Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá hiệu quả xử lý nước cấp và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng xử lý nước cho Trung tâm xử lý nước Khu công nghiệp Suối Dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 92 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƢỜNG



NGUYỄN ANH THẢO


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC CẤP VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƢỚC CHO
TRUNG TÂM XỬ LÝ NƢỚC CẤP KCN SUỐI DẦU

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG


GVHD: ThS. TRẦN NGUYỄN VÂN NHI







Nha Trang, tháng 07 năm 2013


LỜI CẢM ƠN



Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
quý thầy, cô giáo trong Viện Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng, trƣờng Đại học
Nha Trang đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt thời gian em học tại trƣờng.
Đặc biệt em xin chân thành cám ơn giáo viên hƣớng dẫn Th.S Trần Nguyễn
Vân Nhi đã tận tình hƣớng dẫn, tƣ vấn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài này, các thầy cô giáo ở Tổ nghiên cứu và Trung tâm Thí nghiệm Thực hành
trợ giúp về máy móc, thiết bị tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện
thí nghiệm, hoàn thành nội dung bài báo cáo.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khu Công nghiệp Suối Dầu,
anh Kiều Ngọc Mƣời và các cán bộ nhân viên tại Trung tâm cấp nƣớc sạch Khu
Công nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình, quan tâm và tạo điều kiện về môi trƣờng thực
tập.
Để có đƣợc nhƣ ngày hôm nay, con xin chân thành gửi lời cảm ơn đến đấng
sinh thành dƣỡng dục, dạy dỗ con nên ngƣời. Luôn kề vai sát cánh bên con, động
viên những lúc con gặp khó khăn, luôn dạy con những điều hay lẽ phải để con ngày
một hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, tập thể lớp 51cnmt những ngƣời
đã luôn động viên em trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện
đồ tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin chúc toàn thể thầy cô Trƣờng Đại Học Nha Trang, Cô
Trần Nguyễn Vân Nhi, Cha Mẹ và các thầy cô trong viện mọi điều tâm muốn,
luôn thành đạt trong công việc và cuộc sống.

Nha trang, tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Anh Thảo


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU 3
1.1.1. Lịch sử hình thành 3
1.1.2. Quá trình phát triển 4
1.1.3. Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai 4
1.1.4. Vị trí địa lí KCN Suối Dầu 4
1.1.5. Chức năng và nhiệm vụ 5
1.1.5.1. Chức năng 5
1.1.5.2. Nhiệm vụ 5
1.1.6. Các hoạt động thực tế 5
1.1.7. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 6
1.2. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM XỬ LÝ NƢỚC CẤP 6
1.3.1. Giới thiệu chung 6
1.2.2. Hoạt động cấp nƣớc sạch 7
1.3. TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƢỚC CẤP 8
1.3.1. Khái niệm xử lý nƣớc cấp 8
1.3.2. Mục đích của quá trình xử lý nƣớc 8
1.3.3. Các biện pháp xử lý cơ bản 8
1.3.4. Chất lƣợng nƣớc thô thích hợp với các quá trình xử lý nƣớc 9
1.3.5. Tính chất và các chỉ tiêu về chất lƣợng nƣớc 9
1.3.5.1. Các chỉ tiêu lý học 9
1.3.5.2. Các chỉ tiêu hóa học 11



1.3.5.3. Các chỉ tiêu vi sinh 14
1.3.6. Các quá trình xử lý nƣớc cấp 14
1.3.6.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ 14
1.3.6.2. Song chắn rác và lƣới chắn 15
1.3.6.3. Bể lắng cát 15
1.3.6.4. Làm thoáng 15
1.3.6.5. Clo hóa sơ bộ 16
1.3.6.6. Quá trình khuấy trộn hóa chất 17
1.3.6.7. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn 17
1.3.6.8. Quá trình lắng 19
1.3.6.9. Quá trình lọc 20
1.3.6.10. Flo hóa nƣớc để tăng hàm lƣợng flo trong nƣớc uống 21
1.3.6.11. Khử trùng nƣớc 21
1.3.6.12. Ổn định nƣớc 22
1.3.7. Một số quy trình công nghệ xử lý nƣớc cấp 22
1.3.7.1.Khi nguồn nƣớc có hàm lƣợng cặn nhỏ hơn 2500mg/l 22
1.3.7.2. Khi nguồn nƣớc có hàm lƣợng cặn lớn hơn 2500 mg/l 23
1.3.7.3. Khi nguồn nƣớc là nƣớc ngầm 23
1.3.7.5. Khi nguồn nƣớc là nƣớc mặt 24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ 25
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 25
2.1.2. Hóa chất sử dụng 25
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 25
2.1.3.1 Thiết bị 25
2.1.3.2.Dụng cụ 26
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1. Phƣơng pháp lấy mẫu 26
2.2.1.1. Kỹ thuật lấy mẫu 26



2.2.1.2. Bảo quản mẫu phân tích 27
2.2.2. Phƣơng pháp đo và phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng 28
2.2.2.1. Phƣơng pháp đo pH 28
2.2.2.2. Phƣơng pháp cảm quan xác định mùi 29
2.2.2.3. Phƣơng pháp đo độ đục 30
2.2.2.4. Phƣơng pháp đo độ màu 30
2.2.2.5. Phân tích clorua 31
2.2.2.6. Xác định độ cứng tổng có trong mẫu nƣớc 32
2.2.2.7. Xác định hàm lƣợng nitrit 34
2.2.2.8. Xác định hàm lƣợng nitrat 36
2.2.2.9. Phân tích sắt tổng 39
2.2.2.10. Xác định hàm lƣợng sunfat 41
2.2.2.11. Xác định hàm lƣợng mangan 43
2.2.2.11. Xác đinh coliforms bằng phƣơng pháp MPN 45
2.2.3.Phƣơng pháp xử lý số liệu 46
1.2.4. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc theo các chỉ tiêu riêng lẻ 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUY TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC CẤP 47
3.1.1. Sơ đồ công nghệ 47
3.1.2. Thuyết minh công nghệ 48
3.1.3. Quy trình vận hành trạm xử lý nƣớc sạch 49
3.1.3.1. Công tác kiểm tra 49
3.1.3.2. Công tác vận hành hệ thống 49
3.1.3.3. Công tác kiểm tra chất lƣợng sản phẩm 50
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MẪU NƢỚC PHÂN TÍCH 50
3.2.1. pH 51
3.2.2. Mùi của nƣớc 51
3.2.3. Độ đục 52
3.2.4. Độ màu 53



