Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ VĂN TA

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ VĂN TA

TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số : 8.38.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài “Tình hình tội phạm các tội phạm về ma túy

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Văn Ta


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA
TÚY.............................................................................................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm về ma túy.........................8
1.2. Các chỉ số phản ánh phần hiện của tình hình tội phạm về ma túy .....................13
1.3. Phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy .........................................................15
1.4. Những yếu tố xã hội tác động đến tình hình tội phạm về ma túy ......................17
Chương 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NAM .....................................................................................20
2.1. Thực trạng phần hiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam ...........................................................................................................................20
2.2. Thực trạng phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .43
Chương 3. TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÒNG
NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM NÀY .......................................................47
3.1. Tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vấn đề đặt ra
đối với việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện nhằm phòng ngừa có hiệu quả
tình hình các tội phạm này ........................................................................................47
3.2. Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vấn đề đặt ra đối

với dự báo tình hình tội phạm này và khả năng phòng ngừa ....................................51
3.3. Tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vấn đề đặt ra
đối với việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa .....................................................55
3.4. Tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vấn đề đặt ra
đối với tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội này ..............63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANTQ

: An ninh tổ quốc

BLHS

: Bộ luật hình sự

CSND

: Cảnh sát nhân dân

ĐTPT

: Đối tượng phạm tội

MTTH

: Ma túy tổng hợp


Nxb

: Nhà xuất bản

TAND

: Tòa án nhân dân

THTP

: Trung học phổ thông

THTP

: Tình hình tội phạm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Mức độ tổng quan tuyệt đối về số vụ và số bị cáo về ma túy đã xét xử
hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 .............20
Bảng 2.2. Tỷ lệ tội phạm về ma túy trong mối tương quan với tình hình tội phạm
(nói chung) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018....................21
Bảng 2.3. Tỷ lệ tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong tình
hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2014 đến năm 2018 ......................22
Bảng 2.4. So sánh số vụ án và bị can đã khởi tố về các tội phạm ma túy trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam so với tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến
năm 2018 ...................................................................................................................23
Bảng 2.5. Các tội danh về ma túy bị xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm

2014 đến năm 2018 ...................................................................................................24
Bảng 2.6. Diễn biến của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 2014 đến năm 2018 trong so sánh định gốc..................................................25
Bảng 2.7. Diễn biến của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
từ năm 2014 đến năm 2018 trong so sánh liền kề. ....................................................26
Bảng 2.8. Thống kê số lượng các loại chất ma túy thu giữ trong các vụ án về ma túy
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 .......................................28
Bảng 2.9. Cơ cấu tình hình tội phạm xét theo hình phạt cấp sơ thẩm các bị cáo trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 ..............................................35
Bảng 2.10. Cơ cấu tình hình tội phạm xét theo lứa tuổi bị cáo phạm các tội về ma
túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 .................................36
Bảng 2.11. Cơ cấu tình hình tội phạm theo nghề nghiệp của các bị cáo phạm tội về
ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 ...........................38
Bảng 2.12. Cơ cấu theo giới tính của bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 ..................................................................39
Bảng 2.13. Cơ cấu theo tiền án, tiền sự các đối tượng phạm tội về ma túy trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến năm 2018 ....................................................40
Bảng 3.1. Thống kê người nghiện phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm
2014 đến năm 2018 ...................................................................................................49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Nam là tỉnh duyên hải miền Trung, có vị trí quan trọng về kinh tế - xã
hội, an ninh quốc phòng ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Từ khi tái lập tỉnh
đến nay, Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội, khai thác tốt tiềm năng của mình và trở thành một tỉnh có tốc độ phát
triển khá nhanh trong khu vực.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý xã hội, nhất
là trên lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn

xã hội của các cấp chính quyền, các cơ quan trên địa bàn tỉnh đôi lúc, đôi nơi cũng
đã bộc lộ một số hạn chế. Cùng với các loại tội phạm khác, tội phạm về ma túy trên
địa bàn tỉnh thời gian qua có chiều hướng diễn biến phức tạp. Hoạt động của loại tội
phạm này đã tác động, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế,
văn hoá - xã hội, đến công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Ảnh
hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ góp phần xây dựng và phát triển đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo thống kê của TAND tỉnh Quảng Nam, từ năm 2014 đến năm 2018, trên
địa bàn tỉnh có tổng cộng 418 vụ án với 576 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội
phạm ma túy. Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn biến
khá phức tạp, theo đó nếu như năm 2014, có 77 vụ với 110 bị cáo thì năm 2015
giảm 10 vụ với 24 bị cáo, tỷ lệ giảm 12,98% số vụ, 21,82% bị cáo; đến năm 2016
tăng lên 9 vụ với 10 bị cáo, tỷ lệ tăng 11,69% số vụ, 9,09% bị cáo; đến năm 2017
tăng lên 14 vụ với 17 bị cáo, tỷ lệ tăng 18.18% số vụ, 15,45% bị cáo; đến năm 2018
tăng lên 20 vụ với 23 bị cáo, tỷ lệ tăng 25,97% số vụ, 20,90% bị cáo. Như vậy, tình
hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua có sự
tăng giảm nhưng chủ yếu là tăng dần số vụ và số bị cáo theo từng năm. Đáng chú ý
là, cơ cấu tội phạm về độ tuổi có xu hướng “trẻ hóa” với sự gia tăng tỉ lệ tội phạm
được thực hiện bởi người trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Tội phạm về ma túy ngoài

