Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu hiện trạng sản suất và khảo sát bộ giống rau cải xanh phục vụ sản xuất rau an toàn theo hướng vietgap ở lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

NÔNG ĐỨC CƯỜNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT VÀ KHẢO
SÁT BỘ GIỐNG RAU CẢI XANH PHỤC VỤ SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP
Ở LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

NÔNG ĐỨC CƯỜNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SẢN SUẤT VÀ KHẢO
SÁT BỘ GIỐNG RAU CẢI XANH PHỤC VỤ SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP
Ở LÀO CAI
Ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Điền

Thái Nguyên – 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Nông Đức Cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Trần Văn
Điền là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông
học, Phòng Đào tạo cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình
cao học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, toàn thể gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thànhluận
vănnày, xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nông Đức Cường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêunghiên cứu ....................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu rau cải xanh trong nước. ...................... 4
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố ................................................................................ 4
1.2.2. Phân loại .................................................................................................. 5
1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cây cải xanh: ................................................ 6
1.2.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cải xanh: .................................... 6
1.2.5. Vai trò của rau cải xanh .......................................................................... 9
1.2.6. Tình tình nghiên cứu và sử dụng giống cải xanh trong sản xuất trên
thế giới ............................................................................................................. 10
1.2.7. Tình tình nghiên cứu và sử dụng giống cải xanh trong sản xuất ở
Việt Nam ......................................................................................................... 15
1.3. Khái niệm về rau an toàn và VietGAP ..................................................... 19
1.4. Tình hình sản xuất rau tại Lào Cai ........................................................... 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iv

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 26
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 30
3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất rau tỉnh Lào Cai ........................................ 30
3.1.1. Hình thức canh tác rau của các hộ dân.................................................. 30
3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau cải bình quân theo hộ ................... 31
3.1.3. Các loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu................... 33
3.1.4. Nguồn giống, thời vụ, năng suất một số loại rau cải điều tra tại các điểm
nghiên cứu ....................................................................................................... 34
3.1.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trồng rau cải phổ biến tại các điểm nghiên
cứu ................................................................................................................... 34
3.1.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau tại các điểm nghiên cứu .. 38
3.1.5. Tình hình thu hoạch và tiêu thụ rau ...................................................... 39
3.1.6. Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất rau và giải pháp phát triển ......... 40
3.2. Xác định một số giống rau cải xanh (Brasica juncea L.) thích hợp cho sản
xuất rau an toàn ............................................................................................... 42
3.2.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải xanh qua các
giai đoạn .......................................................................................................... 42
3.2.2. Sinh trưởng và phát triển chiều cao cây của các giống rau cải xanh sau
bén rễ hồi xanh ................................................................................................ 44
3.2.3. Động thái tăng trưởng số lá của các giống cải trong thí nghiệm ......... 46
3.2.3. Khả năng khép tán của các giống cải khảo nghiệm .............................. 48


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

3.2.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống cải xanh tham gia
thí nghiệm........................................................................................................ 50
3.2.5. Năng suất của các giống cải xanh khảo nghiệm ................................... 53
3.2.6. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống cải xanh ............................... 56
3.2.7. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 59
1. Kết luận ....................................................................................................... 59
2. Đề nghị ........................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

cs

: Cộng sự


CV

: Coefficient of Variantion (Hệ số biến động)

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United
Nations

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên

HợpQuốc)
LSD.05

: Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý
nghĩa ở mức 95%)

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết


NSTT

: Năng suất thực thu

RAT

: Rau an toàn

VietGAP

: Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn đượccủa một số loại rau
cải ở Việt Nam ................................................................................................ 10
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm........................... 11
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2018 ............. 11
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở Châu Á qua các năm............................... 12

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á và Việt Nam
năm 2018 ......................................................................................................... 12
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại rau cải ở Việt Nam từ
năm 2011-2016................................................................................................ 16
Bảng 1.7. Diện tích năng suất sản lượng rau toàn tỉnh Lào Caigiai đoạn
2013-2017........................................................................................................ 21
Bảng 3.1: Thời vụ trồng và một số công thức luân canh rau của ................... 31
các hộ dân ........................................................................................................ 31
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau bình quân theo hộ ................. 32
Bảng 3.3. Những loại rau được trồng phổ biến tại các điểm nghiên cứu ....... 33
Bảng 3.4. Nguồn giống, thời vụ, năng suất một số loại rau cải điều tra ......... 34
Bảng 3.5. Các biện pháp kỹ thuật rau của các hộ điều tra .............................. 35
Bảng 4.6. Kỹ thuật bón phân và phòng trừ sâu bệnh của người dân chuyên canh
rau cải .............................................................................................................. 37
Bảng 3.7. Những loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây rau ....... 38
Bảng 3.8. Thu hoạch và tiêu thụ rau cải.......................................................... 39
Bảng 3.9. Thời gian sinh và phát triển của các giống rau cải xanhqua các giai
đoạn (ngày) ...................................................................................................... 42
Bảng 3.10. Chiều cao của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn sau bén rễ hồi
xanh ................................................................................................................. 44
Bảng 3.11. Số lá của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn sinh trưởng ...... 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii

Bảng 3.12. Đường kính tán của các giống rau cải xanh ở các giai đoạn sinh
trưởng .............................................................................................................. 48

Bảng 3.13. Tình hình sâu hại cây cải xanh tại Lào Cai ................................. 50
Bảng 4.14. Năng suất của các giống cải xanh khảo nghiệm tại Lào Cai
năm 2018 ......................................................................................................... 54
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống cải xanh
khảo nghiệm tại Lào Cai năm 2018 ................................................................ 53
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của các giống rau cải xanh khảo nghiệm tại Lào
Cai năm 2018 .................................................................................................. 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình Việt Nam.
Rau không chỉ cung cấp vitamin, chất xơ, chất khoáng, chất vi lượng thiết yếu
mà còn là một nguồn dược liệu quý góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
Trong thời gian gần đây, sản xuất và tiêu thụ rau đang phải đối mặt với
vấn đề hết sức nghiêm trọng, đó là sự mất an toàn trong các sản phẩm rau.Số
vụ ngộ độc thực phẩm từ rau ngày càng tăng. Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện
nay đang là chủ đề nổi cộm rất được xã hội quan tâm bởi liên quan đến sức
khỏe cộng đồng. Với diện tích rau ngày được mở rộng, quá trình đầu tư thâm
canh ngày càng cao. Đi cùng với quá trình đó là tình trạng ô nhiễm vi sinh vật,
nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng rau xanh.
Tại tỉnh Lào Cai diện tích trồng rau biến động từ 5.000 đến 6.000 ha,
năng suất rau bình quân đạt 95 đến 100 tạ/ha (số liệu thống kê tỉnh Lào Cai,

2019). Trong cơ cấu các loại rau, diện tích rau ăn lá chiếm khoảng 60% và phần
lớn trong số đó là các loại rau họ cải.Giống với thực trạng chung cả nước, sản
xuất rau ở tỉnh Lào Cai vẫn còn nhiều bất cập, điều đáng lo ngại nhất là nhiều
hộ sản xuất rau mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng, ít quan tâm
đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tình trạng lạm dụng phân bón hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn khá phổ biến.
Chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng hóa chất
trong rau quả là điều cần thiết đối với toàn xã hội, đồng thời là điểm mấu chốt
trên con đường hội nhập vào thị trường rau quả thế giới của nông nghiệp Việt
Nam. Hiện nay, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP trên rau quả. Đây
là tiêu chuẩn mà người sản xuất, người cung ứng phải hướng đến vệ sinh an
toàn thực phẩm, thay đổi phương thức canh tác, chăm sóc, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật cho cây trồng theo hướng an toàn không để lại dư lượng, không để
vi sinh vật có hại hiện diện trên rau quả, làm cho rau quả đạt chất lượng và an
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

toàn với người tiêu dùng.
Trước thực trạng đó, mức độ phát triển rau an toàn hiện tại vẫn còn chậm,
chưa mang tính đột phá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó
có những hạn chế về mặt kỹ thuật. Nhiều quy trình sản xuất rau an toàn còn
khó áp dụng, một số quy trình chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái, điều kiện
đất đai, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của địa phương. Đặc biệt các quy trình
sản xuất rau an toàn trên họ hoa thập tự còn ít và chưa hoàn thiện. Với yêu cầu
thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng
sản suất và khảo sát bộ giống rau cải xanh phục vụ sản xuất rau an toàn

theo hướng VietGAP ở Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sản xuất rau cải xanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ
đó xác định được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp giúp
phát triển sản xuấtrau
So sánh các giống cải xanh, lựa chọn được giống có năng suất cao, chất
lượng tốt phục vụ cho sản xuất rau cải xanh theo hướng VietGAP tại tỉnh Lào Cai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Cây cải xanh có tên là “Brassica juncea” thuộc họ thập tự (Brassicaceae),
là cây rau được sử dụng rộng rãi và chiếm vị trí quan trọng trong ngành rau nhờ
chủng loại phong phú. Họ thập tự tập trung tại khu vực ôn đới có sự đa dạng
về loài lớn nhất tại khu vực địa trung hải. Lợi ích của cây cải xanh là không thể
phủ nhận được, rau là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống con người.
Rau nói chung và rau cải xanh nói riêng là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin
C, riboflavin, tiamin và các chất khoáng như: Ca, Fe…Ngoài việc dùng trong
bữa ăn hàng ngày rau còn là nguyên liệu chế biến bánh keọ, nước giải khát,
hương liệu, dược liệu…Rau cải được trồng và tiêu thụ mạnh không những trong
nước mà cả thế giới. Ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng thì nó còn chúa
một lượng chất xơ lớn có tác dụng kích thích hoạt động của nhu mô ruột giúp
tiêu hoá được thuận lợi.