3.2.5. Clorua (Cl
-
) 54
3.2.6. Độ cứng 55
3.2.7. Nitrit (NO
2
-
) 55
3.2.7.1. Kết quả đo và xây dựng đƣờng chuẩn 55
3.2.7.2. Kết quả đo nồng độ NO
2
-
56
3.2.8. Nitrat (NO
3
-
) 57
3.2.8.1. Kết quả đo và xây dựng đƣờng chuẩn 57
3.2.8.2. Kết quả đo nồng độ NO
3
-
58
3.2.9. Sắt (Fe) 58
3.2.9.1. Kết quả đo và xây dựng đƣờng chuẩn 58
3.2.9.2. Kết quả đo nồng độ Fe 59
3.2.10. Mangan (Mn) 60
3.2.10.1. Kết quả đo và xây dựng đƣờng chuẩn 60
3.2.10.2. Kết quả đo nồng độ Mn 61

3.2.11. Sunfat (SO
4
2-
) 61
3.2.11.1. Kết quả đo và xây dựng đƣờng chuẩn 61
3.2.11.2. Kết quả đo nồng độ SO
4
2-
62
2.3.12. Coliforms tổng số 63
3.3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ 64
3.3.1. Các biện pháp quản lý kỹ thuật trạm xử lý nƣớc 64
3.3.2. Nội dung quản lí kĩ thuật trạm xử lý nƣớc. 64
3.3.3. Nội dung quản lí các công trình đơn vị xử lý nƣớc. 66
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC






DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Tên đầy đủ
BYT
Bộ y tế
dd

Dung dịch
ĐVT
Đơn vị tính
KCN
Khu công nghiệp
PAC
Poly Aluminum Cloride
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
SUDUZI
Khu Công nghiệp Suối Dầu
SMEWW
Standard Methods for the Examination of Water and
Wastewater
STT
Số thứ tự
TIC
Công ty Thƣơng mại và Đầu tƣ Khánh Hòa














DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại KCN Suối Dầu 6
Hình 1.2. Quy trình xử lý nước có hàm lượng cặn nhỏ hơn 2500mg/l 22
Hình 1.3. Quy trình xử lý nước có hàm lượng cặn lớn hơn 2500mg/l 23
Hình 1.4. Một số quy trình xử lý nước ngầm 24
Hình 1.5. Một số quy trình xử lý nước mặt 24
Hình 2.1. Máy 774 pH meter – hãng Metrohm 29
Hình 2.2. Máy đo quang DR 2000 – Mỹ 31
Hình 2.3. Máy UV – Vis mini 1240 – Nhật 36
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ quy trình xử lý nước cấp tại KCN Suối Dầu 47
Hình 3.2. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của NO
2
-
56
Hình 3.3. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của NO
3
-
57
Hình 3.4. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Fe 59
Hình 3.5. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của Mn 60
Hình 3.6. Biểu thị mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của SO
4
2-
62

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diễn biến độ pH qua các tháng 51
Biểu đồ 3.2. Diễn biến độ đục qua các tháng 52
Biểu đồ 3.3. Diễn biến độ màu qua các tháng 53

Biểu đồ 3.4. Diễn biến nồng độ Cl
-
qua các tháng 54
Biểu đồ 3.5. Diễn biến độ cứng qua các tháng 55
Biểu đồ 3.6. Diễn biến nồng độ NO
2
-
qua các tháng 56
Biểu đồ 3.7. Diễn biến nồng độ NO
3
-
qua các tháng 58
Biểu đồ 3.9. Diễn biến nồng độ Mn qua các tháng 61
Biểu đồ 3.10. Diễn biến nồng độ SO
4
2-
qua các tháng 62
Biểu đồ 3.11. Diễn biến nồng độ coliforms qua các tháng 63

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu về nƣớc đang ngày một tăng và tỉ lệ thuận với sự gia tăng về dân số
trên toàn cầu. Đƣợc xem nhƣ là máu của sự sống, nƣớc đóng vai trò ở tất cả các
hoạt động của con ngƣời, đáng kể nhƣ trong sinh hoạt nƣớc cấp dùng đáp ứng nhu
cầu ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí và các hoạt động công cộng nhƣ cứu
hỏa, phun nƣớc, tƣới đƣờng… còn trong công nghiệp nƣớc cấp đƣợc dùng cho quy
trình làm lạnh, sản xuất thực phẩm nhƣ đồ hộp, nƣớc giải khác, rƣợu,… Và để đáp

