Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.14 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI,
TỈNH QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 831.01.05

Đà Nẵng - Năm 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Phạm Quang Tín

Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy
Phản biện 2: PGS.TS Hồ Đình Bảo

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là một khu kinh tế
trọng tâm của tỉnh Quảng Bình, đến năm 2018 hơn 76,75% lực lượng
lao động, trong đó lực lượng lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội
tập trung chủ yếu ở khu vực lao động tự do thuộc đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện. Tính đến 31/12/2018 mới chỉ đạt 1,91% so với số
người thuộc diện tham gia. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển
BHXH tự nguyện còn rất lớn, và chính sách này chưa thực sự thu hút
được sự quan tâm, tham gia của người lao động.
Vì vậy, việc đánh giá tình hình triển khai, thực hiện chính sách
BHXH tự nguyện để khắc phục những điểm còn hạn chế, phát huy
những yếu tố có lợi, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm cải thiện
tình hình, thu hút được người lao động tham gia là cần thiết do đó tôi
tiến hành nghiên cứu, xây dựng đề tài: “Phát triển Bảo hiểm xã hội
tự nguyện trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”
làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển BHXH tự nguyện;
- Đánh giá thực trạng phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn
thành phố Đồng Hới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện
trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết nào để phát triển BHXH tự nguyện?
- Thực trang phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thành

phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình những năm qua như thế nào?


2
- Cần làm gì để phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thành
phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình trong những năm đến?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển BHXH tự nguyện.
- Đối tượng điều tra: Người lao động không thuộc đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH năm 2014.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn
đề về phát triển BHXH tự nguyện.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Địa bàn thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 - năm 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
b. Phương pháp xử lý số liệu
c. Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích hệ thống,
Phương pháp phân tích thống kê, Phương pháp thống kê mô tả,
Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp phân tích so sánh.
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Việc nghiên cứu sẽ hệ thống hóa và làm rõ thêm các vẫn đề lý
luận về BHXH tự nguyện, phát triển BHXH tự nguyện, xác định
đúng vai trò của BHXH tự nguyện để tạo cơ sở trong việc đưa ra các
chính sách phát triển BHXH tự nguyện nhằm đạt được mục tiêu trong
hệ thống an sinh xã hội của đất nước.

Đề tài nghiên cứu cũng là một trong những đóng góp thực tiễn
cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình nói chung và Bảo hiểm xã hội
thành phố Đồng Hới nói riêng trong công tác phát triển BHXH tự


3
nguyện. Phân tích làm rõ thực trạng tình hình BHXH tự nguyện thời
gian qua, tìm hiểu những vấn đề cần phải giải quyết và khuyến nghị
định hướng phát triển, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển đối
tượng BHXH tự nguyện trong thời gian tới tại thành phố Đồng Hới
trong thời gian tới.
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
8. Tổng quan nghiên cứu
9. Kết cấu luận văn
Đề tài gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Bảo hiểm xã hội tự
nguyện
Chương 2: Thực trạng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện
trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên
địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN
1.1.1. Một số khái niệm

a. Bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết
tuôi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
b.Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà
người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo
hiểm xã hội.
c. Khái niệm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo cách tiếp cận tổng quát, phát triển BHXH tự nguyện là quá
trình triển khai dịch vụ BHXH tự nguyện của cơ quan BHXH, là sự
kết hợp giữa gia tăng về số lượng đối tượng tham gia; nâng cao chất
lượng BHXH tự nguyện; đồng thời phát triển các sản phẩm BHXH tự
nguyện đa dạng với mạng lưới rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu
BHXH tự nguyện của công chúng trong mộtừ điểm cho đến quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội tự nguyện
a. Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
b. Nguyên tắc của BHXH tự nguyện:
1.1.3. Đối tƣợng, mức đóng, phƣơng thức tham gia Bảo
hiểm xã hội tự nguyện
a. Đối tượng tham gia:


5
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ
đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi
trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy
định của Luật BHXH năm 2014

b. Mức đóng BHXH tự nguyện:
Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người
tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ
nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ: Bằng 30% , 25%, 10% tùy thuộc và
từng đối tượng tham gia
c. Phương thức đóng BHXH tự nguyện:
Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các
phương thức đóng đóng hàng tháng; đóng 03 tháng; đóng 06 tháng;
đóng 12 tháng và đóng nhiều năm về sau và không quá 5 năm một
lần;
1.1.4. Ý nghĩa của việc phát triển BHXH tự nguyện:
- Phát triển BHXH tự nguyện nhằm ổn định đời sống của
người dân, góp phần ổn định CT - XH của đất nước;
- Phát triển BHXH tự nguyện góp phần thực hiện công bằng
xã hội;
- Phát triển BHXH tự nguyện giúp cho người dân góp phần
phòng tránh và hạn chế rủi ro khi bị suy giảm và mất khả năng lao
động;
- Phát triển BHXH tự nguyện góp phần thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế;
1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN
1.2.1. Mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện


6
Phát triển về số lượng người tham gia BHXH tự nguyện được
thực hiện trên cơ sở tăng về số lượng, tỷ lệ đảm bảo người tham gia

BHXH tự nguyện trong từng nhóm đối tượng, đảm bảo đối với các
nhóm tham gia BHXH tự nguyện bắt buộc đạt 100% số người tham gia.
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lượng tham gia
BHXH bao gồm:
- Số người theo các đối tượng tham gia BHXH tăng qua các
năm
- Cơ cấu số người tham gia BHXH tự nguyện qua các năm
- Tỷ lệ người lao động có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện.
- Tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện là tỷ lệ phần trăm
lao động tham gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động.
+ Cách tính:
Tỷ lệ tham gia
BHXH tự nguyện

=

Tổng số người tham gia BHXH TN
Lực lượng lao động

x 100%

+ Chỉ tiêu này phản ánh độ bao phủ của hệ thống BHXH trong
lực lượng lao động.
- Tốc độ tăng đối tượng tham gia BHXH TN: So sánh số đối
tượng tham gia BHXH TN kỳ này với kỳ trước.
Tốc độ tăng số

Số người tham gia BHXH TN năm sau - Số

người tham gia

=
BHXH tự

người tham gia BHXH TN năm trước

x 100% -100%

Số người tham gia BHXH năm trước

nguyện

- Tốc độ tăng thu BHXH TN: so sánh số tiền thu BHXH TN
kỳ này với kỳ trước; cách tính:
Số thu BHXH TN năm sau - Số thu

Tốc độ số thu
BHXH tự
nguyện

=

BHXH TN năm trước
Số thu BHXH TN của năm trước

x 100% -100%


7
- Tỷ lệ thu BHXH tự nguyện hoàn thành kế hoạch trong kỳ: là
tỷ lệ phần trăm tông số tiền BHXH TN thực tế thu so với số thu

BHXH TN theo kế hoạch.
+ Cách tính:
Tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch =
trong kỳ

Tổng số tiền BHXH TN thực tế
Tổng số tiền BHXH TN phải thu

x 100%

+ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch thu
BHXH TN trong kỳ của hệ thống thu trong cơ quan BHXH.
1.2.2 Phát triển sản phẩm BHXH tự nguyện
Bảo hiểm xã hội và sự tham gia rộng rải của người dân được
coi là giải pháp nhằm giúp sản sẻ rủi ro và trợ giúp người tham gia.
Chính vì vậy, Nhà nước luôn chú trọng việc tạo ra sản phẩm mới
nhằm đa dạng các sản phẩm BHXH tự nguyện cho người dân. Bao
gồm:
- Phương thức đóng BHXH tự nguyện
- Mức đóng BHXH tự nguyện
- Các chế độ hưởng BHXH tự nguyện
1.2.3. Nâng cao chất lƣợng BHXH tự nguyện
* Chất lượng BHXH tự nguyện được xem xét trên các mặt sau:
- Chất lượng công tác tổ chức quản lý cung ứng dịch vụ, tổ
chức hệ thống cung cấp dịch vụ BHXH tự nguyện, công tác quản lý
chuyên môn thanh toán bảo đảm chế độ BHXH hay thủ tục hồ sơ
tham gia và hưởng các chế độ BHXH tự nguyện,...
- Thái độ phụ vụ đối với người tham gia: được thể hiện trên
các phương diện trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và trách nhiệm

của đội ngũ cán bộ nhân viên, danh mục dịch vụ và thái độ chăm sóc,
phục vụ khách hàng của cán bộ thực hiện thiện chính sách cũng như
đại ký thu.


