Nghiệp vụ Tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam
Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển
ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Sự biến động
khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những
nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua,
bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các
nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là
những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở
(hay còn gọi là chính phẩm).
Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với
các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi
ích cho các thành viên thị trường. Trên thị trường có thể phân ra thành 3 loại thành viên: Người
đầu tư, người đầu cơ, người cơ lợi. Sự dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh đều mang lại lợi ích cho
3 loại thành viên này: Người đầu tư phải đối diện với những rủi ro do biến động giá cả của các sản
phẩm chính, họ phải sử dụng nghiệp vụ phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro; đối với người
đầu cơ lại muốn đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm chính, họ dùng nghiệp vụ
này như một đòn bẩy đặc biệt; đối với người cơ lợi ( thực hiện lợi nhuận mà không có rủi ro) bằng
cách sư dụng chênh lêch giá giữa các thị trường tài chính khác nhau, họ đã sử dụng rất hiệu quả
các nghiệp vụ phái sinh để hưởng chênh lệch giá.
Dưới đây xin đề cập đến một số nghiệp vụ phái sinh chuẩn và không chuẩn hay còn gọi là công cụ
phái sinh độc lập và công cụ phái sinh “được gắn thêm” hiện đang được giao dịch phổ biến trên thị
trường tài chính quốc tế.
1. Một số công cụ phái sinh độc lập:
+ Hợp đồng mua bàn trước(còn gọi là công cụ kỳ hạn): Là một công cụ tài chính phái sinh đơn
giản. Đó là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản ( hàng hoá hoặc các tài sản tài chính) tại một
thời điểm trong tương lai với một giá đã xácđịnh trước.
Đặc điểm của hợp đồng nay là:
- Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính (TCTC)với nhau, hoặc
giữa TCTC với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký
kết song phương).
- Trong hợp đồng này người mua được gọi là người giữ thế trường vị (long position), người bán
được gọi là người giữ thế đoản vị (short position).
- Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn: Đến thời điểm đáo hạn người giữ vị thế đoản vị
phải thực hiện bán tài sản cho người giữ vị thề trường vị và nhận một khoản tiền từ người mua với
mức giá cả đã định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có
cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì
người giữ vị thế trường vị sẽ có lãi (có giá trị dương), còn người giữ vị thế đoạn vị bị giá trị âm; và
ngược lại.
+ Hợp đồng mua bán trong tương lai: là một công cụ tài chính phái sinh, tương tự như hợp đồng
mua bán trước, chỉ khác có một số điểm sau:
- Hợp đồng mua bán trong tương lai thường được ký kết và thực hiện hợp đồng thông qua một
môi giới trên thị trường chứng khoán; và người mua và người bán thường không quen biết nhau,
do vậy đơn vị môi giới thường đưa ra một số các tiêu chuẩn cho những hợp đồng này. Hiện nay,
những thị trường chứng khoán mua bàn hợp đồng trong tương lai là Hội đồng mậu dịch Chicago -
Chicago Board of Trade( CBOT), Sở thương mai Chicago- Chicago Mercantile Exchange (CME) và
Sở giao dịch các hợp đồng tương lai London. Các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường
chứng khoán mua bàn hợp đồng trong tương lai gồm, heo, bò ,đường, len ...., sản phẩm tài chính
gồm, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ.
- Ngày giao hàng không được xác định một cách chính xác như hợp đồng mua- bán trước, mà
được qui định theo tháng và khoảng thời gian của tháng phải giao. Văn phòng thị trường chứng
khoán (người môi giới) xác định khối lượng, chất lượng của hàng hoá giao dịch, cách giao hàng,
giá hợp đồng, và cũng có thể xác định luôn giá trị hợp đồng mua bàn tương lai có thể thay đổi
trong một ngày.
- Người mua, bán phải trả phí hoa hồng cho người môi giới, và giá rao bàn được xác định trên sàn
giao dịch chứng khoán.