ứng cho những nhu cầu đó con ngƣời đã sử dụng nguồn nƣớc thiên nhiên (nƣớc mặt
và nƣớc ngầm) vào mục đích cấp nƣớc chính. Tuy nhiên nguồn nƣớc từ thiên nhiên
có chất lƣợng rất khác nhau và phần lớn bị ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp
của con ngƣời. Vì vậy trƣớc khi đƣa vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chung.
Trung tâm cấp nƣớc sạch Khu Công nghiệp Suối Dầu là một trong những
thành viên của công ty cấp nƣớc Khánh Hòa, chuyên xử lý và cung cấp nguồn nƣớc
sạch cho KCN Suối Dầu và ngƣời dân xung quanh KCN. Nhà máy hiện đang sử
dụng nguồn nƣớc mặt của hồ Suối Dầu để xử lý. Do đặc trƣng của nguồn nƣớc này
luôn thay đổi về thành phần, tính chất nên cần phải có những bƣớc đánh giá về các
chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc trƣớc khi đi vào sử dụng thực tế.
Trên nền tảng những kiến thức đã học từ nhà trƣờng và muốn vận dụng vào
thực tế em thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả xử lý nước cấp và đề xuất giải
pháp nâng cao khả năng xử lý nước cho trung tâm xử lý nước cấp KCN Suối
Dầu ". Nhằm mục đích nắm bắt kiến thức, kinh nghiệm từ quá trình thực tập và góp
phần cải tiến nâng cao quá trình xử lý của dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc cấp
cho Trung tâm cấp nƣớc sạch.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiệu quả xử lý nƣớc cấp của trung tâm xử lý nƣớc cấp KCN Suối
Dầu
2

3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát quy trình và hệ thống thiết bị xử lý nƣớc cấp tại trung tâm cấp nƣớc
sạch KCN Suối Dầu.
Tìm hiểu các phƣơng pháp xử lý nƣớc cấp.
Phân tích các chỉ tiêu môi trƣờng cho các mẫu nƣớc cấp trƣớc và sau xử lý.
Đánh giá chất lƣợng nƣớc sau xử lý.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nƣớc cấp.
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Vùng nghiên cứu: khu công nghiệp Suối Dầu, nƣớc đầu vào đƣợc lấy từ hồ

Suối Dầu và nƣớc sau khử trùng đƣợc lấy từ tram bơm cấp II.
Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về các thông
số chất lƣợng nƣớc ăn uống, sinh hoạt, gồm các thông số vật lý, hóa học, sinh học
và so sánh với QCVN 01:2009/BYT.
3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU
1.1.1. Lịch sử hình thành
SUDAZI (KCN Suối Dầu) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập
tại quyết định số 951/TTg ngày 11/11/1997 với diện tích 152 ha làm cơ sở hạ tầng
phục vụ đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, là doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc
Công ty Thƣơng Mại - Đầu Tƣ Khánh Hòa. Sau đó để trực tiếp điều hành, thực hiện
dự án, Công ty đã thành lập Ban quản lý dự án KCN Suối Dầu, tiền thân của xí
nghiệp phát triển hạ tầng KCN Suối Dầu ngày nay.
Dƣới sự đầu tƣ của doanh nghiệp nhà nƣớc Công ty Thƣơng Mại và Đầu tƣ
Khánh Hòa (TIC), trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, SUDAZI đƣợc đƣa
vào khởi công và xây dựng.
SUDAZI đƣợc xây dựng thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, huy
động, tận dụng và tăng giá trị nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng. Với vị trí
thuận lợi cả về giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không.
Các nguồn cung cấp điện và nƣớc cho KCN thuận lợi cho việc phát triển. Với diện
tích quy hoạch 152 ha (giai đoạn I: 78,1 ha) và có thể mở rộng đến 300 ha (giai
đoạn II). Nằm ở vị trí đầu mối của giao thông, cách Thành Phố Nha Trang 25km,
cách cảng biển và sân bay Nha Trang 27km, cảng biển Quốc tế Cam Ranh và Ba
Ngòi 35km, và cách các ga Suối Cát, Suối Tân, Hòa Tân 2- 5km thì SUDAZI là
điểm hẹn công nghiệp của miền trung nói riêng và của đất nƣớc nói chung.
4


1.1.2. Quá trình phát triển
SUDAZI đã hoàn thành đầu tƣ giai đoạn 1 gồm 78 ha, hệ thống đƣờng giao
thông nội bộ 6km đƣờng bê tông nhựa hiện đại, 01 trạm bơm nƣớc thô với công
suất 2.750m
3
/ngàyđêm, 01 trạm xử lý nƣớc sạch với công suất 3000m
3
/ngàyđêm, 01
trạm xử lý nƣớc thải với công xuất 5000m
3
/ngàyđêm, hệ thống cấp nƣớc với hơn
10km đƣờng ống nhựa PVC, hơn 10km đƣờng ống bê tông thoát nƣớc mƣa, gần
10km đƣờng ống bê tông thoát nƣớc bẩn, mạng lƣới điện trung áp đƣợc đầu tƣ đến
tận hàng rào của từng doanh nghiệp.
Đến nay SUDAZI đã có trên 40 doanh nghiệp đã và đang thuê đất đầu tƣ sản
xuất đạt công suất khai thác gần 70% diện tích đất cho thuê. Với 80% doanh nghiệp
hoạt động về chế biển thủy sản xuất khẩu nên nhiệm vụ trọng tâm của SUDAZI là
đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc sạch thƣờng xuyên, số lƣợng lớn và đảm bảo tiêu
chuẩn, song song đó việc xử lý nƣớc thải của doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan
trọng để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng xung quanh.
Trong giai đoạn II của Dự án, SUDAZI sẽ tiếp tục phát triển trên phần diện
tích còn lại và hoàn thiện cơ cấu quản lý để đi vào quỹ đạo ổn định.
1.1.3. Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai
Với chức năng quản lý và kinh doanh hạ tầng KCN Suối Dầu, Xí nghiệp
ngày càng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng (theo ISO 9001:2000) trong việc
sản xuất nƣớc sạch, xử lý nƣớc thải và cung cấp các dịch vụ khác. Xí nghiệp cũng
không ngừng vận động tiếp thị, quảng cáo thu hút đầu tƣ, cố gắng hoàn thiện hạ
tầng ngày càng hiệu quả góp phần thu hút đầu tƣ.
1.1.4. Vị trí địa lí KCN Suối Dầu