1


sự gia tăng về số lượng còn thể hiện rõ tính có tổ chức, tinh vi, xảo quyệt trong thủ
đoạn gây án và che giấu tội phạm, tính chất liều lĩnh, manh động trong cách thức
thực hiện tội phạm và hậu quả để lại cho xã hội ngày càng nghiêm trọng. Tỉ lệ tái
phạm của tội phạm ngày càng cao.
Trước tình hình đó, các cơ quan, ban ngành của tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cố
gắng trong việc tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xây dựng nhiều
phương án, đề ra nhiều giải pháp nhằm làm tốt công tác quản lý, giáo dục và phòng

ngừa, ngăn chặn tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố
tác động xấu đến quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác
đảm bảo an ninh trật tự của tỉnh trong thời gian tới nói riêng. Báo cáo tổng kết tình hình,
công tác năm 2018 của Công an tỉnh Quảng Nam đã đánh giá: “… Hoạt động của tội
phạm còn diễn biến phức tạp, manh động và liều lĩnh hơn, đặc biệt tội phạm theo băng
nhóm, tội phạm về ma túy, tội phạm trong độ tuổi thanh thiếu niên có xu hướng gia tăng,
số vụ án giết người, trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản ... còn xảy ra nhiều”.
Cùng với đó, số lượng người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng, nhiều địa bàn mới xuất hiện người
nghiện ma túy. Trong 5 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) trên địa bàn toàn tỉnh đã
phát hiện và đưa vào trung tâm cai nghiện 1527 lượt người nghiện ma túy. Đến cuối
năm 2018 trên địa bàn toàn tỉnh có 1922 người sử dụng ma tuý có hồ sơ quản lý. Số
người nghiện ma túy tổng hợp đang gia tăng nhanh, MTTH gây nghiện nhanh, có
sức phá hủy mạnh đối với hệ thống thần kinh người sử dụng, dù là một lần. Trên
thực tế, số lượng người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý không phải là tất cả, có
nghĩa là trong xã hội vẫn còn có một số lượng lớn người nghiện ma túy chưa được
quản lý.
Nhờ áp dụng nhiều biện pháp đa dạng khác nhau để phòng ngừa tình hình tội
phạm về ma túy, nên đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, các giải
pháp này chưa toàn diện, bởi chưa được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu
chuyên sâu về tình hình loại tội phạm này, nên còn hạn chế trong khắc phục, hạn

2


chế nguyên nhân và điều kiện của nó. Mặt khác do nhận thức chưa thật thống nhất
về những vấn đề lý luận và thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy nên công tác chỉ
đạo điều hành của các cấp chính quyền đến sự phối hợp, chưa phát huy được sức
mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể trong công tác.

Từ những vấn đề đã nêu trên cho thấy để phòng ngừa được tội phạm về ma
túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì cần phải dựa trên cơ sở khoa học chuyên
ngành. Vì vậy, đề tài “Tình hình các tội phạm các tội phạm về ma túy trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam” đã được học viên lựa chọn để làm luận văn thạc sĩ luật học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình lý luận tội phạm học
Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài Luận văn, các công trình khoa
học sau đây đã được nghiên cứu: “Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” Viện Nhà nước và Pháp luật, Nxb CAND, năm 2000; Giáo trình “Tội
phạm học” GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb CAND, tái bản năm 2011, 2013; Giáo
trình “Tội phạm học” trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND năm 2004, 2012; Giáo
trình “Tội phạm học” Học viện Cảnh Sát nhân dân, Nxb CAND năm 2002, 2013;
“Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học ở Việt Nam
hiện nay” GS.TS Võ Khánh Vinh; “Tội phạm học Việt Nam” Trần Đại Quang,
Nguyễn Xuân Yêm, Nxb CAND năm 2013; Bộ Công an, Một số vấn đề tội phạm
học Việt Nam, Học viện CSND, năm 2013; “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội
phạm ở Việt Nam” TS Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tư pháp năm 2007; “Đấu tranh với
tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta hiện nay, một mô hình
nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành”, Phạm Văn Tỉnh, Đào Bá Sơn, Nxb
CAND năm 2010…
Dựa trên cơ sở các công trình đã nêu là nguồn tham khảo có ý nghĩa thiết thực
trong việc thực hiện đề tài luận văn.
2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề tình hình tội
phạm về ma túy

