Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ôn tập THƠ CÁCH MẠNG (1930 1945) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 11 tại TRƯỜNG THPT HAI bà TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.08 KB, 57 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
THƠ CÁCH MẠNG (1930-1945) TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 11 TẠI TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
Tác giả sáng kiến: TRẦN THỊ HẰNG
Mã sáng kiến: 38.51.01

Vĩnh Phúc, năm 2020


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
THƠ CÁCH MẠNG (1930-1945) TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 11 TẠI TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
Tác giả sáng kiến: TRẦN THỊ HẰNG
Mã sáng kiến: 38.51.01


Vĩnh Phúc, năm 2020


MỤC LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ.........................................................................................1
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN......................................................1
1. Lời giới thiệu..............................................................................................1

2. Tên sáng kiến..............................................................................................2
3. Tên tác giả sáng kiến..................................................................................2
4. Chủ đầu tư sáng kiến: tác giả sáng kiến..................................................2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến......................................................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng:..................................................................2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến....................................................................2
I. VỊ TRÍ CỦA THƠ CÁCH MẠNG (1930-1945) TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG..............................................3
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC THƠ CÁCH MẠNG (19301945) TẠI TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG.................................................3
1. Nội dung, nghệ thuật các tác phẩm và phân phối thời gian của tác

phẩm................................................................................................................3
2. Học sinh.......................................................................................................4
2.1. Thực trạng về sự yêu thích thơ cách mạng (1930-1945) và sự hiểu biết
khái quát về thơ cách mạng (1930-1945) của học sinh....................................4
2.2. Thực trạng về kĩ năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm và kĩ năng làm
bài văn nghị luận xoay quanh các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong
chương trình Ngữ văn 11 của học sinh............................................................5
3.3. Biện pháp thứ 3: Hướng dẫn học sinh ra đề đọc – hiểu và nghị luận
xoay quanh hai tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh), “Từ ấy” (Tố Hữu)
........................................................................................................................22
3.3.1. Ma trận đề đọc hiểu và đề nghị luận (Giáo viên cung cấp ma trận các

dạng đề)..........................................................................................................22
3.3.2. Hướng dẫn học sinh ra đề....................................................................25
3.4. Biện pháp thứ 4: Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xoay
quanh tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) và “Từ ấy” (Tố Hữu)........26
3.4.1. Kiểu bài: Phân tích/cảm nhận đoạn thơ, tác phẩm thơ........................26
3.4.2. Kiểu bài: Chứng minh một ý kiến........................................................29
3.4.3. Kiểu bài so sánh hai đoạn trích/ 2 tác phẩm........................................36
3.3.4. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học..................40


3.5. Biện pháp thứ 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực................................................................................................42
3.5.1. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá chung theo định hướng phát
triển năng lực.................................................................................................42
3.5.2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá môn Ngữ văn theo định
hướng phát triển năng lực..............................................................................44
3.5.3. Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn trong hai
tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh), “Từ ấy” (Tố Hữu)..............................45
8. Những thông tin cần được bảo mật: không...........................................50
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh học xong các
tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) theo phân phối chương trình của
Bộ GD&ĐT...................................................................................................50
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các
nội dung sau:................................................................................................50
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................53



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
M.Gorki từng nói “Văn học là nhân học”. Đúng như vậy, mỗi tác phẩm
văn học có giá trị đều mang trong mình xứ mệnh thiêng liêng của nó. Thơ cách
mạng Việt Nam giai đoạn (1930-1945) có vị trí quan trọng trong chương trình
Ngữ văn Trung học Phổ thông. Đặc biệt, chức năng văn học của các tác phẩm
thơ cách mạng vô cùng to lớn. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản về một bộ phận, thể loại văn học Việt Nam tiêu biểu của thế kỷ XX,
thơ cách mạng còn bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên và cuộc sống con người; ý
chí, nghị lực vượt lên trên hoàn cảnh, luôn lạc quan, yêu đời; có lý tưởng sống
cao đẹp,… Đồng thời thơ ca cách mạng (1930-1945) góp phần giúp học sinh
phát triển năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học. Đặc biệt năng lực đặc
thù môn Ngữ văn là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Từ đó, hình thành
những phẩm chất “vàng” của thanh niên thế hệ mới: yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực và trách nhiệm.
Thơ cách mạng (1930-1945) nằm trong bộ phận văn học không công khai
trước cách mạng thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và phê bình
văn học. Cho đến nay lịch sử nghiên cứu về thơ ca cách mạng (1930-1945)
tương đối dày dặn. Tiêu biểu trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu Văn
học Việt Nam 1900-1945 (Phan Cự Đệ - Trần Đình Hựu - Nguyễn Trác - Nguyễn
Hoành Khung - Lê Trí Dũng - Hà Minh Đức), NXB Giáo Dục, 2005. Sau đó có
các cuốn nghiên cứu riêng từng tác giả, tác phẩm như: Hoàng Trung Thông, Bác
Hồ làm thơ và thơ của Bác, trong Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979; Vũ Quần Phương, Suy nghĩ mới về Nhật
kí trong tù, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995; Tố Hữu tác phẩm và lời bình, NXB
Văn học, 2015; Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Văn hoá – Thông tin,
2001… Tuy nhiên thơ cách mạng (1930-1945) ở trường phổ thông cho đến nay
vẫn chưa có nhiều công trình chuyên biệt, đầy đủ. Trong thực tế giảng dạy ở

trường phổ thông, các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) dài, phân phối thời
gian còn ít. Học sinh có hứng thú nhưng hiểu biết còn hời hợt và cảm tính,…
Trong những năm gần đây, đổi mới Giáo dục và Đào tạo là nhiệm vụ
trọng tâm của ngành giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là
Nghị quyết Trung ương số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay. Thực hiện Nghị quyết, bên
cạnh việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học thì kiểm tra đánh giá là vấn
đề quan trọng. Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn nhằm cung cấp
1


thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về
phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập
thông qua việc hình thành và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói nghe.
Sáng kiến kinh nghiệm của tác giả nhằm mục đích đưa ra được một số
biện pháp nâng cao hiệu quả ôn tập thơ cách mạng (1930-1945) trong chương
trình Ngữ văn 11 ở trường THPT A. Một số biện pháp này tác giả đã thực
nghiệm, đem lại hiệu quả nhất định. Hy vọng được sự đóng góp, trao đổi kinh
nghiệm từ các thầy cô bộ môn để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn và trở thành
tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh và giáo viên giảng dạy bộ môn.
2. Tên sáng kiến
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN TẬP THƠ
CÁCH MẠNG (1930-1945) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 TẠI
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
3. Tên tác giả sáng kiến
Họ và tên: Trần Thị Hằng
4. Chủ đầu tư sáng kiến: tác giả sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 11, lớp 12 ôn tập thơ cách

mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11.
- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Giúp học sinh ôn tập kiến thức, rèn
luyện kỹ năng làm văn nghị luận; từng bước đổi mới đánh giá môn Ngữ văn
theo định hướng phát triển năng lực xoay quanh hai tác phẩm: “Chiều tối” (Hồ
Chí Minh), tác phẩm “Từ ấy” (Tố Hữu).
6. Ngày sáng kiến được áp dụng:
18 /2 /2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
Về nội dung của sáng kiến:

2


I. VỊ TRÍ CỦA THƠ CÁCH MẠNG (1930-1945) TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Ở nhà trường phổ thông, hai tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945)
trong chương trình Ngữ văn 11 là hai tác phẩm có giá trị sâu sắc. Giáo viên khá
hứng thú trong quá trình dạy và học sinh cũng hứng thú trong khi học. Tuy nhiên
trong thực tế giảng dạy, việc dạy học hai tác phẩm này ở trường trung học phổ
thông hiện nay chưa đạt kết quả như mong muốn.Việc dạy học thơ cách mạng
(1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11 còn theo sở thích, cảm tính. Làm
thế nào để việc ôn tập thơ cách mạng (1930-1945) sao cho hiệu quả là việc bức
thiết ở nhà trường phổ thông hiện nay.
2. Cấu trúc chương trình thơ cách mạng (1930-1945) ở lớp 11
Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, ban cơ bản gồm hai tác phẩm:
- “Chiều tối” - Tố Hữu, thời lượng 01 tiết.
- “Từ ấy” - Tố Hữu, thời lượng 01 tiết.
Ngoài ra đọc thêm: “Lai tân” (Hồ Chí Minh); “Nhớ đồng” (Tố Hữu)
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC THƠ CÁCH MẠNG (19301945) TẠI TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
Để đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn tập thơ cách

mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11, tác giả sáng kiến đã tiến
hành khảo sát thực trạng dạy học thơ cách mạng (1930-1945) nơi tác giả đang
công tác.
1. Nội dung, nghệ thuật các tác phẩm và phân phối thời gian của tác phẩm
Các tác phẩm được chọn dạy trong chương trình nhìn chung là những tác
phẩm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật. Những tác phẩm đó đều thể hiện khá
đầy đủ nội dung, nghệ thuật chủ đạo của thơ cách mạng (1930-1945) trong
chương trình Ngữ văn 11. Tuy nhiên, sự phân phối thời gian lại quá ít. Giáo viên
và học sinh có thể nhấn mạnh khâu này, lướt qua khâu kia nhưng dù sao cũng
phải tổ chức các hoạt động dạy học qua những bước cụ thể từ tìm hiểu chung về
tác giả, tác phẩm, định hướng đọc – hiểu văn bản,… Điều đó khó tránh khỏi tình
trạng “cưỡi ngựa xem hoa”.

3


2. Học sinh
2.1. Thực trạng về sự yêu thích thơ cách mạng (1930-1945) và sự hiểu biết khái
quát về thơ cách mạng (1930-1945) của học sinh

Để đánh giá được điều này tác giả sáng kiến đã tiến hành điều tra khảo sát
kết quả học tập thông qua (Bài viết văn của khối 11 tại Nhà trường). Kết quả
được tác giả tổng hợp như sau:
Bảng tổng hợp điều tra kết quả học tập môn Ngữ văn khối 11
(Bài viết 90 phút ).
Tỷ lệ kết quả kiểm tra bài viết
TT Tên lớp

Số HS


Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Giáo viên

1

11A1

42

15%

30%

47%

8%

Tác giả sáng
kiến

2


11A2

42

10%

33%

49%

7%

Tác giả sáng
kiến

3

11A3

35

8%

29%

53%

10%

Giáo viên môn


4

11A4

34

5%

26%

58%

11 %

Giáo viên bộ
môn

5

11A5

35

5%

30%

60%


5%

Giáo viên bộ
môn

6

11A6

33

0%

28%

68%

4%

Giáo viên bộ
môn

7

11A7

30

0%


27%

70%

3%

Giáo viên bộ
môn

Thông qua bảng số liệu điều tra trên, cho thấy chỉ số phần trăm kết quả bài
kiểm tra ở cột trung bình vẫn chiếm ở mức cao nhất (từ 45-65%). Điều này cho
thấy đa số vẫn ở mức độ trung bình. Chứng tỏ rằng: Học sinh vẫn thiếu kiến
thức về văn học sử và lí luận văn học đặc biệt kiến thức khái quát về thơ cách
mạng (1930-1945); học sinh chưa có cái nhìn xuyên suốt thời kì nên giải quyết
vấn đề còn lúng túng, chưa sâu sắc, thấu đáo.

4


2.2. Thực trạng về kĩ năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm và kĩ năng làm bài văn
nghị luận xoay quanh các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong
chương trình Ngữ văn 11 của học sinh

Qua phiếu thăm dò ý kiến giáo viên về: Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức
trọng tâm và kĩ năng làm bài văn nghị luận xoay quanh các tác phẩm thơ cách
mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11 của học sinh.