KCN nằm trên quốc lộ 1A tại huyện Cam Lâm ở phía nam tỉnh Khánh Hòa,
phía bắc giáp thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh, phía nam giáp Thành
phố Cam Ranh, phía tây giáp huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và phía đông giáp
biển Đông.
5

1.1.5. Chức năng và nhiệm vụ
1.1.5.1. Chức năng
Trực tiếp quản lý và kinh doanh hạ tầng KCN Suối Dầu.
Cung cấp các dịch vụ: cho thuê lại đất, cung cấp nƣớc sạch, xử lý nƣớc thải
và các dịch vụ khác.
1.1.5.2. Nhiệm vụ
Thực hiện những nhiệm vụ và chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh của Công ty chủ
quản giao, không ngừng hoàn thiện về bộ máy tổ chức nhân lực, trực tiếp quản lý
kinh doanh và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng của KCN, đáp ứng nhanh chóng và
đầy đủ nhu cầu của các nhà đầu tƣ, nâng cao hiệu quả và uy tín của KCN và của
Công ty.
1.1.6. Các hoạt động thực tế
Xử lý cung cấp nƣớc sạch: Trung tâm xử lý nƣớc sạch KCN Suối Dầu.
Xử lý nƣớc thải: Trung tâm xử lý nƣớc thải KCN Suối Dầu.
Cho thuê lại đất: đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất nhằm
vừa thu hút đầu tƣ vừa tạo doanh thu và lợi nhuận. Với chức năng quản lý và kinh
doanh hạ tầng KCN Suối Dầu, và đƣợc ủy quyền của công ty chủ quản là Công ty
Thƣơng Mại và Đầu Tƣ Khánh Hòa (TIC), Xí nghiệp trực tiếp giao dịch, đàm phán
thƣơng thảo hợp đồng thuê lại đất với các nhà đầu tƣ.
Thu gom và xử lý rác.
Đầu tƣ xây dựng cơ bản.





6

1.1.7. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự










Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự tại KCN Suối Dầu
1.2. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM XỬ LÝ NƢỚC CẤP
Quá trình cấp nƣớc sạch quy định việc nhận và cung cấp nƣớc sạch cho
khách hàng thuộc Khu Công nghiệp Suối Dầu. Bảo đảm yêu cầu theo tiêu chuẩn
nƣớc sạch TCVN 1329/2002/BYT- QĐ.
1.3.1. Giới thiệu chung
Trạm xử lý nƣớc sạch gồm có 6 cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên
môn và nhiều năm kinh nghiệm về việc xử lý và giải quyết các sự cố về máy móc,
chuyên môn trong hệ thống xử lý nƣớc.
Trạm xử lý nƣớc sạch hoạt động theo 2 ca/(ngày đêm), các thành viên chia
thành 2 tổ trực 12h/24h luân phiên không ngừng. Trong mỗi ca trực, các ca viên
phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động hoặc sự cố xảy ra trong ca trực của mình.
Các ca viên có 3 công tác sau:
GIÁM ĐỐC
PGĐ Kinh Doanh
Đại diện Lãnh Đạo

BP kỹ thuật nghiệp
vụ
BP hành chính
Ban ISO
BP.kinh
doanh
Trạm xử lý
nƣớc thải
Trạm xử lý
nƣớc sạch
Tổ duy tu-
sữa chữa
P.Tài chính-kế
toán
Tổ bảo vệ
7

 Công tác kiểm tra
- Kiểm tra hệ thống, thiết bị trong dây chuyền xử lý đang hoạt động.
- Kiểm tra hóa chất và bể pha hóa chất đang hoạt động.
- Kiểm tra nồng độ pha loãng của các hóa chất nhƣ chất keo tụ, vôi.
- Kiểm tra hàm lƣợng clo dƣ trong nƣớc tại bể chứa.
- Kiểm tra hệ thống thiết bị nổi, ngầm.
 Công tác vận hành
- Đo độ trong của nƣớc nguồn bằng ống nghiệm thủy tinh Dianet.
- Vận hành bơm định lƣợng hóa chất cho phù hợp với chất lƣợng nƣớc
nguồn đang cấp.
- Kiểm tra pH, độ đục, quá trình keo tụ.
- Vận hành bơm clo khử trùng vào bể chứa.
 Công tác kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

- Đo độ trong của nƣớc.
- Đo pH của nƣớc sau xử lý
pH 6,5 8,0.

- Đo hàm lƣợng clo dƣ trong nƣớc, clo = 0,2÷0,5 ppm.
1.2.2. Hoạt động cấp nƣớc sạch
Xí nghiệp phát triển hạ tầng KCN Suối Dầu – Trạm xử lý nƣớc sạch làm
nhiệm vụ xử lý nƣớc, cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất trong
KCN và những ngƣời dân sống xung quanh. Việc cung cấp nƣớc này đƣợc thực
hiện thông qua hợp đồng kinh tế về việc mua bán nƣớc sạch, căn cứ theo Luật
Thƣơng Mại năm 2005 và theo nhu cầu của các bên.
Hiện nay, tổng lƣợng nƣớc sạch mà xí nghiệp cấp cho khách hàng là 3.000
m
3
/ngàyđêm, lƣợng nƣớc cấp này vẫn còn nằm dƣới khả năng tối đa của trạm.
Trong tƣơng lai dự đoán cần tới 7.000 m
3
/ngàyđêm. Nƣớc đầu ra phải đạt quy
chuẩn theo QCVN 01:2009/BYT.
8

1.3. TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƢỚC CẤP
1.3.1. Khái niệm xử lý nƣớc cấp [5]
Xử lý nƣớc cấp là quá trình làm thay đổi thành phần, tính chất nƣớc tự nhiên
theo yêu cầu của các đối tƣợng sử dụng phụ thuộc vào thành phần, tính chất của
nƣớc nguồn và yêu cầu chất lƣợng của nƣớc, của đối tƣợng sử dụng.
1.3.2. Mục đích của quá trình xử lý nƣớc [3]
Cung cấp số lƣợng nƣớc đầy đủ và an toàn về mặt hóa học, vi trùng học để
thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục
vụ sinh hoạt công cộng của các đối tƣợng dùng nƣớc.