3


Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình tội phạm

về ma tuý ở những cấp độ, địa phương và khía cạnh khác nhau. Có thể liệt kê
những công trình sau đây:
Ở cấp độ luận án tiến sỹ có các công trình nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ luật
học, “Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh”, của Huỳnh Văn Em, Học viện Khoa học xã hội, bảo vệ năm 2015 tại
Học viện Khoa học xã hội; Luận án tiến sĩ luật học “Đấu tranh phòng, chống các
tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La” của tác giả Trần Ngọc Hương, Viện
Nhà nước và Pháp luật, bảo vệ năm 2009 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận án
tiến sĩ luật học “Phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay”, của tác giả Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa
học xã hội; Luận án tiến sĩ luật học “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện
Biên: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, của tác giả Đỗ Thành
Trường, bảo vệ năm 2017 tại Học viện Khoa học xã hội.
Ở cấp độ luận văn thạc sỹ, có các công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ
luật học “Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy ở Việt Nam - Thực trạng
và giải pháp” của tác giả Đinh Thị Mai, Viện Nhà nước và pháp luật, bảo vệ năm
2009 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn thạc sĩ luật học “Phòng ngừa các tội
phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu” của tác giả Đỗ Tiến Dũng bảo vệ năm
2009 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn thạc sĩ luật học “Đấu tranh phòng,
chống tội mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác
giả Nguyễn Tấn Anh bảo vệ năm 2013 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn thạc
sĩ luật học “Đấu tranh phòng, chống tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma tuý hoặc chiếm đoạt chất ma tuý trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của
tác giả Chu Thị Thanh Vân bảo vệ năm 2013 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận
văn thạc sĩ luật học “Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phạm Văn Tích, bảo vệ năm 2019 tại Học viện
Khoa học xã hội...

4



Những công trình được đề cập ở trên là cơ sở để Luận văn kế thừa, và vận
dụng phương pháp so sánh mà không bị trùng lặp vì có sự khác nhau về địa bàn
nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Cho đến nay chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống chuyên về tình hình tội
phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đây cũng chính là hướng tiếp cận
nghiên cứu của luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm và thực tiễn
tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn lập luận những
vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn nói trên
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của tình hình tội phạm nói chung và tình hình
tội phạm về ma túy nói riêng.
- Nghiên cứu các thông số phản ánh tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018.
- Nghiên cứu phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam trong thời gian nói trên.
- Phân tích, lập luận những vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tình hình tội phạm
từ kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm:
- Nghiên cứu lý luận về tình hình tội phạm về ma túy trên cơ sở lý luận chung
về tình hình tội phạm.

- Nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ
năm 2014 đến năm 2018
5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm.
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu số liệu thống kê và các tài liệu có
liên quan trong phạm vi thời gian từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu điển hình,
nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án, điều tra xã hội học, phân tích số liệu, so sánh, hệ
thống, kế thừa…
- Chất liệu nền tảng cho quá trình nghiên cứu là: Chương trình phòng chống
tội phạm ma túy, hệ thống kế hoạch phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của Tòa án, Công an các bản án xét xử sơ
thẩm; các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan và bài viết trên các tạp chí,
báo chí.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học về tình hình tội phạm về ma túy
một cách toàn diện, có hệ thống trên cơ sở áp dụng lý luận về tình hình tội phạm để
khảo sát thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thực tế tỉnh Quảng
Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú thêm hệ thống lý luận về
6


tình hình tội phạm, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học
tập và nghiên cứu khoa học sau này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần vận dụng để nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn được cơ cấu thành 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm về ma túy.
Chương 2: Thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và
những vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tình hình các tội phạm này.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm về ma túy
Con người là những thực thể tồn tại chung với nhau trong một không gian gọi
là xã hội loài người, không có con người sống tách biệt, tách rời với xã hội loài

người. Xã hội loài người tồn tại và phát triển được là có sự tồn tại của những chuẩn
mực chung gọi là chuẩn mực xã hội, những chuẩn mực này hướng dẫn và điều
chỉnh mọi cá nhân trong xã hội để duy trì sự vận động và phát triển chung của xã
hội. Lịch sử loài người phát triển qua nhiều giai đoạn và các quy chuẩn xã hội cũng
không ngừng phát triển và hoàn thiện, và sự hoàn thiện đó chính là sự ra đời của
pháp luật, bắt buộc mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện hành vi của
mình theo chuẩn mực đó.
Trải qua các giai đoạn phát triển, không tránh khỏi việc vi phạm các chuẩn
mực xã hội được đặt ra, hay còn gọi là vi phạm pháp luật, từ đó sinh ra hiện tượng
tội phạm. Tội phạm không ngừng phát triển và tăng thêm về cả số lượng, tính nguy
hiểm mặc dù Nhà nước đã đặt ra những hình phạt nghiêm khắc nhất. Tội phạm xẩy
ra không chỉ ở một hay hai quốc gia mà xẩy ra ở hầu hết các quốc gia, điều đó đòi
hỏi con người không ngừng tìm hướng giải quyết đối với vấn đề tội phạm theo các
cách tiếp cận khác nhau.
Từ khi hình thành cho đến nay, Tội phạm học có nhiều khái niệm về tình hình
tội phạm như: Tình hình tội phạm là một hiện tượng tâm - sinh lý xã hội tiêu cực
mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự, có tính giai cấp và được biểu hiện
thông qua tổng thể các tội phạm cùng các chủ thể thực hiện các tội phạm đó trong
một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định và trong một thời gian cụ thể nhất định
[22, tr.10].
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang
tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử, được thể hiện ở tổng hợp các tội
phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong khoảng thời gian nhất định [32, tr.91]

