Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tỉ lệ tiền tăng huyết áp và các đặc điểm lâm sàng của đối tượng cán bộ khám sức khỏe tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.12 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ TIỀN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM
SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG CÁN BỘ KHÁM SỨC KHỎE TẠI
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Lê Thị Minh Trang, Huỳnh Văn Minh1
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhằm tìm hiểu tỉ lệ và các đặc điểm lâm sàng tiền Tăng huyết áp (TTHA) các
đối tượng trong độ tuổi lao động tại khu vực Thừa Thiên - Huế.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp cắt ngang mô
tả trên 399 đối tượng là cán bộ đến khám tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế năm 2013
bằng phương pháp ngẫu nhiên.
Kết quả: Tỷ lệ Tiền THA là 23,.6%. Tình trạng TTHA tăng dần theo tuổi, tuổi càng cao
thì tỉ lệ TTHA càng cao. Tỷ lệ TTHA ở nam cao hơn ở nữ. Có mối liên quan giữa thói quen uống
rượu bia, hút thuốc lá và tình trạng TTHA. Bệnh nhân TTHA thường có các triệu chứng lâm
sàng: Đau đầu vùng chẩm 13,8%, hoa mắt, chóng mặt 11,7, đau thắt ngực 8,5%, vòng bụng có
nguy cơ 12%, thừa cân, béo phì 47,9%; tần số tim 74,34±3,47 lần/phút; BMI là 23,20±3,02 kg/m2;
glucose là 5,58±0,98mmol/l; cholesterol toàn phần 4.46±1.00 mmol/l; ure 4.10±0.93 mmol/l;
creatinine 73,13±13,23µmol/l.
Kết luận: Tần suất tiền THA chiếm tỉ lệ tương đương và có các biểu hiện lâm sàng như
THA thật sự vì vậy cần có chiến lược theo dõi quản lý thích hợp cho nhóm bệnh đặc biệt này./.
Từ khóa: Tiền tăng huyết áp, cán bộ.
ABSTRACT

PREVALENCE AND CLINICAL CHARACTERISTICS OF
PREHYPERTENSION IN STAFF OF HUE UNIVERSITY
OF MEDICINE AND PHARMACY
Le Thi Minh Trang, Huynh Van Minh1
Aim: To definite the prevalence and clinical characteristics of prehypertensiion in staff of
Hue University of Medicine of Pharmacy.
Methods: The observational cross-sectional study was based on a random sample of 399
people are officers to health screening at the hospital Hue University of Medicine in 2013.
Results: The study showed that the prehypertension is 23,6%. People are at higher risk of


prehypertension with their aging. The prevalence of prehypertension in male is statistically
higher than that in female. There is a statistically significant correspondence between routine
1
1

Đại học Y Dược Huế
Đại học Y Dược Huế

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

301


drinking alcohol/beer, smokers, and the prehypertension status. People with pre-hypertension
often have clinical symptoms: headache the occipital region 13,8%, dizziness 11,7%, angina
pectoris 8,5%, high risk waist circumference 12%, overweight, obesity 47,9%, frequency of
circuit 74,34±3,47 times/minute, BMI 23,20±3,02 kg/m2, glucose 5,58±0,98(mmol/l), total
cholesterol 4,46±1,00 mmol/l; urea 4,10±0,93 mmol/l; creatinine 73,13±13,23µmol/l.
Conclusion: The prevalence and clinical characteristics of prehypertension was quite similar
with that of true hypertension so it should be running a suitable program for this special disease.
Keywords: Prehypertension, staff.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh ngày càng phổ biến, là yếu tố nguy cơ cao đối với các
bệnh lý tim mạch ở các nước công nghiệp phát triển và cả nước ta. THA đã và đang trở thành
vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại các nước trên thế giới. Theo tổ chức y
tế thế giới, hàng năm THA gây chết sớm 7,1 triệu người và chiếm 4,5% bệnh tật nói chung [17].
Thông thường những người bị THA đến khám thì đã muộn hoặc huyết áp quá cao hoặc đã
có biến chứng trước khi biết chỉ số huyết áp của mình. Sự tăng cao liên tục của huyết áp gây ra
nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận, xơ vữa thành động mạch mà đặc biệt là
động mạch vành và động mạch não [4], [9], [14]. Vì vậy, phát hiện sớm tiền tăng huyết áp