Cung cấp nƣớc có chất lƣợng tốt, ngon, không chứa các chất gây vẩn đục,
gây ra màu, mùi, vị của nƣớc.
Cung cấp nƣớc có đủ thành phần khoáng chất cần thiết bảo vệ sức khỏe của
ngƣời tiêu dùng.
Để thỏa mãn các yêu cầu nêu trong các điểm trên thì nƣớc sau xử lý phải đạt
các chỉ tiêu chất lƣợng thỏa mãn tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lƣợng nƣớc cấp cho
ăn uống và sinh hoạt.
1.3.3. Các biện pháp xử lý cơ bản [5]
 Biện pháp cơ học: là biện pháp dùng các công trình và thiết bị để làm sạch
nƣớc nhƣ: song chắn rác, lƣới chắn rác, bể lắng, bể lọc.
 Biện pháp hóa học: dùng các hóa chất cho vào nƣớc để xử lý nƣớc nhƣ dùng
phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hóa nƣớc, cho clo vào nƣớc để khử trùng.
 Biện pháp lý học: khử trùng nƣớc bằng tia tử ngoại, sóng siêu âm. Điện phân
nƣớc để khử muối.
Trong 3 biện pháp xử lý nƣớc nêu trên thì biện pháp cơ học là xử lý nƣớc cơ
bản nhất. Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý nƣớc độc lập hoặc kết hợp các biện
pháp hóa học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử lý.

9

1.3.4. Chất lƣợng nƣớc thô thích hợp với các quá trình xử lý nƣớc [6]
Phần lớn các nguồn nƣớc từ thiên nhiên dùng làm nguồn nƣớc ở Việt Nam
có chỉ tiêu chất lƣợng không thỏa mãn quy chuẩn về chất lƣợng nƣớc ăn uống
(QCVN 01 :2009/BYT). Do đó phải xử lý nƣớc thô trƣớc khi cấp cho các đối tƣợng
tiêu thụ. Nhà nƣớc đã ban hành tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 quy định nguồn nƣớc
mặt sử dụng làm nguồn nƣớc cấp.
Tiêu chuẩn đã chia nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm dùng làm nguồn cấp nƣớc
thành ba loại theo các chỉ tiêu chất lƣợng của nƣớc thô nhƣ sau:
- Nƣớc thô đạt chỉ tiêu chất lƣợng loại A: áp dụng các quy trình xử lý đơn
giản, lọc trực tiếp, khử trùng rồi cấp cho ngƣời tiêu thụ.

- Nƣớc thô đạt chỉ tiêu chất lƣợng loại B: áp dụng các quy trình xử lý truyền
thống nhƣ pha phèn, khuấy trộn, keo tụ, lắng, lọc, khử trùng.
- Nƣớc thô đạt chỉ tiêu chất lƣợng loại C: áp dụng quy trình xử lý đặc biệt nhƣ
khử NH
3
, NO
2
, H
2
S, khử mangan, sắt, khử màu, khử mùi, khử trùng, trƣớc khi cấp
cho ngƣời tiêu thụ.
1.3.5. Tính chất và các chỉ tiêu về chất lƣợng nƣớc
1.3.5.1. Các chỉ tiêu lý học [6]
 Nhiệt độ
Nhiệt độ nƣớc là một đại lƣợng phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng và khí
hậu. Nhiệt độ có ảnh hƣởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nƣớc và nhu cầu tiêu
thụ. Nƣớc mặt thƣờng có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trƣờng. Ví dụ: ở miền
Bắc Việt Nam có nhiệt độ nƣớc thƣờng dao động từ 13
o
C đến 34
o
C, trong khi đó
nhiệt độ trong các nguồn nƣớc mặt ở miền Nam tƣơng đối ổn định hơn (26 – 29
o
C).
 Độ màu
Độ màu thƣờng do các chất bẩn trong nƣớc tạo nên: các hợp chất sắt,
mangan không hòa tan làm nƣớc có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu
vàng, còn các loại thủy sinh tạo cho nƣớc màu xanh lá cây. Nƣớc bị nhiễm bẩn bởi
nƣớc thải sinh hoạt hay công nghiệp thƣờng có màu xanh hoặc đen.

10

Đơn vị đo độ màu thƣờng dùng là độ theo thang màu Platin – Coban. Nƣớc
thiên nhiên thƣờng có độ màu thấp hơn 200 độ (PtCo). Độ màu biểu kiến trong
nƣớc thƣờng do các chất lơ lửng trong nƣớc tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phƣơng
pháp lọc. Trong khi đó, để loại bỏ màu thực của nƣớc phải dùng các biện pháp hóa
lí kết hợp.
 Độ đục
Nƣớc là một môi trƣờng truyền ánh sáng tốt, khi trong nƣớc có các vật lạ
nhƣ các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật,… thì khả năng truyền
ánh sáng bị giảm đi. Nƣớc có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn.
Đơn vị đo độ đục thƣờng là mg SiO
2
/l, NTU, FTU; trong đó NTU và FTU là
tƣơng đƣơng nhau. Nƣớc mặt thƣờng có độ đục là 20 – 100 NTU, mùa lũ có khi cao
đến 500 – 600 NTU. Nƣớc dùng để ăn uống thƣờng có độ đục không quá 5 NTU.
 Mùi vị
Mùi trong nƣớc thƣờng do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu
cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nƣớc thiên nhiên
có thể có mùi tanh hay hôi thối, mùi đất. Nƣớc sau khi khử trùng với các hợp chất
clo có thể bị nhiễm mùi clo hay clophenol.
Tùy theo thành phần và hàm lƣợng các muối khoáng hòa tan trong nƣớc có
thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng.
 Độ nhớt
Độ nhớt là đại lƣợng biểu thị lực ma sát nội, sinh ra trong các quá trình dịch
chuyển giữa các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực
và do vậy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nƣớc. Độ nhớt tăng khi
hàm lƣợng các muối hòa tan trong nƣớc tăng, và giảm khi nhiệt độ tăng.
 Độ dẫn điện
Nƣớc có tính dẫn điện kém. Nƣớc tinh khiết ở 20

o
C có độ dẫn điện là 4,2
µS/m (tƣơng ứng điện trở 23,8 MΩ/cm). Độ dẫn điện của nƣớc tăng theo hàm
lƣợng các chất khoáng hòa tan trong nƣớc, và dao động theo nhiệt độ.
11

