Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TRẮC NGHIỆM, CÂU HỎI NGẮN MÔN QUẢN LÝ DƯỢC (CÓ ĐÁP ÁN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.04 KB, 34 trang )

1. Thuốc là hàng hóa đặc biệt, vì:
A. Có ý nghĩa to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
B. Có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người
C. Thuốc được sản xuất tại các cơ sở đạt GMP WHO
D. Thuốc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh
2. Nội dung nào thuộc chức năng của người DSTH:
A. Xác định nhu cầu thuốc của cộng đồng dân cư
B. Lập kế hoạch cung ứng thuốc
C. Câu A, B đều đúng
D. Câu A, B đều sai
3. Nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đủ thuốc:
A. Cung ứng đủ số lượng; đủ chủng loại
B. Cung ứng đủ thuốc theo Danh mục thuốc thiết yếu, Danh mục thuốc chủ yếu
không để bệnh nhân tự mua.
C. Cung ứng đủ thuốc đạt chất lượng
D. Câu A, B, C đúng
4. Ngành dược có máy nhiệm vụ:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
5. Đảm bảo cung ứng thuốc gồm có máy yêu cầu:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
6. Đặc điểm Ngành Dược Việt Nam
A. Phân tán
B. Tập trung
C. Dân chủ
D. Đồng nhất


7. Tổ chức Ngành Dược Việt Nam, gồm máy loại hình:
A. 06
B. 05
C. 04
D. 03
8. Thanh tra dược thuộc tổ chức nào:
A. Sở Y tế
B. Thanh tra tỉnh
C. Quản lý nhà nước
D. Thanh tra Y tế
9. Sở Y tế:
A. Là cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp địa phương
B. Là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh


C. Câu A, B đều đúng
D. Câu A, B đều sai
10. Cơ quan thuộc tổ chức quản lý nhà nước về dược cấp trung ương:
A. Bộ Y tế
B. Cục quản lý dược
C. Vụ Quản lý dược
D. Viện nghiên cứu dược liệu
11. Hội dược học là tổ chức:
A. Chuyên môn
B. Khoa học
C. Chính trị - xã hội
D. Xã hội - nghề nghiệp
12. Nhiệm vụ chủ yếu của khoa dược Bệnh viện:
A. Pha chế thuốc theo đơn theo yêu cầu bác sỹ
B. Phân phối thuốc đến bệnh nhân

C. Tư vấn lựa chọn thuốc cho bác sỹ
D. Cung ứng thuốc
13. Luật dược được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua:
A. Khóa 6, năm 2005
B. Khóa 7, năm 2005
C. Khóa 8, năm 2005
D. Khóa 9, năm 2005
14. Thuốc từ dược liệu, là thuốc được bào chế từ:
A. Hoạt chất tinh khiết chiết suất từ dược liệu dùng làm thuốc;
B. Nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, được sản xuất theo phương
pháp lý luận cổ phương;
C. Thuốc được sản xuất từ nguyên liệu cây, con, dược liệu làm thuốc.
D. Thuốc được sản xuất từ dược liệu làm thuốc;
15. Thuốc thiết yếu:
A. Là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đại đa số nhân dân
B. Là thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ sở khám bệnh
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
16. Các cơ sở sau phải kê khai giá thuốc:
A. Cơ sở bán buôn, bán lẻ
B. Cơ sở sản xuất, bán buôn;
C. Cơ sở Xuất nhập khẩu, bán buôn
D. Cơ sở xuất nhập khẩu, sản xuất
17. Nhà nước thực hiện việc dự trữ quốc gia về thuốc nhằm mục đích:
A. Phòng, chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;
B. Bảo đảm an sinh xã hội;
C. Quản lý giá thuốc trên thị trường thuốc.
D. Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc
18. Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc cấp TW:
A. Bộ Y tế



B. Bộ Tài chính;
C. Bộ Thương Mại
D. Chính phủ
19. Cơ quan quản lý nhà nước về dược cấp địa phương:
A. Sở Y tế
B. Phòng Quản lý dược
C. Ủy ban nhân dân tỉnh
D. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm
20. Những hành vi bị nghiêm cấm
A. Kinh doanh thuốc mà không có Chứng chỉ hành nghề dược
B. Hành nghề dược mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
C. Kinh doanh thuốc thuốc thử lâm sàng, thuốc mẫu
D. Câu A, B,C đều đúng
21. Những hành vi bị nghiêm cấm
A. Huỷ hoại các nguồn dược liệu quý.
B. Bán lẻ thuốc kê đơn không có đơn thuốc.
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.
22. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc
A. Tự quyết định và chịu trách nhiệm việc thay đổi Quy trình sản xuất.
B. Chịu trách nhiệm về mức giá kê khai giá bán buôn, bán lẻ dự kiến
C. Quảng cáo giới thiệu thuốc do mình sản xuất
D. Thông tin thuốc do mình sản xuất đến các cơ sở khám chữa bệnh
23. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc
A. Cơ sở sản xuất phải đạt GMP, GLP, GSP
B. Có phương tiện kỹ thuật và cán bộ chuyên môn đáp ứng yêu cầu kiểm tra
chất lượng thuốc
C. Câu A, B đúng

D. Câu A, B sai.
24. Điều kiện kinh doanh thuốc của Đại lý thuốc
A. Người quản lý chuyên môn có chứng chỉ hành nghề dược
B. Cơ sở kinh doanh được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
C. Đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc theo lộ trình của Bộ Y tế quy định
D. Câu A, B, C đúng
25. Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận GSP:
A. Dịch vụ bảo quản
B. Kho thuốc của các bệnh viện
C. Doanh nghiệp bán buôn thuốc
D. Hộ kinh doanh cá thể sản xuất thuốc đông y
26. Thời gian cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc:
A. Cơ sở thẩm định, cấp liên thông : 40 ngày
B. Cơ sở thẩm định Non GPP: 30 ngày
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.
27. Người mắc bệnh sau đây không được bán thuốc:


A. Cao huyết áp
B. Tiểu đường
C. Bệnh ngoài da
D. Bệnh giang mai
28. Người sau đây không được cấp Chứng chỉ hành nghề dược:
A. Đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
B. Hạn chế năng lực hành vi dân sự.
C. Đang công tác tại các cơ quan nhà nước
D. Đang tham gia Hội dược học
29. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược của Bộ trưởng Bộ Y tế
A. Cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân đăng ký hành nghề dược có vốn

