Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SKKN phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn địa lí tại trường THPT quang hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.58 KB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT
QUANG HÀ =====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi
THPT quốc gia mơn Địa lí tại trường THPT Quang
Hà.
Tác giả sáng kiến: Tạ Thị Thúy Ninh
* Mã sáng kiến: 32.58.02

Vĩnh Phúc, năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo
dục là yêu cầu đang đặt ra cấp thiết đối với ngành giáo dục nói riêng và cả đất
nước trong cơng cuộc hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Tháng
10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thơng
qua Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong những năm
qua, tồn ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện từng bước
công cuộc đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội như đổi mới
phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, hình thức thi cử,… Trong đó,
giáo viên và học sinh cũng có những điều chỉnh về phương pháp dạy và học


nhằm đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới.
Một trong những đổi mới được Bộ Giáo dục và đào tạo tiến hành nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đó là thay đổi phương thức thi tốt nghiệp
trung học phổ thông (THPT) bằng thi THPT quốc gia. Từ năm học 2016 – 2017,
Bộ Giáo dục và đào tạo chính thức có sự điều chỉnh về phương án thi THPT
quốc gia năm 2017 theo phương thức mới. Môn Địa lí là một mơn trong các
mơn tổ hợp Khoa học xã hội, là mơn lựa chọn của thí sinh thi THPT quốc gia.
Hình thức thi cũng có sự thay đổi hoàn toàn so với trước đây. Từ năm 2017, mơn
Địa lí thi với hình thức trắc nghiệm khách quan với 40 câu hỏi trong thời gian
làm bài 50 phút. Với hình thức thi này mục tiêu yêu cầu ngày càng cao hơn đối
chất lượng dạy và học, học sinh cần có tính tự lực cao hơn, khả năng học bao
quát hơn, tư duy độc lập hơn, đề thi hướng tới đánh giá không chỉ về kiến thức,
kĩ năng mà yêu cầu sự vận dụng và liên hệ thực tiễn cao hơn so với trước đây.
Trước những yêu cầu mới của ngành, vấn đề đổi mới phương pháp và hình
thức thi cử đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên giảng dạy mơn
Địa lí và học sinh ơn thi THPT quốc gia mơn Địa lí cần phải có những phương
pháp dạy và học cho phù hợp với tình hình mới nhằm đạt được kết quả cao. Đây
là vấn đề mới, đặt ra khơng ít những băn khoăn, trăn trở cho giáo viên và học
sinh. Đa số giáo viên Địa lí chưa quen với phương pháp dạy học và hình thức ra
đề thi đáp ứng yêu cầu thi trắc nghiệm khách quan. Học sinh cũng chưa quen và
chưa có phương pháp học tập hiệu quả với những yêu cầu đổi mới này. Trước
tình hình hiện nay, giáo viên cần có những phương pháp dạy học mới, phương
pháp hướng dẫn học sinh ôn tập một cách phù hợp nhằm đạt các mục tiêu dạy
1


học và đạt hiệu quả cao với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Học sinh cũng
cần có những đổi mới trong phương pháp học tập để vừa đạt được các mục tiêu
lĩnh hội kiến thức và kĩ năng, phát triển năng lực, đồng thời đạt kết quả cao
trong kì thi THPT quốc gia. Để ôn tập hiệu quả, dễ dàng đạt điểm cao trong kì

thi quan trọng này địi hỏi cần có những hiểu biết đầy đủ về đề thi, hình thức thi
cũng như có phương pháp ơn tập sao cho tốn ít thời gian cơng sức mà đạt kết
quả cao nhất. Đó là những lí do thơi thúc bản thân tôi lựa chọn đề tài “Phương
pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí tại trường
THPT Quang Hà” nhằm tìm câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề trên.
2. Tên sáng kiến:
Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia mơn
Địa lí tại trường THPT Quang Hà.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Tạ Thị Thúy Ninh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình
Xuyên - Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0975 502 116
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng
kiến Tác giả sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Dạy học địa lí lớp 12 và hướng dẫn HS ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ tháng 11/2017 (trong q trình ơn thi
THPT quốc gia mơn Địa lí của năm học 2017 – 2018). Sáng kiến tiếp tục được
chỉnh sửa và hoàn thiện, đồng thời đang được áp dụng trong việc dạy học và
hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi THPT quốc gia mơn Địa lí năm học 2018 –
2019 tại trường THPT Quang Hà.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

2


NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

7.1. Phần mở đầu
* Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề phương pháp
hướng dẫn học sinh (HS) lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí.
- Phân tích và tổng hợp những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để
hướng dẫn học sinh ôn thi trắc nghiệm thi THPT quốc gia đạt hiệu quả cao.
* Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp hướng dẫn HS lớp 12 ơn thi THPT quốc gia mơn Địa lí.
- Học sinh đang học lớp 12 tại trường THPT Quang Hà.
* Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 12A2, 12A3, 12A4 trường THPT Quang Hà.
- Nội dung chương trình Địa lí lớp 12, phương pháp và hình thức dạy học
hướng dẫn HS lớp 12 ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phỏng vấn, điều tra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê.
* Thời gian nghiên cứu
- Thời gian bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này đã diễn ra từ tháng
10/2017 đến tháng 5/2018.
- Thực hiện áp dụng thử nghiệm, phân tích, đánh giá, chỉnh sửa và hồn
thiện từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019.
* Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Tính đến nay, chưa có tài liệu chính thống nào nghiên cứu đầy đủ, chi tiết
về phương pháp hướng dẫn học sinh (HS) ôn thi THPT quốc gia theo phương
pháp thi mới (thi trắc nghiệm khách quan) môn Địa lí. Các giáo viên (GV) giảng
dạy đều tự tìm hiểu, đúc rút qua thực tế và kinh nghiệm giảng dạy nên chưa có
sự thống nhất và khả năng mang lại hiệu quả khác nhau.
Các tài liệu hiện nay mới chỉ có về hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập, các

dạng đề minh họa để HS thực hành. Một số bài báo, tạp chí có đề cập đến
phương pháp hướng dẫn HS ôn tập nhưng mới chỉ ở những mức độ đơn giản, là
những kinh nghiệm cá nhân chưa có sự phân tích, đánh giá chi tiết, đầy đủ và
chưa có áp dụng mang tính thực tiễn.

3


7.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp hướng dẫn HS ôn thi THPT
quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Quang Hà
7.2.1. Cơ sở lí luận
a. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá ở trường THPT
Chủ trương thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo đã được thể
hiện rõ ràng và mạnh mẽ trong các văn kiện Đại hội Đảng những năm qua.
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã
thơng qua Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Trong các văn kiện Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt
và làm rõ hơn lập trường, quan điểm và tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định
đây là quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai
mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỉ XXI, khẳng định
triết lí nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy
nghề”. Đổi mới toàn diện được thể hiện trong nội dung và phương pháp đổi mới
đó là : Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương
pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và
phẩm chất người học. Trong nhiệm vụ đổi mới, phương pháp dạy học là nội
dung quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác giáo dục.

Phương pháp dạy học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc
lập sáng tạo mà cịn góp phần phát triển tồn diện cho người học. Cùng với đó là
đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan, công bằng. Gắn giáo dục với nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, gia đình, nhà trường, gắn lí
thuyết với thực tiễn cuộc sống.
Một trong những khâu quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục đó là
kiểm tra đánh giá qua kì thi THPT quốc gia. Trên cơ sở các chủ trương, chính
sách và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục
và đào tạo công bố chính thức phương án thi THPT quốc gia năm học 2016 –
2017. Dự kiến phương án sẽ được thực hiện tương đối ổn định trong những thời
gian tiếp theo với những nội dung chủ yếu sau đây:
Tổ chức cụm thi:
- Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở
GDĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố
4


trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa
điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân.
- Các Sở GDĐT bố trí cán bộ coi thi đảm bảo tính khách quan, đúng quy chế;
- Bộ GDĐT cử cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ đến địa phương
để phối hợp, hỗ trợ và giám sát công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi.
Gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các
mơn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử,
Địa lí, Giáo dục cơng dân).
Để được xét cơng nhận tốt nghiệp THPT:
- Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ
văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi
Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các

thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi
để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.
- Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc
Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các mơn
Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các mơn Lịch
sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH,
CĐ nếu có nguyện vọng.
Hình thức thi:
- Các bài Tốn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi
theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phịng thi có
một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Phiếu trả
lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính.
- Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.
1. Mơn Tốn: Trắc nghiệm 50 câu – 90 phút.
2. Tiếng Anh: 50 câu – 60 phút
3. Mơn Văn: 120 phút.
4. Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh): Trắc nghiệm 120 câu – 150 phút.
5. Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD): Trắc nghiệm 120 câu – 150 phút.
Các môn thuộc tổ hợp KHTN, KHXH lần lượt được phát giấy nháp theo
từng môn. Hết 50 phút môn Lý, thu lại giấy nháp, phát tiếp nháp cho môn Hóa,
hết 50 phút thu lại và phát tiếp giấy nháp cho môn Sinh.
- Nội dung thi: Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp
12 THPT, năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12
THPT. Năm 2019, nội dung đề thi nằm trong cấp THPT, chủ yếu là lớp 12, đảm
5


bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở
giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh. Về cách tính điểm
để xét tốt nghiệp có sự thay đổi, nếu như hai năm trước, để xét tốt nghiệp thì

điểm trung bình các mơn học lớp 12 chiếm 50% và tỉ lệ điểm thi là 50%. Nhưng
năm 2019, tỉ lệ để xét tốt nghiệp tương ứng là 30% và 70%. Hình thức tổ chức
thi, chấm thi cũng có một số thay đổi trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các kì thi
trước, đảm bảo kì thi diễn ra nghiêm túc hơn, phản ánh chính xác và khách quan
chất lượng học tập của các nhà trường hơn. Với những sự thay đổi như vậy, đây
là yêu cầu ngày càng cao về quá trình học tập và kết quả bài thi đối với các sĩ tử
tham gia kì thi.
Như vậy, Địa lí trong tổ hợp mơn Khoa học xã hội, là một trong hai mơn
tự chọn, được thi theo hình thức thi trắc nghiệm khác quan. Đây là nội dung
hoàn toàn mới so với trước đây. Trước yêu cầu của thực tiễn, giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy và học ơn thi THPT quốc gia cần có những sự điều
chỉnh mới cho phù hợp với yêu cầu nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao là một vấn
đề cấp thiết đặt ra hiện nay.
b. Thi trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả
năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc nghiệm viết,
kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng lực của con
người trong nhận thức, hoạt động và cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách
quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như y học, tâm lý, giáo dục,… ở
nhiều nước.
Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng rất phổ
biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận thức
của người học. Tại nước ta, trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các kỳ
thi tuyển sinh cao đẳng, đại học và kỳ thi kết thúc học phần tại nhiều trường.
* Thi trắc nghiệm khác quan có nhiều ưu điểm:
- Thí sinh có thể dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ, lựa chọn câu trả
lời đúng nhất trong số những câu trả lời gợi ý.
- Số lượng câu hỏi nhiều, bao quát được kiến thức của chương trình. Học
sinh chỉ cần trả lời ngắn gọn hoặc lựa chọn đáp án.

- Dễ dàng tổ chức thi đảm bảo khách quan, chính xác và cơng bằng.
- Người chấm ít tốn cơng và kết quả chấm là khách quan vì khơng bị ảnh
hưởng tâm lý khi chấm.
* Bên cạnh đó, trắc nghiệm khách quan cũng có một số nhược điểm:
6


- Chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định phần lớn dựa vào kỹ năng
của người soạn thảo.
- Người ra đề tốn nhiều công sức và thời gian.
- Cho phép và đơi khi khuyến khích sự phỏng đốn của học viên.
Trắc nghiệm khách quan ngày càng được áp dụng rộng rãi do tính ưu việt
của nó và trong giai đoạn thực hiện cuộc vận động “2 không” do ngành giáo dục
phát động hiện nay. Nó là sự lựa chọn cần thiết và đang đươc khuyến khích
trong các kỳ thi, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, trong việc áp dụng cần chú ý đến
những ưu nhược điểm và đặc thù môn học để áp dụng cho phù hợp.
7.2.2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Quang Hà được thành lập năm 1986, với chặng đường trên
30 năm tuổi, Nhà trường đã và đang có nhiều thành cơng trên con đường phát
triển với sự nghiệp trồng người. Năm học 2017 – 2018 tỉ lệ đỗ qua kì thi THPT
quốc gia đạt 100%, trong đó điểm trung bình các mơn thi đứng thứ 5 trong khối
THPT của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cơ sở vật chất của Nhà trường được trang bị khá
đầy đủ và ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo
viên và học sinh. Nhà trường nằm ở khu vực tuyển sinh đa số các xã là nơng
thơn và miền núi, học sinh nhìn chung ngoan, có ý thức nỗ lực vươn lên đạt
nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện. Năm học 2018 – 2019, trường có
tổng số 31 lớp với 1126 học sinh, trên cơ sở sáp nhập trường THPT Quang Hà
và trường THPT Nguyễn Duy Thì cũ. Giáo viên dạy mơn Địa lí của Nhà trường
100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Tất cả những điều kiện đó là những
thuận lợi để giáo viên và học sinh thực hiện đổi mới dạy và học đáp ứng yêu cầu

của nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia
hàng năm.
Do yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đặt ra cấp thiết nên đây là vấn đề
trăn trở đối với đa số giáo viên và học sinh hiện nay. Vấn đề đặt ra là cần phải
thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học sao cho vừa đảm bảo thực
hiện các mục tiêu dạy và học, học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng,
năng lực tồn diện, hồn thiện nhân cách, vừa đảm bảo các yêu cầu của kì thi
THPT quốc gia. Đa số giáo viên dạy mơn Địa lí cũng đã dần quen với hình thức
ra đề thi trắc nghiệm khách quan, phương pháp dạy học đáp ứng thi trắc nghiệm
khách quan cũng đã dần được tích lũy kinh nghiệm. Đến năm học 2018 – 2019,
các em học sinh cũng đã được làm quen với thi trắc nghiệm khách quan qua kì
thi THPT quốc gia qua một số năm (năm 2017, 2018).
Đối với mơn Địa lí, các em học sinh thường được làm các bài thi trên lớp
kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Riêng đề thi THPT quốc gia là trắc nghiệm
7


khách quan 100%. Trong bài thi mơn Địa lí, với thời gian 50 phút các em cần
phải trả lời 40 câu hỏi trắc nghiệm. Đây là vấn đề tương đối mới nên địi hỏi có
những phuơng pháp dạy học mới phù hợp với đặc thù bộ môn và đáp ứng hình
thức thi mới nhằm đạt hiệu quả cao. Mơn Địa lí là mơn học thuộc bộ mơn khoa
học xã hội nhưng cũng mang những tính chất của mơn khoa học tự nhiên. Để
qua điểm liệt là điều khá dễ dàng, nhưng để đạt điểm cao cũng đòi hỏi đầu tư về
thời gian, khả năng tư duy, có phương pháp học tập hợp lí và hiệu quả. Có nhiều
u cầu về kiến thức và kĩ năng Địa lí khá phức tạp trong đề thi THPT quốc gia
được thể hiện bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm mà học sinh cần biết cách
phân tích, tư duy để trả lời được. Đây là những vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi
giáo viên và học sinh cần hiểu rõ đặc thù về hình thức thi, có phương pháp dạy
và học phù hợp trong quá trình dạy học nhằm đạt hiệu quả cao trong kì thi THPT
quốc gia.

7.3. Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ơn thi THPT quốc gia mơn
Địa lí
7.3.1. Cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12 và cấu trúc đề thi THPT quốc gia
mơn Địa lí
a. Cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12
Từ năm học 2016 – 2017, phương án thi THPT quốc gia được thực hiện theo
phương án và hình thức mới, nhiều đổi mới về phương pháp tổ chức thi và hình
thức của đề thi. Mơn Địa lí với hình thức thi trắc nghiệm khách quan, được duy trì
trong nhiều năm tiếp theo. Năm học 2018 – 2019, nhìn chung hình thức tổ chức kì
thi và đề thi về cơ bản khơng có nhiều thay đổi. Nội dung phạm vi kiến thức của đề
thi môn Địa lí tập trung chủ yếu trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT.
Cấu trúc nội dung chương trình Địa lí lớp 12 gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Bảng 1: Cấu trúc nội dung chương trình Địa lí lớp 12
Phần

Bài

Tiết

Tổng số tiết

1

1

1

Địa lí tự nhiên


2-15

2–16

13

Địa lí dân cư

16-19

19 – 22

4

Địa lí các ngành kinh tế

20-31

23 – 35

13

Địa lí các vùng kinh tế

32-43

38 – 48

11


Địa lí địa phương

44-45

49 – 50

2

Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập

8


Cấu trúc nội dung chương trình được chia làm các phần chính:
- Học Kì I gồm các nội dung chính: Bài Việt Nam trên đường đổi mới và
hội nhập là phần mở đầu mang tính khái quát chung. Tiếp theo là phần Địa lí tự
nhiên chiếm hầu như tồn bộ chương trình học kì I, với thời lượng 13 tiết.
- Học kì II các em sẽ tìm hiểu các nội dung chính gồm: Địa lí dân cư 4
tiết, Địa lí các ngành kinh tế 13 tiết, Địa lí các vùng kinh tế 11 tiết, cuối cùng
là phần Địa lí địa phương 2 tiết. Với cấu trúc nội dung chương trình như trên,
các phần trọng tâm để các học sinh ôn thi sẽ là Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa
lí các ngành kinh tế, Địa lí các vùng kinh tế.
Chương trình mơn Địa lí lớp 12 tập trung vào những vấn đề địa lí tự
nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam nên rất dễ dàng cho các em HS trong tiếp
thu, lĩnh hội, vận dụng kiến thức và kĩ năng cũng như là những kiến thức gần gũi
cần thiết các em cần có được trước khi học đại học, cao đẳng, học nghề hoặc
tham gia vào quá trình lao động xã hội.
b. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia mơn Địa lí
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2017, năm 2018 và đề minh họa năm
2019 không khác nhau nhiều. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên

và học sinh ôn thi THPT quốc gia, trong năm học, Bộ Giáo dục & đào tạo
thường công bố đề thi minh họa THPT Quốc gia năm của tất cả 5 bài thi có đáp
án chi tiết: Tốn, Văn, Ngoại ngữ, KHTN (Lý, Hóa, Sinh), KHXH (Địa, Sử,
GDCD). Đề thi minh họa mơn Địa lí có tổng số 40 câu được trình bày với các
nội dung câu hỏi trải đều tồn bộ chương trình Địa lí lớp 12 THPT (Phụ lục 1).
Phân tích đề minh họa mơn Địa lí năm 2019, chúng ta có thể thấy cấu trúc
đề thi được thể hiện như sau:
Bảng 2: Cấu trúc đề minh họa mơn Địa lí năm học 2018 – 2019
Phạm vi
Lớp 11

Lớp 12

Nội dung
Lí thuyết
Biểu đồ
Bảng số liệu
Phần Địa lí tự nhiên
Phần Địa lí dân cư
Phần Địa lí các ngành kinh tế
Phần Địa lí các vùng kinh tế
Atlat Địa lí Việt Nam
Biểu đồ

Số câu
2
1
1
5
2

6
10
11
1

Số điểm
0,5
0,25
0,25
1,25
0,5
1,5
2,5
2,75
0,25
9


Bảng số liệu
Tổng số

1
40

0,25
10

Theo cấu trúc đề minh họa, đề thi Địa lí gồm 40 câu trắc nghiệm với thời
gian làm bài 50 phút. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong q
trình làm bài. Cũng giống như đề thi chính thức năm 2018, đề thi có 25 câu lí

thuyết (62,7%) và 15 câu thực hành (37,5%). Trong đó, phần thực hành có 11
câu khai thác Atlat Địa lí Việt Nam, 2 câu về biểu đồ và 2 câu khai thác bảng số
liệu. Nội dung đề thi nằm trong chương trình Địa lí lớp 11 và lớp 12. Tỉ lệ câu
hỏi lớp 11 là 10% (2 câu lí thuyết, 2 câu thực hành), 90% câu hỏi lớp 12 (23 câu
lí thuyết, 13 câu thực hành).
Trong đó, câu hỏi lớp 12 bao quát nội dung tất cả các phần trong chương
trình mơn Địa lí 12, phù hợp với khối lượng kiến thức của mỗi phần trong
chương trình gồm: Địa lí tự nhiên: 5 câu; Địa lí dân cư: 2 câu; Địa lí kinh tế
ngành: 8 câu; Địa lí kinh tế vùng: 8 câu. Câu hỏi kĩ năng Địa lí 12 có 13 câu (11
câu hỏi Atlat Địa lí Việt Nam, 2 câu hỏi về biểu đồ và bảng số liệu). Câu hỏi
phần Địa lí 11 có 2 câu hỏi phần Địa lí khu vực và quốc gia, 2 câu hỏi về kĩ năng
biểu đồ và bảng số liệu.
Với cơ cấu và số lượng câu hỏi của đề minh hoạ nêu trên, rất phù hợp với
thời gian làm bài 50 phút. Câu hỏi kĩ năng nhằm vào các kĩ năng cơ bản của
mơn Địa lí 12: Đọc Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số
liệu thống kê. Đề thi được trình bày từ những câu dễ đến những câu khó, đảm
bảo có các mức độ kiến thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng đến vận dụng
cao. Nhìn chung, đề thi đã bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
mơn Địa lí, chủ yếu lớp 12, đảm bảo tính vừa sức của học sinh, phù hợp với đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong nhà trường THPT hiện nay
và có tính phân hóa rõ ràng. Đặc biệt, đề minh hoạ đã đề cập đến những kiến
thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam mà học sinh được học trong chương trình lớp
12; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng nói riêng, đề
minh hoạ đã sử dụng số liệu thống kê được cập nhật mới nhất.
Các câu hỏi của đề thi được sắp xếp tăng dần theo 4 mức độ nhận thức:
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Mức độ nhận biết 32,5% (13
câu), thông hiểu 25% (10 câu); Mức độ vận dụng (thấp): 25%; vận dụng cao
17,5% (7 câu). Mức độ phân hóa của đề thi minh họa khá rõ ràng và đảm bảo
được tính kế thừa về độ phân hóa của đề thi THPT quốc gia năm 2018. Cụ thể, ở

mỗi phần (Địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế ngành, địa lí các vùng kinh
tế , kĩ năng) đều phân bố các câu hỏi. Các câu hỏi của đề thi được sắp xếp tuần
10


tự từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao thuận tiện cho học sinh
trong khi làm bài thi với mục tiêu khác nhau (chỉ thi tốt nghiệp, vừa thi tốt
nghiệp vừa thi vào đại học, chỉ thi vào đại học).
Đề thi minh họa đảm bảo được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cơ bản
của môn Địa lí, đồng thời định hướng cho học sinh trong quá trình học tập cần
chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng của bộ môn như: quan sát, nhận xét, phân
tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; xử lí và sử dụng số liệu
thống kê, phân tích biểu đồ, sử dụng bản đồ, Atlat,... từ đó giúp cho học sinh
hình thành các năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống lao động và học tập sau
này. Trong đề thi minh họa cịn có một số câu hỏi yêu cầu học sinh phải biết vận
dụng tri thức địa lí đã học được trong nhà trường để giải thích các hiện tượng, sự
vật của thực tiễn cuộc sống về tự nhiên, dân cư, lao động, kinh tế và môi trường
phù hợp với khả năng của học sinh, yêu cầu người học có khả năng vận dụng
kiến thức đã được học vào những tình huống mới, mang tính thực tiễn cao.
7.3.2. Phương pháp hướng dẫn HS lớp 12 ơn thi THPT quốc gia mơn Địa lí
a. Hướng dẫn ơn tập phần lí thuyết
Đối với bài thi trắc nghiệm, kiến thức lí thuyết sẽ phủ kín chương trình
sách giáo khoa nên học sinh cần có phương pháp ôn tập khác so với ôn thi lí
thuyết trước đây. Thay vì trước đây, các em học để trình bày được kiến thức theo
chủ đề, đi sâu hơn vào những nội dung cơ bản, trọng tâm. Phương pháp ôn tập
chủ yếu là ghi nhớ nội dung cơ bản và biết phân tích, diễn đạt những vấn đề địa
lí. Đối với thi trắc nghiệm, các em cần học bao quát hơn và cho trọng hiểu nội
dung kiến thức. Nội dung học cũng phải bao qt hết tồn bộ chương trình, học
đúng và học đủ, không học tủ. Tuy nhiên, nội dung kiến thức của chương trình là
khá rộng, trong khi các em phải học nhiều mơn nên giáo viên cần có một số

phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập cho phù hợp sao cho hiệu quả. Đề thi
khơng có câu hỏi kiểm tra số liệu hay đi vào quá chi tiết, mà chủ yếu là kiểm tra
đặc trưng của các đối tượng địa lí. Vì khối lượng kiến thức nhiều nên HS cần có
chiến lược học ngay từ sớm, khơng học thuộc lòng mà học hiểu bản chất vấn đề.
Chú trọng việc rèn luyện sử dụng Atlat, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu và nhận
dạng biểu đồ. Không chỉ học qua sách vở, còn cần đối chiếu các kiến thức đã
học với thực tế để ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Dưới đây là một số phương pháp hướng dẫn học sinh ơn thi trắc nghiệm
Địa lí thi trắc nghiệm khách quan mang lại hiệu quả cao:
* Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập tích cực của HS
Yêu cầu đối với hình thức thi trắc nghiệm khách quan địi hỏi mỗi HS cần phải
học tập tích cực, tự giác với tính tự lực cao. Chính vì vậy, trong mỗi giờ 11


học, GV cần có phương pháp dạy học tích cực nhằm khai thác và phát triển tối
đa những năng lực của người học. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà thông qua
các bài tập cụ thể như các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, bài tập tình huống chuẩn
bị trước cho bài học. Trong quá trình học tập trên lớp, GV có thể tổ chức thành
các trị chơi như chia nội dung bài học thành các bài tập nhận thức nhỏ, chia lớp
thành các đội chơi để các em có thể thi với nhau thơng qua các câu hỏi.
Một số ví dụ về phương pháp dạy học các hoạt động dạy học thơng qua
các hoạt động học tập tích cực của HS: Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 Đơ thị hóa. GV có
thể chi lớp thành 2 đội, thi kể ra những thuận lợi và khó khăn của đơ thị hóa đối
với phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ 2: Khi dạy bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, GV có thể thiết kế tiến trình dạy học thành 3 phần chơi, chia lớp thành 3 hoặc
4 đội thi đấu, mỗi phần chơi được thiết kế thành các câu hỏi trả lời ngắn hoặc
câu hỏi trắc nghiệm và tính điểm cho mỗi đội. Hết mỗi phần chơi, GV nhận xét
và chốt kiến thức.
* Làm bảng hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức
Phương pháp này thường được sử dụng với những nội dung có mối quan

hệ với nhau, có sự giống và khác nhau hoặc có sự gần gũi về nội dung. Thường
được sử dụng sau khi tìm hiểu về nội dung các vấn đề, học sinh cần có cái nhìn
tổng thể, so sánh đối chiếu và phân biệt đặc điểm khác nhau về bản chất của sự
vật, hiện tượng. Học sinh lập bảng sẽ tạo điều kiện hiểu sâu sắc vấn đề và ghi
nhớ nội dung về bản chất trong tổng thể và trong sự so sánh, đối chiếu giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau.
Một số bảng hệ thống hóa kiến thức tham khảo:
Bảng 3: Bảng tổng hợp về đặc điểm kinh tế - xã hội các vùng kinh tế nước ta
Trung
du và
Đặc điểm

miền
núi Bắc
Bộ

Đồng
bằng
sơng
Hồng

Dun
Bắc
Trung
Bộ

hải Nam

Tây


Trung

Ngun

Bộ

Đơng

Đồng
bằng

Nam

sơng

Bộ

Cửu
Long

Phạm vi, diện tích, ………
số dân
Điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội
Vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội

12



Bảng 4: Bảng các miền địa lí tự nhiên nước ta
Đặc điểm
Phạm vi

Miền Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ

………….

Địa hình
Khí hậu
Sinh Vật
Khoáng sản
Hạn chế
Bảng 5: Thiên nhiên phân hoá theo độ cao ở nước ta

Tên đai cao
Đai nhiệt đới gió mùa

Độ cao

Khí hậu

Đất đai


Sinh vật

……

Đai cận nhiệt đới gió
mùa trên núi
Đai ôn đới gió mùa
trên núi

* Làm sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy vốn đã được sử dụng từ lâu trong phương pháp dạy học và
ôn tập bộ môn Địa lí. Địa lí đề cập tới nhiều nội dung có tính hệ thống, có thể
chia nhỏ, phân cấp và thể hiện mối quan hệ với nhau dễ dàng qua sơ đồ tư duy.
Phương pháp này cũng có thể được áp dụng hiệu quả khi ơn thi trắc nghiệm
khách quan vì nó giúp học sinh có thể hệ thống kiến thức, tư duy kiến thức một
cách có lơgic và hiểu bản chất khiến học sinh dễ hiểu và nhớ lâu.
Hình 1: Sơ đồ tư duy Bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

13


Trong q trình ơn tập, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh xây
dựng các sơ đồ tư duy để hệ thống lại
một nội dung nào đó. Có thể theo
phần, theo bài hoặc theo nhiều bài có
nội dung có mối quan hệ với nhau (ví
dụ Phần đặc điểm chung của tự nhiên,
Địa lí dân cư,…. Theo bài:


Đất nước nhiều đồi núi có thể xây
dựng các sơ đồ các khu vực địa hình,
thế mạnh và hạn chế của các khu Hình 2: Sơ đồ tư duy Tài nguyên rừng nước ta
vực địa hình,…).
* Ơn tập lí thuyết gắn với bản đồ
Kiến thức mơn Địa lí ln gắn với lãnh thổ và được thể hiện qua các loại
bản đồ. Bản đồ sử dụng trong mơn Địa lí khá da dạng: Bản đồ trong sách giáo
khoa, bản đồ treo tường, Atlat Địa lí Việt Nam,… Khai thác kiến thức từ bản đồ
vừa nhằm minh họa kiến thức lí thuyết, đồng thời bản đồ cũng là quyển sách
giáo khoa thứ hai chứa nhiều nội dung kiến thức phong phú nếu người sử dụng
biết khai thác. Khi hướng dẫn học sinh ôn tập nhất thiết phải khai thác bản đồ để
minh họa cho kiến thức lí thuyết nhằm giúp học sinh hiểu đúng bản chất, dễ nhớ
và nhớ lâu bằng việc gắn với các lãnh thổ nhất định. Đồng thời, hướng dẫn học
sinh rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh đối chiếu các đối tượng trên bản đồ
để rút ra kiến thức.
Trong quá trình học bài mới, bên cạnh việc sử dụng bản đồ để minh họa
và mở rộng kiến thức cho học sinh, giáo viên cần thường xuyên khai thác triệt
để Atlat Địa lí Việt Nam. Tập Atlat Địa lí Việt Nam gồm các bản đồ có nội dung
bám sát cấu trúc chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12, hơn nữa các em cịn
được mang vào phịng thi. Atlat
khơng chỉ để sử dụng nhằm trả
lời các câu hỏi đòi hỏi kĩ năng
khai thác Atlat, nhận biết các đối
tượng địa lí trên bản đồ mà cịn
có thể là tư liệu tốt giúp các em
tư duy theo lãnh thổ, tái hiện và
tư duy kiến thức Địa lí một cách
dễ dàng.
Hình 3: Đồ dùng cần thiết cho bài thi mơn Địa lí


14


*Ghi nhớ kiến thức cơ bản, hiểu bản chất kiến thức, lưu ý những nội dung đặc
biệt
Thi trắc nghiệm không những đòi hỏi các em phải nắm chắc kiến thức mà
cịn phải hiểu sâu sắc về vấn đề. Tóm tắt kiến thức có thể được làm theo bài, mỗi
bài ghi những nội dung chính ra một trang giấy, sau đó đọc để nhớ những ý cơ
bản, hiểu những ý chính và mạch lơgic của kiến thức. Sau đó xem xét lại xem
mỗi ý chính lại có bao nhiêu ý phụ, các ý của bài có quan hệ lơgic với nhau như
thế nào, có quan hệ với các bài học khác như thế nào. Các nội dung thi THPT
quốc gia năm 2018 – 2019 tập trung trong chương trình địa lí lớp 12, phân thành
các nội dung: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí các
vùng kinh tế. Các nội dung đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và
mở rộng cho nhau. Nếu hiểu bản chất kiến thức, mối quan hệ của các nội dung
thì học những chủ đề sau trở nên dễ dàng. Hiểu sâu sắc vấn đề và tăng cường so
sánh, đối chiếu các nội dung môn học. Những nội dung đặc biệt, những đặc
điểm đặc trưng cần được ghi nhớ chính xác. Nhất thiết phải học bao quát chương
trình, theo hệ thống nội dung cơ bản của sách giáo khoa.
* Hướng dẫn học sinh tự ra câu hỏi trắc nghiệm cho mình, học sinh đố lẫn
nhau các câu hỏi trắc nghiệm
Hướng dẫn học sinh tự ra những câu hỏi trắc nghiệm là một giải pháp khá
tốt trong ơn tập mơn Địa lí. Khi cho các em ra câu hỏi để đố nhau, không chỉ tạo
nên không khí sơi nổi, hào hứng đối với học sinh trong q trình học tập mà cịn
giúp các em có khả năng ghi nhớ nội dung bài học khá hiệu quả.
Thông qua tổ chức cho các em học sinh tự ra câu hỏi trắc nghiệm và đố lẫn
nhau, học sinh được tham gia một cách chủ động hoàn toàn vào quá trình tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau, tạo sự tích cực chủ động tham gia vào q trình
học tập của học sinh. Qua việc ra câu hỏi, các em có điều kiện nghiên cứu nội

dung bài học, có khả năng đưa ra những đáp án phù hợp dưới sự hướng dẫn của
giáo viên. Đây là một phương pháp đặc biệt đối với ôn thi trắc nghiệm, nên được
tiến hành vào giờ ôn tập, củng cố kiến thức sau mỗi bài học hoặc một phần,
chương. Qua việc theo dõi và quan sát các em ra câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên
hồn tồn có thể nhận được thơng tin phản hồi từ học sinh về bài học, từ đó dễ
dàng điều chỉnh về kiến thức và kĩ năng của học sinh sao cho phù hợp.
Phương pháp này có thể được thực hiện trong quá trình củng cố bài học
hoặc kiểm tra bài cũ. Học sinh phải hiểu bài sâu sắc, biết cách tư duy kiến thức
mới có thể đưa ra những câu hỏi chính xác và phù hợp. Để sử dụng được
phương pháp này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số phương pháp và
nguyên tắc ra câu hỏi trắc nghiệm. Tổ chức cho các em hỏi đố lẫn nhau bằng
1
5


cách tổ chức thành các đội chơi và chơi dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo
viên thường đem lại hiệu quả cao. Qua việc ra câu hỏi, các em học sinh cũng
được rèn luyện kĩ năng ra câu hỏi, ra các phương án trả lời cho những câu trả lời
trắc nghiệm, phát huy tính sáng tạo của người học.
* Học sinh làm các bài tập trắc nghiệm ngay sau mỗi bài học
Tăng cường kiểm tra nội dung kiến thức và các kĩ năng của học sinh sau
mỗi bài học nhằm tạo dấu ấn ghi nhớ bài học ngay sau mỗi tiết học. Đối với thi
trắc nghiệm thì vấn đề kiểm tra đối với học sinh sau mỗi bài học càng quan
trọng hơn. Do đặc thù thi trắc nghiệm có kiến thức và kĩ năng phân bố rộng khắp
chương trình, yêu cầu phuơng pháp học bài thiên về nhớ và hiểu bản chất kiến
thức. Tăng cường kiểm tra đầu giờ tạo thói quen học bài ở nhà. Tăng cuờng
kiểm tra trắc nghiệm khách quan sau mỗi tiết học sẽ giúp học sinh củng cố ngay
nội dung bài học và hướng dẫn các em có những kĩ năng phản xạ nhanh, phát
triển tư duy ôn tập với những dạng câu hỏi khác nhau phù hợp với nội dung bài
học đó.

* Dạy học phân hoá và bám sát đối tượng
Dạy học phân hoá đối tượng là yêu cầu quan trọng trong q trình hướng
dẫn học sinh ơn tập mơn Địa lí khơng chỉ đối với thi trắc nghiệm mà các hình
thức thi trước đây cũng đã được thực hiện. Trong đề thi minh hoạ, các câu hỏi
kiến thức và kĩ năng đều có phân ra các câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác
nhau (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao). Chính vì vậy, dạy học
phân hố và bám sát đối tượng nhằm không chỉ phát huy năng lực của những em
học sinh có tư duy và tố chất mơn Địa lí và cịn đảm bảo cho những em có học
lực trung bình cũng có thể đạt kết quả tốt. Lựa chọn những câu hỏi phù hợp với
từng mức độ nhận thức, phù hợp với từng đối tượng học sinh để hướng dẫn các
em ôn tập cho phù hợp và đạt hiệu quả cao là yêu cầu cần thiết.
b, Hướng dẫn ôn tập phần kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
Nội dung khai thác Atlat Địa lí Việt Nam là phần quan trọng khơng thể
thiếu trong bài thi mơn Địa lí. Atlat khơng chỉ để trực tiếp được sử dụng để trả
lời cho những câu hỏi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam mà cịn có thể được sử
dụng để tái hiện những nội dung kiến thức lí thuyết, những số liệu được sử dụng
trong nhiều câu hỏi khác nhau. Đề thi THPT quốc gia mơn Địa lí năm 2018 và
trong đề thi minh hoạ năm học 2018 – 2019 có tới 11 câu hỏi với nội dung là
khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. Bên cạnh đó, các câu hỏi lí thuyết khác cũng có
thể sử dụng được để tái hiện kiến thức hoặc các số liệu cho các em. Đây là phần
có ý nghĩa quan trọng để các em khai thác và làm được điểm vì các em được
mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi.
16


* Một số vấn đề cơ bản về Atlat Địa lí Việt Nam
Átlat Địa lí Việt Nam là một tập bản đồ có nội dung gắn liền với nội dung
chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12. Để hiểu và nắm được nội dung của Átlat, có
kĩ năng thành thạo và trả lời nhanh các câu hỏi về Átlat, trong quá trình học tập các em
cần sử dụng thường xuyên gắn với học tập từng bài học của bộ mơn.

Átlat Địa lí Việt Nam theo thứ tự bao gồm 31 trang, chia làm ba phần:
- Phần 1: Các đơn vị hành chính nước ta. Nội dung của Bản đồ hành chính thể
hiện 63 tỉnh và thành phố, thủ đơ, các tỉnh, thành phố, diện tích số dân các tỉnh
- Phần 2: Các thành phần chủ yếu của tự nhiên nước ta. Các bản đồ phần này
bao gồm các bản đồ: hình thể, địa chất khống sản, khí hậu, sơng ngịi, các nhóm và
các loại đất chính, thực vật và động vật, các miền tự nhiên.
- Phần 3: Kinh tế - xã hội. Bao gồm các bản đồ: Dân số, dân tộc, kinh tế chung,
các ngành kinh tế, các vùng kinh tế nước ta.
Trong quá trình khai thác bản đồ cần đặc biệt lưu ý các trang 3 (kí hiệu chung),
trang 31(mục lục) để có thể tìm nhanh các đối tượng địa lí trên bản đồ.
* Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam:
Khi làm việc với Átlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần rèn luyện các kĩ năng sau:
- Hiểu hệ thống kí hiệu, ước hiệu trên bản đồ.
- Nhận biết, chỉ và đọc được tên đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Xác định được phương hướng, khoảng cách, kích thước, hình thái, vị trí đối
tượng trên lãnh thổ.
- Mô tả đặc điểm của đối tượng.
- Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng..
- Kết hợp nhiều bản đồ.
- Kết hợp phân tích biểu đồ, bảng số liệu, sử dụng các số liệu cho các bài viết lí
thuyết thuyết phục hơn.
* Khi rèn luyện kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam cần chú ý một số

vấn đề sau:
- Nắm chắc các ký hiệu: Muốn đọc được nội dung của bản đồ trước hết
phải hiểu được các kí hiệu của bản đồ. Học sinh cần nắm chắc các ký hiệu chung
về khống sản, nơng nghiệp, cơng nghiệp, lâm ngư nghiệp,... ở trang 3 của
quyển Atlat Địa lí Việt Nam, vì một số bản đồ trong Atlat khơng in chú thích
kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung
trang 21, nông - lâm nghiệp trang 18, 19... Với những dạng câu hỏi “Quan sát

Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết…” các em chỉ cần hiểu rõ chú giải, xác định
được đối tượng trên bản đồ, mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bản đồ đều
có thể trả lời tốt được các câu hỏi đó.
17


- Hiểu rõ nội dung câu hỏi để có thể dùng Atlat: Tất cả các câu hỏi trắc
nghiệm có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó
ở đâu, vì sao ở đó,... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có
u cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của
ngành này hay ngành khác, HS cũng có thể tìm thấy những số liệu quan trọng ở
các biểu đồ trong Atlat.
- Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat: Thông thường
mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, trịn,...) bên
cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các
ngành nơng-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, học sinh cần biết cách khai thác
các biểu đồ trong các bài có liên quan để giảm đi vấn đề trở ngại phải nhớ
nhiều số liệu trong phần trắc nghiệm lý thuyết.
- Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi trắc nghiệm lí.
Trên cơ sở nội dung câu hỏi cần xem phải trả lời một vấn đề hay nhiều vấn đề,
học sinh có thể xác định những trang bản đồ trong Atlat cần thiết dựa vào phần
mục lục cuối cuốn Atlat (trang 31).
- Loại bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi trắc nghiệm
+ Khi đánh giá tiềm năng phát triển cây cơng nghiệp, HS có thể sử dụng
bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng khơng cần sử dụng bản đồ
khống sản.
+ Khi đánh giá tiềm năng phát triển cơng nghiệp, có thể sử dụng bản đồ
khống sản nhưng khơng cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi khơng cần sử dụng
bản đồ khí hậu…
- Đối với các phần kiến thức khơng có trong Atlat như vai trò, đặc điểm,

các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội,... thì buộc thí sinh phải học và ghi nhớ
trong sách giáo khoa.
* Phương pháp trả lời nhanh và chính xác câu hỏi khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam: - Đọc kĩ câu hỏi, xác định chính xác đối tượng hướng đến của câu hỏi.
- Tìm đến trang Átlat phù hợp, tìm kí hiệu thể hiện đối tượng.
- Đọc các đáp án, đối chiếu thông tin trên bản đồ và lựa chọn đáp án phù hợp.

Ví dụ minh hoạ về một số câu hỏi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam:
- Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết
trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, khơng có tỉnh nào
sau đây?
A. Lạng Sơn. B. Tuyên Quang.
C. Cao Bằng.
D. Hà Giang.
Học sinh quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, có kĩ năng xác định
18


tên tỉnh, ranh giới tỉnh, đường biên giới quốc gia (dựa vào các kí hiệu trang
3), học sinh có thể dễ dàng chọn được đáp án đúng. Đáp án: B.
- Ví dụ 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô
thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Cần Thơ.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Đối với câu hỏi này, học sinh cần quan sát vào bản chú giải trang 15, xác
định được loại đô thị đặc biệt được thể hiện bằng cỡ chữ in hoa lớn nhất (đáp
án: A).
- Ví dụ 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết trâu được

nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Trị.

B. Ninh Bình.

C. Nghệ An.

D. Hà Tĩnh.

Để trả lời câu hỏi này, học sinh cần quan sát bản đồ chăn ni trang 19, so
sánh độ cao của kí hiệu cột thể hiện số lượng trâu giữa các tỉnh để trả lời câu hỏi
(đáp án: C).
c. Hướng dẫn ôn tập phần kĩ năng khai thác bảng số liệu
Kĩ năng khai thác biểu đồ và bảng số liệu là nội dung đặc biệt quan trọng
và khơng thể thiếu của mơn Địa lí. Trong đề thi minh hoạ năm 2019, có 15 câu
hỏi dành cho vận dụng các kĩ năng Địa lí, trong đó có kĩ năng khai thác bảng số
liệu và vẽ biểu đồ. Các câu hỏi của phần khai thác bảng số liệu và biểu đồ đi từ
mức độ dễ đến khó, từ nhận dạng nội dung của biểu đồ đến khai thác các số liệu
trong bảng số liệu. Đối với yêu cầu của đề thi trắc nghiệm, yêu cầu đối với học
sinh phần kĩ năng thiên về nhận dạng các biểu đồ, biết nhận xét biểu đồ và đọc
nội dung biểu đồ. Đối với bảng số liệu là vấn đề nhận xét các số liệu, xử lí số
liệu và khai thác nội dung của bảng số liệu. Kĩ năng khai thác bảng số liệu
thường đi kèm với kĩ năng biểu đồ.
* Một số dạng câu hỏi kĩ năng khai thác bảng số liệu chủ yếu:
Yêu cầu chủ yếu đối với dạng câu hỏi kĩ năng khai thác bảng số liệu có thể
quy về một số dạng như đọc bảng số liệu, nhận xét bảng số liệu, phân tích bảng
số liệu, xử lí số liệu để rút ra nội dung kiến thức.
- Dạng đọc bảng số liệu: Chỉ cần chỉ ra số liệu của đối tượng là bao nhiêu,
đây là dạng đơn giản học sinh hồn tồn có thể đọc được dựa trên các số liệu có
trong bảng.

- Dạng nhận xét bảng số liệu: Qua bảng số liệu để rút ra nhận xét đối
tượng tăng hay giảm, biến động như thế nào qua các năm, so sánh được sự lớn
nhỏ giữa các đối tượng.
- Dạng phân tích bảng số liệu: Từ bảng số liệu, trên cơ sở nhận xét và so
19


sánh giữa các đối tượng, học sinh có thể phân tích đặc điểm của đối tượng, liên
hệ với kiến thức đã học để giải thích đặc điểm của đối tượng.
- Dạng câu hỏi phải xử lí số liệu: Câu hỏi có thể cho số liệu về giá trị
nhưng yêu cầu câu hỏi về cơ cấu, cho bảng số liệu sản lượng nhưng câu hỏi về
tốc độ tăng trưởng,… Với những câu hỏi như vậy yêu cầu học sinh phải có kĩ
năng xử lí bảng số liệu mới rút ra được kiến thức trả lời câu hỏi. Một số bài tập
xử lí số liệu thường gặp: tính cơ cấu của đối tượng, tính tỉ trọng của đối tượng
này so với đối tượng kia, tính tốc độ tăng trưởng của đối tượng, tính gấp số lần
về quy mơ, hơn kém nhau số đơn vị.
Bảng 6: Một số phương pháp xử lí bảng số liệu cần lưu ý
Nội dung
Tính cơ cấu

Tính năng suất
Tính bình qn lương thực
Tính mật độ dân số
Tính cán cân XNK

Phương pháp xử lí số liệu
- Tỉ trọng từng thành phần=(giá trị thành
phần/tổng)*100
- Tổng tỉ trọng các thành phần = 100%
Tỉ trọng A so với B = (giá trị A/giá trị B)*100

- Năm đầu = 100%
- Năm sau = (giá trị năm đó/giá trị năm đầu)*100
Sản lượng/diện tích
Sản lượng/số dân
Số dân/diện tích
Giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu

Tính nhiệt độ trung bình năm
Tính biên độ nhiệt năm
Tính lượng mưa TB năm
Tính cân bằng ẩm

Tổng nhiệt độ 12 tháng/12
Tháng cao nhất – tháng thấp nhất
Tổng lượng mưa 12 tháng
Lượng mưa – lượng bốc hơi

Tính tỉ trọng
Tính tốc độ tăng trưởng

Đơn vị
%
%
%
tạ/ha
kg/người
2
người/km
USD,
đồng

0C
0C

mm
mm

* Nhận xét bảng số liệu:
Khi nhận xét bảng số liệu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đọc kĩ nội dung câu hỏi để xác định đúng đối tượng câu hỏi hướng đến. Nếu
đề bài hỏi đến số liệu chưa có thì cần xử lí số liệu để xác định câu trả lời.
- Khi lựa chọn đáp án cần hiểu chính xác dữ liệu đề bài sau đó đọc từng đáp án
và đối chiếu trên bảng số liệu để xác định câu trả lời phù hợp. Đề thi thường tập trung
vào một số dạng câu hỏi thường gặp như: nhận xét sự tăng lên hay giảm đi của các đối
tượng qua thời gian, so sánh sự chênh lệch giữa các đối tượng, so sánh tốc độ gia tăng
giữa các đối tượng.

Một số ví dụ minh họa dạng câu hỏi phải xử lí số liệu:
- Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẤP KHẨU CỦA NƯỚC TA MỘT SỐ NĂM (Đơn vị: tỉ USD)

Năm
2005

Xuất khẩu
32,4

Nhập khẩu
36,8
20



2007

48,6

62,8

Trong cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu, xuất khẩu chiếm tỉ trọng năm 2005 và
2007 lần lượt là:
A. 45,7% và 47,2%
B. 43,5% và 46,7%
C. 46,8% và 43,6%
D. 46,9% và 44,8%
Để trả lời câu hỏi này các em học sinh cần biết cách tính tỉ trọng giá trị xuất
khẩu và giá trị nhập khẩu.
Tỉ trọng giá trị xuất khẩu = (giá trị xuất khẩu/tổng số)x100
Tỉ trọng giá trị nhập khẩu = (giá trị nhập khẩu/tổng số)x100
Sau khi xử lí số liệu, HS sẽ chọn được cho câu hỏi (Đáp án: C).
- Ví dụ 2: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Năm

(Đơn vị: Nghìn người)
2009
2014

2000

2005

Tổng số


77 631

82 392

86 025

90 729

Thành thị

18 725

22 332

25 585

30 035

Nông thôn

58 906

60 060

60 440

60 694

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn.
B. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thơn.
D. Dân thành thị ít hơn dân nơng thơn.

Để trả lời câu hỏi dạng này, HS cần tính được số dân tăng lên từ năm 2000
đến 2014 và so sánh ở khu vực thành thị và nông thôn để chọn được đáp án
chính xác (đáp án A).
Như vậy, các câu hỏi về bảng số liệu, đòi hỏi học sinh cần có kĩ năng khai
thác bảng số liệu, kĩ năng xử lí bảng số liệu đồng thời có vốn kiến thức lí địa lí
nhất định liên quan đến đối tượng câu hỏi đề cập đến. Phần lớn các kĩ năng địa lí
được tích lũy trong q trình học tập mơn Địa lí. Giáo viên cũng cần xây dựng
các câu hỏi ở các dạng và mức độ khác nhau để các em học sinh không khỏi bỡ
ngỡ và thành thạo các kĩ năng Địa lí trong đó có kĩ năng khai thác bảng số liệu.
d. Hướng dẫn ôn tập phần kĩ năng biểu đồ
Những câu hỏi thuộc phần kĩ năng biểu đồ trong đề thi THPT quốc gia
mơn Địa lí thường có một số dạng chủ yếu sau đây:
- Nêu tên biểu đồ: Câu hỏi cho hình vẽ biểu đồ thể hiện đối tượng địa lí,
yêu cầu chỉ ra tên chính xác của biểu đồ. Đây là dạng đơn giản, học sinh có thể
21


quan sát biểu đồ, chú giải là có thể đưa ra được tên biểu đồ.
- Nhận xét biểu đồ: Câu hỏi thường cho đầy đủ nội dung biểu đồ, yêu cầu
nhận xét các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ. Ví dụ: sự tăng lên hay giảm
đi của đối tượng qua các năm, so sánh lớn nhỏ giữa các đối tượng, tốc độ gia
tăng của các đối tượng,… Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần đọc bản chú
giải, phân tích sự thay đổi của đối tượng qua các năm hoặc so sánh giữa các đối
tượng. Cũng có thể có dạng câu hỏi ở mức độ khó hơn có thể địi hỏi học sinh
cần xử lí số liệu của biểu đồ để rút ra kiến thức.

- Nhận dạng biểu đồ: Với câu hỏi dạng này, đề bài thường cho bảng số
liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ. Câu hỏi đặt ra yêu cầu lựa chọn dạng biểu đồ phù
hợp nhất với dữ kiện đề bài. Đây là dạng câu hỏi ở mức độ vận dụng, yêu cầu
học sinh phải có kĩ năng tổng hợp về nhận dạng biểu đồ, phân tích bảng số liệu
để lựa chọn biểu đồ phù hợp với bảng số liệu và yêu cầu của đề bài.
Bảng 7: Tổng hợp các kĩ năng biểu đồ trong mơn Địa lí THPT
TT

Tên
biểu đồ

Biểu đồ
Cột
1

Biểu đồ
Đường

Dấu hiệu nhận biết

Nhận xét biểu đồ

- Thể hiện tình hình, diễn biến của
đối tượng, so sánh các đối tượng về
sản lượng, diện tích, số dân,...
- Có các dạng:
+ Cột đơn: 1 loại số liệu qua nhiều
năm, nhiều lãnh thổ
+ Cột ghép: từ hai loại số liệu trở lên
cùng năm hoặc cùng lãnh thổ.

+ Cột chồng: Từ 2 số liệu trở lên có
mối quan hệ trong tổng số.
- Thể hiện số liệu tuyệt đối: Thể hiện
tình hình, diễn biến, sự gia tăng...
của đối tượng có sự biến động lớn
qua thời gian (số dân, nhiệt độ, giá
trị sản xuất,... ).

- Sự tăng lên hay giảm đi của đối
tượng qua thời gian.
- So sánh chênh lệch giữa các đối
tượng.
- So sánh tốc độ tăng hay giảm giữa
các đối tượng.
- So sánh tương quan giữa các đối
tượng trong tổng số.

2

- Thể hiện số liệu tương đối: Tốc độ
tăng trưởng của các đối tượng qua
nhiều năm.

3

- Thể hiện tình hình, diễn biến các
đối tượng có 2 đơn vị khác nhau
như: diện tích và số dân, số dân và tỉ
suất gia tăng dân số, diện tích và sản
lượng,….. qua nhiều mốc thời gian

(giai đoạn, thời kì nhiều năm,…).
Thể hiện quy mô và cơ cấu, cơ cấu
của đối tượng trong một vài năm
hoặc một vài lãnh thổ riêng biệt.

Biểu đồ
Kết hợp
Biểu đồ
Tròn

- Nhận xét sự thay đổi của đối
tượng qua thời gian.
- So sánh độ lớn giữa các đối
tượng.
- So sánh tốc độ tăng hay giảm giữa
các đối tượng.
- Nhận xét về tốc độ tăng trưởng
của các đối tượng qua thời gian.
- So sánh tốc độ tăng trưởng giữa
các đối tượng.
- Nhận xét sự thay đổi của các đối
tượng qua thời gian.
- So sánh độ lớn giữa các đối tượng
cùng đơn vị.
- So sánh tốc độ tăng, giảm giữa
các đối tượng.
- Sự chênh lệch quy mô giữa các
đối tượng.
- Sự chênh lệch tỉ trọng giữa các
22



4

Biểu đồ
Miền
5

- Thể hiện cơ cấu, sự chuyển dịch cơ
cấu, sự thay đổi cơ cấu qua nhiều
mốc thời gian (thời kì, giai đoạn
nhiều năm).
- Bảng số liệu: có thể có số liệu về
cơ cấu đã có đơn vị % (khơng phải
xử lí số liệu) hay số liệu tuyệt đối
(phải xử lí số liệu – tính cơ cấu), thời
gian ít nhất từ 3 năm trở lên.

thành phần trong mỗi cơ cấu.
- Sự thay đổi tỉ trọng từng thành
phần qua các năm.
- Sự chênh lệch tỉ trọng mỗi thành
phần giữa các cơ cấu (giữa các biểu
đồ tròn).
- Sự thay đổi tỉ trọng của các thành
phần qua thời gian.
- Sự chênh lệch tỉ trọng giữa các
thành phần.

* Hướng dẫn trả lời các câu hỏi kĩ năng biểu đồ:

Trong đề thi chúng ta sẽ gặp các dạng bài tập trắc nghiệm biểu đồ chủ yếu là:
- Lựa chọn tên hoặc nội dung của biểu đồ: quan sát biểu đồ và chọn tên đúng
cho biểu đồ hoặc chọn nội dung biểu đồ thể hiện. Các em cần quan sát xem đó là dạng
biều đồ gì, tìm hiểu về đơn vị và đặc điểm của đối tượng được thể hiện trên biểu đồ để
xác định tên phù hợp. Nội dung của biểu đồ thể hiện cũng gắn liền với tên của biểu đồ.
- Nhận xét biểu đồ: quan sát biểu đồ để chọn ý nhận xét phù hợp. Để trả lời câu
hỏi, các em cần quan sát và nhận xét các đối tượng trên biểu đồ tương ứng với những ý
của câu hỏi để xác định đúng câu trả lời.
- Nhận dạng biểu đồ: cho bảng số liệu và yêu cầu nội dung cần thể hiện bằng
biểu đồ để lựa chọn biểu đồ phù hợp. Với dạng câu hỏi này, các em cần nắm chắc dấu
hiệu nhận biết, quan sát bảng số liệu, nhận ra các từ trong đề bài yêu cầu biểu đồ thể
hiện nội dung gì để trả lời câu hỏi trả lời.
Một số ví dụ minh họa về một số dạng bài tập trắc nghiệm biểu đồ chủ yếu:
- Ví dụ 1: Dạng câu hỏi nhận dạng biểu đồ
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ NƯỚC TA NĂM 2006 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: tỉ đồng)
Chia ra
Năm

Tổng số

Kinh tế
Nhà nước

Kinh tế
ngồi Nhà nước

Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài


2006

485 844

147 994

151 515

186 335

2010

811 182

188 959

287 729

334 494

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mơ và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế nước ta năm 2006 và 2010 là
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ tròn.

23



Dựa vào dấu hiệu nhận biết của biểu đồ tròn, HS chọn được đáp án chính
xác cho câu hỏi (đáp án D).
- Ví dụ 2: Dạng câu hỏi nhận xét nội dung biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ sau đây, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng
về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?

A. Hàng thủy sản có tốc độ tăng chậm hơn so với 2 mặt hàng còn lại.
B. Hàng điện tử ln có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014.
C. Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thức 2 trong giai đoạn 2000 – 2014.
D. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 – 2010 thì hàng dệt may đạt tốc độ tăng trưởng
cao nhất.
Dựa trên cơ sở quan sát và so sánh về tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng được
thể hiện trên biểu đồ, HS có thể chọn được đáp án chính xác (đáp án B).
- Ví dụ 3: Dạng câu hỏi lựa chọn tên hoặc nội dung của biểu đồ
Cho biểu đồ về GDP của nước ta năm 2000 và 2010:

Tên phù hợp nhất cho biểu đồ trên là?
A. Biểu đồ giá trị GDP của nước ta năm 2000 và năm 2010.
B. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 – 2010.

24


×