- Có hai loại thương nhân trên sàn giao dịch: Thứ nhất là những người môi giới ăn hoa hồng, họ
sẽ thực hiện mua bán theo lệnh của nhà đầu tư và tính hoa hồng; thứ 2 là người tự đầu tư.
- Để trành những rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bàn trong tương lai, do người mua, hoặc
người bán tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất lợi cho mình, hoặc do đến
thời điểm thanh toán, người mua không có khả năng tài chính. Văn phòng chứng khoán phải đưa
ra những qui định về yều cầu dự trữ tối thiểu đối với người ký hợp đồng tương lai với nhà môi giới.
Khoản tiền dự trữ này được giữ tại một tài khoản của người đầu tư mở tại văn phòng chứng
khoán.
- Ví dụ: Giả sử vào tháng 3 bạn gọi cho nhà môi giới của bạn tại CBOT, và yêu cầu ông ta mua
cho bạn 100 lượng vàng vào thời điểm tháng 7. Những sự việc gì sẽ xẩy ra sau lệch của bạn:
- Bước 1, người môi giới sẽ chuyển lệnh của bạn cho một đại diện tại CBOT. ở đây lênh này sẽ do
một người đưa tin chuyển đến cho một thương nhân của bàn giao dịch. Người này sẽ cố tìm giá
tốt nhất trên thị trường và ra dầu hiệu bằng tay cho các thương nhân biết rằng có người muốn
mua một hợp đồng vàng tương lai với giá như vậy.
- Bước 2, Nếu có một thương nhân (bên bán) chấp nhận với mức giá và thời gian bán như vậy, thì
là đã kết thúc thương thuyết.Sau đó người ta sẽ thông báo cho bạn biết thông qua người môi giới
của bạn là hợp đồng đã đựoc ký kết.
Kết thúc một hợp đồng tương lai, hiếm khi được diễn ra như ký kết ban đầu, mà thường xảy ra sự
hoàn đổi trong suốt thời gian đáo hạn: Nếu như một người đầu tư ở thế trường vị đối với một hợp
đồng tương lai mua vàng vào tháng 7, nhưng vào ngày 6/3, anh ta có thể kết thúc vị trí này vào
ngày 20/4 bằng cách chọn vị trí đoản vị đối với hợp đồng bán vàng vào tháng 7. Vào ngày 6/3 nếu
một người ở vị trí đoản vị đối với hợp đồng tương lai vào tháng 7 anh ta có thể kết thúc hợp đồng
này vào ngày 20/4 bằng cách chọn vị trí trường vị vào tháng 7. Trong cả 2 trường hợp tiền lời hay
lỗ của người đầu tư phản ánh những thay đổi của giá cả giữa ngày 6/3 với ngày 20/4.
Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng đã sử dụng nhiều nghiệp vụ này trong kinh doanh
chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư để phòng chống rủi ro do biến động lãi suất trong tương
lai. Để hạn chế rủi ro biến động lãi suất trong tương lai, nhìn chung đòi hỏi các ngân hàng phải giữ
vị thế trên thị trường trong tương lai đối nghịch với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay. Bởi
vậy, một ngân hàng có kế hoạch mua trái phiếu “ tạo thế trường” trên thị trường giao ngay có thể
bảo vệ được giá trị của những trái phiếu này bằng việc ký hợp đồng bán trái phiếu trên thị trường
tương lai tạo vị thế đoản.nếu ngay sau đó, giá trái phiếu giảm trên thị trường giao ngay, thì sẽ có
một khoản lợi nhuận được bù đắp xuất hiện từ thị trường tương lai và điều này giúp cho ngân
hàng tối thiểu hoá tổn thất gây ra do biến động lãi suất.