Thông số này thƣờng đƣợc dùng để đánh giá tổng hàm lƣợng chất khoáng
hòa tan trong nƣớc.
1.3.5.2. Các chỉ tiêu hóa học [6]
 Độ cứng của nƣớc
Độ cứng của nƣớc gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nƣớc. Chúng
phản ứng với một số anion tao thành kết tủa, các ion hóa trị I không gây nên độ
cứng của nƣớc. Trên thực tế vì các ion Ca
2+
và Mg
2+
chiếm hàm lƣợng chủ yếu
trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nƣớc xem nhƣ là tổng hàm lƣợng của các
ion Ca
2+
và Mg
2+
. Ngƣời ta phân biệt các loại độ cứng khác nhau:
- Độ cứng cacbonat (thƣờng kí hiệu là CH: Carbonate Hardness): là độ cứng
gây ra bởi hàm lƣợng Ca
2+
và Mg
2+
tồn tại dƣới dạng HCO
3

-
. Độ cứng carbonat còn
đƣợc gọi là độ cứng tạm thời vì sẽ mất đi khi bị đun sôi.
- Độ cứng phi cacbonat (thƣờng kí hiệu là NCH: non-Carbonate Hardness):
là độ cứng gây ra bởi hàm lƣợng Ca
2+
và Mg
2+
liên kết với các anion khác HCO
3
-

nhƣ SO
4
2-
, Cl
-
,… Độ cứng phi cacbonat còn đƣợc gọi là độ cứng thƣờng trực hay độ
cứng vĩnh cửu.

 Độ pH của nƣớc
pH có định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H
+
]. pH là một chỉ tiêu cần để
xác định để đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi
thành phần hóa học của nƣớc (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat), các quá
trình sinh học trong nƣớc. Giá trị pH của nguồn nƣớc góp phần quyết định phƣơng
pháp xử lý nƣớc. pH đƣợc xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phƣơng pháp chuẩn
độ.
 Độ kiềm của nƣớc

Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lƣợng các ion HCO
3

, CO
3
2-
, OH
-
có trong
nƣớc. Độ kiềm trong nƣớc tự nhiên thƣờng gây nên bởi các muối của axit yếu, đặc
biệt là các muối cacbonat và bicacbonat. Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện
diện của các ion silicat, borat, phosphat và một số axit hoặc bazơ hữu cơ trong
12

nƣớc, nhƣng hàm lƣợng của những ion này thƣờng rất ít so với các ion HCO
3

,
CO
3
2-
, OH
-
nên thƣờng đƣợc bỏ qua.
Độ kiềm của nƣớc thiên nhiên có độ pH < 8,4 chính là lƣợng hydrocacbonat
HCO
3

đôi khi cả hợp chất của các acid hữu cơ. Độ kiềm của nƣớc khi làm mềm
bằng phƣơng pháp trao đổi ion trên các bể Na-cationit cũng đƣợc xác định bằng

lƣợng ion HCO
3

đôi khi cả hợp chất hữu cơ nếu nó tồn tại trong nƣớc nguồn.
 Độ oxi hóa (mg/l O
2
hay KMnO
4
)
Là lƣợng oxi cần thiết để oxi hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nƣớc. Chỉ
tiêu oxi hóa là đại lƣợng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nƣớc. Độ
oxi hóa của nguồn nƣớc càng cao, chứng tỏ nƣớc bị nhiễm bẩn và chứa nhiều vi
trùng.
 Các hợp chất nitơ
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac, nitrit, nitrat trong tự
nhiên, trong các chất thải, trong các nguồn phân bón mà con ngƣời trực tiếp hay
gián tiếp đƣa vào nguồn nƣớc. Do đó các hợp chất này thƣờng đƣợc xem là những
chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nƣớc.
Tùy theo mức độ có mặt của từng loại hợp chất nitơ mà có thể biết mức độ
và thời gian nguồn nƣớc bị ô nhiễm.
- Khi nƣớc bị ô nhiễm do phân bón hay nƣớc thải, trong nguồn gây ô nhiễm
chủ yếu là NH
4
+
(nƣớc nguy hiểm).
- Nƣớc chứa chủ yếu NO
2
‾ thì nguồn nƣớc đã bị ô nhiễm một thời gian dài.
- Nƣớc chứa chủ yếu là NO
3

‾ thì quá trình oxi hóa đã kết thúc.
Nồng độ nitrat cao là môi trƣờng dinh dƣỡng rất tốt cho tảo, rong phát triển
gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc dùng cho sinh hoạt. Nếu dùng nƣớc uống có
hàm lƣợng nitrat cao có thể ảnh hƣởng đến máu thƣờng gây bệnh xanh xao ở trẻ em
và có thể dẫn đến tử vong.



