PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.
1.2. Do vai trò của tự học và sử dụng SGK để tự học trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Do thực trạng việc sử dụng CH, BT để rèn năng lực tự học SGK ở nhà
trường THPT hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xác định NLTH SGK cần có và biện pháp sử dụng CH, BT để rèn các năng lực
đó qua dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”- Sinh học 10- THPT” cho HS, góp phần
đổi mới PPDH sinh học hiện nay.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu có biện pháp sử dụng hợp lí CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK qua
dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”- Sinh học 10- THPT sẽ chẳng những giúp HS
nắm vững kiến thức mà còn hình thành được phương pháp tự học.
4. Khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10- THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS
trong dạy học phần “Sinh học Vi sinh vật”- Sinh học 10- THPT”
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn năng lực tự học của HS
5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng CH, BT trong việc rèn
năng lực tự học SGK cho HS.
5.3. Xác định thực trạng về năng lực tự học SGK ở HS THPT, về sử dụng CH, BT
trong việc rèn năng lực tự học SGK của HS hiện nay.
5.4. Xác định năng lực tự học SGK cần có ở HS THPT và các tiêu chí đánh giá.
5.5. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học vi sinh vật để xác định
nội dung rèn năng lực tự học cho HS.
5.6. Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS qua dạy học
phần “Sinh học Vi sinh vật”- Sinh học 10- THPT
5.7. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp sử dụng
CH, BT đã đề xuất
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- 1 -
6.2. Phương pháp điều tra quan sát sư phạm
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu phương pháp hướng dẫn HS tự học và tình
hình sử dụng CH, BT trong DH sinh học của GV THPT
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu phương pháp học tập môn sinh học của HS
THPT
- Trực tiếp dự giờ, thăm lớp, kiểm tra kết quả tự học SGK của HS.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích thực nghiệm: Xác định tính khả thi và kiểm tra hiệu quả của các
biện pháp sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK cho HS qua dạy học
phần “ Sinh học Vi sinh vật ”- Sinh học 10- THPT
- Phương pháp thực nghiệm:
Chọn 3 trường: THPT Trần Phú, THPT Bán công Nguyễn Thái Học và khoa
văn hoá cơ sở trường Trung cấp kĩ thuật Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Mỗi trường chọn 2 lớp: 1 lớp ĐC, 1 lớp TN có trình độ tương đương dựa trên
kết quả học tập trước đó. Các lớp ĐC được dạy theo phương pháp mà thực tế GV
đang sử dụng. Các lớp TN được dạy theo phương pháp sử dụng CH, BT để rèn năng
lực tự học SGK của HS.
6.4. Phương pháp xử lí số liệu:
* Phân tích, đánh giá định lượng các bài kiểm tra
Chúng tôi đã sử dụng thống kê toán học để xử lí số liệu kết quả chấm các bài
kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả dạy học của các phương pháp, biện
pháp mà luận văn đã đề xuất đảm bảo tính khách quan và chính xác.
* Phân tích, đánh giá định tính
Phân tích chất lượng bài kiểm tra của HS để thấy rõ:
+ Về hứng thú và mức độ tích cực học tập.
+ Về tính tự lực trong hoạt động học tập của HS.
+ Về khả năng lưu giữ thông tin (độ bền kiến thức) của HS.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hoá thêm cơ sở lí luận về việc sử dụng CH, BT trong hướng dẫn HS
tự học SGK.
- Xác định thực trạng năng lực tự học SGK của HS lớp 10 THPT nói chung.
- Xác định thực trạng hướng dẫn HS tự học và các biện pháp sử dụng CH, BT
để hướng dẫn HS tự học SGK ở GV THPT.
- Xác định những năng lực tự học SGK cần có của HS
- 2 -
- Xác định được các biện pháp sử dụng CH, BT để rèn năng lực tự học SGK
cho HS lớp 10 THPT qua dạy phần “Sinh học vi sinh vật”- Sinh 10.
- Thiết kế được một số giáo án có sử dụng CH, BT theo hướng rèn luyện năng
lực tự học SGK trong DH phần “Sinh học vi sinh vật”- Sinh học 10.