8


Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm - sinh lý xã hội tiêu cực, vừa mang tính
lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai
cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi phạm tội cùng với các chủ thể

đã thực hiện các hành đó trong một thời gian và không gian nhất định [22,tr.12].
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “THTP là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình
sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ
thống) các tội phạm thực hiện trong xã hội (quốc gia) nhất định và trong một
khoảng thời gian nhất định” [29, tr.60].
Để có thể xây dựng khái niệm về tình hình tội phạm, ngoài việc tham khảo các
quan điểm khoa học đã được nêu ra trong tội phạm học về tình hình tội phạm, điều
quan trọng nữa là phải làm sáng tỏ các dấu hiệu của tình hình tội phạm, theo đó:
Thứ nhất, THTP là hiện tượng xã hội, bởi nó tồn tại trong xã hội, có nguồn
gốc xã hội, có nguyên nhân từ xã hội, có nội dung xã hội và số phận của nó cũng
mang tính xã hội. Đó là một hiện tượng xã hội bởi nó được hình thành từ những
hành vi do chính con người thực hiện, các hành vi đó đi ngược với các chuẩn mực
của xã hội, gây nguy hại cho xã hội. THTP cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã
hội, luôn xâm hại đến các quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội, làm đảo lộn
trật tự xã hội.
Thứ hai, THTP là hiện tượng pháp lý - hình sự: Tính pháp lý hình sự của
THTP là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng khi
nghiên cứu và đánh giá về THTP, cho phép chúng ta có thể phân biệt được tội phạm
với các vi phạm pháp luật khác, các hành vi tiêu cực trong xã hội. Từ đó có thể xác
định chính xác đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Sự thay đổi của pháp luật
hình sự theo hướng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị thì đều ảnh hưởng trực
tiếp đến các thông số cơ bản của THTP trong thực tế.
Thứ ba, THTP là hiện tượng mang tính giai cấp, bởi chính giai cấp thống trị
trong xã hội sẽ quyết định việc quy định hành vi nào là tội phạm và hệ thống các
biện pháp trừng trị căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó đối với
lợi ích của giai cấp mình, đồng thời chính giai cấp thống trị có toàn quyền đề ra

9



những trình tự thủ tục áp dụng cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các hành
vi phạm tội và người phạm tội. Một khi tương quan về lực lượng giữa các giai cấp
trong xã hội thay đổi thì THTP cũng có sự thay đổi. Vì vậy, khi nghiên cứu THTP
thì phải xem xét nó trong sự tương quan về lợi ích của các giai cấp trong xã hội,
phòng ngừa tội phạm phải kết hợp với đấu tranh giai cấp và giảm thiểu những xung
đột và mâu thuẫn trong xã hội.
Thứ tư, THTP là hiện tượng vận động thay đổi theo quá trình lịch sử: Đặc
điểm lịch sử của THTP được thể hiện ở việc THTP là hiện tượng thay đổi theo quá
trình lịch sử. THTP không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà nó có sự thay
đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. THTP có thể thay đổi tùy
thuộc vào sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử,
thậm chí trong cùng một hình thái kinh tế xã hội nếu có sự thay đổi về cơ cấu kinh
tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì THTP cũng có sự thay đổi. THTP luôn có sự
vận động và thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử, tuy vậy đây đúng hơn là
mặt trái không mong muốn của sự phát triển.
Thứ năm, với tính cách là hiện tượng xã hội tiêu cực, THTP bao giờ cũng gắn
với “phạm vi” không gian và thời gan nhất định. Vấn đề là ở chỗ, trên thực tế
không có khái niệm tình hình tội phạm “phi không gian’’ và “phi thời gian”. Chính
những cái quyết định luận của nó, tức nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm cũng xuất hiện, tồn tại và phát triển trong phạm vi không gian và phạm vi thời
gian nhất định. Chính dấu hiệu này phản ánh “địa tình hình tội phạm” và “địa
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Bởi vậy, tình hình tội phạm phải
được nghiên cứu gắn với những “địa bàn” nhất định và những khoảng thời gian nhất
định: 5 năm, 10 năm, 15 năm. Chính không gian và thời gian nghiên cứu đó cho
thấy được tính quy luật của tình hình tội phạm với tính cách là hiện tượng xã hội
tiêu cực.
Thứ sáu, tình hình tội phạm là khái niệm (phạm trù) mang tính tổng thể, hiểu
ở mức khái quát cao hơn hành vi phạm tội cụ thể. Nói cách khác, tình hình tội phạm
bao hàm trong nó tất cả những tội phạm đã xảy ra trên thực tế và tất cả những người


10


đã thực hiện chúng, bất kể chúng đã được xử lý hay chưa bị bị xử lý về hình sự. Bởi
lẽ đó, với tính cách là hiện tượng xã hội tiêu cực, tình hình tội phạm là đối tượng
nghiên cứu của tội phạm học, còn với tính cách là hành vi phạm tội cụ thể, tội phạm
(cụ thể) là đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hình sự.
Từ những phân tích trên, nhất là chia sẻ với quan điểm của GS.TS Võ Khánh
Vinh, có thể đưa ra khái niệm cơ bản về tình hình tội phạm như sau: Tình hình tội
phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính giai cấp, tính trái pháp luật hình sự,
tính lịch sử cụ thể và được biểu hiện thông qua tổng thể các chủ thể đã thực hiện
hành vi phạm tội trong một thời gian và không gian nhất định.
Với tính cách là bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm, tình hình tội phạm
về ma túy mang trong nó những dấu hiệu của tình hình tội phạm nói chung. Tuy
nhiên, với tính cách là tình hình nhóm tội phạm, tội phạm về ma túy còn có đặc thù
trong nguyên nhân và điều kiện đã làm phát sinh ra nó. Bởi vậy, khi nghiên cứu tình
hình tội phạm về ma túy, cần tập trung hơn vào những dấu hiệu đặc trưng cho nhóm
tội phạm này thông qua việc phân tích cơ chế của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân
thân người phạm tội, môi trường xã hội gắn với địa bàn và thời gian nghiên cứu cần
và đủ để giải thích được quy luật của tình hình tội phạm. Đồng thời, để đánh giá
khách quan về tình hình tội phạm về ma túy cần đặt tình hình tội phạm về ma túy
trong mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật hình sự để so sánh tình hình tội phạm về
ma túy trên địa bàn trước và sau thời điểm ban hành Bộ luật hình sự. Mặt khác phải
so sánh tình hình tội phạm về ma túy giữa các địa bàn hoặc vùng, miền,...Từ những
phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm cơ bản về tình hình tội phạm như sau: Tình
hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực có tính giai cấp, tính trái pháp luật
hình sự, tính lịch sử cụ thể và được biểu hiện thông qua tổng thể các chủ thể đã thực
hiện hành vi phạm tội trong một thời gian và không gian nhất định.
Như đã nói ở trên, tội phạm về ma túy là một loại tội phạm trong tổng thể các
tội phạm nên tội phạm về ma túy cũng mang những yếu tố cơ bản của tội phạm và

có nguồn gốc phát sinh bởi các điều kiện xã hội cơ bản. Từ khái niệm tình hình tội
phạm, có thể đưa ra khái niệm về tình hình tội phạm về ma túy như sau: “Tình hình

11


tội phạm về ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực mang tính giai cấp, trái pháp
luật hình sự, có sự vận động thay đổi theo lịch sử cụ thể và được biểu thiện thông
qua các chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và tội phạm về ma túy trong khoản thời
gian và không gian nhất định”.
Phân tích, đánh giá THTP về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm
2014 đến năm 2018 có thể xác định rõ quy mô của hiện tượng xã hội trên địa bàn
một đơn vị hành chính cấp tỉnh trong một khoảng thời gian nhất định, thể hiện giai
đoạn phát triển nhất định của THTP. Hay có thể nói, bên cạnh những dấu hiệu, đặc
điểm chung của THTP, các yếu tố cấu thành THTP về ma túy còn biểu hiện ở các
thông số về lượng, về chất, cơ cấu, tính chất của nó. THTP về ma túy là một hình
thức biểu hiện cụ thể, riêng, đặc trưng của một nhóm tội phạm quy định trong
BLHS. Chỉ có thể đánh giá đúng hiện thực của THTP về ma túy trên cơ sở nắm
vững các thông số phản ánh về thực trạng, động thái, cơ cấu và tính chất của THTP
về ma túy trong sự vận động theo thời gian ở một địa bàn hành chính - lãnh thổ.
Tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh tỉnh Quảng Nam từ năm
2014 đến năm 2018 là một chỉnh thể bao gồm hai phần: Phần hiện (còn được gọi là
tội phạm rõ) và phần ẩn (còn được gọi là tội phạm ẩn). Lý luận về tội phạm học ở
Việt Nam cho rằng không phải mọi tội phạm diễn ra trên thực tế đều được phát hiện
và xử lý về hình sự, tức là đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và được thống kê
hình sự (tội phạm rõ); phần ẩn được hợp thành từ những hành vi phạm tội đã được
thực hiện trên thực tế nhưng chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện, chưa bị xử lý
hình sự hoặc chưa có trong thống kê hình sự.
Tội phạm học đi nghiên cứu về tình hình tội phạm, quá trình nghiên cứu chỉ ra
được nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Bên cạnh đó tình hình tội

phạm giải thích cho chúng ta về các biểu hiện của tội phạm trong thực tế đời sống
xã hội. Thông qua tình hình tội phạm chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về các
hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao nhất của con người có đầy đủ năng lực
thực hiện chúng.
Ở một khía cạnh khác, nhìn từ khái niệm tình hình tội phạm nói chung và tình

