Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

chuyên đề phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn địa lí ở trường THCS quang sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.16 KB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LẬP THẠCH
TRƯỜNG THCS QUANG SƠN

CHUYÊN ĐÊ
PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN
ĐỊA LÍ LỚP 9
************

Người thực hiện: Vũ Thị Linh


THÁNG: 11/2019
MỤC LỤC
Mục

Nội dung
Mục lục

I.
1
2
3
4
II
1
2
3
3.1
3.2
3.3
4


5
III
1
2

Mở đầu

Lí do chọn đề tài

Chất lượng bộ môn năm học 2018-2019
Đối tượng nghiên cứu

Dự kiến số tiết dạy
Nội dung
Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng
Về học sinh
Nhà trường
Gia đình
Phương pháp cụ thể
Kết quả
Kết luận
Đề xuất kiến nghị
Bài học kinh nghiệm
Tài liệu tham khảo
Bảng chữ cái viêt tắt

Trang
1

1
1
1
2
2
3
4
5
6
7
8 -15
16 - 17
18
18
19
21
22


Tác giả: Vũ Thị Linh
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị: Trường THCS Quang Sơn- Lập Thạch -Vĩnh Phúc
Chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN ĐỊA LÍ
LỚP 9
I. Phần mở đầu :
1. Lí do chọn đề tài:
- Trong quá trình giáo dục và đào tạo tri thức cho hs qua từng cấp học thì việc
nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng hs giỏi, phụ đạo hs yếu kém là mục tiêu cơ
bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục.

- Việc nâng cao chất lượng dạy học là một chủ trương của ngành GD&ĐT, là
yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt ngành giáo dục đang thực hiện “Chống tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và về “Chống học sinh ngồi nhầm
lớp”. Đặc biệt năm học 2019-2020 là tiếp tục “Xây dựng trường học thân thiện-Học
sinh tích cực”. Vì vậy mà nâng cao chất lượng dạy học không chỉ là nâng cao chất
lượng tỉ lệ học sinh khá giỏi mà phải giảm tối đa tỉ lệ học sinh yếu kém, giúp các
em học sinh yếu kém, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học
tập, có điều kiện tiếp tục học lên ở các lớp trên đối với trường THCS nói chung và
môn Địa lí nói riêng là rất quan trọng. Để trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau
trong công tác giảng dạy, phụ đạo, hỗ trợ đối với học sinh yếu kém ở trường THCS
Quang Sơn, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí ở trường
xin đưa ra một số kinh nghiệm của tôi về phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém
để có thể nâng cao chất lượng dạy học và có khả năng sánh vai với các trường bạn
trong huyện. Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài “Phương pháp phụ đạo học
sinh yếu kém môn Địa lí” ở trường THCS Quang Sơn.
2. Chất lượng môn Địa lí của trường THCS Quang Sơn năm học 2018-2019
như sau:
*. Chất lượng bộ môn Địa lí 9, năm học 2018 – 2019.
Tổng số : 92, trong đó kết quả cuối năm học số hs đạt từ trung bình trở lên là
89 hs, đạt 96,7 %.
1


* Tình hình học sinh:
- Đặc thù của học sinh miền núi điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, động
cơ học tập không được tốt, thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Do vậy, đa số em yếu thì
yếu tất cả các mặt từ kiến thức đến các kĩ năng cần thiết: vẽ các dạng biểu đồ, phân
tích các bảng số liệu thông thường, kĩ năng tính toán số liệu chậm.... ngoài ra đa số
các em đều có chữ viết xấu, trong lớp học lại thiếu chú ý và không tham gia đóng

góp ý kiến xây dựng bài, nên các em thường rụt rè, e ngại trả lời.
* Mục tiêu phụ đạo

Qua thời gian phụ đạo, giáo viên hướng dẫn, bồi dưỡng để:
- Số học sinh yếu có điều kiện học lại các kiến thức cơ bản thông qua nội dung học
bám sát.
- Rèn luyện các kĩ năng vẽ, phân tích các dạng biểu đồ cơ bản, đặc biệt các bài
thực hành.
- Qua phụ đạo, còn giúp các em rèn luyện chữ viết.
*. Giải pháp phụ đạo giúp đỡ
Bước vào đầu năm học, giáo viên tiến hành phân loại học sinh yếu - kém bằng
cách căn cứ vào hai điều kiện: kết quả học năm trước, kết quả khảo sát chất lượng
đầu năm để phân loại học sinh yếu - kém môn Địa lí 9.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Quang Sơn ( dạy khối 9)
4. Dự kiến số tiết dạy: ( Nội dung)
* Thời gian dạy phụ đạo học sinh yếu - kém lớp 9: từ tuần 4 tháng 9/2019 đến
tuần 2 tháng 05/2020 (tương ứng 32 tuần, trong đó trừ 4 tuần thi, nghĩ lễ trong
năm).
* Tổng số buổi dạy: 13 buổi tương ứng 26 tiết (mỗi buổi 2 tiết).
Trong đó:
Địa lí dân cư Việt Nam: 1 buổi
Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: 3 buổi
Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: 6 buổi
Địa lí kinh tế biển - đảo: 1 buổi
Địa lí địa phương: 1 buổi
Hướng dẫn các dạng bài tập: 1 buổi
* Nội dung chương trình phụ đạo cụ thể như sau (mỗi buổi soạn giáo án thành 1
chủ đề học bám sát):
Buổi


