Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh, dịch vụ tổng hợp yên xá tại xã tân triều, thanh trì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 61 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

DƯƠNG THỊ THANH THẢO
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC TẠI TRẠM
CẤP NƯỚC SẠCH CỦA HỢP TÁC XÃ KINH DOANH,
DỊCH VỤ TỔNG HỢP YÊN XÁ TẠI XÃ TÂN TRIỀU,
THANH TRÌ, HÀ NỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: Mơi trường
: 2015- 2019

Thái Nguyên, năm 2019


i

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------



DƯƠNG THỊ THANH THẢO
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC TẠI TRẠM
CẤP NƯỚC SẠCH CỦA HỢP TÁC XÃ KINH DOANH,
DỊCH VỤ TỔNG HỢP YÊN XÁ TẠI XÃ TÂN TRIỀU,
THANH TRÌ, HÀ NỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: K47- KHMT - N02
: Môi trường
: 2015- 2019
: TS. Dư Ngọc Thành

Thái Nguyên, năm 2019


ii

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là thời gian sinh viên trau dồi, củng cố, bổ sung
kiến thức đã học tập được ở trường và giúp sinh viên phát huy khả năng, biết
vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu thực tế, qua đó
học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân để khi ra trường trở thành một cán
bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ lý luận cao, chun mơn giỏi
đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa môi trường trường Đại
học Nơng lâm Thái Ngun và sự nhất trí của Viện Kỹ thuật và Công nghệ
Môi trường, tôi thực hiện đề tài:“Đánh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp
nước sạch của Hợp tác xã kinh doanh, dịch vụ tổng hợp Yên Xá tại xã Tân
Triều, Thanh Trì, Hà Nội”.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường, các thầy cô
trong khoa, đặc biệt là TS. Dư Ngọc Thành đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới các anh chị của Phịng Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao
cơng nghệ - Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi hồn thành tốt q trình thực tập. Tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia
đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu
cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ kiến thức bản thân cịn nhiều
hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng xong bài khóa luận của tơi khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong các thầy cô giáo và bạn bè đóng góp ý
kiến để khóa luận tốt nghiệp của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Dương Thị Thanh Thảo



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1. Giá trị các thông số ô nhiễm tối đa cho phép chất lượng nước sinh
hoạt [10] ............................................................................................................ 6
Bảng 2. 2. Trữ lượng nước của thế giới năm 1974 ......................................... 12
Bảng 3. 1. Bảng các chỉ tiêu phân tích và phương pháp áp dụng ................... 23
Bảng 4. 1: Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan trước khi qua………...34
Bảng 4. 2. Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan trước khi qua............... 35
Bảng 4. 3. Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan trước khi qua............... 36
Bảng 4. 4. Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan trước khi qua............... 37
Bảng 4. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan sau khi qua........ 41
Bảng 4. 6. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan sau khi qua........ 42
Bảng 4. 7. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan sau khi qua........ 43
Bảng 4. 8. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan sau khi qua........ 44


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4. 1. Quy trình vận hành của trạm cấp nước sạch .................................. 32
Hình 4. 2. Biểu đồ thể hiện màu sắc của nước giếng trước hệ thống xử lý .... 38
Hình 4. 3. Biểu đồ thể hiện giá trị Fe của nước giếng trước hệ thống xử lý .. 39
Hình 4. 4. Biểu đồ thể hiện giá trị Mn của nước giếng trước hệ thống xử lý . 39
Hình 4. 5. Biểu đồ thể hiện giá trị CaCO3 của nước giếng trước hệ thống
xử lý ................................................................................................................. 40
Hình 4. 6. Biểu đồ thể hiện giá trị Pemanganat của nước giếng trước hệ thống
xử lý ................................................................................................................. 40

Hình 4. 7. Biểu đồ thể hiện giá trị Màu sắc của nước giếng sau hệ thống
xử lý ................................................................................................................. 45
Hình 4. 8. Biểu đồ thể hiện giá trị Fe của nước giếng sau hệ thống xử .......... 46
Hình 4. 9. Biểu đồ thể hiện giá trị Pecmanganat của nước giếng sau hệ thống
xử lý ................................................................................................................. 47


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu ôxi sinh hóa (Biochemical Oxygen Denmand)

BTNMT

: Bộ Tài Ngun Mơi Trường

COD

: Nhu cầu ơxi hóa học (Chemical oxygen Denmand)

CHXHCNVN : Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
DO

: Oxi hòa tan (Dissoled Oxigen)

ITET


: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường



: Nghị định

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

: Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids)

