Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong tiết dạy lịch sử địa phương lớp 12 trường THCS THPT hà trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.51 KB, 17 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành lịch sử dân tộc. Việc giảng dạy
lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân
tộc mà quan trọng hơn là góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng cho học sinh
tình yêu quê hương - cội nguồn của lòng yêu nước. Từ nhiều năm nay, thực hiện
chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hầu hết các địa phương đã biên
soạn Tài liệu lịch sử địa phương nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn trong
trường phổ thông. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm
đúng đắn, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, truyền trống chống giặc ngoại xâm,
lòng yêu nước, lòng biết ơn, kính yêu các bậc tiền bối, các thế hệ cha ông đã ngã
xuống để bảo vệ dân tộc… Tương tự như những tiết học khác, tiết lịch sử địa
phương có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh về những
mốc son về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian
từ buổi đầu dựng nước tới nay... Qua đó, bồi dưỡng và phát triển cho các em thói
quen ham học hỏi, tìm hiểu và xây dựng tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc. Góp
phần rèn luyện những kĩ năng, hình thành ở học sinh phương pháp nghiên cứu khoa
học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Một trong những mục tiêu trọng điểm của việc vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cuộc sống đòi hỏi nội dung chương trình môn lịch sử phải cung cấp cho các em
những thông tin, sự kiện hoặc những giá trị về lịch sử của địa phương, nơi học sinh
đang sinh sống. Nhưng đến nay, nội dung chương trình môn học lịch sử địa phương
ở lớp 12 còn rất ít (ở lớp 12 có 2 tiết /năm, số tiết đó không đủ cung cấp hết kiến
thức địa phương cho học sinh).
Vậy chúng ta cần phải làm gì để tiết dạy lịch sử địa phương được hiệu quả.
Nếu xét về góc độ chương trình chính khoá thì 2 tiết/năm học đã được phân bố sát
với thời gian học tập, không có nội dung trống để giáo viên tiến hành dạy mở rộng
1


và nâng cao về lịch sử địa phương của tỉnh nhà. Xét về góc độ hoạt động ngoài giờ


thì thời gian cũng không nhiều hoặc không có điều kiện thuận lợi cho việc triển
khai hoạt động ngoại khoá về lịch sử địa phương. Chính vì thế, trong quá trình dạy
và học về tiết lịch sử địa phương giáo viên cần phải tìm tòi những giải pháp tối ưu
nhất trong quá trình giảng dạy để nâng cao hiệu quả nhất cho tiết học. Đó cũng là lý
do mà tôi chọn nội dung “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong tiết dạy lịch
sử địa phương lớp 12 trường THCS & THPT Hà Trung” làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm của mình.
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu :
Căn cứ vào nội dung chương trình đã nêu trên thì việc nâng cao hiệu quả
trong tiết dạy lịch sử địa phương là nội dung cần thiết. Nếu một học sinh lớp 12
biết rất nhiều nội dung lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới mà trong khi đó lại
không biết về lịch sử của nơi mình đang sống thì quả là một thiệt thòi rất lớn. Học
sinh sẽ không biết để bảo vệ và giữ gìn những tài liệu, hiện vật và những di tích
lịch sử… chính trên mảnh đất thân yêu mà các em đang sống.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên tôi chỉ giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Giảng dạy nội dung trong tài liệu lịch sử địa phương lớp 12.
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, bạn bè để đánh giá mức độ hiểu biết
về kiến thức lịch sử địa phương của học sinh lớp 12 ở trường THCS &THPT Hà
Trung.
- Đưa ra một số giải pháp có tính thực tiễn để tiết dạy lịch sử địa phương có
hiệu quả tốt.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 12
- Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS&THPT Hà Trung.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp sưu tầm tài liệu qua sách báo và các thông tin có tính thời sự
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết quả
của từng tiết dạy.
- Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy lịch sử địa
phương.

