Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Mot so bien phaùp ren ki nang doc cho HS L4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.19 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kó năng đọc cho học sinh lớp 4
Sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp rèn kó năng đọc cho học sinh
lớp 4”
PHẦN THỨ NHẤT
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Xuất phát từ tầm quan trọng môn Tiếng việt ở Tiểu học:
Xã hội có thể tồn tại và phát triển được chính là nhờ vào ngôn ngữ, mà ngôn ngữ
môn tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn
ngữ cho học sinh. Trong đó phân môn Tập đọc đóng vai trò quan trọng, nó có tính chất
khởi đầu nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng hợp và có vò trí quan trọng
đặc biệt trong hệ thống các môn học ở cấp tiểu học. Biết đọc là có thêm công cụ mới để
học tập, để giao tiếp. Đây là thứ công cụ mà người biết chữ mới có. Phân môn tập đọc
sẽ giúp cho học sinh một phương tiện tiếp xúc với các môn khoa học khác. Dạy môn tâp
đọc là bồi dưỡng cho học sinh về nhiều mặt như: Trao đổi kiến thức, ngôn ngữ, văn học,
đời sống, giáo dục tìmh cảm, cảm nghó cho các em. Hình thành và phát triển kó năng
đọc, một kó năng quan trọng hàng đầu trong trường phổ thông… Kó năng đọc phụ thuộc
vào năng lực hoạt đôïng ngôn ngữ mà năng lực hoạt đôïng ngôn ngữ năng lực hoạt đôïng
ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động tương ứng với chúng là bốn kó năng
nghe, nói, đọc, viết mà học sinh Tiểu học cần rèn luyện. Đọc là một dạng hoạt động
ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông
hiểu nó. Nếu không biết đọc con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài
người, nhân loại, không thể có cuộc sống bình thường, như thế cũng có nghóa là con
người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể
hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì
biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc
Người thực hiện: Vũ Thò Dung 1
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kó năng đọc cho học sinh lớp 4
chính là học, đọc để tự học, học mãi. Có thể nói biết đọc con người đã nhân khả năng
tiếp nhận thông tin lên gấp nhiều lần, từ đây con người biết tìm hiểu, đánh giá cuộc
sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy suy luận. Biết đọc con người


có khả năng chế ngự một phương diện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế
giới bên trong của người khác, không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng
sự giáo dục mà xã hội dành cho họ. Lênin đã khẳng đònh “Ngôn ngữ là phương tiện
quan trọng nhất của loài người”. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất mà còn là phương tiện giao tiếp đặc trưng của loài người. Chính vì thế nếu
không có ngôn ngữ xã hội không thể tồn tại và phát triển. Vì vậy ngay từ buổi học đầu
tiên, học sinh đã được học cách đọc nhằm rèn luyện cho các em có được kó năng nghe,
nói, đọc, viết. Ngoài ra nó còn tạo hứng thú và động cơ học tập, là công cụ để học tập
các môn học khác.
Dạy tập đọc ở trường cho học sinh là dạy cho các em biết đọc đúng , đọc nhanh, đọc
hiểu và đọc diễn cảm, từ đó biết điều chỉnh giọng đọc về cao độ, trường độ, nhấn giọng ở
các từ ngữ quan trọng để thể hiện đúng cảm xúc trong bài. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh .
2/ Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vò:
1 Thực tiễn việc dạy học tập đọc ở tiểu học.
- Cà Mau là một tỉnh ở vùng sâu vùng xa nên nhìn chung trình độ nhận thức của học
sinh còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp. Trình độ của giáo viên còn chưa đủ chuẩn.
Nên việc dạy Tập đọc còn nhiều khó khăn. Giáo viên và học sinh còn mắc nhiều lỗi cơ
bản về phát âm. Đặc biệt là việc phát âm sai các lỗi của đòa phương như phụ âm đầu
d/r/gi, âm cuối t/c, vần, dấu thanh…
- Trong thực tế dạy học người ta thường hay phiến diện và cực đoan không hiểu khái niệm
đọc một cách đầy đủ. Có người cho rằng: “Luyện đọc cho học sinh đọc thành tiếng mới là
dạy đọc, còn việc tìm hiểu bài là dạy văn , không phải dạy đọc”.Vì vậy họ đánh giá giờ
dạy chỉ dựa vào căn cứ duy nhất đếm xem có bao nhiêu em đứng dậy đọc. Mặt khác có
người lại cho rằng: “Trong giờ Tập đọc việc tìm hiểu văn bản mới là quan trọng”.Vì vậy
Người thực hiện: Vũ Thò Dung 2
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kó năng đọc cho học sinh lớp 4
thầy trò sa đà vào hỏi đáp văn bản, sa đà vào bình giá mà không chòu đọc thành tiếng văn
bản đó. Vậy cần hiểu về “đọc” và nhiệm vụ của “dạy đọc”ở tiểu học như thế nào?.Đọc
chính là một sự tổng hợp của hai quá trình này. Vì vậy trong dạy đọc phải coi trọng cả việc