Ngày

Nội dung chương trình dạy phụ đạo (chủ đề bám sát)

2

Số
tiết

Ghi
chú


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

Địa lí dân cư Việt Nam
Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: Nông + lâm + ngư +

luyện tập
Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: Công nghiệp + dịch
vụ + Giao thông vận tải + Bưu chính viễn thông.
Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam: Thương mại và du lịch
+ hướng dẫn các kĩ năng vẽ, phân tích...biểu đồ, bản đồ,
át lát... cơ bản.
Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng trung du và miền
núi Bắc Bộ + thực hành
Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: Đồng bằng sông
Hồng+ thực hành.
Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Bắc Trung Bộ +
vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ + thực hành.
Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Tây Nguyên +
thực hành.
Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: vùng Đông Nam Bộ +
thực hành.
Địa lí các vùng lãnh thổ Việt Nam: Vùng đồng bằng sông
Cửu Long + thực hành.
Địa lí kinh tế biển - đảo
Địa lí địa phương: Địa lí Vĩnh Phúc
Hướng dẫn các dạng bài tập (chuẩn bị kiểm tra học kì II).

2
2
3
1
2
2
2
2

2
2
2
2
2

II. Nội dung.
1. Cơ sở lí luận.
Trung học cơ sở là cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp Tiểu học và
khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững
chắc cho cấp học THPT và cao đẳng, đại học. Nó tạo mối quan hệ mật thiết giữa
các môn học tự nhiên trong nhà trường, Địa lý là một trong những môn học mà
hiện nay Ngành đặc biệt quan tâm. Do đó, cần có sự nhận thức rõ giá trị thực tiễn
của môn Địa lý giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách sâu sắc làm
nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này. Từ những cơ sở khoa học đó, dạy học
môn Địa lý ở trường THCS là hết sức quan trọng nhưng để học sinh có được vốn
kiến thức phổ thông đại trà, cơ bản thiết thực đầu tiên của bậc THCS. Giáo viên
phải hệ thống hóa kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém và hiểu các kiến thức cơ

3


bản, giúp học sinh yếu kém nắm và hiểu các kiến thức là một vấn đề khó. Muốn để
học sinh hiểu được giáo viên phải có quyết tâm với nghề một cách triệt để và có
một tâm lý nhẹ nhàng, phương pháp phù hợp giảng dạy cho các đối tượng này, giáo
viên phải vận dụng từ những khái niệm đơn giản, mở để học sinh nắm được nhằm
lấp lại kiến thức mà các em bị hỏng. Đặc biệt, khái quát kiến thức trọng tâm cơ bản,
ngắn gọn, cô đọng, làm nền tảng cho các kiến thức có liên quan vận dụng ở các lớp
trên. Về phương pháp đòi hỏi giáo viên phải sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học
như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ liên hệ thực tế, phân chia nhóm phải đảm bảo phải

có đủ các đối tượng như (khá, giỏi, TB, yếu, kém) để có điều kiện trao đổi học tập
lẫn nhau. Để giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao thì người giáo
viên gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Học sinh đã làm quen với bộ môn như Địa
lý và các môn khoa học xã hội khác ... Hiện nay sách biên soạn có hình thức trình
bày sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu. Dưới mỗi đầu đề
của mỗi bài thường có các hình ảnh gắn liền với các câu hỏi hoặc câu phát biểu,
câu suy đoán, ... nhằm kích thích tính tò mò, kiến thức khoa học, thôi thúc học sinh
tích cực tìm tòi khám phá, kiến thức mới, khái niệm mới. Nhờ các câu hỏi này mà
giáo viên có thể tạo ra các tình huống có vấn đề lôi cuốn học sinh yếu kém vào tiết
học một cách hứng thú, nhẹ nhàng. Từ đó, hình thành kiến thức mới như hình thành
các khái niệm Địa lý một cách ngắn gọn, cô đọng dễ hiểu làm nền tảng cho việc
vận dụng nghiên cứu các kiến thức cơ bản ở các lớp sau.
Để học sinh yếu kém học tốt thì giáo viên phải gây được hứng thú học tập.
Muốn làm được như thế thì giáo viên định hướng giúp, hỗ trợ kiến thức cũ mà học
sinh đã khuyết hoặc những câu hỏi gợi mở trên cơ sở tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,
biểu đồ hoặc suy luận từ những kiến thức cũ, ... để học sinh có cơ sở định hướng
trao đổi tìm ra kiến thức mới như: Tự tay vẽ hình, tính toán và rút ra kết luận. Công
việc này học sinh yếu còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết của
người giáo viên là phải đầu tư, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy áp dụng phù
hợp cho từng đối tượng học sinh, đặc biệt là giáo viên tổ chức nhóm học tập; học
sinh khá, giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém nếu được như thế thì giúp ta từng bước
nâng dần chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập của học sinh yếu kém ngày
được nâng cao
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình SGK bậc THCS hiện nay rèn luyện kỹ năng suy luận trên
cơ sở hình ảnh minh họa trực quan, sinh động hoặc mô hình, bản đồ, biểu đồ, lược
đồ, ... Để từ đó học sinh rút ra kiến thức và cách trình bày lập luận trên hệ thống
4



