Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại hợp tác xã thủy sản hồ núi cốc, tỉnh thái nguyên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU THỊ THÙY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN HỒ NÚI
CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU THỊ THÙY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN HỒ NÚI
CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Lớp

: K47 – ĐCMT

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn


: PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn
sinh viên củng cố hóa hoàn toàn kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời
cũng giúp sinh viên tiếp xúc thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào
thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý
báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người có năng lực tốt, trình độ lí
luận cao, chuyên môn giỏi áp dụng được yêu cầu của xã hội.
Với mục đích và tầm quan trọng trên được sự đồng ý của ban giám hiệu
nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và cô giáo hướng dẫn PGS.TS
Đỗ Thị Lan, em tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi
trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc, tỉnh
Thái Nguyên năm 2018”. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin cảm
ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, BCN khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là
cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thị Lan người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình
và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Hợp tác xã thủy sản Hồ
Núi Cốc đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài trong
suốt thời gian qua.
Do thời gian có hạn cũng như khả năng, kinh nghiệm còn thiếu và kiến
thức còn hạn chế nên khóa luận tốt ngiệp của em không tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Lưu Thị Thùy


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau.................... 11
Bảng 3.1. Vị trí và địa điểm lấy mẫu .............................................................. 24
Bảng 3.2. Bảng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước................................... 25
Bảng 4.1. Diện tích các lồng nuôi ................................................................... 29
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước hồ nguồn.............. 31
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước trong lồng nuôi
thủy sản..................................................................................... 35


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 1995 – 2016 ......................... 17
Hình 4.1. Bản đồ của HTX.............................................................................. 27
Hình 4.2. Ảnh vệ tinh của HTX ...................................................................... 28
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu pH qua 3 tháng theo dõi tại HTX ............ 38
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu DO qua 3 tháng theo dõi tại HTX ........... 39
Hình 4.5. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu TSS qua 3 tháng theo dõi tại HTX .......... 39
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO-3 qua 3 tháng theo dõi tại HTX ......... 40
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu COD qua 3 tháng theo dõi tại HTX ......... 41
Hình 4.8. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD5 qua 3 tháng theo dõi tại HTX ....... 41

Hình 4.9. Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Fe qua 3 tháng theo dõi tại HTX ............. 42


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNN

Bộ nông nghiệp

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

BTNMT

Bộ tài nguyên và môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CP

Chính phủ



Nghị định


NTTS

Nuôi trồng thủy sản



Quyết định

QH

Quốc hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTg

Thủ tướng

TT

Thông tư

HTX


Hợp tác xã

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
2.1.1. Cơ sở pháp lí ........................................................................................... 5
2.1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 6
2.1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14
2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động nuôi trồng thủy sản
trên thế giới và Việt Nam ................................................................................ 20
2.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 20
2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 21

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.3.1. Điều tra khảo sát thực địa...................................................................... 23
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24
3.3.3. Đánh giá trực quan môi trường nước tại hồ nuôi thủy sản ................... 24


vi

3.3.4. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ........................... 24
3.3.5. Phương pháp so sánh với QCVN .......................................................... 26
3.3.6. Phương pháp thống kê và xử lí số liệu .................................................. 26
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. Sơ lược về Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên................... 27
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 27
4.1.2. Thông tin chung về Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc .......................... 28
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã
thủy sản Hồ Núi Cốc ....................................................................................... 30
4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước hồ nguồn ................................... 30
4.2.2. Đánh giá hiện trạng nước hồ nuôi trồng thủy sản ................................. 34
4.2.3. Biểu đồ so sánh một số chỉ tiêu đã phân tích qua ba tháng tại HTX.....39
4.3. Nguyên nhân gây ảnh hưởng về chất lượng nước nuôi trồng thủy sản tại HTX 42
4.3.1. Nguyên nhân do mưa, lượng mưa hàng tháng, nước chảy tràn vào hồ
nuôi cá ............................................................................................................. 42
4.3.2. Nguyên nhân do thức ăn chăn nuôi ....................................................... 42
4.3.3. Nguyên nhân do chất thải phát sinh trong hồ ....................................... 42
4.3.4. Các nguyên nhân khác .......................................................................... 43
4.4. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu các tác động xấu từ hoạt động NTTS ....43