(TTHA) và các tác động của nó lên cơ quan đích là quan trọng để đề ra các phương pháp điều trị
và dự phòng kiểm soát huyết áp và các biến chứng xảy ra.
Tháng 3/2005, báo cáo lần thứ 7 của liên ủy ban quốc gia về THA và dự phòng, phát hiện
và đánh giá điều trị THA đã nêu ra một phân loại mới vể huyết áp ở người trưởng thành được gọi
là TTHA [17]. Quyết định số 3192 /QĐ-BYT ngày 31/ 08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế đã đưa ra
hướng dẩn điều trị và chẩn đoán THA, TTHA[11]. Nhiều nghiên cứu cho thấy 2/3 đối tượng
TTHA không điều trị phát triển thành THA thực sự sau 4 năm. Hiện nay có tới 30% người Mỹ
và châu Âu được xếp vào nhóm bệnh nhân bị TTHA, 34,5% số người trưởng thành ở tỉnh
Đắk Lắk. Cùng với sự gia tăng tỷ lệ THA thì số người được chẩn đoán TTHA cũng tăng theo [10].
Đa số bệnh nhân THA không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh. Đau đầu vùng
chẩm là triệu chứng thường gặp. Các triệu chứng khác có thể gặp là chóng mặt, hồi hộp, mệt,
khó thở, mờ mắt,… không đặc hiệu.
Để góp phần đánh giá những đặc điểm lâm sàng trên đối tượng TTHA so sánh với nhóm
huyết áp bình thường nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tần suất tiền tăng
huyết áp và các đặc điểm lâm sàng của đối tượng cán bộ khám sức khỏe tại bệnh viện trường
Đại học Y Dược Huế ” với mục tiêu sau:
1. Xác định tần suất tiền tăng huyết áp ở cán bộ khám sức khỏe tại bệnh viện trường Đại
học Y Dược Huế.
2. Đánh giá mối tương quan tiền tăng huyết áp với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
tổn thương cơ quan đích.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

302


2.2. Đối tượng nghiên cứu

Cán bộ đến khám sức khỏe tại phòng khám, bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
Tiêu chuẩn loại trừ: Người từ chối tham gia nghiên cứu; phụ nữ có thai; người có dị tật,
khiếm khuyết chi; bệnh lý cấp tính nặng nề, bệnh nhiễm khuẩn; đang điều trị với thuốc corticoid,
thuốc lợi tiểu và thuốc gây THA…
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp mô tả, cắt ngang.
2.3.1. Cỡ mẫu
- Cỡ mẫu chung: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
n=
Trong đó:
= 1.96(ở khỏang tin cậy 95%); α là ngưỡng sai lầm loại I (α = 0,05);
p = 0,5; d (độ chính xác mong muốn) = 0,05;
Như vậy, cỡ mẫu chung cho thiết kế nghiên cứu là 384 người.
2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn: Thông tin các nhân: Tuổi, giới, dân tộc, trình độ học
vấn..., các thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia,... Tiền sử bản thân và gia đình về THA.
- Xác định tình trạng HA: Đo HA bằng huyết áp kế thủy ngân. Phân loại THA theo Quyết
định số 3192 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn điều
trị và chẩn đoán THA, TTHA [2],[11].
- Khám tổng quát các cơ quan, đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông.
- Định lượng và đánh giá các thông số cận lâm sàng.
2.3.3. Phân tích, xử lý số liệu
Số liệu được nhập trên nền phần mềm Epidata 3.0 và phân tích trên nền phần mềm SPSS 11.5.
Sử dụng test thống kê χ 2, r để tìm mối liên quan.
3. KẾT QUẢ
3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 399 bệnh nhân, bao gồm: 295 nam (chiếm tỷ lệ 73,9%) và
104 nữ (chiếm tỷ lệ 26,1%). Phân bố ở các nhóm tuổi: 22,1% ở nhóm < 30, 39.8% ở nhóm 30-39 tuổi;
21,3% ở nhóm 40-49 tuổi; 16,8% ở nhóm ≥50.
3.2. Tần suất tiền tăng huyết áp

Bảng 1. Tần suất tiền tăng huyết áp
Huyết áp

Tần số

Tỷ lệ (%)