kiến thức trên mang tính lôgíc, tạo ra một chuỗi hệ thống lôgíc về mặt khoa học ...
Vậy làm thế nào để sử dụng phương tiện phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức của
giáo viên cho học sinh yếu kém, lĩnh hội kiến thức, thu hút khả năng tìm tòi, nghiên
cứu của học sinh một cách có hiệu quả vẫn là mối quan tâm hàng đầu, là điều kiện
khó nhất của giáo viên tìm phương pháp dạy học. Trong nhiều năm qua có nhiều
giáo viên quan tâm, nghiên cứu, tìm những giải pháp thích hợp để giảng dạy và sử
dụng các dụng cụ thiết thực kết hợp với các phương pháp cũng như tổ chức phân
phân bố các em học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém. Để đảm bảo việc giảng
dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên có vốn kiến
thức vững vàng, chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến đóng góp từ các
đồng nghiệp, các giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm. Về học sinh, giáo viên phải
tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, đối tượng học sinh và phải xem đây là một
vấn đề nghiêm túc cần tìm ra những phương pháp cụ thể và áp dụng một cách đồng
bộ, phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém nhằm nâng dần chất lượng, hiệu quả
giảng dạy cũng như kết quả học tập đạt chất lượng.
3. Thực trạng:
3.1. Về học sinh: Trường THCS Quang Sơn là trường thuộc cụm phía Bắc của
Huyện Lập Thạch, Đa số học sinh ngoan, nhưng khó khăn là một số học sinh còn
lười học. Ngoài giờ học phải phụ giúp gia đình nhiều công việc do đó thời gian tự
học còn hạn chế. Chính vì những yếu tố trên nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến
việc học tập của học sinh.
Chất lượng khảo sát đầu năm: 2019- 2020
Tổng Tổng
Lớp
số
số hs
HS
yếu

Đầu năm


Giữa học
kì I

SL

%
SL
%
9A
17.
40
7
7
6
15
5
9B
41
12
12 29,3 9 23,8
K9
81
19
19 23,4
15 19,8
Kết quả khảo sát đầu năm như vậy là do:

Cuối học
kì I

SL

%

TB môn
học kì I:
TB trở lên
SL
%

Tiến bộ
SL

%

- Học sinh lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh
yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc
học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì lại cắp sách
đến trường, nhiều khi học sinh còn không biết hôm đó học môn gì, vào lớp thì
không chép bài vì lí do là không mang theo vở học của môn đó. Còn một bộ phận
5


không ít học sinh thì không xác định được mục đích của việc học, học để có điều
kiện đi chơi, đến lớp thì lo chọc phá bạn bè, gọi đến thì không biết trả lời, đang giờ
học thì xin ra ngoài để chơi.
- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Với một vùng nông thôn nghèo
như Quang Sơn, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp, cuộc sống rất bấp
bênh nhưng vẫn cố gắng lo cho con em đi học. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cứ
nghĩ học sinh đến trường, học những gì giáo viên giảng dạy là đủ rồi mà chưa chú ý

đến vấn đề tự học của học sinh. Một số bộ phận học sinh thì theo cha mẹ đi làm
thuê, một số khác phải làm công việc nhà, chăm sóc em nhỏ…. .
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận,
với chương trình học tập hiện nay, để có thể học tốt, đặc biệt là môn Địa thì để việc
học tập có kết quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải có vốn kiến thức nhất định.
Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh đã không có được những vốn kiến thức cơ
bản ngay từ lớp nhỏ, từ đó càng lên các lớp lớn hơn, học những kiến thức mới có
liên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đã quên hết cho nên việc tiếp thu
kiến thức mới trở thành điều rất khó khăn đối với các em. Nguyên nhân này có thể
nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình học sinh vẫn còn lúng túng trong việc
tiếp thu kiến thức mới. Năm nay là năm tiếp tục thực hiện cuộc vận động của Bộ
GD&ĐT với 4 nội dung, trong đó thể hiện rõ ở hai nội dung với học sinh là "Tránh
tiêu cực trong thi cử và tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp". Kiến thức học
sinh hiện nay còn hỏng rất nhiều kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới. Đồng
thời, ý thức chịu khó học tập và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao. Do
tình hình thực tế chung của trường, hiện nay có một số em chưa biết tính toán, thậm
chí viết chữ chưa đúng và đây cũng là vấn đề khó khăn, nan giải. Do thực tại tiết
dạy có 45 phút với một lượng kiến thức nhất định, đồng thời lớp học có số lượng
đông, có đủ các dạng học sinh nên nếu giáo viên đầu tư nhiều cho các em học sinh
yếu kém am hiểu sâu và nắm rõ kiến thức dẫn đến tiết dạy tráy giáo án, không đảm
bảo truyền tải hết nội dung kiến thức. Đây là một khó khăn chung của người giáo
viên.
- Năng lực học tập của từng đối tượng học sinh yếu, kém còn lúng túng trong
việc đọc và xác định các địa danh trên bản đồ, lược đồ.
- Một số em còn lười chưa chịu khó làm các bài tập ở tập bản đồ sau mỗi bài
học do giáo viên giao về nhà...
3.2. Nhà trường:
6



