Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 chương châu Á để dạy phần khu vực Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 37 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
Địa lí 8 - chương châu Á để dạy phần khu vực Nam Á”
1.

Lời giới thiệu.

Từ xưa, cha ông ta đã nói “Trăm nghe không bằng một thấy”, đó là kết
luận rút ra từ thực tế nhận thức sự vật. Nhận thức luận Mác-xít cũng nêu rõ tầm
quan trọng của việc dạy học có dùng trực quan. Nhận thức của con người diễn ra
theo con đường biện chứng. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Một số nhà giáo dục nổi tiếng như Cô-mensky (Tiệp Khắc) cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 đã đề cao việc dạy học có dùng
trực quan, ông cho đó là một “nguyên tắc vàng ngọc”. Hay Pê-xta-lô-zi nhà
giáo dục Thụy Sĩ (TK 18) đã khẳng định rằng “nhận thức sự vật bằng nhiều
giác quan bao nhiêu thì những phán đoán của chúng ta càng đúng bấy
nhiêu”. Bác Hồ đã từng dạy: “Các thầy cô phải tìm cách dạy … dạy thế nào để
học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Trong lúc học cũng cần làm cho
chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học …”.
Quả thực, đồ dùng trực quan môn Địa lí có vai trò vô cùng quan trọng
trong dạy học, nó cung cấp những kiến thức kỹ năng phổ thông cơ bản và hình
thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh. Điều đó được trình bày ở sách
giáo khoa thông qua hệ thống kênh chữ và kênh hình. Như vậy, để nắm chắc
kiến thức địa lí, phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống
kênh hình và kênh chữ. Sở dĩ như vậy, vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai
trò là phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri
thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình
học tập. Bên cạnh đó thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh
được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử
dụng kênh hình còn giúp giáo viên tổ chức dạy và học theo đặc trưng bộ môn
đạt hiệu quả cao. Trong thời gian gần đây, sách giáo khoa Địa lí có nhiều thay


đổi phù hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó số lượng kênh hình
chiếm tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số
liệu… và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan đảm bảo
thuận lợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tích cực chủ động của học
sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy việc khai thác kênh hình của học
1


sinh rất lúng túng: khi gọi học sinh phân tích lược đồ hay bảng số liệu các em
không biết làm như thế nào, trả lời điều gì ? Điều đó cho thấy nhiều em chưa có
kĩ năng khai thác kênh hình. Để khai thác được tối đa hệ thống kiến thức của
sách giáo khoa, việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác kênh hình
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí. Vậy, tôi
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về khai thác kênh hình, với quy mô cho phép
của đề tài này tôi tập trung nghiên cứu và ứng dụng “Hướng dẫn học sinh khai
thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 - chương châu Á để dạy phần
khu vực Nam Á”
2. Tên sáng kiến:
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 chương Châu Á để dạy phần khu vực Nam Á”
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
“Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8chương châu Á để dạy phần khu vực Nam Á”
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Ngày 05 tháng 6 năm 2017.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5. 1. Nội dung của sáng kiến:
a. Cơ sở lý luận.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng, khai thác kênh hình Địa 8 giúp các em hiểu và
nắm bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến thức lâu
hơn. Bên cạnh đó, còn rèn cho học sinh khả năng tư duy lô gíc, kỹ năng so sánh
các đối tượng địa lí và rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận chính xác trong việc học Địa lí từ

đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn và say mê nghiên cứu. Muốn rèn kỹ năng
sử dụng và khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8, cả giáo viên và học sinh cần
phải nắm vững hệ thống kiến thức lý thuyết, tri thức về kênh hình.
Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan là một trong những nguồn
thông tin cung cấp kiến thức quan trọng, nó có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp
học sinh nắm bắt kiến thưc dễ dàng và bền vững .
Kênh hình là một vật thể hoặc một nhóm vật thể được sử dụng trong quá
trình dạy học để nâng cao hiệu quả bài học, giúp học sinh lĩnh hội những khái
2


niệm những quy luật, các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Đồng thời, nó là phương tiện
kết nối giữa giáo viên và học sinh trong các hoạt động dạy và học.
Kênh hình trong dạy học địa lí có vai trò quan trọng, nó không chỉ là
phương tiện trực quan và đồ dùng mà còn là tri thức địa lí quan trọng. Qua đó,
học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hứng thú say mê học tập.
Kênh hình giúp học sinh khám phá ra bản chất, quy luật của nhiều sự vật,
hiện tượng địa lí trừu tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững kiến
thức và ghi nhớ bền lâu.
Kênh hình còn góp phần kích thích hứng thú say mê học tập, tạo ra động cơ
học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực với tài liệu học tập mới. Bên cạnh
đó còn rèn luyện cho các em tư duy phân tích, tổng hợp phát hiện ra bản chất
của sự vật hiện tượng ẩn sâu các hình thức biểu hiện bên ngoài, kích thích tính
tò mò và lòng ham hiểu biết của các em.
b. Đặc điểm chung của lớp.
Bản thân tôi được phân công giảng dạy Địa lí lớp 8. Riêng bộ môn địa khối
lớp 8, tôi đã trực tiếp giảng dạy nhiều năm. Thực tế, tôi thấy học sinh tiếp nhận
kiến thức rất chậm và kém. Đặc biệt vấn đề kỹ năng khi sử dụng, khai thác kênh
hình.
Qua các đợt hội thảo các thầy, cô cũng nói khá nhiều về vấn đề khai thác và

sử dụng kênh hình. Điểm khó nhất là hướng dẫn học sinh như thế nào để học
sinh tiếp cận với kênh hình một cách nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
Về mặt sinh lí: các em đang trong giai đoạn phát triển có sức khỏe học tập
với thời gian tương đối dài.
Về mặt trí lực: các em có năng lực quan sát và tư duy nhạy bén, có khả
năng phân tích, tổng hợp hơn học sinh lớp 7. Ngoài ra, tính tích cực của các em
tăng lên rõ rệt, các em có biểu hiện hứng thú trong tiết học giáo viên sử dụng
linh hoạt các phương pháp.
Về tính cách: các em đều thể hiện rõ cá tính thích tranh luận, thích bày tỏ ý
kiến bản thân.
Từ những đặc điểm trên đòi hỏi giáo viên trong quá trình giảng dạy phải có
những cải tiến, đổi mới sao cho phù hợp. Lúc này giáo viên có vai trò trong việc
kích thích hứng thú học tập của học sinh, thay vì sử dụng phương pháp truyền
thụ theo lối thuyết trình, giảng giải sang sử dụng các phương pháp dạy tích cực
3


