Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế Quốc dân và trường Đại học Khoa họ155120

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
o0o

HOÀNG THU HẰNG


NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)


Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số : 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH VĂN TÙNG


HÀ NỘI -2009
- 1 -


MỤC LỤC


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 4
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Đối tượng nghiên cứu 7
5 Khách thể nghiên cứu 7
6 Phạm vi nghiên cứu 7
7 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 7
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu 7
7.2 Phương pháp quan sát 8
7.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 8
Giới thiệu mẫu nghiên cứu 8
8 Giả thuyết nghiên cứu 10
9 Khung lý thuyết 11
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 10
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10
1.1 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 12
1.1.1 Lý thuyết xã hội hoá 12
1.1.2 Lý thuyết về ý thức tập thể, ý thức xã hội và ý thức cá nhân của Émile
Durkheim. 17
1.1.3 Lý thuyết hành động xã hội 19
1.1.4 Lý thuyết về thói quen và tâm thế hành vi của Pierre Bourdieu 22
1.2 Hệ thống khái niệm công cụ 25
1.2.1 Khái niệm "Nhận thức" 25
- 2 -


1.2.2 Khái niệm "Luật pháp" 28
1.2.3 Khái niệm "chất ma tuý" 30
1.2.4 Khái niệm "Tệ nạn ma tuý" 32
2.5 Khái niệm "Người nghiện ma tuý" 32

1.2.6 Khái niệm “Sinh viên” 32
1.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 33
1.4 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 38
1.4.1 Về trường đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội 38
1.4.2 Về trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 39
1.5 Sơ lược về tình hình ma tuý trên địa bàn Hà Nội hiện nay 41
CHƢƠNG II: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TUÝ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 43
2.1 Những kiến khái quát của sinh viên về ma tuý. 45
2.1.1 Những nhận biết chung của sinh viên về các chất ma tuý, về các hình
thức sử dụng ma túy và về khả năng tái nghiện 45
2.1.2 Những nhận biết của sinh viên về tác hại của ma tuý 50
2.1.3 Hiểu biết của sinh viên về luật phòng chống ma túy 52
2.2 Thái độ và tâm thế hành vi của sinh viên đối với các tình huống có
vấn đề liên quan đến ma túy 53
2.2.1Hành vi của sinh viên trong việc tìm kiếm, trao đổi các thông tin liên
quan đến ma tuý. 54
2.2.2 Suy nghĩ của sinh viên về những người nghiện ma tuý 57
2.2.3 Suy nghĩ của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến việc một số sinh viên sử
dụng ma tuý 60
2.2.4 Thái độ, hành vi của sinh viên khi bị lôi kéo, xúi giục thực hiện những
hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý 63
- 3 -


2.2.5 Thái độ, hành vi của sinh viên khi phát hiện bạn bè, người thân có
những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý. 64
Chƣơng III: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NHẬN THỨC CỦA
SINH VIÊN VỀ MA TUÝ 67

3.1. Đặc điểm cá nhân 69
3.2. Các kênh cung cấp thông tin 73
PHẦN 3: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
















- 1 -


PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, tệ nạn ma tuý đã trở thành vấn đề có tính toàn
cầu, là mối đe doạ đến hoà bình và trật tự của loài người. Do vậy, tất cả các
quốc gia trên thế giới đều phải đương đầu với vấn đề này. Tệ nạn hút ma tuý
đang ngày càng lan rộng. Sản xuất ma tuý khá phổ biến khắp nơi trên thế giới.
Hoạt động buôn lậu ma tuý đang hoành hành trên khắp mọi nơi. Các nhóm tội
phạm ma tuý đã mang tính chất xuyên quốc gia và liên quốc gia. Ba Công ước

quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc (Công ước thống nhất về các
chất gây nghiện năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và
Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gây nghiện và các chất
hướng thần năm 1988) thể hiện sự đồng tâm nhất trí của cộng đồng quốc tế
trong việc phòng, chống lại hiểm hoạ ma tuý. Tháng 4 năm 2000, lần đầu tiên
vấn đề ma tuý được đưa vào trong chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc. Điều đó cho thấy rằng, thế giới ngày nay coi tệ nạn ma tuý là
một trong những mối đe doạ lớn đối với an ninh nhân loại.
Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà
nước ta lãnh đạo, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả
các lĩnh vực. Sự tăng trưởng kinh tế hội nhập với thế giới, tiếp cận nền kinh tế
tri thức đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của nhân dân. Bên cạnh những thành
tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại, là hàng loạt những vấn đề xã hội nảy
sinh. Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh mà chúng ta cần quan tâm đó là
tệ nạn ma tuý. Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý những năm qua đã được
Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Từ năm 1993, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết 06/CP về tăng cường công tác phòng chống và kiểm
soát ma tuý. Ngày 01/09/1997, Chủ tịch nước ra quyết định về việc Việt Nam
tham gia ba Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc. Các
- 2 -


chương trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 1998 - 2000 và giai
đoạn 2001 - 2005 liên tục được xây dựng và triển khai thực hiện. Luật phòng
chống ma tuý được Quốc hội khoá X thông qua và có hiệu lực từ ngày
01/06/2001 đã tạo cơ sở pháp lý để hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu
tranh với ma tuý đạt được hiệu quả cao hơn. Trong luật phòng chống ma tuý
đã chỉ rõ: "Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia
đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh

Quốc gia” [16,tr.7]. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng về mặt
lập pháp và hành pháp, tổ chức lực lượng đấu tranh phòng chống các tệ nạn
nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng với những kết quả đáng khích lệ, nhưng
tệ nạn ma tuý vẫn chưa có xu hướng giảm mà lại gia tăng. Cùng với sự gia
tăng của tội phạm về ma tuý, tình hình nghiện hút ma tuý trong xã hội, đặc
biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên có xu hướng tăng mạnh (có khoảng 70% số
người nghiện ma tuý mới ở độ tuổi thanh thiếu niên) [39] . Vì thế, đấu tranh
ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý là một nội dung quan trọng, là một trong
những mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
Để ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý, cần phải có các giải pháp đồng bộ,
huy động sức mạnh của toàn dân. Một trong những vấn đề cốt lõi trong đấu
tranh phòng chống tệ nạn ma tuý không chỉ dừng lại ở việc bắt và xử lý thật
nhiều các đối tượng vi phạm, mà phải tích cực phòng ngừa không để tệ nạn
ma tuý xảy ra, xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tệ nạn về
ma tuý. Hay nói cách khác, dấu nhấn của công tác này cần được đặt ở khía
cạnh “phòng ngừa”. Để công tác “phòng ngừa” đạt hiệu quả cao, thì việc nắm
bắt nhận thức của các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là của sinh viên, để thông
qua đó có những biện pháp đúng đắn hơn, thiết thực hơn nhằm giáo dục, rèn
luyện, nhận thức của họ để họ trở thành lực lượng nòng cốt, tích cực tham gia
vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý là một trong những nhiệm vụ quan
- 3 -


trọng. Nhằm tìm hiểu thực trạng và mức độ nhận thức của sinh viên về tệ nạn
ma tuý trên địa bàn thành phố Hà nội, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài
"Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội
hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu nhằm vận dụng những phạm trù, khái niệm, phương pháp
nghiên cứu và các lý thuyết Xã hội học vào việc mô tả, giải thích về thực
trạng nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm thế hành vi đối với ma tuý của
sinh viên hiện nay.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay” còn có một ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng.
Trên cơ sở phân tích một cách nhìn khoa học, chúng tôi mong muốn nắm bắt
kịp thời những nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm thế hành vi đúng đắn/sai
lệch về ma tuý của sinh viên và những nhu cầu của họ trong việc nâng cao
nhận thức về ma tuý. Qua đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị, giải
pháp thiết thực cho việc nâng cao hiểu biết của sinh viên các trường Đại học
về ma tuý
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức (nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm thế
hành vi) của sinh viên về ma túy
- Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp sinh viên có những nhận
thức đầy đủ và đúng đắn hơn đối với tệ nạn ma tuý cũng như đối với cuộc đấu
tranh phòng chống ma tuý
- 4 -


4 Đối tƣợng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay.
5 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên hệ chính quy của các trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà
Nội và trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội.
6 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2009
- Địa bàn nghiên cứu:
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phạm vi đối tượng: Nghiên cứu này giới hạn ở việc đo lường, đánh giá
mức độ nhận thức của sinh viên trên địa bàn Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu
hai trường Đại học đại diện. Trên cơ sở đó, chúng tôi cố gắng tìm ra một
vài nguyên nhân cốt lõi để giải thích mức độ nhận thức của nhóm tác nhân
này đứng trước một tệ nạn nghiêm trọng của Việt Nam ngày nay.
7 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của
nghiên cứu trong việc phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và hình
thành giả thuyết nghiên cứu, đồng thời được sử dụng trong quá trình đọc và
phân tích tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu này đã phân
- 5 -


tích nhiều tài liệu thu thập được trong nước và ngoài nước có liên quan đến
vấn đề ma tuý nhằm so sánh đối chiếu và thu thập thêm thông tin.
7.2 Phương pháp quan sát
- Quan sát thái độ của người được phỏng vấn để biết được độ tin cậy của
thông tin.
- Quan sát lối sống, hoạt động học tập, vui chơi giải trí của sinh viên, đặc
biệt quan sát thực tế thái độ, hành vi của sinh viên đối với những vấn đề có
liên quan đến ma tuý.
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Trên cơ sở đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng một khung
hướng dẫn phỏng vấn sâu để thăm dò xu hướng trả lời của các tác nhân trong
nghiên cứu này. Để đảm bảo các nhóm tác nhân đều thể hiện được biểu tượng

hay hình ảnh của nhóm mình về nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý,
chúng tôi tiến hành 16 phỏng vấn sâu với cơ cấu như sau: 10 sinh viên (05
sinh viên/trường, 02 nhà quản lí cấp trường (01 nhà quản lí/trường) và 04 đại
diện tổ chức đoàn thể xã hội gần gũi với sinh viên và gia đình).
7.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Kết hợp với việc đọc tài liệu ban đầu cũng như các kết quả phỏng vấn, chúng
tôi xây dựng bảng hỏi bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin trên diện rộng về
nhận thức của sinh viên đối với ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc
biệt, những kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được xử lí trên phần mềm SPSS
15.0 để khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết được đưa ra sau khi phỏng vấn.
Giới thiệu mẫu nghiên cứu
- Phƣơng pháp chọn mẫu
- 6 -