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay vấn đề tăng cường, nâng
cao chất lượng rau quả ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Trong các
nguyên nhân trên thì nguyên nhân ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và nitrat
là phổ biến hơn cả bởi vì rau xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, khối lượng
sinh khối lớn nên là đối tượng sử dụng phân bón, thuốc BVTV cao hơn so với
các cây trồng khác.
Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình phức tạp, phân tầng độ cao
lớn, chia cắt mạnh, hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, từ nhiệt đới
đến á nhiệt đới, tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc biệt như Sa Pa,
Bắc Hà…, là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất rau. Đã có nhiều mô
hình sản xuất rau ứng dụng khoa học kỹ thuật như mô hình giống mới góp
phần đa dạng hóa chủng loại rau của tỉnh, mô hình cơ giới hóa, mô hình trồng
rau trái vụ,...Tổ chức sản xuất rau, đặc biệt là sản xuất rau an toàn được sự sự
tham gia tích cực của các hộ trồng rau trên địa bàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Tuy nhiên, kỹ thuật canh tác rau nói chung và cải xanh an toàn theo
hướng VietGap còn nhiều bất cập do chưa có nghiên cứu nào đánh giá bộ
giống rau cũng như các biện pháp kỹ thuật đi cùng để xác định được năng
suất, chất lượng có được đảm bảo an toàn.
1.2. Đặc điểm giống rau cải xanh
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố
Cải xanh (Brassica juncea L.) hay còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh, cải
cay là cây trồng thuộc họ cải Brassicaceae. Họ này trước đây được gọi là
Cruciferae (thập tự), do bốn cánh hoa trên hoa của chúng trông tương tự như

hình thập tự. Nhiều nhà thực vật học vẫn còn gọi các thành viên của họ này là
các loài "hoa thập tự". Tên gọi Brassicaceae có nguồn gốc từ chi điển hình của
họ là chi Brassica.
Hiện nay, chưa xác định được nguồn gốc của cải xanh. Tuy nhiên, theo
nhiều tác giả, cải xanh có thể có nguồn gốc từ vùng Trung Á, đặc biệt là từ
Trung Quốc, Ấn Độ. Sau khi xâm nhập vào Ấn Độ và Trung Quốc năm 2000
năm trước, nó phân li thành các loài khác nhau: Brassica juncea, Brassica
campestris, Brassica nigra, Brassica napus và Brassica carnita. Do đó, nhiều
quan điểm đã xếp hai họ này thành một họ lớn dưới tên gọi Brassicaceae. Các
hệ thống phân loại khác vẫn tiếp tục công nhận họ Capparaceae nhưng với
định nghĩa chặt chẽ hơn, hoặc là đưa cả chi Cleome và các họ hàng gần của nó
vào trong họ Brassicaceae hoặc là công nhận chúng như một họ riêng dưới tên
gọi Cleomaceae.
Ngày nay, Brassica juncea L. chủ yếu được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ,
Canada, Pakistan, Nga và châu Âu. Ở nước ta, cải xanh được trồng rất phổ biến
khắp cả nước, chủ yếu được sử dụng để ăn lá. Cải xanh có thể trồng quanh năm,
trừ những tháng nóng và mưa nhiều. Ở miền Bắc Việt Nam có hai vụ: Vụ chiêm
tháng 2-6, gieo 30-35 ngày thì được thu hoạch; Vụ mùa tháng 8-11, gieo 20-25
ngày thì nhổ cấy, 30-35 ngày sau ăn được. (Phạm Hoàng Hộ,2003).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

1.2.2. Phân loại
Cải xanh (Brassica juncea L.) thuộc chi: Brassica, họ thập tự
Brassicaceae, bộ màn mànCapparales.
Chi Brassica là một thành viên quan trọng trong họ thập tự, nó bao gồm