12


hình tội phạm về ma túy nói riêng ta nhận thấy được mối quan hệ giữa hiện tượng
và bản chất nên khi nghiên cứu đặc điểm của tình hình tội phạm thì ta thấy được giá
trị lý luận và thực tiễn.
1.2. Các chỉ số phản ánh phần hiện của tình hình tội phạm về ma túy
Mác từng khẳng định “con người có thể nhận thức hoàn toàn được chân lý
khách quan một cách tương đối”. Từ điều này có thể khẳng định rằng, ở mọi thời
điểm của quá trình nhận thức thì tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội
phạm về ma túy nói riêng luôn ở trạng thái có hai phần là phần ẩn và phần hiện.
Trước tiên cần làm rõ phần hiện của tình hình tội phạm qua các nội dung sau:
1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm về ma túy
Thực trạng của tình hình tội phạm về ma túy là sự phản ánh của một trong hai
chỉ số về lượng của tình hình tội phạm về ma túy, bao gồm tổng số các tội phạm về
ma túy đã xảy ra và số lượng những người thực hiện tội phạm đó ở một địa bàn nhất
định và trong một khoảng thời gian nhất định. Thực trạng của tình hình tội phạm về
ma túy nói ở đây được nghiên cứu gồm hai phần: Phần tội phạm hiện (rõ) và phần
tội phạm ẩn.
Phần tội phạm hiện (rõ) là toàn bộ số tội phạm và người phạm tội đã bị phát
hiện, điều tra, truy tố, xét xử hình sự và đưa vào thống kê hình sự [29, tr.25].
Ngược lại phần tội phạm ẩn là số tội phạm đã xảy ra mà chưa bị phát hiện, chưa bị
xử lý về hình sự và chưa có thống kê hình sự [30, tr.35]. Khi nghiên cứu thực trạng
của tình hình tội phạm về ma túy, người nghiên cứu cần phải xem xét cả phần tội

phạm hiện (rõ) và phần tội phạm ẩn của nó bởi vì không phải tất cả mọi tội phạm
xảy ra trong xã hội đều được các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, truy tố, xét
xử hình sự và đưa vào thống kê hình sự một cách đầy đủ.
Có thể có những vụ việc tội phạm xảy ra nhưng không bị phát hiện hoặc chưa
bị các cơ quan chức năng phát hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên
nhân chủ quan và khách quan. Vì thế, để đánh giá một cách khách quan, toàn diện
về thực trạng tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tác giả
luận văn này tập trung nghiên cứu làm rõ phần hiện (rõ), phần ẩn của tình hình tội
phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
13


Việc phân tích, đánh giá phần tội phạm hiện (rõ) là không thể đầy đủ nếu
không nghiên cứu các chỉ số khác mà một trong số đó là động thái (diễn biến) của
tình hình tội phạm.
1.2.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm về ma túy
Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm được hiểu “ là sự vận động và sự
thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm tại một không gian và thời
gian nhất định (một năm, năm năm, mười năm...)” [30, tr.20]. Đó cũng là cơ sở để
nhận thức khái niệm về động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm về ma túy. Sự
vận động và thay đổi đó được xác định bằng tỷ lệ tăng hoặc giảm của thực trạng và
cơ cấu tình hình tội phạm về ma túy so với thời gian được chọn làm gốc để so sánh,
đối chiếu.
Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy trên một địa bàn và trong
một khoảng thời gian dài (nhất định) sẽ giúp chúng ta xác định được quy luật (xu
hướng) vận động của tình hình tội phạm về ma túy. Kết quả nghiên cứu về động
thái (diễn biến) của tình hình tội phạm về ma túy cũng là cơ sở cho việc dự báo tình
hình tội phạm về ma túy trong thời gian tới và xây dựng chương trình, kế hoạch
hoạt động, các giải pháp phòng, chống tội phạm về ma túy. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm sẽ là cơ sở để nhà làm luật

hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật hình sự nói riêng nhằm
góp phần đấu tranh phòng, chống có hiệu quả hơn tình hình tội phạm này.
1.2.3. Cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy
Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng, mối tương quan giữa các nhóm tội,
loại tội trong một chỉnh thể chung tổng hợp các tội phạm đã xảy ra trong một địa
bàn và ở trong cùng một khoảng thời gian nhất định [30, tr.21]. Theo cách hiểu đó,
có thể hiểu cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy là tỷ trọng, mối tương quan
giữa các nhóm tội, loại tội trong một chỉnh thể chung các tội phạm về ma túy đã xảy
ra trong một địa bàn và trong cùng một khoản thời gian nhất định.
Sự hiểu biết và nhận dạng những chỉ số về cơ cấu tình hình tội phạm có ý
nghĩa to lớn đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp phòng ngừa

