Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

SKKN đọc hiểu các tác phẩm tự sự dân gian việt nam (ngữ văn 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.51 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................1
1. LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................1
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN.........................................................................................3
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN.................................................................3
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:............................................................3
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DUNG SÁNG KIẾN:..........................57
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý
KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ
THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:.................................................58
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC / CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:........................................................................................58


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Dạy văn học, học văn học thực sự là niềm vui sống lớn. Qua mỗi giờ học văn
học, thầy cô có thể làm rung động các em, làm cho các em yêu đời, yêu lẽ sống và
lớn thêm một chút (Tố Hữu- Xây dựng một nền văn nghệ xứng đáng với nhân dân
ta, thời đại ta). Sứ mệnh của môn Ngữ văn là dạy các em học sinh biết yêu quy dân
tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi người dân đất Việt. M.
Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”, học văn là học cách làm người, học văn
giúp cho con người ngày một hoàn thiện nhân cách. Hơn thế nữa văn học ngày nay
còn tác động trưc tiếp đến tâm tư tình cảm của con người nó làm cho cuộc sống của
chúng ta có y nghĩa hơn, lạc quan, yêu đời hơn. Nó đi sâu vào đời sống tình cảm
của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, dạy
học Ngữ văn là quá trình đào sâu, tìm tòi để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác
phẩm văn chương. Bộ môn Ngữ văn lại có đặc thù riêng bởi bằng nghệ thuật ngôn
từ sinh động nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống, những điều
ẩn sâu trong tâm hồn con người. Văn học còn có vai trò rất quan trọng trọng đối với


mỗi con người đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên, điều làm cho hầu hết những giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông
hiện nay đang phải trăn trở là hiện tượng học sinh không hứng thú đón nhận bộ môn
này thậm chí có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với giờ học Ngữ văn. Để cải thiện tình
trạng này, một vấn đề cần đặt ra là phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học môn
Ngữ văn.
Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng
bộ phương pháp dạy học Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 5555/BGDĐTGDTrH hướng dẫn cán bộ quản ly, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để xây
dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên
môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh;
sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy
học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Hưởng
1


ứng tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc triển
khai tổ chức Hội thảo chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THPT. Mục
tiêu hội thảo là: Giáo viên biết tìm và sắp xếp/ nhóm các bài học đứng riêng lẻ trong
chương trình, SGK nhưng có mối liên hệ, bổ trợ cho nhau trong hoạt động dạy học
bộ môn thành một chủ đề dạy học; soạn và dạy theo các hoạt động và kĩ thuật dạy
học tích cực để tránh sự nhàm chán và giúp học sinh chủ động trong tiếp nhận kiến
thức và phát huy năng lực; triển khai công văn phát triển chương trình giáo dục nhà
trường, các tổ chuyên môn căn cứ tình hình thực tế, xây dựng chương trình dạy học
phù hợp cho đơn vị mình.
Tham gia Hội thảo, tôi chọn chuyên đề Đọc hiểu các tác phẩm tự sự dân
gian Việt Nam (Ngữ văn 10). Ở chuyên đề này, tôi đã hệ thống hóa những kiến
thức cơ bản về văn tự sự để từ đó vận dụng vào dạy học các tác phẩm trong chuyên
đề và giải quyết các đề văn có liên quan; giúp HS nắm được giá trị, y nghĩa của các
tác phẩm tự sự dân gian (Ngữ văn 10); từ đó tìm hiểu tác phẩm dân gian cụ thể
trong sách giáo khoa theo đặc trưng thể loại, HS biết cách phân tích các tác phẩm tự

sự dân gian ngoài sách giáo khoa; từ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm tự sự dân
gian biết rút ra những bài học gắn với thực tế đời sống.
Trong quá trình dạy, tôi đã sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực để vừa giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các tác phẩm trong chuyên đề,
vừa tạo cơ hội để học sinh thể hiện suy nghĩ, quan niệm mang tính cá thể của mình.
Chuyên đề cũng giúp cho học sinh tránh được sự nhàm chán và để học sinh có điều
kiện trải nghiệm sâu hơn với tác phẩm, đồng cảm với tác giả dân gian và bổ sung kĩ
năng đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại, tổ chức những hoạt
động nhập vai, đánh giá, nhận xét để học sinh thấy hứng thú và tiếp nhận thêm
những kiến thức, kĩ năng mới.
Với triết lí “Học không chỉ để có tương lai hạnh phúc mà. Học chính là hạnh
phúc”, giáo viên sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng và chú y tới sự tiến bộ
của học sinh; giúp học sinh giải đáp những khó khăn, thắc mắc để đem đến cho các
em niềm đam mê đối với môn học. Giáo viên sẽ là người đồng hành, hướng đạo và
động viên, khích lệ học sinh để các em nhận ra những điều tuyệt vời mà văn chương
2