* Thuận lợi:
Trường THCS đã cố gắng tạo mọi điều kiện từ trang thiết bị đến cơ sở vật
chất. chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy phụ đạo học
sinh yếu kém đối với tất cả các bộ môn trong đó có môn Địa lý. Các loại SGK, sách
tham khảo và các loại sách khác nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học
tập của học sinh. Phòng thư viện luôn có người trực mỗi ngày nhằm tạo điều kiện
học và tìm hiểu kiến thức tốt vun vén cho kiến thức cũ được vững chắc. Bên cạnh
đó, nhà trường còn tạo điều kiện cho học sinh nghèo mượn SGK và các sách khác
để học tập.
* Khó khăn:
Về giáo viên: Việc bố trí giáo viên giảng dạy bậc THCS chưa chuyên môn,
một môn dạy nhất định, một giáo viên phải đảm nhiệm đến hai, ba môn nên việc
đầu tư giảng dạy còn gặp rất nhiều hạn chế. Do tình hình thực tế của trường nên
một số giáo viên chỉ tập huấn chương trình thay SGK môn này và phải dạy môn
khác không được tập huấn mới dẫn đến việc giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao. Do
một số giáo viên chưa chịu khó đầu tư, nghiên cứu, mày mò, tìm hiểu đối tượng
học sinh yếu kém dẫn đến giáo viên rất ngại tổ chức cho học sinh học nhóm, trong
giờ học còn hạn chế. Giáo viên sợ không khống chế được thời gian nên một số giáo
viên còn mang tính hình thức, áp đặt kiến thức cho học sinh khá giỏi, chưa quan
tâm đến học sinh yếu kém. Dẫn đến việc học tập của học sinh bị thụ động và không
phát huy được khả năng chịu khó trong học tập.
- Giáo viên bộ môn rất khó khăn được phối hợp gặp phụ huynh để trao đổi cụ
thể về việc học tập của con em mình tại lơp để từ đó có biện pháp phù hợp cho con
em mình học tốt từ nhà đến trường, nên việc học tập của học sinh yếu kém chưa
được nâng cao.
3.3. Gia đình
- Đa số các gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn và trình độ nhận thức
của phụ huynh còn hạn chế nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng
của mình như tạo điều kiện cho con em mình đến lớp. Nhưng chưa có biện pháp

theo dõi quá trình đi học, chưa có biện pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra
được khả năng tiếp thu của con em ở trường học cũng như chưa kiểm tra thời gian
học hành của con em tại nhà. Dẫn đến chất lượng học tập không cao. Đây là những
nguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường. Với sự
đổi mới về chương trình thay SGK hiện nay và sự nhận thức của phụ huynh còn có
7


giới hạn nên không nắm được kịp thời về việc học tập của con em mình. Từ đó
chấp nhận thực tế chăm sóc con mình theo một phía, còn lại là giao hẳn cho thầy,
cô giáo.
4. Phương pháp cụ thể:
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý trong nhà trường, theo tôi để dạy tốt
phụ đạo học sinh yếu kém học tiến bộ đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên phải hiểu
rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học sinh yếu kém để từ đó tìm ra
những giải pháp cụ thể, thiết thực dạy học học sinh thuộc đối tượng này.
Theo tôi, để thực hiện tốt việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao,
tôi xin đề xuất một số giải pháp mang tính thiết thực áp dụng cho đối tượng học
sinh ở trường . Những giải pháp này đưa ra nhằm thông qua quý thầy, cô để cùng
nhau trao đổi, góp ý.
Thời gian học phụ đạo tập trung.
Được tiến hành dự kiến mỗi tháng 1 đến 2 buổi vào thời gian thích hợp,như trước
khi có các bài kiểm tra hoặc khảo sát.
* Về phương pháp.
+ Sử dụng phương pháp nhóm: GV tùy thuộc vào đối tượng hs để sử dụng
phương pháp nhóm cho phù hợp.
VD: Chủ đề Địa lí dân cư - Địa lí 9. Ghi nội dung thảo luận trong vòng 1 phút
sau đó lần lượt chuyển cho từng người chi ý kiến của mình cho đến hết, khi các
nhóm thảo luận đọc báo cáo gv sẽ tổng kết và chuẩn kiến thức, tuyên dương.
+ Phương pháp giải quyết vấn đề. Gv đưa ra những câu hỏi tình huống có vấn

đề.
VD: ? Tại sao lao động nước ta chủ yếu không qua đào tạo.
+ Phương pháp trực quan. Cho các e quan sát những hình ảnh cụ thể.
- Giáo viên giới thiệu chuẩn bị kiến thức mới ở nhà và phân chia thời gian
học tập cụ thể. Bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi cùng các bạn ở
gần nhà để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm em
yếu để cùng nhau tiến bộ và chiếm lĩnh tri thức.
* Giáo viên:
8


- Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều
mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo
học sinh yếu kém phải thật sự được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học
tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó
cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu.
- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh: Giáo viên phải giáo dục ý thức học
tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ
môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên
nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm
quan trọng của môn học trong thực tiễn
- Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh
sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Giáo viên không
nên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngoài không cho học sinh học tiết học đó khi
học sinh không ngoan, không chép bài. Vì làm như thế học sinh sẽ không được học
tiết đó thế là học sinh lại có một buổi học không thu hoạch được gì. Chúng ta phải
tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở học sinh giáo dục ý thức học tập của học sinh hoặc
dùng một biện pháp giáo dục đó chứ đừng đuổi học sinh ra ngoài trong giờ học.
Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức học tập của học sinh cũng phụ thuộc rất lớn vào

giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh, phải tìm
hiểu đối với từng đối tượng học sinh, thường xuyên theo dõi các em về cả học lực
và hạnh kiểm để kịp thời giáo dục, uốn nắn học sinh của mình.
Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần định
hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể.
+ Chuẩn bị:
- Khi soạn giáo án giáo viên nên có hệ thống câu hỏi dành riêng cho đối
tượng học sinh yếu kém.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm phải có sơ đồ bố trí chỗ ngồi hợp lí cho học
sinh yếu kém để giúp việc đi lại của giáo viên dể dàng tiếp cận với các em hơn.
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các dụng cụ, thiết bị, kiến thức bài cũ
làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.
- Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ
dạy kèm thêm cho học sinh yếu kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận nhóm
trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên
9


ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ
nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm
nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó. Đồng thời, thúc đẩy được tính
đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập.
- Giáo viên phải nắm được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hỏng
không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả. Từ
nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khoáng, không gò
bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở. Đồng thời, ưu tiên các bài tập dễ
hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu kém làm hoặc trả lời và luôn gợi mở, nhắc
lại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi. Đặc biệt,
khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọn lửa học tập trong lòng
các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em.

- Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà (phân bố các em ở
nhà gần nhau), đồng thời đưa ra thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhóm
lớp đó sau tiết học. Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhã
nhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
+ Tiến hành dạy: Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại
kiến thức cũ các em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (kiến thức dặn dò ở
tiết trước) để nhận xét, so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vào
tiết học mới
- Trong từng tiết dạy giáo viên cần ưu tiên tập trung vào đối tượng học sinh
yếu kém để uốn nắn cho các em về những kiến thức kĩ năng mà các em còn chưa
lĩnh hội được.
- Ngoài việc phụ đạo cho các em trong từng tiết dạy thì giáo viên cần phải
phụ đạo thêm cho các em ngoài giờ bằng các buổi học riêng, trong từng buổi học
giáo viên cần phải có giáo án phụ đạo riêng, cần kiểm diện sĩ số từng lớp.
- Giáo viên cần phải có hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng qua từng tháng
từng kì.
- Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, tranh ảnh, hệ thống câu hỏi
gợi mở sinh động, dễ hiểu cho từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải phân bố được thời gian và định hướng trước tình huống học
sinh trả lời để có hướng chủ động giải quyết, chỉ ra những sai sót, nhầm lẫn của học

10


sinh. Đặc biệt, cần tạo ra được tình huống nhẹ nhàng, gợi mở, gây kích thích, hưng
phấn trong học tập.
- Khi tổ chức các nhóm phải có đủ các đối tượng như khá, giỏi, yếu, kém để
có điều kiện trao đổi, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm và cách học và lưu nhớ kiến thức
dưới dạng tổng quát cơ bản làm nền tảng cho việc vận dụng học tập và làm bài tập

ở nhà.
* Theo tôi để thực hiện dạy phụ đạo tốt và đạt hiệu quả cao thì người giáo viên
phải chịu khó đầu tư, nghiên cứu từ nhiều vấn đề.
- Chọn lựa, sử dụng các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học. Hoạt động hóa việc học bằng
những phương pháp dẫn dắt cho học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức,
tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phương pháp
dạy học. Phát hiện và giải quyết vấn đề thiết thực, trọng tâm cơ bản cần truyền đạt.
- Tìm hiểu về đối tượng học sinh, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình để có
biện pháp hỗ trợ, củng cố:
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến
thức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan đối với mức độ
của học sinh yếu kém có thể trả lời được.
- Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi. Hướng dẫn về nhà: Hướng
dẫn các em trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài trong SGK một cách cụ thể và giao việc
về nhà ở tiết sau thật rõ ràng. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh
định hướng được việc học ở nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Đối với hs yếu môn Địa lí, gv chỉ cần các e lắng nghe trong giờ giảng, viết
bài đầy đủ, nắm được những kiến thức cơ bản như: đọc bản đồ ( đọc tên, đọc các
đối tượng địa lí trong bản đồ, lược đồ, sau đó biết đối chiếu lên để hiểu các đối
tượng địa lí). Vì:
+ Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng.
Qua bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những vùng lãnh thổ xa xôi trên
bề mặt Trái Đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát.
+ Về mặt kiến thức bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối
quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không
11