nhiều loài có giá trị kinh tế, có thể được sử dụng để ăn củ, thân, lá, hoa, hạt
được dùng để làm gia vị. Trong đó, B. juncea L. là loài được sử dụng chủ yếu
để ăn lá và hạt (Doddabhimappa et al., 2010). Họ thập tự hay họ cải là một họ
lớn với hơn 350 chi và khoảng 3000 loài phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, đặc
biệt ở vùng Địa Trung Hải và Trung Á. Ở nước ta, họ này có 6 chi với khoảng
20 loài (Hoàng Thị Sản, 2007). Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá
(kích thước, hình dạng, màu sắc...các giống rau cải của nước ta hiện nay được
phân thành 3 nhóm:
- Nhóm cải bẹ (Brassica campesris L.)
Nhóm cải bẹ còn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa).Nhóm cải
này ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15 - 220C do đó trồng thích
hợp trong vụ Đông Xuân. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, dòn, lá lớn.
Năng suất của 1 cây có thể 2 - 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu
hoạch từ 120 - 160 ngày.
- Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.)
Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có
khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xuân
Hè và vụ Thu Đông. Cải xanh có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và
hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị
cay nên gọi là cải cay, dễ để giống.
- Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L.)
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng,
phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 - 270C) nên có
thể trồng được quanh năm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng
30 - 50 ngày có thể thu hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





6

rau khác và cải xanh chống giáp vụ rau.
1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cây cải xanh:
Họ cải là những cây thân thảo, sống hằng năm, lá đơn, mọc cách, không
có lá kèm. Hệ rễ nông, chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt, khả năng chịu hạn kém;
Thân trong giai đoạn đầu sinh trưởng và phát triển chậm, khi cây bắt đầu có nụ
thì thân mới vươn cao và phân thành nhiều nhánh; Lá có hai phần chủ yếu là
cuống lá và phiến lá. Cuống lá nhỏ hơi tròn, phiến lá nhỏ hẹp, bản lá mỏng có
màu từ xanh vàng đến xanh đậm. Diện tích lá thường lớn nên không chịu được
hạn do nước bị bốc hơi nhiều; Hoa tập hợp thành cụm hoa chùm đơn hay chùm
kép, không có lá bắc. Hoa có màu vàng, kích thước nhỏ, đều, mẫu 2, đài 4
mảnh, xếp thành 2 vòng chéo chữ thập; Quả thuộc loại quả cải do hai noãn dính
với nhau thành bầu 1 ô, nhưng bị ngăn đôi thành 1 vách giả, làm thành cái
khung mang hạt. Khi chín, vỏ quả được mở bởi 4 kẽ nứt dọc theo 2 khung bên
để tách thành 2 mảnh vỏ, giải phóng hạt ra bên ngoài, loại quả này đặc trưng
cho các cây họ cải; Hạt có kích thước rất nhỏ, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, vỏ
hạt nhẵn (Hoàng Thị Sản và cs., 2001; Tạ Thu Cúc và cs., 2007).
Cây cải xanh có thân to, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá
và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay
để muối dưa cải hoặc các món xào phổ thông. Cải được trồng bằng hạt và ưa
sống ở những vùng khí hậu lạnh. Những mô hình nhà kính trong nông nghiệp
cho phép rút ngắn thời gian thu hoạch của rau cải.
1.2.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cải xanh:
Ở nước ta, cải xanh được trồng rất phổ biến khắp cả nước, chủ yếu được
làm rau ăn. Do thích nghi với dải nhiệt độ rộng (10 –27oC), nên cải xanh có thể
được trồng quanh năm (trừ những tháng nóng và mưa nhiều). Ở miền Bắc có
hai vụ: vụ chiêm gieo hạt khoảng tháng 2, sau khoảng 30-35 ngày thì được thu
hoạch; và vụ mùa gieo hạt khoảng tháng 8, 30-35 thì được thu hoạch (Trần
Khắc Thi, 2011).

- Yêu cầu về nhiệt độ:
Trong các yếu tố ngoại cảnh, nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sản lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

và chất lượng cây rau.Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước, hấp thụ chất
dinh dưỡng, sự đồng hóa, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các quá trình sinh lý
khác. Ở nhiệt độ thấp hoặc cao quá có thể làm chết cây hay huỷ hoại các cơ
quan riêng biệt của cây. Nhiệt độ vượt quá giới hạn thích hợp thì khí khổng sẽ
đóng lại, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi CO2, O2, hơi nước, quá trình hô hấp
tăng trong khi quá trình quang hợp giảm, cây bị tiêu hao vật chất dẫn đến sinh
trưởng kém, năng suất và chất lượng giảm (Trần Khắc Thi, 2011).
Cải xanh là loại cây ưa thích khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Hạt cải xanh có thể
nảy mầm ở 15 - 20oC, trong đó nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm dao động
trong khoảng 20 - 25oC. Cây cải xanh có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ
từ 10 - 270 C, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 18 - 22oC.Trong điều kiện nhiệt
độ cao trên 280C kết hợp với độ ẩm không khí thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh
lý và chất lượng rau lúc thu hoạch (Trần Khắc Thi, 2011).
- Yêu cầu về ánh sáng:
Cây rau nói chung và cải xanh nói riêng là loại cây rất nhạy cảm với sự
thay đổi thành phần, cường độ và thời gian chiếu sáng. Rau có nguồn gốc khác
nhau thì nhu cầu ánh sáng cũng khác nhau. Thời gian chiếu sáng đặc biêt quan
trọng đối với các loại rau ăn hoa như sup lơ, ăn quả như bầu, bí ,đậu, cà ...và
những loại rau để giống lấy hạt. Thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến khả
năng tạo củ của những cây lấy củ như: củ đậu tạo củ trong điều kiện ngày ngắn,
hành tây tạo củ trong điều kiên ngày dài (Tạ Thu Cúc và cs., 2007).