đầu tư nước ngoài;
B. Cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân người nước ngoài;
C. Câu A, B đúng;
D. Câu A, B sai.
30. Cơ sở bán buôn vacxin, sinh phẩm:
A. Doanh nghiệp
B. Đại lý
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.
31. Giấy chứng nhận ĐĐKKD thuốc có giá trị:
A. 05 năm
B. Kể từ ngày ký
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.
32. Giấy chứng nhận GDP, GPP có hiệu lực:
A. 05 năm
B. 03 năm
C. 02 năm
D. Vô thời hạn.
33. Quyền của cơ sở bán buôn thuốc
A. Mua bán thuốc
B. Bán buôn thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, .
C. Bảo quản thuốc theo đúng các điều kiện ghi trên nhãn thuốc
D. Giữ nguyên vẹn bao bì của thuốc Giữ nguyên vẹn bao bì của thuốc
34. Nghĩa vụ của cơ sở bán buôn thuốc
A. Được thay đổi bao bì và nhãn của thuốc.
B. Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thuốc trong trường hợp có thiệt hại
do lỗi từ phía mình.
C. Kê khai/kê khai lại giá bán buôn dự kiến
D. Mua và bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

35. Quy định về cơ sở bán lẻ thuốc:
A. Nhà thuốc, quầy thuốc phải đạt GPP mới được cấp GCN Đủ điều kiện kinh
doanh thuốc.
B. Điểm bán lẻ của doanh nghiệp phải đóng trên trụ sở chính của doanh nghiệp;


C. Cơ sở bán lẻ được phép mở bất cứ địa bàn nào trong xã, phường, thị trần.
D. Phạm vi kinh doanh của các sở bán lẻ: bán lẻ thuốc thành phẩm.
36. Quyền của người bán lẻ thuốc
A. Bán thuốc cho phòng mạch tư nhân;
B. Từ chối bán thuốc khi đơn thuốc kê không đúng quy định hoặc người mua
thuốc không có khả năng tiếp nhận những chỉ dẫn cần thiết;
C. Người bán lẻ thuốc là dược sỹ trung học có quyền thay thế thuốc trong đơn
khi có sự đồng ý của người mua;
D. Thay thế chủ cơ sở khi vắng mặt.
37. Nhãn thuốc nguyên liệu gây nghiện, vị trí chữ gây nghiện in đậm trong
khung tròn
A. Phía trên, bên trái
B. Phía trên, bên phải
C. Phía đưới, bên trái
D. Phía dưới bên phải
38. Nhãn thuốc thành phẩm gây nghiện có dòng chữ gì:
A. “Không dùng quá liều chỉ định”
B. “Thuốc bán theo đơn”
C. “Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ”
D. “Không dùng thuốc khi hết hạn”
39. Nhãn in trên ống uống, bắt buộc phải có dòng chữ:
A. Không được tiêm, đậm nét
C. Không được uống, đậm nét
C. Logo cơ sở sản xuất

D. Mã số, mã vạch
40. Thời gian lưu sổ và đơn thuốc gây nghiện kể từ ngày sử dụng hết trang
cuối của Sổ:
A. 1 năm
B. 2 năm
C. 3 năm
D. 4 năm
41. Tên thuốc biệt dược:
A. Tên độc quyền của một nhà sản xuất
B. Là tên thuốc gốc
C. Là tên thông dụng trong nước và quốc tế
D. Nhà sản xuất được sở hữu tên biệt dược trong 20 năm, sau đó trở thành tên
generic.
42. Đối tượng áp dụng Quy chế Quản lý chất lượng thuốc:
A. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc tại Việt Nam
B. Người tiêu dùng
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
43. Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc ở cấp địa phương
A. Cục Quản lý Dược
B. Sở Y tế


C. Viện/phân phân viện kiểm nghiệm
D. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm tỉnh/thành phố
44. Đối với tiêu chuẩn cơ sở của các đơn vị sản xuất đạt GMP, cơ quan quản
lý nào được phép ban hành:
A. Cục quản lý Việt nam
B. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm tỉnh/thành phố
C. Viện/phân viện Kiểm nghiệm

D. Thủ trưởng đơn vị
45. Cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc của nhà nước về
thuốc, gồm máy cấp
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
46. Cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng thuốc chưa có số đăng ký:
A. Các quy định của pháp luật
B. Các tiêu chuẩn trong dược điển Việt Nam
C. Các loại tiêu chuẩn cơ sở đã thỏa thuận
D. Các tiêu chuẩn chất lượng đã ký kết trong hợp đồng kinh tế
47. Kết luận mẫu thuốc đã kiểm tra chất lượng có giá trị đối
với cả lô thuốc, khi:
A. Mẫu thuốc do cơ quan quản lý nhà nước lấy
B. Lấy mẫu theo đúng “Quy chế lấy mẫu”, đảm bảo tính đại diện của lô thuốc
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
48. Các thuốc đã được kết luận chất lượng, phải:
A. Lưu mẫu
B. Giữ bí mật trước khi được phép công bố
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
49. Có máy mức độ vi phạm về chất lượng thuốc:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
50. Trách nhiệm thu hồi thuốc không đạt chất lượng
A. Bộ Y tế

B. Sở Y tế
C. Cơ sở sản xuất thuốc
D. Cơ sở có thuốc vi phạm
51. Hội đồng thuốc hủy, gồm có:
A. Ít nhất 01 người, trong đó có 01đại diện cơ quan quản lý cấp trên
B. Ít nhất 02 người, trong đó có 01đại diện cơ quan quản lý cấp trên
C. Ít nhất 03 người, trong đó có 01đại diện lãnh đạo đơn vị
D. Ít nhất 04 người, trong đó có 01 cán bộ chuyên trách