nghệ thuật đã đem đến cho nhân loại: Văn học chính là cuộc đời được khái quát
bằng hình tượng nghệ thuật. Qua hình tượng đó, mỗi người đọc đều nhận ra cho
mình một ý nghĩa, một bài học phù hợp (Trần Quốc Cương).
2. TÊN SÁNG KIẾN: “Đọc hiểu các tác phẩm tự sự dân gian Ngữ văn lớp 10”
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Ngô Thị Mỹ Hạnh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự
- Số điện thoại: 01635320211
- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Ngô Thị Mỹ Hạnh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự

- Số điện thoại: 01635320211
- Email:
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Ôn luyện chuyên đề môn Ngữ văn lớp 10
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: ngày 05 tháng 10 năm
2018.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
- Về nội dung của sáng kiến:

3


PHẦN NỘI DUNG
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
Chuyên đề:
ĐỌC HIỂU CÁC TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN LỚP 10
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu các tác phẩm văn tự sự dân gian trong sự liên hệ với lí
thuyết về văn tự sự, đặc trưng của văn học dân gian và các thể loại của văn học
dân gian.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Gồm các văn bản/đoạn trích tự sự dân gian: Chiến thắng Mtao Mxây, Truyện
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; Tấm Cám, Tam đại con gà; Nhưng nó
phải bằng hai mày
Tích hợp với các bài học cung cấp kiến thức về văn tự sự ở lớp 6 và kì 1 lớp 10.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
Kiến thức
- Khái quát kiến thức về văn tự sự để áp dụng vào tìm hiểu các tác
phẩm/đoạn trích trong chuyên đề
- Đặc điểm cơ bản của mỗi thể loại: sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười.
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự dận gian

trong chương trình Ngữ văn 10.
Kĩ năng
- Huy động những tri thức về văn tự sự đã học ở lớp 6 và kiến thức mới về
văn tự sự ở lớp 10 và bài Khái quát văn học dân gian.
- Đọc hiểu văn bản tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện được đặc trưng của mỗi thể loại tự sự dận gian học ở lớp 10.
+ Nhận diện môi trường sinh thành và phát triển của các tác phẩm tự sự dân
gian
+ Nhận diện được đặc điểm nhân vật của mỗi thể loại.
+ Nhận diện và phân tích y nghĩa của tình huống, chi tiết đặc sắc trong
truyện.
4


+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các
tác phẩm/đoạn trích trong chủ đề.
- Tập diễn xướng các tác phẩm/đoạn trích trong chuyên đề.
- Khái quát những đặc điểm của nhóm tác phẩm tự sự dân gian qua các bài đã
đọc, đã học.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những tác phẩm tự sự
dân gian Việt Nam và tác phẩm tự sự dân gian nước ngoài (không có trong SGK);
nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các
tác phẩm/đoạn trích được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về
những tác phẩm/đoạn trích đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng
sống, cách sống từ những tác phẩm tự sự đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn
cuộc sống của bản thân.
Thái độ
- Trân trọng các tác phẩm văn học dân gian.
- Rút ra những bài học thực tiễn cho bản thân qua mỗi tác phẩm như: y thức
về vai trò của cá nhân với sự phát triển của cộng đồng cộng đồng; bài học giữ nước,

tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng,
giữa riêng và chung; nhận diện cái ác và đấu tranh chống lại cái ác, sống có niềm
tin, tinh thần lạc quan và luôn luôn hướng thiện; nhận diện được những cái xấu xa,
trái tự nhiên và không mắc phải những thói hư tật xấu.
- Thấy được văn học dân gian nói chung và nhóm các tác phẩm tự sự dận gian nói
riêng có vai trò quan trọng là nền tảng, cội nguồn nuôi dưỡng văn học viết phát
triển.
Định hướng góp phần hình thành các năng lực: năng lực giao tiếp (nghe, nói,
đọc, viết), năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo), năng lực hợp tác, năng lực tự
Tôihọc...
khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích…, thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca
dao…
đi sâu
vào
quyếnđộrũyêu
củacầu
ngôn
dân,hỏi/bài
hãy đitập
sâucóvào
BướcHãy
4: Xác
định
vàvẻ
môđẹp
tả mức
củangữ
mỗi bình
loại câu
thể