4.4.1. Giải pháp quản lí, chính sách ................................................................ 43
4.4.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ........................................ 43
4.4.3. Sử dụng hợp lí các loại thức ăn và hóa chất ......................................... 45
4.4.4. Xử dụng chế phẩm EM trong xử lí nước hồ nuôi ................................. 46
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN HỒ NÚI CỐC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Việt Nam đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, thu được thành tựu to lớn, góp phần giảm
nghèo, tạo thu nhập và việc làm cho một bộ phận lao động, đóng góp tích cực
cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. NTTS được
đánh giá là một trong những ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản năm 1995, sản lượng nuôi trồng thủy
sản chỉ đạt 415 nghìn tấn, chiếm 30,88% tổng sản lượng thủy sản, sau gần 20
năm (1997-2013) sản lượng NTTS tăng gấp 7 lần từ 481 nghìn tấn lên 3.340
nghìn tấn năm 2013; năm 2014 tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6,3 triệu tấn,
tăng 4,4 % so với năm 2013 và tăng 1,7% so với kế hoạch đề ra, trong đó, sản
lượng khai thác thủy sản đạt 2,68 triệu tấn, tăng 3,9% và nuôi trồng thủy sản
đạt 3,62 triệu tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng thủy
sản 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 3,06 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ,
trong đó sản lượng khai thác đạt gần 1,24 triệu tấn, tăng 4%; nuôi trồng thủy

sản đạt 1,8 triệu tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Trong những năm tới do nhu
cầu mặt hàng thủy sản trên thế giới tăng cao, thị trường được mở rộng nên
ngành NTTS ở Việt Nam rất có tiềm năng phát triển.[16]
Nắm bắt được thị trường thủy sản những năm gần đây, Hợp tác xã thủy
sản Hồ Núi Cốc đã phát triển các mô hình chăn nuôi thủy sản, chúng đã và
đang góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng thu
nhập và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. Theo báo cáo
của Hợp tác xã, hiện nay tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn là
2.500ha. Hồ Núi Cốc là hồ nước nhân tạo lớn của tỉnh Thái Nguyên với diện


2

tích mặt nước rất lớn và NTTS là một trong những hướng đi chính trong sản
xuất nông nghiệp của địa phương.
Chúng ta đang sống trong một thời kì mà môi trường đang bị ô nhiễm
nặng nề. Đó là một trong những vấn đề bức xúc và nóng bỏng của thế giới,
đặc biệt trong tình hình hiện nay toàn thể nhân loại đang phải đối mặt với
khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng kết hợp cùng với những ảnh hưởng từ tình
trạng biến đổi khí hậu, cái giá mà chúng ta phải trả cao hơn rất nhiều. Việc ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh vượng và cuộc sống của
các dân tộc, cả hiện tại và trong tương lai.
Nghề nuôi trồng thủy sản trên đất nước ta có tầm quan trọng rất lớn.
Đây là nghề mang lại lợi nhuận nhanh, nhiều và tương đối hiệu quả đối với
đất nước có các điều kiện thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy
sản như ở Việt Nam. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh, tự phát, không
theo quy hoạch nghề nuôi trồng thủy sản đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy
hiểm đến môi trường, dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm. Hiện nay có rất nhiều
loại sản phẩm thuốc, hóa chất được dùng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản
như: Thuốc diệt nấm, thuốc khử trùng, thuốc diệt kí sinh trùng,.. Những hóa

chất trên nếu sử dụng đúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe
động vật thủy sản, nhưng khi lạm dụng có thể dẫn đến những hậu quả khôn
lường. Tồn dư các chất độc trong sản phẩm thủy sản gây hại cho người tiêu
dùng, làm giảm giá trị thương phẩm, tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc làm
giảm hiệu quả trong điều trị bệnh và hơn nữa còn làm tồn dư trong nước gây ô
nhiễm nguồn nước. Ngoài việc nuôi trồng thủy sản lẻ tẻ, tự phát ở các hộ gia
đình khiến cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác nuôi trồng thủy sản không
đảm bảo như chưa có đường kênh rãnh dẫn và xả nước từ các lồng nuôi ra
ngoài mà xả trực tiếp ra hồ hoặc xả vào kênh rãnh dẫn nước chung ảnh hưởng
đến những hộ nuôi trồng khác và ảnh hưởng đến nguồn nước mặt chung. Hơn