3


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận chung của vấn đề
Với quan điểm lịch sử Việt Nam là lịch sử của cuộc đấu tranh nhân dân, mỗi
một chiến thắng ở địa phương lại là tiền đề, là nhân tố quyết định đưa tới sự thắng
lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.
Lịch sử địa phương là một mảng kiến thức trong hệ thống kiến thức lịch sử ở
trường phổ thông, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành tri thức
lịch sử truyền thống của địa phương. Từ đó góp phần xâu chuỗi lại các sự kiện lịch
sử của mỗi địa phương nói riêng và lịch sử của đất nước nói chung. Vì vậy nâng
cao hiệu quả tiết dạy lịch sử địa phương cho học sinh nói chung và học sinh lớp 12
nói riêng là rất quan trọng.
Một thực tế cho thấy việc truyền đạt kiến thức lịch sử địa phương ở trường
phổ thông hiện nay chưa được chú ý và đầu tư, việc giảng dạy của giáo viên và
học tập của học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ. Gần đây đã có tài liệu
giáo dục địa phương dành cho giáo viên và học sinh tuy nhiên vẫn chỉ mới là bước
đầu.
Xuất phát từ thực tế trên, để khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc
giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Trong suốt quá trình giảng dạy,

bản thân tôi đã đúc rút được một số những kinh nghiệm cũng như là một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy lịch sử địa phương ở huyện nhà.
II. Thực trạng việc dạy và học tiết lịch sử địa phương ở lớp 12 trường
THCS&THPT Hà Trung.
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch
cụ thể, lâu dài trong công tác giảng dạy.

4


- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong
việc giảng dạy bộ môn.
- Chất lượng học sinh tương đối đồng đều, phần lớn có ý thức học tập tốt,
phấn đấu vươn lên.
2. Khó khăn:
- Ở trường THCS&THPT Hà Trung nhiều học sinh lười học, chưa có sự
say mê môn học lịch sử cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử còn
yếu. Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ mà luôn dựa vào sách giáo khoa.
- Số tiết dành cho lịch sử địa phương lớp 12 chỉ có 2 tiết/năm và nằm ở gần
cuối học kì hoặc cuối chương trình năm học.
- Nguồn tài liệu chủ yếu để giảng dạy tiết lịch sử địa phương là giáo viên tự
tìm tòi kiến thức ở địa phương để dạy chủ yếu là cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ
Huyện Phú Vang” và cuốn "Tài liệu địa phương Thừa Thiên Huế" do TS Phạm
Văn Hùng chủ biên của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
- Công tác soạn giảng hầu như mới chỉ mang tính hình thức, chưa chú trọng
đến nội dung, nên chất lượng chưa cao. Giáo án chưa đầu tư nên còn sơ sài.
- Phương pháp giảng dạy tiết lịch sử địa phương mới chỉ dừng lại ở phương
pháp truyền thống: kể chuyện, đọc trong sách tư liệu, tự tìm hiểu tài liệu…
- Tiết học lịch sử địa phương chưa được đổi mới nhiều, thường gò bó, khô

khan, nặng về thuyết trình, nhồi nhét kiến thức không gây được hứng thú, yêu thích
cho học sinh.
Xuất phát từ thực trạng đó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
lịch sử địa phương tại trường THCS & THPT Hà Trung. Trong thời gian qua, bản
thân tôi với nhiệm vụ của một giáo viên dạy bộ môn lịch sử, đã có những trăn trở,
suy nghĩ và đưa ra những giải pháp trong giảng dạy để từ đó đúc rút ra được những

5


kinh nghiệm giúp cho một tiết dạy lịch sử địa phương được tốt hơn, có ý nghĩa hơn,
tạo hứng thú cho học sinh nhiều hơn. Tôi đã vận dụng một số biện pháp như sau:
III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy lịch sử địa phương lớp 12 ở
trường THCS&THPT Hà Trung
1. Sử dụng đồ dùng trực quan.
Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, không thể trực tiếp tri giác được các sự
kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra, không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí
nghiệm. Chính vì vậy, việc tái tạo lịch sử bằng cách tạo biểu tượng đúng đắn, sinh
động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử vừa là nguyên tắc vừa là đổi mới phương
pháp trong việc dạy học lịch sử ở trường THPT giúp cho giờ học thêm sinh động,
học sinh hứng thú với môn học. Hiện nay tình trạng học sinh nắm kiến thức về địa
danh, không gian xảy ra sự kiện lịch sử một cách mơ hồ, tình trạng nhầm lẫn giữa
các địa danh diễn ra phổ biến. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng
tiết học lịch sử chưa tốt, học sinh ít hứng thú với bài học lịch sử. Để góp phần nâng
cao hiệu qủa của tiết học lịch sử địa phương, cần sử dụng nhiều phương pháp dạy
học, trong đó có biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm tạo biểu tượng không
gian cho học sinh trong dạy học lịch sử là điều cần thiết. Muốn học lịch sử tốt, cần
phải tạo biểu tượng cho học sinh, làm cho các em dường như đang “chứng kiến”
hay “tham gia” vào một trận đánh hay một sự kiện nào đó để các em lĩnh hội kiến
thức một cách hứng thú.