8
- Các chính sách BHXH tự nguyện đã thực sự phù hợp với đối
tượng tham gia hay chưa?
1.2.4. Mở rộng mạng lƣới cung ứng BHXH tự nguyện
Việc phát triển mạng lưới cung ứng được xác định dựa trên cơ
sở điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, trình độ
quản lý của cơ quan BHXH và các điều kiện khác như truyền thống,
văn hóa, đất đai, mùa vụ và những thiên tai, giá cả được đảm bảo và
ổn định … cũng như quy mô đối tượng tham gia.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.3.1 Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.3.2. Nhân tố về cơ chế chính sách Bảo hiểm xã hội tự
nguyện
1.3.3. Nhân tố thuộc về đối tƣợng tham gia
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chương 1, luận văn đã tập trung trình bày một số nội
dung cơ bản về phát triển BHXH tự nguyện. Trong đó, đề tài đã làm
rõ Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc về BHXH tự nguyện và các
vấn đề có liên quan, ý nghĩa của phát triển BHXH tự nguyện, những
quy định về đối tượng, mức đóng và phương thức đóng của chính
sách BHXH tự nguyện.
Nội dung của phát triển BHXH tự nguyện bao gồm các nội dung
sau:
- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

- Phát triển sản phẩm BHXH tự nguyện
- Nâng cao chất lượng BHXH tự nguyện
- Mở rộng mạng lưới cung ứng BHXH tự nguyện


9
Trong chương này cũng đã trình bày những nhân tố ảnh hưởng
đến công tác Phát triển BHXH tự nguyện như: Nhân tố về điều kiện
tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội;Nhân tố về cơ chế chính sách
BHXH tự nguyện; Nhân tố thuộc về đối tượng tham gia.
Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở Chương 1 đặt nền
tảng, hình thành khung lý luận vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và
Chương 3 của Đề tài.


10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ẢNH
HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên Thành phố Đồng Hới
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3. Đặc điểm của đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện
2.1.4 Các chính sách về BHXH tự nguyện
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.2.1 Thực trạng mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH tự
nguyện:

Số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng lên hàng năm được
thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3 Số người tham gia BHXH của TP Đồng Hới giai đoạn
2014 - 2018
Năm

Chỉ tiêu
2014

2015

2016

2017

2018

Tổng số người tham gia (người)
BHXH bắt buộc

15.451

15851

16.916

17.387

18.485


BHXH tự nguyện

304

443

665

914

1.268

Tốc độ tăng số người tham gia (%)
BHXH bắt buộc

2,31

2,59

6,72

2,78

6,32

BHXH tự nguyện

44,23

45,72


50,11

37,44

38,73

(Nguồn: Báo cáo BHXH TP Đồng Hới)


11
Tỷ lệ bao phủ của BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố đang
ở mức khá thấp, so với mục tiêu của Nhà nước.
Bảng 2.5 Tình hình tham gia BHXH tự nguyện Thành phố
Đồng Hới giai đoạn 2014 - 2018
Các chỉ tiêu

Năm
2014

2015

2016

Lực lượng lao động
(Người)

78.760

79.260


79.906

Số tham gia BHXH
tự nguyện ( Người)

304

443

665

Số thuộc diện tham
gia BHXH tự
nguyện (Người)

63.309

60.325

62.990

0,48

0,73

1,06

Tỷ lệ % tham gia
BHXH tự nguyện

so với thuộc diện
tham gia

2017

2018

81.071 83.159
914

1.268

64.155 66.243

1,42

1,91

(Nguồn: Chi thống kê TP Đồng Hới, BHXH TP Đồng Hới)
2.2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm BHXH tự nguyện:
a. Phát triển phương thức đóng
Tại thành phố Đồng Hới, số đối tượng tham gia tăng lên cũng
đồng thời phương thức tham gia cũng đa dạng hơn qua các năm và
chủ yếu là đóng hàng tháng, và hàng quý. Trong năm 2014 chỉ có
phương thức đóng là đóng hàng tháng, đóng 3 tháng và đóng 6 tháng
một lần, đến năm 2017 đã phát triển thêm đóng 1 năm; 5 năm cho
nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; và đóng cho
những năm còn thiếu