+ Hợp đồng lựa chọn (quyền chọn mua hoặc bán): Là một sản phẩm tài chính phái sinh rất được
ưa chuộng. Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973, từ
đó thị trường này phát triển tăng vọt và ngày nay được thực hiện trên khắp thị trường tài chính thề
giới. Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị
trường chứng khoán, ngoại tệ, công cụ nợ, các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hoá.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option)và hợp đồng quyền chọn
bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có
quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp
đồng. Còn hợp đồng quyền bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản
phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Đặc điểm của hợp đồng lựa chọn: Khác với hợp đồng mua bàn trước và hợp đồng mua bán tương
lai hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Hợp đồng chỉ quy định
quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua quyền có thể:
Thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền . Để có
quyền nay, khi ký hợp đồng, người cầm hợp đồng phải trả quyền phí ; giá trong hợp đồng được
gọi là giá thực hiện hay là giá nổ (Strike price); ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo hạn hay
hày thực hiện.
Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ
và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày
đáo hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay trên các thị
trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ.
Ví dụ: Một người đầu tư mua 100 cổ phiếu IBM dưới hình thức hợp đồng lựa chọn kiểu châu âu
với giá định trước là 100 USD/1 cổ phiếu, ngày đáo hạn là 2 tháng và quyền phí là 5 USD. Giả sử
đến ngày đáo hạn giá cổ phiếu cổ phiếu thấp hơn 100 USD, thì nhà đầu tư có thể sẽ từ chối không
mua và chịu mất 500 USD quyền phí (5x100). Trong trường hợp giá cao hơn nhà đầu tư sẽ thực
hiện hợp đồng.
Một điểm đáng chú ý là: trong khi người mua hợp đồng lựa chọn call mong muốn giá của sản
phẩm hợp sẽ tăng lên trong ngày đáo hạn thì người mua hợp đồng lựa chọn Put lại hy vọng giá
xuống. Nếu cao hơn giá định trước họ sẽ từ chối quyền bán và chịu mất quyền phí. Tất nhiên sự
từ chối hay không từ chối quyền khi giá ngày đáo hạn cao (hay thấp) hơn giá nổ sẽ được các nhà
đầu tư tính toán trên cơ sở mức độ chênh lệch giữa giá định trước với giá ngày đáo hạn và quyền
phí.
Các hợp đồng quyền chọn thường được giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường phi
chính thức. Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại văn phòng thị
trường chứng khoán( Chicago board Option Exchange–CBOE, Philadelphia Exchange–PHLX, The
American Stock Exchange–AMEX, The Pacific Stock Exchange–PSE, The New York Stock
Exchange–NYSE...). Việc mua bán dưới hình thức hợp đồng chọn tại các văn phòng thị trường
chứng khoán có nhiều khía cạnh giống như mua bán hợp đồng tương lai. Văn phòng thị trường
chứng khoán phải xác định rõ các điều kiện, mức độ, thời gian đáo hạn và ấn định giá của hợp
đồng quyền chọn được mua bán trên thị trường của họ.Và để giảm rủi ro của việc thực hiện hợp
đồng, lúc mua sản phẩm (cổ phiếu chẳng hạn), người đầu tư mở tài khoản dự trữ bắt buộc với
người môi giới của họ, mức độ dự trữ tuỳ thuộc vào loại hàng hoá được giao dịch và tuỳ vào từng
tình huống cụ thể.Đồng thời, cũng có những quy định để kiểm soát thị trường hợp đồng quyền
chọn, như những qui định kiểm soát ứng xử của thương nhân, của những người tạo lập thị
trường.
+ Nghiệp vụ hoán đổi: là một hợp đồng trong đó hai bên thoả thuận trao đổi nghĩa vụ thanh toán.
Thông thường giao dịch này bao gồm các thanh toán lãi, và trong một số trường hợp là thanh toán
nợ gốc. Giao dịch hoán đổi lãi suất và hoán đổi ngoại tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung
(OTC) được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng. Theo đó
không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi và các hợp đồng kiểu này sẽ khác nhau về
một số nội dung.
Trước khi các giao dịch hoán đổi xuất hiện, bên vay và bên cho vay thường bị giới hạn ở lãi suất
cố định hoặc lãi suất thả nổi, cấp vốn hoặc cho vay trên cơ sở tiền mặt. Nhà đầu tư hoặc ngân
hàng sẽ gặp phải sự không tương xứng về lãi suất giữa tài sản có và tài sản nợ. Ví dụ công ty vay
lãi suát cố định , nhưng lại đầu tư vào thị trường lãi suất thả nổi, chắc chắn sẽ bị lỗ khi lãi suất
giảm do không có khoản tăng thu nhập từ tài sản có lãi suất thả nổi.