Mẫu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống vì khi đo nhận
thức của một lượng khách thể lớn, chúng tôi tin rằng, phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên hệ thống không loại trừ cơ hội của bất kì chủ thể nào trong nhóm
lớn. Hay nói cách khác, phương pháp này đảm bảo rằng, không sinh viên nào
bị mất cơ hội có thể được lựa chọn vào mẫu.
- Kết quả chọn mẫu và cơ cấu mẫu
Cuộc khảo sát xã hội học được tiến hành chọn mẫu trên cơ sở danh sách sinh
viên của hai trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 201 sinh viên được chọn ngẫu
nhiên ngẫu nhiên hệ thống bao gồm 95 nam sinh viên và 106 nữ sinh viên,
đảm bảo điều kiện các sinh viên này là sinh viên học hệ chính quy để phỏng
vấn. Vì thế 201 sinh viên này có tính chất đại diện cao cho sinh viên của hai
đơn vị đào tạo trên và thông tin thu được có tính chất khách quan.
Cơ cấu mẫu:
Tiêu chí

Tần
xuất
Tỷ lệ
(%)
Biểu đồ



Giới
tính
Nam
95
47


Biểu 1: Cơ cấu theo giới tính
47
53
Nam
Nữ

Nữ
106
53
- 7 -




Nơi ở

hiện tại
Nội trú


80
40
Biểu 2: Cơ cấu theo nơi ở hiện tại
Ngoại trú
60%
Nội trú
40%

Ngoại trú
121
60


Trường
Đại học

Khoa học
Xã hội và
Nhân văn


101


50
Biểu 3: Cơ cấu theo trường

50
50
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Kinh tế Quốc dân


Kinh tế
Quốc dân

100

50
8 Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên hiện nay nói chung có nhiều thông tin về ma tuý, nhưng nhận
thức của họ phần lớn dừng lại ở mức độ cảm tính.
- Nhận thức lý tính của một số sinh viên (những hiểu biết để chuẩn bị hành
động) về vấn đề ma túy còn thấp.
- Môi trường thông tin về ma tuý để nâng cao nhận thức cho đối tượng sinh
viên là phong phú, nhưng vẫn chưa có một cơ chế thông tin phù hợp cho
đối tượng đặc thù này.
- Đặc điểm cá nhân (Giới tính) có ảnh hưởng đến nhân thức của sinh viên về
ma tuý.

- 8 -


9 Khung lý thuyết























Điều kiện kinh tế xã
hội
Đặc điểm cá nhân
Kênh cung cấp thông
tin
Nhận thức
của sinh viên
về vấn đề ma
tuý: nhận
biết, kiến
thức, hiểu

biết và tâm
thế hành vi
của sinh viên
về ma tuý
Thực trạng về
tệ nạn ma tuý
trên địa bàn
thành phố Hà
Nội
- 9 -


PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Lý thuyết xã hội hoá
Khái niệm xã hội hoá hiện nay thường được dùng với hai nội dung: ở
nội dung thứ nhất, khái niệm này chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội
về vật chất và tinh thần đến những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó của xã hội
mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Đó là
quá trình xã hội hoá các vấn đề, sự kiện xã hội, như xã hội hoá giáo dục, xã
hội hoá y tế… Ở khái niệm này, xã hội hoá đồng nghĩa với sự tham gia ngày
càng tăng của người dân vào một sự kiện xã hội để cùng Nhà nước giải quyết
một số khó khăn.
Trong nội dung thứ hai, thuật ngữ xã hội hoá được sử dụng trong xã
hội học là quá trình tương tác giữa các cá nhân và xã hội qua đó mà các cá
nhân học hỏi và thực hành những tri thức, những kỹ năng và những phương
pháp cần thiết để hoà nhập với xã hội.
Hiện nay, trong khoa học xã hội có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
xã hội hoá. Dựa vào tính chủ động của các nhân trong quá trình xã hội hoá,

chúng ta có thể tạm chia thành hai loại định nghĩa:
Loại thứ nhất, ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu
nhận kinh nghiệm xã hội. Các cá nhân dường như bị khép vào các chuẩn mực
khuôn mẫu mà không cưỡng lại được.
Loại thứ hai, khẳng định tính tích cực sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã
hội hoá. Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham
gia vào quá trình tái tạo ra các kinh nghiệm xã hội.
- 10 -