52. Thuốc pha chế tại cơ sở khám chữa bệnh:
A. Không được phép kinh doanh
B. Không được phép lưu hành trên thị trường thuốc
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
53. Cơ sở kinh doanh thuốc, khi nhận thông báo thu hồi thuốc, thì phải:
A. Khẩn trương nộp thuốc vi phạm cho Công an địa phương
B. Khẩn trương nộp thuốc vi phạm cho Trung tâm y tế
C. Trả thuốc cho nhà cung ứng và lấy tiền lại
D. Trả thuốc cho nhà cung ứng và báo cáo về cơ quan quản lý trực tiếp.
54. Hình thức quảng cáo thuốc cho công chúng
A. Qua người giới thiệu thuốc
B. Hội thảo giới thiệu thuốc
C. Tài liệu sách, báo chí,
D. Hội chợ triển lãm
55. Nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ “Hội thảo giới thiệu thuốc”
A. Bộ Y tế
B. Sở Y tế
C. Cục Quản lý dược
D. Phòng Y tế huyện, quận

56. Thuốc không được phép quảng cáo
A. Sorbitol
B. Efferalgan C
C. Dịch truyền glucose 5%
D. Cidermex
57. Thuốc không được phép quảng cáo cho công chúng
A. Pharmaton
B. Streptomycin
C. Kentax
D. Câu C, B đúng
58. Tài liệu quảng cáo thuốc hết hạn:
A. Khi thuốc có sự thay đổi về thông tin
B. Khi thuốc có một lô bị đình chỉ lưu hành
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
59. Khoa dược chịu sự chỉ đạo trực tiếp của :
A. Sở Y tế
B. Phòng Y tế
C. Giám đốc Bệnh viện
D. Không có câu nào đúng
60. Khoa dược bệnh viện có máy nhiệm vụ
A. 5
B. 7
C. 10
D. 14


61. Khoa dược phải tổ chức pha chế một số thuốc theo yêu cầu điều trị:
A. Những thuốc sử dụng ngay, khó bảo quản
B. Thuốc đông y (bào chế, chế biến một số thang thuốc)

C. Thuốc sản xuất không phù hợp với quy mô công nghiệp
D. Câu A, B, C đúng
62. Cơ quan có chức năng thanh, kiểm tra việc thực hiện giá thuốc
A. Bộ Y tế,
B. Bộ Tài chính,
C. Bộ Công Thương
D. Câu A, B, C đúng
63. Các cơ sở sản xuất đăng ký kê khai lại giá thuốc, thì đăng ký ở đâu?
A. Bộ Y tế
B. Bộ Tài Chính;
C. Cục Quản lý dược Việt Nam
D. Sở Y tế nơi có cơ sở sản xuất thuốc
64. Mức phạt tối đa trong xử phạt hành chính lĩnh vực y tế đối với tổ chức
A. 100.000.000
B. 200.000.000
C. 300.000.000
D.500.000.000
65. Phạt tiền bao nhiêu đối với Người quản lý chuyên môn cơ
sở bán lẻ vắng mặt:
A. 1.000.000 đến 2.000.000 đ
B. 2.000.000 đến 3.000.000 đ
C. 3.000.000 đến 5.000.000 đ
D. 5.000.000 đến 8.000.000 đ
66. Người bán lẻ thuốc gây nghiện
A. Từ dược sỹ trung học trở lên
B. Cao đẳng được
C. Dược sỹ đại học
D. Y sỹ trưởng trạm y tế
67. Thẩm quyền bổ nhiệm Phó chánh thanh tra dược Sở Y tế:
A. Chánh thanh tra y tế;

B. Giám đốc Sở Y tế;
C. Thanh tra tỉnh;
D. Chánh thanh tra Bộ Y tế;
68. Danh mục thuốc thiết yếu hình thành đầu tiên vào năm
A. 1980
B. 1977
C. 1978
D. 1985
69. Việt Nam đã ban hành Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ:
A. 4
B. 5
C. 6


D. 7
70. Nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc thiết yếu ở Việt Nam
A. Có tính kế thừa
B. Phù hợp thực tế sử dụng và khả năng cung ứng thuốc của VN
C. Định kỳ 05 năm sửa đổi một lần
D. Câu A, B, C đúng
ĐÁP ÁN
1. B
2. D
3. D
4. B
5. D
6. B
7. A
8. C
9. B

10. B
11. D
12. D
13. B
14. C
15. A
16. D
17. A
18. D
19. C
20. C
21. C
22. B
23. C
24. D
25. A
26. C
27. C
28. B
29. A
30. C
31. C
32. B
33. A
34. B
35. A
36. B
37. B
38. B



39. A
40. B
41. A
42. C
43. B
44. D
45. B
46. D
47. B
48. C
49. C
50. D
51. C
52. B
53. D
54. C
55. B
56. C
57. B
58. C
59. C
60. D
61. D
62. D
63. D
64. B
65. C
66. C
67. B

68. C
69. C
70. D
II. Trả lời các câu hỏi:
01. Đối tượng áp dụng của Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn?
02. Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc?
03. Trình bày những quy định cách ghi tên thuốc trong đơn?
04. Ephedrin 30mg, mỗi lần bán bao nhiêu viên theo Sổ Y bạ?
05. Liệt kê các trường hợp người bán từ chối bán thuốc
06. Nhãn thuốc là gì?
07. Trình bày nội dung của nhãn thuốc trên vỉ
08. Phân biệt nhãn thuốc thành phẩm và nhãn nguyên liệu của thuốc gây nghiện
09. Người giới thiệu thuốc khi đãđược cấp thẻ giới thiệu thuốc ở địa phương
này, nếu muốn giới thiệu ở địa phương khác thì phải làm gì ?


10. Lời dặn : « Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng » trong nội dung quảng cáo là
cho đối tượng nào ?
11. Trình bày tiêu chuẩn của người bán thuốc
12. Niêm yết giá thuốc là gì ?
13. Giá bán buôn dự kiến là gì ?
14. Trình bày quyền và trách nhiệm cơ sở bán buôn trong thực hiện quy định về
quản lý giá thuốc ?
15. Trình bày đối tượng áp dụng Nghị định 179/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế
16. Nêu hình thức phạt và phạt bổ sung đối với trường hợp không chấp hành
thông báo thu hồi thuốc ?
17. Thế nào là phản ứng có hại của thuốc ?
18. Nêu những yếu tố liên quan đến thuốc là nguy cơ cao phát sinh ADR
19. Trách nhiệm của dược sỹ lâm sàng trong công tác sử dụng thuốc an toàn ?

20. Nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, trách nhiệm của bác sỹ trong việc chỉ
định thuốc cho người bệnh phải đảm bảo các yêu cầu nào?
21. Nguyên tắc lựa chọn thuốc tân dược
22. Trình bày quy định về thanh tra viên khi thi hành nhiệm vụ ?
23. Phân biệt thanh tra và kiểm tra ?
24. Trình bày quy định về bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện.
25. Trình bày tổ chức, biên chế khoa dược bệnh viện ?
26. Trình bày các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc ?
27. Trình bày việc cấp phát thuốc gây nghiện tại khoa dược cho các khoa
phòng ?
28. Trình bày khái niệm về thuốc gây nghiện ?
29. So sánh việc quản lý thuốc gây nghiện với thuốc gây nghiện dạng phối hợp ?
30. Nêu điều kiện kinh doanh quầy thuốc ?
ĐÁP ÁN
01. Đối tượng áp dụng của Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn
- Người khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp;
- Người cấp, bán thuốc, pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở
kinh doanh dược hợp pháp;
- Người bệnh có đơn thuốc điều trị ngoại trú.
02. Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc
+ Nhà thuốc phải do dược sĩ có trình độ đại học đứng tên chủ cơ sở;
+ Quầy thuốc phải do dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên đứng tên
chủ cơ sở;
+ Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải do người có trình độ chuyên
môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở;
+ Tủ thuốc của trạm y tế phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá
trở lên đứng tên chủ cơ sở; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá
trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên;



+ Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải do
dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học
cổ truyền hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở.
03. Trình bày những quy định cách ghi tên thuốc trong đơn
- Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này;
- Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác;
- Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã;
- Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;
- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi
tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc
có nhiều hoạt chất);
- Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi
thuốc;
- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa;
- Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số
0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số;
- Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;
- Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên
người kê đơn.
4. Trình bày cấp, bán thuốc gây nghiện theo đơn
- Mỗi đợt cấp, bán thuốc gây nghiện không quá mười (10) ngày. Thời
điểm bán thuốc đối với đơn thuốc gây nghiện ghi đợt điều trị theo quy định tại
mục 12;
- Người cấp, bán thuốc ghi hạn dùng của thuốc đã bán vào đơn lưu (để
theo dõi thời gian lưu đơn) và đơn lưu có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên, địa chỉ,
số giấy chứng minh nhân dân của người mua thuốc. Lưu thêm giấy xác nhận
người bệnh còn sống của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn kèm theo đơn thuốc
điều trị đợt 2, đợt 3;
- Ghi biên bản nhận lại thuốc gây nghiện không dùng hết do người nhà
người bệnh nộp lại. Biên bản được làm 02 bản (01 bản lưu tại nơi cấp, bán

thuốc; 01 bản người nộp lại thuốc giữ). Thuốc nhận lại để riêng, bảo quản và xử
lý theo đúng quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện.
05. Liệt kê các trường hợp người bán từ chối bán thuốc
- Đơn thuốc kê không đúng quy định
- Đơn thuốc có sự nhầm lẫn, sai sót
- Người mua thuốc không có khả năng tiếp nhận những chỉ dẫn cần thiết;
06. Nhãn thuốc là gì?
Nhãn thuốc là bản viết, bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu
hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc hoặc được
dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc để thể hiện các
thông tin cần thiết và chủ yếu về thuốc giúp người dùng lựa chọn và sử dụng


đúng thuốc và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, giám
sát, quản lý.
07. Trình bày nội dung bắt buộc của nhãn thuốc trên vỉ
- Tên thuốc;
- Hoạt chất, hàm lượng: thuốc ở dạng phối hợp có ít hơn hoặc bằng 3 hoạt chất
thì phải ghi đủ hoạt chất, hàm lượng của từng hoạt chất;
- Số lô sản xuất, hạn dùng;
- Tên cơ sở sản xuất. Tên cơ sở sản xuất có thể viết tắt nhưng phải bảo đảm nhận
diện được tên cơ sở sản xuất.
08. Phân biệt nhãn thuốc thành phẩm và nhãn nguyên liệu của thuốc gây
nghiện
Nhãn thuốc thành phẩm gây nghiện
nhãn nguyên liệu của
thuốc gây nghiện
Có ký hiệu Rx ở góc trên bên trái của tên thuốc và Có chữ “Gây nghiện”
dòng chữ“Thuốc bán theo đơn”; “Để xa tầm tay trẻ được in đậm trong khung
em”, “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. tròn tại góc trên bên phải

Và một số ký hiệu khác theo quy định của thuốc của nhãn thuốc.
thành phẩm như tiêm bắp (tb), tiêm dưới da (tdd),
tiêm tĩnh mạch (tm).
09. Người giới thiệu thuốc khi đã được cấp thẻ giới thiệu thuốc ở địa
phương này, nếu muốn giới thiệu ở địa phương khác thì phải làm gì ?
Trường hợp Người giới thiệu thuốc hoạt động tại địa bàn tỉnh khác, đơn vị tuyển
dụng cần gửi công văn thông báo thời gian, địa điểm, kế hoạch hoạt động của
Người giới thiệu thuốc tới Sở Y tế địa phương đó.
10. Lời dặn : « Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng » trong nội dung quảng
cáo là cho đối tượng nào ?
Quảng cáo thuốc trên sách báo, tạp chí, tờ rơi, bảng, biển, pano, áp phích, băng
rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông,
vật thể di động khác
11. Trình bày tiêu chuẩn của người bán thuốc
- Người bán lẻ thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc phải có trình độ chuyên môn từ dược
tá trở lên (riêng loại hình Tủ thuốc Trạm Y tế có thể chuyên môn về y, dược),
phù hợp với từng loại thuốc bán, như thuốc gây nghiện phải là dược sỹ đại học,
bán lẻ thuốc hướng tâm thần phải là dược sỹ trung học.
- Có sức khỏe
- Có đạo đức nghề nghiệp
- Có thời gian thực hành nghề nghiệp.
12. Niêm yết giá thuốc là gì ?
Niêm yết giá thuốc là việc cơ sở kinh doanh thuốc công khai giá bán thuốc bằng
cách in, dán, ghi giá bán lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc


hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác
được đặt, để, treo, dán tại nơi bán thuốc
13. Giá bán buôn dự kiến là gì ?
Giá bán buôn dự kiến là giá bán buôn do cơ sở sản xuất trong nước, cơ sở nhập

khẩu, cơ sở ủy thác nhập khẩu, cơ sở đặt gia công thuốc kê khai, kê khai lại với
với cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc
14. Trình bày quyền và trách nhiệm cơ sở bán buôn trong thực hiện quy
định về quản lý giá thuốc ?
- Cơ sở bán buôn thuốc có quyền tự định giá thuốc do cơ sở kinh doanh, đồng
thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về niêm yết giá và các quy
định khác về quản lý giá thuốc tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá niêm yết và các số
liệu, tài liệu báo cáo, thông tin về giá do cơ sở cung cấp.
- Cơ sở bán buôn thuốc căn cứ vào giá bán buôn dự kiến do cơ sở cung cấp
thuốc thông báo và thông tin về giá thuốc kê khai, kê khai lại được công bố trên
trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế để tự định giá thuốc do
cơ sở bán ra không cao hơn giá bán buôn dự kiến do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản
xuất trong nước, cơ sở uỷ thác nhập khẩu hoặc cơ sở đặt gia công thuốc đã kê
khai, kê khai lại đang có hiệu lực.
- Trường hợp cơ sở bán thuốc với giá thấp hơn giá đã kê khai, kê khai lại thì
phải tuân thủ quy định của pháp luật về chống bán phá giá.
15. Trình bày đối tượng áp dụng Nghị định 179/2014/NĐ-CP của Chính phủ
quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế trên lãnh thổ Việt Nam.
- Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các tổ chức,
cá nhân khác có liên quan.
16. Nêu hình thức phạt và phạt bổ sung đối với trường hợp không chấp
hành thông báo thu hồi thuốc ?
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời
hạn từ 03 tháng đến 06 tháng
17. Thế nào là phản ứng có hại của thuốc ?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, phản ứng có hại của thuốc
(adverse drug reaction – ADR) là một phản ứng độc hại, không được định trước,

xảy ra ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị
bệnh.
18. Nêu những yếu tố liên quan đến thuốc là nguy cơ cao phát sinh ADR
- Các yếu tố thuộc về bệnh nhân:
Tuổi: Trẻ sơ sinh và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao.


Giới tính: một số ADR hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Bệnh lý mắc kèm.
Tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc.
Yếu tố di truyền: thiếu một số enzym chuyển hóa.
- Các yếu tố liên quan đến thuốc:
Đặc tính lý hóa và dược động học của thuốc.
Công thức bào chế, thành phần tá dược.
Liều dùng thuốc, đường dùng và thời gian dùng.
Điều trị nhiều thuốc trong một phác đồ điều trị: tần suất ADR tăng lên theo cấp
số nhân với số lượng thuốc có trong một đợt điều trị, tương tác giữa các thuốc
cũng là yếu tố làm tăng ADR.
19. Trách nhiệm của dược sỹ lâm sàng trong công tác sử dụng thuốc an
toàn ?
- Có trách nhiệm cùng các bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử dụng thuốc
an toàn, hợp lí, hiệu quả và kinh tế.
- Phải thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần,
tác dụng dược lí, tác dụng phụ, liều dùng,
- Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh (trong quá trình đi buồng bệnh
cùng với bác sĩ và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc) về:
a) Chỉ định;
b) Chống chỉ định;
c) Lựa chọn thuốc;
d) Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng,

đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc;
đ) Các tương tác thuốc cần chú ý;
e) Phản ứng có hại của thuốc.
Sau khi hoàn thành quá trình xem xét các thuốc được kê đơn cho người
bệnh, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, dược sĩ lâm sàng
trao đổi với bác sĩ điều trị để tối ưu hóa việc dùng thuốc
20. Nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, trách nhiệm của bác sỹ trong
việc chỉ định thuốc cho người bệnh phải đảm bảo các yêu cầu nào?
a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án,
không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội
dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng
một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc,
thời điểm dùng thuốc, đường dùng và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.
c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các
đường dùng khác.
21. Nguyên tắc lựa chọn thuốc tân dược


- Kế thừa Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, đồng thời tham khảo
Danh mục thuốc thiết yếu hiện hành của Tổ chức Y tế thế giới, các hướng dẫn
điều trị của Bộ Y tế Việt Nam và căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn thuốc cụ thể;
- Phù hợp với chính sách, pháp luật về dược, thực tế sử dụng và khả năng bảo
đảm cung ứng thuốc của Việt Nam;
- Danh mục thuốc thiết yếu tân dược được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm an toàn
cho người sử dụng, một số loại thuốc có thể bị loại bỏ khỏi Danh mục nếu có
những tác dụng có hại nghiêm trọng được phát hiện;
- Các thuốc đưa vào Danh mục thuốc thiết yếu tân dược dưới tên chung quốc tế,
không đưa tên riêng chế phẩm.
22. Trình bày quy định về thanh tra viên khi thi hành nhiệm vụ ?

Thanh tra viên Dược khi thi hành nhiệm vụ phải mang sắc phục Thanh tra, thẻ
thanh tra viên hoặc quyết định thanh tra, quyết định trưng tập. Tùy trường hợp
có thể có cộng tác viên, kiểm nghiệm viên mang theo các phương tiện kỹ thuật
phục vụ yêu cầu thanh tra.
23. Phân biệt thanh tra và kiểm tra ?
- Kiểm tra là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan quản lý Dược và cơ quan
kiểm nghiệm nhằm đôn đốc thực hiện và kịp thời phát huy ưu điểm, phát hiện
sai lầm, uốn nắn, chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời, quá trình kiểm tra nếu thấy mức
độ vi phạm cần xử phạt hành chính cơ quan quản lý Dược và cơ quan kiểm
nghiệm chuyển sang Thanh tra Dược xem xét và xử lý.
- Thanh tra là chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra Dược, thanh tra viên
Dược hoặc đoàn thanh tra do cấp có thẩm quyền thành lập. Thanh tra thực hiện
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do Luật pháp quy định và xử lý theo pháp
luật hiện hành.
24. Trình bày quy định về bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện.
a) Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
b) Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
c) Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều
kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất
(với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
d) Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
đ) Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần
hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến
màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.
e) Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
g) Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần.
25. Trình bày tổ chức, biên chế khoa dược bệnh viện ?