14


tình hình tội phạm về ma túy và việc phân hoá trong thực tiễn áp dụng các biện
pháp pháp luật hình sự. Cơ cấu của tình hình tội phạm cũng cho thấy những định
hướng chính cần tập trung giải quyết trong công tác đấu tranh với tình hình tội
phạm về ma túy.
Cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy cũng được chia làm hai loại gồm: Cơ
cấu cơ bản và cơ cấu chuyên biệt. Cơ cấu cơ bản gồm cơ cấu theo tội danh và theo
hành vi phạm tội được thể hiện tại chương XX Bộ luật Hình sự. Đối với cơ cấu
chuyên biệt được xác định theo các tiêu chí về tình hình tội phạm về ma túy bằng
một hệ thống hoàn chỉnh riêng như: Theo mức độ phạm tội, theo hình phạt, theo
giới tính, theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp...
1.2.4. Tính chất của tình hình tội phạm về ma túy
Tính chất của tình hình tội phạm phản ánh mức độ nguy hiểm, mức độ nghiêm
trọng khác nhau của tình hình tội phạm ở từng thời gian và không gian khác nhau
thông qua tương quan và tỷ lệ giữa các thành phần tạo nên cấu thành của tình hình
tội phạm như tỷ lệ giữa tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng,... Nghĩa là, tính

chất của tình hình tội phạm chính là kết quả của sự đánh giá đối với mức độ, cơ cấu
và động thái của tình hình tội phạm [29,tr. 19]. Theo cách hiểu đó, thì tính chất của
tình hình tội phạm về ma túy là kết quả của sự đánh giá đối với động thái, mức độ
và cơ cấu và của tình hình tội phạm về ma túy.
Tính chất của tình hình tội phạm về ma túy thể hiện trong số lượng của các tội
phạm nguy hiểm nhất cho xã hội, trong cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung cũng
như ở các đặc điểm nhân thân của những người thực hiện tội phạm về ma túy. Tính
chất của tình hình tội phạm về ma túy được làm sáng tỏ thông qua cơ cấu của nó.
Trong quá trình nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy thì không thể chỉ
nghiên cứu về tội phạm hiện (rõ) mà còn phải nghiên cứu cả về phần ẩn của tình
hình tội phạm này để có kế hoạch dự báo tình hình tội phạm và vạch ra các biện
pháp phòng ngừa một cách có hiệu quả.
1.3. Phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy
Tình hình tội phạm về ma túy như đã nhấn mạnh gồm hai phần: Phần hiện và

15


phần ẩn. Để làm rõ phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy, trước hết cần nhận
thức rõ “tội phạm ẩn là gì?”, “phần ẩn của tình hình tội phạm về ma túy là gì? Tội
phạm ẩn là tội phạm (cụ thể) đã xảy ra song với nhiều lý do không bị xử lý hoặc đã
bị xử lý nhưng không nằm trong phông thống kê tình hình tội phạm này của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Theo cách hiểu này, phần ẩn của tình hình tội phạm
về ma túy được hiểu là tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song
không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, xử lý theo quy định của
pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê hình sự.
Tội phạm ẩn nói chung và tội phạm ẩn về ma túy nói riêng có thể bị ẩn với
nhiều lý do khác nhau mà người thực hiện hành vi phạm tội đã không bị phát hiện,
xử lý hoặc chưa được đưa vào thống kê hình sự.
Tình hình tội phạm ẩn được chia thành hai loại cơ bản đó là tội phạm ẩn khách

quan và tội phạm ẩn chủ quan. Tội phạm ẩn khách quan là những tội phạm đã xảy
ra trong thực tế, song các cơ quan tiến hành khởi tố các vụ án hình sự không có
thông tin về chúng. Tội phạm ẩn chủ quan là toàn bộ các tội phạm đã xảy ra mà
thông tin về chúng đã được các chủ thể trực tiếp đấu tranh chống tội phạm nắm
được nhưng với những lý do khác nhau, các tội phạm đó trong một thời gian nhất
định hoặc vĩnh viễn không bị phát hiện, xử lý. Tội phạm ẩn chính là những hành vi
phạm tội thực tế đã xảy ra nhưng chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện, chưa
được thống kê hình sự và do đó chưa bị xử lý về mặt hình sự. Trên thực tiễn, không
có một tỷ lệ tội phạm ẩn chung cho mọi tội phạm mà mỗi loại tội phạm có một tỷ lệ
ẩn khác nhau và ở từng thời gian thì tỷ lệ đó cũng khác nhau. Tội phạm về ma túy
cũng vậy, mỗi tội phạm khác nhau có tỷ lệ ẩn không giống nhau. Điều này có nghĩa
là các cơ quan thực thi pháp luật không có thông tin về tội phạm xuất phát từ các
nguyên nhân trên.
Các cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra theo quy định của pháp luật như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hải
Quan, Kiểm lâm,...trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục tố tụng hình
sự thì các cơ quan này ban hành các quyết định không khởi tố vụ án, đình chỉ do
nhiều nguyên nhân như: Theo yêu cầu người bị hại, do bị cáo chết, có sự thay đổi