một phương tiện nào khác có thể làm được. Những ước hiệu, ký hiệu trên bản đồ là

những nội dung địa lý quan trọng, đã trở thành một thứ ngôn ngữ đặc biệt, (ngôn
ngữ bản đồ).
+ Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp học
sinh khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa lý. Để
khai thác được tri thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải nắm được các kiến thức
về bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua bản đồ, lược đồ địa lí theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng:
+ Các mức độ nhận thức trong việc sử dụng hệ thống lược đồ, bản đồ:
Được thực hiện theo 4 mức độ nhận thức sau :
* Mức độ 1 (Nhận biết): Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận
thức, ở mức độ này yêu cầu học sinh đọc được tên bản đồ, ký hiệu, nhận biết sự
phân bố các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.
* Mức độ 2 (Thông hiểu): Đây là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ
thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng liên quan đến ý nghĩa của các mối
quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết. Ở mức độ
này cho học sinh đọc bản chú giải để hiểu và giải thích được ý nghĩa các đối tượng
địa lý đó trên bản đồ ( Bằng các ký hiệu gì? Bằng các màu sắc gì? ... )
* Mức độ 3 (Vận dụng): Là biết vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để
giải quyết vấn đề đặt ra... Dựa vào ký hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí
địa lý, khu vực địa lý, biết so sánh các đối tượng địa lý có liên quan.
* Mức độ 4 (Phân tích): Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lý, vận
dụng các thao tác tư duy ( phân tích, so sánh, tổng hợp ... ) để phát hiện các mối
quan hệ địa lý, giải thích sự phân bố, đặc điểm của các đối tượng địa lý.
* Mức độ 5 (Đánh giá) và mức độ 6 (Sáng tạo): (dành cho học sinh lớp 8 và
lớp 9). Đây là 2 mức độ cao nhất cần đạt được về kiến thức
* Kĩ năng đọc và vận dụng bản đồ:
Đây là kỹ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh (đặc biệt là hs
yếu kém). Cùng một lúc các em phải vận dụng cả những kiến thức về bản đồ, lược
đồ, tập bản đồ cũng như kiến thức về địa lý

Vì vậy, để đọc và vận dụng được bản đồ, học sinh phải nắm và thực hiện
các công việc sau:
- Nhận biết được các ký hiệu và có biểu tượng cụ thể về các sự vật hiện tượng
địa lý được thể hiện qua các ký hiệu đó trên bản đồ.

12


- Phải có những biểu tượng quan sát về không gian cần thiết về sự phân bố,
sắp xếp tương hỗ giữa các đối tượng địa lý.
- Biết so sánh, phân tích các đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ.
* Rèn kỹ năng đọc biểu đồ :
- Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
- Đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của biểu đồ.
Căn cứ vào bảng chú giải và nội dung thể hiện của biểu đồ để hiểu từng nội dung
của biểu đồ và mối quan hệ giữa các nội dung địa lý trên biểu đồ.
* Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ :
- Trước khi vẽ biểu đồ cần viết tên biểu đồ một cách chính xác.
- Vẽ trục tọa độ: Trục tung biểu thị đối tượng địa lý nào? Trục hoành biểu thị
đối tượng địa lý nào?
- Dựa vào trục tung và trục hoành để biểu thị các đối tượng địa lý dưới dạng
đường, cột, miền….theo yêu cầu của đề bài.
- Vẽ biểu đồ xong cần chú ý chú giải cho biểu đồ.
*Nhận xét :
- Sự tăng (giảm) đối với biểu đồ đường.
- Sự giảm (tăng) đối với biểu đồ cột, so sánh giữa các cột
- Biểu đồ tròn cần nhận xét độ lớn (nhỏ) của hình quạt, nếu biểu đồ
nhiều hình tròn thì nhận xét tăng (giảm) của đối tượng địa lý.
- Biểu đồ miền thì nhận xét theo hàng ngang, rồi đến hàng dọc.
- Dựa vào kiến thức đã học để giải thích các yếu tố trên biểu đồ xem

tại sao đối tượng này lớn hơn đối tượng kia…
*Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng biểu đồ
*. Biểu đồ đồ thị (còn gọi là biểu đồ đường hay đường biểu diễn)
Cách đọc :
- Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
- Đọc bảng chú giải (nếu có).
- Đọc hiểu các đối tượng địa lý trên biểu đồ.
13


*Cách vẽ biểu đồ :
- Vẽ trục tọa độ :
- Trục tung thể hiện đơn vị.
- Trục hoành biểu thị thời gian (cần chính xác cao).
- Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục thời
gian và trục đơn vị (Chấm như xác định tọa độ điểm A, điểm B trong toán học
nhưng không có chấm ngang từ trục đến điểm A hay điểm B như trong toán học).
Chú ý : Chỉ nên chấm nhẹ (Không đậm, không to quá, và trên hoặc dưới các chấm
ghi giá trị của từng năm tương ứng (ghi số)).
- Ghi tên biểu đồ : Có thể trên hay dưới biểu đồ đều được nhưng nên ghi trên
biểu đồ để không bị quên.
- Nếu có hai đường biểu đồ trở lên, phải vẽ hai đường phân biệt (vẽ nhánh khác
nhau) và có ghi chú theo đúng thứ tự đề bài giao cho.
*Cách nhận xét, giải thích :
+ Trường hợp biểu đồ chỉ có một đường :
- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu
hỏi : Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao
nhiêu? (Lấy số liệu năm cuối trừ đi số liệu năm đầu hay chia xem gấp bao nhiêu lần
cũng được).
- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không liên tục (năm nào

không liên tục). Nếu liên tục thì giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.
Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục.
+ Trường hợp có hai đường trở lên :
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng thứ tự trong bảng số
liệu cho: Đường A trước, rồi đến đường B, rồi đường C và đường D.
Sau đó chúng ta tiến hành so sánh, tìm mối liên hệ giữa các đường biểu diến.
*Ví dụ :
Ví dụ 1 : Biểu đồ cột đơn:
14


Vẽ biểu đồ cột độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên năm 2003
Các tỉnh
Độ che phủ rừng (%)
Hướng dẫn :

