Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.13 KB, 53 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ GIANG
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT.

Tác giả sáng kiến: Phan Thị Hạnh
Mã sáng kiến: 25.51…………..

Vĩnh Phúc, tháng 2 năm 2019


1

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU......................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................................................. 3
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................................... 4
2. Tên sáng kiến: Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác
giả trong chương trình Ngữ văn THPT................................................................................... 4
3. Tác giả sáng kiến:....................................................................................................................... 4
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:................................................................................................... 5
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:................................................................................................... 5
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử............................................ 5
7. Mô tả bản chất của sáng kiến................................................................................................. 5
PHẦN 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT
MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT.......................................................................................... 5


1.Nhân vật trong văn học và chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học.......5
1.1.Khái niệm về nhân vật............................................................................................................ 5
1.2. Chức năng của nhân vật văn học...................................................................................... 7
2. Thế giới tâm lí của con người và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác
phẩm văn chương............................................................................................................................. 8
2.1. Thế giới tâm lí của con người............................................................................................. 8
2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn chương...........................9
PHẦN 2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT CỦA MỘT SỐ
TÁC GIẢ TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT.......14
1.Tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam.............................................................................. 14
2.Tác phẩm “ Chí Phèo” - Nam Cao...................................................................................... 16
3. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi.............................................................................. 20
4. Tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân......................................................................................... 23
5. Tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi..................................... 26
PHẦN 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI MỘT SỐ DẠNG ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT......................... 29


2
................ 29

................................................................................................................... 29

..................................................... 29

................................................................................................................... 44

....................... 46

................................................................................... 46


................................................................... 46

A. Một số dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
B. Hướng dẫn học sinh làm các dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật.
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
trong tác phẩm” Vợ chồng A Phủ” – Tơ Hồi.
C.Những lưu ý khi làm các dạng đề liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật.
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 45
ĐỀ XUẤT........................................................................................................................................ 45
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): khơng.................................................. 46
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:.............................................................. 46


10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có)......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 48


3


LỜI GIỚI THIỆU
1. Lí do chọn ðề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người ln
giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh
thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng
cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc
xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn
người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người
được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tơ Hồi đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi
duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác"
Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng – đó là mệnh đề bất biến
trong cõi riêng của nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ chiếm lĩnh, khám phá, phản
ánh thế giới khách quan bằng hệ thống hình tượng nghệ thuật, thơng qua lăng
kính chủ quan của mình.
Nhân vật văn học khơng giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ
thuật khác. Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì
vậy, nhân vật văn học địi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên
tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố then chốt tạo nên
thành công của tác phẩm văn chương. Trong việc khắc họa nhân vật, nghệ thuật
miêu tả tâm lí là thử thách hàng đầu đối với người cầm bút. Nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật là thước đo tài năng của người nghệ sĩ, là minh chứng cho sự
dụng công, dụng tâm của nhà văn. Qua tâm lí nhân vật, có thể nhận ra các
phương thức khắc họa nội tâm được vận dụng, kĩ thuật tổ chức điểm nhìn trần
thuật, khả năng làm chủ ngôn ngữ của người cầm bút… Đây cũng là thước đo
tấm lòng của tác giả đối với cuộc sống và con người. Tình đời, tình người của chủ
thể sáng tác càng nặng bao nhiêu thì sự am hiểu tâm lí con người của nhà văn
càng sâu sắc bấy nhiêu, sự phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật càng thêm chân
thực, thuyết phục.



4

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của một số tác giả trong chương trình
Ngữ văn THPT có ý nghĩa quan trọng về mặt lí luận. Chuyên đề này góp phần
giúp người đọc nắm rõ hơn các vấn đề như: khái niệm, các phương thức, phương
tiện miêu tả tâm lí nhân vật, tâm và tài của người nghệ sĩ, đặc trưng phong cách
của tác giả qua nghệ thuật diễn tả nội tâm con người...Từ đó giúp học sinh giải 1
số dạng đề liên quan đến kiến thức lý luận văn học được trình bày trong phần một
của chuyên đề.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong chương trình Ngữ văn THPT (bao gồm cả SGK Cơ bản và SGK Nâng
cao), có khá nhiều tác phẩm, đoạn trích liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật: Lớp 10 có các bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Nỗi sầu oán
của người cung nữ, Trao duyên, Nỗi thương mình. Lớp 11 có Hai đứa trẻ, Chí
Phèo. Lớp 12 có Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Những đứa con trong gia đình. Các
tác phẩm này chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số các tác phẩm đọc hiểu có mặt
trong chương trình.
Trong các kì thi tốt nghiệp, Đại học, thi học sinh giỏi các cấp, chúng ta cũng
gặp các đề có liên quan đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Học sinh cần hiểu
sâu sắc vấn đề này mới có thể làm bài tốt được.
Từ thực tế trên, việc tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của một số
tâc giả trong chương trình là cần thiết. Và là chìa khóa giúp cho học sinh giải đề
thi THPT Quốc gia và các kì thi khác.
2. Tên sáng kiến:
Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương
trình Ngữ văn THPT.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phan Thị Hạnh

- Ðịa chỉ : Trường THPT Nguyễn Thị Giang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0988599085
- Email:


5

4.Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Phan Thị Hạnh
5.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Ðề tài này thuộc lĩnh vực chuyên môn Ngữ văn, vận dụng những kiến thức
lý luận vãn học vào việc tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số
tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT. Trên cơ sở đó giúp học sinh luyện giải
đề đối với một số tác phẩm được khai thác trong báo cáo. Nội dung nghiên cứu sẽ
được áp dụng thử nghiệm ở đối tượng học sinh lớp 11A2, 11A3, 11A4 và
12A2,12A3,12A4 của trường THPT Nguyễn Thị Giang.
6.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
Ngày 25 tháng 12 năm 2018.
7.Mô tả bản chất của sáng kiến.
PHẦN 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT
MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT
1.Nhân vật trong văn học và chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn
học
1.1.Khái niệm về nhân vật.
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược,
sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xun hay từng
lúc, giữ vai trị quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác
phẩm.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy

Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người khơng có tên (như thằng bán
tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một
số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình-ta
trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi
trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn
học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù


6

nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất
của con người.
Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ
nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người ta
thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hịa
bình của L. Tơnxtơi, ca cao là nhân vật chính trong Ðất dữ của G. Amađơ, chiếc
quan tài là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Cơng Hoan...Tơ
Hồi nhận xét về Chiếc quan tài: "Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn
Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng chiếc
quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ
thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy, chiếc quan tài cũng là một thứ nhân vật".
Tuy vậy, nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tượng của con người trong tác phẩm
văn học.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu
hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc
điểm riêng...Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông
thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu
ban đầu đó. Việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều khác nhau dường như cũng báo
trước về số phận của mỗi người sau này:
"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
Hay việc giới thiệu Hoạn Thư:
"Ở ăn thì nết cũng hay,
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già"


7

Gắn liền với những suy nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát
triển về sau của nhân vật.
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ
thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngơn từ.
Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên
tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
1.2. Chức năng của nhân vật văn học.
Nhân vật văn học có chức năng khái qt những tính cách, hiện thực cuộc
sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà
văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong
tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định
những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm
của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật,
nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân
vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội
cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc.

Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, cơng
lí...Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện q trình lưu manh
hóa của một bộ phận nơng dân trong xã hội thực dân nửa phong kiên. Ðằng sau
nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và
xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người...
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống
và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong q trình mơ tả
nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết
bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, khơng
nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích,
nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về
nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp
trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần


8

luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền
với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực
cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật
không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những
hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả".
2. Thế giới tâm lí của con người và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong
tác phẩm văn chương.
2.1. Thế giới tâm lí của con người
Con người là một sinh thể có đời sống hết sức phong phú, phức tạp. Thế
giới tâm lí của con người là một tiểu vũ trụ với những điều bí ẩn, vi diệu, những
vận động, biến đổi hết sức tinh vi. Vì thế mà cổ nhân từng than thở “tri nhân tri
diện bất tri tâm” (Biết người chỉ là biết được diện mạo bên ngồi, khơng biết
được tâm tính bên trong). Nắm bắt được nội tâm con người khơng phải là chuyện

đơn giản, nhìn thấy được những điều vơ hình trong đáy hồn nhân sinh khơng phải
là việc dễ làm.
Như trên đã nói thế giới tâm lí của con người bao gồm toàn bộ những hoạt
động, trạng thái trong đời sống tinh thần của mỗi cá thể. Những trạng thái ấy có
thể thuộc về lí trí (tư tưởng, suy nghĩ), có thể thuộc về tình cảm (cảm xúc, rung
động). Theo lí thuyết phân tâm học, những trạng thái tinh thần mà con người có
thể điều khiển được, nhận thức được thì thuộc về ý thức, nhưng có những trạng
thái tinh thần con người không điều khiển được, khơng nhận biết được thì lại
thuộc về cõi vơ thức (chẳng hạn, giấc mơ là sản phẩm của vô thức); khoảng giao
thoa giữa ý thức và vô thức là tiềm thức.
Thế giới tâm lí của con người được sản sinh, phát triển cùng với sự lớn lên
của thể chất và chịu sự chi phối của hồn cảnh, mơi trường. Mỗi người mang một
cá tính riêng, đời sống nội tâm riêng. Trong cuộc sống, để nhận biết diễn biến tâm
trạng của một người, có thể nhìn vào sự biến đổi của sắc diện, hành động, cử chỉ,
ngôn ngữ của họ. Duy chỉ có những suy nghĩ, những lời độc thoại trong tâm trí
của người đối diện là chúng ta khơng thể biết được chính xác nó


9

đang diễn ra như thế nào. Chỉ với quyền năng của văn học, của ngịi bút mới có
thể giúp nhà văn thám hiểm các tầng sâu thăm thẳm trong tâm hồn con người.
2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm văn chương
2.2.1 Khái niệm
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là một phương diện quan trọng – nếu
khơng muốn nói là quan trọng nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác
phẩm văn học. Hiểu một cách đơn giản, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là việc
nhà văn sử dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật hợp lí để phân tích,
diễn tả đời sống nội tâm của con người. Người cầm bút bằng sự am hiểu của
mình sẽ hình dung và “giải phẫu” các tầng bậc, các diễn biến trong thế giới nội

tâm của nhân vật, và dùng chất liệu ngôn từ để khắc họa, làm cho các diễn biến
ấy nổi hình nổi khối trên trang viết. Trang văn trở thành trang tâm hồn của đối
tượng được miêu tả. Nhà văn phải thông qua những lời văn mà làm cho người
đọc như được chứng kiến, như được nhìn thấy các cung bậc cảm xúc, suy tư của
nhân vật, kể cả những cung bậc sâu kín nhất. Đại văn hào L. Tơnxtơi từng nói:
“Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên
những điều bí ẩn khơng thể diễn tả bằng ngơn ngữ thơng thường được”.
2.2.2. Các phương thức, phương tiện miêu tả tâm lí nhân vật
* Miêu tả qua ngoại hình, hành động, ngơn ngữ đối thoại, độc thoại Người
cầm bút có thể miêu tả qua ngoại hình, hành động, cử chỉ, dáng vẻ
bên ngoài. Những chuyển biến trong nội tâm con người thường được thể hiện qua
diện mạo bên ngoài. Đây là một điều tự nhiên của quy luật tâm lí ,trừ những
trường hợp con người cố dồn nén cảm xúc, cố tạo ra cái vẻ bề ngoài khác với cảm
xúc, suy tư bên trong, những trường hợp cịn lại đều có một mối quan hệ chặt chẽ
giữa ngoại diện và nội tâm. Do vậy, người nghệ sĩ có thể qua việc miêu tả các yếu
tố bên ngoài để thể hiện đời sống bên trong của nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại cũng là một yếu tố thể hiện nội tâm. Những trạng thái
vui, buồn, hờn giận...trong tâm can có thể bộc lộ qua ngữ điệu, cách phát ngôn,
cách dùng ngôn từ khi nói. Qua việc miêu tả ngơn ngữ đối thoại của nhân vật, nhà
văn có thể làm hiển thị trạng thái đang diễn ra của nội tâm nhân vật.