Ví dụ: Khi dạy tiết 43 lịch sử địa phương lớp 12, khi giảng đến đoạn Thừa
Thiên Huế từ 1930-1945, giáo viên dùng các tranh ảnh có liên quan và lược đồ
khởi nghĩa giành chính quyền để trình bày diễn biến cách mạng tháng Tám ở Thừa
Thiên Huế. Giáo viên vừa trình bày vừa kết hợp đặt các câu hỏi nhận thức giúp học
sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của sự kiện, nhân vật lịch sử, hiểu được mối quan hệ
giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc. Nhằm kích thích sự hứng thú học tập
của học sinh.
6


Tranh, ảnh lịch sử là đồ dùng trực quan khi được khai thác trong tiết dạy lịch
sử địa phương sẽ góp phần tạo biểu tượng lịch sử sinh động, phát huy được tính
tích cực của học sinh. Qua đó, bồi dưỡng tình cảm, thái độ học sinh đối với các sự
kiện, nhân vật lịch sử.
Để tiết học lịch sử địa phương đạt hiệu quả cao, giáo viên cần kết hợp nhuần
nhuyễn giữa trình bày bản đồ và lời nói sinh động, hấp dẫn tạo cho tiết học sôi nổi,
hứng thú.
2. Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập
và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực
tiếp giảng dạy. Nhìn chung, đều khẳng định khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục. Bởi lẽ, kênh hình trong sách giáo khoa không những minh
hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến
thức cho học sinh. Ngoài ra việc khai thác tốt kênh hình sẽ tạo nên một không gian
sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ
nhớ kĩ, hiểu sâu, tiếp thu nhanh hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp
phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ
cho học sinh... Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí,
của kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình của giáo

viên đóng vai trò quyết định.Vì vậy, giáo viên phải nắm được những kĩ năng khai
thác cơ bản để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Ví dụ : Khi dạy tiết 43 lịch sử địa phương 12, Thừa Thiên Huế trong những
năm 1930-1945. Học sinh hầu như biết đến đồng chí Nguyễn Chí Thanh rất ít nên
khi dạy mục này, giáo viên nhấn mạnh vai trò của đồng chí Nguyễn Chí Thanh.
Sau khi thoát khỏi nhà tù của đế quốc, đồng chí trở về Thừa Thiên Huế để khôi
phục hệ thống tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh theo tinh thần của
7


nghị quyết TW 8 (5/1941). Giáo viên vừa trình bày vừa kết hợp giới thiệu một số
đoạn phim tư liệu đặc biệt là nhà tưởng niệm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Ngôi nhà là nơi lưu giữ những hình ảnh, tư liệu hiện vật về cuộc đời và những hoạt
động của Đại tướng - Người con thân yêu của Thừa Thiên Huế, một danh tướng đã
có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc…
Phương pháp khai thác kênh hình chính là khơi dậy khả năng tư duy, sáng
tạo của học sinh, thông qua các kênh hình các em có những hiểu biết nhất định về
lịch sử của nhân loại, thêm yêu quý và tự hào về những trang sử hào hùng của dân
tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những người có công trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Khai thác, phân tích nội dung và ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa và
cả những kênh hình sưu tầm bên ngoài có liên quan vào bài học một cách phù hợp
để tăng tính hấp dẫn góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học.
Giúp học sinh yêu thích tiết học, hứng thú và tích cực học tập hơn, như vậy sẽ cho
kết quả cao hơn. Biện pháp tuy không mới lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn
của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn
trong quá trình học. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng yêu cầu học sinh phải phân
tích kỹ tất cả các kênh hình trong sách giáo khoa. Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa
trình bày được lược đồ, chưa phân tích được sự kiện sẽ làm mất thời gian. Do đó
yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi dạy học lịch sử. Biết đọc
bản đồ, biết tường thuật trận đánh, biết phân tích nội dung của kênh hình và phải