12
b. Phát triển mức đóng tham gia BHXH tự nguyện
Mặc dù mức đóng BHXH tự nguyện đã có nhiều thay đổi theo
xu hướng có lợi đối với người tham gia nhưng chưa thực sự linh hoạt,
vẫn đang quy định mức đóng cao nhất và thấp nhất, nên chưa thu hút
được những đối tượng có thu nhập thấp, những người có thu nhập
cao, do vậy chưa cạnh tranh được với các hình thức bảo hiểm thương
mại khác.
c. Phát triển chế độ BHXH tự nguyện
Chế độ hưởng của BHXH tự nguyện bao gồm hưu trí, tử tuất.
Còn 3 chế độ khác thì không được hưởng. Đây cũng là một lý do mà
khiến người dân chưa thực sự mặn màvới chính sách BHXH tự
nguyện.
2.2.3 Thực trạng nâng cao chất lƣợng BHXH
Qua khảo sát đối tượng đang tham gia BHXH tự nguyện, tổng
hợp được một số ý kiến đánh giá của người lao động về chất lượng
dịch vụ thông qua các mặt sau:
a.Thủ tục hành chính
Các thủ tục đăng ký và hệ thống biểu mẫu đăng kí tham gia
BHXH tự nguyện liên tục thay đổi, phức tạp, khó thực hiện đối với
người chưa hề biết nên họ cần thời gian để tiếp nhận. Việc ứng dụng
CNTT vào trong quá trình thực hiện đã giúp rút ngắn thời gian giải
quyết và xử lý hồ sơ đã đem lại sự hài lòng cho đối tượng tham gia,
được thể hiện ở bảng 2.9.


13
Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá về thủ tục hành chính, chất lượng dịch
vụ BHXH tự nguyện.
Hoàn

Câu hỏi

Hoàn

Trung toàn Không Bình Đồng
bình không đồng ý thƣờng
ý
đồng ý

toàn
đồng
ý

Thủ tục đăng ký
tham gia và đóng
BHXH tự nguyện là
đơn giản và dễ thực
hiện

2,53

0

60

26,7

13,3

0


Hệ thống biểu mẫu,
tờ khai đăng ký tham
gia BHXH tự nguyện
là phù hợp

2,17

20

43,3

36,7

0

0

Thời gian đăng ký
tham gia và xử lý hồ
sơ đăng ký, đóng
BHXH tự nguyện là
nhanh chóng, hợp lý

3,37

0

0


63,3

36,7

0

Hình thức trả kết quả
giải quyết các thủ tục
về BHXH tự nguyện
đến trực tiếp làm
anh/chị cảm thấy hài
lòng.

3,53

0

16,7

13,3

70

0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)


14
b. Thái độ phục vụ của cơ quan BHXH và đại lý thu BHXH

Phần lớn đối tượng tham gia đã hài lòng về tinh thần làm việc,
thái độ phục vụ cũng như trình độ và kỹ năng giải quyết của của các
cán bộ cũng như nhân viên đại lý thu BHXH trong quá trình thực
hiện chính sách BHXH thể hiện ở bảng 2.10, tuy nhiên cần học tập
và tiếp tục hoàn thiện để nâng cao chất lượng phục vụ trong quá trình
thực hiện chính sách này.
Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của người tham gia về Năng lực, trình
độ, trách nhiệm của cán bộ và đại lý thu
Tỷ lệ %
Câu hỏi

Trung
bình

Hoàn
toàn
không

Hoàn
Không
đồng ý

Bình Đồng toàn
thƣờng ý
đồng

đồng ý

ý


Thái độ phục vụ
của cán bộ làm
anh/chị cảm thấy
hài lòng.

3,5

0

13,3

23,3

63,3

0

Trình độ và kỹ
năng giải quyết
công việc của cán
bộ làm anh/chị
cảm thấy hài lòng.

3,6

0

0

60


23,3

16,7

Thái độ và trách
nhiệm phục vụ
của đại lý thu làm
anh/chị cảm thấy
hài lòng.