10

Dòng độc thoại nội tâm của con người, như đã nói ở trên, là yếu tố khơng
thể nhìn thấy bằng đơi mắt sinh học. Chỉ có con mắt của người nghệ sĩ mới khám
phá được và chỉ có ngơn từ mới có thể hữu hình hóa những yếu tố vơ hình ấy. Tất
cả những suy nghĩ, trăn trở, băn khoăn trong các miền khuất lấp của nội tâm,
những lời nói bên trong tâm hồn nhân vật được nhà văn diễn giải bằng câu chữ.
Độc thoại nội tâm, như chúng ta đã biết, là những lời nhân vật nói với chính mình

trong tâm tưởng. Cũng có trường hợp con người hướng đến một người khác vắng
mặt để thổ lộ, thực chất đây cũng là một trường hợp độc thoại. Miêu tả độc thoại
nội tâm là thủ pháp rất đắc dụng để diễn tả tâm lí nhân vật. Trong văn học Việt
Nam, ở thời kì trung đại, nhân vật chủ yếu chỉ được miêu tả tâm lí qua ngoại
hình, hành động, ít khi được miêu tả trực tiếp qua độc thoại nội tâm (tất nhiên là
cũng có một số ít cây bút rất tài hoa trong việc khắc họa nội tâm như Nguyễn Du,
Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều…). Đến văn học hiện đại, với sự tiếp thu
nghệ thuật tự sự của văn học phương Tây, thủ pháp miêu tả trực tiếp nội tâm nhân
vật mới trở nên phổ biến.
Cũng cần phải nói thêm rằng: Trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng độc
thoại, kỹ thuật “dòng ý thức” là thủ pháp cao nhất để mổ xẻ, chiếm lĩnh những
vùng sâu nhất trong thế giới tâm hồn, tâm linh của con người. Những tác phẩm
được viết theo kỹ thuật này nhìn chung “khó đọc”, khó tiếp nhận đối với độc giả
phổ thông, do vậy, chúng gần như không được đưa vào chương trình THPT. Kỹ
thuật này được sử dụng nhý một chìa khố đắc lực để khai mở các miền u uẩn,
các vùng tiềm thức, các không gian tâm linh trong cõi hồn sâu thẳm của con
người - những yếu tố mà cái nhìn lý tính thuần t khơng thể nắm bắt và lí giải
được.Thuật ngữ “dịng ý thức” (stream of consciousness) vốn được nhà tâm lý
học người Mỹ William James (1842 - 1910) đưa ra trong cuốn Cơ sở tâm lý học
(The Principles of Psychology) xuất bản năm 1890. Ông cho rằng ý thức là một
dịng chảy, một dịng sơng mà ở đó những lý tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt
luôn lấn át, đan bện vào nhau. Kỹ thuật dòng ý thức là mức tới hạn, là dạng cực
đoan của độc thoại nội tâm. Đây là thủ pháp được các nhà văn Việt Nam


11

thời kỳ đổi mới sử dụng khá phổ biến và thành cơng với mục đích khai thác chiều
sâu tâm lý nhân vật và kiến tạo cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm.
* Miêu tả qua thủ pháp tả cảnh ngụ tình

Tả cảnh ngụ tình là thủ pháp quen thuộc để diễn tả nội tâm của con người.
Thiên nhiên, cảnh vật trong trường hợp này không chỉ tồn tại như những thực thể
khách quan của ngoại giới mà nó trở thành nơi in bóng tâm trạng nhân vật, được
cảm nhận thơng qua cái nhìn chủ quan của con người. Vì nó được khúc xạ qua
lăng kính tâm trạng nên nó cũng mang cái buồn vui tùy theo tâm lí của chủ thể.
Người cầm bút thông qua việc miêu tả ngoại cảnh để khắc họa nội tâm. Thủ pháp
này mang hiệu quả nghệ thuật tinh tế: vừa kiến tạo được không gian nghệ thuật
cho tác phẩm, vừa kín đáo thể hiện tâm tư nhân vật.
Từ văn học trung đại, thủ pháp tả cảnh ngụ tình đã khá phổ biến. Nó
mang theo một quan niệm sâu sắc của triết học phương Đông: “thiên, địa, nhân
nhất thể” (trời, đất, người cùng một thể), vì thế mà “đồng thanh tương ứng”, giữa
con người và thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ, tương giao. Do đó, “người
buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Trong văn học hiện đại, tả cảnh ngụ tình tiếp tục
được sử dụng, tiếp tục phát huy công năng nghệ thuật của nó trong việc diễn tả
tâm lí nhân vật.
*Kỹ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật và sử dụng các dạng thức ngôn
ngữ khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có liên quan mật thiết với vấn đề tổ
chức điểm nhìn trần thuật. Có hai loại điểm nhìn chủ yếu: điểm nhìn của người kể
chuyện ở ngơi thứ ba giấu mặt (điểm nhìn bên ngồi) và điểm nhìn của nhân vật
(điểm nhìn bên trong). Khi miêu tả tâm lí nhân vật, nếu tác giả khắc họa những
biến đổi diện mạo, những hành động, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thì
có nghĩa là người cầm bút đã sử dụng điểm nhìn bên ngồi – điểm nhìn của người
trần thuật ở ngơi thứ ba. Cịn khi miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật, để nhân
vật tự giãi bày hoặc khi tả cảnh ngụ tình, miêu tả thiên nhiên qua cái nhìn của một
nhân vật trong tác phẩm thì tác giả đã sử dụng điểm nhìn bên trong. Nhà văn có
tài thường khơng sử dụng một loại điểm nhìn mà khai thác