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Trên thế giới
1.1.2.Trong nước
Trong nghị quyết của bộ chính trị về CCGD (11/1/1979) đã viết “Cần coi trọng
việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học cho HS, hướng dẫn HS
biết cách nghiên cứu SGK, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, tập làm thực
nghiệm khoa học ”.
GS Nguyễn Cảnh Toàn trong tác phẩm “Học và dạy cách học” đã đề cập đến
vai trò của người học, người dạy và mô hình tự học. Từ 1977- 1987, dưới sự chủ trì
của ông, tập thể các nhà KH đã nghiên cứu và triển khai chương trình “Tự học có
hướng dẫn kết hợp với thực tập dài hạn ở trường phổ thông”
Ngoài ra còn nhiều tài liệu, luận văn thạc sỹ của nhiều tác giả cũng nghiên cứu
về xây dựng và sử dụng CH, BT để dạy các phần khác nhau của Sinh học phổ thông:
+ GS. TS Đinh Quang Báo: “Dạy dọc sinh học ở trường phổ thông theo hướng
hoạt động hoá người học” (Kỉ yếu hội thảo KH đổi mới PPDH theo hướng hoạt động
hoá người học, Hà Nội, 1995), Tổng kết kinh nghiệm sử dụng SGK, Hà Nội, 1997.
Dạy sinh viên đọc sách - phương pháp dạy tự học chủ yếu (Tài liệu dành cho học
viên sau đại học)
+ PGS. TS Lê Đình Trung: chuyên đề: “Câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh
học” (Tài liệu dành cho học viên sau đại học)
+ Luận văn thạc sĩ của Bùi Thuý Phượng (2001): “Sử dụng CH, BT để tổ chức
HS tự lực nghiên cứu SGK trong giảng dạy Sinh thái học 11- THPT”…..
Trong tất cả các kết quả nghiên cứu của mình, các tác giả đều khẳng định: cần
phải đưa ra được các biện pháp tích cực để tổ chức HS tự học, trong đó CH, BT là
phương tiện quan trọng để người dạy tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của
HS. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc, qui trình xây dựng và biện pháp sử dụng CH,
BT trong DHSH nói chung, trong DH di truyền, sinh thái học và sinh học tế bào nói
- 3 -
riêng. Các thành công này của các tác giả sẽ được chúng tôi nghiên cứu, kế thừa
trong luận văn này.
Tuy nhiên, trong các biện pháp hướng dẫn, phương pháp, phương tiện thì sử
dụng CH, BT để rèn luyện NLTH SGK cho HS chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt
là trong DHSH thì còn rất hạn chế. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu lí luận để đề ra các
biện pháp sử dụng CH, BT nhằm rèn luyện cho HS tự học SGK ở từng môn học là
hết sức cần thiết, đặc biệt là trong DH sinh học phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học
10 trong chương trình THPT mới hiện nay.
1.2. Cơ sở lí luận.
1.2.1. Khái niệm về năng lực tự học.
1.2.1.1. Khái niệm tự học
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tự học:
+ Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn thì: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp….), và có khi cả cơ
bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình
cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ,
không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học…) để chiếm lĩnh
một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”
+ Theo tác giả Lưu Xuân Mới: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của
cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kĩ năng do chính bản thân người học
tiến hành ở trên lớp hoặc ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và SGK đã
được qui định ”
+ Theo tác giả Nguyễn Như An: “Tự học, tự đào tạo, tự lực trong công tác học
tập là yếu tố quan trọng và là nguyên nhân bên trong trực tiếp tác động đến chất
lượng đào tạo”
Tự học có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong GD nhà trường và trong cả cuộc sống
người học. Tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc
lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo tiền đề và cơ hội cho họ học tập suốt đời.
1.2.1.2. Khái niệm về năng lực tự học.
* Năng lực tự học:
Kết quả tự học cao hay thấp là phụ thuộc NLTH của mỗi cá nhân. Mỗi người
có một cách học khác nhau. Cách học ở đây là cách tác động của người học đến đối
tượng học.