3

nữa các chất thải từ việc nuôi trồng thủy sản như hóa chất cải tạo ao, hồ,
đầm... hay xác chết của thủy sản cũng không được xử lí mà thải trực tiếp ra
môi trường gây ô nhiễm môi trường nước.
Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước nuôi trồng thủy
sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc-Thái Nguyên, để đánh giá chất lượng
nước đang sử dụng, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa ra
một số giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước sạch tại khu vực nuôi cá. Vì những lý do trên, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng
thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên năm
2018”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã thủy sản Hồ
Núi Cốc.
+ Đánh giá môi trường nước cấp cho các lồng nuôi thủy sản

+ Đánh giá môi trường nước nuôi trồng thủy sản
+ Đánh giá môi trường nước thải nuôi trồng thủy sản
- Nguyên nhân gây suy thoái về chất lượng nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp
tác xã thủy sản Hồ Núi Cốc.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước chăn nuôi thủy sản tại Hợp tác
xã thủy sản Hồ Núi Cốc.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại
HTX thủy sản Hồ Núi Cốc.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước chính xác.


4

- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra tính khả thi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Vận dụng kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học.
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng môi trường nước nuôi cá.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của hồ nuôi tại HTX thủy sản Hồ
Núi Cốc.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lí

- Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa
13, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Luật BVMT 2014 gồm 20
chương và 170 điều. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2015.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 Luật này đã được Quốc hội khóa XI,
kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật Thủy sản 2003 gồm 10 chương
và 62 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính
phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban
hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy
định việc thi hành tài nguyên nước.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.


6

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương
phẩm - Điều kiện vệ sinh thú y.
- QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT - Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản

giống – Điều kiện vệ sinh thú y.
- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
- TCVN 5994-1995 - Chất Lượng Nước - Lấy Mẫu - Hướng Dẫn Lấy
Mẫu Ở Hồ Ao Tự Nhiên Và Nhân Tạo.
- TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn
bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng
dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy
sản đến năm 2020.
- Quyết định 5204/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 phê duyệt dự án quan
trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn ban hành.
2.1.2. Cơ sở lí luận
2.1.2.1. Các khái niệm liên quan
- Theo luật bảo vệ môi trường 2014 (điều 3 chương 1) xác định: Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.


7

- Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2014 “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật” [8].
Ô nhiễm nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành
phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.[4]

- Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Quy chuẩn kỹ
thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.”[8]
- Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Tiêu chuẩn môi
trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.”[8]
- Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất
có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả
có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Là sự
thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi
phạm tiêu chuẩn cho phép.
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng bao gồm sông suối kênh rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển các
tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và


8

gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
- Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lí, tính chất hóa học
và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ
thuật cho phép gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật.[20]

- Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật
trongmôi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật và quy
trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
NTTS là bất kỳ phương tiện gì của con người nhằm cải thiện tăng
trưởng của một thủy sinh vật nào đó trong một diện tích mặt nước nhất định.
NTTS là một hay nhiều sự tác động của con người nhằm can thiệp vào
chu trình sống tự nhiên của một loài thủy sinh.[13]
2.1.2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Chất lượng môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản là một trong
những yếu tố rất được quan tâm vì những động thực vật thủy sinh đuợc trữ
hay nuôi sẽ chậm lớn hay bệnh, chết nếu chất lượng nước không được bảo
đảm thích hợp. Những tính chất vật lý, thành phần hóa học trong nước - môi
trường sống của thủy sinh vật. Thông qua các chỉ tiêu về chất lượng nước, ta
có thể đánh giá môi trường đó tốt hay xấu, nghèo hay giàu dinh dưỡng, từ đó
có những biện pháp quản lý thích hợp để phòng chống dịch bệnh và nâng cao
năng suất vật nuôi. Ngoài ra các yếu tố về chất lượng nước là cơ sở khoa học
để quy hoạch và phát triển nuôi thủy sản ở những vùng nhất định. Chất lượng
nước trong nuôi trồng thủy sản được đánh giá qua 3 tác nhân cơ bản:
a) Tác nhân lý hóa
- Màu sắc: Nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không màu, cho
phép mặt trời chiếu xuống tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ
lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ, đặc biệt sự có mặt của các hệ keo thường


9

làm cho nước có màu, nó trở nên kém thấu quang với ánh sáng mặt trời. Các
sinh vật sống ở đáy hoặc độ sâu thường bị thiếu ánh sáng mặt trời. Các chất
rắn ở môi trường nước làm cho các sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn,
một số trường hợp có thể gây tử vong cho sinh vật. Chất lượng nước suy giảm

làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của con người.[6]
- Mùi vị: Nước tự nhiên sạch không có mùi hoặc có mùi dễ chịu. Khi
trong nước có các sản phẩm phân hủy chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các
kim loại thì mùi vị trở nên khó chịu. Các chất gây mùi trong nước được chia
làm 3 nhóm:
+ Các chất gây mùi có nguồn gốc vô cơ như mùi clo, mùi trứng thối do
mùi H2S.
+ Các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ như trong chất thải nông
nghiệp, dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật...
+ Các chất gây mùi từ quá trình sinh hóa, các hoạt động vi khuẩn, rong tảo...
- Độ đục: Nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng
nên trong suốt và không màu. Do chứa các hạt sét và mùn, vi sinh vật, hạt bụi,
các hóa chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu
sáng của ánh sáng mặt trời. Các chất rắn ngăn cản các hoạt động bình thường
của con người và sinh vật khác. Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong
nước cao. Ảnh hưởng đến quá trình lọc vì các lỗ hổng sẽ bị bịt kín.
- Nhiệt độ: Là yếu tố quan trọng trong hoạt động NTTS biểu thị trạng
thái nhiệt của nước. Thường trong hồ nuôi nhiệt được cung cấp từ các nguồn:
bức xạ nhiệt của mặt trời, sự tỏa nhiệt từ mặt đất, nhiệt sinh ra từ các phản
ứng hóa học và chất hữu cơ trong nước và nền đáy hồ. Nhiệt độ nước trong hồ
nuôi biến động theo mùa, ngày đêm, thời tiết (nóng hay lạnh, có mưa hay
không có mưa,…). Nhiệt độ nước trong một ngày đêm ở các hồ nuôi thấp
nhất vào buổi sáng (2h -5h) và cao nhất vào buổi chiều (14h-16h), vào lúc 10h


10

nhiệt độ nước trong hồ gần tới nhiệt độ nước trung bình ngày đêm. Nhiệt độ
nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực hoặc môi
trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải của nhà máy

nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên
trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trường nước làm cho quá trình
sinh, lý, hóa của môi trường nước bị thay đổi, dẫn tới một số loài sinh vật
không chịu đựng được sẽ chết hoặc di chuyển đến nơi khác, một số còn lại
phát triển mạnh mẽ.[6]
- Chất rắn: Bao gồm có chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan là các hạt
chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ, có kich thước bé, rất khó lắng trong nước như
khoáng sét, bụi than, bùn… Sự có mặt của chất rắn trong nước gây nên độ
đục, màu sắc và các tính chất khác.
- Độ cứng: Gây ra độ cứng của nước là trong nước có chứa các muối
Ca và Mg vĩnh cửu.
- Độ đẫn điện: Độ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các
ion trong nước như: NaCl, KCl,...
- Độ pH: Độ pH ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh
vật trong nước. Cá thường không sống được trong nước khi có độ pH<4 hoặc
pH>10.
- Nồng độ oxi tự do trong nước: Oxi tự do trong nước cần thiết cho sự
hô hấp của các sinh vật nước. Hàm lượng oxi có trong nước thường là do sự
hòa tan của khí quyển hoặc do sự quang hợp của tảo. Nồng độ oxi tự do trong
nước nằm trong khoảng 8-10 ppm và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ,
sự phân hủy các chất, sự quang hợp của tảo,… Khi nồng độ oxi tự do trong
nước thấp se làm giảm sự hoạt động của các sinh vật trong nước nhiều khi
dẫn đến chết. Do vậy, nồng độ oxi tự do trong nước là một chỉ số quan trọng
đánh giá sự ô nhiễm môi trường nước.[6]