Huyết áp tối ưu

163

40.8

Huyết áp bình thường

107

26.8

Tiền tăng huyết áp

94

23.6

Tăng huyết áp

35

8.8


TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

303


Bệnh nhân có huyết áp tối ưu chiếm tỉ lệ cao nhất với 40.8%. Có 94 bệnh nhân bị TTHA
chiếm 23,6%.
- Tần suất mắc tiền tăng huyết áp ở nữ: 7,1%; ở nam: 29,2%
Bảng 2. Phân bố bệnh nhân TTHA theo tuổi
Tuổi

Tổng

Số TTHA

Tần suất (%)

< 30

88

14

15.9

30-39

159


35

22.1

40-49

85

26

30.6

≥50

67

19

28.4

Bệnh nhân TTHA gặp nhiều nhất ở nhóm 30-40 tuổi với 35 bệnh nhân và thấp nhất ở
nhóm ≤ 30 tuổi với 14 bệnh nhân
3.3. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của TTHA và các mối liên quan
Các triệu chứng lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân TTHA: Đau đầu vùng chẩm 13.8%, hoa
mắt, chóng mặt 11,7%, đau thắt ngực 8,5%, hồi hộp 7,4%, ù tai 4,3%...
Bảng 3. Chỉ số nhân trắc của bệnh nhân TTHA
Nam (n = 86)

Nữ (n = 8)


Chung

Mạch

74,65±3,41

71,0 ± 2,45

74,34±3,47

Cân nặng

64,94 ± 9,76

53,75 ± 4,71

64,0±9,91

Chiều cao

166,9 ± 4,64

155,0 ± 5,58

165,88±5,76

BMI

23,28 ±3,13


22,35 ±1,15

23,20±3,02

Tần số mạch trung bình của bệnh nhân TTHA là 74,34±3,47 lần/phút, BMI trung bình là
23,20±3,02 kg/m2.
Ở người TTHA: Huyết áp tâm thu 130,32 ± 4,16mmHg; huyết áp tâm trương: 79,88± 5,50mmHg.
Glucose trung bình là 5,58±0,98(mmol/l); cholesterol toàn phần trung bình 4,46±1,00(mmol/l); ure
trung bình 4,10±0,93(mmol/l); creatinine 73,13±13,23(µmol/l).
Nhận xét: Giữa cholesterol toàn phần và huyết áp tâm thu có tương quan thuận vừa với
nhau, có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).
HATT = 123,8 + 1,82 x cholesterol;
R- Square = 0,185, r = 0,43

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

304


Biểu đồ 1. Mối tương quan giữa chỉ số cholesterol toàn phần và huyết áp
Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nhân TTHA có rối loạn trên điện tâm đồ
Điện tâm đồ

Tần số

Tỷ lệ %

Thiếu máu cơ tim

11


11.7

Block nhánh phải hoàn toàn

3

3.2

Tăng gánh thất trái

4

4.3

Dày thất trái

2

2.1

Không có tổn thương

74

78.7

Tỷ lệ những người TTHA bị thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ chiếm tới 11.7%, tăng gánh
thất trái cũng chiếm 4.3%
Bảng 5. Trị số trung bình của các chỉ số sinh hóa máu của các bệnh nhân TTHA

Trung bình

Sd

Max

Min

Glucose (mmol/l)

5,58

0,98

3,79

10,12

Cholesterol toàn phần (mmol/l)

4,64

1,00

2,94

8,38

Triglyceride (mmol/l)


2,69

2,29

0,50

13,27

HDL (mmol/l)

1,21

0,63

0,52

4,91

LDL (mmol/l)

2,56

0,81

0,50

4,96

Ure (mmol/l)


4,10

0,93

2,1

6,9

Creatinine (µmol/l)

73,13

13,23

24,10

100

Nhóm bệnh nhân TTHA có rối loạn lipit máu hỗn hợp chiếm ưu thế, kế đến là nhóm tăng
TG đơn thuần; có 22 bệnh nhân TTHA có rối loạn đường huyết lúc đói chiếm 23,4%.
Trong 94 bệnh nhân TTHA có 12 bệnh nhân có vòng bụng có nguy cơ cao chiếm 12,8%.
Các mối liên quan giữa TTHA và BMI: Mức BMI càng cao thì tỷ lệ tiền tăng huyết áp càng cao.
Tiền sử gia đình tăng huyết áp: Những người có tiền sử gia đình mắc tăng huyết áp thì có nguy