- 4 -
Theo Nguyễn Kỳ, trong bất cứ con người Việt Nam nào trừ những người bị
khuyết tật, tâm thần – đều tiềm ẩn một năng lực, một tài nguyên quốc gia vô cùng quí
giá đó là năng lực tự tìm tòi, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề thực tiễn, tự đổi mới,
tự sáng tạo trong công việc hàng ngày gọi chung là NLTH sáng tạo.
Tóm lại: NLTH được hiểu là khả năng HS tự khám phá được kiến thức, kĩ
năng theo mục đích nhất định dưới sự hướng dẫn của GV.
* Năng lực tự học SGK
Tự học SGK là quá trình HS thực hiện các thao tác với SGK để tự mình chiếm
lĩnh nội dung học tập.
Theo I.F. Khalamop: “Bản chất của hoạt động độc lập nghiên cứu SGK và tài
liệu tham khảo là ở chỗ việc nắm vững kiến thức mới được thực hiện độc lập đối với
từng HS thông qua đọc sách có suy nghĩ kĩ tài liệu nghiên cứu, thông hiểu các sự kiện,
các ví dụ nêu ra trong sách và các kết luận khái quát hoá từ các sự kiện và ví dụ đó.”
Đối tượng nhận thức của HS khi làm việc với SGK là các nguồn tri thức được
diễn đạt bằng các hình thái ngôn ngữ khác nhau như kênh chữ, kênh hình, sơ đồ, đồ
thị, bảng biểu. Do đó, khi làm việc với SGK, HS cần có các kĩ năng cơ bản mới
chiếm lĩnh được kiến thức đồng thời có được phương pháp hoạt động sáng tạo trong
nhận thức.
Tóm lại: NLTH SGK là năng lực tự chiếm lĩnh kiến thức từ SGK
1.2.1.3. Các mức độ của năng lực tự học
- Tự học có hướng dẫn
Là hình thức tự học để chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng tương ứng
dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
- Tự học hoàn toàn (học với sách, không có thầy bên cạnh)
Là hình thức tự học, tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện
kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
1.2.1.4. Vai trò của năng lực tự học
NLTH có 4 vai trò chính sau:
+ Tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kĩ xảo nhận thức, tạo ra cầu nối nhận thức
trong tình huống học
+ Làm chủ tri thức hiện diện trong chương trình học và tri thức siêu nhận thức
qua các tình huống học.
+ Tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm va xử lí thông
tin từ môi trường xung quanh mình.
- 5 -
+ Tự học, tự nghiên cứu, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính
mình, cá nhân hoá việc học, đồng thời hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học
dưới sự hướng dẫn của GV – xã hội hoá lớp học.
1.2.2. Vai trò của CH, BT trong dạy học.
1.2.2.1. Khái niệm CH, BT
* Khái niệm câu hỏi.
Hỏi: Là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời về một vấn đề nào đó.
* Câu hỏi định hướng nghiên cứu SGK và tài liệu:
Là hệ thống CH được xây dựng dựa trên nền tảng nội dung kiến thức giáo khoa
từng bài học trong một thời gian nhất định nhằm định hướng quá trình nghiên cứu
SGK của HS theo ý đồ, kinh nghiệm của GV, giúp người học có phương pháp nghiên
cứu cụ thể SGK mất ít thời gian nhưng lại có hiệu quả cao. Các CH này được xây
dựng theo hệ thống logic, qua việc thực hiện các CH này HS sẽ tự lĩnh hội được kiến
thức, tăng cường tính tự học, tự nghiên cứu cho người học.
* Khái niệm bài tập.
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000) thì BT là bài ra cho HS
làm để vận dụng những điều đã học được
1.2.2.2. Vai trò của CH, BT trong dạy học.
CH, BT vừa là nội dung, vừa là phương tiện, phương pháp, biện pháp tổ chức
quá trình DH, giúp kiểm tra đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu và điều chỉnh quá
trình tiến tới mục tiêu DH.