11

- Nhu cầu oxi hóa (BOD): Nhu cầu oxi sinh hóa là lượng oxi đã sử
dụng trong quá trình oxi hóa các chất hữu cơ bởi các sinh vật có trong nước

theo phản ứng:
Chất hữu cơ + O2  CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
BOD là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước.
Trong môi trường nước khi các quá trình oxi hóa sinh xảy ra thì các vi khuẩn
sử dụng oxi hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành
các sản phẩm vô cơ.
Bảng 2.1. Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau
Nồng độ BOD (ppm)

Chất lượng

1-2

Rất tốt không có nhiều chất hữu cơ

3-5

Tương đối sạch

6-9

Hơi ô nhiễm

10+

Rất ô nhiễm

(Nguồn: PGS.TS. Trương Quốc Phú – PGS.TS. Vũ Ngọc Út, 2011)
- Nhu cầu oxi hóa (COD): Là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa
hóa học các hợp chất hữu cơ có trong mẫu thành CO2 và nước.

b) Tác nhân hóa học
- Kim loại nặng: Các kim loại như Hg, Cd, Pb, As, Cu, Zn, Mn,… khi
có nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia hoặc
ít tham gia vào quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại trong cơ thể, vì vậy
chúng là chất độc hại đối với sinh vật. kim loại nặng có nhiều trong nguồn
nước từ nhiều nguồn như: nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, giao
thông, nông nghiệp, khai khoáng,… Một số nguyên tố như Hg, Cd, As rất độc
đối với sinh vật dù ở nộng độ rất nhỏ. Do vậy, hiện nay tiêu chuẩn chất lượng
nước, nồng độ các kim loại nặng được quan tâm hàng đầu.[6]


12

- Các nhóm anion NO3- , PO43- , SO42-: Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ
thấp là các chất dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật dưới nước. Ngược lại
khi ở nồng độ cao sẽ gây ra sự phú dưỡng hoặc các biến đổi sinh hóa trong cơ
thể sinh vật và con người.
- Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc
tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng và trừ sinh vật gây hại
cho cây trồng và nông sản với các tên gọi khác nhau. Rất nhiều loại thuốc
được sử dụng để diệt dịch bệnh trong hồ nuôi. Các loại thuốc diệt dịch như:
thuốc diệt côn trùng, diệt nấm, thuốc diệt ấu trùng dạng sợi… các loại thuốc
diệt dịch này có độc tính rất cao có thể tích tụ trong hồ và gây độc đối với các
loài động vật thủy sinh và tôm cá sống trong ao.
- Các hóa chất hòa tan khác: Các chất nhóm xynua, phenon, các chất
tẩy rửa. Các công xưởng nhà máy sản xuất và sử dụng hóa chất đã thải vào
môi trường các chất này.
c) Tác nhân sinh học
Sinh vật trong môi trường nước có nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh
sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người

và sinh vật khác. Đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và kí sinh
trùng gây bệnh như bệnh tả, lị, thương hàn, sốt rét,… Nguồn ô nhiễm sinh học
trong môi trường nước chủ yếu là phân, rác, nước thải, xác chết sinh vật… Cá
ngoài môi trường tự nhiên hoặc các loài động vật khác có thể theo dòng nước
xâm nhập vào lồng nuôi cạnh tranh thức ăn với các vật nuôi trong lồng hoặc
thậm chí có thể là ăn thịt vật nuôi. Để hạn chế sự xâm nhập này khi bơm nước
vào lồng cần chặn lưới.
Các loài vi khuẩn gây bệnh cũng có thể theo dòng nước hoặc bám vào
các sinh vật khác xâm nhập vào lồng nuôi gây bệnh cho cá tôm trong lồng