12


thế mạnh của các loại điểm nhìn khác nhau; sử dụng, điều phối, chuyển dịch giữa
điểm nhìn bên ngồi và điểm nhìn bên trong một cách linh hoạt.
Tương ứng với điểm nhìn bên ngồi là ngơn ngữ gián tiếp. Chẳng hạn,
trong truyện ngắn Vợ nhặt, ngôn ngữ mà Kim Lân dùng để miêu tả diện mạo của
nhân vật Tràng là ngơn ngữ gián tiếp với điểm nhìn bên ngồi của người trần
thuật ngơi thứ ba: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm
cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”.
Với điểm nhìn bên trong, khi miêu tả độc thoại nội tâm, người cầm bút có
thể dùng ngơn ngữ trực tiếp và ngơn ngữ nửa trực tiếp.
Ngơn ngữ trực tiếp là trích dẫn nguyên văn, trực tiếp lời độc thoại của nhân
vật. Chẳng hạn, trong tác phẩm Vợ nhặt, khi miêu tả độc thoại nội tâm của Tràng,
tác giả viết: “Mới đầu anh Tràng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân
mình cũng chả biết có ni nổi khơng, lại cịn đèo bịng”.
Ngơn ngữ nửa trực tiếp cũng là trường hợp miêu tả độc thoại nội tâm của
nhân vật nhưng điểm đặc biệt là ở chỗ: điểm nhìn, giọng điệu của người kể
chuyện như hịa vào làm một với điểm nhìn, giọng điệu của nhân vật. Ví dụ,
trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi miêu tả sự trỗi dậy của niềm khát u,
khát sống trong lịng Mị vào đêm tình mùa xn, Tơ Hồi viết: “Mị trẻ lắm. Mị
vẫn cịn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết”.
Ở đây, ngôn ngữ của người kể chuyện ở ngơi thứ ba đã hịa vào ngơn ngữ của
nhân vật, điểm nhìn bên ngồi giao hịa với điểm nhìn bên trong. Hay nói cách
khác, đây là trường hợp tác giả dùng lời nửa trực tiếp để diễn tả tâm trạng nhân
vật. Ngôn ngữ nửa trực tiếp tạo nên một hiệu ứng “đa thanh” trong nghệ thuật tự
sự, hai loại giọng điệu (của người trần thuật và của nhân vật) tuy thống nhất làm
một nhưng âm sắc riêng của từng giọng vẫn tồn tại chứ không mất đi.
Mỗi loại câu phân theo chức năng ngữ pháp (câu trần thuật, nghi vấn, cầu
khiến, cảm thán) đều có khả năng diễn tả tâm lí con người. Việc tạo sinh và sử
dụng đúng lúc, đúng chỗ các loại câu này có hiệu quả không nhỏ trong việc biểu
đạt tâm trạng con người.



13

Khi người cầm bút miêu tả tâm lí nhân vật, các phương thức, phương tiện
nghệ thuật gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau như những huyết mạch trong một
sinh thể, yếu tố này dựa vào yếu tố kia để tồn tại. Tuy nhiên, cũng cần thấy được
vai trò độc lập và tính năng riêng của từng yếu tố khi tìm hiểu nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật của một nhà văn nào đó.
2.2.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong mối quan hệ với cái tâm,
cái tài và phong cách của người nghệ sĩ ngôn từ.
Để có thể khắc họa, diễn tả nội tâm con người một cách chân thực, sâu sắc,
cảm động, người cầm bút phải có tâm và có tài – những điều làm nên một nhà
văn chân chính. Chủ thể sáng tác phải có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, nặng lịng
với con người và cuộc đời thì mới có thể nhìn sâu vào thế giới nội tâm của đối
tượng miêu tả; thấu hiểu, đồng cảm với đối tượng. Những trang thơ “như có máu
nhỏ ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy” khi miêu tả tâm trạng của Thúy
Kiều phải được khởi sinh từ “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lịng nghĩ suốt
cả nghìn đời” của đại thi hào Nguyễn Du. Nếu khơng có tấm lịng nhân đạo để
thấu cảm những tâm tư sâu kín, những nỗi niềm u uẩn của đồng loại thì người
nghệ sĩ khơng thể viết được những trang văn miêu tả tâm lí chân thực, xúc động.
Và nhà văn là người cho máu!
Tuy nhiên, cái tâm chỉ là một yếu tố trong hành trình sáng tác của người
nghệ sĩ. Nhà văn sẽ không thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách sống động, sâu
sắc nếu khơng có tài năng thực sự. Đó là tài năng trong việc phân tích các tầng
sâu tâm trạng, tài năng sử dụng ngôn từ để diễn tả những cung bậc nội tâm đa
dạng, phức tạp, không dễ nhận biết bằng sự quan sát bên ngồi. Nếu chỉ có tấm
lịng nhân đạo, biết thấu hiểu, cảm thơng với nỗi niềm của con người mà không
biết dùng ngôn từ như thế nào để phản ánh cảm xúc, suy tư của nhân vật thì
người cầm bút chẳng thể trở thành một nhà văn thực sự.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cũng là một phương diện góp phần làm
nên phong cách của người nghệ sĩ. Định nghĩa một cách hàn lâm thì “phong cách
nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái


14

nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học).
Nói một cách đơn giản hơn thì phong cách nghệ thuật là một cụm từ được dùng
để chỉ những nét độc đáo, riêng biệt nổi lên trong hệ thống tác phẩm của một nhà
thơ, nhà văn, khiến cho người cầm bút ấy không thể lẫn vào những chủ thể sáng
tác khác. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là một yếu tố tạo nên cái riêng trong
sáng tác của các nhà văn khác nhau, giúp nhà văn thể hiện dấu ấn riêng giữa biển
khơi văn chương rộng lớn. Có nhà văn thể hiện biệt tài trong việc miêu tả những
q trình tâm lí phức tạp, những xung đột nội tâm giằng xé; nhưng cũng có nhà
văn lại rất có tài trong việc diễn tả các trạng thái cảm xúc nhẹ nhàng, các chuyển
động tinh tế trong đáy hồn nhân vật; có nhà văn sử dụng thứ ngơn ngữ góc cạnh,
giàu tính khẩu ngữ để tái hiện diễn biến nội tâm, nhưng cũng có người lại dùng
ngơn từ giàu chất thơ, chất trữ tình để ghi lại những sợi tơ của lòng người...
Từ những điều đã trình bày ở trên, có thể thấy, nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật là một lĩnh vực khá phức tạp, với những vấn đề “bếp núc” cần được
minh giải. Trong phạm vi hiểu biết của mình, tơi đã cố gắng làm rõ những vấn đề
lí thuyết của đề tài nghiên cứu theo quan điểm cá nhân, với hi vọng mang đến cho
người đọc những công cụ, những chìa khóa cần thiết khi tìm hiểu, giải mã nghệ
thuật miêu tả tâm lí của các cây bút trong chương trình Ngữ văn THPT.
PHẦN 2
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ
TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
1.Tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam

Truyện ngắn Hai đứa trẻ hầu như khơng có cốt truyện, tác giả chủ yếu
miêu tả không gian phố huyện nghèo và tâm trạng của nhân vật Liên từ chiều tàn
đến đêm khuya. Ngòi bút Thạch Lam thể hiện sở trường trong việc khắc họa
những trạng thái cảm xúc mong manh, mơ hồ, những biến thái tinh tế trong hồn
người. Các sợi tơ lòng của nhân vật Liên đã được tác giả nắm bắt và dệt nên một
tấm thảm tâm trạng rất nhẹ nhàng.


15

Trước cảnh chiều tàn đang phủ bóng lên phố huyện, “Liên ngồi yên lặng
bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của
buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên khơng hiểu sao
nhưng chị thấy lịng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Tâm hồn
rất mực nhạy cảm của Liên đã xuất hiện một nỗi buồn vô thức – nỗi buồn được
khơi lên từ ngoại giới và chủ thể khơng lí giải được ngun nhân.
Trước cảnh chợ tàn, Liên nhận thấy “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của
ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá” khiến Liên tưởng là “mùi riêng của
đất,của quê hương”. Nhìn lũ trẻ con nhà nghèo đang đi lại nhặt nhạnh bất cứ cái
gì cịn có thể tận dụng được từ những thứ rác rưởi, cô bé “động lòng thương”.
Thạch Lam – rất giản dị - đã đưa ống kính nghệ thuật của mình soi vào những
ngõ ngách tâm hồn của nhân vật, diễn tả những cảm giác, cảm xúc “ rất người”
của nhân vật.
Tâm trạng của Liên trong Hai đứa trẻ nhìn chung được miêu tả theo dịng
thời gian tuyến tính, theo sự vận động tuần tự của giờ khắc. Khi bóng tối đặc
quánh ngự trị phố huyện, nhà văn phát hiện niềm khao khát ánh sáng của nhân
vật, được thể hiện qua một hành động mang đậm dấu ấn tâm lí trẻ thơ: “An và
Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sơng Ngân Hà và con vịt theo sau
ơng Thần Nông”. Niềm khao khát ánh sáng, khao khát vượt ra khỏi khơng gian tù
túng, tăm tối, mỏi mịn được thể hiện rõ nét nhất qua tâm trạng của Liên khi chờ

tàu và ngắm nhìn đồn tàu chạy qua phố huyện. Liên đã chờ tàu, cảm nhận về nó
bằng thính giác, thị giác và bằng cả tâm hồn. Thạch Lam rất chú trọng miêu tả nội
tâm của nhân vật qua những cử chỉ, hành động, cảm giác: “Liên trông thấy ngọn
lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”, “nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít
mạnh vào ghi”, “Liên dắt em đứng dậy để nhìn đồn xe vụt qua”, “Liên chỉ
thống trơng thấy những toa hạng trên sang trọng”, “ hai chị em cịn nhìn theo
cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau
rặng tre”…Qua đó, người đọc thấy được rằng: Liên đã đợi tàu, chiêm ngưỡng tàu
bằng tất cả sự háo hức, say mê rồi tiếc nuối, bâng khuâng, hụt hẫng khi tàu đi.
Con tàu đánh thức hoài niệm của Liên về Hà Nội –


16

một thế giới “sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. Hà Nội là một vùng tiềm thức được
tâm hồn Liên cất giữ, và tâm hồn cô bé vẫn âm thầm tìm về trong niềm hồi nhớ
mênh mang…
Dễ nhận thấy là khi miêu tả tâm lí của nhân vật Liên, Thạch Lam đã sử
dụng kết hợp điểm nhìn bên ngồi và điểm nhìn bên trong một cách nhuần
nhuyễn. Có lúc tác giả miêu tả Liên qua điểm nhìn bên ngồi của người kể
chuyện ở ngơi thứ ba. Có lúc tác giả lại nương theo điểm nhìn của Liên, giọng
điệu của Liên qua hình thức lời nửa trực tiếp: “Chuyến tàu đêm nay khơng đơng
như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về!
Liên lặng theo mơ tưởng”.
Ngơn ngữ miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam giàu chất thơ, chất trữ
tình. Nhịp văn chậm rãi, giọng văn nhỏ nhẹ, như thủ thỉ tâm tình.
Khi khắc họa tâm trạng nhân vật, Thạch Lam xây dựng được những chi tiết
đắt giá về hành động, cảm xúc của Liên như đã phân tích ở trên. Chẳng hạn, chi
tiết Liên “không hiểu sao” trước nỗi buồn man mác đang xâm chiếm tâm hồn
mình; chi tiết Liên tìm sơng Ngân Hà; chi tiết đợi tàu…

Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên, chúng ta thấy được cả tài
năng, phong cách và cái tâm của Thạch Lam. Biệt tài của Thạch Lam là bắt
những miền sâu kín, mong manh trong lịng người phải lên tiếng, những cảm
giác, cảm xúc tinh vi phải hiện lộ rõ ràng trên trang văn. Đó cũng là điều góp
phần làm nên phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Qua đó nhận ra cái tâm,
tấm lịng nhân đạo, khơng khó để nhận ra sự cảm thông của nhà văn đối với kiếp
sống mỏi mòn, tù hãm; sự trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ; đề cao
khát vọng hướng về những điều tốt đẹp, tươi sáng của con người trong hồn cảnh
tối tăm.
2.Tác phẩm “ Chí Phèo” - Nam Cao
Truyện ngắn Chí Phèo ngay từ khi ra đời đã tạo tiếng vang lớn trên văn
đàn đương thời bởi tính mới mẻ của nó so với các tác phẩm cùng đề tài, cùng thể
loại. Kiệt tác này góp phần đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền văn xuôi Việt
Nam đầu thế kỉ XX trong tiến trình hiện đại hóa. Sự hiện đại trong kỹ thuật