kết hợp với kênh hình. Quá trình dạy học không còn là sự nhồi nhét kiến thức
mà học sinh có cơ hội tự khám phá tri thức, được quyền bày tỏ quan điểm, ý
kiến của mình.
Chính vì vậy, sử dụng và khai thác kênh hình là một điều kiện tốt để các em
tự mình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
c. Thực trạng khi thực hiện.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó
khăn như sau:
* Thuận lợi.
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến việc giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan,
đặc biệt là kênh hình để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các tiết dạy
của giáo viên giáo viên, qua các buổi dự giờ, kiểm tra toàn diện, kiểm tra hồ sơ

sổ sách. Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên động viên, khích lệ đối với
những giáo viên luôn có sự sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học
Địa lí.
Nhà trường đầu tư mua sắm tương đối đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục
vụ cho giảng dạy như: tranh ảnh, sách giáo khoa,... Khuyến khích giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học như: Tạo các bức ảnh, tranh
mẫu, bản đồ, lược đồ...từ phần mềm powerpont, Photoshop.
Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có máy chiếu được bố trí vị trí treo đồ dùng
trực quan, giúp cho học sinh rễ quan sát, theo dõi, nắm bắt kiến thức truyền thụ
của thầy cô.
Bản thân có trình độ đào tạo trên chuẩn, nhiều năm liền được phân công
phụ trách lớp 8 nên đã nắm chắc được vốn hiểu biết của học sinh về học tập môn
Địa lí. Được tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nâng cao và cách hướng
dẫn kỹ năng khai thác kênh hình sách giáo khoa cho học sinh. Tôi không ngừng
cố gắng tự học, tự tìm tòi những cái mới, những đề tài mở khác nhau để thu hút
học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
Bên cạnh những thuận lợi, bản thân tôi khi mới thực hiện đề tài còn gặp
một số khó khăn như sau:
* Khó khăn.

4


Một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hệ thống kênh
hình, cho rằng kênh hình chỉ là đồ dùng trực quan nên sử dụng kênh hình chỉ
mang tính chất minh họa cho kênh chữ chưa khai thác nội dung cũng như hướng
dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình. Hoặc do sự phân bố thời gian
trong tiết học chưa hợp lí nên không còn thời gian khai thác kênh hình. Mặt
khác, kĩ năng giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhìn chung
còn nhiều hạn chế. Giáo viên đã biết sử dụng kênh hình nhưng không thường

làm, nên còn thiếu thành thạo dẫn đến lúng túng không biết cách tiếp cận để
khai thác kiến thức từ kênh hình.
Về phía học sinh, khi trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy kỹ năng khai thác
kênh hình như lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê… của một bộ phận lớn
học sinh còn rất yếu. Vì nhiều học sinh vẫn coi đây là môn phụ nên học tập
không nghiêm túc, mang tính chống đối, không duy trì hứng thú lâu dài với môn
học.
Về phía gia đình các em cũng không thúc giục các em đầu tư thời gian vào
môn này, cho rằng môn này không thi vào cấp III, không cần học nhiều để giành
thời gian học môn chính. Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối
quan hệ tự nhiên - xã hội rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên
học sinh ít thích học. Do vậy chất lượng bài kiểm tra các em thường thấp.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có phương pháp sử dụng và khai thác kênh
hình cụ thể, đảm bảo đúng vai trò và chức năng của kênh hình trong sách giáo
khoa Địa lí. Cụ thể ở đề tài này là sử dụng và khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa Địa lí 8 - chương châu Á để dạy phần Nam Á.
* Kết quả khảo sát học sinh trước khi thực hiện đề tài:
Tháng 6 nghỉ hè, chuẩn bị cho năm học 2017- 2018 tôi tiến hành khảo sát
để nắm bắt được kỹ năng sử dụng và khai thác kênh của học sinh trong khối lớp
8, từ đó có biện pháp phù hợp nhằm phát triển kỹ năng cho các em.
Số học sinh khai thác được theo các mức độ
Năm học

2017- 2018

Số học
sinh

123


Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7

5,6

30


24,4

56

45,5

30

24,5

5


* Nhận xét chung:
- 24,5% học sinh chưa biết khai thác kênh hình
- 45,5 % học sinh chưa có kỹ năng khai thác kênh hình
Qua kết quả khảo sát trên, tôi thấy kỹ năng khai thác kênh hình cho học
sinh không đồng đều, đặc biệt là kỹ năng nhận xét,giải thích bảng số liệu thống
kê, miêu tả tranh, ảnh, so sánh tranh ảnh minh họa.
Từ những kết quả khảo sát trên, bản thân tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào
để nâng cao kỹ năng khai thác kênh hình cho học sinh và tạo cho học sinh một
môi trường học tập thật thoải mái, tự tin, không gò bó, giúp các em luôn tích cực
trong giờ học, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
5. 2. Các giải pháp:
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các biện pháp như sau:
- Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
8 nói chung và Nam Á nói riêng.
- Cho học sinh biết các loại kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8.
- Giúp các em nắm vai trò của các kênh hình ở phần Nam Á thông qua các

hình cụ thể.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình trong
sách giáo khoa Địa lí 8 - chương châu Á để dạy phần Nam Á.
+ Các bước sử dụng và khai thác lược đồ.
+ Trình tự các bước sử dụng, khai thác tranh ảnh .
+ Trình tự các bước sử dụng và khai thác bảng số liệu .
Tăng cường cho học sinh làm các bài tập về nhà về lược đồ, bảng số liệu,
sau mỗi lần giao bài tập cho giáo viên cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả làm
bài của học sinh.
Đối với mỗi dạng kênh hình, giáo viên cần rút ra những điểm cần chú ý khi
tiến hành khai thác.
Như vậy, kênh hình có thể khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Để thực
hiện phương pháp trên đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức chuẩn bị bài thật
kĩ thì việc lĩnh hội kiến thức của học sinh có hiệu quả.

6


Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy trong sách giáo khoa Địa lí 8 nội dung
mỗi phần, mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức đều có sự thể hiện của cả kênh hình
và kênh chữ. Phần kênh hình chủ yếu là nguồn tri thức dựa vào đó giáo viên
hướng dẫn học simh tự quan sát, tìm tòi, phát hiện kiến thức …Học sinh dựa vào
việc quan sát các tranh ảnh, lược đồ, lát cắt, bảng số liệu …để tìm kiếm những
thông tin bổ sung cho kênh chữ từ các kênh hình đó.
Kênh hình để dạy học phần Nam Á trong sách giáo khoa Địa lí 8 rất phong
phú:
- Hình10. 1. Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á ( Trang. 33- SGK)
- Hình10. 2. Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á (Trang 35 - SGK)
- Hình11. 1. Lược đồ phân bố dân cư ở Nam Á ( Trang 37 - SGK)
- Ảnh:

+ Hình. 10. 3. Hoang mạc Tha ( Trang 35- SGK)
+ Hình. 10. 4. Núi Hy-ma-lay-a ( Trang 35 SGK -)
+ Hình. 11. 2. Đền Tát Ma- han ( Trang 38- SGK)
+ Hình. 11. 3. Một vùng nông thôn ở Nê-pan ( trang 39 SGK -)
+ Hình 11. 4. Thu hái chè ở Xri Lan - ca.
- Bảng số liệu 11. 1 (Trang 38 - SGK) và 11. 2 (Trang 39 - SGK)
-

Với những nội dung cơ bản trên, mục đích vươn tới của đề tài này chính là
tìm hiểu và ứng dụng cách hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ
kênh hình theo phương pháp tích cực để dạy học phần Nam Á. Qua đó, giúp học
sinh phát triển năng lực tư duy, óc thông minh, sáng tạo, tính tự học của bản thân
để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức.

-

Để rèn cách sử dụng và khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8, tôi đã thực
hiện các giải pháp cụ thể dưới đây:
*Giải pháp 1: Trước hết, cho học sinh nắm đặc điểm kênh hình trong sách
giáo khoa Địa lí 8 nói chung và khu vực Nam Á nói riêng.
Nếu như trước đây, sách giáo khoa với khổ giấy nhỏ, chủ yếu là kênh chữ,
kênh hình rất hiếm hoi. Hiện nay cải cách chương trình và sách giáo khoa kênh
hình được chú trọng trung bình mỗi bài có 4 - 5 kênh hình. Chất lượng kênh
hình tăng lên rõ rệt và phù hợp với hệ thống kênh chữ giúp cho giáo viên tiến

7


hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lí thông qua kênh
hình hiệu quả hơn.

Nhìn chung, các kênh hình được bố trí trên khổ giấy tương đối rộng cho
nên không những đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ mà còn kích thích hứng thú
học tập của học sinh. Dựa vào hệ thống kênh hình được cung cấp, học sinh tri
giác nhanh, phát hiện ra các xu thế chính, các đặc điểm chủ yếu của sự vật hiện
tượng. Ngoài ra một số sơ đồ, biểu đồ còn thể hiện cả mối quan hệ qua lại giữa
các hiện tượng, các quá trình địa lí, các lược đồ trong sách giáo khoa được khái
quát hoá nhằm nhấn mạnh các kiến thức quan trọng nhất.
Kênh hình được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà còn
được thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng địa lí với kênh
hình cũng chiếm một vị trí quan trọng. Lúc này việc rèn luyện kĩ năng địa lí
được chuyển hoá sang việc xây dựng một số loại kênh hình phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh. Ngoài ra, ngay dưới mỗi kênh hình đều có những câu
hỏi đòi hỏi mức độ tư duy của học sinh. Qua hệ thống câu hỏi này khi quan sát
kênh hình học sinh có được những định hướng cụ thể cho việc tự lực tìm ra tri
thức địa lí.
Như vậy, với những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa theo quan
điểm dạy học tích cực tạo ra nhiều tình huống học tập. Kiến thức được trình bày
bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua kênh hình và kênh chữ. Điều này tạo
nên hứng thú học tập bộ môn, kích thích lòng ham hiểu biết giúp việc dạy và
học trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
*Giải pháp 2: Giới thiệu các loại kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí
8 - chương Châu Á và vai trò, ý nghĩa của từng loại.
Loại kênh hình

Số lượng

Bản đồ

7


Át lát thế giới

1

Lược đồ

25

Biểu đồ

6

Tranh ảnh địa lý

11

Bảng số liệu

18

8


2.1 Bản đồ:
+ Chương châu Á có 7 bản đồ quan trọng:
- Bản đồ tự nhiên châu Á: Có vai trò giúp học sinh tìm được vị trí địa lý,
đặc điểm địa hình, khoáng sản, sông ngòi, cảnh quan của châu Á.
- Bản đồ khí hậu châu Á: Học sinh sẽ tìm hiểu được đặc điểm khí hậu của
châu Á, ( Tính đa dạng của khí hậu- sự phân hoá của khí hậu- Giải thích được tại
sao khí hậu châu Á phân hoá như vậy) từ đó xác lập được mối quan hệ giữa địa

hình, vị trí với khí hậu.
- Bản đồ hành chính châu Á: Giúp cho học sinh nhận biết được sự phân
chia lãnh thổ của từng vùng, từng lãnh thổ, từng quốc gia của châu Á. Biết được
thủ đô của từng quốc gia.
- Bản đồ kinh tế châu Á: Có vai trò cho học sinh hiểu được đặc điểm kinh
tế của châu Á. Đó là sự phân bố của ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụnhững thế mạnh kinh tế riêng biệt của từng vùng.
- Những bản đồ khu vực gồm: ( Bản đồ tự nhiên- kinh tế khu vực Tây Nam
Á, Bản đồ tự nhiên- kinh tế khu vực Nam Á, Bản đồ tự nhiên- kinh tế khu vực
Đông Á, Bản đồ tự nhiên- kinh tế khu vực Đông Nam Á, ) Những bản đồ này sẽ
có vai trò giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên - dân cư xã hội - kinh tế
của từng vùng, từng khu vực của châu Á. Hình thành cho các em kỹ năng nhận
xét, so sánh giữa các vùng, các khu vực châu Á.
2.2 Tập bản đồ châu lục:
Đây là tập bản đồ có đầy đủ các châu lục trên thế giới. Muốn cho học sinh
làm việc được với tập bản đồ này giáo viên phải cho các em tìm hiểu về cấu trúc
của tập bản đồ này.
Trong tập bản đồ chú giải đầy đủ về các đối tượng địa lý . Sau tập bản đồ
có bảng từ điển tra cứu các địa danh trong tập bản đồ.Riêng đối với châu Á.Tập
bản đồ giúp các em tìm hiểu được những đặc điểm tự nhiên như: ( Vị trí, địa
hình, cảnh quan, đơn vị hành chính của các quốc gia châu Á ) Qua bản đồ tự
nhiên, bản đồ châu lục, tranh ảnh địa lý về châu á, quốc kỳ của các nước châu Á.
2.3 Lược đồ sách giáo khoa :
Tổng số các lược đồ trong sách giáo khoa có 25 lược đồ.

9


+ Hình 1.1/ 4 -" Lược đồ vị trí địa lý châu Á trên quả địa cầu": Có vai trò
giúp học sinh hiểu được vị trí địa lý của châu Á dựa trên chú giải của lược đồ từ
đó các em sẽ xác lập được kiến thức từ lược đồ này đó là: Châu Á nằm ở bán

cầu Đông, nửa cầu Bắc, tiếp giáp với 3 đại dương, 2 châu lục đây là châu lục
rộng lớn nhất thế giới.
+ Hình 1.2/ 5 - " Lược đồ địa hình khoáng sản sông hồ châu Á": lược đồ
này làm cho các em hiểu được 3 đối tượng tự nhiên của châu Á.
+ Thứ nhất là địa hình có mấy đạng phân bố ở đâu? Hướng của địa hình
như thế nào?
+ Thứ 2 Đặc điểm khoáng sản của châu Á phân bố như thế nào trong
không gian, tìm ra những loại khoáng sản điển hình vai trò của nó đối với các
ngành kinh tế.
+ Thứ 3 Học sinh hiểu được đặc điểm sông ngòi châu Á phân bố thế nào
trong không gian, có thể đọc tên những con sông lớn hướng chảy của sông ngòi
châu Á- Nơi bắt nguồn, nơi đổ ra.
+ Hình 2.1/ 7 -." Lược đồ các đới khí hậu châu Á": Giúp học sinh hiểu
được đặc điểm khí hậu của châu Á gồm 5 đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu, thể
hiện được tính chất đa dạng. Các em hình thành được kĩ năng tổng hợp các mối
quan hệ địa lý giữa vị trí, địa hình, khí hậu.
+ Hình 3.1/ -" Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á": Giúp học
sinh nhận biết từng đới cảnh quan tự nhiên của châu Á, sự phân bố của từng đới
cảnh quan tự nhiên, đới cảnh quan nào có diện tích lớn nhất.
+ Hình 4.1. H 4.2 -"Học sinh nhận ra đặc điểm của từng loại gió, hướng
thổi, thổi vào mùa nào? Thổi từ đâu đến đâu? Bản chất của từng loại gió,
+ Hình 5.1. -" Lược đồ phân bố các chủng tộc châu Á": Cho các em thấy
được châu Á có 3 chủng tộc chính được phân bố ở những khu vực khác nhau.
Chủng tộc người Ơ rôpêôit- ở Tây nam Á, Trung Á, Nam Á. Chủng tộc người
Môn gô lô ít- ở Đông nam Á, Bắc Á, Đông Á. Chủng tộc người Ôx tra lô ít- ở
Đông Á, Nam Á.
+ Hình 6.1 -" Lược đồ dân số và những thành phố lớn của châu Á": Giúp
học sinh hiểu dân cư của châu Á phân bố như thế nào? Những khu vực đông
dân là Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Những khu vực còn lại của châu Á là


10


những khu vực thưa dân. Các em sẽ hiểu được tại sao dân cư của châu Á phân
bố như vậy ? Đọc tên và nắm được những thành phố lớn của châu Á.
+ Hình 7.1 -" Lược phân bố quốc gia và lãnh thổ theo châu lục": Học sinh
nắm được những quốc gia có thu nhập cao nằm ở vùng nào? Mức độ thu nhập
là bao nhiêu? Những quốc gia có thu nhập thấp ở đâu? Mức độ thu nhập là bao
nhiêu? Liên hệ với Việt Nam.
+ Hình 8.1 -" Lược đồ phân bố cây trồng vật nuôi ở châu Á": Học sinh nắm
được đặc điểm kinh tế cây trồng vật nuôi ở châu Á. Sự phân bố của từng nhóm
cây, loại cây, con vật. Đánh giá được hai vùng nông nghiệp riêng biệt của châu
Á với cơ cấu cây trồng vật nuôi khác nhau hoàn toàn.
+ Hình 9.1 -" Lược đồ tự nhiên Tây Nam Á " Học sinh nắm được điều kiện
tự nhiên ( Vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi , cảnh quan của Tây Nam Á) Đặc
biệt là địa hình, khoáng sản, cảnh quan. Từ đó, đánh giá được ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên đến dân cư xã hội kinh tế.
+ Hình 9.3 -" Lược đồ các nước Tây Nam Á ": Học sinh sẽ nắm bắt được
khu vực tây Nam Á có mấy quốc gia? Vị trí của từng quốc gia, thủ đô của từng
quốc gia.
+ Hình 9.4 - " Lược đồ dầu mỏ xuất từ Tây Nam Á đi các nước trên thế
giới" Học sinh nắm được tiềm năng kinh tế chính của Tây Nam Á là nguồn dầu
mỏ, những khu vực hoạt động kinh tế đối ngoại của Tây Nam Á ( Bắc Mĩ, Tây
Âu, Nhật Bản, Châu Đại Dương).
+ Hình 10.1- " Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á": Giúp học sinh hiểu
được những điều kiện tự nhiên của Nam Á ( Vị trí, địa hình , sông ngòi, cảnh
quan....). Để thấy được những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên khu vực này.
+ Hình 10.2_" Lược đồ phân bố lượng mưa Nam Á. Giúp học sinh hiểu
được điều kiện tự nhiên Nam Á . Khu vực nào mưa nhiều khu vực nào mưa ít,
do ảnh hưởng của những yếu tố nào mà lượng mưa phân bố không đều.

+ Hình 11.1- " Lược đồ phân bố dân cư Nam Á": Học sinh hiểu được sự
phân bố dân cư của Nam Á thấy được các đô thị lớn trên 8 triệu dân phân bố ở
những khu vực ven biển. Dân cư Nam Á chủ yếu phân bố ở ven biển.
+ Hình 11.5- " Lược đồ các nước Nam Á" Nâng cao kĩ năng nhận biết về
các quốc gia ở Nam Á, vị trí của từng quốc gia một, quốc gia có diện tích lớn
nhất.
11


+ Hình 12.1- " Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á". Giúp học sinh hiểu
nhận biết được đặc điểm vị trí của Đông Á ( đặc điểm địa hình, núi, cao nguyên,
đồng bằng...hướng của địa hình). Nhận biết được đặc điểm vị trí của từng vùng
lãnh thổ Đông Á, làm rõ đặc điểm khí hậu sông ngòi và cảnh quan của Đông Á.
+ Hình 14.1- " Lược đồ địa hình và hướng gió ở Đông Nam Á". Giúp học
sinh thấy rõ được vị trí của Đông Nam Á, riêng đặc điểm địa hình học sinh thấy
rõ được hai khu vực địa hình ( bán đảo, hải đảo). Đặc biệt phân bố địa hình,
hướng của địa hình, những vùng thường xuyên có núi lửa hoạt động, làm rõ
được đặc điểm khí hậu.
+ Hình 15.1- " Lược đồ các nước đông Nam Á" Học sinh thấy được vị trí
của từng quốc gia Đông Nam Á. So sánh diện tích của từng quốc gia với nhau.
+ Hình 16.1- " Lược đồ phân bố Nông nghiệp, Công nghiệp Đông Nam Á".
Học sinh thấy được những nét cơ bản của kinh tế Đông Nam Á. Sự phân bố của
từng ngành Nông nghiệp, Công nghiệp, riêng ngành Nông nghiệp sẽ thấy được
cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, cơ cấu của ngành chăn nuôi.
Ngành Công nghiệp thấy được sự phân bố của ngành Công nghiệp theo không
gian, làm rõ được những ngành công nghiệp quan trọng từ đó các em có thể so
sánh với ngành Nông nghiệp, Công nghiệp Việt Nam.
+ Hình 17.1- " Lược đồ các nước thành viên ASEAN" Học sinh thấy được
các quốc gia trong khối ASEAN quá trình phát triển và mở rộng của khối
ASEAN.

+ Hình 17.2- " Sơ đồ tam giác tăng trưởng kinh tế XIGIÔRI " giúp học
sinh thấy được sự liên kết, tạo mối quan hệ kinh tế giữa các vùng các quốc gia
trong ASEAN. Nhằm thúc đẩy kinh tế của ASEAN cũng như các nước thành
viên trong ASEAN.
+ Hình 18.1 - " Lược đồ tự nhiên kinh tế Cam-pu-chia."
+ Hình 18.2- "Lược đồ tự nhiên kinh tế Lào."
Hai lược đồ này trong bài 18/62 giúp học sinh thấy được tổng hợp các đặc
điểm tự nhiên kinh tế của mỗi quốc gia.
Khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi quốc gia.
2.4. Biểu đồ sách giáo khoa- phần Châu Á.
Biểu đồ sách giáo khoa phần Châu Á có 6 biểu đồ, có đến 5 biểu đồ khí
hậu và một biểu đồ kinh tế.
12


* Biểu đồ khí hậu:
Bài tập 1 sách giáo khoa trang 9: Biểu đồ này giúp học sinh nâng cao kĩ
năng phân tích biểu đồ khí hậu. Rút ra đặc điểm khí hậu của từng biểu đồ và xác
định vị trí trên biểu đồ Châu Á để biết được đặc điểm khí hậu của từng khu vực
của Châu Á.
* Biểu đồ khí hậu:
Hình 14.2 - Biểu đồ nhiệt đồ lượng mưa. (Trang 49)
Giúp học sinh nhận biết được những nét đặc trưng nhất của khí hậu
ĐôngNam Á qua biểu đồ. Đó là :
Khí hậu xích đạo - Biểu đồ Pa Đăng
Khí hậu nhiệt đới gió mùa - biểu đồ Yan gun
* Biểu đồ kinh tế: Hình 8.2 " Biểu đồ tỉ lệ sản lượng lúa gạo của một số
quốc gia so với thế giới(%) năm 2003.
Giúp học sinh thấy được châu Á là một trong những châu lục có thế mạnh
về sản xuất lúa gạo, biết được những quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất

lúa gạo đó là Trung Quốc, Ấn Độ.
2.5 Tranh địa lý- phần châu Á.
Trong chương châu Á có 11 tranh ảnh địa lý giúp học sinh nhận biết được
các đối tượng địa lý qua ảnh:
+ Hình 3.2 " một số động vật quý hiếm châu Á": giúp học sinh thấy được
sự đa dạng sinh học( động vật) của châu , từ đó hình thành kĩ năng yêu quý thiên
nhiên, có ý thức bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
+ Hình 5.2 " Nơi làm lễ của một số tôn giáo". Học sinh thấy được đặc điểm
tôn giáo của các nước châu Á và biết được châu Á là một cái nôi của những tôn
giáo lớn trên thế giới.
+ Hình 8.3 " Cảnh thu hoạch lúa ở In-đô-nê-xi-a" Học sinh thấy được
những đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp In-đô-nê-xi-a về hình thức sản
xuất, công cụ sản xuất từ đó rút ra những nhận xét về ngành nông nghiệp của
châu Á.
+ Hình 9.2 " Khai thác dầu ở I ran" Học sinh thấy được ngành công nghiệp
khai thác dầu mỏ, thấy được sự phong phú về khoáng sản dầu mỏ ở I ran cũng
như các nước vùng Tây Nam Á.
13


+ Hình 10-3 " Hoang mạc Tha" Có vai trò cho học sinh nhận biết được
cảnh quang hoang mạc trên núi của khu vực Nam Á các em hiểu được những nét
đặc trưng của tự nhiên Nam Á.
+ Hình 10.4 " Núi Hi-ma-lay-a" Học sinh thấy được những đặc điểm cơ
bản về dãy núi trẻ cao đồ sộ hiểm trở, có đỉnh Evvơret cao nhất thế giới.
+ Hình 11.2 " Đền Tát ma-han - Một công trình văn hoá nổi tiếng ở Ấn
Độ": Học sinh hiểu được những đặc trưng về văn hoấ, tôn giáo của Ấn Độ.
+ Hình 11.3-H11.4 " Một vùng nông thôn Nê pan- Thu hái chè ở Xi ri lan
ca ". Học sinh thấy được những nét chính của một vùng nông thôn và những đặc
điểm kinh tế của những quốc gia Nam Á.

+ Hình 12.2 " Nơi bắt nguồn của sông Trường Giang": Giúp các em thấy
được nơi bắt nguồn của một con sông lớn khu vực Đông Á. Tìm ra mối quan hệ
giữa sông ngòi, khí hậu Đông Á.
+ Hình 12.3 " Phú sĩ ngọn núi lửa cao nhất Nhật Bản": Một trong những
đặc điểm điển hình của của địa hình Nhật Bản nằm ở khu vực Đông Á. Đồng
thời, cũng giải thích được tại sao Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất và núi
lửa.
+ Hình 13.1 " Thành phố cảng I-ô cô-ha-ma- Trung tâm công nghiệp và hải
cảng lớn nhất của Nhật Bản": Bức tranh thể hiện rất rõ sự phát triển của một đô
thị hiện đại một trung tâm công nghiệp- hải cảng lớn của Nhật Bản Chứng tỏ
đây là quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao.
+ Hình 14.3 " Rừng rậm thường xanh": Thấy được những cảnh quan cơ
bản của Đông Nam Á, từ đó tìm ra những mối quan hệ với khí hậu vị trí của
Đông Nam Á.
2.6: Các bảng số liệu sách giáo khoa địa lý 8- chương Châu Á.
Sách giáo khoa địa lý 8 chương Châu Á có 18 bảng số liệu gồm các loại số
liệu về kinh tế - xã hội, dân cư.
+ Bảng số liệu 2.1: Bảng số liệu này nằm trong phần bài tập 2 giúp học
sinh nâng cao kĩ năng vẽ phân tích bảng số liệu về khí hậu Thượng Hải -Trung
Quốc.
+ Bảng số liệu 5.1 " Dân số của châu lục qua một năm- triệu người"