Năng suất cây trồng tạo ra 90-95% là nhờ quang hợp. Ánh sáng có vai
trò rất quan trọng đối với đời sống thực vật. Thực vật có khả năng sử dụng năng
lượng ánh sáng và biến đổi chúng thành dạng năng lượng hoá học tồn tại trong
các phân tử đường thông qua quá trình quang hợp. Ánh sáng có tác động lâu
dài tới cây trồng, trong khoảng thời gian ngắn không thể thấy rõ được những
biến đổi bất thường của cây trồng trước tác động khác nhau của ánh sáng. Ánh
sáng mạnh cùng với nhiệt độ không khí cao sẽ làm cho cây cằn cỗi dẫn đến
năng suất và chất lượng giảm. Một số giống có thể qua giai đoạn ánh sáng trong
điều kiện chiếu sáng ngắn (Tạ Thu Cúc và cs., 2007)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

Cải xanh là cây ưa ánh sáng tán xạ, cường độ ánh sáng vừa phải, có khả
năng chịu bóng râm hơn các cây rau ăn quả, do đó có thể bố trí mùa vụ cũng
như sắp xếp các cây trồng xen, trồng gối tạo ánh sáng thích hợp để cây sinh
trưởng tốt, tạo năng suất cao nhất. có thể trồng xen, gieo lẫn với một số giống
rau khác (Trần Khắc Thi, 2011).
-Yêu cầu về nước:
Cây thuộc họ thập tự nói chung có hệ rễ cạn, rễ ăn nông, số lá trên cây
nhiều và diện tích lá lớn vì vậy cây yêu cầu đối với nước khá lớn. Do đó, cần
tưới nước đầy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Theo Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2009), độ ẩm đất 80-85% độ ẩm không khí 80
- 90% có lợi cho sự sinh trưởng thân, lá cải xanh. Đất thiếu nước cây còi cọc,
năng suất và chất lượng giảm, nếu thiếu nước nghiêm trọng làm cho cải xanh
có vị đắng rau cứng ăn không ngon. Nếu đất quá ẩm ướt trong đất thiếu ôxy,
cây sinh trưởng khó khăn, cây dễ bị sâu bệnh hại xâm nhiễm. Nếu trong cây

nhiều nước sẽ giảm độ giòn và độ ngọt rau, khó vận chuyển.
-Yêu cầu về đất và chất dinh dưỡng:
+ Đất
Cây cải xanh là loại rau có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng
thích hợp nhất nên gieo trồng trên đất màu mỡ, tơi tốp, độ pH từ 5,5 - 7. Nên
trồng luân canh với các cây khác họ, xa những nơi bị ô nhiễm.
Đất phù hợp cho cải xanh là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn
và dinh dưỡng. Trước khi gieo trồng, người dân cần dọn sạch cỏ và tàn dư thực
vật; làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 20-25cm, mặt luống rộng từ 1-1,2 m, bằng
phẳng, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa. Gieo hạt chia làm 2 lượt để
hạt phân bố đều trên mặt luống (khi gieo trộn hạt với đất bột). Gieo hạt xong cào
nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống và phủ một lớp rơm rạ, trấu mỏng
trên mặt luống, sau đó dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm.
+ Dinh dưỡng

Cải xanh có thời gian sinh trưởng ngắn lại cho năng suất cao nên yêu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

nhiều phân bón. Trong các loại dinh dưỡng cần bón cho cải xanh, đạm là dinh
dưỡng có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng cải xanh. Đạm (N) rất
cần cho cải xanh trong thời gian sinh trưởng, có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng
của thân lá, tăng diện tích lá và khối lượng cây, do đó làm tăng năng suất, chất
lượng. Cây thiếu đạm, lá vàng, cây nhỏ, năng suất giảm, đồng thời có vị đắng.
Tuy nhiên, việc bón đạm cho cải xanh cũng cần chú ý không được bón quá
nhiều đạm vô cơ do nitrat (N03-) có thể sẽ được tích tụ trong thân, lá, đặc biệt