1.2.2.3. Tiêu chuẩn của CH, BT để hướng dẫn HS tự học SGK.
Để hướng dẫn HS rèn luyện NLTH SGK thì các CH, BT cần được thiết kế cho
tất cả các khâu trong quá trình DH. Trong giới hạn của luận văn sẽ chỉ tập trung chủ
yếu vào các CH, BT sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. Các CH, BT sử
dụng trong khâu này được lựa chọn theo những tiêu chuẩn sau:
+ Mỗi CH, BT phải định hướng rõ vấn đề cần nghiên cứu mà nội dung tri thức
có ở SGK.
+ Mỗi CH, BT phải chứa đựng cách thức tổ chức các hoạt động tự lực của HS
khi làm việc với SGK, để khi HS trả lời CH, BT sẽ hình thành và phát triển các
NLTH SGK.
+ Mỗi CH, BT phải hàm chứa một lượng kiến thức và phải được sắp xếp có hệ
thống để khi tổ chức HS trả lời CH hoặc giải BT sẽ lĩnh hội được kiến thức mới có hệ
thống theo mục tiêu bài học.
- 6 -
1.2.2.4. Qui trình sử dụng CH, BT trong dạy học để rèn luyện NLTH SGK cho
HS:
Qui trình sử dụng CH, BT nêu trên có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Bước 1
Bước 2:
Bước 3:
Bước 4:
1.2.3. Các năng lực tự học SGK cần có của HS
1.2.3.1. Năng lực thu nhận thông tin từ SGK
Năng lực thu nhận thông tin từ SGK là khả năng HS biết định hướng và chọn
lọc ra được những thông tin chính, bản chất từ nội dung kiến thức trình bày trong
SGK để giải quyết mục tiêu học tập.
Nếu biết ghi nhớ những điểm quan trọng trong tài liệu thì kiến thức thu nhận
mới có giá trị. Muốn làm được điều đó, HS phải có cách thu nhận thông tin đọc được
bằng các cách khác nhau: đánh dấu vào những chỗ quan trọng trong sách, trích ghi,
ghi tóm tắt, lập dàn ý, đề cương…..Khi hình thành và phát triển năng lực thu nhận
thông tin qua SGK, HS sẽ xác định đúng được mục tiêu và có cách thu nhận thông tin
đọc được dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.2.3.2. Năng lực xử lí thông tin từ SGK.
Năng lực xử lí thông tin qua kênh hình, kênh chữ từ SGK là khả năng sử dụng
các thông tin thu nhận được vào việc giải quyết các mục tiêu học tập. Khi nghiên cứu,
HS cần phối hợp thu nhận thông tin từ 3 kênh: chữ, số, và hình và phân loại chúng.
Đó là sự phân tích thông tin để xác định được các ý chính, phụ, ý trọng tâm, loại bỏ
các ý rườm rà ít có giá trị thông tin, xác định mối liên hệ giữa các ý để khu biệt các
- 7 -
GV giao CH, BT cho HS, từng HS tự nghiên cứu SGK ở nhà để hoàn thành CH,
BT và đề xuất thắc mắc dưới dạng các CH.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoặc thảo luận trên toàn lớp để thống nhất
phương án trả lời CH, BT, giải quyết thắc mắc cá nhân và chỉ ra các vấn đề chưa
giải quyết được cần có sự hỗ trợ của GV
GV hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết các vấn đề còn tranh luận bằng cách ra thêm
các CH định hướng hoặc các tài liệu bổ sung cho HS nghiên cứu. GV hướng
dẫn HS rút ra kết luận, chính xác hoá kiến thức.
Vận dụng kiến thức mới
nhóm ý rồi tổng hợp và khái quát chúng thành các khái niệm, qui luật hay học thuyết,
hoặc nội dung cơ bản của phần tài liệu và ghi nhớ chúng trên nền thông hiểu.
1.2.3.3. Năng lực diễn đạt kết quả thu được từ SGK.
Năng lực diễn đạt kết quả thu được từ SGK là khả năng diễn đạt đúng nội dung
theo đúng chủ đề bằng sơ đồ, hình vẽ, lời mô tả…
Có thể trình bày nội dung đọc được bằng nhiều hình thức khác nhau như: bằng
văn nói, văn viết, lập bảng, biểu so sánh và sơ đồ hoá…. nhưng cốt yếu phải là ngôn
ngữ chính của HS, diễn đạt theo cách hiểu của HS chứ không phải là chép lại SGK.
