Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.37 KB, 6 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Lịch sử nghiên cứu
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam vấn đề sử dụng trắc nghiệm trong
dạy học đang là vấn đề mới. Có rất ít tác giả nghiên cứu về vấn đề này mà chủ yếu
chỉ đề cập đến trắc nghiệm trong khâu kiểm tra đánh giá. Năm 1971, G.S Trần Bá
Hoành lần đầu tiên soạn thảo các câu hỏi TN và áp dụng vào kiểm tra kiến thức
của học sinh. Năm 1994- 1995, PGS. Lê Đình Trung với nghiên cứu về sử dụng
câu hỏi TNKQ dạng MCQ để kiểm tra hiệu quả của phương pháp giảng dạy tích
cực ở phổ thông bằng “Bài toán nhận thức” đã khẳng định hiệu quả của TNKQ
trong đánh giá kết quả học tập. Tác giả Nguyễn Bá Thuỷ có đề xuất việc dạy bài ôn
tập bằng hệ thống bài tập TNKQ do bài ôn tập có nhiều kiến thức, dùng TNKQ có
nhiều thuận lợi để ôn lại kiến thức cũ. Lê Đức Ngọc đề xuất sử dụng bộ câu hỏi
dùng trong TNKQ với nhiều chức năng. Bắt đầu từ kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại
học năm 2007 bộ GD và ĐT đã thay hình thức thi tự luận bằng TN đối với các
môn: vật lý, hoá học, sinh học và ngoại ngữ. Điều này đã mở ra những đổi mới
trong việc sử dụng TN để dạy và học. Gần đây rất nhiều tác giả viết nhiều sách về
TN để hướng dẫn ôn thi cho học sinh. Nhưng phần lớn các tài liệu TN hiện nay
mới xây dựng được bộ câu hỏi và đáp án chứ chưa đưa ra được lời khuyên cho học
sinh.
Còn ở bậc THCS thì chưa có một tác giả nào đề cập đến việc sử dụng TNKQ
dạng MCQ đế hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Trong đề tài này chúng tôi đề xuất
phương pháp sử dụng TNKQ dạng MCQ để giúp học sinh tự học ở nhà phần: “Di
truyền”, sinh học 9, THCS.
1. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học
Trong hoạt động học tập chiếm lĩnh tri thức của người học sinh thì tự học là
một khâu hết sức quan trọng. Có thể nói tự học là yếu tố quyết định đến hiệu quả,
chất lượng tiếp thu tri thức của người học sinh. Phần lớn các học sinh đạt kết quả
loại ưu đều là những sinh viên có khả năng tự học tốt. Hơn nữa, xu hướng mới của
ngành giáo dục phổ thông là tăng cường khả năng tự học của học sinh. Song không
phải bất cứ học sinh nào cũng tổ chức tốt khâu tự học này để đem lại kết quả học


tập cao nhất. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở
các góc độ khác nhau, qui mô khác nhau trong và ngoài nước.
 Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là:
− A.A. Gorơxepxki “Tổ chức việc tự học của sinh viên Đại học”. Tự học ở
trường sư phạm I – Hà Nội, 1971.
− N.A. Rubakin với tác phẩm “ Tự học như thế nào”.
 Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài kể trên còn có các
công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về công tác tự học hay báo cáo
tổng kết về các phong trào học tập có liên quan đến tự học như :
− Nguyễn Tinh Dung: “Mấy biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh” –
Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 9/1982.
− Nguyễn Cảnh Toàn: “Mấy suy nghĩ và kinh nghiệm về công tác tự học của học
sinh” – Tạp chí nghiên cứu số 5 – 1/1970.
− Tổng kết phong trào học tập trong học sinh, sinh viên của trường ĐHSP I Hà Nội
– Tháng 1/1977. (Tư liệu trường SP I – Hà Nội).
− Trong công trình nghiên cứu: “Bước đầu tìm hiểu công tác tổ chức tự học của sinh
viên khối I và khối II khoa tâm lí giáo dục trường ĐHSP I Hà Nội”. Tác giả Ngô
Mai Loan đã đề cập tới nhiều hình thức tự học của sinh viên ở lớp, tác giả đã đưa
ra hình thức tự học ở nhà một cách phổ biến.
Như vậy những công trình nghiên cứu về công tác tự học kể cả trong và ngoài
nước như đã điểm qua ở trên đã được những cơ sở khoa học, vị trí, bản chất việc tự
Mục tiêu giáo dục
Tài liệu hướng dẫnTự học
Nềnvăn hoá
HỌC VẤN
Các nhà khoa họcCác nhà sư phạm
Kinh nghiệmXã hội
ND dạy họcphổ thông(chương trình, SGK)
Tổ chức hướngdẫn tự học (giảng dạy)
Tự học theo tài liệu