là các lá non, dư lượng NO3- vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của con người.
Ngoài phân đạm, cũng cần chú ý bón lân và kali cho cây để cây sinh
trưởng cân đối và cải thiện chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, yêu cầu đối với
lân và kali ở cải xanh thấp hơn so với đạm, do đó cần bón 3 loại phân bón này
với tỷ lệ hợp lý, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, cân đối.
1.2.5. Vai trò của rau cải xanh.
- Vai trò kinh tế
Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước
tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng
lúa. Đầu tư cho sản xuất rau nói chung cao hơn so với trồng lúa và các cây
lương thực khác. Tuy vậy, lợi nhuận trồng rau cao hơn so với trồng lúa hoặc
bắp gấp 3 - 5 lần. Ngoài ra, rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng
rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất.
- Vai trò dược liệu
Về mặt y học loại rau cải có tác dụng lợi tiểu. Rau cải bắp có thể trị giun,
chữa đau dạ dày. Rau cải xanh dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ
hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau
dây thần kinh.
- Vai trò dinh dưỡng
Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với
người tiêu dùng. Theo đề xuất của các chuyên gia dinh dưỡng FAO/WHO,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

2004 thì nhu cầu rau quả của mỗi người cần tới 400 g/ngày.

Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh cũng khá cao, đặc biệt là thành
phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin
A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic… và là một trong những loại
rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo
vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn được của một số
loại rau cải ở Việt Nam
Chất dinh dưỡng

Cải Bắp

Năng lượng (Calo/100 g)
Protein (g%)
Lipid (g%)
Glucid (g%)
Cellulose (g%)
Ca (mg%)
P (mg%)
Fe (mg%)
Vitamin B1 (mg%)
Vitamin B2 (mg%)
Vitamin PP (mg%)
Vitamin C (mg%)

30
1,8
0,0
5,4
1,6
48,0

31,0
1,1
0,06
0,05
0,4
36

Cải trắng
(cải chíp)
16
1,1
0,0
2,6
1,8
50,0
30,0
0,7
0,09
0,07
26

Cải Bẹ
xanh
16
1,7
0,0
2,1
1,8
89,0
13,5

1,9
0,07
0,10
0,8
51

Cải bông
30
2,5
0,0
4,9
0,9
26,0
51,0
1,4
0,11
0,10
0,6
70

Nguồn: (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 2007)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2002), ước tính rằng việc tiêu thụ ít
rau quả gây ra 19% các bệnh ung thư đường tiêu hóa, 31% các bệnh tim thiếu
máu cục bộ và 11% nguy cơ đột qụy trên toàn cầu (dẫn theo Steven và cs, 2011)
rau cải có năng lượng calo/100 g đạt trung bình từ 16 - 30 calo, hàm lượng
protein thấp, không chứa các chất béo. Hàm lượng glucid dao động từ 2,1 - 5,4
g, hàm lượng cellulose dao động từ 0,9 - 1,8 g. Trong các loại rau cải, cải bẹ
có hàm lượng Ca cao nhất đạt 89 mg, Fe đạt 1,9 mg, cải bông giàu P nhất đạt
51 mg. Rau cải chứa đầy đủ các vitamin B1, B2, PP, C, đặc biệt cải bông hàm
lượng các vitamin này cao hơn so với các loại cải còn lại .

1.3. Tình tình nghiên cứu và sản xuất giống cải xanh trên thế giới và ở Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

1.3.1. Tình tình nghiên cứu và sản xuất giống cải xanh trên thế giới
* Sản xuất rau trên thế giới
Rau cải được trồng hầu hết ở các vùng có khí hậu ôn hòa trên lục địa, và
được trồng nhiều nhất ở Châu Á, Châu phi, châu Mỹ... Diện tích rau cải và một
số loại cải khác trên thế giới có thay đổi qua các năm (bảng 1.2), diện tích cơ
bản có xu hướng tăng lên, từ năm 2014-2018 diện tích tăng từ 17,62 triệu ha
lên tới 18,96 triệu ha. Tuy nhiên năng suất tăng giảm không ổn định. Năng suất
rau 2014 là 141.645 kg/ha, năm 2016 giảm xuống còn 132. 858 kg/ha và tăng
dần ở các năm sau đạt 142.330 kg/ha năm 2108. Về sản lượng tăng từ 249,6
triệu tấn lên đến 269,85 triệu tấn.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (tấn)

2014

17.621.392


141.645

249.598.246

2015

17.878.556

138.665

247.913.750

2016

18.073.088

132.858

240.114.694

2017

18.842.845

140.915

265.523.067

2018


18.959.594

142.330

269.852.343
(Nguồn: FAOSTAT,8/2019)

Cũng theo số liệu thống kê Faostat (2018), Châu lục có diện tích, năng
suất và sản lượng cải bắp cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2018
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(kg/ha)

(tấn)