5



PHIẾU KHẢO SÁT KĨ NĂNG
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP DẠY MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm và kĩ năng làm bài văn nghị luận
xoay quanh các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong chương trình
Ngữ văn 11 của học sinh trong quá trình học tập
Nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc ôn tập thơ cách mạng (1930-1945) trong
chương trình ngữ văn 11 tại trường THPT Hai Bà Trưng, xin quý thầy cô vui
lòng đọc kỹ các biểu hiện và đánh dấu (+) vào ô tương ứng phù hợp với suy
nghĩ của mình.
0=

Hoàn toàn học sinh không có các kĩ năng này.

1=

Đôi khi các kĩ năng này được học sinh thể hiện

2=

Các kĩ năng này học sinh thể hiện mức độ trung bình

3=

Các kĩ năng này học sinh thể hiện một cách thường xuyên, dễ dàng.

4=

Các kĩ năng này học sinh thể hiện ở mức độ rất sáng tạo, rất dễ dàng.


Theo các thầy cô: Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm và kĩ năng
làm bài văn nghị luận xoay quanh các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945)
trong chương trình Ngữ văn 11 được học sinh thể hiện ở mức độ nào?
Các mức độ
TT

Tiêu chí đánh giá
0

1

Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm các
tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong
chương trình Ngữ văn 11 của học sinh.

2

Kĩ năng làm bài văn nghị luận xoay quanh các
tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong
chương trình Ngữ văn 11 của học sinh

1

2

3

4

6



Tác giả sáng kiến đã thu được kết quả ở bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng tổng hợp thực trạng về Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm và
kĩ năng làm bài văn nghị luận xoay quanh các tác phẩm thơ cách mạng (19301945) trong chương trình Ngữ văn 11 của học sinh
Các mức độ
TT

Tiêu chí đánh giá
0

1

2

3

4

1

Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm các
35 60
tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong 0%
5% 0%
% %
chương trình Ngữ văn 11 của học sinh.

2


Kĩ năng làm bài văn nghị luận xoay quanh các
tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong
chương trình Ngữ văn 11 của học sinh

0%

39 55
6% 0%
% %

Thông qua bảng số liệu điều tra trên cho thấy Kĩ năng hệ thống hoá kiến
thức trọng tâm và kĩ năng làm bài văn nghị luận xoay quanh các tác phẩm thơ
cách mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11 của học sinh đa số vẫn ở
mức độ Trung bình hoặc mức độ Đôi khi (mức 1, mức 2); Điều này cho thấy,
Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm và kĩ năng làm bài văn nghị luận xoay
quanh các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11
của học sinh còn nhiều hạn chế. Học sinh thường ôm đồm, chưa xác định trọng
tâm ôn tập nên trong quá trình làm bài chưa hiệu quả. Hơn nữa, kĩ năng giải
quyết các đề văn nghị luận của các em còn lúng túng, làm bài lan man, chưa
trọng tâm.
Tóm lại: Kết quả điều tra, tìm hiểu cho thấy, trong thực tế giảng dạy ở
trường phổ thông, các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) dài, phân phối thời
gian còn ít. Học sinh có hứng thú nhưng hiểu biết còn hời hợt và cảm tính, kĩ
năng hệ thống hoá kiến thức trọng tâm và kĩ năng làm bài văn nghị luận xoay
quanh các tác phẩm thơ cách mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11
của học sinh còn hạn chế. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới dạy
học hiện nay. Thực trạng trên đã đặt ra những vấn đề thực tiễn cần giải quyết,
cần đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập thơ cách mạng
(1930-1945) trong chương trình ngữ văn lớp 11.


7


III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN TẬP THƠ CÁCH
MẠNG (1930-1945) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 TẠI
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
3.1. Biện pháp thứ nhất: Ôn tập khái quát thơ cách mạng (1930-1945)
3.1.1. Bảng mô tả các mức độ kiến thức cần đạt
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Các chặng
đường phát
triển của thơ
cách
mạng
(1930-1945)

Học
sinh
nhận
biết

được
các
thông tin về
các
chặng
đường phát
triển của thơ
ca cáng mạng
(1930-1945)
ở nước ta

Học sinh hiểu
được
hoàn
cảnh lịch sử,
xã hội chi phối
đến các chặng
đường
phát
triển.

Vận dụng hiểu
biết về các
chặng đường
phát triển của
thơ cách mạng
(1930-1945) ở
nước ta vào
việc đọc hiểu
các tác phẩm.


- Vận dụng hiểu biết
về các chặng đường
phát triển của thơ
cách mạng (19301945) ở nước ta vào
việc làm văn nghị
luận xoay quanh tác
phẩm thuộc giai
đoạn. Từ hiểu biết
đó lí giải được hoàn
cảnh lịch sử xã hội
chi phối như thế nào
tới nội dung, tư
tưởng của tác phẩm.

2. Giá trị của
thơ
cách
mạng (19301945)

Học
sinh Học sinh hiểu
nhận
biết bản chất của
được giá trị các giá trị đó.
của thơ cách
mạng (19301945)

Học sinh vận
dụng được kiến

thức giá trị của
thơ cách mạng
(1930-1945) để
phân tích giá
trị nội dung và
nghệ
thuật
trong tác phẩm.

Học sinh phải đánh
giá những những
sáng tạo, mới mẻ
của các tác giả trong
cùng giai đoạn,…

3.1.2. Các chặng đường phát triển của thơ cách mạng (1930-1945)
Thơ cách mạng là một trong các thể loại của văn học cách mạng. Dòng
dòng văn học phát triển theo ý thức hệ của giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn học cách mạng thuộc bộ phận văn học không
công khai của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám
năm 1945. Các chặng đường phát triển của thơ cách mạng Việt Nam (19301945):
8


a. Thời kì đầu: 1930-1935
- Cơ sở xã hội:
+ Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương
+ Sự lớn mạnh của cao trào Xô viết Nghệ -Tĩnh
+ Sự khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp đã tạo nên làn sóng căm phẫn
trong quần chúng.

- Mở đầu là sáng tác thơ gắn liền với cao trào cách mạng 1930-1931 mà
đỉnh cao nhất là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Đây là một nền văn học dân gian truyền
miệng tự giác, tiền thân là nền văn học quần chúng sau này. Từ tháng 5/1931
đến năm 1933 là thoái trào của cách mạng. Nhiều chiến sĩ vô sản bị bắt. Thơ
cách mạng cũng rút vào nhà tù. Bất kì dưới đề tài nào thơ nhà tù vẫn tràn đầy
lòng tin vào tương lai. Dù bị cùm trói, người chiến sĩ “cứ huấn luyện, cứ tuyên
truyền, cứ cổ động”. Họ viết:
“Còn non, còn nước, còn dài
Còn vừng trăng bạc, còn lời sắt son
Trăng kia, khuyết đó, lại tròn”
(Hồ Văn Ninh – “Thư về xã”)
b. Thời kì giữa: 1936-1939
- Đây là thời kì Mặt trận Dân chủ. Trước sự lớn mạnh của Mặt trận dân
chủ, Đảng đã tranh thủ thời gian hợp pháp để tuyên truyền cách mạng, kêu gọi
quần chúng nhân dân.
- Thơ cách mạng đã khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ cộng
sản say mê lí tưởng, mang một tinh thần nhân đạo mới mẻ. Tiêu biểu là các tác
phẩm của Tố Hữu: “Từ ấy”. Những bài thơ hừng hực lửa đấu tranh cách mạng
của Tố Hữu đánh dấu một bước phát triển mới của thơ ca.
c. Thời kì cuối: 1939-1945
- Năm 1943, bản “Đề cương văn hoá” được viết ra để chỉ đạo công tác
văn hoá. Lần đầu tiên quan điểm Mác – Lênin ở Việt Nam về vấn đề văn hoá
được trình bày rõ ràng.
- Trước sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc, thực dân Pháp ra
sức đàn áp, văn học đi vào hoạt động bí mật nhưng văn học cách mạng vẫn toả
ánh sáng ra bên ngoài, thơ ca trong tù vẫn phát triển để cổ vũ phong trào cách
mạng.
- Các sáng tác:
9



+ Phần “Xiềng xích” trong tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu đã khắc hoạ hình
tượng người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi, sôi nổi căm hờn, lòng dặn lòng không
bao giờ nản chí, không bao giờ chịu khuất phục quân thù.
+ Tập “Ngục trung nhật ký” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng tác trong các
nhà tù, bên kia biên giới thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Tập thơ mà “Uy
vũ bất năng khuất”, “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”, là tiếng nói
lạc quan, yêu đời, “một viên ngọc quý đánh rơi vào kho tàng văn học Việt Nam”
(Nguyễn Trác)

Nhìn chung thơ cách mạng (1930-1945) đã phản ánh đúng đặc trưng của
thời đại góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà.
3.1.3. Giá trị của thơ cách mạng (1930-1945)
a. Giá trị nội dung:
- Chủ nghĩa yêu nước: Thơ cách mạng đã kế thừa truyền thống yêu nước
và phát triển lên mức cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn ở thời đại mới.
+ Lòng yêu nước, thương dân cụ thể hơn xưa. Dân không chỉ có dân tộc
mà còn có tính giai cấp, chủ yếu là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Họ
là những người nghèo khổ, bị áp bức bóc lột. Yêu nước là phải chiến đấu giành
độc lập, tự do, dân chủ gắn với giai cấp:
“Cướp chính quyền giao lại công nông
Lập Xô viết, giữ non song Hồng Lạc
Cõi đại đồng tiến lên cực lạc
Khắp năm châu, vạn quốc một nhà”
(“Nhìn lại phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh” – Nguyễn Thế Vỹ)
+ Yêu nước luôn luôn tin tưởng ở tương lai, tin tưởng vào sự nghiệp cách
mạng. Niềm tin mãnh liệt của người chiến sĩ chiến sĩ trong tù đày trong thơ
Xuân Thuỷ:
“Ta nghĩ, ngày mai hết đói nghèo
Hết tù, hết tội, hết gieo neo

Trong, ngoài bốn bể anh em cả
Ôi đẹp! Vườn xuân những sớm chiều”
(“Không giam được trí óc”)
Hay những vần thơ giản dị đậm chất nhân văn nhưng cũng chứa đầy
chất “thép” của Bác trong tập “Nhật kí trong tù” và những tiếng reo ca hứng
10


khởi, ngập tràn say mê đối với lí tưởng cộng sản một cách rộn rã nhất trong
thơ Tố Hữu…
- Nhân sinh cộng sản chủ nghĩa:
+ Người cộng sản tiếp thu thái độ coi khinh cái chết. Họ quan niệm sống
là để đấu tranh. Nếu cần phải chết, họ sẽ chết ý nghĩa nhất. Người cộng sản tin ở
sự tất thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tin ở thắng lợi tất yếu của quần chúng
nhân dân.
+ Người cộng sản giàu tình cảm nhưng không phải là thứ tình cảm ích
kỉ, hẹp hòi vì mình, vì gia đình mà là thứ tình cảm rộng lớn hơn nhiều, vì giai
cấp, vì dân tộc. Với lập trường tư tưởng của mình người nghệ sĩ – chiến sĩ ấy đã
gạt bỏ mọi ý nghĩa, tình cảm cá nhân; vui, buồn, sướng, khổ, sống, chết ra ngoài
tầm tính toán hàng ngày để đem tất cả ra mà tận hiến cho Đảng, cho đồng bào,
cho Tổ quốc.
b. Giá trị nghệ thuật
Thơ cách mạng (1930-1945) theo ý thức hệ vô sản, lực lựng sáng tác
chủ yếu là những người chiến sĩ vô sản. Lãnh tụ của họ là Nguyễn Ái Quốc.
Ngay từ đầu thơ cách mạng đã có đóng góp về nghệ thuât. Bên cạnh kế thừa
nghệ thuật của thơ trung đại như thể thơ, bút pháp,… thì thơ cách mạng đã mang
hơi thở riêng, đã khoác lên mình ý nghĩa hình tượng mới phù hợp với thời đại
(ngôn ngữ thơ vừa hàm súc nhưng giản dị, gần gũi với đời thường; hình ảnh thơ
giản dị, chân thực thấm đẫm nhân sinh quan người chiến sĩ cộng sản…)
Có thể nói, thơ cách mạng Việt Nam (1930-1945) là đã kế thừa văn học

dân gian nhất là thơ văn yêu nước chống Pháp trước đó. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, thơ cách mạng (1930-1945) mang nhiều yếu tố của một thời đại mới, thời
đại xã hội chủ nghĩa. Nó đã làm tròn nhiệm vụ đối với dân tộc một cách xuất
sắc. Nếu văn học lãng mạn bế tắc trong mộng tưởng, không tìm được bến đỗ và
câu trả lời; văn học hiện thực dù phản ánh nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn
tinh thần của con người, nhưng cái kết cục vẫn là “bước đường cùng”, thì văn
học cách mạng không những chỉ ra bản chất hiện thực mà còn vạch ra cả hướng
đi cho con người, để cải tạo xã hội bằng những cái mới tốt đẹp hơn. Chính vì
vậy, trong vòng mười lăm năm cuối cùng của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất
nước ta, văn học cách mạng nói chung và thơ cách mạng nói riêng là dòng văn
học duy nhất ngày càng phát triển rực rỡ. Điều này sáng tỏ một chân lí: con
đường cách mạng là con đường phát triển của văn học chân chính.

11


3.2. Biện pháp thứ 2: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản một số tác phẩm thơ
cách mạng (1930-1945) trong chương trình Ngữ văn 11
3.2.1. Bảng mô tả các mức độ kiên thức cần đạt
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Vài nét về Học

sinh
tác giả, tác nhận
biết
phẩm
được
các
thông tin về
tác giả và
hoàn cảnh ra
đời của tác
phẩm.

Học sinh hiểu
được hoàn cảnh
sáng tác chi
phối nội dung
tác phẩm như
thế nào?

Vận dụng hiểu
biết về tác giả,
hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm để
phân tích giá trị
nội dung, nghệ
thuật của tác
phẩm.

- Từ tác phẩm,
khái quát được

phong cách tác
giả và lí giải
được hoàn cảnh
sáng tác chi
phối như thế
nào tới nội
dung, tư tưởng
của tác phẩm.

2. Giá trị của Học
sinh
tác phẩm
nhận
biết
được giá trị
nội dung và
nghệ
thuật
của tác phẩm.

Học sinh hiểu
bản chất nội
dung và nghệ
thuật của tác
phẩm.

Học sinh vận
dụng được kiến
thức về nội dung
và nghệ thuật

của tác phẩm để
làm văn nghị
luận

Học sinh phải
thấy
được
những sáng tạo,
mới mẻ về giá
trị nội dung và
nghệ thuật của
tác phẩm

3.2.2. Kiến thức cơ bản tác phẩm “Chiều tối” (Hồ Chí Minh)
I. Vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới
- Thơ văn Hồ Chí Minh là di sản văn hoá vô giá, là một bộ phận gắn bó
với sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh quan niệm văn học là vũ khí sắc bén
phục vụ sự nghiệp cách mạng. Mỗi khi viết, Người luôn tự hỏi: “Viết cho ai?”,
“viết để làm gì?”, sau đó mới quyết định: “viết cái gì?” và “viết như thế nào?”
- Phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng. Văn chính luận của Người
thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức
thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí rất hiện đại, giàu tính chiến
đấu và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ nghệ thuật của Người có sự kết hợp
hài hoà giữa cổ điển và hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong
sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc.
12



2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Là bài thơ số 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù” gồm 134 bài
thơ. Trong khoảng thời gian Bác Hồ sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ
của cộng sản quốc tế thế giới, chuyến đi ấy vào tháng 8-1942. Mục đích đi của
Bác vì cách mạng nhưng trên đường đi đến huyện Túc Vinh, Bác đã bị hương
cảnh bắt giam vì nghi là “gián điệp”. Chúng đày đọa Bác trong suốt mười ba
tháng (tháng 8-1942 đến tháng 9-1943). Trong khoảng thời gian ấy Bác đã giãi
bày tâm tư, tình cảm của mình. Bác đã phơi bày hiện trạng của xã hội Trung
Quốc và nhà tù xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Chiều tối”:
+ Bài thơ được Hồ Chí Minh viết vào khoảng tháng 10-1942, trong tiết
cuối thu, trên đường bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, chặng đường
đầu tiên của con đường khổ ải; ở đó người tù ngậm mối oan hờn mà đặt bàn
chân lên khắp miền đất Quảng Tây rộng lớn.
+ Trên đường đầy ải ấy, Hồ Chí Minh tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang
vòng xích, có sáu người lính mang súng giải đi. Phía trước, trong đêm chờ đời
Người là một xà lim rét mướt, với đống rạ bẩn, đầy rệp; trên đó người tù phải
ngủ mà không được cởi trói, thậm chí còn bị xiềng tréo đôi chân.
“Gian khổ như vậy, nhưng Cụ vẫn vui vẻ. Cụ sung sướng được thấy
phong cảnh thay đổi. Cụ vừa đi vừa ngân nga. Thỉnh thoảng Cụ Hồ làm thơ”
(Trần Dân Tiên)
“Chiều tối” ra đời trong hoàn cảnh ấy.
- Đề tài: Giãi bày tâm tư, tình cảm nỗi lòng của Người. Đây là đề tài
hướng nội và người ta gọi là nhật kí tâm tư của Người.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
- Bố cục: chia 2 phần:
+ Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
+ Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt.
- Chủ đề: vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh:
yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh,

luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
II. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
1. Nội dung
1.1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên:
a. Hình ảnh cánh chim:
13


- Cổ điển:
+ Cánh chim gợi ra bóng chiều là thi liệu quen thuộc trong thơ xưa. Trong
quan niệm của các nhà thơ xưa nếu chưa có cánh chim thì bóng chiều chưa được
rõ. Cánh chim chiều xuất hiện trong ca dao: “Chim bay về núi tối rồi” hay trong
thơ bà Huyện Thanh Quan “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” cánh chim trong
thơ Nguyễn Du “Chim hôm thoi thót về rừng” …
+ Thời điểm chiều tà thường xuất hiện trong thơ xưa. Đó là khoảng thời
gian gợi thương gợi nhớ, nhất là những khách tha phương. Như Thôi Hiệu đã
từng viết “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
(“Hoàng Hạc lâu”).
- Hiện đại:
+ Trong thơ xưa những cánh chim bay về nơi vô định, gợi sự xa xăm chia
lìa, phiêu bạt. Trong thơ Lý Bạch: “Chúng điểu cao phi tận” hay trong thơ của
Liễu Tôn Nguyên “Thiên sơn điểu phi tuyển”. Nhưng trong thơ Bác: cánh chim
bay có mục đích, có phương hướng, có điểm dừng rõ ràng. Cánh chim đang bay
“về rừng tìm chốn ngủ”.
+ Nếu cánh chim trong thơ xưa thường chỉ miêu tả ở trạng thái vận động
bên ngoài thì cánh chim trong thơ Bác lại được miêu tả ở trạng thái bên trong
“chim mỏi”. Điều này gợi người đọc liên tưởng tương đồng với cảnh ngộ của
Bác. Nếu cánh chim ấy mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn thì Bác mệt mỏi sau một
ngày lê bước trên đường có khi “năm mươi ba cây số một ngày/Áo mũ dầm mưa
ướt hết giày”. Không chỉ có vậy, cánh chim mỏi kia còn gợi tương phản với cảnh

ngộ của Bác bởi cánh chim ấy có nơi chốn tìm về còn Bác thì không có nơi nghỉ
chân, có thể là nhà lao nào đó. Cánh chim ấy được tự do bay lượn trên bầu trời
do còn Bác đang mất tự do, …
-> Bác đã đưa cánh chim từ thế giới siêu hình về thế giới thực tại.
b. Hình ảnh chòm mây cô đơn trôi lững lờ trên tầng không:
- Cổ điển:
+ Là thi liệu quen thuộc trong thơ Đường: “Bạch Vân thiên tải không du
du” (“Hoàng Hạc lâu” – Thôi Hiệu) hay “Cô vân độc khứ nhàn” (“Ngồi một
mình ở núi Kính Đình” – Lý Bạch)… Đó đều là hình ảnh chòm mây cô độc trôi
giữa bầu trời gợi lên sự cô độc thanh cao, sự phiêu diêu thoát tục và sự khắc
khoải của con người.
+ “mạn mạn”: vừa là thần thái của cảnh vật, vừa là phong thái ung dung
nhàn hạ của con người trong khoảnh khắc rất thi sĩ.
- Hiện đại: chòm mây cô đơn, lẻ loi bay giữa bầu trời -> gợi sự liên tưởng
với cảnh ngộ của Bác: cô đơn, lẻ loi, vô định mất phương hướng.
-> Tiểu kết: Bức tranh thiên nhiên ở đây không chỉ là bức tranh ngoại
cảnh mà còn là bức tranh tâm cảnh. Qua bức tranh thiên nhiên đó, người đọc
14


thấy được sự cô đơn, mệt mỏi của người tù nhân; thấy được tình yêu thiên nhiên
của thi nhân; thấy được bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng. Dù
bị gông cùm xiềng trói, dù đang bị chuyển lao cô đơn, mất phương hướng nhưng
người chiến sĩ ấy vẫn hưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên và tái hiện trong thơ.
Đó chính là tinh thần thép, là ý chí nghị lực của người chiến sĩ cách mạng Hồ
Chí Minh.
1.2. Hai câu cuối – Bức tranh cuộc sống sinh hoạt
a. Hình ảnh con người:
- Trung tâm của bức tranh: thiếu nữ xóm núi đang xay ngô. Hình ảnh này
tỏa sáng lấp lánh ba vẻ đẹp:

+ Vẻ đẹp của tuổi trẻ: “thiếu nữ”: tuổi căng tràn sức sống.
+ vẻ đẹp của công việc lao động đời thường bình dị. Trong thơ xưa, hình
ảnh thiếu nữ thường đặt trong không gian “phòng khuê”, với thú vui cầm, kì, thi,
họa. Thế nhưng trong thơ Bác người thiếu nữ gắn liền với công việc vất vả, lao
động khỏe khắn đang “xay ngô” để chạy đua với thời gian. Hơn nữa, điệp cuối
đầu “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” đã gợi sự sự liên hoàn nhịp nhàng không
dứt của những vòng xay ngô. Chính vòng quay liên tục đó đã gợi lên được sự
khỏe khoắn trong công việc lao động, gợi ra sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao
động.
+ Vẻ đẹp của quan niệm mỹ học mới mẻ về mối quan hệ giữa con người
và thiên nhiên: Thơ xưa hình ảnh con người xuất hiện giữa thiên nhiên thường
nhỏ bé, lặng lẽ và mất hút. Hình ảnh con người với nỗi quan hoài trong thơ bà
Huyện Thanh Quan: “Dừng chân đứng lại trời non nước/ Một mảnh tình riêng ta
với ta” hay con người mang nặng nỗi sầu nhân thế “Tựa gối buông cần lâu
chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Nguyễn Khuyến). Thế nhưng,
con người trong thơ Bác là trung tâm, nổi bật không bị lu mờ trước thiên nhiên.
b. Hình ảnh sự sống:
- Cổ điển: dùng ánh sáng để chỉ bóng tối, dùng hình ảnh lò than rực hồng
để thể hiện bóng tối. Câu thơ dịch “Cô em xóm núi xay ngô tối”, chữ “tối” đã
phạm vào điều tối kị của thơ “mạch kị nông, ý kị lộ”.
- Hiện đại: Chữ “hồng” nhãn tự của bài thơ. Một chữ “hồng” “nó sáng
bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với 27 chữ khác dầu nặng đến mấy đi
chăng nữa” (Hoàng Trung Thông). Nếu hai mươi bảy chữ ở trên là cảnh chiều
thì một chữ “hồng” thể hiện sự vận động từ chiều đến tối, từ lạnh lẽo đến ấm áp
(của lò than, của tình người), từ cô đơn đến sum vầy, từ nỗi buồn đến niềm vui.
Đó là nhân sinh quan của người chiến sĩ cách mạng. Sự vận động đó thể hiện sự
lạc quan, tin tưởng của người chiến sĩ cách mạng.
-> Tiểu kết: Từ bức tranh cuộc sống sinh hoạt, người đọc thấy nổi bật lên
vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: trong bất kì tình huống nào cũng hướng về
phía sự sống và ánh sáng, chủ nghĩa lạc quan luôn gắn liền với lòng nhân ái.

15


2. Nghệ thuật:
- Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện
đại.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
- Cách dùng các thủ pháp nghệ thuật (nhân hóa, điệp cuối đầu) hình ảnh
gợi cảm, bút pháp gợi tả thiên nhiên giản dị, tự nhiên, chân thực.
SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI “CHIỀU TỐI” (HỒ CHÍ MINH)

16


3.2.3. Kiến thức cơ bản tác phẩm “Từ ấy” (Tố Hữu)
I. Vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
a. Cuộc đời: Tố Hữu (1920-2002)
- Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
- Quê quán: Thừa Thiên Huế
- Xuất thân trong một gia đình nho nghèo. Cha mẹ Tố Hữu đều là những
người yêu thơ văn và văn học dân gian.
- Đến với cách mạng từ rất sớm (từ phong trào mặt trận dân chủ 19361939). Năm 1938 được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng.
- Từ khi được kết nạp Đảng đến năm 1986, Tố Hữu liên tục được giữ
những chức vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Những tập thơ chính: “Từ ấy” (1937-1946), “Việt Bắc” (1946-1954),
“Gió lộng” (1955-1961), “Ra trận” (1962-1971), “Máu và hoa” (1972-1975),
“Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999). Mỗi chặng đường thơ của Tố Hữu
đều gắn liền chặng đường thơ với chặng đường cánh mạng.

- Phong cách nghệ thuật:
+ Về nội dung: Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới
cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách
mạng, của cả dân tộc. Ngoài ra, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: Luôn đề cập
đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. Cảm hứng chủ đạo
trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc, không phải là cảm hứng thế sự đời tư. Hình tượng trung tâm là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm
chất tiêu biểu cho cả dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại.
+ Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà: thể thơ:
thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc (lục bát,…);
ngôn ngữ (sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc, phát huy cao độ
tính nhạc phong phú của tiếng Việt, sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu,
các vần,…; giọng thơ mang chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành,
ngọt ngào, tha thiết.
2. Tác phẩm:
*Tập thơ: “Từ ấy”
- Là tập thơ đầu tay của Tố Hữu
17


- Sáng tác trong suốt 10 năm từ 1937 đến 1946. Dung lượng gồm 71 bài,
chia làm ba phần (“Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”)
*Bài thơ: “Từ ấy”
- Xuất xứ: Nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp Đảng.
- Nhan đề: “Từ ấy” phiếm chỉ, không nói rõ là khi nào nhưng người đọc
đều biết đó là sự kiện Tố Hữu kết nạp Đảng, nhắc đến bước ngoặt quan trọng
trong tư tưởng, tình cảm của Tố Hữu.
- Bố cục: 3 phần:
+ Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng.
+ Khổ 2: Sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức

+ Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện niềm vui lớn của Tố Hữu khi giác ngộ lí tưởng
cộng sản, sự gắn bó khăng khít của cá nhân với quần chúng nhân dân và niềm
tin tưởng lạc quan của nhà thơ vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
II. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
1. Nội dung
1.1. Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng của Đảng:
* Hai câu đầu: Bút pháp tự sự: kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên trong
cuộc đời mình.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
- Trạng ngữ chỉ thời gian: “Từ ấy” mốc son chói lọi, mở ra bước ngoặt
huy hoàng trong cuộc đời Tố Hữu.
+ Trước mốc son ấy: Tố Hữu là người yêu nước, thương dân, giàu nhiệt
huyết, đau đớn khi thấy nước mình mất chủ quyền, dân mình trở thành người nô
lệ nhưng không biết làm gì? Tố Hữu đã có lúc đứng trước sự lựa chọn hoặc tiếp
tục cuộc sống bình yên giả tạo, ngột ngạt, chán nản của trí thức tiểu tư sản; hoặc
dũng cảm đứng lên theo con đường đấu tranh cách mạng khó khăn, gian khổ.
Cuối cùng Người thanh niên trẻ ấy đã tìm đến con đường cách mạng, đấu tranh
giải phóng dân tộc.
+ Sau mốc son ấy: Tố Hữu cảm thấy yên tâm với con đường đấu tranh
giải phóng dân tộc, dù chông gai nhưng mở ra tương lai tươi sáng.
- Các hình ảnh ẩn dụ diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:
+ Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rực rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng
lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong
tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng,
chủ nghĩa Mác – Lê-nin rực rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết
như mặt trời và đúng đắn như chân lí.
18