những
câu để
hàikiểm
hòa cân
trong
bàilực
ca,và
trong
truyện
tích…
thấydạy

sử dụng
tra, đối
đánh
giá các
năng
phẩm
chấtcổcủa
học Bạn
sinh sẽ
trong
đóhọc.
sư phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say
đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào sáng tác
của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ
khe núi chảy ra (M. Gorki).

5
Trang 5



Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng và

Nêu khái niệm, đặc trưng, Tóm tắt được tác phẩm.

vận dụng cao
Kể chuyện nhập vai hoặc

phân loại, hình thức diễn

kể chuyện tưởng tượng

xướng… của mỗi thể loại:
sử thi, truyền thuyết, cổ
tích, truyện cười.
Nêu thêm tên một số tác Chia bố cục tác phẩm

Nêu những việc sẽ làm

phẩm tự sự dân gian đã

nếu ở vào hoàn cảnh

học ở lớp 6 và ngoài


tương tự của nhân vật.

chương trình
Nhận diện được các nhân Phân tích được các nhân Đánh giá về việc sáng tạo
vật

chính

diện/phù

diện/

phản vật trong truyện

trợ/nhân

nhân vật/chi tiết trong tác

vật Biết lí giải nếu thiếu chi phẩm

quần chúng…trong mỗi tiết nào đó hoặc nhân vật
tác phẩm
Nhận

diện

hành động khác với trong
được

tình truyện hoặc kết thúc khác


hống/các chi tiết đặc sắc đi so với bản gốc thì giá
trong tác phẩm

trị của truyện và y tưởng
của tác giả có giữ nguyên

được không.
Chỉ ra những đặc điểm về Phân tích được y nghĩa Đánh giá tác dụng của mỗi
cốt

truyện/nhân

vật/kết của một số chi tiết đặc sắc

cấu/yếu tố hư cấu kì ảo…

kết thúc tác phẩm/đoạn
trích; quan điểm thái độ

trong mỗi tác phẩm
của tác giả dân gian
Sắp xếp các chi tiết/tranh - Phân tích những đặc Bày tỏ quan điểm cá nhân
ảnh đúng diễn biến cốt điểm của hình tượng nghệ về các y kiến bàn về chi
truyện

thuật trong tác phẩm.

tiết/nhân vật/tác phẩm…
So sánh nhân vật – nhân

vật, chi tiết – chi tiết, kết
thúc – kết thúc trong các
tác phẩm tự sự dân gian

6


khác nhau
Nhận diện hành động của - Nêu tác dụng của hình - Đánh giá cách xây dựng
nhân vật

tượng nghệ thuật trong hình tượng nghệ thuật.
việc giúp tác giả dân gian - Nêu cảm nhận/ấn tượng
thể hiện cái nhìn về cuộc riêng của bản thân về hình
sống và con người.

tượng nghệ thuật.
- Nhận xét về tư tưởng của
tác giả dân gian được thể
hiện trong tác phẩm.
- Sáng tạo tác phẩm tự
sự/chuyển thể kịch bản

các chi tiết/tác phẩm tự sự
Đọc một đoạn thơ hiện đại Sưu tầm và hiểu các nhận Vận dụng nhận định/lời
được gợi cảm hứng từ tác định/lời thơ gợi cảm hứng thơ gợi cảm hứng từ nhân
phẩm tự sự dân gian và từ nhân vật/chi tiết/tác vật/chi tiết/tác phẩm vào
nhận ra đọan thơ ấy được phẩm

viết bài văn nghị luận về


gợi cảm hứng từ nhân

tác phẩm tự sự dân gian

vật/tác phẩm nào

trong chuyên đề (sử dụng
y kiến chuyên gia)

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Ví dụ, với bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có thể sử
dụng các câu hỏi sau:

Cuộc sống cần những câu chuyện nhỏ để ta hiểu ra nhiều ý nghĩa lớn
lao (Khuyết danh).
7

Trang 8


Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng

và vận dụng cao
Nêu khái niệm truyền Tóm tắt và chia bố cục Lần lượt nhập vai các
thuyết.


tác phẩm

nhân vật chính để tóm tắt

Vì sao nói rất tiêu biểu tác phẩm.
cho thể loại truyền thuyết
Nêu đặc trưng của truyền Vì sao tác giả lại đăt tên Em ấn tượng nhất về nhân
thuyết

truyện



Truyện

Dương

Vương



An vật nào trong tác phẩm?
Mị Vì sao?