Thê giới

18.959.594

142.330

269.852.343


Châu Âu

677.349

169.634

11.490.171

Châu Á

15.143.254

153.179

231.962.916

Châu Mỹ

562.065

134.143

7.539.706

Châu Phi

2.538.901

72.046


18.291.850

Khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

Châu Úc

38.025

149.297

567.700

(Nguồn: FAOSTAT, 8/2019)
Tổng diện tích trồng rau trên thế giới là 18.959.594 ha, năng suất đạt 142.330
kg/ha và sản lượng là 269.852.343 ha. Trong đó, Châu Á có diện tích trồng rau lớn
nhất là 15.143.254 ha, năng suất đạt 153.179 kg/ha và sản lượng là 231.962.916 tấn.
Sau đó là châu phi với diện tích là 2.538.901 ha, năng suất đạt 72.046 kg/ha và sản
lượng là 18.291.850 tấn. Châu Úc có diện tích trồng rau thấp nhất trên thế giới với
diện tích là 38.025 ha, năng suất rau thu được khá cao đạt 149.297 kg/ha và tổng sản
lượng là 567.700 tấn.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở Châu Á qua các năm
Năm


Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (tấn)

2014

13.975.454

153.814

214.961.966

2015

14.419.310

149.225

215.171.875

2016

14.934.817

150.902

225.369.551


2017

15.048.936

151.613

228.161.155

2018

15.143.254

153.179

231.962.916
(Nguồn: FAOSTAT,08/2019)

Tại Châu Á: Diện tích trồng rau liên tục tăng từ năm 2014 đến năm 2018 đạt
15.143.254 ha, sản lượng đạt 153.179 kg/ha và sản lượng là 231.962.916 tấn.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất rau ở một số nước châu Á năm 2018
Khu vực

Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (tấn)

Châu Á


15.143.254

153.179

231.962.916

Ấn Độ

2.100.000

133.333

28.000.000

5.500

10.909

6.000

Hàn Quốc

72.000

458.333

3.300.000

Maldives


1.300

19.231

2.500

Philippin

600.000

83.333

5.000.000

Thái Lan

130.000

86.538

1.125.000

Brunei
Darussalam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





13

Timor

8.350

30.539

25.500

Trung Quốc

9.709.220

165.711

160.892.000

Việt Nam

680.000

114.706

7.800.000

(Nguồn: FAOSTAT 08/2019)
Một số nước của Châu Á có diện tích trồng rau lớn đó là Trung Quốc
(9.709.220 ha), Ấn Độ (2.100.000 ha). Năng suất rau cao ở các nước Hàn Quốc đạt

458.333 kg/ha, sản lượng 3.300.000 tấn, Trung Quốc đạt 165.711 kg/ha với sản
lượng 160.892.000và Việt Nam đạt năng suất 114.706 kg/ha, sản lượng đạt 7.800.000
tấn.

 Những nghiên cứu về rau cải xanh
- Nghiên cứu về giống:
Năng suất của các giống khác nhau trong môi trường. Môi trường thiết
lậpkiểu gen xác định năng suất trong giới hạn di truyền của nó. Do đó, sự kết
hợp giữa kiểu gen với môi trường có thể dẫn đến làm tăng sản lượng. Sự khác
biệt về năng suất của kiển gen là do quá trình phức tạp xảy ra trong các bộ phận
khác nhau của cây trồng liên quan nhiều đến sự thay đổi sinh lý. Những thay
đổi sinh lý b ị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường phổ biến ở các giai đoạn
phát triển khác nhau của cây trồng (Venkaraddi, 2008).
Theo Richardson (2012) khi tiến hành đánh giá 5 loại rau xanh gồm: cải
xanh, cải xoăn đỏ Nga, cải đỏ, cải đỏ Thụy Sĩ, cải vàng Thụy Sĩ, kết quả cho
thấy giống cải xoăn đỏ Nga nổi bật nhất trong 5 loại rau xanh. Sự khác nhau
đáng kể giữa năng suất 5 loại rau ăn lá có thể là do đặc điểm sinh trưởng khác
nhau của các giống.
Reddy và Avikumar (1997) nhận thấy giống cải GM-2 (145 cm) có chiều
cao cây cao hơn giống TM-21 (125 cm). Yadav và cộng sự (1994) tiến hành thí
nghiệm ở Kanpur và cho rằng chiều cao cây đạt được ở giống Vaibhav (167
cm) cao hơn so vớigiống Varuna (158cm) (dẫn theo Venkaraddi, 2008 )
Ở Jodhpur, Rajsingh và cs (2001) nhận thấy giống cải địa phương cao
hơn giống T59 (158 cm). Ở New Delhi, Rana và Pachuari (2001) đã tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14