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

TT

: Thông tư

VSMT

: Vệ sinh môi trường


VSV

: Vi sinh vật


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 10
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước Thế giới ................................................... 11
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam .............................................. 14
2.4. Các phương pháp xử lý nước ở Việt Nam ............................................... 16
2.5. Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả của Trạm cấp nước ............. 18
2.5.1. So sánh kết quả mẫu nước trước xử lý.................................................. 18
2.5.2. So sánh chất lượng nước đã khử trùng với tiêu chuẩn Bộ Y tế
02:2009/BYT................................................................................................... 18
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19


vii

3.2.1. Địa điểm tiến hành ................................................................................ 19
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .......................................... 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 19
3.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa, .......................................... 20
3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh ............. Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 23
3.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 23
3.4.6. Phương pháp tổng hợp so sánh ............................................................. 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì,
Thành phố Hà Nội ........................................................................................... 24
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 27
4.2. Giới thiệu về Hợp tác xã kinh doanh, dịch vụ tổng hợp Yên Xá và công
nghệ xử lý nước của Trạm cấp nước sạch....................................................... 30
4.2.1. Giới thiệu hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh ............................ 30
4.2.2. Tính chất và quy mô hoạt động............................................................. 31
4.2.3. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở ............................................... 31
4.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước tại Trạm cấp nước sạch của Hợp tác xã
kinh doanh, dịch vụ tổng hợp Yên Xá. ........................................................... 33

4.3.1. Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan trước khi qua hệ thống xử lý
......................................................................................................................... 33
4.3.2. Kết quả phân tích mẫu nướcgiếng khoan sau khi qua hệ thống xử lý .. 41
4.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước để đảm bảo vận hành cho
Trạm nước sạch của Hợp tác xã kinh doanh, dịch vụ tổng hợp Yên Xá. ....... 48


viii

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn
để duy trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây. Sinh vật khơng có nước sẽ khơng
thể sống nổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại. Theo thống
kê của Liên Hiệp Quốc, thì tình trạng thiếu nước nguyên nhân do nguồn tài
nguyên nước trên thế giới phân bổ không đồng đều, gia tăng dân số nhưng
nguồn nước lại giảm, sự lãng phí nước tăng cùng với mức sống của người dân
tăng lên do sử dụng quá nhiều thiết bị gia dụng, nước bị thất thoát nghiêm
trọng, chỉ số 55% lượng nước khai thác được sử dụng một cách thật sự, 45%
cịn lại bị thất thốt, rị rỉ trong các hệ thống phân phối hoặc bị bay hơi trong

tưới tiêu. Hiện nay vấn đề nước sạch là vấn đề tồn cầu, trong đó vấn đề nước
sạch và cung cấp nước sạch là vấn đề cấp bách mà Chính phủ Việt Nam quan
tâm và cần giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Nhiều khu vực nông thôn,
nhân dân vẫn phải sử dụng những nguồn nước ô nhiễm như: ao, sơng, hồ,…
những nguồn nước này có chất lượng mơi trường thấp. Việc sử dụng nguồn
nước này cho sinh hoạt gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Vấn đề nước sạch và vệ sinh nông thôn đã được Chỉnh phủ Việt Nam
quan tâm và mong muốn cải thiện tốt hơn thông qua Chiến lược Quốc gia về
cấp nước và vệ sinh nơng thơn đến năm 2020.
Hiện nay, tình trạng ơ nhiễm môi trường ở vùng nông thôn và các khu
đô thị ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng tới nguồn nước gây ra ơ nhiễm
cho nguồn nước. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch tại nhiều vùng
nơng thơn cũng như khu đô thị. Vấn đề nước sạch là chủ đề không mới nhưng
vẫn luôn dành được sự quan tâm của cơng đồng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống sinh hoạt của người dân. Sống với nguồn nước bị ô nhiễm đang
từng ngày, từng giờ gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe của người
dân. Cần tìm ra những giải pháp giải quyết bài tốn thiếu nước sạch hiện nay,
đó là trách nhiệm của các cấp chính quyền và mỗi cá nhân.


2

Hiện nay nhiều mơ hình xử lý nước cấp cho sinh hoạt của các cơng ty,
xí nghiệp, dự án đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ở nhiều nơi. Trong
khuôn khổ thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi xin đưa ra đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của Hợp tác xã kinh
doanh, dịch vụ tổng hợp Yên Xá tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiệu quả xử lý nước của Trạm xử lý nước sạch tại Hợp
tác xã kinh doanh, dịch vụ tổng hợp Yên Xá.