13

nuôi. Vì vậy phải hạn chế việc lấy nước từ bên ngoài vào lồng nuôi hoặc phải
có biện pháp xử lý nước trước khi cho vào lồng nuôi.
Ô nhiễm do xác động thực vật: Các loại tôm, cá… khi chết đi xác của nó
được vớt từ lồng này sang lồng kia làm thức ăn cho cá hoặc baba đây chính là
nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước trong ao hồ nuôi trồng thủy sản. Nếu số
lượng xác động thực vật chết không đáng kể thì sức ảnh hưởng của nó đến
nguồn nước là không đáng kể nhưng nếu số lượng xác động thực vật lớn sẽ làm
chất lượng nước trong hồ nuôi thay đổi. Các xác động thực vật cụ thể là tôm cá
bản thân nó khi chết mang mầm bệnh chính vì vậy mà khi nước các xác động
vật này được thả vào các lồng nuôi khác sẽ làm cho nước trong hồ cũng sẽ
mang mầm bệnh và có thể làm cho cá tôm trong hồ mắc bệnh…
Đây cũng là nguyên nhân làm cho nước trong các hồ nuôi bị nổi váng
trên bề mặt và thậm chí là nước có mùi rất khó chịu do quá trình phân hủy của
xác động thực vật gây nên.
2.1.2.3. Nguồn gốc gây ô niễm nguồn nước
- Nguồn gốc tự nhiên: Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa,
tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật,

kể cả xác chết của chúng. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố
đô thị, khu công nghiệp… kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ hoặc các sản
phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng.
Như vậy ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự lụt lở núi đồi,
đất ven bờ sông làm dòng nước cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát,
chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo
nước mưa rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây
ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ
quá cao. Tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được
quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn. Tuy nhiên với con người


14

thì khác, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý,
không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.
Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu
cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô
nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và
cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
- Nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng do các hoạt động của con người gây ra. Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu
do xả nước từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận
tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp. Chất thải nhà
máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí vào môi
trường nước. Ngoài ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất
thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm. Và nguyên nhân nguy hiểm nhất là chất
phóng xạ từ các cở sở sản xuất, các vùng khai thác khoáng sản.

Như vậy, ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra
nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người và ô nhiễm môi trường.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1. Khái quát về hoạt động NTTS trên thế giới và Việt Nam
a) Thế giới
Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh
trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường
nói, nuôi trồng thuỷ sản là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước. Vì
vậy, nuôi trồng thuỷ sản đề cập đến cả các hoạt động trong môi trường nước
mặn, nước ngọt và nước lợ.


15

Hàng ngàn năm sau khi việc sản xuất lương thực được chuyển từ hoạt
động săn bắt hái lượm sang nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm thủy sản
cũng chuyển từ việc phần lớn phụ thuộc vào nguồn khai thác thủy sản tự
nhiên sang tăng nhiều loài nuôi. Năm 2014 đã đánh dấu cột mốc quan trọng
khi tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên vượt lượng thủy sản khai
thác tự nhiên. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản
để đạt được mục tiêu của Chương trình năm 2030 sẽ mang tính cấp bách, và
cũng đồng thời vô cùng khó khăn.Với sản lượng khai thác thủy sản tương đối
ổn định kể từ cuối những năm 1980, ngành nuôi trồng thủy sản cho thấy sự
tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn cung cho tiêu dùng. Trong đó, năm 1974,
tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 7%, tỷ lệ này đã tăng lên 26% năm
1994 và 39% năm 2004. Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong sự tăng
trưởng này vì quốc gia này cung cấp hơn 60% sản lượng nuôi trồng thủy sản
thế giới.(Nguồn: tổng quan thủy sản thế giới đến năm 2016) 10 quốc gia thủy
sản hàng đầu thế giới theo Tạp chí Seafood International bình chọn năm 2014:
Đứng đầu là Trung Quốc, 2. Indonesia, 3. Ấn Độ, 4. Nhật Bản, 5. Mỹ, 6. Nga,