thí nghiệm và nhận thấy chiều cao cây của giống TERI(OE) M21 (177 cm) cao
hơn so với giống TERI(OE) R15 (129 cm) (dẫn theo Venkaraddi, 2008).
- Nghiên cứu về thời vụ:
Weerakoon và Soonartne (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ
tới sinh trưởng và năng suất của các giống cải xanh: AC501, 515, 580, 790,
1099, 1811, 2122, 5088, 7788 và 8831 đã nhận thấy các giống AC580,
AC5088, AC7788 đạt năng suất cao hơn các giống khác trong vụ Maha và
AC7788 đạt năng suất cao nhất trong vụ Yaha.
Ở New Delli, Rana và Pachauri (2001) đã tiến hành thí nghiệm đồng
ruộng trên đất sét pha cát và đưa ra giống Bio 902 được ghi nhận có năng suất
sinh học 72,5 tạ/ha cao hơn so với giống TERI(OE) M21 (68,5 tạ/ha). Ở Hisa
quan sát thấy rằng năng suất sinh học được ghi nhận giống Laxmi (13,7 tạ/ha)
cao hơn có ý nghĩa so với giống BTH-1 (11,9 tạ/ha) (Venkaraddi, 2008).
- Nghiên cứu về dư lượng Nitrat:
Giống đóng vai trò có ý nghĩa trong dư lượng nitrat. Nồng độ nitrat trong
mô được chứng minh là khác nhau giữa các loài và giữa các giống cùng loài.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, nồng độ nitrat trong 2 giống rau bina
trồng với phân bón h ữu cơ không khác nhau đáng kể. Trong một nghiên cứu
tương tự, không có sự khác biệt nồng độ nitrat trong mô ở 3 giống rau diếp
được trồng ở phân bón t ổng hợp và phân h ữu cơ (Haly, 2010).
Theo Korus và Lisiewska (2009) các giống khác biệt đáng kể trong việc
chứa nitrat. Mức độ trung bình cao nhất trong các thời điểm thu hoạch đã được
tìm thấy trong các giống cải Redbor F1 - 1276mg (2006) và 939mg (2007)
trong 1000g chất tươi quá 54% và 13% các giá trị tương ứng được ghi nhận ở
giống Średnio Wysoki Zielony Kędzierzawy và 61%, 18% ở giống Winterbor
F1.
Theo Maryam Boroujerdnia và cs (2007) có sự sai khác đáng kể về lượng
nitrat giữa các giống rau. Giống có vai trò quan trọng và quyết định tới dư lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





15

nitrat.
- Nghiên cứu về khả năng chống chịu
Ngoài việc lựa chọn giống có năng suất và phẩm chất tốt, tính kháng sâu
bệnh đặc biệt là tính kháng rệp trên các giống rau cải cũng được nhiều tác
giảquan tâm nghiên cứu theo kết quả nghiên cứu về tính kháng rệp của Ellis và
cs (1995) trên 6 giống cải: Brassica fruiticulosa, Brassica spinescens, Brassica
insularis, bắp cải “Derby Day”, cải xanh lá xoắn “Green Glaze Glossy”, cải
dầu “Rangi”. Hai giống cải Brassica fruiticulosa, Brassica spinescens trong
điều kiện thí nghiệm ở nhà kín biểu thị tính kháng kháng sinh với mật độ rệp,
thể hiện ở khả năng rệp non sinh ra thấp. Trong điều kiện bên ngoài đồng rất ít
rệp cư trú trên hai giống này điều này được lý gi ải do có cơ chế kháng
atixenosis cao (atixenosis: khả năng thực vật chống lại sự xâm nhập của sâu
bệnh).
Muhammad Asalam và cs (2005) khi nghiên cứu tính kháng rệp
trêngiống cải Canola (Brassica napus L.) đã nhận thấy không có giống nào
miễnhoàn toàn với sự phá hoại của rệp (Brevicoryne brassicae L.). Trong số
các giống nghiên cứu, giống KS75 có số lượng rệp tương đối thấp (30,7 con/10
cm cụm hoa) và do đó được coi là tương đối kháng rệp so với các giống khác.
1.3.2. Tình tình nghiên cứu và sản xuất rau ở Việt Nam
Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triến nông thôn, hiện nay nước
ta có 377.000 ha rau, sản lượng hàng năm là 5,6 triệu tấn, với nhiều chủng loại
phong phú. Đặc biệt rau vụ đông là thế mạnh so với các nước trong khu vực.
Cải xanh là một trong những loại rau ăn lá được trồng phổ biến ở nước
ta từ lâu đời. Có nhiều giống cải xanh địa phương có tiếng như cải bẹ Đông Dư

(của Hà Nội), cải Mơ (Hà Nội), cải Mào Gà (Hà Tây cũ), cải làn (Lạng Sơn),
cải Mèo (vùng tây Bắc)… Đây là nguồn di truyền quan trọng cho các nhà chọn
tạo giống rau cải trong nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×