Giao dich hoán đổi được tạo ra để xử lý những sự không tương xứng này, tạo cho ngân hàng,
doang nghiệp kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình. Khi mới xuất hiện công cụ
này vào đầu thập kỷ 1980, các ngân hàng dàn xếp các giao dịch hoán đổi cho các bên cụ thể có
nhu cầu cần bổ sung cho nhau. Các ngân hàng thu được phí do làm đại diện trong các giao dịch
này. Thị trườg càng phát triển, ngân hàng tham gia với vai trò chủ chốt, thực hiện những bù trừ tất
cả các trạng thái với các bên ngang nhau và đối nghịch. Nhu nhập được tạo ra từ sự chênh lệch
giẵ lãi suất hớn đổi thanh toán và nhận đựoc, hoặc phí trả trước để giàn xếp.
2. Các công cụ phái sinh không chuẩn (được gắn thêm):
Những năm gần đây, trên thị trường tài chính đã suất hiện nhiều công cụ tài chính phái sinh khác
được thiết kế dựa trên những nguyên lý cơ bản của các công cụ tài chính quyền chọn (call, put) và
hợp đồng mua bán tương lai, gọi là hợp đồng lựa chọn Exotics, hay còn gọi là những công cụ phái
sinh không chuẩn. Các ví dụ sau cso thể minh hoạ phần nào về công cụ phái sinh không chuẩn:
Ví dụ 1: Về trái phiếu của Standard Oils
Năm 1986 công ty Standard Oils phát hành loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi
suất, nhưng đến ngày đáo hạn người mua 1000 USD trái phiếu sẽ nhận được một số tiền phụ trội
dựa trên giá của xăng dầu lúc đó. Số tiền phụ trội này bằng tích số của 170 với mức giá dầu tăng
vượt mức 25 USD/thùng, tuy nhiên mức giá vượt lên không quá 40 USD/thùng. Tức lợi tức nhận
được tối đa là 2.250 USD với 1000 USD trái phiếu. Trường hợp giá dầu không tăng thì người mua
chỉ nhận được gốc trái phiếu khi đến ngày đáo hạn.
Ví dụ 2:Trái phiếu I CON
Năm 1985,tổ chức ngân hàng Banker Trust đã phát hành một loại trái phiếu mang tên ICONs
(Index currency notes). Lợi tức thu được từ trái phiếu này phụ thuộc vào tỷ giá với ngoại tệ. Ngân
hàng thoả thuận trước với người mua trái phiếu 2 mức tỷ giá X1 và X2 (X1>X2). Nếu đến ngày
đáo hạn, tỷ giá lớn hơn X1 thì người mua trái phiếu sẽ nhận được toàn bộ số tiền như đã thoả
thuận trước, nếu tỷ giá nhỏ hơn X2 người chủ trái phiếu không nhận được một đồng nào ngoài
tiền gốc. Nếu tỷ giá trong khoảng X1 và X2 sẽ nhận được một phần nhỏ lợi tức nào đó.
Ví dụ 3: Hợp đồng lựa chọn trước trong một khoảng định
Hợp đồng loại này thường được sử dụng trong mua bán ngoại tệ. Một hợp đồng mua bán trước
khoảng định là quyền chọn mua ( hoặc bán) trong giới hạn dao động tỷ giá định trước. Giả sử
ngày 8/5/2005 một công ty Hoa kỳ sẽ cần đồng bảng anh trong vòng 90 ngày nữa. Công ty này có
thể ký một hợp đồng mua trước khoảng định bảng anh quanh mức tỷ giá 1,6056 trong 90 ngày
nữa. Theo hợp đồng này, tỷ giá được đặt dao động quanh mức 1,6056 (từ mức 1,5700 đến
1,6400). Nếu đến ngày đáo hạn tỷ giá nhỏ hơn 1,570 công ty sẽ trả theo mức tỷ giá 1,5700; nếu
giá nằm trong khoảng 1,570-1,6400, công ty sẽ trả theo thời giá; nếu thời giá lớn hơn 1,6400 công
ty sẽ trả bằng mức 1,6400.