14


Giúp học sinh có kĩ năng phân tích được dân số của châu Á trên thế giới.
Là châu lục đông dân nhât trên thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên đạt 1,3 % .
+ Bảng số liệu trang 18 sách giáo khoa : Bài tập 2 nâng cao kĩ năng vẽ biểu
đồ cho học sinh .
+ Bảng số liệu 6.1" Số dân của một số thành phố lớn ở Châu Á" Giúp học

sinh thấy được dân số trong các thành phố lớn của Châu Á từ đó nhận xét được
mức độ đô thị hoá của Châu Á phát triển như thế nào?
+ Bảng số liệu 7.2 " Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội ở một số nước Châu Á
năm 2001".
Bảng số liệu này tăng kĩ năng nhận xét đánh giá phân loại các quốc gia ở
Châu Á. Được phân thành 3 loại ( Các nước có thu nhập cao, các nước có thu
nhập TB, các nước có thu nhập thấp).
+ Bảng số liệu 8.1" Sản lượng khai thác than, dầu mỏ ở một số nước châu
Á- năm 1998" Học sinh nắm được ngành công nghiệp khai thác ở châu Á đặc
biệt là ngành khai thác than và dầu mỏ. Trong đó khai thác than phát triển nhất ở
Trung Quốc, khai thác dầu mỏ phát triển nhất ở A - rập Xê- út.
+ Bảng số liệu 11.1" Diện tích dân số một số khu vực châu Á" Giúp học
sinh nhận thấy được dân số của từng vùng, từng khu vực châu Á. Khu vực đông
dân nhất, khu vực ít dân nhất, mật độ dân số của từng khu vực.
+ Bảng số liệu 12.1" Cơ cấu sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ".
Giúp học sinh hiểu sâu hơn về sự phát triển kinh tế của Ấn Độ. Tronng cơ cấu
kinh tế Ấn Độ ngành dịch vụ phát triển nhất sau đó đến nông nghiệp, công
nghiệp.
+ Bảng số liệu 13.1" Dân số các nước vùng lãnh thổ châu Á năm
2002( Triệu người)".
Giúp học sinh hiểu được Đông Á là khu vực đông dân nhất trong đó
Trung Quốc dẫn đầu về dân số khu vực này, sau đó là Nhật Bản cuối cùng là
Đài Loan.
+ Bảng số liệu 13.2" Xuất nhập khẩu của một số quốc gia Đông Á năm
2001 ( tỉ USD).
Học sinh hiểu thêm về kinh tế của Đông Á đó là ngành dịch vụ trong đó
hoạt động xuất nhập khẩu là phát triển nhất. Học sinh có kĩ năng so sánh cán cân
xuất và nhập khẩu nhận xét được hoạt động xuất khẩu phát triển hơn.
15



+ Bảng số liệu 13.3" Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp, công
nghiệp năm 2001 của Trung Quốc"
Học sinh thấy được những thành tựu về 2 ngành kinh tế quan trọng của
Trung Quốc. Đó là sản lượng của ngành công nghiệp, nông nghiệp.
+ Bảng số liệu 15.1 " Dân số Đông Nam Á và thế giới năm 2002" Học
sinh thấy được đặc về dân số của Đông Nam Á, châu Á và thế giới từ đó hình
thành cho các em kĩ năng phận tích so sánh đánh giá dân số của Đông Nam Á.
+ Bảng số liệu 15.2" Một số số liệu của các nước Đông Nam Á năm 2002"
học sinh sẽ hiểu được đặc điểm cơ bản nhất về một quốc gia ở Đông Nam Á
( Dân số, diện tích, ngôn ngữ, thủ đô).
+ Bảng số liệu 16.1" Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia
Đông Nam Á"
Giúp học sinh nhận biệt được tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước
Đông Nam Á từ năm 1990-2000. Kinh tế của Đông Nam Á tăng trưởng nhanh
nhưng thường bị ảnh hưởng tác động của nước ngoài, nhất là năm 1998 nền kinh
tế của các quốc gia Đông Nam Á đều bị giảm sút.
+ Bảng số liệu 16.2" Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước
của một số nước Đông Nam Á năm 1980 - 2000 "
Học sinh hiểu được tình hình phát triển của 3 ngành kinh tế ( nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ của một số nước Đông Nam Á năm 1980 - 2000 có kĩ
năng đánh giá phân tích tình hình kinh tế của từng quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á.
+ Bảng số liệu 16.3" nâng cao được kĩ năng phân tích, so sánh các loại cây
trồng, vật nuôi trong ngành nông nghiệp, hình thành cho các em kĩ năng vẽ biểu
đồ về sự phát triển Nông nghiệp.
+ Bảng số liệu 17.1" Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu
người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 đơn vị USD".
Giúp học sinh đánh giá được mức độ phát triển của từng quốc gia qua việc
phân tích các số liệu về bình quân thu nhập đầu người.

Có kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện sự thu nhập bình quân của từng quốc gia.
+ Bảng số liệu 18.1" Các tư liệu về Cam- pu- chia, Lào năm 2002"

16


Giúp học sinh phân tích được đặc điểm tự nhiên dân cư xã hội kinh tế
vềâhi quốc gia Lào và Cam- pu- chia. Qua đó, các em nhận thức được những nét
tương đồng về tự nhiên, lịch sử của hai quốc gia trên với Việt Nam.
*Giải pháp 3: Kênh hình phần Nam Á và vai trò của nó.
Với đặc điểm kênh hình và các loại kênh hình đã trình bày ở phần trên thì
giáo viên cần phải xác định được vai trò của kênh hình Địa lí 8 nói chung, của
từng kênh hình khu vực Nam Á nói riêng. Có như vậy, mới hướng dẫn học sinh
sử dụng và khai thác kênh hình cụ thể ở từng hình có hiệu quả.
a. Lược đồ.
Lược đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng.
Qua lược đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ
rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi mà họ chưa bao giờ có điều kiện đặt chân
tới.
Về mặt kiến thức, lược đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối
quan hệ của các đối tượng địa lí mà không một phương tiện nào khác có thể làm
được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên lược đồ là những nội dung
địa lí đã được mã hoá trở thành thứ ngôn ngữ đặc biệt đó là ngôn ngữ lược đồ.
Về mặt phương pháp, lược đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho
học sinh khai thác, củng cố kiến thức và phát triển tư duy trong quá trình học địa
lí.
* Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á (Hình 10. 1)
Giúp học sinh có cơ sở để xác định vị trí địa lí, mô tả địa hình và rút ra
nhận xét về đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á.
* Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á (Hình 10 . 2)