Châu – Trọng Thủy
Nhớ nhan đề tác phẩm, Phân tích được vai trò Nếu ở vào hoàn cảnh
xuất xứ tác phẩm

của An Dương Vương tương tự của nhân vật, em

trong xây dựng và bảo vệ sẽ làm gì?
đất nước

Kể tên các nhân vật trong Phân tích được những Bày tỏ quan điểm cá nhân
tác phẩm

nguyên nhân dẫn đến bi trước các đánh giá về nhân
kịch nước mất, nhà tan

vật An Dương Vương, Mị

Châu, Trọng Thủy
Biết về lễ hội đền Cổ Loa Cắt nghĩa một chi tiết, So sánh kết thúc của tác
– Đông Anh – Hà Nội và hình ảnh… trong tác phẩm phẩm với kết thúc của
quần thể di tích gắn liền

Thánh Gióng

với sự ra đời của truyền
thuyết này
Chỉ ra cốt lõi lịch sử và Hiểu được những bài học Hãy rút ra cách đọc hiểu
những

yếu

tố

hoang lịch sử và bài học về cách một

tác


phẩm

truyền

đường, kì ảo, hư cấu trong xử lí đúng đắn mối quan thuyết
tác phẩm

hệ nước - nhà, riêng -

chung
Đọc một đoạn thơ hiện đại Tìm và hiểu các nhận Vận dụng nhận định/lời
được gợi cảm hứng từ tác định/lời thơ gợi cảm hứng thơ gợi cảm hứng từ nhân
phẩm tự sự dân gian và từ nhân vật/chi tiết/tác vật/chi tiết/tác phẩm vào
8


nhận ra đọan thơ ấy được phẩm

viết bài văn nghị luận về

gợi cảm hứng từ nhân

tác phẩm tự sự dân gian

vật/chi tiết /hình ảnh nào

trong chuyên đề (sử dụng

trong tác phẩm


y kiến chuyên gia)
Sáng tạo: kể chuyện tưởng
tượng về nhân vật trong
truyền thuyết

Với các văn bản còn lại, GV dựa vào hệ thống câu hỏi cốt lõi để biên soạn
các câu hỏi cụ thể phù hợp với từng văn bản.
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
- Xác định các văn bản được dùng dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng
thể loại và vấn đề trọng tâm cần đọc hiểu ở mỗi văn bản:
+ Khái quát về văn tự sự: giúp học sinh hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết về
văn tự sự (Tiết 1-2).
+ Bài Chiến thắng Mtao Mxây: tập trung tìm hiểu về đặc trưng của sử thi và
giá trị của đoạn trích. Thông qua đoạn trích, HS hiểu được giá trị của sử thi (Tiết 34).
+ Bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy: tập trung tìm hiểu
về đặc trưng của truyền thuyết và giá trị của tác phẩm (Tiết 5-6).
+ Bài ; Tấm Cám: tập trung tìm hiểu về đặc trưng của truyện cổ tích và giá trị
của tác phẩm (Tiết 7-8).
+ Bài Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày: tập trung tìm hiểu về đặc
trưng của truyện cười và giá trị của các tác phẩm (Tiết 9-10).
Ngoài những yếu tố trên, ở mỗi VB, các yếu tố còn lại vẫn được HS tìm hiểu
nhưng không phải là trọng tâm của giờ học.

9


BÀI THIẾT KẾ MINH HỌA TIẾT 1 - 2 VÀ TIẾT 5-6
BÀI THIẾT KẾ MINH HỌA TIẾT 1 - 2
TIẾT 1-2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Về kiến thức:
+ Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn tự sự để từ đó vận dụng vào học các
tác phẩm trong chuyên đề.
- Về kĩ năng :
+ Rèn luyện thêm kĩ năng viết văn tự sự.
+ Kĩ năng giải quyết một số bài tập có liên quan đến chuyên đề.
+ Kĩ năng nhập vai và trình bày ở dạng nói và dạng viết.
- Về thái độ: Yêu quy và trân trọng những văn bản tự sự có tư tưởng nghệ thuật.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Năng lực tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong tác phẩm tự sự.
- Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo.
- Năng lực đọc - hiểu và sáng tác văn bản tự sự.
- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về y nghĩa của văn bản tự sự.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực tự học và tự học có hướng dẫn.
- Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
3. Chuẩn bị của học sinh
- Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về văn tự sự đã được học trong chương trình
chính khóa THCS và THPT.
- Đọc và tóm tắt các tác phẩm tự sự dân gian (Ngữ văn 10 tập 1) trước ở nhà.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài.
- Tìm hiểu kiến thức và làm bài tập giáo viên yêu cầu khi về nhà.
10



- Các sản phẩm chuẩn bị được giao (thực hiện hoạt động cá nhân và hoạt động
nhóm trong dạy học dự án…).
- Vận dụng, luyện kĩ năng tìm bài học cuộc sống từ tác phẩm văn học.
4. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh
4.1. Hướng dẫn chung
- Mục đích chính của chuyên đề này không chỉ là giúp học sinh tái hiện những
kiến thức đã học mà còn hệ thống hóa, hình thành cho học sinh kĩ năng hệ thống
hóa và khái quát hóa kiến thức về văn tự sự đồng thời bổ sung cho học sinh những
kiến thức và kĩ năng mà ở từng bài học cụ thể, học sinh chưa biết hoặc chưa có điều
kiện để rèn luyện.
- Trong quá trình dạy, giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực để vừa giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các tác phẩm trong chuyên đề,
vừa tạo cơ hội để học sinh thể hiện suy nghĩ, quan niệm mang tính cá thể của mình.
Chuyên đề cũng giúp cho học sinh tránh được sự nhàm chán và để học sinh có điều
kiện trải nghiệm sâu hơn, thậm chí là sáng tác được tác phẩm tự sự để từ đó học
sinh thấy hứng thú trong tiếp nhận những kiến thức, kĩ năng mới.
4.2 Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động

11


Hoạt động

Mục tiêu, ý

Hoạt động của

Hoạt động của

Sản phẩm yêu


tưởng thiết kế

học sinh

giáo viên

cầu

Phương tiện hỗ trợ

hoạt động
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Xem Nhận diện được Chú y xem video Chuẩn bị video, Đáp án đúng:

Máy chiếu projecter

đoạn vi deo (có nội văn tự sự

và kết nối thông câu hỏi, đáp án -Đoạn video kể

dung mụ dì ghẻ

tin để trả lời câu đúng, nhận xét về sự việc mụ dì

chặt cau hãm hại

hỏi.

kết quả sau khi ghẻ chặt cau hãm


Tấm) và trả lời câu

học sinh trả lời.

hại Tấm

hỏi ngắn: Em hãy

-Em có thể kể lại

kể lại nội dung

vì

trong

chuyển

video? Vì

nó

được
thể

từ

sao xem video em


một văn bản tự

có thể kể lại được?

sự.

Hoạt động 2: Giới - Tạo tâm thế, Kĩ

thuật

dạy - Giáo viên tổ Lời thuyết trình, Tranh ảnh minh họa các tác

thiệu tác phẩm tự hứng thú cho học học thông qua chức trò chơi và giới
sự dân gian đã học sinh vào bài học. trò chơi. Các đại đưa ra luật chơi.

thiệu

mỗi nhóm.

của phẩm:
Con rồng cháu tiên, Sơn

ở lớp 6 hoặc lớp10 - Đánh giá năng diện nhóm phân - Sau khi các

Tinh – Thủy Tinh; bánh

bằng

chưng, bánh giầy; Thánh


tranh

đã lực tiếp nhận tác công người giới nhóm hoàn thành

Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm
6 và quan niệm của mình về cuộc đời.
(Ngữ văn 11 nâng cao)
Trang 14


chuẩn bị sẵn.

phẩm của học thiệu tác phẩm công việc. Giáo
sinh.

Gióng; Sự tích Hồ Gươm

thông qua các viên nhận xét,
tranh/ảnh

được đánh giá.

rút thăm.
- Giáo viên gợi
mở vấn đề: Việc
ôn tập, khái quát
kiến

thức


lí

thuyết về văn tự
sự sẽ giúp ích gì
cho việc học các
tác phẩm tự sự?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Trao Biết hệ thống - Trao đổi theo - Yêu cầu học Phiếu học tập số Giấy A0, bút dạ, nam châm
đổi nhóm và hệ hóa

các

kiến nhóm kĩ thuật ổ sinh hoàn thành 1

bảng từ, bút lare…

thống hóa những thức đã học, hình bi và hệ thống các nội dung vào
kiến thức đã học thành cái nhìn hóa các phương phiếu học tập.
về văn tự sự đã khái quát, tổng diện: Khái niệm, - Yêu cầu học
học ở THCS và thể về văn tự sự

y

nghĩa

của sinh trưng bày,

hoàn thành phiếu

phương thức tự trình


bày, trao

Điều quan trọng là có chuyện để kể (Đề thi7olimpic 30/4)

Trang 15


học tập.

sự; sự việc và đổi về sản phẩm.
nhân vật trong - Nhận xét, đánh
văn tự sự; lời giá, bổ sung (nếu
văn, đoạn văn tự cần).
sự; ngôi kể trong
văn tự sự; thứ tự
kể trong văn tự

sự
Hoạt động 2: Hệ Giúp học sinh hệ Hoạt động nhóm - Phân công học Phần trình bày Giấy A4, bút mực, máy trợ
thống

hóa

kiến thống hóa kiến với kĩ thuật bể sinh

đọc:

dẫn văn


bản

bằng giảng để tăng âm

thức về văn tự sự ở thức về văn tự sự cá. Chú y lắng truyện, đọc theo giọng đọc của
lớp 10 và giáo viên ở đầu lớp 10: nghe và kết nối vai nhân vật.

học sinh

đưa ra một câu Lập dàn y bài thông tin để trả - Yêu cầu học Phiếu học tập số
chuyện y nghĩa có văn tự sự; chọn lời câu hỏi.

sinh hoàn thành 2

thực

câu

trong

đời sự việc, chi tiết

sống để thực hành

tiêu biểu trong

hỏi

vào


phiếu học tập

(Câu chuyện Cô bài văn tự sự;

- Nhận xét và

học trò tên Thu của miêu tả và biểu

chốt vấn đề

cô giáo Hân)

cảm

trong

bài

8


văn tự sự. Từ đó
thực hành hiệu
quả về văn tự sự.
Hoạt động 3: Viết - Giúp học sinh - Hoạt động cá - Khi giao việc Đoạn văn nêu ấn Phiếu học tập, bảng phụ,
đoạn văn từ 5 đến cá thể hóa tiếp nhân kĩ thuật gợi y học sinh tượng về nhân video quay học sinh trình
7 câu trình bày suy nhận văn học, viết

tích


cực: viết

đoạn

văn vật.

nghĩ của bản thân bày tỏ được quan Viết đoạn văn theo cấu trúc:

Phiếu học tập số

về một nhân vật điểm, sở thích ghi lại ấn tượng + Đó là nhân vật 3
chính diện trong của

mình

về sâu sắc nhất về nào?

một tác phẩm tự sự nhân vật.

nhân vật.

dân gian đã học - Củng cố kĩ -

Hoạt

+ Ấn tượng sâu
động sắc nhất của em

mà HS thấy ấn năng đọc hiểu nhóm kĩ thuật về nhân vật là gì?
tượng nhất.


tác phẩm tự sự trao
tập

trung

đổi

cặp + Vì sao em có

vào đôi: Trao đổi với ấn tượng ấy?

một trong những bạn bên cạnh để - Sau khi học
vấn

đề

trung cùng góp y, sửa sinh viết xong,

tâm: nhân vật

chữa.

giáo viên hướng

- Đọc đoạn văn dẫn các em trao
hoặc trình bày đổi, sửa đoạn văn

9


bày đoạn văn.


miệng

về

ấn cho nhau theo

tượng với nhân từng cặp.
vật.

- Gọi 2 học sinh
lên nêu ấn tượng
của

mình

về

nhân vật để cả
lớp cùng tham
gia trao đổi, nhận
xét.
- Thống kê bằng
hình

thức

cho


học sinh giơ tay
để biết nhân vật
nào

gây

cảm

hứng nhất. Từ đó
GV

nhận

xét,

đánh giá chung
về sản phẩm của
học sinh.

10


Hoạt động 4: Giáo Giúp học sinh Thoát li văn bản - Đưa ra yêu cầu Nội dung truyện Phiếu học tập, bảng phụ,
viên yêu cầu học biết tổng hợp các tự nhớ lại và tóm tóm tắt văn bản.