7. Peru, 8. Việt Nam, 9. Na Uy, 10. Ai Cập.[15]
Với mức tiêu thụ đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số
trong 5 thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 3,2%
trong giai đoạn 1961 - 2013, tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dân số.
Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người toàn cầu đạt mức 9,9 kg năm 1960 lên
14,4 kg năm 1990 và 19,7 kg năm 2013, và ước tính sơ bộ năm 2014 và 2015
tiếp tục tăng trưởng vượt mức 20 kg. Năm 2013, mức tiêu thụ thủy sản bình
quân tại các nước công nghiệp là 26,8 kg.[15]
Tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu năm 2014 là 93,4 triệu tấn,
trong đó 81,5 triệu tấn là khai thác biển và 11,9 triệu tấn là khai thác nội địa.
Đối với sản lượng khai thác biển, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất lớn, tiếp


16

đến là Indonesia, Mỹ và Liên bang Nga. Bốn nhóm có giá trị cao (cá ngừ, tôm
hùm, tôm và mực,bạch tuộc) đạt kỷ lục mới trong năm 2014. Tổng sản lượng
đánh bắt cá ngừ đạt gần 7,7 triệu tấn. Sản lượng khai thác nội địa toàn cầu đạt
khoảng 11,9 triệu tấn trong năm 2014, tăng 37% so với thập kỷ trước. Có 16
quốc gia có sản lượng khai thác nội địa hàng năm đạt hơn 200.000 tấn, và
chiếm khoảng 80% tổng sản lượng thế giới.[15]
Như vậy với mức tiêu thụ và khai thác tăng nhanh như vậy thì vấn đề ô
nhiễm nguồn nước là không thể tránh khỏi. Việc mức tiêu thụ đã tăng nhanh
hơn so với tốc độ tăng trưởng dân số trong 5 thập kỷ qua thì việc đánh bắt sản
xuất lương thực thực phẩm từ thủy sản tăng nhanh dẫn đến lượng nước xả thải
ra môi trường nhiều và tồn dư qua nhiều thời gian đã dẫn đến ô nhiễm môi
trường. Mức tiêu thụ tăng nhanh như vậy thì môi dường không thể tự điều
chỉnh kịp thời được.
b) Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái

Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km.
Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế
rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với
tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt
Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát
tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương
với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.[16]
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận
lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản
Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình
quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt
động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên


17

tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể
vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.[16]
Biển Việt Nam có trữ lượng cá lớn và đặc sản biển phong phú: Hàng
chục vạn ha diện tích mặt nước trên đất liền (bao gồm 39 vạn ha hồ lớn; 54
vạn ha vùng ngập nước; 5,7 vạn ha ao và 44 vạn km sông và kênh rạch) có thể
nuôi tôm, cá và các thuỷ sản khác. Do đó, ngành nuôi trồng thuỷ sản của nước
ta, kể cả thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt có thể trở thành ngành sản
xuất chính.[18]
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản sản xuất
năm 2016 đạt hơn 6,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2015.

(Nguồn: Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2016)
Hình 2.1. Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 1995 – 2016
Trong năm 2016, sự cố môi trường ở các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ

do công ty Formosa đưa chất thải ra biển khiến cho ngư dân các tỉnh này phải
ngừng đánh bắt ở vùng biển ven bờ và vùng lộng trong nhiều tháng, làm ảnh
hưởng đến khai thác biển của các tỉnh nói riêng và khai thác thủy sản biển cả
nước nói chung và dẫn đến ô nhiễm môi trường nước biển nghiêm trọng. Về
khai thác thủy sản ước tính cả năm 2016 sản lượng khai thác thủy sản ước đạt


×