Dù có những quan điểm khác nhau nhưng các nhà khoa học đều thống nhất tại
một điểm: xã hội hoá là một quá trình: có khởi đầu, diễn biến và có kết thúc.
Neil Smelser, nhà xã hội học Mỹ đã viết: “Xã hội hoá là quá trình mà trong đó
cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ
tốt nhất cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai
trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”. Theo nghĩa này, vai trò của
cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh
nghiệm, giá trị, chuẩn mực. Định nghĩa này chưa đề cập tới khả năng cá nhân
có thể tạo ra những giá trị, kinh nghiệm, chuẩn mực để xã hội theo đuổi. Như
vậy, theo định nghĩa này thì dường như cá tính của con người bị tan biến vào
những đặc điểm xã hội mà cá nhân tiếp thu được.
Một nhà xã hội học khác của Mỹ có tên: Fichter đã xem xét: “xã hội hoá là
một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp
nhận những khuôn mẫu hành động, và thích nghi với những khuôn mẫu hành
động đó”. Như vậy, Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân trong
quá trình xã hội hoá đó là cá nhân không chỉ chấp nhận mà họ còn có thể
thích nghi được với những giá trị, kinh nghiệm mà anh ta tiếp thu được trong
quá trình tương tác với người khác.
Định nghĩa về xã hội hoá của của nhà khoa học người Nga G.Andreeva đã
nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hoá. Mặt thứ nhất của quá trình là cá

nhân nội hoá các hệ giá trị của xã hội. Đó là quá trình mà cá nhân thực hiện
tương tác với xã hội nhằm thu nhận những tri thức, những kỹ năng cho bản
thân mình. Mặt thứ hai của quá trình xã hội hoá là quá trình cá nhân ngoại hoá
hệ giá trị của xã hội thông qua hành vi được xã hội chấp nhận. Mặt thứ nhất
của quá trình xã hội hoá là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác
động của môi trường tới con người. Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự
tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình. Và
câu hỏi mà Andreeva đặt ra đó là cá nhân bước vào xã hội để trưởng thành
- 11 -


thông qua các cơ chế nào? Hay đúng hơn là môi trường xã hội hoá của cá
nhân sẽ được diễn ra như thế nào?
Lý thuyết xã hội hoá cũng đề cập đến môi trường xã hội hoá, đó là nơi cá
nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích
thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Dù có bản chất xã hội và tiền đề tự
nhiên phù hợp, con người có thể không trở thành một nhân cách hoàn thiện
nếu không được đặt trong môi trường thích hợp.
Có nhiều cách nhìn nhận hay phân tích về các môi trường xã hội hoá cá nhân
theo các nhóm xã hội - nơi các cá nhân thực hiện hoạt động sống của mình.
Các môi trường xã hội hoá chủ yếu thường được kể đến là gia đình, trường
học và các tổ chức xã hội và truyền thông đại chúng.
Gia đình, là môi trường xã hội hoá rất quan trọng của cá nhân bởi hầu
hết các cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Mỗi gia đình là một tiểu
văn hoá, tiểu văn hoá này được xây dựng trên nền tảng của văn hoá chung
nhưng với những đặc thù riêng của từng gia đình. Tiểu văn hoá gia đình được
tạo thành bởi nền giáo dục truyền thống gia đình, lối sống gia đình, thói quen
gia đình hay “tâm thế gia đình” (habitus) theo nghĩa của Pierre Bourdieu…Cá
nhân tiếp nhận các đặc điểm của tiểu văn hoá này. Những kinh nghiệm sống,
các quy tắc ứng xử, các giá trị…đầu tiên cá nhân nhận được từ chính các

thành viên trong gia đình, từ cha mẹ, ông bà, anh chị
Quá trình xã hội hoá không chỉ diễn ra trong các gia đình cùng chung
sống với cha mẹ, tức là nơi họ được sinh ra và lớn lên, mà còn trong cuộc
sống gia đình vợ chồng. Để có cuộc sống hạnh phúc, các cặp vợ chồng cần
thích ứng các giá trị của họ với nhau. Tức là phải có sự tiếp nhận, học hỏi các
giá trị mới hay các khuôn mẫu hành động mới. Nói cách khác, phải tiếp tục
quá trình xã hội hoá của cả hai vợ chồng.
- 12 -


Nhà trường nói chung, nhà trẻ, trường mầm non nói riêng là những
nơi trẻ em thực hiện hoạt động vui chơi và học tập bước đầu của mình. Thông
qua hoạt động này, trẻ em chủ yếu nhận những kiến thức ban đầu về tự nhiên
và xã hội. Những trò chơi, những mối quan hệ được hình thành tại đây giúp
trẻ em hoà nhập dần vào đời sống xã hội. Các cô giáo, thầy giáo hay bảo mẫu
là những người hướng dẫn, khuyến khích những hành vi đúng hoặc điều
chỉnh những hành vi sai lệch.
Trong các trường học, hoạt động chủ đạo của cá nhân là học tập. Đây
là nơi cá nhân bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội. Ở trường, cá
nhân được tương tác với những thành viên không phải trong gia đình mình,
được dạy dỗ những điều khác với gia đình theo từng cấp độ khác nhau. Cá
nhân thu nhận kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội, các kiến thức
văn hoá chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này. Những kiến thức đó sẽ
phục vụ đắc lực cho việc thực hiện những vai trò mà cá nhân cần phải đóng
trong tương lai.
Về truyền thông đại chúng, trong vài thập niên gần đây, chúng ta đã
chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ chưa từng thấy của các phương tiện
này. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực in ấn, xuất bản, truyền
hình, internet… giúp cho truyền thông đại chúng xâm nhập vào tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Truyền thông ngày nay đã vượt ra khỏi khuôn khổ là