Tự học
học của sinh viên. Các tác giả đều đã chỉ ra những hình thức tự học và cơ sở của
việc lựa chọn các hình thức tự học hợp lí. Song vấn đề tự học, việc xác định các
hình thức tự học của từng môn cụ thể ít được đề cập. Đặc biệt là việc tự học ở nhà
đối với học sinh THCS chưa có tác giả nào bàn tới. Đây là một vấn đề đang còn
mới mẻ.
1.3. Lịch sử sử dụng câu hỏi TNKQ để hướng dẫn học sinh tự học
Từ trước đến nay, người ta mới sử dụng TNKQ trong khâu kiểm tra, đánh giá để
đo lực học của học sinh. Vấn đề sử dụng TNKQ để hướng dẫn học sinh tự học còn
là vấn đề mới mẻ chưa có tác giả nào nghiên cứu.
2. Tự học và vai trò của tự học của học sinh THCS
2.1. Khái niệm tự học
Theo GS. TSKH. Nguyễn Cảnh Toàn: “ Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v.. và có khi cả
cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan,
thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó
thành sở hữu của mình”.
2.2. Các hình thức tự học
Hình 3. Quá trình hình thành học vấn
*Như vậy, tự học gồm các hình thức:
+ Tự học mò mẫn (không có hướng dẫn), hình thức này khá phổ biến, diễn
ra suốt đời đối với mỗi người. Ví dụ: tự học qua internet, tự học xã hội, tự học
trong lao động sản xuất…
+ Tự học theo SGK, tài liệu không có tài liệu hướng dẫn học tập.
+ Tự học theo tài liệu hướng dẫn (SGK, tài liệu được các nhà sư phạm viết
thành tài liệu hướng dẫn tự học và học sinh học tập theo tài liệu hướng dẫn) hướng
này đang được khuyến khích.
+ Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên
(bài giảng trên lớp).
2.3. Vai trò của tự học

Tự học đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, dù vận dụng phương pháp
dạy học nào, để chuyển kiến thức của nhân loại thành tri thức của bản thân người học
Các chuyên gia
Các nhà khoa
thì phương pháp đó cũng hàm chứa yếu tố tự học, tuy nhiên mức độ tự học nhiều hay
ít lại phụ thuộc vào phương pháp dạy học và bản thân người học.
Theo GS. Trần Bá Hoành: “Dạy phương pháp học không chỉ là biện pháp nâng
cao kết quả học tập mà còn là mục tiêu của dạy học, cốt lõi của học là học cách
học, bí quyết để học có kết quả là có phương pháp tự học hợp lý”.
Trong dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập khi thiết kế hoạt động
học thường thiết lập mâu thuẫn giữa những điều đã biết với điều chưa biết (điều
cần tìm) rồi chuyển điều cần tìm thành điều muốn tìm trong học trò, nhưng đôi khi
mâu thuẫn này người học còn thờ ơ, đứng ngoài cuộc (mâu thuẫn khách quan).
Muốn người học tích cực, tự giác, chủ động tham gia hoạt động, coi đó là nhiệm vụ
và khát khao muốn được giải quyết thì phải chuyển mâu thuẫn khách quan thành
thuẫn chủ quan và khi đó yếu tố tự học đã được nâng lên.
Như vậy, để quá trình học tập đạt kết quả yếu tố nội lực đóng vai trò quyết
định, yếu tố ngoại lực (Thầy, Bạn) chỉ là yếu tố quan trọng.
3. Câu hỏi TNKQ và vai trò của chúng trong hướng dẫn học sinh tự học.
3.1. Khái niệm về câu hỏi TNKQ-MCQ
TNKQ dạng MCQ là dạng câu hỏi có nhiều phương án trả lời (thường 4-5
phương án). Thí sinh chỉ việc chọn một trong các phương án đó khi làm bài thi
TN.Số phương án càng nhiều thì khẳ năng may rủi càng thấp. Dạng câu hỏi này có
2 phần: phần gốc (còn gọi là phần câu dẫn) và phần lựa chọn.
- Phần gốc là câu hỏi hay câu bỏ lững (chưa hoàn tất) phải đặt ra một vấn đề hay
đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho thí sinh hiểu rõ câu TN để lựa chọn câu trả lời
thích hợp.
- Phần lựa chọn gồm nhiều giải pháp trong đó có một phương án là đúng hay
đúng nhất. Những phương án còn lại là “mồi nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho
“mồi nhử” hấp dẫn như nhau đối với những học sinh chưa nắm vững kiến thức.

3.2. Vai trò của câu hỏi TNKQ

×