Khi hình thành và phát triển năng lực diễn đạt kết quả thu được từ SGK sẽ có
tác dụng rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy, đặc biệt là kĩ năng tự học: biết
thu thập, xử lí thông tin, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá. lập bảng biểu, vẽ đồ
thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo, kĩ năng ngôn ngữ ở mức
độ cao, giúp HS lưu giữ thông tin một cách vững chắc, tạo thuận lợi cho việc trình
bày bằng lời trong thảo luận hay khi ôn tập để kiểm tra, thi cử.
1.2.3.4. Năng lực vận dụng kiến thức
Năng lực vận dụng kiến thức là khả năng sử dụng các kiến thức thu nhận và xử lí
được để nhận thức, cải tạo thực tiễn.
Năng lực vận dụng kiến thức được thể hiện ở việc HS sử dụng những kiến thức
đã lĩnh hội được vào việc giải thích các hiện tượng có trong thực tiễn hoặc giải quyết
một nhiệm vụ cụ thể nào đó như giải các BT…. .
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
1.3.1. Phương pháp xác định thực trạng
+ Sử dụng phiếu điều tra: Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát với
50 GV sinh học đã và đang trực tiếp giảng dạy sinh học THPT thuộc 20 trường THPT
của tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2007- 2008.
Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát với đối tượng là HS khối 10
của 3 trường ở tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2007- 2008 là Khoa văn hoá cơ sở của trường
Trung cấp kĩ thuật Vĩnh Phúc, THPT Trần Phú, THPT Bán công Nguyễn Thái Học.
+ Dự giờ dạy: Chúng tôi đã tham dự giờ của GV dạy sinh học ở 3 trường thực
nghiệm nói trên.
Kết quả điều tra được tóm tắt như sau:
- 8 -
1.3.2. Việc dạy của GV:
Bảng 1: Kết quả điều tra về việc sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS tự học và
tình hình sử dụng CH, BT trong dạy học sinh học của GV THPT:
Số
TT
Mức độ sử dụng
Các nội dung điều tra
Thường xuyên Không
thường
xuyên
Không sử
dụng
SL % SL % SL %
1
Khi soạn bài, các thầy cô đã chú ý đến mục
tiêu rèn kĩ năng tự học SGK cho HS ở mức
độ nào?
37 74 13 36 0 0
2
Khi xây dựng các CH, BT để hướng dẫn HS
tự học SGK thì thầy cô xây dựng loại CH,
BT sau đây ở mức độ nào?
+ Tái hiện 35 70 15 30 0 0
+ Hiểu 27 54 23 46 0 0
+ Vận dụng 28 56 22 44 0 0
+ Sáng tạo 11 22 27 54 12 24
3 Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, các
thầy cô sử dụng CH, BT nhằm mục đích sau
đây ở mức độ nào?
+ Định hướng HS tự đọc SGK 30 60 15 30 5 10
+ Để tổ chức HS thảo luận nhóm 17 34 19 38 14 28
+ Để HS tự lực nghiên cứu một đơn vị kiến
thức trên lớp
19 38 28 56 3 6
+ Định hướng, hướng dẫn HS tự đặt CH
phát hiện kiến thức trên lớp.
22 44 26 52 2 4
4 Những loại kiến thức sau HS thường khó trả
lời ở mức độ nào?
+ Khái niệm 6 12 38 76 6 12
+ Cơ chế của quá trình 31 62 19 38 0 0
+ Giải thích hiện tượng 33 66 17 34 0 0
+ Vận dụng 28 56 18 36 4 8
5 Khi HS gặp khó khăn trong việc trả lời CH,
BT thì các thầy cô hướng dẫn bằng các cách
sau ở mức độ nào?
+ Đưa ra các CH phụ để gợi ý ra từng vấn 39 78 11 22 0 0
- 9 -