Giúp học sinh xác định được khu vực Nam Á nằm trong khu vực môi
trường nhiệt đới gió mùa và nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa.
Trình bày được sự phân bố mưa của khu vực và giải thích rõ vì sao lại có
sự phân bố mưa như vậy.
* Lược đồ phân bố dân cư Nam Á (Hình 11. 1)
Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát và cụ thể về sự phân bố dân cư, đô thị
của khu vực Nam Á. Dựa vào kiến thức đã học để giải thích sự phân bố dân cư
của khu vực.
17


b. Tranh ảnh.
Học địa lí không thể nói đến nơi này, nơi kia, thành phố này, thành phố nọ,
ngành sản sản xuất này, ngành sản xuất khác… Học sinh lại không có điều kiện
tiếp xúc, nhìn tận mắt tất cả những cái đó. Tranh ảnh đã giúp các em biết đến
những điều ấy và hình dung ra các hiện tượng địa lí.
* Ảnh hoanh mạc Tha (Hình 10. 3)
Giúp học sinh củng cố thêm biểu tượng về môi trường hoang mạc.
* Ảnh núi Hy-ma-lay-a (Hình 10.4)
Giúp học sinh có được biểu tượng về dãy núi cao nhất ở châu Á và thế giới,
một bức tường thành chắn gió mùa đông bắc ở khu vực Nam Á. Quan sát ảnh
này giáo viên chỉ cần giúp học sinh mô tả khái quát về độ cao, về hình tượng của
đỉnh và sườn núi có sự thay đổi cảnh quan.
* Đền Tat Ma-han (Hình 11. 2)
Cho học sinh biết được một số công trình kiến trúc văn hóa nổi tiếng của
Ấn Độ.
* Ảnh một vùng nông thôn ở Nê-pan (Hình 11. 3) và thu hái chè ở Xri Lanca (Hình 11. 4)
Giúp học sinh thấy tiện nghi sinh hoạt, nhà ở còn nghèo, thô sơ. Diện tích
canh tác nhỏ, hình thức lao động thủ công, lạc hậu. Điều đó cho biết các nước
trong khu vực Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông

nghiệp.
c. Bảng số liệu.
Các số liệu thống kê nói chung và bảng số liệu thống kê nói riêng có ý
nghĩa nhất định trong việc cung cấp các tri thức địa lí cho học sinh. Chúng có
tác dụng soi sáng, giải thích được các khái niệm và qui luật địa lí. Không thể
hình dung ra được một nước nếu không biết kích thước, số dân, mật độ dân số,
cơ cấu kinh tế, sản lượng các ngành kinh tế …của một địa phương nào đó.
* Bảng số liệu 11. 1 (Trang. 38 - SGK): là cơ sở học sinh đọc, so sánh,
phân tích để rút ra nhận xét về số dân Nam Á đông đứng thứ 2 châu Á chỉ sau
khu vực Đông Á .
* Bảng số liệu 11. 2 (Trang. 39 -SGK): là cơ sở để học sinh phân tích và rút
ra nhận xét về xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Ấn Độ (giảm
18


giá trị tương đối của ngành nông - lâm - thủy sản, tăng ngành công nghiệp và
đặc biệt tăng giá trị ngành dịch vụ). Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát
triển kinh tế của Ấn Độ theo hướng độc lập, tự chủ và hiện đại.
Như vậy, việc xác định vai trò của mỗi kênh hình để dạy học phần Nam Á
rất quan trọng, nó không những giúp giáo viên và học sinh có định hướng đúng
mà còn giúp khai thác kiến thưc sâu rộng hơn.
Kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí và trong phần Nam Á nói riêng không
những là nguồn tri thức mà dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm
hiểu kiến thức, nó còn là phương tiện trực quan sinh động minh họa cho kênh
chữ (có rất nhiều tri thức dùng kênh chữ không mô phỏng được hết). Nên kênh
hình có nhiệm vụ hoàn chỉnh hơn nội dung phần kiến thức kênh chữ.
Ví dụ minh họa:
* Phần vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
+ Về vị trí địa lí: Trong sách giáo khoa không trình bày cụ thể vị trí địa lí
của khu vực mà yêu cầu học sinh quan sát Hình 10. 1 để xác định.

+ Về địa hình: Nội dung kênh chữ ở trang 34 đã mô tả đặc điểm 3 miền địa
hình của khu vực khá rõ. Sử dụng lược đồ Hình 10. 1 nhằm giúp học sinh quan
sát lược đồ, dựa vào màu sắc kết hợp với nội dung kênh chữ trong sách giáo
khoa để mô tả 3 miền địa hình trên bằng lược đồ.
+ Khí hậu: Nội dung kênh chữ trong sách giáo khoa chưa trình bày cụ thể
sự phân bố mưa của khu vực Nam Á. Lược đồ Hình 10. 2 nhằm giúp học sinh
xác định được khu vực Nam Á thuộc đới khí hậu nào. Nam Á có sự phân bố
mưa không đều và giải thích được sự phân bố đó.
* Phần dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á .
Trong sách giáo khoa cũng không nêu đặc điểm dân cư Nam Á.
Quan sát lược đồ Hình 11. 1 dựa vào độ lớn và mật độ các chấm trên lược
đồ có thể biết được mật độ dân số và sự phân bố dân cư của 3 khu vực này. Giáo
viên cần nhấn mạnh thêm để học sinh hiểu rằng Ấn Độ là nước có dân số đông
(đứng thứ 2 trên thế giới), dân số trẻ và tăng nhanh.
Qua phân tích trên, ta thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn của kênh hình và
kênh chữ trong sách giáo khoa địa lí. Kênh chữ có vai trò trình bày, gợi dẫn kiến
thức. Kênh hình có nhiệm vụ minh họa, bổ sung cho những điều mà kênh chữ

19


không thể nói bằng lời. Nắm được đặc điểm đó người giáo viên sẽ có phương
pháp tối ưu để giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh và chính xác nhất.
*Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình
trong sách giáo khoa Địa lí 8 phần Nam Á.
* Để giúp học sinh biết đọc, phân tích, nhận xét …và rút ra kiến thức từ các
hình trong phần này giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác theo
các bước sau:
Bước 1: Đọc tên của mỗi kênh hình để xác định xem kênh hình đó thể hiện
đối tượng địa lí nào, ở đâu?

Bước 2: Đọc chú giải (nếu có) để biết được các đối tượng, hiện tượng địa
lí đó được thể hiện như thế nào(kí hiệu nào)?
Bước 3: Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ.
Bước 4: Quan sát các đối tượng trên kênh hình, nhận xét đặc điểm tính
chất của nó.
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng trên kênh hình với
kiến thức đã học để rút ra kết luận mới.
Sau đây là những cách sử dụng, khai thác kênh hình cụ thể ở từng dạng:
a. Với lược đồ.
Đọc và phân tích lược đồ là một kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với
học sinh. Để có kĩ năng này, các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức
về địa lí và cả những kiến thức về lược đồ.
Giúp cho học sinh có thể đọc và vận dụng trên lược đồ, giáo viên hướng
dẫn học sinh thực hiện theo qui trình sau:
- Đọc tên lược đồ để biết nội dung thể hiện.
- Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu qui ước.
- Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào kí hiệu.
- Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ.
- Quan sát các đối tượng trên lược đồ, nhận xét đặc điểm tính chất của nó.
- Tổng hợp các đối tượng địa lí trong khu vực để tái hiện biểu tượng chung
về khu vực.

20


- Dựa vào kiến thức đã có trước đây phân tích mối quan hệ giữa các đối
tượng biểu hiện trên lược đồ rồi rút ra kết luận mới.
* Lược đồ Hình 10. 1: Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á.