Tùy thuộc hạng bệnh viện: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; số lượng cán
bộ; trang thiết bị; cơ sở vật chất mà bố trí nhân lực khoa Dược cho phù hợp.
Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:
- Nghiệp vụ dược;
- Kho và cấp phát;
- Thống kê dược;
- Dược lâm sàng, thông tin thuốc;
- Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc;
- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
Biên chế khoa Dược: Thực hiện theo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp
trong các cơ sở y tế nhà nước
26. Trình bày các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc ?
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp không đúng thẩm
quyền;
b) Người quản lý chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh thuốc không có
Chứng chỉ hành nghề dược;
c) Cơ sở kinh doanh thuốc không bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với từng
hình thức tổ chức kinh doanh đã đăng ký
d) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc mà cơ sở kinh doanh thuốc không hoạt động;
đ) Cơ sở kinh doanh thuốc chấm dứt hoạt động.
27. Trình bày việc cấp phát thuốc gây nghiện tại khoa dược cho các khoa
phòng ?
Khoa dược cấp phát thuốc cho các khoa điều trị theo Phiếu lĩnh thuốc
thành phẩm gây nghiện theo mẫu số 8 . Trưởng khoa dược hoặc người tốt nghiệp
đại học dược được trưởng khoa ủy quyền bằng văn bản ký duyệt phiếu lĩnh
thuốc thành phẩm gây nghiện của các khoa điều trị; Trưởng khoa điều trị, trưởng

phòng khám ký duyệt phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện cho khoa phòng
mình.
28. Trình bày khái niệm về thuốc gây nghiện ?
Thuốc gây nghiện là thuốc nếu sử dụng kéo dài có thể dẫn tới nghiện, được quy
định tại danh mục thuốc gây nghiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phù hợp
với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
29. So sánh việc quản lý thuốc gây nghiện với thuốc gây nghiện dạng phối
hợp ?
Nội dung
Dạng bào chế

Thuốc gây nghiện

Thuốc gây nghiện dạng phối
hợp
Đơn chất hoặc phối hợp Luôn luôn ở dạng phối hợp với
với một hoạt chât khác
một hoạt chât khác


Công thức

- Hoạt chất gây nghiện/+ - Hoạt chất thuốc thường +
hoạt chất HTT/+Tiền chất Hoạt chất gây nghiện/+ hoạt
ở mọi nồng độ/hàm lượng chất HTT/+Tiền chất, với nồng
độ/hàm lượng nhỏ hơn quy
dịnh tại PL II, IV, VI

Chế độ quản lý


Quản lý toàn diện theo Chỉ quản lý ở một số khâu: Ghi
Thông tư số 19/2014/TT- nhãn, xuất nhập khẩu, hủy
BYT
thuốc, một số quy định trong
SX, KD

30. Nêu điều kiện kinh doanh quầy thuốc ?
- Người quản lý chuyên môn là do dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên
và được cấp Chứng chỉ hành nghề dược loại hình Quầy thuốc;
- Cơ sở phải đạt nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc “GPP” và được cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc loại hình quầy thuốc.
1. Mức phạt tối đa trong xử phạt hành chính lĩnh vực y tế đối với tổ chức
A. 100.000.000
B. 200.000.000
C. 300.000.000
D.500.000.000
2. Nhãn thuốc trên vĩ, không bắt buộc phải ghi:
A. Tên cơ sở sản xuất
B. Tên thuốc
C. Số lô sản xuất
D. Chỉ định, cách dùng
3. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc
A. Lưu giữ mẫu thuốc theo từng lô sản xuất trong thời hạn ít nhất là một năm kể
từ khi thuốc hết hạn dùng;
B. Theo dõi chất lượng thuốc do cơ sở sản xuất lưu hành trên thị trường
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.
4. Trong chương trình DSTH, môn Quản lý dược:
A. Môn học cơ bản
B. Môn học đại cương

C. Môn chuyên môn, nghiệp vụ
D. Môn học chuyên ngành dược
5. Số đăng ký thuốc đạt chuẩn GMP WHO có hiệu lực:
A. 02 năm
B. 03 năm
C. 04 năm
D. 05 năm


6. Chức năng của người DSTH:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
7. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý:
A. Hướng dẫn sử dụng các thuốc đặc biệt có hiệu quả, an toàn, hợp lý
B. Cung cấp và cập nhật các thông tin về thuốc mới kịp thời.
C. Quản lý thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc ở Trạm Y tế;
D. Tư vấn lựa chọn thuốc cho người tiêu dùng
8. Nhiệm vụ của người DSTH:
A. Xác định nhu cầu thuốc của cộng đồng dân cư
B. Bào chế, sản xuất được một số thuốc thông thường
C. Quản lý và bảo quản thuốc đúng quy chế
D. Cả 03 câu A, B, C đều đúng.
9. Nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất của Ngành dược:
A. Cung ứng thuốc
B. Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc
C. Tham gia quản lý kinh tế dược
D. Điều tra nhu cầu thuốc
10. Thủ kho thuốc thành phẩm gây nghiện:

A. Dược sỹ đại học
B. Dược sỹ trung học được Giám đốc bệnh viện ủy quyền không quá 12 tháng;
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
11. Yêu cầu nào quan trọng nhất trong cung ứng thuốc:
A. Đầy đủ
B. Kịp thời
C. Chất lượng
D. Giá cả hợp lý
12. Có bao nhiêu loại giá thuốc:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
13. Điểm chung của Ngành Y và Dược Việt Nam :
A. Không có chung mục đích
B. Không cùng chương trình đào tạo
C. Có những điểm riêng biệt
D. Cùng một tổ chức quản lý
14. Mức phạt tối đa trong xử phạt hành chính lĩnh vực y tế đối với cá nhân:
A. 100.000.000
B. 200.000.000
C. 150.000.000
D. 250.000.000