một kênh cung cấp thông tin và kiến thức cho các cá nhân trong xã hội một
cách hữu hiệu mà còn là kênh giải trí, kênh tương tác góp phần xây dựng các
khuôn mẫu và nhân cách… Truyền thông đại chúng làm thay đổi mọi mặt của
đời sống xã hội, từ cách thức tư duy, tập quán sinh hoạt đến điều chỉnh hành
vi, điều chỉnh các mối quan hệ của cá nhân trong xã hội. Chính truyền thông
đại chúng cung cấp cho cá nhân những định hướng và các quan điểm đối với
các sự kiện và những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Truyền thông
- 13 -


là một môi trường quan trọng không thể thiếu trong quá trình xã hội hoá của
các cá nhân.
Tổ chức xã hội là các nhóm thành viên thường được hình thành theo hình
thức tự nguyện gắn với việc chia sẻ một dạng quyền lợi nào đó. Việc hình
thành nên các tổ chức xã hội phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Chẳng hạn,
ở môi trường đại học, chúng ta có thể kể đến Đoàn, Hội sinh viên Các nhóm
này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp đỡ cá nhân thu nhận các kinh
nghiệm xã hội theo cả con đường chính thức và không chính thức. Hay nói
cách khác, cá nhân (sinh viên trong trường hợp này) không chỉ nhờ các bài
giảng mà lớn lên, mà thông qua các kênh tương từ hoạt động tập thể.
Đây là môi trường quan trọng thứ hai sau gia đình bởi vì khái niệm nhóm
thành viên có nội dung rất rộng. Mặt khác, trong xã hội, chúng ta luôn phải
đóng những vai trò khác nhau ở những thời gian và địa điểm khác nhau với
những con người khác nhau. Mỗi khi chúng ta thực hiện hành vi thuộc một
vai trò nào đó tức là chúng ta đã trở thành thành viên của một nhóm nhất định
(đó có thể là nhóm thực hay nhóm quy ước).
Môi trường xã hội hoá có thể chia thành hai loại: môi trường chính
thức và môi trường không chính thức. Nếu như, trong môi trường chính thức,
cá nhân thực hiện việc thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội, học hỏi nhằm
thực hiện tốt vai trò của mình theo con đường giáo dục chính thống như bài

giảng trên lớp của các thầy giáo, cô giáo, sách báo, thì môi trường xã hội phi
chính thức bao gồm toàn bộ sự dạy dỗ của xã hội đến cá nhân thông qua mọi
loại tương tác xã hội. Cá nhân thu nhận những kinh nghiệm xã hội, các giá trị
chuẩn mực của các tiểu văn hoá trong các tương tác phi chính thức.
Theo lý thuyết về xã hội hoá của nhà xã hội học và tâm lý học xã hội người
Nga – G. Andreeva, thanh niên – sinh viên là những người đang trong giai
đoạn bước đệm giữa giai đoạn trước lao động và giai đoạn lao động. Đặc thù
- 14 -


của độ tuổi này là tính năng động, dễ thích ứng với cái mới nhưng cũng rất
bấp bênh, dễ đổ vỡ. Xét về mặt định hướng giá trị, hệ giá trị của nhóm thanh
niên – sinh viên đang trong giai đoạn định hình cũng dễ bị thay đổi [24,tr.51].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng lý thuyết xã hội hoá để tìm hiểu và
lý giải những yếu tố môi trường sống xung quanh tác động như thế nào đến
quá trình hình thành và phát triển nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý .
1.1.2 Lý thuyết về ý thức tập thể, ý thức xã hội và ý thức cá nhân của Émile
Durkheim.
Khái niệm ý thức tập thể hay khái niệm ý thức xã hội đóng vai trò
trung tâm trong sự nghiệp xã hội học của Durkheim. Theo Durkheim, ý thức
tập thể là biểu thị sự tồn tại của một tập hợp giá trị chung trong cùng một
nhóm tác nhân. Đây chính là tập hợp những niềm tin, những cảm giác chung
cho những thành viên của cùng một xã hội. Tất cả những tập hợp đó tạo thành
một hệ thống có giá trị riêng. Chính vì thế, nó được cả xã hội thừa nhận và có
tính cưỡng chế, áp đặt đối với hành vi của mỗi cá nhân. Hơn thế, nó còn đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị chuẩn mực hay quy định
hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội.
Về vấn đề ma tuý, nhận thức được mức độ nguy hiểm của ma tuý đối
với xã hội như gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá
con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật

tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia là những nhận thức cần đạt được ở
mỗi người. Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X,
kỳ họp thứ 8 (năm 2000) đã thông qua Luật phòng chống ma tuý với mục
đích để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với ma tuý. Luật
phòng chống ma tuý tập trung vào hai lĩnh vực:
- Nội dung phòng ma tuý được thể hiện tập trung vào các việc sau:
- 15 -


Huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức xã hội, nhà
trường, quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa tệ nạn ma tuý; tuyên
truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý.
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý;
phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này vào các mục đích trái
pháp luật.
Tổ chức, quản lý cai nghiện ma tuý; giải quyết các vấn đề xã hội sau
cai nghiện; phòng chống tái nghiện.
- Nội dung chống ma tuý tập trung vào các điểm sau:
Huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia đấu
tranh chống tệ nạn ma tuý, nhất là việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn
này.
Phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các tội phạm về ma tuý và các hành vi
trái phép khác về ma tuý.
Xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý [27,tr.10].
Nhà nước sử dụng Luật phòng chống ma tuý với tư cách là phương tiện điều
chỉnh các quan hệ xã hội, bằng việc mô hình hoá các khuôn mẫu hành vi xử
sự hợp quy luật, không trái với chuẩn mực giá trị của dân tộc. Nếu cá nhân
hành động đúng theo các khuôn mẫu đó, đồng thời tuân theo các giá trị đạo
đức, các hành vi đó sẽ không lệch khỏi chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong
vấn đề về ma tuý thì hệ giá trị chung mà xã hội xây dựng và huớng tới đó là

một xã hội không ma tuý. Hệ giá trị này quy định những hành động của cá
nhân về vấn đề ma tuý như: không hút ma tuý, không tham gia buôn bán, vận
chuyển, tổ chức, lôi kéo xúi giục người khác sử dụng ma tuý
Theo Durkheim, “Khi đo nhận thức của xã hội thì không phải là phép
cộng các ý thức các nhân lại mà là xem xét cá nhân đó đã xã hội hoá được bao
- 16 -


nhiêu trong những giá trị chuẩn mực của xã hội” [21,tr.106-107]. Cá nhân,
nếu muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì phải thừa nhận và tuân theo hệ
giá trị mà xã hội đó đang mang trong mình nó. Hệ giá trị này mang tính khách
quan: nó như là những tập tục tồn tại ở bên ngoài cá nhân. Với tư cách là
thành viên của xã hội, cá nhân không còn cách nào khác là phải tham gia vào
quá trình xã hội hoá để có thể nhận thức được hệ thống giá trị này. Vì thế,
muốn đo nhận thức của sinh viên về ma tuý, chúng tôi vận dụng lý thuyết này
nhằm xem xét các hệ giá trị của xã hội về vấn đề ma tuý có ảnh hưởng như
thế nào đến nhận thức của sinh viên và sinh viên đó đã nhận thức như thế nào
về các nội dung liên quan đến ma tuý. Từ chỗ có nhận thức đúng về ma tuý
mới có thể giúp họ có mô hình hành vi thích hợp với mong đợi của xã hội.
1.1.3 Lý thuyết hành động xã hội
Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ V. Pareto.
M. Weber, F. Znaniecki, G. Mead, T. Parsons và nhiều nhà xã hội học khác.
Những lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa
con người và xã hội, là đối tượng nghiên của của xã hội học, đồng thời là cơ
sở của đời sống xã hội loài người.
Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của
các nhà hành vi luận (Behaviorism) về hành động của con người. Hệ quan
điểm này cho rằng, không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong quy
định hành vi của các cá nhân, mà chỉ có thể biết đến những phản ứng bên
ngoài.

Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn, thường gắn
với các chủ thể hành động là cá nhân. Định nghĩa của nhà xã hội học người
Đức, M. Weber, là định nghĩa được thừa nhận khá rộng rãi về hành động xã
hội. Ông cho rằng: “Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý
nghĩa chủ quan nhất định. Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong chủ
- 17 -


thể như là nguyên nhân của hành động”. Như vậy, ông cho rằng, chúng ta có
thể nghiên cứu được các yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động, điều này khác
với quan điểm của lý thuyết hành vi.
Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của
cá nhân. Bởi đời sống xã hội là một tập hợp phức tạp bao gồm các hành động
xã hội liên quan đến nhau, quy định lẫn nhau hoặc thậm chí xung đột lẫn
nhau.
Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của các cá nhân. Tính tích cực
này lại bị quy định bởi hàng loạt yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá
trị của chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố và quá trình đó chính là phương
thức tồn tại của chủ thể.
T. Parsons phân biệt hành động vật lý - bản năng với hành động xã
hội. Hành động vật lý - bản năng là hành động hầu như không có sự chi phối
của ý thức. Theo ông, hành động xã hội khác với hành động vật lý, hành động
bản năng sinh học trước hết ở chỗ nó có một cơ chế biểu tượng điều chỉnh
như hệ thống ngôn ngữ, giá trị Điều này có nghĩa là các hành động xã hội bị
điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân dùng trong các tương tác
hàng ngày.
Theo Parsons, dấu hiệu khác biệt thứ hai là tính chuẩn mực của hành
động xã hội, tức là các hành động xã hội của cá nhân phụ thuộc vào hệ thống
các giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội, còn các hành động vật lý - bản
năng thì không.