đã được tóm tắt video quay học sinh trình

sinh tóm tắt văn kiến thức đã ôn tắt tác phẩm dựa - Quan sát hoạt dưới


dạng bày tóm tắt

bản “Cô học trò tập về văn tự sự theo nhân vật

động học tập của nói/viết.

tên

học sinh để giúp Phiếu học tập số

Thu”

trong để tóm tắt đươc

khoảng 10 dòng.

văn bản tự sự cụ

đỡ, hỗ trợ khi 4

thể theo yêu cầu

cần thiết.

của giáo viên

- Nghe học sinh
trình

bày


sản

phẩm và nhận
xét.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động: Châm Hiểu được
ngôn

có

câu nghĩa

“Cuộc sống cần những

lớn

y -

Kể

lại

câu - Đưa ra yêu cầu

của chuyện mini mà - Chuyển giao 5

để gửi sản phẩm lên zalo

câu mình cho là có y nhiệm vụ học tập


nhóm học tập.

những câu chuyện chuyện nhỏ và nghĩa lớn lao.

một cách hợp lí.

nhỏ để ta hiểu ra thêm yêu thích - Chỉ ra y nghĩa - Kiểm tra sản
những ý nghĩa lớn bộ môn Ngữ văn. lớn lao mà tác phẩm và nhận
lao

của

người”.

đời
Anh/chị

Phiếu học tập số Máy tính có kết nối internet

giả

gửi

gắm xét, đánh giá, rút

trong tác phẩm

ra


tầm
11

quan


hãy kể cho cả lớp

- Nhận ra khả trọng của văn tự

nghe

năng kì diệu của sự

một

câu

nói

chung,

chuyện

nghệ thuật ngôn truyện mini nói

mini/chuyện chớp

từ so với các riêng.


(mà anh chị đã

môn khoa học và

được tiếp nhận)

các bộ môn nghệ

đáp ứng được yêu

thuật khác.

cầu của châm ngôn

- Thu thập tài

trên và rút ra thông

liệu, xử lí thông

điệp mà tác giả gửi

tin theo yêu cầu

gắm trong đó.

và hoàn thành

sản phẩm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

Hoạt động 1: Học Giúp HS được - Hình thành y sinh

sáng

tác trải nghiệm và đồ sáng tác

truyện mini, truyện phát
ngắn

triển

Giáo

viên Tác phẩm của Máy tính có kết nối mạng

hướng dẫn các học sinh sau khi để trao đổi thông tin đa

y - Hoàn thành tác bước hoàn thành được giáo viên chiều giữa giáo viên và các

tưởng sáng tạo. phẩm

một văn bản tự chỉnh sửa (nếu cá nhân/nhóm học sinh.

Từ đó biết giao - Phân tích được sự, những điều cần thiết).
tiếp, kể chuyện các chi tiết đắt, cần lưu y khi viết Phiếu học tập số
có sức hấp dẫn thông

điệp

y văn tự sự


6

Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi
12 hình nổi sắc nhân vật và nổi bật chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Sáng tạo tình huống là nơi thách thức tài nghệ của nhà văn (Nguyễn Đăng Mạnh).
Trang 21


trong thực tế đời nghĩa của văn - Đưa ra yêu cầu
sống, cảm nhận bản.

cụ thể

sâu hơn về y đồ

- Kiểm tra, đánh

nghệ thuật và tư

giá, khen ngợi

tưởng của các

kịp thời những

nhà văn cụ thể

sản phẩm xuất


được học trong

sắc và hỗ trợ HS

chương

gặp

trình

cũng như ngoài

khó

khăn

giải quyết vấn đề

chương trình.
Hoạt động 2: Sưu Qua bài tập HS - Thu thập thông Giao công việc Phiếu học tập số Máy tính có kết nối internet
tầm những nhận hiểu những vấn tin theo yêu cầu cụ thể, kiểm tra 7

để tìm kiếm tài liệu và gửi

định mang tính lí đề cần thiết trong bằng kĩ thuật và nhận xét sản

sản phẩm lên zalo nhóm

luận văn học bàn viết văn tự sự đọc tích cực


phẩm

học tập.

về yêu cầu trong được

sinh trong phiếu

thể

hiện

sáng tác tác phẩm trong nhận định,

học tập.

tự sự (truyện ngắn, biết vận dụng khi
truyện mini…).

làm

văn

(sử

dụng ý kiến của

13

của


học


chuyên gia).

