tế-văn hóa-xã hội, từng bước giảm ngheo bền vững, điều đó đã được
chứng minh qua công tác xây dựng Đảng xây dựng chính quyền ở các xã đặc
biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn:

-Năm 2011:

TT

1
2
3
4

Đảng

Xếp loại

bộ xã
Tân
Minh
Đông
Cửu
Yên
Lãng
Yên
Sơn

năm

CQ

CA

QS


HTNV Khá

TB

T/tiến

2010

HTNV

Xếp loại

Xếp loại chính quyền và các ngành đoàn thể năm 2011
MTTQ

TB

T/tiến

HTNV Khá T/tiến T/tiến

TN PN

ND



năm
2011


Tiên tiến TSVM VM VM Khá VM HTTN

Tốt T/tiến Q/thắng Tiên tiến

HTNV Khá

CCB

TSVM
XS

Khá VM

Xuất
sắc

VM HTTNV

Tiên tiến TSVM Khá VM Khá Khá
Tiên tiến

TSVM
XS

VM VM

Xuất
sắc


Yếu

Khá HTTNV

-Năm 2012:
TT
1
2
3
4

Đảng
bộ xã
Tân
Minh
Đông
Cửu
Yên
Lãng
Yên
Sơn

Xếp loại chính quyền và các ngành đoàn thể năm 2012
CQ
KHÁ

CA

QS MTTQ


CCB

Xếp loại

TN PN ND CĐ

TT HTT

TT

TSVMXS VM

K

K

TSVM TB HTT

TT

TSVMXS VM

T

XS VM

T

XS


KHÁ

TT HTT

TT

TSVMXS

K

KHÁ

TT HTT

TT

TSVMXS

K

VM

K

XS XS VM

năm 2012
HTTNV
TSVM
HTTNV

HTTNV

-Năm 2013
Xếp loại chính quyền và các ngành đoàn thể năm
2013

Xếp loại

TT Đảng bộ xã
CQ

MTTQ

CCB

TN

PN

ND



2013

25


×