17

tự sự nói chung, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nói riêng trong tác phẩm này
khiến người đọc ngày nay vẫn phải ngỡ ngàng. Nam Cao thực sự là một trong
những cây bút hàng đầu của nghệ thuật phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật, ngịi bút
của ông đạt đến trình độ rất cao ở phương diện này.
Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã chứng tỏ ông là người có khả
năng nắm bắt, miêu tả những q trình tâm lí phức tạp, đa tầng, từ những cảm
giác, cảm xúc mơ hồ đến các xung đột nội tâm giằng xé, các phản ứng tâm lí
quyết liệt, đầy mâu thuẫn. Ở kiệt tác Chí Phèo (đoạn trích trong SGK),nhà văn
bậc thầy Nam Cao đã dẫn người đọc đi khám phá thế giới nội tâm của “con quỷ
dữ làng Vũ Đại”, đáng chú ý nhất là tâm trạng Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở đến
khi hắn tự kết liễu cuộc đời mình.
Cuộc gặp gỡ với thị Nở đã tạo ra “chấn động” tâm lí rất lớn trong con

người Chí Phèo. Kẻ từng bán linh hồn cho quỷ nay đã tìm về với bản tính lương
thiện. Tình người của người đàn bà xấu nhất thế gian đã làm hồi sinh tính người
của một kẻ từng đắm mình trong tội ác.
Sau cái đêm ở bên thị Nở, tâm hồn bị tha hóa của Chí Phèo đã sống lại
những cảm xúc, cảm giác mà bao lâu hắn từng lãng quên. Nam Cao dùng những
ngôn từ không thể tinh tế hơn để diễn tả cảm giác vừa mơ hồ, vừa thực sự hiện
hữu trong tâm hồn một kẻ mới được kéo ra khỏi những cơn say vô tận: “Mặt trời
chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên
ngồi đủ biết”, “hắn bâng khng”, “miệng đắng, lịng mơ hồ buồn”, “tiếng chim
hót ngồi kia vui vẻ quá!”, “Chao ôi là buồn”, “nao nao buồn”, “buồn thay cho
đời!”. Chỉ riêng cảm giác buồn của Chí Phèo mà có bao nhiêu cung bậc được
Nam Cao phân tích, diễn tả khơng lặp lại. Điều đó đủ biết bút lực của nhà văn
này thâm hậu đến mức nào. Nam Cao vơ cùng am hiểu tâm lí con người và sự
diễn tả của ơng rất sắc sảo. Chí Phèo nhớ về q khứ: “hình như có một thời hắn
đã ao ước có một gia đình nho nhỏ”; u buồn trước hiện tại: “hắn thấy hắn già mà
vẫn còn cơ độc”; lo sợ trước tương lai: “Chí Phèo hình như đã trơng trước thấy
tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái này cịn đáng sợ hơn đói rét
và ốm đau”.


18

Khi Chí Phèo nhận được bát cháo hành của Thị Nở, ngòi bút Nam Cao đã
ghi lại một cách thần tình bao cảm xúc, suy tư của nhân vật: “ngạc nhiên”, hết
ngạc nhiên thì “hắn thấy mắt hình như ươn ướt” – xúc động, “bâng khuâng”,
“thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. “Trời ơi cháo
mới thơm làm sao!”. Chí Phèo khát khao tìm về nẻo thiện của cuộc đời. Nam Cao
tỏ rõ thế mạnh của mình trong khả năng phân tích, diễn tả các trạng thái nội tâm
phức tạp, các phản ứng tâm lí dồn dập: “Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và
dọa nạt. Nếu khơng cịn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ

mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể
liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm
hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.
Khi Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt, Nam Cao cũng miêu tả tâm lí nhân vật
rất thành cơng. Đó là một q trình tâm lí với rất nhiều cung bậc đan xen, chuyển
hóa, chồng chất lên nhau, những xung đột, mâu thuẫn giằng xé, quyết liệt. Nam
Cao thực sự kì cơng khi diễn tả chuỗi phản ứng tâm lí nhân vật bằng những ngơn
từ sinh động, chính xác. Nghe những lời nói của thị Nở, đầu tiên “hắn nghĩ ngợi
một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thống một cái, hắn lại
như hít thấy hơi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì”, “hắn sửng sốt,
đứng lên gọi lại”. Ý nghĩ trả thù xuất hiện: “Hắn tự phải đến nhà con đĩ Nở kia.
Đến để đâm chết cả nhà nó…Nếu khơng đâm được, lúc ấy hãy đập đầu ra kêu
làng. Muốn đập đầu, phải uống thật say”. Nhưng Chí Phèo càng uống lại càng
tỉnh ra, hơi men không đủ nồng để át đi vị đắng của nỗi đau, nỗi hận đang lên đến
tột cùng. “Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng
thấy hơi cháo hành. Hắn ơm mặt khóc rưng rức”.
Nếu ở những phần trước, Nam Cao xốy vào những dịng độc thoại nội
tâm của nhân vật thì đến tình tiết Chí Phèo đối mặt với bá Kiến ở cuối truyện, tác
giả xây dựng cuộc đối thoại nảy lửa giữa hai nhân vật, qua đó làm nổi rõ tâm
trạng của Chí. Cùng những lời đối thoại là diện mạo, hành động của nhân vật –
những yếu tố cũng có vai trị diễn tả thế giới bên trong của con người: “Hắn trợn
mắt, chỉ vào mặt cụ”, “hắn toan làm dữ”, “hắn vênh cái mặt lên”, “hắn dõng