Kon Tum
64,0

Gia Lai
49,2

Đắk Lắk
50,2

Lâm Đồng
63,5

Cách vẽ :
- Vẽ trục tọa độ:

- Trục dọc biểu thị độ che phủ (%).
- Trục ngang là các địa phương.
- Cột đầu tiên phải cách trục tung từ một đến hai đường kẻ.
- Vẽ đúng trình tự bài cho, bề ngang các cột phải bằng nhau.
- Ghi số lượng trên đầu các cột để dễ so sánh.
- Viết tên biểu đồ
Biểu đồ :

Hình 3: Biểu đồ cột độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên năm 2003
Nhận xét :
- Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên cao nhất là Kon Tum 64%, thứ hai là
Lâm Đồng 63,5%, thứ ba là Đắk Lắk 50,2% và thấp nhất là Gia Lai 49,2%.
- Chênh lệch giữa tỉnh cao nhất và tỉnh thấp nhất về độ che phủ rừng của Kon Tum
và Gia Lai là: 14,8%.
- Ngoài ra giáo viên hướng dẫn các em học sinh yếu về các dạng biểu đồ khác.
15


* Nhà trường:
- Xem công tác phụ đạo lấy làm tiêu chí thi đua cho từng giáo viên vào cuối
năm học
- Ban giám hiệu luôn có kế hoạch lên lịch dạy phụ đạo học sinh yếu một cách
khoa học và hợp lí, có kế hoạch dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm; tạo điều kiện
giúp đỡ, hỗ trợ kiến thức kịp thời.
- Tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí, động viên khuyến khích giáo viên
sáng tạo và tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy mang tính chất lâu
dài và có hiệu quả. Đảm bảo đúng, phù hợp với phương pháp dạy mới.
* Gia đình:
+ Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ở
nhà của con em mình.

+ Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc, sổ điểm điện tử, tin
nhắn, để trao đổi với giáo viên và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình.
+ Cung cấp các dụng cụ sách vở đầy đủ để các em học tốt.
5. Kết quả.
Năm học 2019-2020, tôi đảm nhiệm phụ đạo HS yếu kém môn Địa lí khối 9
5.1. CHỈ TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SAU GIẢNG DẠY:
1. Học kì I:

Tổng Tổng
Lớp
số số hs
HS
yếu
9A

TB môn
học kì I: TB Tiến bộ
trở lên
SL
%
SL %

Đầu năm

Giữa học
kì I

Cuối học
kì I


SL

SL

%

SL

6

15

4

3

3

9
15

23,8
18,5

7
11

5
8


5
8

41

7

7

9B
40
K9
81
2. Học kì II:

12
19

12
19

%
17,
5
29,3
23,4

%

Kết quả

Giữa
Cuối
Chưa
Tổng Tổng Đầu học
tiến bộ
kì II
học kì II học kì II
tiến bộ
Lớp số số hs
kì 2
HS
yếu
SL % SL % SL % SL % SL %
9A
41
4
4
3
2
2
2
16

Tổng số
HS tiến
bộ
SL %
5



9B
K9

40
81

7
11

7
11

4
7

2
4

5
7

2
4

10
15

5.2 Kế hoạch phân loại và theo dõi học sinh yếu - kém:
Học kì I:
T

T

Họ và tên

1

Trần Văn Công
2 Nguyễn Thị Chinh
3 Nghiêm Xuân Độ
4 Nguyễn Văn Hội
5 Triệu T. Kim Liên
6 Đỗ Văn Mạnh
7 Trần Anh Quốc
8 Hà Văn Thanh
9 Trương Viết Xuân
10 Triệu Thị Đào
11 Phùng Viết Sỹ
12 Phạm Thị Thương
1 Nguyễn Văn Tuấn
3
1 Hoàng Thu Uyên
4
1 Lê Thế Vĩ
5
16 Lê Văn Việt
17 Lê Văn Quân
18 Hoàng Ngọc Hải
1
9


Nguyễn Ánh Tuyết

Điểm khảo sát
KS
Ktra
đầu
lần 1
năm

Lớ
p

Điểm
TBM -

9A
9A
9A
9A
9A
9A
9A
9B
9B
9B
9B
9B
9B

4.9

4.9
4.9
4.7
4.9
4.5
4.4
4.9
4.4
4.1
4.9
4.9
4.9

4
3
4
3
4
4
3
4
3
4
4
4
4

9B

4.9


3

9B

4.4

4

9B
9B
9B
9B

4.6
3.8
4.3

3
3
3
3

4.9

Điểm
tăng

Điểm
giảm


Ktra
lần 2

Điểm
tăng

Điểm
giảm

Ktra
HKI

Điểm
TBM
HKI

Học
sinh
tiến bộ

Điểm
TBM
HKII

Điểm
TB cả
năm

Học

sinh
tiến bộ

( Ấn định danh sách này có 19 hs yếu – kém)
Học kì II:
T
T
1

Họ và tên

Lớ
p

Điểm kiểm tra
Ktra
Ktra
lần 1
lần 2

Điểm
tăng

2
3
4
5
6
7


17

Điểm
giảm

Ktra
lần 3

Điểm
tăng

Điểm
giảm

Ktra
HK
II


8
9
10
11

( Ấn định danh sách này có 11 hs yếu – kém)
5.3 THEO DÕI CHẤT LƯỢNG TIẾN BỘ
Học kì I
Tổng
số hs
yếu