biết hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thông qua kênh
hình đó. Từ đó biết phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Sử dụng thơ trong tiết lịch sử địa phương
Trong giảng dạy môn lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong
việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên chỉ dừng lại những kiến thức trong
sách giáo khoa thì chỉ tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết. Để thu hút các em đi
sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc, tạo nên những cảm xúc thực sự trước
8


những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức thơ vào giảng dạy là điều cần thiết góp
phần cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người
khi trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, tôi đã sử dụng đoạn
thơ trong bài thơ Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu:
“Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Sáng rừng Việt Bắc trắng hoa mơ
Người về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”
Khi giảng cho học sinh hiểu về Thừa thiên Huế trong giai đoạn đấu tranh ác
liệt với quân Pháp cuối cùng rồi cũng giành thắng lợi lớn ở Thanh Lương (1951),
Thanh Lam Bồ (1951) và được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Với phương pháp sư
phạm, tôi đã kết hợp trình bày diễn biến với mô tả để lôi cuốn các em vào trận đánh
tạo sự hứng thú, say mê trong tiết học. Khi các em đã thực sự yêu thích chăm chú
nghe giảng, tôi lại tiếp tục trình bày nội dung bài học bằng việc đọc một đoạn thơ
để kết thúc tiết dạy.Vào những năm tháng gian lao và anh dũng ấy, Nguyễn Chí
Thanh đã tự sáng tác mấy vần thơ giàu ý nghĩa:
Mất đất đâu phải mất nước
Chỉ sợ mất lòng tin của dân
Thấm sâu lời Bác dạy vào gan ruột

Bám dân quyết dựng thế Trường Sơn
(Trích tài liệu giáo dục địa phương Thừa Thiên Huế))
Ví dụ: Khi dạy Thừa Thiên Huế trong những năm kháng chiến chống Pháp
1945-1954.

9


Sau khi khái quát về kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ.Tôi đã trích dẫn
đoạn thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơTố Hữu:

“… 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt.
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn…”
Không chỉ mô tả về không khí hào hùng của cả chiến dịch mà còn hướng học
sinh đi tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến hào
hùng dân tộc. Tôi nhận thấy rằng các em rất xúc động về những hình ảnh mà giáo
viên cung cấp. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục
đối với công lao của các thế hệ đi trước cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo vệ
quê hương đất nước trong nhận thức các em.
Sau khi tiến hành kết hợp thơ vào trong giảng dạy tiết lịch sử địa phương để
giúp học sinh hứng thú hơn với tiết học lịch sử, tôi đã nhìn thấy sự chuyển biến rõ
rệt về việc yêu thích học môn lịch sử hơn. Sử dụng thơ làm cho giờ học trở nên
sinh động, hấp dẫn dễ lôi cuốn hơn. Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều về một sự
kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Tuy nhiên khi sử dụng tài liệu thơ vào
giảng dạy tiết lịch sử địa phương, ta cần phải chú ý chọn lọc những nội dung cho
phù hợp với bài dạy.
Thơ văn nói chung với ưu thế của nó: dễ thuộc, dễ đi vào lòng người… sẽ là
một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử, thông
qua đó để góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống, lãnh tụ

cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương máu của mình để
làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà.
4. Kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các dạng tổ chức dạy và học để phát
huy tính tích cực học tập của học sinh

