Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Duong van diễn THADS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.96 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA LỚP ĐỒNG THÁP
Câu 1. (6.0 điểm) Nhận định đúng sai và giải thích tại sao?
1.1Người yêu cầu thi hành án phải là cá nhân.
Nhận định này sai.
Căn cứ CSPL: theo khoản 2, 3, Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 (đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2014). Sau đây gọi chung là Luật Thi hành án dân sự.
Người yêu cầu thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức.
1.2Bên được quyền yêu cầu thi hành án dân sự phải là cá nhân, cơ quan, tổ
chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
Nhận định này sai.
Căn cứ CSPL: theo khoản 1, 2, 3, Điều 3; khoản 1, 2, Điều 7 Luật Thi hành án
dân sự.
Quy định người được yêu cầu thi hành án gồm cả hai bên đương sự, người
được thi hành án và cả người phải thi hành án. Người được thi hành án tức là cá
nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được
thi hành. Người phải thi hành án tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện
nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
1.3Trong mọi trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được chủ
động ra quyết định thi hành án.
Nhận định này sai.
Căn cứ CSPL: theo khoản 1, 2, Điều 36 Luật Thi hành án dân sự
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án đối
với phần bản án quy định tại khoản2, Điều 36. Bên cạnh đó theo Khoản 1, Điều
36Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu
thi hành án.
1.4Trong quá trình thi hành án dân sự nếu các bên có thỏa thuận được với
nhau về kết quả thi hành án thì không cần phải có chấp hành viên.
Nhận định này sai.
Căn cứ CSPL: theo khoản 1, Điều 6 Luật Thi hành án dân sự
Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không
vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án


theo thoả thuận được công nhận.
Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc
thoả thuận về thi hành án.


Câu 2. (4.0 điểm)
Có quan điểm cho rằng Thi hành án dân sự không phải là một giai đoạn của
quá trình tố tụng dân sự. Anh/ chị hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến
trên?
Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của bộ máy nhà
nước nhằm đảm bảo cho các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, Trọng tài
thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thi hành trên thực tế. Hoạt
động THADS có hiệu quả góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và lợi ích của Nhà nước, qua đó
góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả
của bộ máy nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
Hoạt động Thi hành án là quá trình diễn ra sau quá trình xét xử của toà án.
Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở để tiến hành các
hoạt động thi hành án. Không có kết quả của hoạt động xét xử thì cũng không có
hoạt động thi hành án. Vì vậy, có thể nói Thi hành án dân sự không phải là một giai
đoạn của quá trình tố dụng dân sự.
Điều này càng được khẳng định rõ tại khoản 2, Điều 46, Bộ Luật Tố tụng dận
sự 2015, có hiệu lực 01/7/2016. Quy định:
Cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
- Tòa án nhân dân;
- Viện kiểm sát nhân dân.
Vì thế tôi đồng ý với quan điểm cho rằngThi hành án dân sự không phải là
một giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×