19

dạc: Tao muốn làm người lương thiện”, “Hắn lắc đầu: Không được! Ai cho tao
lương thiện?”, “rút dao ra, xông vào”, “chém túi bụi”, sau khi đã giết bá Kiến và
tự đâm mình, trước sự chứng kiến của dân làng, “mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói,
nhưng khơng ra tiếng”. Rõ ràng những biểu hiện này nói lên tâm trạng đầy mâu

thuẫn của Chí Phèo trong những giây phút cuối của cuộc đời: thức tỉnh, căm thù
kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình nhưng cũng bất lực, tuyệt vọng vì con đường
trở lại làm người đã khép lại.
Từ những gì đã trình bày ở trên, có thể thấy, Nam Cao đã huy động sức
mạnh của rất nhiều phương thức, phương tiện nghệ thuật để diễn tả tâm lí nhân
vật.
Sự chuyển dịch, hốn đổi giữa điểm nhìn của chủ thể trần thuật ngơi thứ ba
và điểm nhìn của nhân vật được thực hiện đầy biến hóa. Tâm lí nhân vật được
khắc họa qua các yếu tố ngoại hình, hành động, ngôn ngữ đối thoại và đặc biệt là
độc thoại nội tâm.
Nam Cao sử dụng thường xuyên hình thức lời nửa trực tiếp, ngôn ngữ,
giọng điệu của người kể chuyện gối lên, đan cài với ngôn ngữ độc thoại của nhân
vật một cách tự nhiên.
Các kiểu câu của Nam Cao liên tục thay đổi mô thức, cấu trúc: câu dài câu
ngắn đan xen; câu trần thuật, cảm thán, nghi vấn được tạo sinh động linh hoạt.
Tất cả đều đắc dụng trong việc biểu đạt nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ của Nam
Cao cũng giàu tính khẩu ngữ. Tác giả khơng ngại dùng cả thứ ngôn ngữ “chợ
búa” để biểu đạt tâm lí của một kẻ đã bị tha hóa, lưu manh nhưng cũng đau đớn
khi bị đồng loại chối bỏ ở phần đầu tác phẩm: “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu khơng?
Thế thì có khổ hắn khơng? Khơng biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho
hắn khổ đến nơng nỗi này?”.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao không chỉ mới đối với
văn học trung đại mà còn rất mới đối với các cây bút đương thời.
Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Chí Phèo, Nam Cao thể hiện tấm
lịng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc: Ơng vẫn cảm thơng với những người nông dân
trước cách mạng tháng Tám như các nhà văn hiện thực khác nhưng vấn đề Nam


20


Cao quan tâm ở đây là bi kịch tinh thần, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của
họ chứ khơng phải nỗi khổ áo cơm, sưu thuế. Ơng phát hiện và trân trọng bản
chất lương thiện khơng gì hủy diệt được của họ, ngay cả khi họ đã bị xã hội làm
cho biến dạng hình người cũng như tính người.
3. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, đáng chú ý là tâm trạng của Mị trong
đêm tình mùa xuân và đêm cắt dây trói cứu A Phủ. Nhà văn Tơ Hồi tỏ rõ ông là
cây bút giàu kinh nghiệm trong kỹ thuật tự sự nói chung, nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật nói riêng. Tâm trạng nhân vật được khám phá và diễn tả theo một
logic chặt chẽ, biện chứng, gợi cảm giác chân thực, khách quan. Tơ Hồi có khả
năng thám hiểm vào những miền xa khuất trong thế giới tâm hồn của nhân vật,
đặc biệt, ơng có thể làm nổi rõ cả những trạng thái chập chờn giữa hữu thức và vô
thức, giữa tỉnh và mê, trạng thái đan xen, chồng chéo giữa hình ảnh hiện tại và
hồi ức quá khứ.
Trong đêm tình mùa xuân, Mị đã bừng tỉnh sau một khoảng thời gian bị
đóng băng tâm hồn do cuộc sống đọa đày ở nhà Pá Tra. Tô Hoài rất chú ý mối
quan hệ giữa ngoại cảnh và nội tâm con người. Khơng khí mùa xn ở Hồng
Ngài, nhất là âm thanh tiếng sáo chở đầy hơi thở u thương đã đánh thức mùa
xn trong lịng cơ gái trẻ, làm bừng dậy niềm khát yêu, khát sống đã từng ngủ
quên trong cô: “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Cơ khơng cịn
là “con rùa lùi lũi ni trong xó cửa”, cam chịu, vơ cảm nữa mà thấy bất bình
trước tình cảnh hiện tại. Tác giả chú ý diễn tả nội tâm qua hành động Mị “uống
ực từng bát” rượu. Mị uống rượu mà như đang nuốt hận, đang uống nỗi căm hờn.
Một trong những đoạn hay nhất trong truyện ngắn này, xét về nghệ thuật
miêu tả nội tâm, là đoạn diễn tả tâm trạng của Mị sau khi đã uống rượu trong đêm
tình mùa xuân: “Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người
hát, nhưng lịng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi
bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên
bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi



21

sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Rõ ràng,
bằng những lời văn rất tinh tế, Tơ Hồi làm hiện hình trên trang viết trạng thái
giao thoa giữa hữu thức và vô thức, quá khứ và hiện tại, tiếng sáo của ngày xưa
và tiếng sáo của bây giờ đang cùng lấp đầy tâm hồn Mị.
Men rượu nồng nàn cùng ma lực của tiếng sáo gọi bạn tình đã làm cháy lên
trong lịng Mị khao khát yêu thương của tuổi trẻ. “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị
muốn đi chơi”. Những câu văn theo hình thức lời nửa trực tiếp, cấu trúc được lặp
lại với nhịp nhanh, dồn dập đã diễn tả nhịp lịng đang phập phồng khao khát,
đang nóng hổi ước mong được đi chơi của cô gái trẻ.
Tâm trạng của Mị rất phức tạp với nhiều khúc quanh và tất cả đều khơng
qua được mắt Tơ Hồi. Khi ý niệm về quyền sống, khát vọng sống đã trở lại thì
hơn lúc nào hết, Mị thấy sự vô nghĩa của cảnh sống hiện tai và cô muốn chết để
chấm dứt sự vô nghĩa ấy: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho
chết ngay”. Tuy nhiên, sự vẫy gọi của niềm khát yêu, khát sống rất mạnh mẽ, nó
khiến cho Mị có những hành động chuẩn bị đi chơi thật: “Mị cũng sắp đi chơi.
Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Ngay cả khi bị
A Sử trói, “hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những
cuộc chơi, những đám chơi (…). Mị vùng bước đi”. Tơ Hồi vẫn tiếp tục thể hiện
thế mạnh của ngòi bút trong việc miêu tả trạng thái tâm lí dở tỉnh dở say của nhân
vật.
Việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ
cũng có thể coi là trường hợp mẫu mực của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Tơ Hồi khơng chủ quan, dễ dãi mà rất cẩn thận, kì cơng khi kiến tạo, tổ chức các
diễn biến của tâm trạng nhân vật. Do vậy, tâm trạng nhân vật hiện lên chân thực,
sinh động như không thể khác được.
Đầu tiên, khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn dửng dưng ngồi thổi lửa
hơ tay. Dễ hiểu thôi, vì những cảnh tượng tự diễn ra thường xuyên trong nhà