“đọc thành tiếng”và cả việc “tìm hiểu bài”.
- Về phía học sinh là một trường thuộc vùng sâu- xa, đi lại khó khăn, kinh tế còn chậm phát
triển, nhu cầu về học đối với người dân còn coi nhẹ, thời gian học sinh tự học ở nhà ít được
gia đình chú ý quan tâm tới, bàn ghế không đủ chuẩn với học sinh nên tiết dạy còn nặng nề
và căng thẳng, chưa phát huy hết được tính sáng tạo, năng động của học sinh trong môn tập
đọc, một số học sinh chưa có ý thức học tập và chuẩn bò bài ở nhà, có nhiều học sinh đọc
chưa biết đọc diễn cảm vì thế học sinh của trường tôi chưa đọc được như mong muốn. Kết
quả học đọc của học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu của việc hình thành kó năng đọc. Các
em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lónh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người
khác chứa đựng trong văn bản được đọc, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc
hiểu , làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ đề cập đến vấn đề “Luyện đọc thành tiếng cho
học sinh”
PHẦN THỨ HAI
II/ Giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên với kó năng đọc thành tiếng còn hạn chế của học
sinh trường Tiểu học Trí Phải Đông, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
+ Giáo viên cần có những hiểu biết để luyện đọc thành tiếng cho học sinh:
1. Giáo viên cần nắm nguyên tắc tổ chức luyện đọc thành tiếng:
a. Các mục tiêu luyện tập phải rõ ràng, tường minh, trực quan và lượng hóa được. Nghóa là
các mục tiêu luyện tập, các chỉ dẫn, các yêu cầu cần đạt, các thông số âm thanh của lời nói
phải đo đếm được.
b. Cường độ luyện tập phải cao. Nghóa là về nguyên tắc, luyện càng nhiều càng tốt và một
nội dung luyện tập phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên những ngữ liệu khác nhau,
được củng cố nhiều lần để thành kó sảo.
c. Phải lựa chọn ngữ liệu(từ ngữ, câu, đoạn) để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian luyện
tập. Vì vậy, các ví dụ đưa ra luyện tập phải là những chỗ dự tính, sẽ tập trung các lỗi của
học sinh về đọc thành tiếng cao.
d. Trong khi luyện tập cần phối hợp đồng bộ, tối đa các biện pháp luyện đọc.
2. Giáo viên cần có kó năng luyện theo mẫu:

Luyện theo mẫu là phương pháp chủ yếu để luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Để luyện
theo mẫu, giáo viên cần phải làm được các việc sau:
a. Biết làm mẫu:
Giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm
được. Muốn học sinh đọc thành tiếng tốt. Khả năng đọc của giáo viên phải được chuẩn bò
ngay từ khi còn học ở trường sư phạm.
Hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên phát âm lười quá tự nhiên chủ nghóa, thoải mái làm cho
môi trường văn hóa ngữ âm của chúng ta bò giảm vẻ đẹp. Vì những lí do khác nhau, nhiều
giáo viên đọc theo giọng đòa phương rất nhiều lỗi phát âm. Trong khi đó giáo viên tiểu học
phải là người phát âm đúng, hay bởi họ là những người thầy đầu tiên đặt nền móng trang bò
Người thực hiện: Vũ Thò Dung 3
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kó năng đọc cho học sinh lớp 4
cho trẻ em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hóa của lời. Họ có nhiệm vụ phải đem
đến cách phát âm của mình: tự quan sát, tự đánh giá, xét nét hơn đến cách nói, đọc của
mình để dạy đọc có hiệu quả.
Biết làm chủ âm thanh giọng đọc cũng chính là biết làm chủ ngữ điệu – tốc độ, cường độ,
cao độ – để đọc diễn cảm. Giáo viên phải đọc đúng, diễn cảm một cách chắc chắn, nghóa là
với nhiều lần làm mẫu khác nhau, mười lần như một, điều tạo ra một mẫu đọc thành tiếng
không đổi. Nếu đọc mỗi lần một khác thì không thể gọi là đọc mẫu được. Và như thế học
sinh không biết đằng nào mà đọc theo. Đáng tiếc rằng hiện nay có nhiều giáo viên của
chúng ta lại đọc mẫu không lần nào giống lần nào.
b.Biết quan sát cách đọc của học sinh:
Sau khi đã có mẫu chắn chắn, việc tiếp theo giáo viên phải làm là quan sát giọng đọc của
học sinh, biết nghe học sinh đọc. Biết nghe đọc nghóa là có khả năng nhanh chóng nhận ra
hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và mẫu của thầy. Nhiều giáo viên khi học sinh đọc
thì không chú ý nghe hoặc chưa biết nghe nên sau đó chỉ nhận xét chung chung( em đọc
như thế còn yếu lắm, hoặc chưa tốt, chưa hay hoặc tương đối tốt, lần sau cố gắng hơn hoặc
lần sau cố gắng đọc cho đúng, cho hay hơn). Như thế thì mới chỉ nêu những mong mỏi, mơ
ước mà chưa tập, rèn luyện đọc cho học sinh.
c. Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thế đối chiếu với lời đọc mẫu:

Để luyện đọc cho học sinh, giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của
mình một cách khách quan. Muốn thế, thầy cô giáo phải có khả năng thay thế một máy ghi
âm: ghi và phát lại lời đọc của học sinh. Theo thuật ngữ phương pháp thì đó là khả năng
biết tái hiện lại cách đọc của học sinh. Nói nôm na đó là khả năng biết mô phỏng để khi
cần thiết có thể trình ra trước mắt học sinh( em đọc như thế này “….” Và bây giờ chúng ta
cần đọc như thế này “…”)
Ở đây có vấn đề cần phải bàn. Liệu việc mô phỏng lỗi của học sinh có phải là cách làm có
tính sư phạm, có tính giáo dục không? Nó có làm tổn hại đến tình cảm của học sinh, nhất là
có thể đụng tới tình cảm của học sinh, nhất là có thể đụng tới tình cảm thân thương của các
em đối với tiếng nói đòa phương không? Thứ nhất, chúng ta không lạm dụng thủ pháp “tái
hiện” để đưa ra lỗi mà chủ yếu trình ra mẫu đúng. Việc mô phỏng lỗi được thực hiện khi
học sinh không nhận ra cách đọc mẫu. Thứ hai, và điều này đáng nói hơn, điều quan trọng
là ở mục đích và các cách chúng ta trình ra lỗi: chúng ta mô phỏng lại cách đọc của học
sinh không phải để giễu cười mà với một thái độ chân thành, một mong mỏi tha thiết: lúc
này không phải là vấn đề giọng của cô, giọng của em mà là tiếng nói chung của chúng ta.
Cô muốn giúp cho các em đọc được đúng, hay bài đọc của chúng ta… Cô mong mỏi các em
có một bài đọc văn hóa hơn về mặt phát âm.
d. Biết phối hợp nhòp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu:
Nhấn mạnh kó năng làm mẫu không có nghóa là xem nhẹ khả năng mô tả giọng đọc bằng
lời của giáo viên. Việc giáo viên có thể chỉ ra một cách rõ ràng, tường minh, đònh lượng
được các thông số âm thanh như: đọc to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm lại, nhấn giọng, lơi
giọng, lên giọng, hạ giọng, kéo dài giọng… chỗ này chỗ kia chứng tỏ rằng họ có ý thức về
cách đọc của mình.
Nhưng điều đáng nói ở đây là trong thực tế dạy học, nhiều khi điều thầy giáo ý thức được
và việc thầy giáo làm lại không khớp với nhau. Thầy nói phải lên giọng nhưng khi thầy đọc
lại không lên giọng. Thầy nói phải đọc với giọng ngân dài tha thiết nhưng khi thầy đọc thì
Người thực hiện: Vũ Thò Dung 4
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kó năng đọc cho học sinh lớp 4
không ngân dài tha thiết … Những lúc đó thì quả đúng là “hãy đọc như thầy nói, đừng đọc
như thầy đọc”. Rồi khi lên lớp, thầy cho học sinh mô tả cách sẽ đọc – cần phải đọc như thế