10


Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành lịch sử dân tộc. Việc giảng dạy
lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử địa
phương nơi mà mình đang sống mà quan trọng hơn là góp phần trực tiếp hình
thành, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương - cội nguồn của lòng yêu nước.
Điều này sẽ giáo dục học sinh tính nhân văn và ý thức nghĩa vụ quốc tế đúng đắn.
Góp phần rèn luyện những kĩ năng, thói quen, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu
khoa học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Để làm được điều đó, giáo viên
hướng dẫn học sinh về nhà tự tìm tư liệu (giáo viên giới thiệu sách tham khảo,
trang website,... cho học sinh tìm kiếm thông tin). Sau đó, khi đến tiết học, học sinh
sẽ trình bày nội dung đã tìm hiểu. Giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa, bổ sung, kết
luận về nội dung đã được trình bày. Đặc biệt, giáo viên sẽ sử dụng tối đa phương
pháp kể chuyện, miêu tả nhân vật lịch sử, tường thuật các trận đánh, các sự kiện
lịch sử nổi bật của địa phương để tạo biểu tượng lịch sử và thông qua đó bồi dưỡng
lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước và hứng thú học tập lịch sử của học sinh.
Nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử mà các em được học đã gần gũi, thân quen, gắn bó
qua các hoạt động xã hội. Từ đó, các em đã nắm bắt và hiểu bài khá nhanh. Điều
đặc biệt, các em đã biết thêm những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu ở ngay tại
địa phương, làng xóm của mình đang sống tưởng như rất bình thường nhưng đã trở
thành niềm tự hào của cả tỉnh, cả dân tộc. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để
đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương.Tuy nhiên, nhiều
tiết dạy vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu
đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài

học. Điều này dẫn đến nhiều học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử cha
ông. Để nâng cao hiệu quả việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông,
tôi còn kết hợp các giải pháp sau:
Thứ nhất, tổ chức cho các em tham quan những di tích lịch sử như: Đền
công chúa Huyền Trân, chiến khu Dương Hòa, nhà tưởng niệm Nguyễn Chí Thanh,
lăng của các vị vua nhà Nguyễn, đặc biệt trường THCS&THPT Hà Trung nằm trên
11


địa bàn Huyện Phú Vang có chùa Hà Trung được công nhận là di tích lịch sử hay
địa danh Thanh Lam Bồ (xã Vinh Thái) được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Để các em
hiểu sâu hơn tình thần yêu nước và biết ơn các thế hệ cha ông đã ngã xuống.
Thứ hai, giới thiệu học sinh tìm đọc một số tác phẩm viết về những nhân
vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương, hướng các em có cái nhìn toàn diện hơn về nhân
vật này. Sử dụng nhiều hình thức như viết bài thu hoạch, thi đố vui, giải đáp ô chữ,
hái hoa dân chủ, thuyết trình, sưu tầm tài liệu… Sẽ thú vị và hiệu quả hơn nếu
chúng ta kết hợp tổ chức tham quan, giảng các tiết lịch sử địa phương ngay tại các
bảo tàng, khu trưng bày có hình ảnh và sự kiện liên quan đến những nhân vật lịch
sử mà các em đang tìm hiểu.
Thứ ba, lịch sử địa phương cũng là một phần của lịch sử dân tộc nên giáo
viên có thể lồng ghép vào bài giảng lịch sử trong chương trình học và có sự liên hệ
thực tế tại từng địa phương. Có thể đưa nội dung lịch sử địa phương vào nội dung
kiểm tra một tiết hoặc kiểm tra học kì nhằm tạo thêm động lực dạy và học cho giáo
viên và học sinh, đồng thời giúp giáo viên đánh giá chính xác mức độ tiếp thu, tinh
thần, thái độ của học sinh để điều chỉnh nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Trên đây, là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tiết dạy lịch sử địa
phương ở trường THCS&THPT Hà Trung. Sự nhiệt huyết, đầu tư kỹ lưỡng của
giáo viên trong từng bài giảng là yếu tố quan trọng nhất giúp học sinh thêm yêu
thích môn học này.
IV. Kết quả đạt được.

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng các giải pháp trên vào tiết dạy đã
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc, làm nãy sinh những tư tưởng, tình cảm
đúng đắn đối với quê hương đất nước. Từ đó, đã nâng cao ý thức trách nhiệm của
giáo viên và học sinh, thấy được tầm quan trọng của sự kiện lịch sử, nhân vật lịch
sử ở địa phương mình đang sống. Đã khích lệ sự tò mò, ham hiểu biết mong muốn
được tìm đến tận nơi để tham quan, tìm hiểu. Ngoài những vấn đề lịch sử được đưa
12


vào chương trình, giáo viên còn cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết khác
đặc biệt là về địa phương nơi gia đình các em đang sống. Qua những tiết dạy, các
em rất hào hứng, sôi nổi học tập. Từ đó, các em nắm chắc lịch sử địa phương mình
và nắm chắc được lịch sử dân tộc.
Để nắm bắt tình hình sau khi đã thực hiện giải pháp, tôi tiến hành điều tra lấy
ý kiến đối với lớp 12 do tôi trực tiếp giảng dạy và kết quả đạt được như sau:
Tổng số học sinh