thống lí, khiến Mị thấy khơng có gì lạ. Tuy nhiên, lớp băng trong tâm hồn cô đã
tan chảy bởi dịng nước mắt nóng hổi lăn trên gị má A Phủ. Dịng nước mắt ấy
kéo Mị về với hình ảnh của chính mình trong đêm năm trước: cơ cũng bị trói


22

đứng, cũng khóc thế kia. Đồng cảnh dẫn đến đồng cảm, nỗi thương mình hịa với
lịng thương người đã khiến Mị bất bình, căm phẫn trước sự tàn ác của cha con Pá
Tra. Tơ Hồi đã sử dụng hiệu quả ngôn ngữ độc thoại nội tâm để cho người đọc
thấy được cận cảnh và trực tiếp tâm trạng của Mị lúc này: “Trời ơi, nó bắt trói
đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thơi, nó bắt trói đến chết người
đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ
đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết…”. Từ suy nghĩ,
cảm xúc đến hành động Mị cắt dây trói cứu A Phủ là một quá trình phát triển hợp
lí, khơng hề khiên cưỡng. Tơ Hồi đã nhập thân tài tình vào nhân vật. Việc Mị
chạy theo A Phủ, tự cởi trói cho mình khỏi xiềng xích vơ hình của cường quyền,
thần quyền cũng là bước phát triển tất yếu trong chuỗi phản ứng tâm lí của nhân
vật. Khi đã cứu được A Phủ, giúp cho A Phủ được sống thì lịng ham sống cũng
trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong cô gái này. Điều đó thơi thúc cơ giải
phóng chính cuộc đời mình khỏi địa ngục của cha con thống lí.
Tơ Hồi đã sử dụng một cách điêu luyện các phương thức, phương tiện
nghệ thuật để giúp người đọc lắng nghe, cảm nhận rõ nét thế giới nội tâm của Mị.
Nội tâm nhân vật được bộc lộ đa dạng qua hành động, ngôn ngữ đối thoại,
độc thoại. Điểm nhìn của người trần thuật ở ngơi thứ ba với điểm nhìn của nhân
vật được ln chuyển, hốn đổi một cách khéo léo.
Ngơn ngữ gián tiếp, trực tiếp và nửa trực tiếp thay nhau giữ vai trò trong
việc thể hiện nội tâm nhân vật.
Một điểm rất riêng trong tác phẩm này là ngôn ngữ miêu tả tâm lí nhân vật
vừa giàu chất thơ, vừa mang sắc thái miền núi.

Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị, Tơ Hồi hé lộ một điều: ơng
am hiểu sâu sắc tâm lí của người lao động miền núi, đặc biệt là người phụ nữ
miền núi. Ông phát hiện, trân trọng sức sống tiềm tàng mãnh liệt không gì có thể
chơn vùi được trong tâm hồn họ. Sức sống ấy được biểu hiện ở những cảm xúc,
những cung bậc tâm trạng mà có lẽ chỉ Tơ Hồi mới đủ bút lực để diễn tả.


23

4. Tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân
Diễn biến của truyện ngắn Vợ nhặt khởi sinh và vận hành xoay quanh một
tình huống truyện độc đáo: Anh Tràng – một người nơng dân nghèo, xấu xí, lại là
dân ngụ cư – “nhặt” được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp năm Ất Dậu.
Ngòi bút Kim Lân đã miêu tả khá chi tiết tâm trạng của nhân vật Tràng và tâm
trạng của bà cụ Tứ trong tình huống éo le, nửa mừng nửa lo, buồn vui lẫn lộn này.
Tâm trạng của nhân vật Tràng sau khi “nhặt” được vợ trước hết được Kim
Lân miêu tả rất khéo qua diện mạo: “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác
thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”. Sắc
diện như vậy đương nhiên là sự bộc lộ ra bên ngồi của niềm sung sướng, thích
thú và đắc ý đang tràn ngập trong lòng người đàn ông vốn ế vợ này. Đó là cảm
giác sung sướng do hạnh phúc lứa đôi mang lại, lần đầu tiên xuất hiện trong tâm
hồn Tràng. Khi Tràng về đến nhà, Kim Lân dùng độc thoại nội tâm cùng những
biểu hiện diện mạo, cử chỉ, hành động để diễn tả cảm xúc ngạc nhiên pha lẫn
mừng thầm của Tràng: “Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó
lại buồn thế nhỉ?”. “ Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình.
Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như khơng phải
thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn
chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ chồng”.
Đoạn miêu tả tâm trạng của nhân vật Tràng sau đêm tân hôn rất đáng chú
ý Trong một số lượng câu chữ ít ỏi, Kim Lân đã khắc họa thật ấn tượng nhiều

cảm giác, cảm xúc của Tràng. Anh ta thấy “trong người êm ái lửng lơ như người
vừa ở giấc mơ đi ra”. Tràng vẫn chưa hết ngạc nhiên về việc mình đã có vợ. Anh
quan sát xung quanh và “bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa
thay đổi mới mẻ, khác lạ (… ). Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối
với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó
với cái nhà của hắn lạ lùng”. Tràng nhìn về tương lai: “Hắn sẽ cùng vợ sinh con
đẻ cái”, “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Bây
giờ Tràng mới thấy mình “nên người” vì được hưởng hạnh phúc lứa


×