Khái quát đặc trưng chính của Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ Yên Xá
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải y tế của hợp tác xã
kinh doanh dịch vụ tổng hợp Yên Xá
Đề xuất công nghệ xử lý nước thải mới tiết kiệm chi phí, dễ bảo dưỡng
và vẫn đạt hiệu quả cao.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá và đưa ra kết quả xử lý bằng công nghệ được áp dụng tại
Trạm xử lý nước sạch.
- Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học, chính
xác và đại diện cho khu vực nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường Việt Nam.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
công tác nghiên cứu sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đó vào thực tế.
- Bổ xung tư liệu cho học tập.
* Ý nghĩa thực tiễn.
- Đánh giá được hiệu quả xử lý nước sạch của Trạm xử lý đồng thời
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao thương hiệu của
Hợp tác xã.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học

- Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi
Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi
Trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [6].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng suy giảm chất lượng
môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích sử dụng
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật.Ơ nhiễm mơi
trường nếu vượt q mức nhất định sẽ là hiện tượng nhiễm độc và ngộ độc
sinh vật và con người [1].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Là sự có mặt của một số chất
ngoại lai trong mơi trường nước tự nhiên dù chất đó có hại hay khơng. Khi
vượt q một ngưỡng nào đó trở nên độc hại với con người và sinh vật [11].
- Khái niệm nươc sạch: Nước sạch là nước chứa các thành phần gây
hại cho con người, được bộ Y tế kiểm nhiệm nguồn nước là an toàn cho sử dụng.
* Khái niệm nước ngầm
- Nước ngầm là loại nước nằm trong một tầng đất đã bão hịa nước
hồn tồn, phía dưới là tầng khơng thấm nước. [5]
- Nước ngầm là các dạng nước trong các lớp đất bên trên của quyển đá
nó là nước ngầm của vỏ trái đất hay cịn gọi là nước trọng lực. Có hai loại
nước ngầm là có áp và khơng có áp
+ Nước ngầm khơng có áp lực: Là dạng nước được giữ lại trong các lớp
đá ngậm nước và lớp đá này nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp
thạch hoặc lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm này có áp suất rất yếu, nên muốn
khai thác nó thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút
nước lên. Nước ngầm loại này thường ở không sâu dưới mặt đất, có nhiều
trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô.


4


+ Nước ngầm có áp lực: Là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá
ngậm nước và lớp đá này bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm.
Do bị kẹp chặt giữa hai lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì
thế khi khai thác người ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên
và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà khơng cần phải bơm. Loại
nước ngầm này thường ở sâu dưới mặt đất, có trữ lượng lớn và thời gian hình
thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm.
- Về chữ lượng nước ngầm, ở độ sâu 1000m có khoảng 4 triệu km3
nước, cịn ở độ sâu 1000m đến 6000m có khoảng 5 triệu km3 nước. Khi sử
dụng nước ngầm cần chú ý đến độ khống hóa, nếu < 1 g/l là dùng cho nước
sinh hoạt và tưới tiêu. [5]
* Thành phần và chất lượng nước ngầm
- Không giống như nước bề mặt, nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng
của các yếu tố tác động của con người. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn
chất lượng nước bề mặt. Trong nước ngầm hầu như khơng có các hạt keo hay
các hạt cặn lơ lửng. Các chỉ tiêu vi sinh vật trong nước ngầm cũng tốt hơn các
chỉ tiêu vi sinh vật trong nước mặt. Trong nước ngầm không chứa các loại
rong, tảo là những thứ dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan
tâm trong nước ngầm là các tạp chất hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa
tầng, thời tiết nắng mưa, các q trình phong hóa và sinh hóa trong khu vực.
Ở những vùng có điều kiện phong hóa tốt, có nhiều chất thải bẩn và lượng
mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ơ nhiễm bởi các chất khống hịa tan,
các CHC mùn lâu ngày theo nước mưa thấm vào nguồn nước.
- Mặc dù vậy nước ngầm cũng có thể nhiễm bẩn do các hoạt động của
con người. Các chất thải của con người và đơng vật, các chất thải hóa học, các
chất thải sinh hoạt cũng như việc sử dụng phân bón hóa học. Các chất thải đó
theo thời gian ngấm dần vào nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến làm hư hỏng
nguồn nước ngầm. Đã có khơng ít nguồn nước ngầm do tác động của con
người đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy, các vi sinh vật gây
bệnh và nhất là các hóa chất độc hại như KLN và khơng loại trừ các chất

phóng xạ. [4]