Trước và sau

Thích học môn

Không thích môn

khối 12

khi sử dụng các

Lịch sử

Lịch sử


30%

70%

95%

5%

giải pháp
Chưa sử dụng các
182

giải pháp dạy học
Đã sử dụng các
giải pháp dạy học

13


PHẦN III. KẾT LUẬN
Để nâng cao hiệu quả của tiết lịch sử địa phương đòi hỏi ở người giáo viên
không chỉ có chuyên môn vững, phương pháp tốt mà đòi hỏi người học cũng phải
biết lĩnh hội và vận dụng kiến tốt. Giáo viên không chỉ truyền thụ những kiến thức
có sẵn mà phải biết định hướng, tổ chức hướng dẫn để học sinh tự khám phá kiến
thức tự tìm ra phương pháp học một cách tốt nhất.
Đối với giáo viên, người đang trực tiếp giảng dạy phải không ngừng nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Dạy học là một khoa học, nhưng đồng thời là
một nghệ thuật. Người giáo viên giống như một nghệ sĩ trên sân khấu, mỗi bài dạy
như một nhân vật được hóa thân. Học sinh yêu thích môn lịch sử chưa đủ để biết và

hiểu lịch sử. Dạy học tốt môn lịch sử đòi hỏi thầy- trò phải trang bị hệ thống
phương pháp dạy - học nhất định. Những biện pháp, phương pháp đó phải được bồi
dưỡng thường xuyên, không ngừng học tập rèn luyện.Việc ứng dụng các biện pháp,
phương pháp đó phải linh hoạt, chủ động phải căn cứ vào trình độ học sinh của
từng trường để làm sao việc áp dụng có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong tiết dạy lịch sử địa
phương nhằm kích thích sự hứng thú, say mê học tập của học sinh. Những giải
pháp này chỉ là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi, chắc chắn chưa đầy đủ và
hoàn thiện. Mong rằng quý vị đại biểu và quý thầy cô giáo quan tâm, đóng góp ý
kiến để những kinh nghiệm này được áp dụng vào trong tiết dạy đạt kết quả cao.
Cuối cùng, tôi kính chúc quý thầy cô giáo dồi dào sức khỏe.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Vang.
2. Tài liệu địa phương Thừa Thiên Huế do TS. Phạm Văn Hùng chủ biên.
3. SGK lịch sử 12 . NXB giáo dục Việt Nam.

15


MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề

…………………………………………………...............1

I.


Lí do chọn đề tài………………………………………………………….1

II.

Mục

đích,

nhiệm

vụ,

đối

tượng

nghiên

cứu……………………….............2
1. Mục đích nghiên cứu………………………………………………2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………… ..2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………...................3
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..3
Phần II: Giải quyết vấn đề……………………………………………………..4
I. Cơ sở lí luận chung của vấn đề……………………………………………….4
II.Thực trạng việc dạy và học tiết lịch sử địa phương lớp 12 ở trường
THCS&THPT Hà Trung………………………………………………………….4
1. Thuận lợi…………………………………………………………………..4
2. Khó khăn…………………………………………………………………..5
III. Một số giải pháp nang cao hiệu quả tiết dạy lịch sử địa phương lớp 12 ở

trường THCS và THPT Hà Trung……………………………………………….5
1. Sử dụng đồ dùng trực quan……………………………………………….5
2. Khai thác kênh hình trong SGK…………………………………………..7
3. Sử dụng thơ trong tiết dạy lịch sử địa phương……………………............8
4. Kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý các dạng tổ chức dạy và học để phát huy
tính tích cực học tập của học sinh……………………………………….10
IV. Kết quả đạt được…………………………………………………………..12
16


Phần III: Kết luận……………………………………………………………..13
Tài liệu tham khảo……………………………………………………… ……14

17



×