Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuyên đề nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn lịch sử trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.63 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PHÚC YÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CAO MINH

BÁO CÁO
Chuyên đề:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤ ĐẠO
CHO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN LỊCH SỬ 7

Người thực hiện: Trần Thị Thu Hà
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CAO MINH
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
0


Tháng 10 năm 2019

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình giáo dục và đào tạo kiến thức cho học sinh trong từng cấp
học, thì việc nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém đang là vấn đề hiện
nay đang được nhà trường quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng
này.Muốn vậy, người giáo việ không chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi
phương pháp nhằm phát huy tích cực của học sinh.
Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với những ít giáo viên, nhưng ngược lại,
giải quyết được điều này là góp phần xây dựng cho bản thân mỗi giáo viên một
phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn, giúp cho học sinh có hướng tư duy
mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, bản


thân tôi đã có nhiều trăn trở và suy nghĩ . Làm sao để học sinh thuộc diện yếu
kém có thể học tốt. Vì vậy tôi xin được trình bày chuyên đề "Nâng cao chất
lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn lịch sử trong trường THCS".
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG
THCS CAO MINH NĂM HỌC 2018 - 2019.
1. Thuận lợi
- Đối với học sinh: Là học sinh vùng nông thôn phần lớn học sinh ngoan
ngoãn, lễ phép lối sống giản dị, trong sáng, đại đa số học sinh có ý thức học tập tốt.
- Học sinh được gia đình tạo điều kiện thời gian cho các em học.
- Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, tận tụy, thân thiện và quan tâm giúp đỡ
học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường,
có đủ phòng học, có thời gian để bồi dưỡng và phụ đạo cho các em học sinh.
2. Khó khăn
- Đối với học sinh yếu kém có khác biệt về nhận thức, lười học, thiếu sự
quan tâm của cha mẹ và đặc điểm của trường là nông thôn, điều kiện học tập cảu
2


học sinh còn khó khăn. Những vấn đề này dẫn đến các em chán nản việc học
tập, hổng kiến thức.
- Mặt khác, còn một bộ phận học sinh lời suy nghĩ, ỷ lại, không chuẩn bị
vài ở nhà. Trong giờ học thì lơ là, không tập trung, làm giảm khả năng tư duy
của học sinh.
- Đối với môn lịch sử vẫn còn nhiều em chưa thích học cho răng đây là
môn học dài dòng, phải nhớ nhiều, mất nhiều thời gian. Đây là một môn phụ, chỉ
cần đủ điểm là được. Vậy cả học sinh và phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến
môn này. Trong khi đó kiến thức của bộ môm này còn nặng nề, đặc trung cảu bộ
môn không thể nhìn thấy cái gì đã diễn ra, thiếu các điều kiện để tiếp xúc với
bảo tàng, di tích lịch sử nên khó có thể tạo được hứng thú với học sinh.

- Đối với giáo viên: Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn lịch sử tôi thấy. Nhiều
khi giáo viên chúng ta chưa tạo được cho học sinh biết tư duy về kiến thức lịch
sử, còn thiếu về khuynh hướngdạy bài nào biết bài ấy. Dẫn đến học sinh nhận
thức tản mạn, lẻ tẻ, rời rạc, cắt đoạn các thời kỳ lịch sử, không tạo thành một
chuỗi các sự kiện có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau.
Xuất phát từ những vấn đề trên, theo tôi muốn nâng cao chất lượng giảng
dạy môn lịch sử chúng ta phải nỗ lực hết sức và thực hiện đổi mới triệt để tất cả
các khâu trong quá trình dạy học. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài "Một số
phương pháp nhằm nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém môn lịch sử
7" để nghiên cứu và cùng chia sẻ.
Với việc nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ giúp giáo
viên tiến hành một giờ dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao, học sinh tích cực, chủ
động trong việc tiếp thu kiến thức của bài học. Từ đó nâng cao chất lượng dạy
học lịch sử trong trường nói chung và phương pháp phụ đạo cho học sinh yếu
kém nói riêng. Đó là lý do tôi chọn đề tài này
III. ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH
- Lớp 7
3


- Dự kiến số tiết dạy: 1 tiết
IV. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ĐẶC TRƯNG TRONG
CHUYÊN ĐỀ
Để phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS tôi đưa
vào các giải pháp như sau:
1. Phương pháp ghi nhớ sự kiện lịch sử của học sinh yếu kém
- Để học sinh yếu kém ghi nhớ sự kiện một cách thuận lợi nhất, cần hệ
thống các sự kiện lịch sử theo đúng bài, từng mục, từng chương, từng giai đoạn.
Đối với dạng này giáo viên cần làm một vài lần cho học sinh quen với cách tổng
hợp kiến thức, giáo viên giao cho các em làm, sau khi các em làm giáo viên

kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai sót của các em. Với phương pháp này sẽ
rèn luyện được cho các em hệ thống hóa kiến thức và nắm vững từng phần kiến
thức.
- Làm liên tục như vậy buộc các em phải đọc và tìm sự kiện trọng tâm để
viết ra giấy, do đó khắc phục được những hạn chế của học sinh yếu kém là mất
tập trung trong học tập, rèn cho các con được kỹ năng tổng hợp kiến thức.
2. Phương pháp định dạng từng nhóm kiến thức
- Phương pháp định dạng từng nhóm kiến thức giống nhau theo từng dạng
cụ thể. Để học sinh có thể dễ dàng tìm ra những phương pháp học hợp lý nhất
cho từng dạng. Từ đó có thể giúp các em có thể có cách nhớ hợp lý cho từng
dạng đó, phương pháp này chia thành 2 dạng kiến thức.
+ Dạng 1: Diễn biến khởi nghĩa
+ Dạng 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
a. Phương pháp dạy dạng 1: Diễn biến khởi nghĩa
- Phương pháp này là hệ thống hóa nội dung và sự kiến lịch sử. Nếu học
sinh làm như thế các em học sinh sẽ có được cái nhìn khái quát, lô gic về một
quá trình lịch sử. Và đặc biệt giúp các em có thể tập trung cao để tìm ra nội dung
4


chính, thông qua đó các em sẽ ghi nhớ một cách nhanh chóng, đặc biệt là cá em
sẽ rất lâu quên.
Ví dụ: Khi học xong tiết 15, 16 bài 11; Cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược tổng (1075 - 1077). Giáo viên yêu cầu hệ thống hóa kiến thức của bài này,
giáo viên có thể hướng dẫn cho các em tổng hợp kiến thức cơ bản như sau:
- Từ giữa thế kỷ XI nhà Tổng tiến hành xâm lược Đại Việt.
- Lý thường Kiệt được cử làm người chỉ huy đánh bại quân xâm lược Tống.
- Tháng 10/1975: Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chi huy 10 vạn quân tiến
vào đất Tống với hai đạo quân (Thủy, bộ).
+ Quân bộ: Các tù trưởng Thâm Cảnh Phúc, Tông Đản đánh vào Ung Châu

(Quảng Tây).
+ Quân thủy: Lý Thường Kiệt chỉ huy bằng đường bộ vào Châu Khâm và
Châu Liêm rồi bao vây Ung Châu.
+ Sau 42 ngày đêm chiến đấu ta hạ được thành Ung Châu, tướng Tô Giám
nhà Tống tự tử, ta rút quân.
+ Cuối 1076: Quân Tống sang xâm lược nước ta theo 2 đạo quân
Đạo 1: Gồm 10 vạn bộ binh, một vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do các
tưởng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.
Đạo 2: Do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển.
+ Tháng 1/1077: 30 vạn quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn
tiến vào nước ta. Quân đội nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ nhằm cản bước tiến
của chúng.
+ Cuối 1077: Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của
địch, vượt sông, đánh bất ngờ vào thẳng doanh trại, giặc thua to.
- Lý thường kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp đề nghị
"Giảng hòa".
5


b. Phương pháp dạy dạng 2: Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử
- Đối với nguyên nhân thắng lợi, giáo viên có thể hình thành cho học sinh
các điều kiện cần có không thể thiếu được.
+ Tinh thần đoàn kết
+ Sự chuẩn bị chu đáo
+ Truyền thống (Tinh thần yêu nước)
+ Vai trò của người chỉ huy
Ví dụ: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống của thời
đại nhà Lý?
Học sinh có thể hình dung được nguyên nhân cơ bản
- Ý 1: Tinh thần đoàn kết của nhân dân

- Ý 2: Sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo của nhà Lý
- Ý 3: Tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc ta.
- Ý 4: Đường lối kháng chiến đúng đắn
- Ý 5: Vai trò lãnh đạo sáng suốt, tuyệt với của Lý Thường Kiệt.
* Về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến học sinh cần nắm được các ý cơ
bản
- Đối với đất nước bài học lịch sử.
- Đối với kẻ thù
Ví dụ: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống của thời đại nhà
Lý. Học sinh có thể trình bày các ý cơ bản như sau:
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang
- Quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được bảo vệ
- Bài học: Củng cố khối đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
6


V. NỘI DUNG MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
- Dạy bài ôn tập chương II nước Đại Việt thời Lý (Thế kỷ XI - XII)
(Chương trình lịch sử lớp 7)
I. Tổ chức bộ máy nhà nước - củng cố chính quyền thời lý
- Để tổ chức tốt cho học sinh ôn tập phần này và cũng là ôn tập toàn bài,
giáo viên nên đặt học sinh vào tình huống có vấn đề buộc các em phải chú ý,
kích thích và gây hứng thú học tập bằng cách đặt câu hỏi phát vấn.
Ví dụ: Nhà Lý được thành lập trong điều kiện lịch sử như thế nào?
Học sinh: Cần phải tái hiện được những sự kiện lịch sử cơ bản sau:
- Nhà Lý: Năm 1005 Lê Hoàn mất Lê Long Đĩnh lên ngôi là một ông vua
vô đạo đến năm 1009 thì mất, triều thần đã chán ghét nhà Tiên Lê. Vì vậy, các
tăng sư, đại thần, tôn Lý Công Uẩn lên làm Vua (1010).
- Khi các em đã hiểu vấn đề giáo viên tổ chức ôn tập phần I theo các bước sau:

1. Tổ chức chính quyền (bộ máy nhà nước) thời Lý :
Giáo viên không yêu cầu học sinh phải nhắc lại nhà Lý đã xây dựng bộ
máy chính quyền như thế nào mà dùng thiết bị đồ dùng trực quan “Sơ đồ bộ
máy nhà nước thời Lý " vẽ sẵn và treo lên bảng cho các em quan sát so sánh
phân tích.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý:

7


TRUNG ƯƠNG
VUA
ĐẠI THẦN


VĂN

ĐỊA PHƯƠNG

LỘ

PHỦ

HUYỆN

HƯƠNG, XÃ

Yêu cầu học sinh phải phân tích được các điểm cơ bản sau:
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý theo chế độ quân chủ Trung ương tập
quyền, gồm 2 cấp: Trung ương (Triều đình), cấp địa phương (từ Lộ đến Phủ,

huyện châu, hương, xã). Sau khi học sinh đã phân tích được sơ đồ giáo viên cần
đặt câu hỏi củng cố kiến thức cho học sinh.
Ví dụ: Để quản lý được đất nước cần có bộ máy quan lại dựa vào kiến
thức đã học em hãy cho biết bộ máy quan lại thời Lý có tiến bộ hơn so thời Tiền
Lê không?

8


Khi kết thúc một vấn đề giáo viên phải dẫn dắt học sinh sang câu hỏi khác
một cách khéo léo, cuốn hút gây hứng thú cho học sinh bằng cách nêu hỏi
nhanh.
Ví dụ: Muốn xã hội ổn định để phát triển kinh tế, bảo vệ chính quyền có
cần phải xây dựng pháp luật không? Khi đất nước có ngoại xâm lực lượng nào
đóng vai trò chủ yếu?
Câu hỏi không khó đối với học sinh nhưng là cơ sở để giáo viên chuyển
sang ôn tập ý hai của vấn đề.
2. Pháp luật và quân đội thời Lý :
a. Pháp luật:
- Giáo viên gọi một học sinh kể tên các bộ luật thời Lý năm ra đời. Yêu
cầu học sinh trả lời đúng thời Lý có bộ luật Hình Thư (1042).
Yêu cầu học sinh phải căn cứ và trả lời để rút ra kết luận.
Bộ Hình Thư có nội dụng cơ bản như: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà
vua và cung điện, xem trọng và bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, cấm
giết mổ trâu bò, khuyến khích phát triển nông nghiệp, những người phạm tội bị
xử phạt nghiêm khắc.
Khi học sinh đã nêu được những yêu cầu trên, giáo viên dùng câu hỏi liên
hệ: Những nội dung cơ bản của luật pháp thời Lý có điểm nào tích cực để ngày
nay Đảng và Nhà nước ta kế thừa học tập để xây dựng hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh không?

Giáo viên khuyến khích cho học sinh phát biểu suy nghĩ của mình.
b. Quân đôi:
Để củng cố cho học sinh nắm vững kiến thức về tổ chức quân đội thời Lý
giáo viên dùng biểu đồ (viết sẵn) tổ chức quân đội thời Lý treo lên bảng để học
sinh quan sát, trên cơ sở đó phân tích được điểm mạnh, điểm hạn chế của nó.
9


Yêu cầu học sinh phải phân tích: Chỉ ra được Quân đội thời Lý có 2 bộ
phận.
+ Cấm quân bảo vệ vua và kinh thành.
+ Quân đội địa phương đóng ở các lộ, phủ.
- Thực hiện chính sách Ngụ binh ư nông"
- Có kỷ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo
- Hạn chế: Nhìn chung quân đội thời Lý vũ khí vẫn thô sơ như: Gươm,
giáo, mác, cung tên...
Giáo viên có thể kết luận để chuyển sang nội dung ôn tập mới.
Trong hơn 1000 năm của lịch sử phong kiến Việt Nam hai triều đại Lý đã
để lại những trang oanh liệt hào hùng nhất, theo các em đó là những trang oanh
liệt gì?
Học sinh trả lời: Đó là các cuộc kháng chiến vệ quốc chống Tống vĩ đại.

10


II. Các cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại thời lý:

Khi ôn tập phần này giáo viên không những giúp cho học sinh củng cố
kiến thức đã học mà còn củng cố kỹ năng lập biểu bảng sử dụng lược đồ để trình
bày một sự kiện lịch sử. Giáo viên cho học sinh lập niên biểu tổng hợp theo mẫu

sau. Hình thức phát phiếu học tập.
Lập bảng thống kê các sự kiện chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Thời gian
Giữa thế kỷ XI

Âm mưu của

Cuộc chiến đấu

quân Tống

của nhà Lý

Người lãnh đạo

- Muốn xâm lược - Tháng 10/1075 - Lý Thường Kiệt,
Đại Việt để giải nhà Lý chủ động Tông Đản, Thân
quyết tình trạng tấn công vào đất Cảnh Phúc
khủng

hoảng Tống để tự vệ

trong nước.
Từ cuối năm 1076 - Quân Tống đem - Chiến đấu trên
đến đầu năm 1077 quân
Cuối 1077

vào


xâm phòng tuyến Như

lược nước ta.

Nguyệt.

- Quân Tống thua

- Nhà Lý chủ - Lý Thường Kiệt
động

kết

thúc

chiến tranh bằng
"Giảng hòa".
Yêu cầu: Học sinh phải liệt kê đúng các sự kiện lớn trong một thời gian nhất
định không những để các em nhớ kiến thức mà còn nắm chắc các mốc thời gian.
Trọng tâm của phần này là ôn tập diễn biến cuộc kháng chiến
* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:
Ôn tập phần nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử không yêu cầu học
sinh phải học thuộc lòng như sách giáo khoa mà giáo viên dùng phương pháp
gợi mở, học sinh dựa vào đó trình bày để khắc sâu trong trí óc của các em.

11


Ví dụ: Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Tống của
thời đại Lý không thể thiếu các điều kiện cần có:

- Tinh thần đoàn kết.
- Sự chuẩn bị chu đáo.
- Truyền thống (tinh thần yêu nước).
- Vai trò của người chỉ huy
Yêu cầu: Học sinh dựa vào các ý đó kết hợp với các kiến thức đã học để
trình bày các biểu hiện cụ thể bằng bày miệng (tránh lối học vẹt của học sinh).
Học sinh nêu được nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Tống
của thời đại Lý gồm 5 ý:
- Ý 1: Tinh thần đoàn kết của nhân dân
- Ý 2: Sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo của nhà Lý
- Ý 3: Tinh thần đấu tranh kiên cường cảu dân tộc ta.
- Ý 4: Đường lối kháng chiến đúng đắn
- Ý 5: Vai trò lãnh đạo sáng suốt, tuyệt với của Lý Thường Kiệt.
Yêu cầu: Học sinh dựa vào các ý trên diễn đạt theo cách hiểu của mình nhằm
phát triển tư duy lý luận cho các em. Sau đó cho các em thảo luận bổ sung.
III. Sự phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục và khoa học nghệ thuật thời Lý

Để hướng dẫn học sinh ôn tập kỹ phần này, tốt nhất là chia lớp theo nhóm
từ 3-4 em một nhóm, căn cứ vào sỹ số của lớp để phân chia thích hợp, cứ 3
nhóm làm một vấn đề theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Sau đó tổ chức phát phiếu học tập cho học sinh để các em làm bài rồi
đọc trước lớp giữa các tổ thảo luận và góp ý cho nhau.
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Yêu cầu:
12


+ Nhóm 1, 2 lập bảng thống kê sự phát triển kinh tế của thời Lý.
+ Nhóm 3, 4 lập bảng thống kê sự phát triển văn hóa giáo dục của thời Lý.
+ Nhóm 5, 6 lập bảng thống kê sự phát triển khoa học nghệ thuật của thời Lý.

1. Sự phát triển về kinh tế:
Tên
triều

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

đại
- Khuyến khích khẩn hoang

- Nghề chăn tằm,

- Việc trao đổi

- Chăm lo thủy lợi

ươm tơ dệt lụa,

buôn bán trong và

xây dựng đền đài

ngoài nước được

cung điện phát

mở mang


triển

- Nhiều chợ ra đời

- Nghề làm đồ

- Lập cảng biển

trang sức vàng

cho thương nhân

bạc, làm giấy, in

nước ngoài vào

bản gỗ, đúc đồng,

buôn bán

- Cấm giết hại trâu bò, bảo vệ
sức kéo
Nhà


rèn sắt phát triển
mở rộng
2. Văn hóa giáo dục:


Triều

Văn hóa

đại
Nhà


Giáo dục - Văn học

- Tín ngưỡng chuộng Phật giáo * Về giáo dục:
(Phật giáo là Quốc giáo)

- Trú trọng học đường, nâng cao dân trí.

- Kế thừa truyền thống thờ cúng - Mở khoa thi tuyển chọn nhân tài
tổ tiên, các anh hùng dân tộc
- Tổ chức thi cử chưa thường xuyên chặt
* Sinh hoạt văn hóa: Ưa thích chẽ
ca hát, nhảy múa, đấu vật, đua
thuyền

* Về văn học:

13


* Tập quán: Thích làm nhà - Đã ra đời văn học viết (bằng chữ Hán)
hướng Đông và Nam


- Chưa xuất hiện nhiều cây bút tiêu biểu

- Ăn mặc giản dị, đi chân đất

- Thể loại văn học còn hạn chế (chủ yếu là

- Mở hội vào ngày xuân

thơ).

3. Về khoa học nghệ thuật:
Triều

Khoa học

Nghệ thuật

đại
Chưa để lại dấu ấn rõ nét

Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển với
các công trình kiến trúc như chùa một
cột, Hoàng Thành, Tháp báo thiên,

Nhà

chuông chùa Quang Trung, tượng phật,




hình rồng, linh hoạt độc đáo đánh dấu
sự ra đời một nền văn hóa riêng biệt của
dân tộc - văn hóa Thăng Long

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mang tính hệ thống khái quát cơ bản
mà học sinh cần phải nắm được khi học xong chương II lịch sử lớp 7 "Nước Đại
Việt thời Lý "

14


VI. KẾT LUẬN:

Chuyên đề "Nâng cao chất lượng phụ đạo cho học sinh yếu kém môn lịch sử 7"
của trường THCS Cao Minh được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng
kiến thức cho học sinh yếu kém, hình thành cho các em những hiểu biết về khoa
học lịch sử và tính quy luật của sự phát triển lịch sử dân tộc, nước nhà, bồi
dưỡng và rèn luyện các kỹ năng được quy định trong chương trình lịch sử của
trường phổ thông.
Chuyên đề mang tính trao đổi về phương pháp nâng cao chất lượng phụ
đạo cho học sinh yếu kém. Đây là một loại bài khó, là một giáo viên dạy sử tôi
luôn trăn trở suy nghĩ làm sao để có một tiết dạy lịch sử có hiệu quả. Bởi vì phụ
đạo đối tượng này đã khó,tìm ra phương pháp hợp lí cho đối tượng này còn khó
hơn bởi lực học của các em là rất thấp, cộng thêm động lực, mục đích học tập
của các em không có nên học lịch sử đối với các em là hết sức khó khăn.
Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn tập kết tài liệu viết chuyên đề
này để được trao đổi với đồng nghiệp cùng tìm ra những phương pháp tối ưu để
nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử đối với học sinh yếu kém.
Tuy nhiên, dù cố gắng đến bao nhiêu cũng khó tránh được những thiếu
sót, tôi thành thật đón nhận và tiếp thu những đóng góp xây dựng cho chuyên đề

này được toàn diện hơn.

CHỦ ĐỀ TÀI

Trần Thị Thu Hà

15



×