5

- Chất lượng của nước được đánh giá tùy thuộc vào mục đích sử dụng,
u cầu địi hỏi về chất lượng nước của các nghành khác nhau: Nước uống,
nước dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp…việc đánh giá chất
lượng nước thông qua các tiêu chuẩn chất lượng. Tiêu chuẩn chất lượng là các
chỉ tiêu định lượng của các chất hữu cơ, vô cơ cho phép tồn tại trong nước
ứng với các yêu cầu sử dụng khác nhau. [8]
* Suy thối nguồn nước
Là sự thay đổi tính chất nước theo chiều hướng làm suy giảm chất
lượng nước, làm thay đổi tính chất ban đầu của nước. Suy thái nguồn nước có
thể do ơ nhiễm từ nguồn gốc tự nhiên (mưa, tuyết tan, lũ lụt, bão…) hay nhân
tạo (do nước thải khu dân cư, bệnh viện, sản xuất nông nghiệp, nước thải các
nhà máy…).
* Nhiễm bẩn nước ngầm
Được định nghĩa như là sự suy giảm chất lượng nước ngầm tự nhiên.
Nhiễm bẩn nước ngầm sẽ dẫn tới suy giảm lượng nước ngầm cần thiết và gây
độc hại đối với sức khỏe con người và động thực vật vì các hóa chất tồn dư
trong nước. Phần lớn các nguồn nhiễm bẩn xuất phát từ các nguồn nước thải
qua việc sử dụng với các mục đích khác nhau. Các nguồn cũng như nguyên
nhân gây ô nhiễm nước ngầm thay đổi trên phạm vi rất rộng. [4]
- Dấu hiệu nguồn nước bị nhiễm bẩn:[11]
+ Xuất hiện chất nổi trên bề mặt và cặn lắng ở đáy.
+ Thay đổi tính chất vật lý (độ nhìn thấy, màu sắc, mùi vị…)
+ Thay đổi thành phần hóa học (phản ứng, số lượng chất hữu cơ, chất
khoáng và chất độc hại).
+ Lượng ơxy hịa tan giảm xuống

+ Thay đổi hình dạng và số lượng vi trùng gây và truyền bệnh.


6

Bảng 2. 1. Giá trị các thông số ô nhiễm tối đa cho phép chất lượng nước
sinh hoạt [10]
TT

Thông số

Đơn vị

QCVN 02:2009/BYT
Cột (II)

TCU

15

1

Màu sắc

2

Mùi vị

-


Khơng có mùi vị lạ

3

Độ đục

NTU

5

4

Clo dư

mg/l

-

-

Trong khoảng 6,0 8,5

pH
5
6

Hàm lượng Amoni

mg/l


3

mg/l

0,5

7

Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ +;
Fe3+)

8

Mangan (Mn)

mg/l

-

9

Chỉ số Pecmanganat

mg/l

4

10

Độ cứng tính theo CaCO3


mg/l

-

11

Hàm lượng Clorua

mg/l

-

12

Hàm lượng Florua

mg/l

-

13

Hàm lượng Asen tổng số

mg/l

0,05

14


Coliform tổng số

Vi khuẩn/
100ml

150

15

E. coli

Vi khuẩn/
100ml

20


7

* Nguyên nhân thiếu nước sạch hiện nay:
+ Ở vùng nông thôn:
Điều kiện sống thấp, ở một số vùng sâu vùng xa nước sạch vẫn chưa
thực sự đến được với người dân do chưa sử dụng hệ thống lọc nước đảm bảo.
Người dân sử dụng chủ yếu vẫn là nước từ sông suối. Nguồn nước này chưa
được qua kiểm nghiệm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm độc. Nếu được sử dụng
trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây hại cho cơ thể.
Ngồi ra, q trình đơ thị hóa ở một số vùng nông thôn khác, xuất hiện hàng
loạt các nhà máy, khu cơng nghiệp. Hóa chất từ các khu cơng nghiệp chưa
được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đổ ra sơng ngịi gây ơ nhiễm nguồn nước.

Trong q trình sản xuất nơng nghiệp, một bộ phận khơng nhỏ người
dân vứt rác thải nguy hại trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
xuống ao hồ,… những chất thải đó có thể ngấm xuống mạch nước ngầm gây ô
nhiễm nguồn nước.
+ Ở vùng đô thị
Vấn đề nước sạch cũng là một bài tốn khó cho các cấp quản lý.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước sạch ở đô thị lớn như thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội là do mật độ dân số quá đông, quá tải dẫn đến khó khăn trong
việc phân phối nước sạch.
Trong các khu trung cư hiện nay hệ thống máy lọc nước chưa đạt chuẩn
dẫn đến nước cịn có nhiều chất bẩn, kim loại nặng… gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của các cư dân.
Vấn đề nước sạch ở thành phố cịn do tình trạng nắng nóng về mùa hè
dẫn đến quá tải về điện năng cũng như nước sạch. Tình trạng mất nước xảy ra
liên tục gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người dân
Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ảnh hưởng đến
sức khỏe [17]:
Về màu sắc: Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ơ
nhiễm, sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất
thải cơng nghiệp làm cho nước có màu. Nước xuất hiện màu vàng của hợp


8

chất sắt và mangan. Nước xuất hiện màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ. Nước
có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan.
Về mùi vị: Nước có mùi vị lạ gây cảm giác khó chịu, nước ngầm có
mùi hơi ngun nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng
nước (mùi bùn đất) hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu
vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm (mùi trứng thối), cũng có thể do

trong nguồn nước có các ion sắt, magan gây mùi tanh.
Về độ đục: Độ đục của nước biểu thị hàm lượng các chất lơ lửng trong
nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh vật…). Nước đục gây khó chịu cho người
sử dụng; và thơng thường nước đục thường kèm theo có vi sinh. Các phương
pháp lắng, lọc có thể làm giảm độ đục trong nước.
Về độ pH:
Chỉ số pH cho biết được tính trung tính của nước, hay nước mang tính
a-xít hoặc tính kiềm. thường độ PH nằm trong khoảng 6-8.5 là đạt tiêu chuẩn
nước sinh hoạt. Độ pH thấp về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Tuy nhiên, pH thấp làm tăng tính axit trong nước, làm ăn mịn kim loại trên
đường ống, vật chứa và tích lũy các ion kim loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe
con người, làm mau hỏng vải, quần áo khi giặt… Mặt khác, pH thấp còn gây
ngứa khi tắm gội, gây hỏng men răng, và có thể tạo điều kiện xuất hiện các
bệnh ngồi da.
Về tổng số hàm lượng sắt: Trong cơ thể người, sắt là thành phần
nguyên tố liên kết các tổ hợp hem và protein tạo nên hemoglobin và
myoglobin giúp chuyên chở oxy, sắt cịn tham gia q trình oxy hóa khử. Về
cơ bản, sắt hòa tan trong nước là sắt 2 (Fe2+) sẽ gây cho nước có mùi tanh rất
khó chịu. Khi tiếp xúc với khơng khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3
(Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu gây mất thẩm mỹ cho nước, làm cho quần áo bị
ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ.
Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc
nghẽn trong đường ống. Ngồi ra, lượng sắt có nhiều trong nước sẽ làm cho
thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp
thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu… Để loại bỏ sắt: Có thể sử dụng giàn


9

mưa làm thống để kết tủa các ion sắt hịa tan trong nước, sau đó cho nước

qua q trình lắng, lọc để loại sắt kết tủa ra khỏi nguồn nước.
Về hàm lượng Amoni: Nước có hàm lượng amoni cao biểu thị nước
đã bị ơ nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ (nước thải, phân bón, chất thải
từ chuồng trại chăn nuôi…). Amoni trong nước ngầm khi gặp oxy trong
không khí chuyển hóa thành Nitrat và Nitrit. Nitrat và Nitrit khi vào cơ thể
gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên hiện tượng methemoglobin (thiếu ô-xy
trong máu), đặc biệt là khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể cịn tạo
thành chất nitrosamine gây ung thư.
Có nhiều phương pháp để xử lý amoni trong nước: Làm thoáng để khử
NH3- ở độ pH cao, phương pháp trao đổi ion, phương pháp sinh học, khử
nitrat NO3-… Tuy nhiên, đối với các phương pháp xử lý amoni cần nhiều
cơng đoạn, hóa chất và kỹ thuật phức tạp, chi phí xử lý cao; không thể áp
dụng bằng các phương pháp đơn giản như lắng lọc, giàn mưa.
Về chỉ số pecmanganat: Chỉ số pecmanganat trong nước cao là dấu
hiệu nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ (phương pháp xác định nhu cầu oxy
hóa học, tương tự COD).
Để xử lý nước có chỉ số pecmanganat cao: Cần cho nước qua quá trình
lọc, sau đó khử trùng nước, cũng có thể sử dụng than hoạt tính trong q trình
lọc để loại bỏ các chất hữu cơ thông thường, làm giảm chỉ số pecmanganat.
Tuy nhiên, nếu nguồn nước còn các hợp chất hữu cơ gốc nitơ, phải sử dụng
phương pháp xử lý trao đổi ion (phức tạp và tốn kém).
Về asen: Asen trong nước cao có thể gây ngộ độc, ngồi ra, Asen trong
nước cịn tích tụ trong cơ thể, gây tổn hại đến gan, tủy xương, tế bào thần
kinh và gây ung thư. Có thể loại bỏ asen trong nước bằng phương pháp lọc
RO (lọc ngược), tuy nhiên cịn tùy vào hàm lượng ơ nhiễm để chọn lựa
phương pháp xử lý phù hợp, không thể áp dụng bằng các phương pháp đơn
giản như lắng lọc, giàn mưa.
Vi sinh (E. coli và Coliforms): Nước nhiễm vi sinh (E.coli và
Coliforms) do nước thải thấm vào mạch nước ngầm, do nước từ trên mặt đất
chảy tràn xuống giếng hoặc do quá trình lưu chứa nước chưa đảm bảo vệ sinh.



10

E. coli và Coliform là những nhóm vi khuẩn định danh, khi chúng hiện diện
trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phân người hoặc phân súc vật,
và có thể dẫn đến việc nguồn nước có thể nhiễm những vi khuẩn đường ruột
khác (tả, lỵ thương hàn…).
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước Cộng
Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực
thi hành ngày 1/1/2015.
- Luật tài nguyên nước 17/2012/QH13 đã được Quốc Hội nước
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 21/6/2012.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
Của luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP, ngày 8/1/2007 của Chính phủ về Sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP, ngày 13/6/2003.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT về Quy định việc đăng ký khai thác
nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài
nguyên nước do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành ngày 30/5/2014.
- Thông tư số 56/2004/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và môi trường quy
định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài
nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập báo cáo, báo cáo trong
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép về tài nguyên nước ngày 24 tháng 9 năm 2014.
- Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 15/5/2013
hướng dẫn thực hiện Nghị định 25/2013/NĐ-CP, ngày 29/3/2013 của chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 hướng dẫn đánh
giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 3/12/2008 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.


11

- QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước Thế giới
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái
đất. Nếu khơng có nước thì chắc chắn là khơng có sự sống xuất hiện, thiếu
nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng khơng tồn tại được. Từ xưa con
người đã biết đến vai trò quan trọng của nước, các nhà khoa học cổ đại đã coi
nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong q trình phát triển của xã
hơi lồi người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát
triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng Hà ở Tây Á
nằm ở lưu vực của hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Iraq hiện
nay), nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, nền văn minh sông Hằng ở Ấn
Độ, nền văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc, nền văn minh sông Hồng ở Việt
Nam,…[8].
- Tổng lượng nước tự do hiện nay trên trái đất, theo M.I. Lvotvis và
A.A.Xokolop (1974) là 1.385.900 km3. Phần nước ngọt trên trái đất (bao gồm
cả hơi nước và một phần nước dưới đất) chỉ có 2,53%, trong đó phần lớn lại
đóng băng tại các miền cực và vùng băng hà. Chỉ một phần rất nhỏ của lượng

nước hành tinh (1/7000) có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sự sống trên
hành tinh - đó là lượng nước ngọt trong các hồ, sơng, suối, trong khí ẩm và
trong lịng đất.


12

Bảng 2. 2. Trữ lượng nước của thế giới năm 1974
Loại nước

Diện tích
phân bố
(1000km2)

Khối lượng
nước
(1000km2)

% so với trữ lượng
thế giới
Tồn bộ Nước ngọt

(1)

(2)

(3)

(4)


(5)

Biển và đại dương

361300

1338000

96,5

Nước ngầm (nước trọng lực
và mao dẫn, chủ yếu là
nước ngọt)

134800

23100 (TL)
10530 (MD)

0,76

30,1

Nước thổ nhưỡng (nước dự
trữ lại trong tầng canh tác)

82000

16,5


0,001

0,05

Băng hà ở miền cực và núi,
lớp tuyết phủ vĩnh viễn

16227

24064,1

1,74

68,7

Băng ngầm ở dưới đất

21000

300

0,022

0,86

Hồ nước ngọt

1236,4

91


0,007

0,26

Hồ nước mặn

822,3

85,4

0,006

Nước đầm lầy

6,28

11,5

0,0008

0,03

Nước sông

148800

21,1

0,0002


0,006

Nước sinh vật

510000

1,1

0,0001

0,003

Nước trong khí quyển

510000

12,9

0,001

0,04

Tồn bộ thủy quyển

510000

1385985

100


Trong đó nước ngọt

148800

35029

2,53

100

(Theo M.I. Lotvis và A.A.Xokolop)
- Nước trong tự nhiên luôn luôn vận động và thay đổi trạng thái. Chu
trình nước là sự vận động của nước trên đất và trong khí quyển một cách tự
nhiên theo năm dạng cơ bản là: mưa-dòng chảy-thấm - bốc hơi - ngưng tụ và
thành mưa [3].
- Về số lượng hồ tự nhiên cho tới nay vẫn chưa biết được chính xác, vì
chưa được điều tra đầy đủ. Sơ bộ ước tính có khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên,


13

trong đó 145 hồ có diện tích mặt trên 100km2. Lượng nước của hồ này chiếm
95% tổng số. Hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất trên trái đất là hồ Bai can
chứa 2.300 km3 với độ sâu tối đa khoảng 1.741m. Ngoài số hồ tự nhiên, trên
lục địa đã xây dựng hơn 10.000 hồ chứa nước nhân tạo nhằm giải quyết các
nhu cầu sử dụng nguồn nước mặt (điều tiết, khai thác dịng chảy của các dịng
sơng). Trong tổng số hồ nhân tạo có hơn 30 hồ lớn với dung tích trên 10km3
nước trên mỗi hồ. Tổng diện tích hữu ích của hồ nhân tạo ước tính gần
5.000km3, trong đó trên phần lãnh thổ Châu Âu- 925 km2, Châu Phi-341km2,

Bắc Mỹ-180km2, Nam Mỹ -1.332 km2 và Châu Úc-4 km2 [18].
Các nước tiên tiến trên thế giới đều rất chú trọng đến việc khai thác
nước ngầm nhằm phục vụ cho yêu cầu tưới và các yêu cầu khác của nền kinh
tế quốc dân. Chúng ta tham khảo một vài số liệu sau đây:
- Bỉ, Đan Mạch sử dụng đến 90% trữ lượng nước ngầm
- Đức, Thụy Điển, Nhật Bản 60% - 80% trữ lượng nước ngầm
- Anh, Pháp, Phần Lan 25% - 35% trữ lượng nước ngầm
- Liên Xô cũ khai thác khoảng 72,5 triệu m3 nước ngầm trong một ngày
- Mỹ từ năm 1995 đã thống kê khai thác nước ngầm như sau: Mỗi ngày
khai thác 175 triệu m3 nước trong đó có 143,4 m3 dùng để tưới chiếm 82% so
với tổng lượng khai thác và 72,2% so với tổng lượng nước dùng tưới.
- Algerie chỉ riêng tỉnh Urir đã khoan 930 giếng nước ngầm trong đó có
giếng sâu đến 1200m
- Israel là nước có tỉ lệ sử dụng nước ngầm trong nông nghiệp khá cao
87% lượng nước tưới lấy từ nước ngầm. [5]
Trên toàn thế giới nước ngầm đã được khai thác để đáp ứng 50% yêu
cầu nước cho sinh hoạt của nhân loại.
Ngồi mục đích khai thác nước ngầm cho sinh hoạt, nước ngầm còn
được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế
khác.
- Nông nghiệp: Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nước ngầm để tưới
cho các diện tích trồng trọt: Diện tích canh tác được tưới bằng nước ngầm của
một số nước như sau:


14

+ Brazin có 22.000 ha
+ Angieri có 80.000 ha
+ Hy Lạp có 30.000 ha

+ Nga, Trung Quốc, Mỹ có 15% lượng nước tưới là nước ngầm. [5]
Ưu điểm trong khai thác nước ngầm:
+ Nước ngầm phân bố khắp nơi, nguồn nước tương đối ổn định
+ Nước ngầm thường được khai thác và sử dụng tại chỗ, đường dẫn
nước ngắn tổn thất nước trong q trình dẫn nước ít.
+ Lưu lượng khai thác nước ngầm nhỏ nên qui mô xây dựng cơng trình
khơng lớn, phù hợp với nguồn vốn địa phương và của các hộ nông dân cần
khai thác và sử dụng nước ngầm.
+ Chất lượng nước ngầm tốt hơn nước mặt nên xử lý ít phức tạp. [2]
Nhược điểm
+ Lưu lượng nhỏ, khả năng cấp nước nhỏ nên cơng trình nằm phân tán.
+ Nước ngầm có độ khống hóa cao, nhiệt độ nước ngầm thường không
phù hợp với yêu cầu dùng nước nên phải xử lý nước trước khi sử dụng. [2]
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
Chế độ nước của Việt Nam có những nét riêng của vùng nhiệt đới ẩm,
gió mùa. Hàng năm trên lãnh thổ Việt Nam tiếp nhận một lượng mưa trung
bình là 1900mm (634tỉ m3 nước). Trong đó đi vào hình thành dịng chảy sơng
ngịi là 953mm hoặc 316 tỉ m3 nước, như vậy hệ số dịng chảy là 0,5. Trong
tồn bộ dịng chảy sơng ngịi, dịng chảy sơng chiếm 34% hay 107 tỉ m3 (hay
324 mm) còn lại 66% là dòng chảy mặt, bằng 629 mm hay 209 tỉ m3 nước. Dự
trữ ẩm trong đất là 426 tỉ m3 hoặc 67% của mưa (1285 mm). Việt Nam thuộc
vào những nước có tài ngun nước tại chỗ giàu có, ngồi ra cịn thu nhận
nguồn nước ngoại lai từ Trung Quốc, lào và Campuchia là 132.8 tỉ m3 /năm.
- Việt Nam có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc và phân bố tương đối
đồng đều trên lãnh thổ, có 2.500 sơng dài trên 10km với tổng chiều dài trên
52.000 km. Dọc bờ biển trung bình 20 km có một cửa sơng và mật độ lưới
sông thay đổi từ 0,5 đến 2km /km2. Tùy nhiên lượng dòng chảy phụ thuộc
chặt chẽ vào chế độ mưa.



15

- Lượng mưa trên lãnh thổ Việt Nam lớn nhưng lại phân bố không đều,
tập trung chủ yếu trong các tháng mùa mưa (từ tháng 4 tháng 5 đến tháng 11).
Với các tỉnh phía Bắc lượng mưa trong mấy tháng mùa mưa chiếm 8085%
lượng mưa cả năm. Ở Tây Nguyên và Nam Bộ còn lớn hơn (90%). Lượng
mưa lớn lại tập trung nên tạo ra dòng chảy rất lớn. Các sông Việt Nam chủ
yếu đổ ra Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.
- Do tài nguyên nước phân bố không đều và dao động rất phức tạp theo
thời gian, việc khai thác và sử dụng nguồn nước gặp nhiều khó khăn và phức
tạp. Những vùng mưa lớn có modun dịng chảy đạt trên 70 thậm chí tới
100l/s/km2, vùng mưa ít có dịng chảy nhỏ có nơi chỉ đạt 5l/s/km2, chênh nhau
tới 20 lần. Lũ lụt và úng ngập là nguy cơ thường xuyên đe dọa hàng chục
triệu người sinh sống trong vùng đất thấp. Thiệt hại do lũ lụt gây ra cho nền
kinh tế nước ta trên 50 triệu đô la Mỹ/năm [3].
- Trong tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước dưới đất mới
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ bé so với nước mặt, khai thác sử dụng còn thô sơ,
nhưng đạt hiệu quả tốt, nhất là ở những nơi bị hạn. Những cánh đồng bông, cà
phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên và một số nơi khác chủ yếu dựa vào nước dưới
đất. Nhìn chung nước dưới đất của chúng ta rất phong phú và phân bố rộng
rãi. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn đang gặp những bất cập về tài nguyên
nước như lũ lụt úng ngập về mùa mưa, khan hiếm nước về mùa khô, chất
lượng nước sông thay đổi do sự xâm nhập mặn ở vùng hạ du, ô nhiễm do
nước thải sinh hoạt và sản xuất [3].
Theo số liệu của Hội nước sạch – VSMT Việt Nam (2006), Việt Nam
có hơn 623 đơ thị. Hầu hết các đô thị từ thị xã trở lên đều có hệ thống cấp
nước tập trung (trong đó nguồn nước ngầm khai thác chiếm khoảng 30%,
riêng thủ đô Hà Nội sử dụng 100% nước ngầm). Nhưng tỉ lệ số dân ở đơ thị
được cấp nước cịn thấp 60% - 70%. [2]
Theo nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Đức Quý, Nguyễn Văn Dung (2005)

đời sống ngày càng cao, nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn. Do đó sự khai
thác nước mặt và nước ngầm quá lớn đã dẫn đến tình trạng căng thẳng và
khan hiếm nước. Các khu vực có hiện tượng khan hiếm nước là: Quảng Nam,


16

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khành Hịa, Bình Thuận, Ninh Thuận.
Lượng nước ngầm cũng đang chở nên khan hiếm.
2.4. Các phương pháp xử lý nước ở Việt Nam
+ Hồ chứa và lắng sơ bộ:
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: tạo điều
kiện thuận lợi cho các quá trình tự làm sạch như lắng bớt cặn lơ lửng, giảm
lượng vi trùng do tác động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản
ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hịa tan trong nước và làm nhiệm vụ điều
hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn vào lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm
nước cấp nhà máy xử lý nước [4].
+ Song chắn rác và lưới chắn:
Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn vào cơng trình thu làm nhiệm vụ
loại trừ vật nổi, vật trơi lơ lửng trong dịng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng
cao hiệu quả làm sạch của cơng trình xử lý.
+ Bể lắng cát:
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l sau lưới
chắn, các hạt lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lơn hơn nước,cứng,
có khả năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cắt.
Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có kích thước
lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6 để loại trừ hiện
tượng bào mòn ác cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn lắng tụ lại
trong bể tạo bơng và lắng.
+ Làm thống:

Có hai phương pháp làm thống:
- Đưa nước vào khơng khí: Cho nước phun thành từng tia hay thành
màng mỏng cháy trong khơng khí ở các dàn làm thống tự nhiên, hay cho
nước phun thành tia và màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi khơng khí vào
thùng như các dàn làm thống cưỡng bức.
- Đưa khơng khí vào nước: dẫn và phân phối khơng khí nén thành các
bọt nhỏ theo dàn phân phối đặt ở đấy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước
được làm thống.


×