3,2

0

8,5

63,3

28,2

0


15
Tỷ lệ %
Trung

Câu hỏi


bình

Hoàn
toàn
không

Hoàn
Không
đồng ý

Bình Đồng toàn
thƣờng ý
đồng

đồng ý

Số lượng đại lý
thu nhiều tạo
thuận tiện về
khoảng cách, thời
gian cho anh/chị
khi đến đăng ký
tham gia và đóng
BHXH tự nguyện.

2,8

0

ý


53,2

13,6

33,2

0

(Nguồn: Tổng hợp điều tra khảo sát và tính toán tác giả)
c. Chính sách về BHXH tự nguyện
Hiện nay chính sách BHXH tự nguyện đang còn rào cản đối với
công tác phát triển BHXH tự nguyện như: các chế độ hưởng còn ít,
mức hỗ trợ của Nhà nước còn thấp, mức đóng hiện nay còn khá cao
so với đối tượng tham gia là những người có thu nhập thấp và đặc
biệt là thời gian tham gia còn khá dài gây tâm lý không tin tưởng đối
với chính sách này.
2.2.4. Thực trạng mở rộng mạng lƣới cung ứng BHXH tự
nguyện
Với chủ trương của BHXH thành phố mỗi cán bộ, viên chức
trong đơn vị đồng thời cũng là một trong những người thực hiện công
tác này, thực hiện tư vấn, giải đáp các thắc mắc về chính sách đến tận
người dân. Và đại lý thu như là cánh tay nối dài giữa cơ quan BHXH
với người dân, đưa chính sách BHXH tự nguyện đến gần hơn tới


16
người nhân dân lao động; trực tiếp thực hiện tuyên truyền, vận động
và thu tiền tham gia BHXH tự nguyện từ người lao động.
2.3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ

NGUYỆN TẠI THÀNH PHỒ ĐỒNG HỚI
2.3.1 Những kế quả đạt đƣợc
- Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện tăng lên hàng năm
và đều hoàn thành kế hoạch do BHXH tỉnh giao.
- Các sản phẩm BHXH tự nguyện như mức đóng và phương
thức đóng có tăng thêm và linh hoạt hơn.
- Chất lượng phục vụ tại BHXH thành phố Đồng Hới đã được
nâng cao như có nhiều cải cách về thủ tục hành chính.
- Mạng lưới đại lý thu BHXH được mở rộng số lượng đại lý thu
ngày càng tăng, chất lượng đại lý thu cũng được cải thiện.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
a.Hạn chế:
- Đối tượng tham gia được tăng lên, nhưng tỷ lệ đối tượng tham
gia đang còn rất thấp chưa tăng đúng lộ trình, mục tiêu đã đề ra, sức
thu hút của các chính sách BHXH tự nguyện vẫn còn thấp.
- Mức đóng khá thấp do đó mức hưởng thấp.
- Quyền lợi của người tham gia hiện nay vẫn ít.
- Chất lượng dịch vụ được cải thiện nhưng so với mức sống hiện
nay thì vẫn đang ở mức thấp.
- Hệ thống đại lý thu BHXH mặc dù đã được mở rộng số lượng
đại lý thu vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân.
b.Nguyên nhân:
- Nhận thức của người dân chưa đúng và đầy đủ về chính sách
BHXH nói chung và chính sách BHXH tự nguyện nói riêng.
- Việc mở rộng mạng lưới đại lý BHXH tự nguyện chưa đáp
ứng được nhu cầu nhiệm vụ hiện tại.


17
- Đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, mức thu

nhập chưa ổn định nên không đủ điều kiện tham gia.
- Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn về chính sách BHXH
tự nguyện còn nhiều bấp cập, nhiều vướng mắc do đó khó khăn trong
công tác thực hiện.
- Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các đơn vị liên quan
trong thực hiện CS BHXH tự nguyện chưa đồng bộ, chưa có hiệu quả
cao.