16


về pháp luật hình sự, có tội nhưng được đình chỉ và miễn trách nhiệm hình sự; hoặc
tạm đình chỉ vụ án nhưng không phục hồi điều tra. Cũng có một vài trường hợp
người tiến hành tố tụng có tâm lý e ngại, sợ oan sai, phải chịu trách nhiệm bồi
thường và ảnh hưởng đến địa vị xã hội họ đang có nên họ sẵn sàng không khởi tố
nếu thấy rằng chứng cứ buộc tội yếu (chỉ khoảng 50%) nên dễ dàng bỏ lọt tội phạm.
Trong trường hợp có nhiều người thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án nhưng chỉ
có một vài bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử; còn lại không bị xử
lý; hay đối với bị can, bị cáo đang bị xử lý mà trên thực tế còn có những hành vi

phạm tội khác ngoài hành vi phạm tội đang bị xử lý lại không bị phát hiện. Ngoài
ra, có thể cơ quan chức năng còn chưa chủ động, chưa nổ lực trong công việc áp
dụng các biện pháp để phát hiện tội phạm cũng như sự yếu kém về năng lực chuyên
môn nghiệp vụ của cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ vụ án.
1.4. Những yếu tố xã hội tác động đến tình hình tội phạm về ma túy
Tội phạm cụ thể xảy ra trên thực tế là kết quả của sự tác động con người
(phạm tội) có đặc điểm nhân thân tiêu cực với những hoàn cảnh, tình huống (phạm
tội) tồn tại khách quan bên ngoài cá nhân đó. Các yếu tố trong môi trường sống luôn
tác động lẫn nhau làm cho môi trường sống của con người luôn biến đổi, gây ra các
tác động mạnh mẽ đến tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm về ma
túy nói riêng. Với tính cách là hiện tượng (yếu tố, quá trình…) xã hội tiêu cực, tình
hình tội phạm về ma túy (hợp thành từ những trường hợp tội phạm về ma túy cụ thể
đã xảy ra trên thực tế), theo logic những yếu tố tác động làm phát sinh tình hình các
tội phạm này phải là những yếu tố tiêu cực. Tất nhiên, những yếu tố xã hội tích cực
cũng tác động đến tình hình các tội phạm về ma túy nhưng với tư cách là cái làm
kìm hãm, kéo giảm tình hình tội phạm chứ không phải là nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm về ma túy. Nhận thức này có ý nghĩa phương pháp luận to
lớn đối với phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy.
Như vậy, trong số những yếu tố xã hội tác động làm phát sinh tình hình tội
phạm có các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống, trong đó có những yếu tố tiêu
cực trong môi trường địa lý - tự nhiên, những yếu tố tiêu cực trong môi trường gia

17


đình; những yếu tố tiêu cực trong môi trường nhà trường; những yếu tố tiêu cực
trong môi trường xã hội mà Nhà nước là chủ thể quản lý. Bên cạnh đó, góp phần tác
động làm phát sinh tình hình tội phạm là những sai lệch thuộc cá nhân con người về
ý thức pháp luật, về xem thường các nghĩa vụ công dân; sai lệch trong quá trình
động cơ hóa hành vi của cá nhân; sai lệch về sở thích, nhu cầu và trong nhận thức

về sở thích, nhu cầu, lợi ích (đã được khái quát từ nhu cầu) dẫn đến sai lệch trong
lựa chọn phương thức thỏa mãn nhu cầu bất hợp pháp.
Những sai lệch đó của cá nhân (người phạm tội) là kết quả của sự tác động lẫn
nhau giữa các yếu tố (hiện tượng, quá trình) xã hội tiêu cực xuất hiện, tồn tại và
phát triển gắn với nhưng mâu thuẫn xã hội khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo
dục…Ở nghĩa này, những sai lệch đó là kết quả của sự tác động của nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm.
Tất nhiên, tác động đến tình hình tội phạm về ma túy còn có vai trò của những
yếu tố xã hội tích cực. Trong sự tác động đến con người, những yếu tố xã hội tích
cực đó hình thành ở cá nhân (con người) nhân thân tích cực và điều đó giúp cho cá
nhân nhận thức được nhu cầu, lợi ích một cách đúng đắn, định hướng giá trị sống
chuẩn mực, thực hiện những hành vi tích cực, chuẩn mực theo các đòi hỏi của đạo
đức, truyền thống, tín ngưỡng và pháp luật. Như vậy, tác động của những yếu tố xã
hội có tính chất (tiêu cực hay tích cực) đến tình hình tội phạm về ma túy theo các
hướng khác nhau và kết quả mang lại cũng khác nhau. Điều này, như đã nhấn mạnh,
có ý nghĩa to lớn đối với phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy là cần xây dựng,
tạo ra nhiều những yếu tố xã hội tích cực và hạn chế, làm giảm thiểu, dần loại bỏ
những yếu tố xã hội tiêu cực trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 là hệ thống lý luận về tình hình tội phạm về ma túy được nghiên
cứu trên cơ sở kế thừa, tập hợp từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
trong ngành Tội phạm học cùng với sự vận dụng của bản thân người nghiên cứu vào

18


một loại tội phạm. Trong hệ thống lý luận này có khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa tình
hình tội phạm về ma túy, sự phản ánh mức độ, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình
hình tội phạm về ma túy là những nội dung được kế thừa và phát triển của các công

trình nghiên cứu, làm nền tảng cho việc nghiên cứu các vấn đề về tình hình tội
phạm ma túy.
Những nội dung lý luận được nêu ra trong chương 1 làm cơ sở để tiến hành
khảo sát thực tiễn tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam một
các có hệ thống và cụ thể, khoa học từ đó thu được những kiến thức cần thiết để
phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm về ma túy.

19


×