Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

SKKN ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
Mục lục.........................................................................................................1
Lời giới thiệu................................................................................................2
Mô tả bản chất sáng kiến............................................................................4
1. Vai trò của ICT trong dạy học Địa lí.................................................4
1.1. ICT trong dạy học...........................................................................4
1.2. Vai trò ICT trong dạy học Địa lí.....................................................4
2. Sử dụng ICT trong dạy học...............................................................6
2.1. Đặt vấn đề.......................................................................................6
2.2. Nội dung .........................................................................................7
2.2.1. CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học...........................7
2.2.2. CNTT hỗ trợ cho kiểm tra đánh giá.............................................8
2.2.3. Ưu điểm của ứng dụng CNTT trong dạy học và
kiểm tra đánh giá ...................................................................................8
2.2.4. Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học....................................9
2.2.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy học.....10
3. Hình thành kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin...........................10
3.1. Sử dụng ICT trong học tập...........................................................10
3.1.1. Tác dụng của ICT trong học tập................................................10
3.1.2. Các hình thức sử dụng ICT trong học tập.................................13
3.1.3. Giải pháp ứng dụng ICT hỗ trợ học tập.....................................14
3.1.4. Những vấn đề chung sử dụng ICT trong học tập......................16
3.2. Sử dụng ICT trong thiết kế bài giảng..........................................18
3.2.1. Quan niệm về thiết kế bài giảng................................................18
3.2.2. Các bước thiết kế bài giảng Địa lí.............................................18
3.2.3. Các bước ứng dụng ICT vào thiết kế bài giảng.........................19
3.2.4. Một số lưu ý..............................................................................19
3.3. Thiết kế bài giảng bằng chương trình PowerPoint.......................20
3.4. Kĩ năng khai thác phần mềm tin học...........................................21
3.4.1. Phần mềm Encarta....................................................................22
3.4.2. Phần mềm Violet.......................................................................29


3.4.3. Phần mềm Dbmap.....................................................................34
3.5. Kĩ năng sử dụng phần mềm mapinfo để biên vẽ các bản đồ
phục vụ dạy học..........................................................................35
3.6 Kĩ năng khai thác thông tin trên mạng internet............................38
Phần kết luận.............................................................................................42
Tài liệu tham khảo.....................................................................................43

1


LỜI GIỚI THIỆU
Chúng ta đang sống trong thế kỉ của nền văn minh tri thức. Sự “bùng nổ”
thông tin trên thế giới hiện nay tạo điều kiện cho con người có thể tiếp nhận nguồn
tri thức của nhân loại một cách dễ dàng. Bối cảnh đó đòi hỏi ngành giáo dục phải
đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy.
Công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc tới Giáo dục và Đào tạo trên
rất nhiều khía cạnh. Và cụm từ “ ICT” không còn quá xa lạ với chúng ta, ICT là từ
viết tắt của Information & Communication Technologies có nghĩa là Công nghệ
thông tin và Truyền thông. ICT là sự kết hợp của công nghệ thông tin và công nghệ
truyền thông để tạo nên sự kết nối và chia sẻ thông tin với nhiều hình thức khác
nhau.
Chính vì vậy mà việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc đổi
mới phương tiện và phương pháp dạy học địa lí ngày càng thể hiện được tầm quan
trọng của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin, mà cụ thể là
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO
chính thức đưa ra thành một chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI.
Với bộ môn Địa lí, các phương tiện thiết bị dạy học bao gồm cơ sở vật
chất dùng để dạy học như phòng bộ môn, phòng triển lãm địa lí, vườn địa lí…là
những điều kiện để học sinh và giáo viên làm việc. Những tài liệu địa lí như: sách

giáo khoa, sách báo, bản đồ để minh họa..., và những thiết bị kĩ thuật dạy học như:
băng hình, máy chiếu, máy vi tính,.. đã giúp cho việc dạy học đạt được kết quả cao.
Chính vì sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, địa lí cũng giống
như các môn học khác, với lượng kiến thức mới phong phú và nhu cầu lĩnh hội tri
thức của học sinh ngày càng cao thì người giáo viên ngoài việc sử dụng các phương
pháp giảng dạy truyền thống cần phải có nhiều phương pháp mới sao cho phù hợp.
Việc áp dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại vào các môn học nói chung
và môn Địa lí nói riêng là yêu cầu có tính khách quan và cấp thiết.
Các phương tiện, thiết bị dạy học quan trọng nhất là các phương tiện nghe
nhìn như: máy ghi âm, máy chiếu phim,.... Đặc biệt ở các nước phát triển người ta
đã nghiên cứu và đưa máy tính vào dạy học, trong đó có môn Địa lí.
Với sự xuất hiện của máy vi tính trong nhà trường THPT không những
làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống mà còn đổi mới cả nội dung dạy
học, mở rộng khả năng lĩnh hội tri thức cho học sinh.
Ở Việt Nam, giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu”. Chính vì vậy,
trong những năm gần đây ngành giáo dục đã trang bị cho các trường phổ thông
nhiều trang thiết bị dạy học cho môn địa lí như: các loại bản đồ, tranh ảnh và nhiều
thiết bị khác. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của việc
dạy và học Địa lí. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đưa máy vi tính vào trường phổ
thông cho việc dạy và học chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa phổ biến rộng rãi ở các
trường phổ thông. Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ về tin học
của giáo viên.
2


Là một giáo viên của trường THPT, tôi rất quan tâm đến thực tiễn dạy học
Địa lí phổ thông, mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ
thông tin để đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT góp phần đẩy
nhanh quá trình đổi mới dạy học. Được trường THPT A tạo điều kiện, tôi đã tiến
hành nghiên cứu cũng như tiến hành thực nghiệm sư phạm và quyết định chọn đề

tài: “Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT”
TÊN SÁNG KIẾN: Ứng dụng ICT trong dạy học địa lí tại trường THPT
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Đinh Thị Thảo
- Địa chỉ: Phúc Yên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0989491705
- Email:
LĨNH VỰC ÁP DỤNG: Đối với giáo viên dạy môn Địa lí tại các trường THPT
NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG: Ngày 07/09/2019
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: các trường THPT phải được trang bị
hệ thống máy tính và kết nối mạng internet.
ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CÓ THỂ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
THEO Ý KIẾN TÁC GIẢ:
- Đối với giáo viên: sẽ nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, giảng dạy sẽ trực
quan hơn.
- Đối với học sinh: sẽ phát huy khả năng phát triển năng lực tự học, tìm tòi, khám
phá đối với công nghệ và truyền thông.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI:
THPT: trung học phổ thông
CNTT: công nghệ thông tin
GD&ĐT: giáo dục và đào tạo
GV: giáo viên
SGK: Sách giáo khoa

3


MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1.VAI TRÒ CỦA ICT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
1.1. ICT TRONG DẠY HỌC

Hiện nay Công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu rộng tới Giáo dục và Đào tạo
trên nhiều khía cạnh, trong đó có việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công
nghệ dạy và công nghệ học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin là một chủ đề lớn
được UNESCO đưa ra thành chương trình trước ngưỡng cửa thế kỉ 21 và UNESCO
dự đoán sẽ có sự thay đổi căn bản nền giáo dục vào đầu thế kỉ 21 do ảnh hưởng của
công nghệ thông tin.
Dạy và Học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin. Học là
một quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin.
Vì vậy những người dạy đều có mục đích chung là phát ra được nhiều thông tin với
lượng thông tin lớn liên quan đến môn học, mục đích dạy học.
Ở góc độ giáo dục thường xuyên, ngoài phương pháp giáo dục truyền thống là
lên lớp giảng bài, học mở, học từ xa,…thì xuất hiện các ứng dụng của công nghệ
điện tử - viễn thông hiện đại trong giáo dục đào tạo. Đó là:
Thế hệ 1: Băng nghe tiếng.
Thế hệ 2: Băng hình, truyền hình.
Mặt hạn chế của các thế hệ điện tử này là phương tiện dạy và học có thể bị
động vì nó hoạt động theo một chiều. Người học không thể tương tác lại được với
máy, khó chọn được thời gian học.
Thế hệ 3: Tương tác qua máy vi tính.
Đó chính là thế hệ sử dụng công nghệ thông tin để dạy và học dưới nhiều hình
thức khác nhau. Công nghệ thông tin hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của việc
dạy và học, đặc biệt là dạy và học từ xa. Hai công nghệ hiện đại và ứng dụng một
cách có hiệu quả cao nhất cho giáo dục và đào tạo là Công nghệ truyền thông đa
phương tiện mutimedia và Công nghệ mạng networking, đặc biệt là mạng Internet.
Hai công nghệ này đã giúp cho người ta thực hiện khẩu hiệu: Học ở mọi nơi (any
where), Học ở mọi lúc (any time), Học suốt đời (life long), dạy cho mọi người (any
one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau.
1.2. VAI TRÒ CỦA ICT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ
1.2.1 Thực trạng dạy và học môn Địa lý hiện nay.

Môn Địa lí không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về các sự vật, hiện
tượng địa lí các mối quan hệ giữa chúng với nhau mà cũng mang một sứ mạng cao
cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh về lòng yêu quê hương đất nước, góp
phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế – xã hội nước nhà. Vậy mà thế hệ học sinh
thời kỹ thuật số ngày nay lại rất thờ ơ với môn Địa lí. Đối với một số em, địa lí trở
thành một môn học đáng chán bởi nó quá khô và khổ. Lâu nay chúng ta đó quen đi
theo một lối mòn là dạy cho học sinh “học để thi” chứ không phải “học để biết”,
“học để thực hành”, “học để vận dụng vào cuộc sống”. Do đó giờ Địa lí trở nên
4


khô cứng và áp đặt. Hơn nữa chính người thầy cũng không còn hứng thú với những
bài giảng đó được đóng khung chi tiết đến từng phút một, lên lớp mà luôn nơm nớp
lo âu về việc cháy giáo án, không kịp chương trình, kết quả thi của học sinh không
đạt chỉ tiêu thi đua v.v và v.v ... Những nỗi lo ấy đó triệt tiêu năng lực sáng tạo của
người thầy.
Việc thay đổi quan điểm dạy học không chạy theo thành tích cùng với những
đòi hỏi bức thiết phải đổi mới của xã hội đó dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đổi mới
phương pháp dạy học. Người giáo viên Địa lí phải thay đổi phương pháp cũng
giống như người đầu bếp phải thay đổi cách chế biến “món ăn” sao cho hợp khẩu
vị với những học trũ “suy dinh dưỡng” và “biếng ăn”, để chúng thưởng thức môn
học một cách vui vẻ và hào hứng. Và với Công nghệ thông tin, người thầy có thể
tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, tức là giờ học lý thú mà nếu chỉ sử
dụng bảng đen phấn trắng thỡ khú mà thực hiện được. Với các phương tiện dạy
học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một số phần mềm tiện ích, người thầy có
thể làm cho học trò quan tâm hơn đến môn Địa mà không phải ép buộc chúng.
Phương pháp dạy học mới với sự trợ giúp của Công nghệ thông tin đó mang đến
cho giờ dạy và học Địa lí một không khí mới.
1.2.2. Ứng dụng ICT trong dạy học Địa lý
Sử dụng máy vi tính và công nghệ truyền thông đa phương tiện trong dạy

học địa lí phát huy nhiều hiệu quả. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh học
tập chứ không đơn giản chỉ là người phát thông tin và đầu học sinh. Học sinh có thể
lấy thông tin từ nhiều nguồn phong phú khác nhau như sách, Internet, CD-ROM,…
Với nhiều tính năng, thiết kế bài giảng sử dụng máy tính và công nghệ truyền
thông đa phương tiện có vai trò to lớn đối với quá trình dạy và học:
- Giúp cho học sinh thông hiểu và nắm vững kiến thức địa lí: Máy tính và
multimedia có khả năng trình bày nội dung có tính chất khái niệm dưới nhiều hình
thức sống động: hình ảnh, âm thanh, mô hình động,…nhờ đó học sinh có thể hiểu
được cơ cấu tạo thành nền tảng các đối tượng, hiện tượng địa lí, tự mình hiểu được
những nguyên tắc và khái niệm cơ bản, từ đó nắm vững được kiến thức địa lí.
- Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn: Máy tính và Multimedia tác động
trực tiếp đồng thời vào thị và thính giác trong quá trình lĩnh hội kiến thức sẽ giúp
học sinh ghi nhớ nhanh và lâu bền hơn. Từ thực nghiệm khoa học, người ta đã tổng
kết các mức độ tiếp nhận thông tin bằng con đường cảm giác với sự hỗ trợ của
phương tiện dạy học như sau:
Bảng 1: Mức độ tiếp thu kiến thức qua con đường cảm giác

Phương thức tiếp thu
Vị giác
Xúc giác
Khứu giác
Thính giác
Thị giác

Mức độ tiếp thu
1%
1.5%
3.5%
11%
83%

5


Như vậy khả năng tiếp thu kiến thức thông qua thính giác và thị giác là tốt nhất.
Cũng thông qua thực nghiệm cho thấy khả năng ghi nhớ thông tin qua con đường
thính giác kết hợp với thị giác là cao nhất. Do vậy phương tiện dạy học cần kết hợp
truyền hình ảnh và âm thanh sống động.
Bảng 2: Mức độ ghi nhớ kiến thức bằng con đường cảm giác

Phương thức ghi nhớ
Mức độ ghi nhớ
Thính giác
20%
Thị giác
30%
Thính giác + Thị giác
50%
- Góp phần gia tăng làm gia tăng, khắc sâu những khái niệm giúp cho việc học
tập của học sinh thêm phong phú và sâu rộng hơn. Học sinh có thể thông qua máy
tính và các công cụ multimedia quan sát các hiện tượng địa lí bình thường không
quan sát được do kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ, diễn ra quá nhanh hoặc quá
chậm.
- Góp phần hình thành và nâng cao khả năng quan sát, tự nghiên cứu và tự đánh
giá cho học sinh. Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin có khả năng trực tiếp
trình bày nội dung cơ bản của các đối tượng nghiên cứu dưới dạng hệ thống hóa,
khái quát hóa, đơn giản hóa những vấn đề phức tạp của địa lí tự nhiên và kinh tế xã
hội muôn hình muôn vẻ tạo điều kiện để học sinh độc lập suy nghĩ, tiến hành phân
tích tổng hợp, so sánh, phán đoán,…trên cơ sở đó tự phát hiện kiến thức, nhờ đó có
thể nắm kiến thức một cách vững vàng.
- Góp phần nâng cao hiệu suất dạy và học, phát huy tác dụng trong mọi hình

thức dạy học. Đồng thời nó góp phần tác động mạnh vào cảm xúc của người học
thông qua những hình ảnh, âm thanh, đoạn phim về đất nước, con người. Qua đó
bồi dưỡng tình cảm cho học sinh.
Ta thấy rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho kiến thức của các
ngành khoa học tăng lên nhanh chóng, trong đó có khoa học địa lý. Đối tượng
nghiên cứu của khoa học Địa lý là vấn đề về tự nhiên và kinh tế - xã hội nên những
kiến thức của khoa học này luôn được tăng lên hằng ngày hằng giờ, và nếu không
bắt kịp sự thay đổi đó sẽ nhanh chóng bị tụt hậu.
2. SỬ DỤNG ICT TRONG DẠY HỌC
2.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự ra đời của các thiết bị hiện đại đã và đang có những tác động
mạnh đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: giáo dục, khoa học, giải trí, công việc
gia đình... Trong giáo dục cũng vậy, các phương tiện truyền thông cùng với hệ
thống mạng toàn cầu Internet đang làm thay đổi cách con người tiếp cận tri thức:
không chỉ đọc để biết, mà còn nghe, thấy, cảm nhận sự kiện xảy ra ở xa như đang
diễn ra trước mắt. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ những thập niên cuối
thế kỷ 20 đến nay đã tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ. Chính vì thế, khả
năng thu nhận, xử lý để hiểu biết thông tin một cách nhanh chóng và chính xác là
yêu cầu rất quan trọng. Điều đó cũng có nghĩa là phải thay đổi những tiêu chí đào
tạo trong xã hội thông tin hôm nay : cần phải thay khả năng ghi nhớ bằng khả năng
6


tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt tới một mục tiêu đặt ra. Nắm bắt được
nhu cầu bức thiết của xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những thay đổi căn bản
về định hướng giáo dục trong những năm gần đây. Đổi mới phương pháp dạy học,
phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh là một trong những vấn đề cơ
bản/then chốt của việc đổi mới giáo dục, mà biểu hiện cụ thể nhất của nó là đưa
công nghệ thông tin vào hỗ trợ giải quyết vấn đề. Với vai trò đào tạo ra một thế hệ
làm chủ đất nước trong tương lai – một thế hệ năng động, sáng tạo – thì mỗi thầy

cô giáo chúng ta phải làm gì để tạo ra một thế hệ như xã hội yêu cầu.
2.2. Nội dung
2.2.1. Công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy
và học
- CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình
thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương
pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều
điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy
theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông
tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet,
dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình.
Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu,
dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các
phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến
khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc
biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy
giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng
hơn.
- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục
cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile,
SketchPad/Geomaster SketchPad,Maple/Mathenatica,ChemWin,LessonEditor/VioL
et … hệ thống WWW, Elearning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Do sự
phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay
nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói
riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm
chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập.
Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới
từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc
thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được
nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm

chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những
hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh.
Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi
mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả
năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh
7


chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan
trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Do đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất
lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác
cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học
sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp
hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
2.2.2. CNTT hỗ trợ cho kiểm tra, đánh giá
Tại thời điểm hiện nay, theo định hướng của Bộ Giáo dục và đào tạo, việc đổi
mới phương pháp đánh giá đang được thể hiện bằng việc thay đổi hình thức đánh
giá, đó là hình thức áp dụng trắc nghiệm khách quan. Để thực sự việc ứng dụng
CNTT vào trắc nghiệm khách quan, các sản phẩm CNTT cần đáp ứng được các yêu
cầu cơ bản sau:
- Hỗ trợ người sử dụng (ở đây chính là người đánh giá) trong việc thiết kế
câu hỏi, lưu trữ câu hỏi theo hệ thống, theo chủ đề, chủ điểm và cấu trúc chương
trình môn học.
- Có bộ mẫu các đề hoặc các câu hỏi mẫu, câu hỏi chuẩn cho các môn học (vì
kiến thức là chung, không thể coi kiến thức là của riêng ai).
- Hỗ trợ công tác tạo đề, làm đề thi một cách nhanh chóng, phù hợp với các
yêu cầu, tiêu chí cần đạt được bằng các chức năng phần mềm.
- Hỗ trợ việc in ấn và phát hành các đề thi này một cách nhanh chóng, hiện
đại và khách quan.

- Hỗ trợ việc thi trên máy và chấm trên máy theo các quy trình định nghĩa
trước.
- Kết xuất kết quả thi để có thể tái sử dụng hoặc chuyển tiếp sử dụng trong
các hệ thống quản lý khác
2.2.3. Ưu điểm của phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá bằng CNTT
so với phương pháp truyền thống
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với
âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn
nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;
- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong
điều kiện nhà trường; không thể hoặc khó được thể hiện nhờ những phương tiện
khác .Chẳng hạn sự chuyển động của các vì tinh tú trong hệ Mặt Trời,sự chuyển
động của sóng biển, sự di chuyển của các dòng biển nóng hoặc lạnh trên thế
giới,sự di chuyển của gió, bão………
- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những
công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực
khác nhau;
- Những ngân hàng đề thi khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với
người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để
8


tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh
học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực
hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh
chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có
lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là
một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới

phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và
truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh
và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới
- Máy tính điện tử có thể được sử dụng để quản lí cơ sở dữ liệu, có khả năng
lưu trữ một lượng dữ liệu rất lớn và tái sản xuất chúng dưới những dạng khác nhau
trong thời gian hạn chế.Ưu điểm này có thể khai thác phục vụ dạy môn địa lí, sinh
học, thể dục…
- Dùng để tạo ra những bảng tính điện tử có thể kéo dài theo chiều ngang
hoặc mở rọng theo chiều dọc, có thể tự động tính toán theo những công thức được
2.2.4. Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng
trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên
hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài
giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là,
với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo
phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả
nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học
từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính
điện tử. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn
trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ
năng cho học sinh.
- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số giáo viên vẫn còn hạn
chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặt
khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy
quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương
tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học
sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng
định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài
hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy
học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống.

Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn
chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên
cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm
dụng nó.
9


- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định
hướng ứng dụng CNTT trong dạy học.
2.2.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy học đối với
giáo viên
- Muốn dạy cho học sinh năng động, sáng tạo thì mỗi thầy cô giáo cần mạnh
dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho
giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học
tích cực khác;
- Với mỗi đơn vị kiến thức nên suy nghĩ, lựa chọn phương pháp thích hợp
nhất để dạy sao cho phát huy được tư duy của học sinh;
- Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video,
hình ảnh, bản đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay
vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font
chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn
giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng);
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng
cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội
dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc
phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là
liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh
(như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết nầy có thể đặt trong slide
chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết

quả. (Cũng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức
trắc nghiệm);
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá
trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản
ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến
thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học
khác mới có hiệu quả;
- Không ngại khi chia sẻ và được chia sẻ với các giáo viên khác về những gì
mình biết và chưa biết;
- Giáo viên cần thường xuyên truy cập vào các trang web và thành viên của
diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn để tham khảo
thêm bài giảng điện tử và những vấn đề liên quan đến giáo dục để cập nhật thêm
thông tin cho mình.
3. HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
3.1. SỬ DỤNG ICT TRONG HỌC TẬP
3.1.1 Tác dụng của ICT trong học tập
Tăng chất lượng giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng, cụ
thể là trong giai đoạn mở rộng giáo dục. ICT có thể nâng cao chất lượng giáo dục
bằng nhiều cách: Nâng cao động lực và sự tham gia của người học, bằng cách
tạo thuận lợi cho việc thu nhận các kỹ năng cơ bản, và bằng cách tăng cường đào tạo
10


giáo viên. ICT còn là công cụ chuyển giao: khi được sử dụng hợp lý ICT có thể
giúp chuyển sang cách dạy và học theo kiểu lấy học viên làm trung tâm.
* Tạo động lực cho học tập.
- ICT như videos, tivi và các phần mềm truyền thông trong máy tính gồm
đoạn chữ, âm thanh, màu sắc, hình ảnh động có thể được sử dụng để cung cấp
những nội dung mới và có tính thử thách có thể thu hút người học.
- Đài phát thanh cũng tương tự như vậy, bằng hiệu ứng âm thành, các bài ca,

các vở kịch và hài kịch và các buổi biểu diễn khác nhằm bắt buộc học viên phải
nghe và trở thành người trong cuộc đối với các bài giảng đang được thực hiện.
- Hơn thế đối với bất cứ loại ICT nào khác, các máy tính được kết nối với
nhau thông qua mạng Internet làm tăng niềm say mê, hứng thú trong học tập, giúp
cho người học, họ có them động cơ học tập. Bởi các máy tính này là sự kết hợp
giữa các phương tiện truyền thông, đem lại cơ hội kết nối, trao đổi giữa một
người với các sự kiện trên thế giới.
* Đáp ứng yêu cầu về thời gian và không gian của người học
Có người đã định nghĩa đặc trưng của ICT là khả năng vượt thời gian và
không gian. ICT khiến việc học không cần thiết phải đồng bộ, hay đào tạo có thể
không cần thiết trùng khớp về thời gian giữa giảng và nghe giảng của học viên.
Ví dụ: Các giáo trình khóa học trực tuyến có thể truy cập được
24h/ngày, 7ngày/tuần. Việc học bài dựa trên ICT (VD: phát sóng chương trình
giáo dục trên đài hoặc vô tuyến) cũng không cần thiết phải có tất cả các học viên
và giảng viên tại cùng một địa điểm. Ngoài ra, một số loại ICT nhất định, như
các công nghệ hội nghị từ xa, cho phép việc nghe giảng có thể là đồng thời giữa
các học viên ở những địa điểm khác nhau (có nghĩa là học đồng bộ).
* Tiếp cận những tài nguyên đào tạo từ xa.
Giáo viên và học sinh đã không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào sách và
các tài liệu in trong các thư viện với số lượng hạn chế nữa. Với Internet và
World Wide Web, một tài nguyên giáo trình học về hầu hết các môn học và trên
các phương tiện khác nhau có thể tiếp cận được bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào
trong ngày với số lượng người không hạn chế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối
với nhiều trường học ở các nước đang phát triển, và thậm chí một số trường ở các
nước phát triển, những nước chỉ có nguồn thư viện không được cập nhật với số
lượng hạn chế. ICT cũng tạo điều kiện tiếp cận với những nguồn tài nguyên con
người- những chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo sư, lãnh đạo doanh nghiệp, và các
bạn bè ở khắp thế giới.
* Tạo thuận lợi trong việc thu nhận những kỹ năng cơ bản.
Việc chuyển tải các kỹ năng và khái niệm cơ bản là cơ sở cho những kỹ

năng ở mức cao hơn, khả năng sáng tạo có thể được tạo thuận lợi thông qua việc
luyện tập và thực hành.
Thực tế, trên thế giới đã có các chương trình giáo dục qua TV, chẳng hạn
như Sesame Street sử dụng cách nhắc lại và nhấn mạnh để dạy các chữ theo thứ tự
A,B,C, các con số, các hình mẫu và các khái miệm cơ bản khác. Hầu hết những
11


việc sử dụng máy tính cá nhân như học tập qua máy tính (còn gọi là dạy với sự hỗ
trợ của máy tính) tập trung vào ưu thế của các kỹ năng và nội dung thông qua
việc nhắc lại và nhấn mạnh một số vấn đề.
- Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho người học các
kỹ năng khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo,
các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ nói chung.
Kết nối internet giúp thông tin được mở rộng và cập nhật, vì vậy việc tiếp
nhận và xử lí thông tin một cách hợp lí, chọn lọc có ích cho quá trình học là một kĩ
năng cơ bản mà người học cần có.
Tiếng Anh là ngôn ngữ thống trị trên Internet. Khoảng 80% nội dung trên
mạng là tiếng Anh. Một bộ phận lớn các sản phẩm phầm mềm giáo dục trên
thị trường thế giới là bằng tiếng Anh. Với các nước đang phát triển tại khu vực
Châu Á-Thái bình dương nơi mà kỹ năng tiếng Anh không cao, ngay cả ở
những nước mà tiếng Anh được coi như ngôn ngữ thứ hai (như Singapore,
Malaysia, Philippin và Ấn độ). Do vậy việc học những tài liệu trên mạng cũng sẽ
tạo động lực cho người học hoàn thiện kĩ năng về ngoại ngữ
* ICT làm chuyển đổi môi trường học tập sang mô hình môi trường
người học làm trung tâm qua quá trình nhận thức
Các nhà nghiên cứu cho rằng sử dụng ICT hợp lý có thể gây xúc tác chuyển
mô hình cả về nội dung lẫn phương pháp giáo dục học, trung tâm của cải cách
giáo dục trong thể kỷ 21. Nếu như được thiết kế và thực hiện đúng đắn, giáo
dục được hỗ trợ bởi ICT có thể thúc đẩy việc giành kiến thức và kỹ năng nhằm

tạo khả năng cho các sinh viên có thể kéo dài công cuộc học tập của mình suốt đời.
Khi áp dụng đúng đắn, ICT - nhất là máy tính và công nghệ internet giúp hình
thành một cách mới tốt hơn của việc dạy và học so với cách trước đây là chỉ có
giáo viên và học viên làm những việc họ đã làm. Cách mới đối với học này
được củng cố bởi học thuyết “được chống đỡ” bởi “xây dựng” trong học tập cấu
thành một sự chuyển đổi từ hình thức học truyền thống sang cách học chủ động,
người học làm trung tâm quá trình nhận thức
- ICT giúp học tập năng động.
ICT tăng cường các công cụ tạo tính năng động trong học tập phục vụ
các cuộc thi, tính toán và phân tích thông tin, do vậy cung cấp một nền tảng cho
sinh viên đưa ra các câu hỏi, phân tích, và xây dựng những thông tin mới. Học
viên bởi vậy học và thông qua làm việc và bất cứ khi nào phù hợp có thể vận
dụng vào cuộc sống thực tế, làm cho việc học tập ít trừu tượng hơn và tăng tính
phù hợp với thực tiễn với cuộc sống.
Bằng cách này, và đối lập với cách học theo kiểu học thuộc lòng, ICT nhấn mạnh
cách học theo kiểu tăng cường sự tham gia của người học. ICT tăng cường việc
học theo kiểu tuỳ chọn mà các học viên có thể chọn những vấn đề hoặc
chọn cái để học khi cần thiết.
- ICT thúc đẩy học tập hợp tác.
12


Học tập với sự hỗ trợ của ICT khuyến khích sự trao đổi và hợp tác giữa học
viên, giáo viên và các chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Một phần của sự trao đổi là
về cuộc sống thực tại, học tập với sự hỗ trợ của ICT cung cấp cho các học viên
cơ hội làm việc với các cá nhân từ các nền văn hoá khác nhau, qua đó nâng cao
khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp cũng như nhận thức về toàn cầu.
Phương thức này tạo ra mô hình mà việc học tập được thực hiện bằng những
khoảng thời gian thích hợp của người học thông qua việc mở rộng không gian
học tập tới không chỉ những người đồng lứa mà cả những người lớn tuổi và những

chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau.
Như vậy, việc học của người học có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của
bạn bè trên khắp thế giới hoặc với giảng viên bằng cách trao đổi qua email hay
chat. ICT là công cụ tuyệt vời trong việc giúp sinh viên thực hành khả năng làm
việc và nghiên cứu độc lập
- Học tập một cách sáng tạo.
Học tập được hỗ trợ sẽ thúc đẩy sự tận dụng những thông tin đang có và tạo
ra được những sản phẩm thực dụng hơn là sự thu nhận thông tin thừa thãi.
Người học có thể chủ động trong việc xây dựng lộ trình học tập của mình và
có thể mở rộng hoặc giới hạn mối quan tâm của mình; có thể làm việc theo nhóm,
độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí
quốc gia để có thể thực hiện việc học tập của mình.
- Học tập một cách hoà hợp.
Việc học tập được hỗ trợ bằng ICT-thúc đẩy một chủ đề, các bước tiếp cận
tổng hợp tới việc dạy và học. Bước tiếp cận này loại trừ những chia cắt mang tính
hình thức giữa các môn học khác nhau và giữa lý thuyết với thực hành, những
vấn đề đã hình thành nên đặc điểm của lớp học truyền thống.
- Học tập mang tính đánh giá.
Học tập với sự hỗ trợ của ICT mang tính chuẩn đoán và định hướng tới sinh viên.
Không giống như các công nghệ giáo dục tĩnh, công nghệ giáo dục dựa vào
sách hoặc những ấn phẩm, phương pháp học với sự hỗ trợ của ICT ghi nhận nhiều
con đường và nhiều cách để có kiến thức. ICTs cho phép học viên khám phá, tìm
tòi hơn là chỉ nghe và nhớ.
3.1.2 Các hình thức sử dụng ICT trong học tập
Chương trình giáo dục chung bao gồm một loạt những chương trình –
các chương trình mới, các chương trình tài liệu, câu hỏi đố, hoạt hình giáo dục…
Do vậy việc học qua các hình thức sử dụng ITC rất đa dạng và phong phú
* Học điện tử (learning)
e-learning dành cho việc học ở tất cả các cấp độ, chính thức và không chính
thức, là hình thức sử dụng mạng thông tin Internet, một mạng cục bộ (LAN)

hoặc mạng rộng (WAN) cho toàn bộ hay chỉ một phần của khóa học, tương tác
giao tiếp và/hoặc tạo điều kiện hỗ trợ.
Một số người thích sử dụng thuật ngữ học trực tuyến (online learning). Học trên
mạng (Web-based learning) là một tập hợp con của e-learning và để chỉ việc học thông
13


qua hình thức sử dụng các trình Internet (như Netscape hay Internet Explorer).
* Học kết hợp (blended learning)
Một thuật ngữ khác gần đây được sử dụng là học kết hợp (blended
learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và
các giải pháp e-learning.
* Học mở và từ xa
Học mở và từ xa được Commonwealth of Learning định nghĩa là “một
cách để cung cấp cơ hội học tập với đặc thù là giáo viên và học viên bị cách biệt
về thời gian hoặc không gian; việc học được cấp chứng chỉ bằng một cách nào
đó qua một tổ chức hoặc một cơ quan uỷ quyền; sử dụng các phương tiện khác
nhau, bao gồm giấy và điện tử; các giao tiếp hai chiều cho phép người học và
giảng viên có thể trao đổi; thỉnh thoảng có thể có những buổi gặp gỡ trực tiếp; và
sự phân chia lao động được chuyên môn hóa trong tạo dựng khóa học và giảng dạy
Tóm lại:
Học qua máy tính và Internet là sự kết hợp giữa việc học về chúng và
học với chúng. Nó bao gồm việc học các kỹ năng công nghệ “đúng lúc” hay
khi người học cần phải học chúng khi họ tham gia vào một hoạt động có liên
quan đến chương trình học.
3.1.3 Một số giải pháp ứng dụng ICT hỗ trợ học tập
Hiện nay có nhiều phương pháp học tập, tuy nhiên ta có thể xét trên bốn
phương pháp học phổ biến, đó là: Học dựa trên nền tảng giải trình; Học dựa
trên cơ sở tìm hiểu, khám phá; Học tập theo nhóm và Tự học.
* Ứng dụng ICT hỗ trợ phương pháp học tập dựa trên nền tảng giải trình

Phương pháp học tập dựa trên nền tảng giải trình, đây là phương pháp học
phổ biến hiện nay, ở đó, giảng viên đứng lớp để trình bày nội dung. Cụ thể gồm
các công việc: đặt vấn đề, giới thiệu, thuyết trình nội dung, giải thích các vấn đề
đưa ra, hướng dẫn thực hành và kiểm tra đánh giá. Một số điểm cần chú ý là:
- Để trình bày nội dung cho học sinh, sinh viên tiếp thu hiệu quả cần sử
dụng ICT như là phương tiện dạy học để hút sự chú ý của học sinh, sinh viên.
Điều này cho phép tránh được những hạn chế và quan niệm trước đây: Dạy theo
phương pháp giải trình cũng có nghĩa là học thụ động.
ICT giúp mô tả, mô phỏng bằng các mô hình, lược đồ, giản đồ nhằm tạo ra
sự tò mò, tự khám phá của người học.
- Quá trình dạy học cần thiết đưa ra các vấn đề để thảo luận, chia sẻ ý
tưởng và kinh nghiệm. Ta có thể tham khảo các giáo trình, bài giảng điện tử trên
các Website trong nước như các trang của các trường đại học, Bộ Giáo dục và
Đào tạo hay các trang trên thế giới, mạng thông tin toàn cầu như: WebQuest, EPortfolio, ...
- Sử dụng ICT thể hiện các ngữ cảnh xác thực nhằm thu hút sự chú ý
của người học. Với mục tiêu này ta có thể sử dụng các phần mềm mã nguồn mở,
miễn phí, các hình ảnh & âm thanh, băng hình truyện tranh, hoạt hình, thế giới ảo,
đa phương tiện.
14


- Sử dụng ứng dụng ICT để thực hành các phần luyện tập và thực hành có
tính thu hút, lôi cuốn nhờ sự phản hồi tức thời. Ví dụ các bài kiểm tra trắc
nghiệm, các trò chơi mang tính giáo dục, rèn luyện tư duy,...Khi giải quyết vấn
đề cần tập trung sự chú ý vào kỹ năng giải quyết vấn đề được yêu cầu, kết nối
với việc học dựa trên nền tảng tìm hiểu, khám phá nhằm tăng khả năng nhận
thức của học sinh, sinh viên.
* Ứng dụng ICT hỗ trợ phương pháp học tập dựa trên cơ sở tìm hiểu,
khám phá
Học dựa trên cơ sở tìm hiểu, khám phá là cách học thể hiện như sau

Đặt câu hỏi, tìm hiểu, đưa ra các kết quả nghiên cứu, cuối cùng là thảo luận và rút
ra kết luận.
Để cho quá trình học này đạt kết quả tốt, chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
- Sử dụng ICT để tạo ra và trình bày các câu hỏi, các ngữ cảnh, các nhiệm
vụ, các tình huống với xung đột nhận thức.
- Sử dụng ICT hỗ trợ một cách thuận lợi các quá trình thử nghiệm, khám
phá, tìm hiểu, ví dụ các công cụ trực tuyến, mạng thông tin, tìm kiếm thông tin
với các chủ đề giáo dục, khoa học, nghiên cứu các lĩnh vực xã hội…
- Sử dụng ICT tạo ra và trình bày các kết quả nghiên cứu, như các nội
dung văn bản, các hình ảnh, âm thanh...
- Sử dụng ICT hỗ trợ quá trình trình bày và thảo luận, phân tích các kết
quả, công việc, một cách riêng lẻ hay đồng bộ để rút ra kết luận, kết quả đạt được.
* Ứng dụng ICT hỗ trợ phương pháp học tập theo nhóm
Học tập theo nhóm là học dựa trên cơ sở sự cộng tác, hợp tác của các
thành viên trong một nhóm, các thành viên của nhóm được phân công và hỗ trợ
nhau trong quá trình học tập, nghiên cứu. Học tập theo nhóm có thể được thực
hiện trên cơ sở sử dụng ICT như: Chat, hội đàm, mit-tin, phần mềm dùng chung,
bảng tương tác điện tử, cầu truyền hình...
Quá trình như sau:
- Trước hết nhóm nhận nhiệm vụ theo chủ đề, tập các câu hỏi. Sau đó
nghiên cứu tập thể, đưa ra các tình huống, các vấn đề tương phản, trái ngược
nhưng có tính xây dựng.
- Tìm hiểu các vấn đề với các tình huống đưa ra
- Thảo luận theo nhóm
- Phát huy sáng tạo tập thể
- Đánh giá và kết luận.
Để thực hiện học tập cộng tác, hợp tác theo nhóm có hiệu quả cần giải quyết
một số vấn đề
Tổ chức nhóm để đảm bảo cho học sinh, sinh viên hợp tác có hiệu
Tăng tính gắn kết lẫn nhau giữa các thành viên, cá nhân một cách tích

- Hoạt động nghiên cứu học tập có tính tương tác, khuyến khích làm việc
trực tiếp.
- Nâng cao kỹ năng, trách nhiệm của từng thành viên trong việc giải quyết
15


các tình huống, giải trình, thuyết trình.
- Xây dựng kỹ năng làm việc nhóm, biên tập theo nhóm.
* Ứng dụng ICT hỗ trợ phương pháp tự học
Đây là hình thức học mang tính truyền thống và có vai trò rất quan trọng.
Ngày nay với sự hỗ trợ của ICT, phương pháp học này đã phát huy được tính chủ
động học, nghiên cứu sáng tạo của học sinh, sinh viên và mang lại hiệu quả cao.
Để quá trình tự học của học sinh, sinh viên có hiệu quả cần thiết phải xây
dựng các tài nguyên như: các phần mềm được cấu trúc, tương tác, xây dựng hệ
thống mạng máy tính, các giáo trình, bài giảng điện tử, hệ thống phần mềm
thực hành và luyện tập, mô phỏng, các phần mềm hướng dẫn, các trò chơi rèn
luyện tư duy, các chương trình tính toán, xử lý, hệ thống học tập hợp nhất, lớp
học điện tử, đa phương tiện, ...
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của Internet, dữ liệu được tích hợp
thành các kho thông tin khổng lồ trên các Website, có thể nói rằng Internet đã tạo ra
môi trường và cơ hội tự học rất lớn cho học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, vai trò
của người thầy ở đây là hướng dẫn và định hướng tự học cho học sinh, sinh viên.
3.1.4 Những vấn đề sử dụng ICT trong học tập trên bình diện chung
* Việc học có ứng dụng ICT có thật sự hiệu quả?
Tính hiệu quả giáo dục của ICT phụ thuộc vào chúng được sử dụng như
thế nào và với mục đích gì. Và giống như bất cứ một công cụ học tập nào hay
một hình thức giáo dục nào khác, ICT không hiệu quả với tất cả mọi người, mọi
nơi theo cùng một cách.
- Tăng cường sự tiếp cận.
Thật khó để xác định số lượng mức độ trong đó ICT đã giúp để mở rộng

sự tiếp cận tới việc giáo dục cơ bản khi mà phần lớn sự can thiệp cho mục
đích này đều trong phạm vi nhỏ và không được báo cáo trên phạm vi thế giới.
Tại Châu Á và châu Phi, sự đánh giá các dự án học từ xa tại mức trung học cơ
sở sử dụng một sự kết hợp công nghệ in, băng và truyền dẫn đã ít thuyết phục
hơn trong khi tại cấp tiểu học, có ít bằng chứng rằng các mô hình theo ICT đã
phát triển. Tại mức giáo dục cao hơn và đào tạo người lớn, có một vài bằng
chứng rằng các cơ hội giáo dục đã được mỏ ra tới từng cá nhân và nhóm, những
người bị cản trở trong việc tham gia tại các trường đại học truyền thống.
- Nâng cao chất lượng.
Ảnh hưỏng của giáo dục truyền thanh, TV và truyền thông với chất lượng
giáo dục cơ bản vẫn còn là lĩnh vực chưa được khám phá nhưng những nghiên
cứu nhỏ gợi ý rằng sự can thiệp này cũng hiệu quả như việc dạy tại các lớp học
truyền thống. Một trong nhiều dự án giáo dục tryền thông, dự án hướng dẫn
học qua truyền thanh đã được phân tích tổng thể nhất. Những nghiên cứu cung
cấp những bằng chứng mạnh mẽ về tính hiệu quả của dự án trong việc nâng cao
chất lượng của giáo dục được thể hiện bằng điểm số tăng lên trong những bài
kiểm tra tiêu chuẩn cũng như thúc đẩy sự có mặt trên lớp.
* Những thách thức liên quan tới hạ tầng trong việc tăng cường học tập
16


với ICT
Hạ tầng công nghệ giáo dục của một nước đặt lên hàng đầu của hạ tầng
thông tin và viễn thông quốc gia.
* Một yêu cầu cơ bản là tính sẵn có của điện và điện thoại. Tại các nước
đang phát triển, nhiều vùng rộng lớn vẫn còn chưa có nguồn cung cấp điện đáng
tin cậy và điện thoại gần nhất cách xa hàng dặm. Kinh nghiệm tại một số nước ở
Châu Phi chỉ ra công nghệ không dây (như VSAT) như là một khả năng có thể
cho sự nhảy vọt. Mặc dù hiện tại đây là một cách tiếp cận rất tốn kém, các
nước đang phát triển khác vói hạ tầng viễn thông yếu kém nên nghiên cứu sự lựa

chọn này. các nhà hoạch định chính sách cần nhìn vào sự có mặt khắp nơi của
các loại ICT khác nhau trong đất nước nói chung và trong hệ thống giáo dục (tại
tất cả các cấp) nói chung. Chẳng hạn, một yêu cầu cơ bản cho việc học trên mạng
hay với máy tính là sự truy cập tới máy tính ở trường học, cộng đồng và các hộ
gia đình cũng như các dịch vụ Internet có thể chấp nhận được.
Ở Việt Nam, không phải ở nơi nào người học cũng được tiếp ICT một cách
dễ dàng. Đây cũng là một thách thức trong việc nâng cao chất lượng các phương
tiện dạy học
* Những thách thức liên quan tới xây dựng năng lực học
Những năng lực khác nhau cần được phát triển thông qua hệ thống giáo
dục cho lồng ghép ICT trở nên thành công. Điều đầu tiên phải nói đến là năng lực
dạy của giáo viên. Nếu giáo viên dạy kém thì việc học tập của người học bị ảnh
hưởng rất nhiều
Sự phát triển chuyên nghiệp của giáo viên cần có 5 trọng tâm: 1) kỹ
năng với các ứng dụng đặc biệt; 2) việc lồng ghép vào vào những giáo án hiện
tại; 3) sự thay đổi giáo án liên quan tới sử dụng ICT (bao gồm thay đổi trong thiết kế tổ
chức); 4) sự thay đổi trong vai trò của giáo viên và 5) các lý thuyết giáo dục nền
tảng.
Lý tưởng là những điều này cần được đưa ra trong các khoá đào tạo giáo
viên trước khi dạy và xây dựng lên và tăng cường trong khi dậy. Tuy nhiên, ICT
đang phát triển nhanh chóng các công nghệ, và ngay cả các giáo viên thành thạo
ICT nhất cần phải tiếp tục nâng cấp kỹ năng của họ và sát cánh với những sự
phát triển mới nhất và bài học thực hành hay nhất.
* Có sự công bằng đối với tiếp cận ICT trong học tập
Với sự khác nhau lớn trong tiếp cận tới ICT giữa các nước giầu và nghèo và
giữa các nhóm khác nhau trong nước, có sự lo lắng rằng việc sử dụng ICT trong
giáo dục sẽ mở rộng sự ngăn cách tồn tại giữa các đường kinh tế, xã hội, văn hoá,
địa lý và giới. Lý tưởng, một người muốn cơ hội công bằng để tham gia. Nhưng
tiếp cận cho những người tham gia khác nhau- như là người sử dụng và người sản
xuất- thì tăng trọng lượng bằng các nguồn của họ. Ở đây, sự khác nhau đầu tiên

là việc thường xuyên tái sản xuất, củng cố lại và thậm chí khuếnh đại. Vì thế, một sự
thách thức rất lớn tiếp tục đối mặt với các nhà chính sách giáo dục quốc tế: làm
thế nào định nghĩa được vấn đề và cung cấp sự trợ giúp cho phát triển.
17


3.2. ỨNG DỤNG ICT TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
3.2.1. Quan niệm về thiết kế bài giảng
- Thiết kế bài giảng là nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo để xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn kiến thức cơ bản, cách tạo
nhu cầu kiến thức ở học sinh, xác định cách thức tổ chức dạy học và lựa chọn
phương tiện, phương pháp dạy học, đồng thời xác định hình thức củng cố, vận
dụng kiến thức vào lĩnh hội kiến thức mới và cuộc sống. Mặt khác, dự kiến các
tình huống sư phạm xảy ra và cách ứng xử của giáo viên.
- Sản phẩm của thiết kế bài dạy học là giáo án (trên giấy) và toàn bộ suy
nghĩ về quá trình dạy học sẽ diễn ra trong tiết dạy (trong tư duy).
- Giáo án được xem như là bản kế hoạch dạy học của giáo viên. Về mặt
hình thức, giáo án là một bài soạn cụ thể, được trình bày bằng những đề mục,
câu chữ ngắn gọn, rõ ràng theo logic và đặc trưng của giáo án. Trong giáo án
không thể hiện được cảm xúc, tư tưởng, tình cảm cảu người dạy và học. Giáo án
cũng không thể trình bày hết những dự kiến, cũng như cách ứng xử của người
dạy. Đó là những điểm phân biệt giữa việc soạn giáo án và thiết kế bài giảng. Về
mặt khái niệm, giáo án là một bản kế hoạch cụ thể, còn thiết kế bài giảng là hoạt
động đa phương tiện, phức tạp, tốn nhiều công sức, trí tuệ của giáo viên. Tất cả
những chuẩn bị, dự kiến, hình dung hoạt động thiết kế không được trình bày ở
giáo án. Ngược lại, giáo án chỉ thể hiện được những sản phẩm cụ thể, rõ ràng
của hoạt động thiết kế. Giáo án là một trong những sản phẩm của hoạt động thiết
kế bài giảng được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
3.2.2. Các bước thiết kế bài giảng địa lí.
- Khi thiết kế bài giảng địa lí, người dạy phải trả lời được các câu hỏi sau:

+ Học xong bài, học sinh cần biết hoặc biết làm gì? (mục tiêu)
+ Dạy cái gì? (nội dung)
+ Dạy như thế nào? (hình thức tổ chức, phương tiện và phương pháp dạy
học).
+ Giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức vừa tiếp nhận như thế nào?
(củng cố và ra bài tập).
- Các bước thiết kế và khả năng ứng dụng ICT.
+ Xác định mục tiêu bài học. Việc ứng dụng ICT có thể chuyển giao công
nghệ, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh theo ba mức:
Bắt chước, thao tác theo mẫu và hành động.
+ Lựa chọn các kiến thức cơ bản.
+ Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức. Khi mở bài (đặt vấn đề), giáo viên có
thể sử dụng video, tranh ảnh, bản đồ số…đưa học sinh vào tình huống có vấn đề,
mâu thuẫn hay kích thích trí tưởng tượng cũng như hứng thú để tiếp tục tìm hiểu
bài.
+ Xác định các hình thức tổ chức dạy học. ICT được vận dụng để đưa ra
các hình ảnh minh họa, cũng có thể sử dụng như một phương tiện kiểm định tính
đúng đắn của kiến thức hoặc là phương tiện chứa đựng kiến thức mới đòi hỏi
học sinh thao tác và khám phá.

18


+ Xác định các phương pháp dạy học. Dùng ICT tăng tính trực quan, hoặc
đưa ra các tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết, nâng cao khả năng nhớ
và hiểu.
+ Xác định các hình thức củng cố và vận dụng kiến thức. Việc củng cố và
vận dụng tại lớp có thể ứng dụng trực tiếp ICT với tư cách là phương tiện hỗ trợ
hay cách thức hoạt động. Nhưng việc giải quyết vấn đề ở nhà của học sinh lại
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của số đông.

3.2.3. Các bước tiến hành ứng dụng ICT vào thiết kế bài giảng:
Bước 1: Lựa chọn bài học, nội dung phù hợp cho ứng dụng ICT
- Không phải bài học nào cũng có thể ứng dụng ICT vào thiết kế và
giảng dạy.
- Trong một bài học, không phải phần nào cũng ứng dụng ICT hiệu quả.
- Phải xây dựng được hệ thống kiến thức cơ bản một cách logic, tìm ra
nội dung phù hợp để ứng dụng ICT.
Bước 2: Xây dựng mục tiêu bài học (2-3 mục tiêu).
- Với 45p, 45 học sinh/lớp chỉ nên xác định 2-3 mục tiêu cơ bản.
- Mục tiêu (đầu ra) phải có cả kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Bước 3: Lựa chọn phần mềm ứng dụng và phương tiện.
- Có rất nhiều phần mềm ứng dụng phục vụ thiết kế bài giảng: PPT,
Violet 1.7, Adobe Presenter 7.0….
- Mỗi công cụ có ưu và nhược điểm riêng, nên tùy nội dung và hình thức
của bài học mà lựa chọn phần mềm phù hợp
+ PPT: là công cụ soạn giảng phổ thông, đa năng và phù hợp với
nhiều bài học.
+ Violet: Là phần mềm có giao diện tiếng việt nên dễ sử dụng và có
hệ thống tiêu đề, mục lục rõ ràng tạo tính hệ thống cho bài học.
+ Adobe Presenter 7.0: Phần mềm nổi bật với khả năng chèn các
video nhiều định dạng, xuất file nhiều định dạng khác nhau (Flash,
website, CD), phục vụ dạy và học qua mạng.
- Khuyến cáo: sử dụng PPT có cài tích hợp Adobe Presenter 7.0.
- Phương tiện: Máy chiếu Đa năng (Projector) hoặc Tivi màn hình rộng
34, 53 Inches…
Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu (tài liệu, bản đồ, số liệu, tranh ảnh, video,
web…)
- Hình thành thư viện tư liệu phong phú, chọn lọc và có chất lượng tốt,
sắp xếp khoa học.
Bước 5: Thiết kế kịch bản và bài giảng.

- Hình thành kịch bản: các hoạt động được thiết kế logic/cơ sở các kiến
thức cơ bản, dự tính được lượng thời gian diễn ra.
- Dự tính được các tình huống có vấn đề.
Bước 6: Chạy thử bài giảng điện tử và chỉnh sửa.
Bước 7: Thể hiện bài giảng điện tử qua giờ dạy.
3.2.4. Một số lưu ý khi ứng dụng ICT trong thiết kế bài giảng
- Nội dung, hình ảnh có chọn lọc.
- Không lạm dụng các hiệu ứng.
19


- Màu sắc đơn giản và đảm bảo tính thẩm mỹ,..
- Kích cở chữ dễ nhìn.
- Thao tác hợp lý.
- Sử dụng các tư liệu ảnh, phim, Flash mang kiến thức của bài học và chất
lượng.
- Phải biết khai thác có chọn lọc các tư liệu trên Internet.
3.3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BẰNG CHƯƠNG TRÌNH POWERPOINT
3.3.1. Khái niệm bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử: Là giáo án được biên soạn trên máy tính bằng một phần
mềm chuyên dụng, nhờ máy chiếu (projector) kết nối với máy tính, đề xuất nội
dung giáo án ra màn hình ảnh lớn cho học sinh quan sát trong quá trình dạy học.
Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho mục đích này, nhưng được
sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phần mềm powerpoint.
3.3.2. Ưu điểm của phần mềm powerpoint.
- Tính tương thích cao với hệ điều hành Windows.
- Khả năng hỗ trợ multime rất mạnh.
- Sự đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản.
- Tính nhất quán trong bộ MS Office giúp người ta đã biết dùng WinWord
dễ dàng sử dụng powerpoint.

- Đối với các môn khoa học tự nhiên, giáo án điện tử dùng PowerPoint có ưu
thế rất lớn ở chỗ:
Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “bảng phấn” không
thể làm được như: sơ đồ động, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến
từng học sinh, …
- Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ
bộ môn.
- Giáo án điện tử cũng hỗ trợ tốt cho việc dạy các môn khoa học xã hội.
3.3.3. Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử.
Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều:
Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông
tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên. Chú ý rằng kênh thông tin phản hồi
không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà nó có thể (và cần thiết) diễn ra thường xuyên
ngay trong tiết dạy.
Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được Giáo viên chuyển
giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết ,…
Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó.
Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của
PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…
trên màn hình chiếu. Tuy nhiên, vì PowerPoint không được thiết kế để giao tiếp
với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để
thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương
tiện truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết.
3.3.4. Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint
Quan sát một số giáo án điện tử, có thể tạm chia các giáo án điện tử thành 2
kiểu:
20


- Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế

bảng và phấn một cách đơn thuần.
- Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint. Giáo án kiểu 2
không chỉ thay thế bảng phấn, mà còn thay thế rất sinh động giáo cụ trực quan,
thí nghiệm, tài liệu minh họa,..
3.3.5. Ý nghĩa của việc sử dụng PowerPoint trong thiết kế bài giảng địa lí
PowerPoint là phần mền trình diễn được sử dụng tiện lợi trong dạy học đặc
biệt là dạy học địa lí vì những ưu điểm sau:
- Hiệu ứng hình ảnh, âm thanh phong phú có tác dụng làm cho giờ học sinh
động, hấp dẫn.
- Có thể dễ dàng chèn các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu thông kê, các
hình ảnh, đoạn video clip... để học sinh khai thác kiến thức, Giáo viên có điều
kiện mở rộng nội dung bài học .
- Có thể kết nối giữa các nội dung bài học để tạo thành một chương trình
logic, kết nối với một trang Web để tìm kiếm thông tin bổ sung cho bài học hay
hướng dẫn học sinh tự học ở nhà hoặc kết nối với các phần mềm địa lí để bổ
sung tư liệu cho bài học.
- Dễ dàng thành lập các biểu đồ, sơ đồ, mô hình, bảng số liệu... với màu sắc
và các hiệu ứng sinh động.
- Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh một cách nhanh chóng thông
qua các phiếu học tập có kềm với việc sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh... để
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Cấu trúc bài học ngắn gọn,rõ ràng ,sinh động ,học sinh dễ tiếp thu, phát huy
được tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh
- Rèn luyện kĩ năng tin học, nâng cao trình độ của giáo viên và học sinh
3.3.6. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng PowerPoint để thiết kế bài
giảng địa lí
- Tận dụng những tính năng đặc biệt của PowerPoint để thiết kế các hoạt
động cho học sinh, tránh việc sử dụng nó thay cho việc đọc chép bài giảng của
giáo viên.
- Sử dụng thống nhất màu nền, màu chữ cho tất các Slide nếu không phải

thay đổi mục tiêu bào học bởi vì HS dễ phân tán tư tưởng do bị thu hút vào màu
sắc của các Slide mà không chú ý đến nội dung bài học.
- Các Slide nên dùng các phông chữ, khung giống nhau, tránh dùng các
phông chữ rườn rà, khó đọc hay quá nhiều phông chữ một Slide
- Các đồ hoạ cần phải lực chọn cẩn thận, tránh lạm dụng các hiệu ứng làm
cho học sinh bị phân tán tư tương trong tiết học.
- Lựa chọn các thông tin ngoài SGK để đưa vào bài giảng tránh làm gánh
nặng thêm nội dung bài học.
3.4. KĨ NĂNG KHAI THÁC PHẦN MỀM TIN HỌC
Hiện nay, môn địa lí cũng có một số phần mềm dùng để nghiên cứu, công
cụ phục vụ đắc lực cho quá trình soạn giáo án để chuẩn bị cho công việc giảng
dạy ở trên lớp của GV.
Các phần mềm hay được sử dụng trong môn địa lí là:
21


3.4.1. Phần mềm Encarta
3.4.1.1. Giới thiệu đĩa CD Microsoft Students with Encarta Premium 2007
Encarta là bộ bách khoa toàn thư số hóa đa phương tiện của hãng phần
mềm lớn nhất thế giới, Microsoft. Encarta được cập nhập và phát hành đều đặn
hằng năm, được viết bởi nhiều chuyên gia nổi tiếng về chuyên ngành của họ, do
vậy mà bài viết trong Encarta rất có chất lượng.
Encarta 2007 có hai bản là DVD Microsoft student with Encarta premium
2007 (MSEP dung lượng 3,37 GB) và DVD Microsoft Encarta Premium 2007
(MEP dung lượng 3,02 GB). Bản MSEP cao hơn MEP với 66.000 bài viết (so
với 64.000 bài viết ở MEP).
Encarta sẽ mang đến cho bạn một nguồn thông tin khổng lồ với: hơn
66.000 bài viết bởi các chuyên gia ở hầu hết các lĩnh vực. Các bài viết này có
nội dung rất đáng tin cậy, sâu sắc, đầy đủ và dễ hiểu; hơn 26.000 hình ảnh và
minh họa có giá trị cao; hơn 3.000 âm thanh và bản nhạc; hơn 29.000 liên kết

trang web được biên tập kĩ lưỡng; hơn 200 bài tập tương tác trong Encarta Kids;
300 đoạn phim và mô tả minh họa; 32 đoạn phim của Discovery Channel ...
Các bộ đĩa tra cứu này cung cấp những thông tin tương đối đầy đủ và
mang tính thời sự vì vậy nó trở thành công cụ rất đắc lực trong giảng dạy và
nghiên cứu địa lí đại cương nói chung, địa lí kinh tế - xã hội nói riêng.
3.4.1.2. Khai thác thông tin từ Microsoft Students wih Encarta Premium 2007
Đây là phần mềm có nhiều nội dung về địa lí. Thông qua các phần mềm
này có thể khai thác nhiều nội dung kiến thức về các vấn đề kinh tế – xã hội,
văn hóa nghệ thuật, tôn giáo với một kho dữ liệu ở nhiều dạng khác nhau như:
các hình ảnh phong phú về các nước trên thế giới; một hệ thống bản đồ, từ các
bản đồ thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu cho đến các vùng sinh thái,
bản đồ phân bố dân cư, quần cư; các dữ liệu dạng văn bản; các bảng số liệu
thống kê; ngoài ra còn có các đoạn video clip… Phần mềm này là một công cụ
hỗ trợ để phục vụ cho mục đích dạy học vì nó giúp giáo viên cũng như học sinh
khai thác được hệ thống dữ liệu của các quốc gia trên thế giới nhằm nghiên cứu
về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển của từng quốc gia
theo chương trình học tập.
3.4.1.2.1. Khai thác thông tin dạng văn bản
Để tìm kiếm được các thông tin cần thiết về đối tượng muốn nghiên cứu,
chúng ta có thể chuyển chúng thành các file của word và lưu trữ lại, sau đó biên
tập để được kết quả tìm kiếm. Đây là phần mềm được thiết kế bởi hãng
Microsoft của Mỹ nên việc tìm kiếm, các dạng văn bản sau khi gõ từ khoá được
tìm thấy đều là tiếng Anh. Để chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt, ta có thể sử
dụng các chương trình dịch tự động Anh - Việt. Tuy nhiên, chương trình dịch
thường không chính xác về ngữ nghĩa, vì vậy cần đối chiếu với bản gốc rồi sửa
lại. Chúng ta thực hiện như sau:
- Khởi động Encarta.
- Gõ tên cần tìm vào hộp thoại search và nhấn Search (VD:
Vietnam)


22


- Nhấn chọn Article để xem thông tin được liệt kê trong danh sách.
- Chọn một chuyên mục muốn tìm đọc.
- Nhấn chuột phải vào vùng văn bản và chọn Whole Article Text,
sau đó chọn OK.

- Khởi động chương trình Word.
- Vào menu Edit, chọn Paste (hoặc ấn Ctrl + V).
- Ghi vào đĩa : mở menu File, chọn Save (hoặc ấn Ctrl + S).
- Gõ tên file vào file name và nhấn nút Save.
3.4.1.2.2. Khai thác thông tin bản đồ
World Atlas là bản đồ chi tiết đồ sộ của Encarta. Để khai thác hệ thống
bản đồ trong đĩa Microsoft Encarta, từ menu Features chọn World Atlas (hoặc
từ Homework Tools phía bên trái của màn hình chọn World Atlas) xuất hiện
màn hình sau:

23


Tại cửa sổ này có thể chọn các chức năng:
- Read Article: bài viết về các quốc gia trên thế giới.
- Map Legend: xem bảng chú giải của từng bản đồ.
-Catographer: thay đổi cách thể hiện nội dung của bản đồ chuyên đề (ẩn,
hiện tên địa danh, đường ranh giới của các quốc gia).
- Dùng công cụ có hình bàn tay
di chuyển bản đồ
- Dùng công cụ Zoom in, Zoom out
phóng to, thu nhỏ bản đồ.

- Dùng công cụ
để xác định toạ độ một điểm bất kỳ trên bản đồ.
- Dùng công cụ
để đo khoảng cách theo đường chim bay giữa hai
điểm hoặc đường ranh giới của một quốc gia.
- Dùng công cụ
để đánh dấu và ghi chú trên bản đồ (có thê thêm
một địa chỉ Web hoặc bổ sung nội dung phụ cho đối tượng được đánh dấu).

Bản đồ mặt trăng
Khi muốn copy một bản đồ làm tư liệu hỗ trợ dạy học hoặc dùng để thiết
kế giáo án trên PowerPoint, thực hiện qua các bước sau:
- Lựa chọn nội dung bản đồ chuyên đề.
- Sử dụng công cụ để phóng to (thu nhỏ) khu vực bản đồ cần copy.
24


- Nhấn chuột phải vào vùng trên bản đồ và chọn Copy map (hoặc ấn
Crtl+C), xuất hiện hộp thoại, nhấn chọn vào Map và tích vào OK.

- Mở chương trình đồ hoạ (Ví dụ: Paint: nhấn nút start/ programs/
accessories/ paint)
- Mở menu Edit chọn Paste (hoặc ấn Ctrl+V).
- Ghi file ảnh vào đĩa: mở menu file, chọn save (hoặc Ctrl+S).
- Gõ tên file vò ô File name và nhấn nút Save.
Chú ý: Các file ảnh có thể lưu lại dưới các dạng: bmp, gif, jpeg,… trong đó các
dạng gif và jpeg được nén lại với dung lượng nhỏ và chất lượng tốt.
3.4.1.2.3. Khai thác tư liệu hình ảnh
Hình ảnh là một tư liệu tham khảo thú vị, hấp dẫn đối với các em học
sinh bởi tính trực quan do chúng đem lại; không những thế đó còn là nguồn

cung cấp tư liệu phong phú để giáo viên có thể lựa chọn minh họa cho bài giảng
của mình.
Trong chương trình Encarta có rất nhiều hình ảnh quý về tất cả các quốc
gia trên thế giới, đây có thể coi là kho tư liệu khổng lồ để GV địa lý có thể khai
thác phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Để khai thác được các hình ảnh trong bộ đĩa có rất nhiều cách khác nhau,
có thể tìm kiếm theo từ khoá (bằng tiếng Anh) của hình ảnh đã biết hoặc tìm
kiếm theo tên quốc gia.
Tìm kiếm hình ảnh, thực hiện theo các bước sau:
- Tại cửa sổ chính của chương trình, nhập từ khoá vào hộp Search (ví dụ
muốn tìm các hình ảnh về núi, nhập vào hộp Search từ khoá: Mountain). Sau đó
kích chuột vào biểu tượng Search (hoặc nhấn phím Enter trên bàn phím), kết
quả chương trình sẽ liệt kê toàn bộ các tư liệu về núi trên thế giới.

25


×