18
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
3.1. ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ
HỘI TƢ NGUYỆN
3.1.1 Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về BHXH tự
nguyện
Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 của Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản khóa XII đã đưa
mực tiêu đến năm 2021 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi, năm
2025 chiếm khoảng 2,5%, đến năm 2030 chiếm khoảng 5%.
3.1.2. Dự báo nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện đến năm
2021
Dự kiến số người tham gia BHXH tự nguyện của Thành phồ
Đồng Hới giai đoạn 2019-2021 tăng và thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Dự báo số người tham gia BHXH tự nguyện tại Thành
phố Đồng Hới giai đoạn 2019-2021
Các chỉ tiêu
Lực lượng lao động ( Người)

Số thuộc diện tham gia BHXHTN
(Người)
Số người có nhu cầu tham gia
BHXHTN (Người)
Tỷ lệ % tham gia so với thuộc
diện tham gia
Số người tham gia BHXHTN (
Người)

Năm
2018

2019

2020

2021

83.159

84.298

85.453

86.624

66.243

67.439


68.363

69.299

1.268

43.835

44.436

45.044

1,91

4,98

9,26

15,59

1.268

3.358

6.330

10.801

( Nguồn: Chi cục thống kê Đồng Hới và tính toán)



19
3.1.3. Quan điểm phát triển BHXH tự nguyện tại Thành
phố Đồng Hới
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
3.2.1. Giải pháp mở rộng đối tƣợng tham gia Bảo hiểm xã
hội tự nguyện
a. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về BHXH tự nguyện cho người dân
- Nội dung tuyên truyền cần xây dựng kế hoạch và thực hiện
tuyên truyền theo các nhóm đối tượng cho phù hợp
- Hình thức tuyên truyền cần phải đẩy mạnh bằng nhiều hình
thức khác nhau đa dạnh và phong phú
- Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên,
đều đặn.
b. Tăng cường mở rộng đối tượng người dân tham gia
BHXH tự nguyện:
Để thực hiện khai thác tối đa, hiệu quả đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện, cần rà soát, xác định đối tượng để phân loại, xác
định thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị, cụ thể : căn cứ dữ liệu do
các ngành quản lý (Kế hoạch đầu tư, Thuế, Phòng Lao động thương
binh và Xã hội, UBND thành phố...) quản lý để xác định thành các
nhóm đối tượng dành các nhóm đối tượng để đưa ra các kế hoạch cụ
thể
3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm BHXH tự nguyện
- Bỏ trần căn cứ mức đóng BHXH tự nguyện để thu hút đối
tượng có thu nhập cao.
- Giảm tỷ lệ mức đóng BHXH từ 22% xuống 20% để thu hút
những đối tượng tham gia có thu nhập thấp,



20
-Tăng tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước từ 20-45% tùy theo từng
nhóm đối tượng tham gia
- Giảm số năm tham gia BHXH để được hưởng các chế độ
- Nghiên cứu giảm trừ tuổi nghỉ hưu đối với những người lao
động làm việc trong môi trường, điều kiện nặng nhọc
- Tăng quyền lợi hưởng các chế độ BHXH tự nguyện như: tăng
thêm chế độ thai sản, tai nạn lao động,..
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng bảo hiểm xã hội tự
nguyện
a. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triến BHXH tự
nguyện
- Việc xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật phải kịp
thời, đồng bộ mới đảm bảo tính khả thi của Luật BHXH
- Nhà nước cần ban hành khung pháp lý về chế độ thuận lợi và
thông thoáng hơn để bảo vệ những đối tượng
b. Tăng cường công tác hỗ trợ của chính quyền địa phương
c. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ
BHXH
- Thực hiện công tác kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các cán
bộ BHXH có hành vi trục lợi khi thực hiện chính sách BHXH TN.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ trong việc xử lý và
giải đáp các vấn đề của người dân khi tham gia.
- Nâng cao cơ sở vật chất phục vụ người dân.
d. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT
- Rà soát các quy định về thủ tục hành chính đối với BHXH tự
nguyện , để sửa đổi những thủ tục bất hợp lý, không còn phù hợp,
nhằm đơn giản thủ tục tham gia.

- Kết nối các quy trình nghiệp vụ theo định hướng mô hình xử
lý dữ liệu tập trung, hồ sơ tham gia và giải quyết các chế độ BHXH