Dấu hiệu thứ ba mà Parsons dùng để phân biệt hành động xã hội với
hành động vật lý - bản năng sinh học là tính duy lý của hành động xã hội.
Tính duy lý này thể hiện ở chỗ, chúng ta có những độc lập nhất định khi hành
động một cách chủ quan. Tính duy lý còn thể hiện rõ ở chỗ chúng ta căn cứ
- 18 -


vào hệ giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội và các cơ chế điều chỉnh
khác mà chúng ta tiếp nhận được một cách chủ quan.
Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu, là lợi ích của cá nhân, cái
mà M. Weber gọi là động cơ thúc đẩy hành động.
- Những thành tố đầu tiên trong cấu trúc của hành động xã hội là động
cơ và mục đích của hành động. Nhu cầu của chủ thể tạo ra động cơ thúc
đẩy hành động để thoả mãn nó. Động cơ này sẽ tạo ra tính tích cực của chủ
thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích của hành động.
Các động cơ này cũng hướng các hành động xã hội đến việc đạt được
những mục đích (theo nghĩa rộng) nhất định hay đến những điều kiện sống
và làm việc, điều kiện hoạt động nói chung. Các động cơ của chủ thể hành
động không chỉ liên quan đến các nhu cầu vật chất, mà xét rộng ra các giá
trị, lợi ích, lý tưởng trong xã hội đã được các chủ thể tiếp nhận đều có thể
là nguồn gốc tạo ra các động cơ hành động. Tóm lại, mọi hành động xã hội
đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt, tạo ra các định hướng nhất định
để đạt được mục đích là kết quả đã được hình dung trước.
- Thành tố thứ hai trong cấu trúc của hành động xã hội là chủ thể hành
động. Chủ thể hành động có thể là các cá nhân, các nhóm, cộng đồng xã
hội hay toàn thể xã hội. Để có một hành động xã hội cần phải có tối thiểu
là một tác nhân (actor).
- Thành tố thứ ba trong cấu trúc của hành động xã hội là hoàn cảnh hoặc
môi trường của hành động. Đó chính là những điều kiện về thời gian,
không gian vật chất và tinh thần của hành động. Tuỳ theo hoàn cảnh hành

động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất đối với họ.
Trong khuôn khổ của luận văn này, định nghĩa sau cùng được sử dụng
là: “Hành động xã hội là biểu hiện cụ thể hay trừu tượng của một ý chí cá
nhân hay tập thể trong một tình huống xã hội” [21,tr5] .Chúng tôi sử dụng lý
- 19 -


thuyết hành động xã hội đề giải thích con đường từ nhận thức về ma tuý tới
những hành động tích cực, hành vi đúng mức được xã hội mong đợi sinh
viên với những vấn đề về ma tuý. Vả lại, theo định nghĩa, hành động xã hội
có thể được biểu hiện một cách trừu tượng. Vậy, muốn đo và tìm hiểu nhận
thức của sinh viên về ma tuý, thì chúng ta có thể nghiên cứu những diễn
ngôn của họ, những lời khai của họ thông qua phỏng vấn hay điều tra bằng
bảng hỏi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi muốn tìm hiểu xem
sinh viên đã nội hóa các lý tưởng, giá trị về một xã hội không ma túy như thế
nào trong hành động của mình.
1.1.4 Lý thuyết về thói quen và tâm thế hành vi của Pierre Bourdieu
1.1.4.1. Định nghĩa
“Habitus” là toàn thể thói quen và tâm thế hành vi của một văn hóa hoặc của
một môi trường xã hội thẩm thấu vào cá nhân trong quá trình xã hội hóa
[21,tr.252].
Tác giả đưa ra thuật ngữ này nhằm giải đáp những tranh cãi giữa hai chủ
thuyết khách quan và chủ thuyết chủ quan trong xã hội học. Vậy chủ thuyết
khách quan là gì và chủ thuyết chủ quan là gì? Chủ thuyết khách quan do
Émile Durkheim là đại diện và khởi xướng. Chủ thuyết này coi “thế giới xã
hội (các sự kiện xã hội = các thiết chế xã hội) như là các sự vật (tự nhiên)” .
Như vậy, nó là chủ thuyết tự nhiên hay chủ thuyết hiện thực về xã hội. Trong
trường hợp này, nhà xã hội học được coi là một thợ chụp ảnh xã hội: “hãy đi
mà xem, xã hội chẳng thể là cái gì khác ngoài những gì chúng tôi chỉ cho các
anh thấy”. Muốn “chụp ảnh” xã hội, nhà xã hội học không thể có một cái máy