Hiện nay trên thị trường tài chính xuất hiện rất nhiều các loại công cụ phái sinh không chuẩn, như
hợp đồng lựa chọn bắt đầu trong tương lai, là loại hợp đồng ta phải trả ngay, nhưng chỉ bắt đầu tại
thời điểm nào đó trong tương lai; hợp đồng lựa chọn hỗn hợp là hợp đồng lựa chọn dựa trên các
hợp đồng lựa chọn. Có 4 loại hợp đồng hỗn hợp chính: Call dựa trên Call, Put đựa trên Call, Put
dựa trên Put, Call dựa trên Put; hợp đồng lựa chọn có dào; giao dịch hoán đổi lãi suất chéo Cross
Currency Swap - CCS là loại nghiệp vụ phái sinh cơ bản giúp cho khách hàng có khả năng phòng
ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Có thể mô tả qui trình đó như sau:
Bên A và bên B ký hợp đồng CCS với nội dung như sau:
+Số tiền 10 triệu USD,
+ Tỷ giá 1 USD = 15.800 VND.
+ Ngày hiệu lực 1/6/2005;
+ Ngày đáo hạn 1/6/2010
+ Lịch trình dòng tiền: 3 tháng một lần, chia đều suốt thời hạn 5 năm
+ Lãi suất: Bên A trả 8% trên 158 tỷ VND, Bên B trả Libor 3 tháng trên 10 triệu USD. Định kỳ trả lãi
3 tháng một lần.
Hợp đồng CCS có thể có hoặc không có trao đổi ban đầu, nhưng nhất thiết phải có trao đổi cuối
cùng, hai bên có thể thoả thuận trả lãi suất cố định hay thả nổi tuy theo yêu cầu.
Sơ đồ dòng tiền.
(1)Trao đổi ban đầu ( tỷ giá 1 USD = 15.800 VND) vào ngày 1/6/2005. Bên A chuyển cho NH ( bên
B) 10 triệu USD, Bên B chuyển cho Bên A 158 tỷ VND.
(2) Sự trao đổi cuối cùng (tỷ giá 1 USD = 15.800 VND) bắt đầu ngày 1/9/2005 cứ 3 tháng 1 lần cho
đến 1/6/2010. Tổng cộng có 20 lần trao đổi.
- Bên A chuyển cho bên B 7,9 tỷ VND, Bên B chuyển cho bên A 0,5 triệu USD;
- Lãi suất Bên A trả cho Bên B là 8%/năm, Bên B trả cho bên A lai suất Libor 3 tháng.
Trên thực tế ở các nước trong khu vực, hợp đồng CCS như dạng trên rất phổ biến và giúp cho
khách hàng phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất.
- Hợp đồng quyền chọn lãi suất chặn trên và chặn hai đầu
+ Quyền chọn lãi suất chặn trên tối đa : được áp dụng khi khách hàng vay vốn theo lãi suất thả nổi
nhưng không phải trả vượt quá một mức lãi suất được xác định trước. Đến thời điểm đáo hạn nếu
lãi suất thực tế vượt mức lãi suất xác định trước, khách hàng chỉ phải trả lãi suất theo mức đã xác
định trước trong hợp đồng. Trường hợp lãi suất hiện thời thấp hơn lãi suất xác định trước khách
hàng trả theo lãi suất hiện thời. Để có quyền này, khách hàng phải trả một mức phí nhất định theo
thoả thuận.
+ Quyền chọn chặn hai đầu, được áp dụng khi khách hàng vay lãi suất thả nổi với mong muốn
phải trả lãi suất trong một khung xác định trước.
- Nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ- Dual currency Deposit. Nghiệp vụ này có thể
được mô tả như sau: