Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần địa lí các ngành kinh tế – địa lí 12 (ban cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.63 KB, 35 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Xuất phát từ thực tế việc dạy, học, kiểm tra và thi THPT Quốc gia của
môn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 12 nói riêng, tôi nhận thấy:
- Kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ là một trong những kỹ năng quan
trọng trong hệ thống các kỹ năng của môn Địa lí. Kỹ năng này được xem là một
phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi, đề
thi THPT Quốc gia…của môn Địa lí.
- Tuy nhiên, số tiết thực hành chính khóa về kỹ năng này ở trên lớp còn chưa
nhiều. Kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ của nhiều học sinh còn chưa
tốt.
- Trong hệ thống các kiến thức trong chương trình Địa lí lớp 12 thì phần Địa lí
các ngành kinh tế là một phần quan trọng. Với tổng lượng là 11 bài, trong đó có
nhiều bảng số liệu và biểu đồ, từ đó học sinh khai thác được rất nhiều kiến thức
và rèn kỹ năng liên quan.
Vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh
khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần Địa lí các ngành kinh tế – Địa lí 12
(Ban cơ bản)” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí.
2. Tên sáng kiến
“HƢỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
TRONG PHẦN ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ – ĐỊA LÍ 12 (BAN CƠ BẢN)
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên:Nguyễn Thị Thu Ngần
- Địa chỉ:Trường THPT Quang Hà – Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
- Điện thoại :0978.723.129 - Email:



4. Chủ đầu tƣ tạo ra sáng kiến
- Họ và tên:Nguyễn Thị Thu Ngần
- Địa chỉ:Trường THPT Quang Hà – Gia Khánh, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
- Điện thoại :0978.723.129 - Email:


5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng để giải quyết một số mục tiêu cơ bản sau:
- Hướng dẫn học sinh kỹ năng khai thác bảng số liệu và biểu đồ trong phần Địa
lí các ngành kinh tế – Địa lí 12 (Ban cơ bản) để góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học môn Địa lí nói riêng và chất lượng dạy học nói chung.

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

1


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

- Sáng kiến này có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc
dạy – học Địa lí lớp 12 nói riêng và hướng dẫn thực hành kỹ năng khai thác
bảng số liệu và biểu đồ trong chương trình địa lí THPT nói chung.
- Làm tài liệu tham khảo học tập, ôn thi HSG, thi THPT Quốc gia cho học sinh.
6. Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ ngày 06/09/ 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến

7.1.1. Số liệu thống kê
a) Khái niệm về số liệu thống kê
Theo tác giả Nguyễn Trọng Phúc: “Thống kê học là khoa học nghiên cứu
mặt số lượng của hiện tượng, những quy luật của đời sống kinh tế - xã hội trong
mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện, địa điểm và thời
gian nhất định”.
Như vậy, những số liệu về tình hình sản xuất, sản phẩm, sản lượng, tài
nguyên, dân cư, tình hình phát triển nông – công nghiệp… là những số liệu
thống kê.
b) Phân loại số liệu thống kê
* Số liệu thống kê chia làm 2 loại:
- Số liệu rời (số liệu riêng biệt)

- Bảng số liệu
c) Vai trò số liệu thống kê
- Là phương tiện của học sinh trong quá trình nhận thức.
- Làm cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát hoặc dùng để minh họa, làm rõ các
kiến thức địa lí.
- Việc phân tích các số liệu giúp học sinh thu nhận được các kiến thức địa lí cần
thiết.
Như vậy, số liệu thống kê là một phương tiện dạy học, góp phần giúp học
sinh minh họa, làm rõ kiến thức. Mặt khác, số liệu thống kê cũng góp phần giúp
học sinh tìm ra tri thức mới nhờ phân tích số liệu. Số liệu thống kê là tài liệu
dạy học không thể thiếu trong dạy học Địa lí.
d) Phƣơng pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí
* Sử dụng số liệu rời
- Các số liệu rời là số liệu dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một số đối tượng địa lí
nào đó về mặt số lượng. Nó thường độc lập nằm rải rác trong các bài của sách
giáo khoa.
- Có nhiều cách sử dụng khác nhau:

+ Tạo biểu tượng về độ lớn của số liệu

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

2


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

+ Tính toán số liệu
+ So sánh các số liệu với nhau
+ Chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối…
* Sử dụng bảng số liệu
- Khái niệm bảng số liệu: Bảng số liệu là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các số
liệu với nhau theo một chủ đề nhất định. Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo
các cột dọc và hàng ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều
kiện cho việc so sánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể
hiện.
- Bảng số liệu thường dùng với một số mục đích chính sau:
+ Tính toán số liệu ở bảng (tùy yêu cầu của đề bài)
+ Đọc bảng số liệu rút ra các nhận xét, hoặc nhận xét và giải thích
. Đọc BSL về bản chất là phân tích, so sánh các số liệu theo hàng ngang
và cột dọc, rút ra các nhận xét cần thiết.
. Cần nắm vững tên bảng, các tiêu đề của bảng, đơn vị tính, yêu cầu của
bài và các tiêu chí cần nhận xét.
. Phải so sánh các số liệu theo cột dọc và hàng ngang theo trình tự hợp lí
để tránh nhận xét thiếu đối tượng.
.Trong một số trường hợp cần thiết, phải tiến hành xử lí số liệu trước khi

nhận xét.
+ Để tránh bị sót ý, cần lưu ý: Phân tích câu hỏi, làm rõ yêu cầu, phạm vi nhận
xét, phát hiện những yêu cầu chủ đạo để tập trung làm rõ. Tái hiện các kiến thức
cơ bản đã học có liên quan đến yêu cầu của câu hỏi và các số liệu đã cho để xác
định tiêu chí phù hợp. Phác thảo dàn ý trình bày.
+ Kĩ thuật phân tích và nhận xét BSL thông thường được tiến hành như sau:
. Phát hiện mối liên hệ giữa số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý đến
các giá trị nổi bật.
. Chú ý phân tích từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng, từ cao
xuống thấp.
. Mỗi nhận xét cần có số liệu dẫn chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục.
+ Viết báo cáo ngắn gọn nhận định về tình hình, đặc điểm, sự phát triển… của
một địa phương, khu vực…Trong trường hợp này, thường cho nhiều bảng số liệu
và một số tập hợp số liệu cần thiết, yêu cầu dựa vào số liệu đó để viết báo cáo
cần thiết. Để làm yêu cầu của bài, cần phải:
. Lập dàn ý cho bài báo cáo.
. Nắm được kiến thức của bài học có liên quan đến đối tượng cần viết báo
cáo và mối liên hệ giữa các số liệu trong bảng, giữa các bảng số liệu.
. Nhận xét từ cái chung đến cái riêng, khái quát đến cụ thể.

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

3


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

7.1.2. Biểu đồ

a) Khái niệm biểu đồ
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát
triển của một hiện tượng; mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng; hay thể
hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một tổng thể ...
b) Phân loại biểu đồ
* Dựa vào chức năng thể hiện của biểu đồ:
- Biểu đồ thể hiện qui mô.
- Biểu đồ thể hiện sự phát triển.
- Biểu đồ thể hiện cơ cấu.
- Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu…
* Dựa vào hình dạng của biểu đồ:
- Biểu đồ cột (đơn, ghép, chồng, thanh ngang).
- Biểu đồ đường (đồ thị).
- Biểu đồ tròn.
- Biểu đồ miền (biểu đồ diện).
- Biểu đồ kết hợp.
(Sau đây sẽ dùng cách phân loại thứ hai để gọi tên biểu
đồ) c) Chức năng của một số dạng biểu đồ cơ bản
STT
Dạng biểu đồ
Chức năng
Thể hiện cơ cấu hoặc qui mô và
1
Biểu đồ tròn
cơ cấu thành phần trong một
tổng thể.
Thể hiện cơ cấu thành phần trong
2
Biểu đồ miền
một tổng thể và động thái phát

triển của đối tượng theo thời
gian.
Thể hiện tốc độ tăng trưởng hoặc
Biểu đồ - Trường hợp thể hiện “
tốc độ tăng trưởng” hoặc sự gia tăng của đối tượng theo
đường
“ sự gia tăng”
thời gian.
3
- Trường
hợp
khác Thể hiện tiến trình phát triển, sự
(không thể hiện “ tốc độ
biến động của đối tượng theo
tăng trưởng” hoặc “ sự
thời gian.
gia tăng”)
Thể hiện sự phát triển của đối
- Cột đơn
tượng hoặc so sánh tương quan
độ lớn giữa các đối tượng.
Thể hiện nhiều đối tượng nhưng
- Cột ghép 1 trục tung
Biểu đồ
chúng có cùng một đơn vị.
4
cột
Thể hiện nhiều đối tượng nhưng
- Cột ghép 2 trục tung
chúng có 2 đơn vị khác nhau.

Thể hiện cơ cấu thành phần trong
- Cột chồng
một tổng thể hoặc trường hợp thể
hiện các giá trị thành phần sẽ ra
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

4


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

giá trị tổng.
Thể hiện sự biến thiên của nhiệt
độ và lượng mưa trong năm.

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng
Biểu đồ mưa
- Trường hợp khác
kết hợp
+ Cột đơn kết hợp đường. Thể hiện sự biến thiên của nhiều
5
(cột và
đường kết + Cột ghép kết hợp
đối tượng (nhưng có 2 đơn vị
đường
hợp)
khác nhau) theo thời gian.
+ Cột chồng kết hợp

đường
d) Một số kỹ năng liên quan
d1) Kỹ năng chọn dạng biểu đồ
- Trường hợp đề bài đã nói rõ yêu cầu vẽ dạng biểu đồ gì thì không cần phải
chọn dạng biểu đồ.
- Trường hợp đề bài chưa cho trước dạng biểu đồ cần vẽ thì phải tiến hành chọn
dạng biểu đồ thích hợp nhất với yêu cầu của đề bài. Một đề bài có thể thích hợp
với nhiều dạng biểu đồ khác nhau nhưng trong các biểu đồ có thể sử dụng đó sẽ
có dạng biểu đồ thích hợp nhất. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ thể hiện chính
xác bảng số liệu theo yêu cầu và thể hiện tốt nhất các yêu cầu của đề bài.
- Cơ sở nhận dạng:
+ Phải nắm chắc chức năng của từng dạng biểu đồ.
+ Kết hợp yêu cầu của đề bài với cấu trúc bảng số liệu để lựa chọn dạng biểu đồ
thích hợp nhất.
- Một số gợi ý nhận dạng biểu đồ trong một số trường hợp:
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài
Chọn dạng biểu đồ
và cấu trúc bảng số liệu
Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể
Biểu đồ tròn
hiện “qui mô và cơ cấu …”
Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể
- Nếu phải vẽ ≤ 3 năm -> Biểu đồ tròn
hiện “ cơ cấu …”
- Nếu phải vẽ ≥ 4 năm -> Biểu đồ miền
Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể
Biểu đồ đƣờng
hiện “ tốc độ tăng trƣởng…”
hoặc “ sự gia tăng ..”
Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể

Biểu đồ kết hợp
hiện “ nhiệt độ, lƣợng mƣa …”
(cột và đường)
Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể
Biểu đồ kết hợp
hiện:
- VD:
- Nhiều đối tượng nhưng có 2
+ Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng điện
đơn vị khác nhau và không
(tỉ kwh), than (triệu tấn), thép (triệu tấn) qua
yêu cầu thể hiện tốc độ tăng nhiều năm.
trưởng hoặc sự gia tăng.
+ Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện diện tích lúa
- Bảng số liệu có nhiều năm
(triệu ha) và sản lượng lúa (triệu tấn) qua
(trục hoành là thời gian).
nhiều năm.
Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể
Biểu đồ cột ghép 1 trục tung hoặc có
hiện:
trƣờng hợp là biểu đồ cột chồng

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

5


Sáng kiến kinh nghiệm


GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

- Nhiều đối tượng nhưng có - VD:
cùng một đơn vị và không + Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành
yêu cầu thể hiện tốc độ tăng thị, số dân nông thôn và tổng số dân của Việt
trưởng hoặc sự gia tăng
Nam qua một số năm -> biểu đồ cột chồng.
- Bảng số liệu có nhiều năm + Yêu cầu vẽ biểu đồ so sánh số dân thành thị
(trục hoành là thời gian).
và số dân nông thôn của Việt Nam qua một số
năm -> biểu đồ cột ghép đôi
Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể
Biểu đồ cột ghép đôi 2 trục tung
hiện:
- VD:
- Nhiều đối tượng nhưng có 2 + Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện số dân và mật
đơn vị khác nhau.độ dân số của một số tỉnh của Việt Nam năm
- Bảng số liệu chỉ thể hiện 1 2012
năm (trục hoành không phải
là thời gian)
d2) Một số kỹ năng tính toán
STT
Đại lƣợng cần tính và cách tính
Trƣờng hợp dùng
Vẽ biểu đồ tròn hoặc
1 Tỉ lệ phần trăm = (Số liệu thành phần: số liệu
miền khi cho bảng số
tổng)x 100%
liệu đơn vị chưa phải là
%

Tương quan bán kính
Vẽ biểu đồ tròn khi biết
- Chọn bán kính đường tròn có tổng tuyệt đối
tổng số liệu tuyệt đối
2 nhỏ nhất làm bán kính gốc (Ro).
của từng đối
tượng
- Bán kính sau = Ro x Số liệu lớn: số liệu nhỏ hoặc từng năm
(đvbk)
Tốc độ tăng trưởng (so với năm gốc)
Vẽ biểu đồ tốc độ tăng
3 - Chọn năm đầu tiên làm năm gốc = 100%.
trưởng nhưng bảng số
- TĐTT năm sau = (Số liệu năm đó: số liệu
liệu đơn vị chưa phải là
năm gốc) x 100%
%
Cho số dân và diện tích,
4 Mật độ dân số = Số dân: diện tích (người/km2) yêu cầu tính mật độ dân
số
Cho diện tích lúa và sản
Năng suất lúa = Sản lượng lúa: diện tích lúa
5
lượng lúa, yêu cầu tính
(tạ/ha)
năng suất lúa
Cho sản lượng lương
Bình quân lương thực theo đầu người =
thực và cho dân số, yêu
6

cầu tính bình
quân
Sản lượng lương thực: dân số (kg/ người)
lương
thực theo đầu
người
e) Nguyên tắc chung khi nhận xét biểu đồ
- Đọc thật kỹ yêu cầu của đề bài, gạch chân các từ khóa để xác định đúng yêu
cầu và phạm vi cần nhận xét (nghĩa là phải xác định được cần nhận xét cái gì?).

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

6


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

+ VD:
. Nhận xét cơ cấu …;
. Nhận xét qui mô và cơ cấu …;
. Nhận xét sự biến động của tốc độ tăng trưởng …;
. Nhận xét sự biến động của số dân nông thôn và số dân thành thị …
- Nhận xét từ khái quát đến cụ thể. Đưa ra lời nhận xét phải kèm dẫn chứng
tương ứng.
- Phải dùng từ thật chính xác để nhận xét.
+ VD: trong biểu đồ miền hoặc biểu đồ tròn nếu nhận xét như sau:
. Ngành nông nghiệp giảm liên tục (giảm 13 %) -> là sai. Chính xác phải là tỉ
trọng ngành nông nghiệp giảm liên tục (giảm 13 %).

- Những từ dùng nhận xét: Cao - thấp, cao nhất - thấp nhất, tăng, tăng nhanh,
tăng chậm, tăng liên tục, tăng đột biến (giảm cũng vậy).
- Chú ý tới qui luật biến động của đối tượng; các mối quan hệ hàng ngang, hàng
dọc, những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, sự tăng - giảm đột biến…
7.1.3. Thực hành với bảng số liệu và biểu đồ trong phần Địa lí các ngành
kinh tế (từ bài 21 đến bài 31 trong SGK Địa lí 12 – Ban cơ bản)
BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (SGK tr 93)
7.1.3.1. Hình 22 (SGK tr 93):

Hình 22. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%)
Dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và
xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này.
Gợi ý
- Từ 1990 – 2005, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt có sự chênh lệch:
Năm 2005, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành trồng cây lương thực (59,2%), sau
đó là cây công nghiệp (23,7%), tiếp theo là cây rau đậu (8,3%), cây ăn quả
(7,3%), cây khác (1,5%)-> Cây lương thực vẫn là cây trồng chính.
- Từ 1990 – 2005, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt có sự chuyển dịch:

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

7


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

+ Tỉ trọng cây lương thực giảm 7,9%.
+ Tỉ trọng cây rau đậu tăng 1,3 %.

+ Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 10,2%.
+ Tỉ trọng cây ăn quả giảm 2,8%.
+ Tỉ trọng cây khác giảm 0,8 %.
-> Chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng cây rau đậu, cây công nghiệp, giảm tỉ
trọng các nhóm cây còn lại.
7.1.3.2. Bảng số liệu trong bài tập 3 (SGK tr 97):
Cho bảng số liệu sau:
Sản lƣợng cà phê nhân và khối lƣợng cà phê xuất khẩu
của nƣớc ta qua một số năm
(Đơn vị : nghìn tấn)
Năm

1980

1985

1990

1995

2000

2005

Sản lượng
cà phê nhân

8,4

12,3


92

218

802,5

752,1

Khối lượng
cà phê xuất khẩu

4,0

9,2

89,6

248,1

733,9

912,7

a) Biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê
xuất khẩu của nước ta, giai đoạn 1980 – 2005 là dạng biểu đồ nào?
b) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động sản lượng cà phê nhân và khối
lượng cà phê xuất khẩu của nước ta, giai đoạn 1980 – 2005 là dạng biểu đồ nào?
c) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng cà phê nhân và
khối lượng cà phê xuất khẩu của nước ta, giai đoạn 1980 – 2005 là dạng biểu đồ

nào?
d) Nhận xét và giải thích sự biến động sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà
phê xuất khẩu của nước ta, giai đoạn trên.
Gợi ý
a) Từ khóa là từ “so sánh”, đề yêu cầu thể hiện 2 đối tượng có cùng 1 đơn vị
đo nên chọn dạng biểu đồ cột ghép đôi 1 trục tung.
b)Từ khóa là từ “sự biến động” nên chọn dạng biểu đồ đường (không xử lý số
liệu).
c) Từ khóa là từ “tốc độ tăng trưởng” nên chọn dạng biểu đồ đường (đường
chung gốc 100%).
d) Nhận xét và giải thích sự biến động sản lượng cà phê nhân và khối lượng
cà phê xuất khẩu của nước ta, giai đoạn trên.

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

8


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

* Nhận xét:
- Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu của nước ta từ năm
1980 – 2005 đều tăng nhưng mức tăng có khác nhau:
+ Sản lượng cà phê nhân tăng nhưng không liên tục:
. 1980 – 2005 tăng (743,7 nghìn tấn; 89,5 lần), trong đó:
. 1980– 2000 tăng liên tục (794,1 nghìn tấn), trong đó tăng nhanh đột biến từ
1995 – 2000.
. 2000 – 2005 giảm nhẹ (50,4 nghìn tấn).

+ Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng và tăng liên tục (908,7 nghìn tấn; 228,2
lần) và cũng tăng nhanh nhất từ năm 1995 – 2000.
=> Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh hơn sản lượng cà phê.
- Năm 1995 và 2005 có khối lượng cà phê xuất khẩu lớn hơn sản lượng cà phê
nhân (năm 2005 lớn hơn 1,2 lần), các năm khác thì ngược lại (năm 2000 sản
lượng cà phê lớn hơn khối lượng cà phê xuất khẩu 1,1 lần.
* Giải thích:
- Sản lượng cà phê nhân:
+ Tăng do sự phát triển các vùng chuyên canh cây cà phê ở TN và ĐNB.
+ Tăng mạnh nhất từ 1995 – 2000 do mở rộng DT cà phê ồ ạt và do yếu tố thị
trường. Từ 2000 – 2005 giảm do những biến động của thị trường xuất khẩu.
- Khối lượng cà phê xuất khẩu:
+ Tăng liên tục do SL cà phê nhân tăng và thị trường xuất khẩu ngày càng
được mở rộng. Năm 1995 và 2005 có khối lượng cà phê xuất khẩu lớn hơn sản
lượng cà phê nhân do có cà phê tồn kho từ những năm trước.
7.1.3.3. Bảng số liệu trong bài tập 4 (SGK tr 97):
Sản lƣợng thịt các loại (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm

Tổng số

Thịt trâu

Thịt bò

Thịt lợn

Thịt gia
cầm


1996

1412,3

49,3

70,1

1080,0

212,9

2000

1853,2

48,4

93,8

1418,1

292,9

2005

2812,2

59,8


142,2

2288,3

321,9

a) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thịt các loại và tổng sản lượng thịt
của nước ta, giai đoạn 1996 – 2005 là dạng biểu đồ nào?
b) Biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng thịt các loại của nước ta, giai đoạn
1996 – 2005 là dạng biểu đồ nào?
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

9


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

c) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thịt các loại của nước ta,
giai đoạn 1996 – 2005 là dạng biểu đồ nào?
d) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt các loại và
tổng sản lượng thịt của nước ta, giai đoạn 1996 – 2005 là dạng biểu đồ nào?
e) Hãy phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu
sản lượng thịt các loại của nước ta qua các năm 1996, 2000 và 2005. (Câu hỏi
trong SGK tr 97)
Gợi ý
a) Từ khóa là từ “thể hiện sản lượng thịt các loại và tổng sản lượng thịt”, đề yêu
cầu thể hiện 4 đối tượng thành phần và 1 đối tượng tổng (4 thành phần cộng lại
ra tổng) chúng có cùng 1 đơn vị đo nên chọn dạng biểu đồ cột chồng 1 trục tung.

b) Từ khóa là từ “so sánh”, yêu cầu thể hiện 4 đối tượng có cùng đơn vị đo nên
chọn dạng biểu đồ cột ghép 4.
c) Từ khóa là từ “cơ cấu”, yêu cầu thể hiện cơ cấu trong 3 năm nên chọn dạng
biểu đồ tròn.
d) Từ khóa là từ “tốc độ tăng trưởng” nên chọn dạng biểu đồ đường (đường
chung gốc 100%).
e) Hãy phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu
sản lượng thịt các loại của nước ta qua các năm 1996, 2000 và 2005.
Cơ cấu sản lƣợng thịt các loại, giai đoạn 1996 - 2000 (Đơn vị: %)
Năm

Tổng số

Thịt trâu

Thịt bò

Thịt lợn

Thịt gia
cầm

1996

100

3,5

5,0


76,5

15,0

2000

100

2,6

5,1

76,5

15,0

2005

100

2,1

5,1

81,3

11,4

* Tình hình phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản
lượng thịt các loại qua các năm 1996, 2000, 2005:

- Ngành chăn nuôi phát triển đa dạng gồm: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ
(lợn,...), gia cầm.
- Trong giai đoạn 1996 – 2005 ngành chăn nuôi nước ta phát triển mạnh mẽ. Sản
lượng thịt nói chung và sản lượng thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm đều tăng
lên và có sự thay đổi trong cơ cấu các loại thịt.
+ Tổng sản lượng thịt tăng gấp 2 lần (từ 1412,3 lên 2812,2 nghìn tấn).
+ Các loại thịt đều có sản lượng tăng nhanh, trong đó tăng nhanh nhất là thịt lợn
(gấp 2, 2 lần), tiếp đến là thịt lợn (tăng gấp 2 lần), gia cầm tăng gấp 1,5 lần, tăng
ít nhất là thịt trâu, cụ thể:
Thịt trâu: sản lượng thịt tăng liên tục từ 49,3 nghìn tấn lên 59,8 nghìn tấn,
nhưng tỉ trọng lại giảm liên tục từ 3,5% xuống 2,1%.
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

10


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

Thịt bò: có sản lượng tăng nhanh từ 70, 1 nghìn tấn lên 142,2 nghìn tấn, tỉ
trọng cũng tăng lên từ 5% lên 5,1%.
Thịt lợn: sản lượng tăng nhanh từ 1080 nghìn tấn lên 2288,3 nghìn tấn, tỉ
trọng cũng tăng lên khá nhanh từ 76,5% lên 81,2%.
Thịt gia cầm: sản lượng tăng lên khá nhanh từ 212,9 nghìn tấn lên 321,9
nghìn tấn, tỉ trọng giảm từ 15,1% xuống 11,5%.
* Cơ cấu có sự chênh lệch: tỉ trọng thịt lợn luôn cao nhất (81.3% năm 2005) và
nhỏ nhất là thịt trâu (2,1% năm 2005).
* Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng thịt trâu, thịt gia cầm, tăng
tỉ trọng thịt bò và thịt lợn.

BÀI 23: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH
SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
7.1.3.4. Bảng 23.1(SGK tr 98)
Bài tập 1 (SGK tr 98)
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nƣớc ta (giá so sánh 1994)

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Lƣơng

Rau đậu

thực

Cây công

Cây ăn

Cây

nghiệp

quả

khác


1990

49 604,0

33 289,6

3 477,0

6 692,3

5 028,5

1 116,6

1995

66 183,4

42 110,4

4 983,6

12 149,4

5 577,6

1 362,4

2000


90 858,2

55 163,1

6 332,4

21 782,0

6 105,9

1 474,8

2005

107 897,6

63 852,5

8 928,2

25 585,7

7 942,7

1 588,5

a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm
cây trồng.
b) Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn

tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị
sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương
thực, thực phẩm và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới?
Gợi ý
a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm
cây trồng.
- Chọn năm 1990 làm gốc = 100%.
- Tốc độ tăng trưởng năm sau = (Số liệu năm đó/ Số liệu năm gốc) x 100%

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

11


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

- Ta có BSL sau:
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây
(Đơn vị: %)
Năm

Tổng
Số

Lương
thực


Rau đậu

Cây
CN

Cây ăn quả

Cây khác

1990

100

100

100

100

100

100

1995

133,4

126,5

143,3


181,5

110,9

122,0

2000

183,2

165,7

182,1

325,5

121,4

132,1

2005

217,5

191,8

256,8

382,3


158,0

142,3

b) Vẽ biểu đồ đường (chung gốc 100%)
c)
* Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị
sản xuất ngành trồng trọt.
- Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất
ngành trồng trọt:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây đều
tăng liên tục nhưng tốc độ tăng khác nhau:
. Cây lương thực tăng 91,8% (1,9 lần).
. Cây rau đậu tăng 156,8% (2,6 lần).
. Cây công nghiệp tăng 282,3% (3,8 lần).
. Cây ăn quả tăng 58,0% (1,6 lần).
. Cây khác tăng 42,3% (1,4 lần).
=> Tăng nhanh nhất là cây công nghiệp, thứ 2 là cây rau đậu. Cả hai nhóm cây
này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của chung của ngành
trồng trọt nên trong cơ cấu giá trị sản xuất phân theo nhóm cây trồng thì 2 nhóm
cây nàu tăng tỉ trọng.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ
tăng trưởng của ngành trồng trọt.-> Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và
cây khác.
– Sự thay đổi trên phản ánh trong sản xuất lương thực, thực phẩm và trong việc
phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới.
+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hướng đa dạng hóa, các loại
rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra

nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

12


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

+ Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích
các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp nhiệt đới.
7.1.3.5. Bảng 23.2(SGK tr 99)
Bài tập 2 (SGK tr 99), có bổ sung:
Cho bảng số liệu:
Bảng 23.2. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công
nghiệp lâu năm
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm

Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm

1975

210,1

172,8

1980


371,7

256,0

1985

600,7

470,3

1990

542,0

657,3

1995

716,7

902,3

2000

778,1

1451,3

2005


861,5

1633,6

a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm
và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.
b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (phân theo cây công
nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm) có liên quan như thế nào đến sự
thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp?
c) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây
công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 1980 và
2000 là dạng biểu đồ nào?
d) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi tỉ trọng diện tích gieo trồng cây
công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 1975
– 2005 là dạng biểu đồ nào?
e) Biểu đồ thích hợp nhất so sánh diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng
năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 1975 – 2005 là dạng
biểu đồ nào?
g) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích gieo trồng cây công
nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 1975 –
2005 là dạng biểu đồ nào?
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

13


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần


h) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng cây
công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 1975
– 2005 là dạng biểu đồ nào?
Gợi ý
a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm
và cây công nghiệp lâu năm từ năm 1975 đến năm 2005.
* DT cây CN lâu năm và hàng năm đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau:
- DT cây CN hàng năm tăng 651,4 nghìn ha (4,1 lần) nhưng có sự biến động.
+ Từ 1975 – 1985 tăng liên tục (d/c).
+ Từ 1985 – 1990 lại giảm (d/c).
+ Từ 1990 – 2005 tăng liên tục (d/c).
- DT cây CN lâu năm tăng liên tục (tăng 1460,8 nghìn ha; 9,5 lần).
-> DT cây CN lâu năm tăng nhanh hơn DT cây CN hàng năm.
* DT cây CN lâu năm và hàng năm có sự chênh lệch:
- Từ 1975 – 1985 thì DT cây CN hàng năm luôn lớn hơn DT cây CN lâu năm,
cụ thể năm 1985 hơn 1,3 lần.
- Nhưng từ 1990 – 2005 thì DT cây CN lâu năm lại luôn lớn hơn DT cây CN
hàng năm, cụ thể năm 2005 hơn 1,9lần.
* Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta từ năm 1975 – 2005 tăng liên tục,
tăng (tăng 2112,2 nghìn ha (tăng 6,5 lần).
b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (phân theo cây công
nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm) có liên quan như thế nào đến sự
thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp?
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nƣớc ta, giai đoạn 1975 – 2005
(Đơn vị: %)
Năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm

1975


54,9

45,1

1980

59,2

40,8

1985

56,1

43,9

1990

45,2

54,8

1995

44,3

55,7

2000


34,9

65,1

2005

34,5

65,5

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

14


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

* Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 1975 – 2005
có sự chênh lệch:
- Từ 1975 – 1985: Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm lớn hơn tỉ trọng
diện tích cây CN lâu năm (năm 1985 hơn 12,2%).
- Từ 1990 – 2005: Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn tỉ trọng
diện tích cây CN lâu năm (năm 2005 hơn 31%).
* Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 1975 – 2005
có sự chuyển dịch:
- Tỉ trọng diện tích cây CN hàng năm giảm 25%.
- Tỉ trọng diện tích cây CN lâu năm tăng 25%.
-> Chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng diện tích cây CN hàng năm, tăng tỉ

trọng diện tích cây CN lâu năm.
* Sự liên quan giữa sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp (phân
theo cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm) đến sự thay đổi
trong phân bố sản xuất cây công nghiệp:
-Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự
thay đổi trong phân bố cây công nghiệp từ hình thành và phát triển các vùng
chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là các cây công nghiệp lâu năm như các
vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.
BÀI 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP (SGK tr
100)
7.1.3.6. Bảng 24.1(SGK tr 102):
Bảng 24.1. Sản lƣợng và giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm
Năm
Sản lượng và
giá trị sản xuất

1990

1995

2000

2005

Sản lượng (nghìn tấn)

890,6 1.584,4 2.250,5 3.465,9

- Khai thác


728,5 1.195,3 1.660,9 1.987,9

- Nuôi trồng

162,1 389,1

589,6

1.478,0

Giá trị sản xuất
(tỉ đồng, giá so sánh 1994)

8.135 13.524

21.777

38.726,9

- Khai thác

5.559 9.214

13.901

15.822,0

- Nuôi trồng

2.576 4.310


7.876

22.904,9

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

15


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

a) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản khai thác, nuôi trồng và
tổng sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn trên là dạng biểu đồ nào?
b) Biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của
nước ta, giai đoạn trên là dạng biểu đồ nào?
c) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động sản lượng thủy sản khai thác,
nuôi trồng và tổng sản lượng thủy sản của nước ta, giai đoạn trên là dạng biểu đồ
nào?
d) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản
khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn trên là dạng biểu đồ nào?
e) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản khai thác, nuôi trồng, tổng
sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta, giai đoạn trên là
dạng biểu đồ nào?
g) Nhận xét sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta, giai đoạn trên.
Gợi ý
a) Từ khóa là “ thể hiện sản lượng thủy sản khai thác, nuôi trồng và tổng sản
lượng thủy sản”, trong đó tổng sản lượng thủy sằn bằng khai thác cộng nuôi

trồng nên chọn dạng biểu đồ cột chồng.
b) Từ khóa là “ so sánh nên chọn dạng biểu đồ cột ghép đôi.
c) Từ khóa là “ sự biến động” nên chọn dạng biểu đồ đường (không xử lý số
liệu).
d) Từ khóa là “ sự chuyển dịch cơ cấu” trong 4 năm nên chọn dạng biểu đồ
miền.
e) Đề yêu cầu thể hiện 4 đối tượng, có 2 đơn vị khác nhau và qua nhiều năm nên
chọn dạng biểu đồ kết hợp cột chồng và đường (trong đó đường thể hiện giá trị
sản xuất thủy sản)
g) Nhận xét sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta, giai đoạn trên.
* Sản lượng:
- Từ 1990 – 2005, tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục (tăng 2575,3 nghìn tấn,
3,9 lần).
- Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục (tăng 1259,4 nghìn tấn, 2,7 lần).
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục (tăng 1315,9 nghìn tấn, 9,1 lần).
-> Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
- Từ 1990 – 2005, sản lượng thủy sản khai thác vẫn lớn hơn sản lượng thủy sản
nuôi trồng, năm 2005 hơn 1,3 lần.
* Giá trị sản xuất:
- Từ 1990 – 2005, tổng giá trị sản xuất thủy sản tăng liên tục (tăng 30591,9 tỉ
đồng, 4,8 lần).
- Giá trị thủy sản khai thác tăng liên tục (tăng 10263 tỉ đồng, 2,8 lần).
- Giá trị thủy sản nuôi trồng tăng liên tục (tăng 20328,9 tỉ đồng, 8,9 lần).
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

16


Sáng kiến kinh nghiệm


GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

-> Giá trị thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
- Từ 1990 – 2000, giá trị thủy sản khai thác lớn hơn giá trị thủy sản nuôi trồng.
Riêng năm 2005 thì giá trị thủy sản nuôi trồng lại cao hơn giá trị thủy sản khai
thác, hơn 1,4 lần.
7.1.3.7. Bảng 24.2(SGK tr 103):
Bảng 24.2. Sản lƣợng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005
phân theo vùng
Các vùng

Cả nước
Trung du và miền núi Bắc
Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Sản lượng tôm nuôi
(tấn)

Sản lượng cá nuôi
(tấn)

1995

2005


1995

2005

55.316

327.194

209.142

971.179

548

5.350

12.011

41.728

1.331

8.283

48.240

167.517

888


12.505

11.720

44.885

4.778

20.806

2.758

7.446

-

63

4.413

11.093

650

14.426

10.525

46.248


47.121

265.761

119.475

652.262

a) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu sản lượng tôm nuôi và cá
nuôi của nước ta phân theo vùng, năm 2005 là dạng biểu đồ nào?
b) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng tôm nuôi và cá nuôi của nước ta
phân theo vùng, năm 2005 là dạng biểu đồ nào?
c) Do có điều kiện thuận lợi nào mà Đông bằng sông Cửu Long trở thành vùng
nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta ? (Câu hỏi trong SGK tr103)
Gợi ý
a) Từ khóa là từ “qui mô và cơ cấu” nên chọn dạng biểu đồ tròn (có bán kính
khác nhau)
b) Yêu cầu thể hiện sản lượng tôm nuôi, cá nuôi của nước ta phân theo vùng
trong 1 năm nên chọn dạng biểu đồ cột ghép đôi (trục tung có đơn vị là tấn, trục
hoành là vùng; 2 cột ghép nhau, trong đó 1 cột là tôm nuôi, 1 cột là cá nuôi).
c) Do có nhiều điều kiện thuận lợi mà Đông bằng sông Cửu Long trở thành vùng
nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta:
- Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích
hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Đặc biệt vùng có hơn
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

17



Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

179,000 ha diện tích rừng ngập mặn, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm
cá) hết sức thuận lợi.
- Nguồn nước mặt trong vùng khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông và kênh đào
khá chằng chịt, mgang nguồn nước dàn trải hầu như rộng khắp đồng bằng, mà
lớn nhất, chủ yếu nhất là hai hệ thống sông chính : hệ thống sông Cửu Long và
hệ thống sông Vàm Cỏ.
-Người dân có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
BÀI 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (SGK tr106)
7.1.3.8. Bảng 25.3 (SGK tr 110):
Số lƣợng và cơ cấu trang trại phân theo loại hình sản xuất
Loại hình sản xuất

Năm 2001

Năm 2006

Số

Cơ cấu

Số

Cơ cấu

lượng


(%)

lượng

(%)

Tổng số

61017

100,0

113730

100,0

Trồng cây hàng năm

21754

35,7

32611

28,7

Trồng cây lâu năm

16578


27,2

22918

20,1

Chăn nuôi

1761

2,9

16708

14,7

Lâm nghiệp

1668

2,7

2661

2,3

Nuôi trồng thuỷ sản

17016


27,8

34202

30,1

Sản xuất kinh doanh tổng hợp

2240

3,7

4630

4,1

a) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng trang trại phân theo loại hình sản
xuất năm 2001 và 2006 là dạng biểu đồ nào?
b) Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu trang trại phân theo loại
hình sản xuất năm 2001 và 2006 là dạng biểu đồ nào?
c) Nhận xét số lượng và cơ cấu trang trại phân theo loại hình sản xuất năm 2001
và 2006.
Gợi ý
a) Đề yêu cầu thể hiện 1 đối tượng qua 2 năm nên chọn dạng biểu đồ cột ghép
đôi .
b) Từ khóa là “qui mô và cơ cấu” nên chọn dạng biểu đồ tròn.

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

18



Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

c) Nhận xét
* Số lượng trang trại:
- Tổng số trang trại năm 2006 nhiều hơn 2001 (hơn 1,9 lần).
- Năm 2006, số lượng trang trại phân theo loại hình sản xuất có sự chênh lệch:
Nhiều nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản (34202 trang trại), thứ 2 là trang trại
trồng cây hàng năm (32 611 trang trại), thứ 3 là cây lâu năm, thứ 4 là chăn nuôi,
thứ 5 là sản xuất kinh doanh tổng hợp và ít nhất là số trang trại lâm nghiệp.
- Từ 2001 – 2006, số lượng trang trại phân theo loại hình sản xuất đều tăng
nhưng mức tăng khác nhau:
+ Số lượng trang trại trồng cây hàng năm tăng 1,5 lần.
+ Số lượng trang trại trồng cây lâu năm tăng 1,4 lần.
+ Số lượng trang trại chăn nuôi tăng 9,5 lần.
+ Số lượng trang trại lâm nghiệp tăng 1,6 lần.
+ Số lượng trang trại nuôi trồng thủy sản tăng 2,0 lần.
+ Số lượng trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp tăng 2,1 lần.
=> Tăng nhanh nhất là số lượng trang trại chăn nuôi, thứ 2 là trang trại sản xuất
kinh doanh tổng hợp, thứ 3 là trang trại nuôi trồng thủy sản, tăng chậm nhất là
số lượng trang trại trồng cây lâu năm.
7.1.3.9. Hình 25 (SGK tr 111):

Hình 25: Số lƣợng trang trại phân theo năm thành lập trang trại và phân
theo vùng
Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế


19


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

a) Nhận xét số lượng trang trại phân theo năm thành lập trang trại và phân theo
vùng của nước ta thời kỳ trên.
b) Quan sát hình 25 và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế
trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Gợi ý
a) Nhận xét số lượng trang trại phân theo năm thành lập trang trại và phân theo
vùng của nước ta thời kỳ trên.
- Số lượng trang trại phân theo năm thành lập có sự khác
nhau: + Ít nhất là giai đoạn trước năm 1995.
+ Nhiều nhất là từ 2000 – 2005, nhất là ở vùng ĐBSCL (d/c).
-> Như vậy, theo thời gian, số lượng trang trại được thành lập ngày càng nhiều.
- Số lượng trang trại phân theo vùng có sự chênh lệch:
+ ĐBSCL luôn có số lượng trang trại nhiều nhất (56582 trang trại).
+ Thứ 2 là vùng ĐNB (15864 trang trại).
+ Thứ 3 là DHNTB (10082 trang trại).
+ Thứ 4 là ĐBSH (9637 trang trại).
+ Thứ 5 là Tây Nguyên (9623 trang trại).
+ Thứ 6 là Bắc Trung Bộ (6706 trang trại).
+ Ít nhất là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (5868 trang trại).
b) Kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long vì là vùng có
nhiều điều kiện để phát triển kinh tế trang trại:
- Tự nhiên: có nhiều thuận lợi như:
+ Địa hình đồng bằng rộng lớn.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
+ Ba mặt giáp với vùng biển rộng lớn, có diện tích rừng ngập mặn lớn,…
+ Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt….
- Kinh tế - xã hội:
+ Có nhiều ngành phát triển như chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi trồng thủy
sản.
+ Chính sách của nhà nước trong việc ưu tiên phát triển kinh tế trang trại.
+ Gần thị trường tiêu thụ rộng lớn (Đông Nam Bộ).
+ Dân cư lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
+ Các cơ sở chế biến đã và đang phát triển.
- Mặt khác kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu lợi nhuận, tạo ra
nhiều sản phẩm hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm…nên được chú trọng
phát triển.

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

20


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

BÀI 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP (SGK tr113)
7.1.3.10. Hình 26.1 (SGK tr 113):

Hình 26.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế
phân theo 3 nhóm ngành (Đơn vị: %)
Quan sát biểu đồ trên, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp theo ngành của nước ta.

Gợi ý
* Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo 3 nhóm ngành
của nước ta có sự chênh lệch:
- Trong cả 2 năm thì:
+ Công nghiệp chế biến đều chiếm tỉ trọng cao nhất (83,2% năm 2005).
+ Chiếm tỉ trọng cao thứ 2 là công nghiệp khai thác (11,2% năm 2005).
+ Thấp nhất là công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước (5,6% năm
2005).
* Từ 1996 – 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo
3 nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch:
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng 3,3%.
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm 2,7%.
- Tỉ trọng công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước giảm 0,6%.
-> Chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể
hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

21


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

BÀI 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM (SGK tr 118)
7.1.3.11. Hình 27.2 (SGK tr 119):

Hình 27.2. Sản lƣợng than, dầu mỏ và điện của nƣớc ta

Nhận xét sự biến động sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta giai
đoạn trên.
Gợi ý
* Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta, giai đoạn trên đều tăng liên tục
nhưng tốc độ tăng khác nhau:
- Dầu mỏ tăng 15,8 triệu tấn (6,9 lần).
- Than tăng 29,5 triệu tấn, (7,4 lần).
- Điện tăng 43,3 tỉ kwh, (5,9) lần.
=> Tăng nhanh nhất là than, thứ 2 là dầu mỏ và tăng chậm nhất là điện.

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

22


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

BÀI 29: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH
SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP (SGK tr 128)
7.1.3.12. Bảng 29.1 (SGK tr 128):
Bảng 29.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá
thực tế)
(Đơn vị: tỉ đồng)

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét.
Gợi ý
* Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân

theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005
- Xử lý số liệu (%)
Bảng: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
(giá thực tế)
(Đơn vị: %)

- Tính tương quan bán kính:
+ Chọn bán kính hình tròn năm 1996 làm gốc: R1996= 1
(ĐVBK) -> R2005 = √991049/ 149432 = 2,6 lần
- Vẽ: (Vẽ 2 hình tròn với bán kính như trên với đủ nội dung)
- Nhận xét:
+ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta
có sự chênh lệch:
.Năm 1996, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần Nhà nước (49,6%), thấp nhất
là tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước (23,9%).

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

23


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

.Năm 2005, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài (43,7%), thấp nhất là tỉ trọng kinh tế Nhà nước (25.1%).
+ Từ 1996 – 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch:
. Tỉ trọng kinh tế Nhà nước giảm 24,5%.

. Tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước tăng 7,3%.
. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2%.
-> Chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước, tăng
tỉ trọng kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
7.1.3.13. Bảng 29.2 (SGK tr 128):
Cho bảng số liệu:
Bảng 29.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ
(Đơn vị:
%)
Năm

1996

2005

Vùng
Đồng bằng sông Hồng

17.1

19.7

Trung du và miền núi Bắc Bộ

6.9

4.6

Bắc Trung Bộ


3.2

2.4

Duyên hài Nam Trung Bộ

5.3

4.7

Tây Nguyên

1.3

0.7

Đông Nam Bộ

49.6

55.6

Đồng bàng sông Cửu Long

11.2

8.8

Không xác định


5.4

3.5

Hãy nêu nhận xét về sư chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo
vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005.
Gợi ý
- Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp nước ta không đồng đều giữa các vùng.
Lớn nhất là ĐNB, sau đó đến ĐBSH và tiếp theo là ĐBSCL, các vùng còn lại có
tỷ trọng nhỏ (d/ chứng).

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

24


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Nguyễn Thị Thu Ngần

- Xu hướng chuyển dịch: Tỉ trọng công nghiệp ở ĐBSH và ĐNB tăng lên trong
khi các vùng còn các vùng còn lại giảm (d/c). Tăng mạnh nhất là ĐNB và giảm
mạnh nhất là ĐBSCL và TDMN Bắc Bộ.
⟹ Có sự thay đổi như vậy trong cơ cấu là vì trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, tập trung khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và phát huy thế mạnh vùng nên vùng Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Hồng là hai vùng với nền tảng công nghiệp từ lâu sẽ có tốc độ phát triển và tăng
trưởng nhanh hơn cả so với các vùng còn lại.

BÀI 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC(SGK tr 131)

7.1.3.14. Bảng trong bài tập 2 (SGK tr 136):
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu vận tải của nƣớc ta năm 2004
Số lƣợng hành khách
Loại hình vận tải

Khối lƣợng hàng hóa

Vận
chuyển

Luân
chuyển

Vận
chuyển

Luân
chuyển

Đường sắt

1,1

9,0

3,0

3,7


Đường bộ

84,4

64,5

66,3

14,1

Đường sông

13,9

7,0

20,0

7,0

Đường biển

0,1

0,3

10,6

74,9


Đường hàng không

0,5

19,2

0,1

0,3

a) Để thể hiện cơ cấu số lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển thì dạng
biểu đồ nào thích hợp nhất?
b) Phân tích bảng số liệu trên, nhận xét về cơ cấu vận tải hành khách và cơ
cấu vận chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta.
Gợi ý
a) Từ khóa là “cơ cấu” trong 1 năm nên chọn biểu đồ tròn.
b)
* Về cơ cấu vận tải hành khách có sự chênh lệch:
- Đường bộ có số lượng hành khách lớn nhất trong tất cả các loại hình (chiếm
84,4 % trong cơ cấu vận chuyển và 64,5% cơ cấu luân chuyển) nhờ tính cơ động
và nhanh của loại hình này.
- Đường sông đứng thứ 2 về tỉ trọng cơ cấu vận chuyển (13,9%) nhưng hành
khách luân chuyển lại thấp (7%).

Hƣớng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu và biểu đồ phần Địa lí các ngành kinh tế

25



×