15. Tổ chức quản lý nhà nước về dược, gồm máy cơ quan ở cấp TW:
A. 2
B. 3
C. 4

D. 5
16. Khoa dược có máy chức năng :
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
17. Cơ quan có thẩm quyền cao nhất kết luận về chất lượng thuốc:
A. Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm –mỹ phẩm tỉnh
B. Thanh tra Sở Y tế
C. Viện/Phân viện kiểm nghiệm dược
D. Bộ Y tế
18. Khoa dược phải tổ chức pha chế một số thuốc theo yêu cầu điều trị:
A. Thuốc pha chế theo đơn của bác sỹ
B. Thuốc sản xuất không phù hợp với quy mô công nghiệp
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
19. Sở Y tế chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của:
A. Bộ Y tế;
B. Ủy ban nhân dân tỉnh;
C. Thanh tra nhà nước
D. Hội đồng nhân dân
20. Thẻ người giới thiệu thuốc có giá trị:
A. 01 năm
B. 02 năm
C. 03 năm
D. 05 năm
21. Loại hình nào nêu dưới đây, được tổ chức ở 04 cấp:
A. Quản lý nhà nước
B. Quản lý dược
C. Kiểm nghiệm thuốc

D. Đào tạo nghiên cứu khoa học
22. Nghĩa vụ của cơ sở bán buôn thuốc
A. Được thay đổi bao bì và nhãn của thuốc.
B. Bảo đảm việc giao, nhận, bảo quản thuốc đáp ứng trình độ chuyên môn theo
quy định.
C. Kê khai/kê khai lại giá bán buôn dự kiến
D. Mua và bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
23. Hội dược học là tổ chức thuộc:
A. Bộ Y tế
B. Sở Y tế
C. Liên hiệp các hội khoa học kỷ thuật Việt Nam


D. Liên hiệp các hội nghề nghiệp Việt Nam
24. Thuốc được phép quảng cáo cho công chúng
A. Morphine 10mg/ml
B. Dexamethason 16mg/ml
C. Digoxin 0,25mg
D. Exomuc
25. Một trong những chức năng của Viện Kiểm nghiệm:
A. Thanh tra dược
B. Quản lý dược
C. Điều tra thống kê nhu cầu thuốc
D. Nghiên cứu khoa học
26. Thuốc không được phép quảng cáo cho công chúng
A. Ampicillin 500mg
B. Adrenalin 1mg/ml
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
27. Thuốc theo Luật dược, bao gồm:

A. Nguyên liệu làm thuốc;
B. Vaccin, sinh phẩm Y tế;
C. Bao bì trực tiếp;
D. Cầu A, B, C đúng;
28. Cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp thẻ “giới thiệu thuốc”
A. Bộ Y tế
B. Sở Y tế
C. Cục Quản lý dược
D. Phòng Y tế huyện, quận
29. Thuốc mới:
A. Thuốc có chứa hoạt chất mới;
B. Thuốc có sự kết hợp mới của các chất lưu hành;
C. Thuốc có dạng bào chế mới
D. Câu A, B, C đúng;
30. Nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ quảng cáo thuốc trên đài truyền hình
A. Bộ Y tế
B. Sở Y tế
C. Cục Quản lý dược
D. Đài truyền hình nơi cơ sở đăng ký quảng cáo
31. Thuốc giả:
A. Không có dược chất;
B. Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký;
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.
32. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc đa ban hành, có giá trị:
A. Là bản cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng
B. Là bản cam kết của nhà sản xuất đối với chất lượng thuốc được lưu hành
C. Câu A, B đúng



D. Câu A, B sai
33. Chính sách về dược của Nhà nước Việt Nam:
A. Giảm thuế cho các Doanh nghiệp dược phẩm
B. Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu, kinh
doanh và sử dụng thuốc tại Việt Nam.
C. Đầu tư phát triển các Doanh nghiệp dược Việt Nam thành ngành kinh tế kỹ
thuật mũi nhọn;
D. Hỗ trợ phát triển công nghiệp dược ở các vùng kinh tế khó khăn.
34. Hình thức quảng cáo thuốc cho cán bộ y tế
A. Sách, báo
B. Tạp chí, tờ rơi
C. Hội chợ triển lãm;
D. Qua người giới thiệu thuốc
35. Nguyên tắc quản lý giá thuốc của Nhà nước Việt Nam:
A. Giá bán buôn phải kê khai
B. Thuốc trước khi lưu hành phải kê khai giá bán buôn, bán lẻ dự kiến
C. Cơ sở sản xuất thuốc phải niêm yết giá bán buôn, bán lẻ
D. Nhà nhập khẩu thuốc phải được cấp số đăng ký trước khi lưu hành trên thị
trường Việt Nam.
36. Cách hủy thuốc nào sau đây được áp dụng nhiều nhất:
A. Dùng nước
B. Dùng lửa
C. Dùng lực cơ học
D. Đem chôn
37. Cơ quan chịu trách nhiệm công bố giá thuốc đối với các loại thuốc do
bảo hiểm y tế chi trả:
A. Bộ Y tế
B. Bộ Tài chính;
C. Bộ Thương Mại
D. Bảo hiểm xã hội Việt Nam

38. Cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc:
A. Bộ Y tế
B. Cục Quản lý dược
C. Sở Y tế
D. Thủ tướng chính phủ
39. Cơ quan quản lý nhà nước về dược cấp trung ương:
A. Chính phủ
B. Bộ Y tế
C. Bộ cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế
D. Thanh tra Bộ Y tế
40. Đối với cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu phải lưu giữ mẫu ít nhất là bao
nhiêu tháng, sau khi thuốc hết hạn
A. 03 tháng
B. 06 tháng
C. 09 tháng


D. 12 tháng
41. Những hành vi bị nghiêm cấm:
A. Thông tin, quảng cáo thuốc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng;
B. Bán thuốc tại cơ sở bán thuốc hợp pháp.
C. Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.
D. Câu A, C đều đúng
42. Căn cứ để phân loại mức độ vi phạm chất lượng thuốc:
A. Tiêu chuẩn chất lượng
B. Các điều khoản cam kết của nhà sản xuất
C. Các điều khoản cam kết trong hợp đồng kinh tế
D. Mức độ ảnh hưởng của thuốc trên người dùng
43. Quyền của cơ sở sản xuất thuốc:
A. Xuất khẩu thuốc ra nước ngoài

B. Thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật
C. Thực hành tốt trong sản xuất, phân phối, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc
D. Câu A, B, C đều đúng
44. Một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng thuốc được quy định:
A. Tài liệu kỹ thuật
B. Bao bì đóng gói
C. Thành phẩm
D. Bán thành phẩm
45. Kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ là một trong các nội dung
bắt buộc của:
A. Việc tự kiểm tra của các đơn vị sản xuất, kinh doanh
B. Chỉ đơn vị sản xuất thực hiện;
C. Không nhất thiết bắt buộc thực hiện các công việc trên;
D. Việc kiểm tra của nhà nước phải thực hiện;
46. Khi ký kết hợp đồng mua bán phải có điều khoản về chất lượng thuốc,
quy định bắt buộc đối với:
A. Thuốc sản xuất trong nước
B. Thuốc sản xuất nhượng quyền
C. Thuốc nhập khẩu
D. Thuốc sản xuất tại cơ sở chưa đạt GMP
47. Hình thức kinh doanh thuốc:
A. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
B. Bán buôn, bán lẻ,
C. Dịch vụ bảo quản và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
D. Câu A, B, C đúng
48. Cục Quản lý dược Việt Nam có quyền thẩm định để ban hành tiêu
chuẩn cơ sở cho loại thuốc nào
A. Thuốc tân dược sản xuất trong nước
B. Thuốc đông dược sản xuất trong nước
C. Thuốc của các đơn vị sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP

D. Các câu trên đều sai
49. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuôc:


A. Cục quản lý dược (Bộ Y tế)
B. Sở Y tế (UBND tỉnh).
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.
50. Nhà sản xuất phải gửi bản Tiêu chuẩn chất lượng thuốc đến nơi đâu:
A. Chỉ lưu tại đơn vị
B. Gửi đến Sở Y tế nơi có thuốc lưu hành
C. Gửi đến tất cả cơ quan quản lý chất lượng thuốc ở địa phuong nơi có thuốc
lưu hành
D. Chỉ gửi đến Sở Y tế nơi đặt cơ sở sản xuất.
51. Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc cho các cơ sở:
A. Doanh nghiệp đạt GDP
B. Cơ sở đạt GPP
C. Hộ sản xuất cá thể thuốc đông y.
D. Câu A, B, C đúng
52. Đơn thuốc có giá trị trong thời gian:
A. 15 ngày
B. 10 ngày
C. 05 ngày
D. 07 ngày
53. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược loại hình nhà thuốc:
A. Dược sỹ chuyên tu: 05 năm thực hành;
B. Dược sỹ chính quy: 05 năm thực hành;
C. Dược sỹ chuyên tu: 02 năm thực hành nếu đăng ký hành nghề ở vùng miền
núi, vùng khó khăn.

D. Câu B, C đúng
54. Thuốc mới:
A. Công thức bào chế có hoạt chất mới;
B. Có kết hợp mới của các hoạt chất
C. Có chỉ định mới đường dùng mới
D. Câu A, B, C đúng
55. Người sau đây không được cấp Chứng chỉ hành nghề dược:
A. Đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
B. Đang trong thời gian quản chế hành chính
C. Đang công tác tại các cơ quan nhà nước
D. Đang tham gia Hội dược học
56. Có máy cấp tiêu chuẩn chất lượng thuốc
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
57. Quy định về cơ sở bán lẻ thuốc:
A. Cơ sở bán buôn muốn bán lẻ thuốc phải đăng ký mở điểm bán lẻ
B. Điểm bán lẻ của doanh nghiệp phải đóng trên trụ sở chính của doanh nghiệp;


C. Cơ sở bán lẻ được phép mở bất cứ địa bàn nào trong xã, phường, thị trần.
D. Phạm vi kinh doanh của các sở bán lẻ: bán lẻ thuốc thành phẩm.
58. Nhãn thuốc trên vĩ, không bắt buộc phải ghi:
A. Tên cơ sở sản xuất
B. Tên thuốc
C. Số lô sản xuất
D. Chỉ định, cách dùng
59. Giấy khám sức khỏe do cơ quan nào cấp:
A. Trung tâm giám định y khoa tỉnh

B. Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trở lên
C. Cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
D. Câu A, B, C đúng
60. Nhãn thuốc nhỏ mắt, có dòng chữ:
A. “Thuốc nhỏ mắt”
B. “Thuôc tra mắt”
C. Không phân biệt thuốc nhỏ mắt thường với thuốc nhỏ mắt độc.
D. Có dòng chữ “thuốc bán theo đơn”
61. Chứng chỉ hành nghề dược có giá trị:
A. 05 năm
B. Kể từ ngày ký
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.
62. Điều kiện về trình độ chuyên môn của người quản lý chuyên môn cơ sở
kinh doanh thuôc:
A. Dược sỹ đại học cho Quầy thuốc
B. Y sỹ cho Tủ thuốc Trạm Y tế;
C. Dược sỹ trung học cho cơ sở sản xuất thuốc dông y.
D. Dược tá cho cơ sở bán lẻ dược liệu.
63. Quy định về chứng chỉ hành nghề dược
A. Có giá trị sử dụng phạm vi cả nước
B. Cấp cho cơ sở hành nghề dược
C. Địa phương nào thì cấp chứng chỉ cho cá nhân đăng ký hành nghề ở địa
phương đó.
D. Do Phòng Y tế cấp CCHND cho loại hình Quầy thuốc, Đại lý thuốc.
64. Điều kiện thuốc được phép lưu hành
A. Thuốc được sản xuất tại cơ sở GMP WHO;
B. Vật liệu bao bì và dạng đóng gói còn nguyên vẹn;
C. Có số đăng ký hoặc được nhập khẩu theo quy định
D. Thuốc chưa kê khai giá thuốc theo quy định của Luật dược;

65. Hình thức kinh doanh của Cơ sở bán buôn thuốc:
A. Doanh nghiệp kinh doanh thuốc;
B. Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sản xuất, buôn bán dược liệu, thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu;
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai.


×