SL

TL

SL

TL

9A

7

7

6

15

9B
K9

41
81

12
19

17,
5

29,3
23,4

10
16

23,8
19,8

Lớp

Đầu năm

Giữa học kì I

Cuối học kì I
SL

TL

Học sinh tiến
bộ
SL
TL

Số HS yếu
còn lại
SL
TL


Học kì 2 và cả năm:
Lớp

Tổng
số hs
yếu

Đầu kì 2
SL

TL

Giữa học kì
II
SL
TL

Cuối học kì
II
SL
TL

Cả năm
SL

TL

Học sinh tiến
bộ
SL

TL

9A
9B

III. Kết luận:
Địa lí là một môn khoa học giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các
hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển về GD
& ĐT là nâng cao chất lượng dạy học nên phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém
là hết sức quan trọng. Vì thế trên đây là những kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy phụ đạo học sinh yếu kém trên lớp của tôi đưa ra để cùng đồng nghiệp trao đổi
và góp ý kiến bổ sung nhằm nâng dần chất lượng dạy học trong nhà trường. Tuy
nhiên, trong quá trình viết chuyên đề này của tôi còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót,
tôi xin chân thành lắng nghe sự đóng góp ý kiến quý giá của hội đồng khoa học tổ
chuyên môn của nhà trường, của các thầy cô và đồng nghiệp.
1. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:

18


Thiết nghĩ, là một giáo viên thì chắc hẳn ai cũng muốn học sinh của mình
ngoan và học giỏi, chính vì thế mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi hơn nữa,
tìm ra nhiều biện pháp để giáo dục học sinh của mình học tập tốt hơn. Để có thể
vận dụng được những biện pháp trên nhằm nâng cao chất lượng học sinh tôi có một
số kiến nghị như sau:
- Cần phối hợp giữa GVBM, GVCN, Nhà trường và cha mẹ học sinh để kịp
thời vận động các em bỏ tiết để các em đi học đều đặn hơn.
- Về phía nhà trường: Chỉ đạo và theo dõi chặt chẽ công tác phụ đạo học sinh
yếu kém, chỉ đạo cho các bộ phận đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt vấn đề
giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Thực hiện tốt

phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Bên cạnh đó BGH
nhà trường cần để các em giúp đỡ nhau học tập. Trong quá trình phụ đạo giáo viên
thường xuyên kiểm tra để nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của học sinh để có hướng dạy
thích hợp hơn.
- Một số biện pháp đối với học sinh cá biệt: Đối với các học sinh cá biệt thì
việc giúp cho các em vươn lên quả là một điều hết sức khó khăn vì các em không
có ý thức học tập, vào lớp thì không chịu học bài, không chú ý nghe giáo viên
giảng bài, về nhà không chuẩn bị bài mà chỉ lo đi chơi. Đối với đối tượng học sinh
này, giáo viên bộ môn cần phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm thường
xuyên nhắc nhở các em về ý thức học tập, thường xuyên kiểm tra tập của học sinh,
khi học sinh vi phạm thì giáo viên nên kết hợp với phụ huynh để răn đe, giáo dục
các em. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình giám sát việc học nhóm, học
phụ đạo của học sinh.
- Rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên: Giáo viên cần phải
không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm ra và
vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới. Người giáo viên dạy giỏi mới giúp cho
học sinh có thể đi đến lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và nhanh chóng. Với mức
độ phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc giáo viên tìm tòi học
hỏi những sáng kiến kinh nghiệm của các bạn ở nơi xa cũng không phải là một
chuyện quá khó. Giáo viên chỉ cần chịu khó tìm hiểu thêm về Internet để biết cách
truy cập mạng tìm những sáng kiến kinh nghiệm về đọc để có thể rèn luyện thêm
về kĩ năng và phương pháp giảng dạy.
- Nhà trường cần sắp xếp thời gian học trái buổi của học sinh một cách hợp lí
để giáo viên có thể dễ dàng phụ đạo học sinh yếu kém, tránh tình trạng bị động về
thời gian.
19


2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những nguyên nhân và biện pháp được nêu như trên, bản thân tôi đã rút ra

được những bài học kinh nghiệm như sau:
- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Kèm cặp học sinh yếu kém. Một số
biện pháp giáo dục đối với học sinh cá biệt. Rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ
của giáo viên. Như vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường thì
chúng ta phải thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề hơn thế nữa, và mỗi giáo viên
phải ý thức dự giờ các bạn đồng nghiệp nhằm trao đổi kinh nghiệm.

Quang Sơn, tháng 11 năm 2019
Người viết

Vũ Thị Linh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa địa lý 9
2. Tập bản đồ địa lý 9
3. Vở bài tập địa lý 9
4. Cuốn “Rèn luyện kĩ năng địa lý 9”.
5. Cuốn “Kiến thức cơ bản địa lý 9”.
6. Tài Liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, theo chuẩn kiến
thức
kĩ năng.
7. Lí luận dạy học địa lí( THCS)

21


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Dịch chữ viết tắt

HS

Học sinh

gv

Giáo viên

THCS

Trung học cơ sở

SGK

Sách giáo khoa

22



×