-> Hai hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ gợi ra nguồn sáng báo hiệu
những điều tốt lành.
- > Nhà thơ khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng
mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh kì diệu.
- Dùng những động từ mạnh:
+ “bừng”: nguồn ánh sáng mạnh, diễn ra đột ngột.
+ “chói”: sự lan tỏa xuyên thấu của nguồn sáng ấy.
-> Không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến trái tim -> ánh
sáng của Đảng, của cách mạng đã xua tan hoàn toàn sương mù của ý thức hệ tư
sản, mang đến một chân trời mới cho nhận thức và tình cảm.
* Hai câu cuối: Bút pháp trữ tình: Diễn tả trực tiếp niềm hạnh phúc,
vui sướng, say mê:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
- Biện pháp tu từ so sánh (so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống câu thơ)
+ Vườn hoa lá được đón nhận ánh sáng của mặt trời của nắng hạ trở nên
đậm hương sắc và rộn tiếng chim -> trở nên và tràn trề hương sắc và rộn rã âm
thanh
+ Tâm hồn Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản, của
Đảng, của cách mạng cũng trở nên đầy sinh lực, tràn trề hạnh phúc, có ý nghĩa.
- Lối vắt dòng thể hiện niềm vui lớn lao, tràn trề nên không thể diễn tả
trong khuôn khổ chật hẹp của một dòng thơ mà phải tràn xuống dòng thơ tiếp
theo.
1.2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

- Cái “tôi”: là cái tôi chung, hòa nhập, gắn kết với cộng đồng, không bơ
vơ lạc lõng giống như cái “tôi” trong Thơ mới.
- Cấu trúc tuơng đồng, có sự phân tách rõ rệt: bên này câu thơ là những gì
thân thuộc về cá nhân (“lòng tôi”, “hồn tôi”), phía bên kia câu thơ là những gì
thuộc về quần chúng nhân dân rộng lớn, nhân dân không tách biệt mà hòa hợp,
xích lại gần quần chúng nhân dân, được diễn tả qua hàng loạt động từ:
+ “buộc”: nghĩa đen: sự kết nối, thắt chặt những vật thể tách rời không thể
riêng rẽ. Trong câu thơ, đó là tinh thần tự nguyện của Đảng viên trẻ tuổi chủ
động gắn bó chặt chẽ cuộc đời với “mọi người” xung quanh. “Mọi người” là tất
cả các giai cấp, các tầng lớp, không có sự phân biệt, không có sự kì thị -> Tố
Hữu đã vượt lên rào cản giai cấp.
+ “trang trải”: sự vươn xa, phủ khắp theo chiều rộng không cùng -> diễn
tả sự gửi trao những tình cảm tha thiết nồng thắm của tác giả đến với “trăm nơi”.
19


“Trăm nơi” là con số ước lệ cho những đích đến không có giới hạn mà tình cảm
nhà thơ gửi gắm đến với mọi miền của Tổ quốc.
+ “gần gũi nhau”: là sự gần gũi “tôi” với “bao hồn khổ” -> sự tương tác
hai chiều, người Đảng viên chính thức được đón nhận vào với quần chúng nhân
dân.
- Kết quả cuối cùng của sự hòa nhập là “mạnh khối đời”. “Khối đời” là
cuộc đời chung, cuộc đời lớn, không thể nhìn thấy, không thể cân đo đong đếm,
là khái niệm trừu tượng -> Nhấn mạnh sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu
tranh cách mạng: mỗi cá nhân sẽ làm cho khối đời chung trở nên mạnh hơn,
ngược lại, khối đời chung ấy sẽ giúp cho mỗi cá nhân tăng thêm sức mạnh, vững
tâm hơn, tin tưởng hơn.
1.3. Khổ 3: Những chuyển biến trong tình cảm
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ…”
- Cái “tôi” đứng giữa quần chúng lao khổ, hòa nhập vào quần chúng lao
khổ, trở thành thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
- Biện pháp lặp cấu trúc cú pháp 3 lần: “là….của” -> Khẳng định sự chắc
chắn, vững vàng trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ Tố Hữu sau khi được
giác ngộ lí tưởng cộng sản.
- Cách tự xưng: “là con”, “là anh”, “là em” -> Thể hiện mối quan hệ gắn
bó như ruột thịt khi gắn bó với đại gia đình quần chúng. Diễn tả trách nhiệm lớn
lao: làm sao để cứu vớt những cuộc đời, những số phận lao khổ.
- Đại gia đình, những người thân thiết ruột thịt, đó là “vạn nhà”, “vạn kiếp
phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ/ không áo cơm cù bất cù bơ”.
- Từ chỉ số nhiều “vạn” là con số ước lệ, không cùng, không giới hạn,
đồng nghĩa với việc tình cảm bao la của tác giả dâng tặng cho mọi người là bao
la.
- Gọi thành những kiếp sống lầm than là biểu hiện của sự xót thương,
đồng cảm, chia sẻ; đồng thời cũng là biểu hiện của sự căm phẫn những bất công
ngang trái trong xã hội cũ. Chính tình cảm mãnh liệt trở thành động lực để tác
giả hành động, đấu tranh giải phóng cho những kiếp sống lầm than.
=> Tóm lại: Nội dung bài thơ “Từ ấy”:
- Biểu hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt trong buổi đầu gặp gỡ lí
tưởng cộng sản.
- Nêu lên những tác động to lớn, mạnh mẽ của lí tưởng đối với nhận thức
và tình cảm của người Đảng viên mới.
- Mốc son đánh dấu của một đời người, đồng thời cũng là mốc son khởi
đầu của một hồn thơ.
20


2. Nghệ thuật:

- Sử dụng các biện pháp tu từ với mật độ dày đặc.
- Cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt kết hợp với phép điệp… tạo nên tính
nhạc cho bài thơ, giọng thơ trở nên náo nức, say mê, sảng khoái, phù hợp với
nội dung bài thơ và tâm trạng của tác giả.
- Kết hợp bút pháp tự sự và bút pháp trữ tình để đạt hiệu quả nghệ thuật
cao nhất.
SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI “TỪ ẤY” (TỐ HỮU)

21


×