21
giao dịch bằng hồ sơ điện tử.
- Duy trì hoạt động của cơ chế một cửa liên thông thì việc đa
dạng hình thức, phương thức nhận hồ sơ, trả kết quả.
Thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết các hồ sơ đăng ký tham
gia BHXH tự nguyện, cấp sổ BHXH kèm theo bản ghi quá trình công
tác trong thời hạn 02 ngày cho đối tượng
3.2.4. Giải pháp mở rộng mạng lƣới cung ứng bảo hiểm xã
hội tự nguyện
- Củng cố, kiện toàn bộ máy cơ quan BHXH đảm bảo hoạt
động hiệu quả; thực hiện công tác đào tạo, bồi dư ng về nghiệp vụ
chuyên môn, năng lực công tác, phầm chất đạo đức, có tinh thần, thái
độ phục vụ tốt cho đội ngũ các bộ, viên chức trong ngành BHXH.
- Đối với hệ thống đại lý có địa điểm đóng cố định trên các
đơn vị hành chính cần khẩn trương thực hiện ký hợp đồng làm Đại lý
thu với UBND cấp xã, đảm bảo mỗi thôn, tổ dân phố đều có điểm thu
BHXH tự nguyện.
- Ký hợp đồng làm đại lý thu đối với các đơn vị, doanh nghiệp
kinh doanh có hình thức thu phí sử dụng dịch vụ hằng tháng, quý trực
tiếp đến từng khách hàng
- Triển khai ký hợp đồng làm đại lý thu BHXH tự nguyện với
các tổ chức chính trị xã hội ở các xã, phường, thị trấn
3.2.5. Một số giải pháp khác
- Phát triền kinh tế - xã hội của địa phương
- Tạo việc làm , ổn định thu nhập cho người lao động có thu
nhập thấp

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dư ng tay nghề cho NLĐ
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn trong công tác phát triển BHXH tự nguyện


22
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc
3.3.2. Kiến nghị đối với BHXH tỉnh
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Căn cứ những nội dung cơ bản về chính sách BHXH tự nguyện
kết hợp với phân tích thực trạng công tác công tác mở rộng đối tượng
tham gia và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và mong muốn
của người lao động về chính sách BHXH tự nguyện qua điều tra,
khảo sát, Chương 3 đã trình bày cơ sở cho việc xây dựng giải pháp,
kế hoạch, lộ trình phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại
thành phố Đồng Hới. Từ đó Đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể
thực hiện có hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện trên địa bàn thành phố Đồng Hới
Qua đó, cho thấy nếu các giải pháp đã đề ra nếu được ứng dụng
triển khai thực hiện tại thành phố Đồng Hới, sẽ góp phần hoàn thành
mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ
tuổi tham gia bảo hiểm xã hội mà Nghị quyết 28 /NQ-TW của Bộ
Chính trị đề ra.


23
KẾT LUẬN
BHXH tự nguyện là một trong những chính sách lớn của Đảng
và nhà nước ta, mang bản chất nhân văn sâu sắc, BHXH tự nguyện

còn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng, bình ổn, phát triển
bền vững quỹ BHXH trong tương lai. Đồng thời tham gia BHXH tự
nguyện là một cách để người lao động được đi vào quỹ đạo an sinh
xã hội, ổn định được cuộc sống, được cùng tham gia chia sẽ trách
nhiệm trong các thành viên của xã hội. Tham gia BHXH là góp phần
vào ổn định và phát triển chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước.
Với vị trí quan trọng như vậy, nên chính sách BHXH tự
nguyện mặc dù mới thực hiện từ 01/01/2008, nhưng đã được các cấp
ủy đảng, chính quyền quan tâm, đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực
hiện; ngành BHXH tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện ngay từ đầu,
tuy nhiên, số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện trên
địa bàn thành phố Đồng Hới vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với
tiềm năng sẵn có.
Phát triển BHXH là một trong những mục tiêu quan trọng
nhằm từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và an sinh xã
hội. Với mục đích đó đề tài đã đi sâu phân tích làm rõ các khái niệm,
đặc điểm, nguyên tắc và các vấn đề có liên quan và ý nghĩa của phát
BHXH tự nguyện. Đồng thời cũng đã phân tích đánh giá những nhân
tố ảnh hưởng đến công tác phát triển BHXH tự nguyện như: Vấn đề
phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm của đối tượng tham gia, các chính
sách, ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện chính sách BHXH
tự nguyện.
Trên thực trạng thành phố Đồng Hới đề tài đã phân tích và
đánh giá công tác công tác Phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn
tỉnh trong thời gian qua. Dự báo khả năng định hướng phát triển Bảo
hiểm xã hội tự nguyện đến năm 2021, tìm ra được những mặt đạt


×