nọ, cần phải đọc như thế kia – nhiều hơn là để các em đọc. Vì vậy cũng như thầy, trò giỏi
mô tả cách làm mà không làm được.
Ngược lại cũng có giáo viên, số này ít hơn, làm mẫu được nhưng không gọi tên được chính
xác các thông số âm thanh. Vì vậy khi luyện cho học sinh họ gặp khó khăn do không chỉ ra
được bằng lời những điểm sai lệch của học sinh, không giúp cho học sinh chú ý vào những
điểm nào cần điều chỉnh. Những giáo viên này thường chỉ dùng một lệnh đơn điệu: “Hãy
đọc”, “Đọc lại”, “Nghe cô đọc và đọc lại”.
Phối hợp nhòp nhàng giữa lời mô tả và làm mẫu nghóa là có sự hài hòa giữa những lời yêu
cầu, chỉ dẫn về cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc
của giáo viên.
3. Giáo viên phải có vốn sống, có năng lực cảm thụ văn học:
Vốn sống năng lực cảm thụ văn học sẽ giúp giáo viên thâm nhập vào tác phẩm, thấm đượm
vào máu thòt của bài văn, tái hiện được hình tượng tác phẩm. Như vậy, muốn đọc thành
tiếng được tốt, trước hết giáo viên phải hiểu, cảm nhận được văn bản.
+Các công việc cần làm để tổ chức quá trình dạy đọc thành tiếng cho học sinh tiểu học:
-Năng lực đọc được cụ thể hoá thành các kó năng đọc. Kó năng đọc chỉ được hình
thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chỉ khi nào
học sinh thực hiện hai hình thức đọc này mới được xem là biết đọc. Vì vậy tổ chức dạy tập
đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đó,
không chỉ thế đọc thành tiếng là hình thức không thể thiếu được của dạy đọc. Đối với học
sinh đầu cấp việc đọc thành tiếng còn là điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong
quá trình đọc. Chính vì thế ngay cả trong điều kiện dạy lớp ghép giáo viên vẫn phải xem
trọng đúng mức khâu luyện đọc thành tiếng.
- Đọc thầm là hình thức xuất hiện sau, là sự chuyển hoá vào trong của đọc thành
tiếng. Trong một lớp học hai hình thức này thường được thể hiện đồng thời, chúng gắn bó
chặt chẽ với nhau, không chỉ ở thời gian thực hiện trên lớp học mà ở cả sự cộng tác cùng
thực hiện để đạt được mục đích cuối cùng của đọc- hiểu nội dung văn bản.
- Chất lượng của việc đọc thành tiếng bao gồm bốn phẩm chất: đọc đúng, đọc nhanh,
đọc có ý thức và đọc diễn cảm. Còn chất lượng của đọc thầm gồm ba phẩm chất: đọc
đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức.

a) Tổ chức dạy đọc thành tiếng.
Người thực hiện: Vũ Thò Dung 5
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kó năng đọc cho học sinh lớp 4
+ Chuẩn bò cho việc đọc:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bò tâm thế đọc: tư thế ngồi đọc, khoảng cách chữ
và mắt để đọc. Khi đọc học sinh phải bình tónh, tự tin không hấp tấp đọc ngay.
-Trước khi nói về việc rèn đọc đúng cần nói về tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc,
tức là đọc to, rõ ràng. Trong hoạt động giao tiếp khi đọc thành tiếng người đọc đóng một
lúc hai vai: một vai là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết, một vai là người trung gian
để truyền thông tin đưa văn bản viết đến người nghe. Khi giữ vai thứ hai này người đọc đã
thực hiện việc tái sinh văn bản. Vì vậy khi đọc thành tiếng người đọc có thể đọc cho mình
hay cho người khác hoặc cả hai.
- Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên
của trẻ em nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bò để đảm bảo sự thành công tạo cho
các em sự tự tin cần thiết. Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Giáo viên
cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ để cho mình cô giáo mà còn để cho
tất cả các bạn cùng nghe nên phải đọc đủ lớn để cho mọi người cùng nghe rõ. Khi đứng
đọc tư thế đứng làm sao phải đoàng hoàng nhưng cũng thoải mái , không gò bó, sách phải
được mở rộng và cầm bằng hai tay.
+ Luyện đọc đúng.
- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác không có lỗi.
Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng không chỉ thế đọc đúng còn
phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm hay nói cách khác là
không đọc theo cách phát âm đòa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng
các âm, thanh điệu,nghỉ ngắt hơi đúng chỗ.
- Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu cần phải dựa
vào nghóa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từc để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không
được tách một từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm…
Người thực hiện: Vũ Thò Dung 6

×