Hình10. 1. Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á

Giáo viên cho học sinh đọc tên lược đồ để biết nội dung địa lí thể hiện: địa
lí tự nhiên khu vực Nam Á.
Sau đó giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu
hỏi sau đây để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của khu vực Nam Á:
- Xác định kinh, vĩ độ của các điểm cực ?
- Kết hợp với bản đồ tự nhiên châu Á để xác định Nam Á giáp những đâu ở
phía nào ?
- Cho biết khu vực Nam Á nằm trong khoảng từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào?
Từ đó rút ra kết luận về vị trí địa lí:
Cực Bắc lấy điểm tận cùng về phía bắc của Ấn Độ ở vĩ tuyến 380Bắc.
Cực Nam lấy địa điểm tận cùng về phía nam của Xri -lan -ca ở vĩ tuyến 80 Bắc.
Cực Đông lấy điểm tận cùng về phía đông của Bu - tan ở kinh tuyến 96 0
Đông.
Cực Tây lấy điểm tận cùng về phía tây của Ấn Độ ở kinh tuyến 630 Đông.
21


Như vậy Nam Á nằm trong khoảng vĩ độ 80 Bắc - 380 Bắc, kinh độ 630 Đông 960 Đông.
Nam Á tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á, Trung Á, Đông Nam Á và phía
nam giáp Ấn Độ Dương.
Rồi yêu cầu quan sát lược đồ xác định xem khu vực này gồm các quốc gia
nào?
- Các quốc gia Nam Á: Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đet,
Xri lan- ca, Man- đi -vơ.
Sau đó cho học sinh đọc bảng chú giải: kí hiệu hình học là các khoáng sản,
kí hiệu hình chữ nhật phân theo màu là các dạng địa hình như màu xanh: đồng
bằng, màu vàng: sơn nguyên… kí hiệu chấm đỏ là thủ đô của các nước. Dựa vào
các kí hiệu đó tìm đọc tên các dãy núi, tên đồng bằng rộng lớn, cao nguyên và
hoang mạc xác định hướng núi. Từ đó, học sinh dễ dàng xác định được Nam Á
có những dạng địa hình nào, sự phân bố các dạng địa hình đó.

Từ bảng chú giải tái hiện các biểu tượng địa lí, quan sát lược đồ kết hợp với
kênh chữ trong sách giáo khoa xác định đặc điểm chung địa hình khu vực Nam
Á và đặc điểm riêng của mỗi loại địa hình:
Nam Á có 3 dạng địa hình: Núi, cao nguyên, đồng bằng.
+ Phía Bắc là hệ thống núi Hy-ma-lay-a cao đồ sộ chạy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam dài 2600km, rộng 320 - 400km.
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng thấp, rộng, bằng phẳng có chiều dài trên
3000km, rộng 250 - 350km.
+ Phía nam là sơn nguyên Đê - can với hai rìa nâng cao thành hai dãy Gát
Đông và Gát Tây cao trung bình 1300m.
*Lược đồ Hình 10. 2: Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á.

22


Tương tự như lược đồ trên giáo viên cho học sinh đọc tên lược đồ, xem kĩ
bảng chú giải, quan sát lược đồ kết hợp với kiến thức vừa học ở mục 1 xác định
được đặc điểm khí hậu Nam Á:
- Nằm trong khoảng vĩ độ 80Bắc - 380Bắc, Nam Á sẽ nằm chủ yếu ở đới khí
hậu nào?
- Nêu đặc điểm chung về khí hậu môi trường này?
- Nhận xét sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?
- Dựa vào lược đồ Hình 10.1 và Hình 10. 2, Hình 4.1 và Hình 4. 2. (Sách
giáo khoa) và kiến thức đã học giải thích tại sao có sự phân bố mưa như vậy?
Từ quan sát và phân tích lược đồ học sinh xác định được như sau:
- Khu vực Nam Á nằm ở vành đai nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên
có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Môi trường nhiệt đới gió mùa: khí hậu nói chung là nóng, không có mùa
đông lạnh, khô, gió mùa Tây Nam về mùa hạ nóng ẩm.
- Do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.

- Nguyên nhân: dãy Hy-ma-lay-a như bức tường thành cản gió Tây Nam từ
biển thổi vào nên gây mưa lớn và ngăn cản gió mùa đông khô, lạnh. Dãy Gát

23


Tây chắn gió mùa Tây Nam nên lượng mưa ven biển phía tây(Mun-bai) lớn hơn
nhiều sơn nguyên Đê - can.
Vậy, thông qua việc đọc, phân tích lược đồ xác lập được mối quan hệ nhân
quả giải thích được đặc điểm quan trọng của đối tượng địa lí. Đây là yêu cầu cao
nhất đối với học sinh .
* Lược đồ Hình 11. 1: Lược đồ phân bố dân cư Nam Á.

Hình10. 2. Lược đồ phân bố dân cư ở Nam Á
Giáo viên cũng yêu cầu học sinh đọc tên lược đồ, bảng chú giải và quan sát
lược đồ rồi cho biết:
- Tên những đô thị trên 8 triệu dân?
- Nêu nhận xét chung về phân bố dân cư khu vực Nam Á?
- Cho biết khu vực này nơi nào có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất?
- Kết hợp quan sát bản đồ tự nhiên khu vực và kiến thức đã học giải thích
sự phân bố đó?
Qua việc tìm hiểu học sinh tìm ra kiến thức:
- Các đô thị trên 8 triệu dân: Niu Đê - li, Ca-ra-si, Côn-ca-ta, Mum-bai.
- Dân cư phân bố không đều: tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và khu
vực có mưa.

24


- Nơi có mật độ dân số cao là các vùng đồng bằng, khu vực có lượng mưa

lớn: đồng bằng Ấn - Hằng, đồng bằng ven biển vì địa hình bằng phẳng, mưa
nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Những nơi thưa dân là vùng sâu trong nội địa, sơn nguyên Đê - can vì địa
hình núi, cao nguyên, khí hậu khô hạn gây trở ngại cho sản xuất và đời sống
sinh hoạt của con người.
b. Với tranh ảnh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí từ tranh ảnh theo
trình tự sau:
- Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và nhìn bao quát bức tranh, xác
định xem đối tượng được biểu hiện nằm ở miền nào? trên lãnh thổ nào?
- Xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh quan sát chi tiết nội dung bức tranh bằng những câu
hỏi gợi ý, tập trung vào những nét đặc trưng nhất của đối tượng địa lí được biểu
hiện trong tranh.
- Đối chiếu với bài đọc chính trong sách giáo khoa để bổ sung thêm những
chi tiết của đối tượng trong trường hợp bức tranh chưa nêu được rõ. Tìm cách
cắt nghĩa các đặc trưng của đối tượng.
- Cuối cùng, hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung tranh và khắc
sâu biểu tượng địa lí.
Cụ thể với các ảnh sau:
* Các ảnh Hình 10. 3 Hoang mạc Tha và Hình 10. 4 Núi Hi-ma-lay-a.

25


×