13

 Các hợp chất photpho
Trong nƣớc tự nhiên các hợp chất thƣờng gặp nhất là photphat, khi nguồn
nƣớc bị nhiễm bẩn bởi rác và các hợp chất hữu cơ trong quá trình phân hủy, giải
phóng ion PO
4
3-
có thể tồn tại dƣới dạng H
3
PO
4
3-
, HPO
4
3-
, PO
4
3-
.
Photphat không thuộc loại độc hại đối với con ngƣời nhƣng sự tồn tại của
chất này với hàm lƣợng cao trong nƣớc sẽ gây cản trở trong quá trinh quản lý. Đặc

biệt là hoạt động của bể lắng.
Đối với những nguồn nƣớc có hàm lƣợng chất hữu cơ cao, nitrat, photphat
cao, các bông cặn tạo thành đám nổi trên mặt nƣớc, nhất là lúc trời nắng trong ngày.
 Hàm lƣợng sunfat (mg/l)
Ion SO
4
2-
có trong nƣớc do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm
lƣợng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏe con ngƣời. Ở điều kiện yếm khí,
SO
4
2-
phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H
2
S có độc tính cao.
 Clorua (Cl

)
Clorua làm cho nƣớc có vị mặn, ion này thâm nhập vào nƣớc qua sự hòa tan
các muối khoáng hay bị ảnh hƣởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nƣớc
ngầm hay ở các đoạn gần biển. Việc dùng nƣớc có hàm lƣợng Cl
-
cao có thể gây
nên các bệnh thận cho ngƣời dùng. Ngoài ra nƣớc có chứa nhiều clorua có tính xâm
thực đối với bê tông.
 Hàm lƣợng sắt
Sắt chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nƣớc ngầm dƣới dạng muối Fe
2+
của
HCO

3

, SO
4
2-
, Cl

… Còn trong nƣớc bề mặt, Fe
2+
nhanh chóng bị oxi hóa về Fe
3+

bị kết tủa dƣới dạng Fe(OH)
3
.
2Fe(HCO
3
)
2
+


O
2
+ H
2
O = 2Fe(OH)
3
+ 4CO
2

Với hàm lƣợng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nƣớc có mùi tanh khó chịu, làm vàng
quần áo khi giặt. Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đƣờng ống dẫn nƣớc.
Trong quá trình xử lý nƣớc, sắt đƣợc loại bỏ bằng phƣơng pháp thông khí và keo tụ.

14

 Hàm lƣợng mangan (mg/l)
Mangan thƣờng đƣợc gặp trong nƣớc ngầm ở dạng mangan (II), nhƣng với
hàm lƣợng nhỏ hơn sắt rất nhiều. Tuy vậy với hàm lƣợng mangan > 0,05 mg/l đã
gây ra các tác hại cho việc sử dụng và vận chuyển nƣớc nhƣ sắt. Công nghệ khử
mangan thƣờng kết hợp với khử sắt trong nƣớc.
 Iốt và Flo
Thƣờng gặp trong nƣớc dƣới dạng ion và chúng có ảnh hƣởng trực tiếp đến
sức khỏe con ngƣời. Hàm lƣợng flo có trong nƣớc ăn uống nhỏ hơn 0,7 mg/l dễ gây
bệnh đau răng, lớn hơn 1,5 mg/l sinh hỏng men răng. Ở những vùng thiếu iốt
thƣờng xuất hiện bệnh bƣớu cổ, ngƣợc lai nếu iốt quá nhiều cũng gây tác hại cho
sức khỏe.
1.3.5.3. Các chỉ tiêu vi sinh [6]
 Vi trùng gây bệnh
Nguồn nƣớc của vi trùng gây bệnh có trong nƣớc là do sự nhiễm bẩn rác,
phân ngƣời và động vật. Sự có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn
bởi phân rác và khả năng lớn tồn tại các loại vi khuẩn gây bệnh khác, số lƣợng
nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn.
 Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nƣớc làm nƣớc bị nhiễm bẩn hữu cơ và làm cho
nƣớc có màu xanh. Nƣớc mặt có nhiều loại rong tảo sinh sống trong đó loài gây hại
chủ yếu và khó loại trừ là nhóm tảo diệp và tảo đơn bào. Hai loài tảo này khi phát
triển trong đƣờng ống có thể gây tắc nghẽn đƣờng ống đồng thời làm cho nƣớc có
tính ăn mòn do quá trình hô hấp thải ra khí cacbonat.
1.3.6. Các quá trình xử lý nƣớc cấp [6]

1.3.6.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ là tạo điều kiện thuận lợi cho các quá
trình tự làm sạch nhƣ: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lƣợng vi trùng do tác động của các
điều kiện môi trƣờng, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hòa tan
15

trong nƣớc, làm nhiệm vụ điều hòa lƣu lƣợng giữa dòng chảy từ nguồn vào và lƣu
lƣợng tiêu thụ do trạm bơm cấp I cấp cho nhà máy xử lý nƣớc.
1.3.6.2. Song chắn rác và lƣới chắn
Song chắn và lƣới chắn đặt ở cửa dẫn nƣớc vào công trình thu làm nhiệm vụ
loại trừ vật nổi, vật lơ lửng trong dòng nƣớc để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu
quả làm sạch của các công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ lửng trong nƣớc có kích
thƣớc nhƣ cành cây, nhánh cây con khi đi qua máy bơm vào các công trình xử lý có
thể bị tán nhở hoặc thối rữa làm tăng hàm lƣợng cặn và độ màu của nƣớc.
1.3.6.3. Bể lắng cát
Ở các nguồn nƣớc mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l sau lƣới chắn,
các hặt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thƣớc nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nƣớc, cứng, có khả
năng lắng nhanh đƣợc giữ lại ở bể lắng cát.
Bể lắng cát tạo điều kiện để lắng các hạt cát có kích thƣớc lớn hơn hoặc bằng
0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6, để loại trừ hiện tƣợng bào mòn các cơ
cấu chuyển động cơ khí và giảm lƣợng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.
1.3.6.4. Làm thoáng
 Nhiệm vụ của công trình làm thoáng trong dây chuyền công nghệ xử lý là:
Hòa tan oxy trong không khí vào nƣớc để oxy hóa sắt II, Mangan II về sắt
III, mangan IV thành các hợp chất Fe(OH)
3
và Mn(OH)
4
ở dạng kết tủa, dễ lắng
đọng để khử ra khỏi nƣớc bằng quá trình lắng và lọc.