14


PHỤ LỤC TIẾT 1,2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Ôn tập kiến thức về văn tự sự ở THCS)
SẢN PHẨM NHÓM 1
* Khái niệm, ý nghĩa văn tự sự
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này
dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một y nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ
thái độ khen chê.
* Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Sự việc trong văn bản tự sự được trình bày một cách cụ thể; sự việc xảy ra trong
thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến,
kết quả…Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho
thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong
văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng văn bản.
Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các
mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…
* Lời văn, đoạn văn tự sự
- Văn tự sự chủ yếu là kể người và việc. Kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai
lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, y nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành

động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
- Mỗi đoạn văn thường có một y chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề.
Các câu khác diễn đạt những y phụ dẫn đến y chính đó, hoặc giải thích cho y
chính, làm cho y chính nổi lên.
* Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đạt ra trong văn bản.
- Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
17


+ Thân bài: kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài: kể kết cục của sự việc.
* Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu
của đề bài.
- Lập y là xác định các nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định:
nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và y nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn y là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được
câu chuyện và hiểu được y định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
SẢN PHẨM NHÓM 2
* Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
-Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể
theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Khi tự xưng là tôi, kể theo ngôi thứ nhất, người kể trực tiếp kể những gì mình
nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, y nghĩ của mình.
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
- Người kể xưng tôi không nhất thiết là chính tác giả.

* Thứ tự kể trong văn tự sự
- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì
xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú y hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có
thể đem kết quả sự việc hiện tại ra kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc
để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.
* Truyện tưởng tượng
- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng
của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một y nghĩa nào
đó.

18


- Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có y nghĩa,
rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho y nghĩa thêm nổi bật.
* Kể chuyện đời thường: kể về những câu chuyện có thật (người thật việc thật)
trong cuộc sống đời thường.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Tìm hiểu kiến thức về văn tự sự ở lớp 10 và thực hành)
NHÓM 1(Ôn tập kiến thức về văn tự sự ở lớp 10)
* Lập dàn ý bài văn tự sự
- Lập dàn y bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình
sẽ viết, sẽ kể.
- Dàn y chung:
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…).
+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết
thật đặc sắc, y nghĩa).
- Muốn lập dàn y, cần dự kiến đề tài, xác định nhân vật, chọn và sắp xếp các sự

việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
* Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự
- Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân
vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
* Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu
tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu
cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú y quan sát, liên tưởng, tưởng
tượng và lắng nghe những lay động mà sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí
của mình.
* Luyện tập viết đoạn văn trong văn tự sự

19


- Có nhiều đoạn văn trong văn bản tự sự. Đoạn (các đoạn) mở bài giới thiệu câu
chuyện; các đoạn thân bài kể lại diễn biến các sự việc; đoạn (các đoạn) kết bài kết
thúc câu chuyện, tạo ấn tượng đối với suy nghĩ, cảm xúc của người đọc, người
nghe.
- Để viết đoạn văn tự sự, cần hình dung sự việc xảy ra thế nào rồi lần lượt kể lại
diễn biến của nó; chú y sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được
mạch lạc, chặt chẽ.
* Tóm tát văn bản tự sự
- Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn
những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. Bản tóm tắt phải trung thành với văn
bản gốc.
- Khi tóm tắt cần:
+ Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.

+ Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc
đó.
+ Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của sự việc
(một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).
NHÓM 2 (Thực hành)
Câu chuyện: CÔ HỌC TRÒ TÊN THU
(Tác giả: Nguyễn Thi Hân – GV Trường TH Thị trấn Lập Thạch)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Lập Thạch, mảnh đất đã chắp cánh
cho tôi nuôi dưỡng ước mơ trở thành một cô giáo tiểu học và niềm hạnh phúc đầu
đời của tôi là được đứng trên bục giảng, được nghe tiếng gọi thân thương của học
trò, được dạy các em những điều hay lẽ phải, về đạo đức làm người. Với tôi 9 năm
trong nghề dạy học đã có biết bao kỉ niệm vui buồn đáng nhớ, nhưng kỉ niệm đã
lưu lại trong trái tim tôi thật rõ đó là kỷ niệm về cô học trò có tên gọi trùng với tên
gọi của mùa thu.

20


×