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

305


cơ mắc tiền tăng huyết áp cao hơn những người không có tiền sử gia đình. Hút thuốc lá: Tỷ lệ

mắc tiền tăng huyết áp cao hơn ở bệnh nhân có hút thuốc lá. Uống rượu bia: Tỷ lệ mắc tiền tăng
huyết áp cao hơn ở bệnh nhân có uống rượu bia.
4. BÀN LUẬN
Với tỷ lệ 23,6% người TTHA trong cộng đồng nghiên cứu của chúng tôi, so với nhiều
vùng trong toàn quốc, cũng như trên thế giới, tình trạng TTHA ở đây là khá cao và rõ ràng là
một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm [3], [8], [10], [16]. Theo Nguyễn Lân Việt,
Đào Duy An, ở những người bị TTHA thì nguy cơ THA thực sự tăng gấp 2 lần so với người có
huyết áp bình thường, do vậy, cần quan tâm, truyền thông, giáo dục đối tượng này về thói quen
sinh hoạt và dự phòng tiến triển của THA [1] [15].
Với kết quả này, chúng tôi nhận thấy có một tỷ lệ tiền tăng huyết áp khá cao đang tiềm ẩn
trong cộng đồng. Tiền tăng huyết áp tuy ít được chú ý về mặt điều trị nhưng lại rất có ý nghĩa về
mặt cộng đồng, vì nếu hạn chế được tiền tăng huyết áp thì có thể giảm được tỷ lệ tăng huyết áp.
Nghiên cứu của Bonita Falker, Samuel S. Gidding, Ronald Portman và Bernard Rosner về tiền
tăng huyết áp ở trẻ em cho biết tiến triển từ tiền tăng huyết áp đến THA thực sự xảy ra 7% hằng
năm, và có tới 90% số người bị tiền tăng huyết áp thành THA thực sự trong cuộc đời; theo
Chobanian có đến 40% số người bị tiền tăng huyết áp thành THA sau 2 năm; tiền tăng huyết áp
cũng là nguy cơ của bệnh lí tim mạch, đột quỵ. Theo Nguyễn Lân Việt, Đào Duy An, ở những
người bị tiền tăng huyết áp thì nguy cơ THA thực sự tăng gấp 2 lần so với người có huyết áp
bình thường, do vậy, cần quan tâm, truyền thông, giáo dục đối tượng này về thói quen sinh hoạt
và dự phòng tiến triển của THA.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, người TTHA có rất ít các biểu hiện về mặt lâm sàng. Các
triệu chứng có thể gặp như đau đầu vùng chẩm chiếm tỷ lệ cao nhất với 13,8%, hoa mắt 11,7%,
chóng mặt 10.6%, tiếp theo là đau thắt ngực, ù tai, ... chiếm tỷ lệ thấp. Các triệu chứng này tương
tự với các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân THA [7].
Trong nghiên cứu này, các giá trị nhân trắc của bệnh nhân TTHA cao hơn của tác giả
Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Minh Hùng năm 2003 ở cán bộ công nhân viên Hà Nội [5].
Trị số huyết áp tâm thu trung bình và huyết áp tâm trương trung bình của đối tượng TTHA
phù hợp với nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt [6].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của một số tác giả khác [12] và cho
thấy nhóm rối loạn lipid hỗn hợp chiếm ưu thế, kế đến là nhóm tăng TG đơn thuần, nhóm tăng

TC đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp.
Về tổn thương bệnh lí trên điện tâm đồ ở người TTHA, chúng tôi thấy tỉ lệ những người có
tổn thương thiếu máu cơ tim chiếm 11,7%, tăng gánh thất trái chiếm 4,3%, block nhánh phải
hoàn toàn chiếm 3,2%, dày thất trái chiếm 2,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Chu Hồng Thắng trên bệnh nhân THA với thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ cao [13].
Về tổn thương bệnh lí trên điện tâm đồ ở người tiền tăng huyết áp, chúng tôi thấy tỉ lệ những
người có tổn thương thiếu máu cơ tim chiếm 11,7%, tăng gánh thất trái chiếm 4,3%, block nhánh
phải hoàn toàn chiếm 3,2%, dày thất trái chiếm 2,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với nghiên cứu của Chu Hồng Thắng trên bệnh nhân THA với thiếu máu cơ tim chiếm tỷ lệ cao.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