ảnh đủ lớn để chụp hết các góc độ của nó. Do vậy, chủ thuyết này tập trung
xây dựng các dữ liệu mang tính đại diện (có quy luật) để từ đó tìm ra các quan
hệ thống kê (Pierre Bourdieu : 1980, trang 87). Từ đó, người ta tập trung
nghiên cứu định lượng thông qua lấy mẫu xã hội và bảng hỏi cấu trúc hay
- 20 -


bảng hỏi có định hướng (questionnary). Các lí thuyết cơ cấu thuộc dòng chủ
thuyết khách quan giả định rằng, cá nhân bị “quyết định” bởi các mối quan
hệ đã được cấu trúc hóa. Cá nhân sống trong cấu trúc nào dường như bị chi
phối bởi cấu trúc đó vì cấu trúc có “quyền lực cưỡng chế” , áp đặt lên cá
nhân. Do vậy, người ta thường nghiên cứu xã hội theo phương pháp luận tự
nhiên, logic hình thức và thực nghiệm xã hội. Hành động của cá nhân bị “xác
định” bởi cấu trúc mà cá nhân sống trong đó. Có thể nói một cách đơn giản
như sau : “cấu trúc nào sinh ra cá nhân đó”. Vì vậy, ngôn ngữ thể hiện các
quan hệ xã hội là ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ công thức (formula).
Ngược lại, chủ thuyết chủ quan tập trung giải nghĩa xã hội từ kinh nghiệm cá
nhân. Các lí thuyết cá nhân thuộc chủ thuyết này tìm hiểu và diễn giải kinh
nghiệm cá nhân mà không đặt câu hỏi về những đặc thù xã hội (đặc thù cấu
trúc) trong hành động xã hội của các cá nhân ấy.
Trong lịch sử xã hội học, các tranh cãi giữa hai chủ thuyết này là vô tận : đặc
biệt được thể hiện rõ về mặt phương pháp luận (định lượng và định tính). Do
vậy, thuật ngữ habitus của Pierre Bourdieu ra đời nhằm dung hòa hai dòng
chủ thuyết này. Habitus đã tạo ra một định hướng cơ bản để giải quyết sự mâu
thuẫn giữa dòng thuyết khách quan (cấu trúc) và dòng thuyết chủ quan (cá
nhân). Pierre Bourdieu định nghĩa như sau : “Habitus là toàn thể các tâm thế
hành vi được học hoặc thẩm thấu vào cá nhân. Cá nhân có xu hướng tái tạo
các tâm thế hành vi ấy bằng cách kích hoạt các khung hành vi và thích ứng
chúng với các điều kiện hay hoàn cảnh mà họ sống trong đó” [21,tr.253] .
1.1.4.2. Ba sắc thái ngữ nghĩa của thói quen “habitus” theo định nghĩa của

Pierre Bourdieu
Thứ nhất, habitus là một tập hợp kết quả của các quá trình học tập
(chính thức hay phi chính thức, được nói ra bằng lời hay ngấm ngầm). Các
quá trình học tập ấy hình thành và khắc sâu vào trí não những mô hình hành
vi, các phương thức nhìn nhận và đánh giá trong quá trình xã hội hóa. Ví dụ,
- 21 -


thiết chế học đường (trường học) đã khắc sâu vào trí não của học sinh những
mô hình hành vi hay những cách thức xử sự…Trường học tạo ra các cá nhân
được trang bị những mô thức hành động vô thức (những mô thức hành vi).
Những mô thức hành vi ấy sẽ được kích hoạt trong các điều kiện tương đồng
và sẽ tạo ra văn hóa của họ hay habitus của họ, đồng thời biến habitus tập thể
(cấu trúc) thành cái vô thức cá nhân (Pierre Bourdieu : 1970, trang 148).
Thứ hai, habitus là những tâm thế hành vi. Có nghĩa là, cá nhân thẩm
thấu vào mình những kiểu hành vi “chờ sẵn” hay “sẵn sàng” cho hành động.
Những kiểu hành vi ấy được học một cách có ý thức hay vô tình thẩm thấu
trong quá trình xã hội hóa và sẽ được cá nhân nhắc lại. Pierre Bourdieu gọi
hiện tượng này là “quá trình nội hóa những đặc tính bên ngoài”. Từ đó, cái vô
thức của cá nhân hay tập thể được hình thành và sẽ phát huy trong các tình
huống tương tự.
Thứ ba, với tư cách là hệ thống tâm thế hành vi đã đạt được, habitus đồng
nghĩa với khả năng sinh ra những hành động trong những điều kiện khá tương
đồng. “Habitus được định nghĩa như là hệ thống các khuôn khổ hành vi được
cá nhân thẩm thấu. Những khuôn khổ hành vi ấy cho phép sinh ra mọi suy
nghĩ, mọi nhận biết và mọi hành động đặc thù của một nền văn hóa”(Pierre
Bourdieu : 1970, trang 152).
Trong khóa luận này, chúng tôi vận dụng ngữ nghĩa thứ hai của
“habitus” để tìm hiểu xem các sinh viên đã nội hóa những nội dung, giá trị đã
được học tập và tuyên truyền liên quan đến ma túy như thế nào và xây dựng

tâm thế hành vi ra sao nhằm lý giải cho những hành vi của sinh viên đối với
các tình huống có vấn đề liên quan đến ma túy. Nếu như những thói quen của
sinh viên đã trở thành vô thức, thì khả năng bộc lộ những thói quen ấy ra
ngoài trong những tình huống có vấn đề thường rất dễ ràng. Đây chính là cơ
sở để đo nhận thức của sinh viên về ma túy một cách khách quan và chân thực
nhất. Đồng thời, nó cũng làm nền tảng phương pháp luận để giúp nhà nghiên

×