Khử khí CO
2
, H
2
S có trong nƣớc, làm tăng pH của nƣớc, tạo điều kiện thuận
lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa, thủy phân sắt và mangan, nâng cao năng suất
của các công trình lắng và lọc với mục đích khử sắt và mangan.
Quá trình làm thoáng tăng hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc, nâng cao thế
oxy hóa khử của nƣớc để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
trong quá trình khử mùi và màu của nƣớc.
 Có hai phƣơng pháp làm thoáng sau:

16

Đƣa nƣớc vào trong không khí: cho nƣớc phun thành tia hay thành mang
mỏng chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hoặc chảy trong các
thùng kín rồi thổi không khí vào thùng nhƣ ở các dàn làm thoáng cƣỡng bức.
Đƣa không khí vào nƣớc: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt nhỏ
theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nƣớc, các bọt khí nổi lên, nƣớc đƣợc làm
thoáng.
 Hiệu quả của quá trình làm thoáng phụ thuộc vào:
Chênh lệch nồng độ (hay còn biểu thị bằng chênh lệc áp suất riêng phần)
của khí cần trao đổi trong hai pha khí-nƣớc, độ chênh lệch nồng độ biểu thị thực tế
bằng cƣờng độ tƣới nếu dùng giàn làm thoáng tự nhiên, hoặc bằng tỷ lệ gió-nƣớc
nếu dùng giàn làm thoáng cƣỡng bức.
Diện tích tiếp xúc giữa hai pha khí và nƣớc, diện tích tiếp xúc càng lớn quá
trình trao đổi khí diễn ra càng nhanh.
Thời gian tiếp xúc giữa hai pha khí-nƣớc trong công trình, thời gian tiếp xúc
càng lớn mức độ trao đổi càng triệt để.
Nhiệt độ của môi trƣờng, nhiệt độ tăng có lợi cho quá trình khử khí ra khỏi

nƣớc và bất lợi cho quá trình hấp thụ và hòa tan khí vào nƣớc và ngƣợc lại.
Bản chất của khí đƣợc trao đổi.
1.3.6.5. Clo hóa sơ bộ
 Clo hóa sơ bộ là quá trình đƣa clo vào nƣớc trƣớc bể lắng, bể lọc nhằm:
- Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn nặng.
- Oxi hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo
thành các kết tủa tƣơng đƣơng.
- Oxi hóa chất hữu cơ để khử màu.
- Trung hòa amoni, cloramin có tính chất tiệt trùng kéo dài.
- Ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu trong bể phản ứng tạo bông cặn và bể
lắng, phá hủy tế bào của các vi sinh sản ra các chất nhầy nhớt trên bề mặt lọc, làm
tăng thời gian chu kỳ lọc.

17

 Clo hóa sơ bộ có các nhƣợc điểm sau:
Tiêu tốn lƣợng clo gấp ba đến bốn lần lƣợng clo cần dùng cho khử trùng
nƣớc sau bể lọc, làm tăng giá thành nƣớc sau xử lý.
Gần đây các nhà dịch tễ học phát hiện ra phản ứng của clo với các chất hữu
cơ trong nƣớc tạo ra các hợp chất trihalomethane, là chất gây ra bệnh ung thƣ cho
ngƣời sử dụng nƣớc, vậy không nên áp dụng quy trình clo hóa sơ bộ cho các nguồn
nƣớc mặt chứa nhiều chất hữu cơ.
1.3.6.6. Quá trình khuấy trộn hóa chất
Mục đích cơ bản của quá trình khuấy trộn hóa chất là tạo ra điều kiện phân
tán nhanh và đều hóa chất vào toàn bộ khối nƣớc cần xử lý. Quá trình trộn phèn đòi
hỏi phải trộn nhanh và đều phèn vào nƣớc xử lý, vì phản ứng thủy phân tạo nhân
keo tụ xảy ra rất nhanh chóng, nếu không trộn đều và trộn kéo dài thì không tạo ra
đủ các nhân keo tụ chắc và đều trong khối thể tích nƣớc, hiệu quả lắng sẽ kém và
tốn hóa chất. Việc lựa chọn điểm cho hóa chất vào để trộn đều với căn cứ vào tính
chất và phản ứng hóa học tƣơng hỗ giữa các hóa chất với nhau, giữa hóa chất với

các chất có trong nƣớc xử lý theo quy trình công nghệ đƣợc chọn.
1.3.6.7. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn
Mục đích của quá trình keo tụ và tạo bông cặn là tạo ra tác nhân có khả năng
dính kết các chất làm bẩn nƣớc ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn có khả
năng lắng trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc
độ nhanh và kinh tế nhất.
Khi trộn đều phèn với nƣớc xử lý lập tức xảy ra các phản ứng hóa học và lý
hóa tạo thành hệ keo dƣơng phân tán đều trong nƣớc, khi đƣợc trung hòa hệ keo
dƣơng này là các hạt nhân có khả năng dính kết với các keo âm phân tán trong nƣớc
để tạo thành các bông cặn, do đó quá trình tạo nhân dính kết gọi là quá trình keo tụ,
quá trình dính kết cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng tạo bông cặn.
Trong kỹ thuật xử lý thƣờng dùng phèn nhôm Al
2
(SO
4
)
3
, phèn sắt FeCl
3
,
Fe
2
(SO
4
)
3
, và FeSO
4
. Hiện nay đã có hai nhà máy sản xuất phèn nhôm (một ở KCN
Việt Trì, còn lại là ở Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh). Quá trình sản xuất pha chế

×