306


Qua đây, chúng tôi thấy, ở các cán bộ, công nhân viên chức, tỷ lệ tiền tăng huyết áp rất cao
nhưng các tổn thương bệnh lý tim mạch chủ yếu là thiếu máu cơ tim, còn các tổn thương nặng
hơn như tăng gánh thất trái, dày thất trái,... chiếm tỷ lệ không nhỏ. Do đó, theo chúng tôi cần có
một mô hình can thiệp sớm trong quản lý và phát hiện sớm tiền tăng huyết áp trong cộng đồng
và nhân rộng ra toàn quốc.
5. KẾT LUẬN
- Tần suất mắc tiền tăng huyết áp chung 23.6%; nữ: 7.1%; nam: 29.2%.
- Bệnh nhân tiền THA có các dấu hiện và biểu hiện cận lâm sàng như bệnh nhân THA:
Đau đầu vùng chẩm 13,8%, hoa mắt 11,7%, chóng mặt 10,6%, đau thắt ngực 8,5%, rối loạn
đường huyết lúc đói chiếm 23,4%; rối loạn lipit máu hổn hợp chiếm ưu thế, kế đến là nhóm tăng
TG đơn thuần, thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ chiếm 11,7%, tăng gánh thất trái 4,3%, block
nhánh phải hoàn toàn 3,2%, dày thất trái 2,1%.
- Do vậy, cần có chiến lược quản lý thích hợp đối với nhóm bệnh đặc biệt này trong thời
gian đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy An (2007), “Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào”, Tạp chí Tim mạch học
Việt Nam số 47 -2007, tr.445-451.
2. Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn điều trị và chẩn đoán tăng huyết áp.
3. Nguyễn Văn Hai (2010), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở
người dân trong độ tuổi lao động từ 18-60 tuổi tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai năm 2009”,
Luận án chuyên khoa cấp 2, chuyên ngành Quản lý y tế, Trường Đại học Y dược Huế.
4. Hội tim mạch Việt Nam, “Khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam về chẩn đoán, điều
trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến cáo về các bệnh lý Tim mạch và chuyển hóa
giai đoạn 2006- 2010, NXB Y học, tr 1-50.
5. Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Minh Hùng (2003), Huyết áp và yếu tố nguy cơ tim mạch ở
CBCNV Hà Nội, Tạp chí Tim mạch học Việt nam số 36, tr 47-48.
6. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Thị Bạch Yến
và cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của các tỉnh phía Bắc Việt Nam
2001 – 2002”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam; 33: 9-33.
7. Dương Vĩnh Linh, Trần Hữu Dàng, Nguyễn Dung, Nguyễn Đức Hoàng và cs (2005),
“Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Vân Hương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế”, Hội nghị khoa học Y Dược, Trường Đại học Y Khoa Huế lần thứ XI, tr 314-318.
8. Hồ Thúy Mai (2005) “Nghiên cứu thực trạng Đái tháo đường típ 2 và các yếu tố liên quan ở
cán bộ nhân viên sở điện lực Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành – Số 536/2006, Tr 103-109.
9. Huỳnh Văn Minh (2008), “Tăng huyết áp”, Tim mạch học – Bài giảng sau đại học, NXB
Đại học Huế.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

307


10. Đặng Oanh (2009), “Tình hình tăng huyết áp của người trưởng thành tại tỉnh Dăk Lăk
năm 2009 và một số yếu tố liên quan”, Kỷ yếu toàn văn báo cáo đề tài khoa học. Tạp chí y tế
công cộng: 1/2010, số 14.

11. Quyết định số 3192/ QĐ – BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban
hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
12. Trần Võ Vinh Sơn (2003), “Tổn thương tim mạch ở bệnh nhân Đái tháo đường type II”
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 36, 2003.
13. Chu Hồng Thắng (2008), “Nghiên cứu thực trạng bệnh tăng huyết áp và rối loạn
chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên”,
Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
14. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Sinh lí học tập 1, nxb Y học, tr 176-245.
15. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Vũ Thị Vựng, Phạm Thái Sơn (2006), “Nghiên cứu
xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp của nhân dân xã
Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu y học, tập 40, số 1, năm 2006, tr 23-28.
16. Hisatomi Arima (2012), “Effects of Prehypertension and Hypertension Subtype on
Cardiovascular Disease in the Asia – Pacific Region”.
17. National high blood pressure education program (2003), “ The seventh report of the
Joint National Committee on prevention, detection, evaluation, and treatment of hight blood
pressure”, JNC 7 Expreess.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

308



×