Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24 36 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.77 KB, 22 trang )

Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24 36 tháng tuổi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng từng nghe câu nói:
"Trẻ em như trang giấy trắng".
Quả đúng vậy từ khi sinh ra, trẻ em chỉ là một sinh linh bé nh ỏ, th ơ ngây,
đáng yêu. Tâm hồn trẻ trong sáng như những trang giấy trắng và chúng ta ngành học mầm non là người đầu tiên viết lên trang gi ấy đó. Điều đó
khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là vô
cùng quan trọng.
Mục đích của chăm sóc, giáo dục mầm non là nhằm hình thành ở tr ẻ
những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người: Sự khoẻ mạnh, nhanh
nhẹn, phát triển cân đối, hài hoà cả về th ể chất, tinh th ần. Giáo d ục cho
trẻ lòng yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn những người gần
gũi, tính thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên. Đ ồng th ời m ục tiêu c ủa
giáo dục mầm non là nhằm phát triển trí thông minh, tính ham hi ểu biết,
tính thích khám phá, tìm tòi một số kỹ năng sơ đẳng.
Các hoạt động trong trường mầm non có ý nghĩa rất l ớn đối v ới s ự phát
triển của trẻ. Đặc biệt là hoạt động làm quen với tác phẩm âm nhạc.
Đến với lớp nhà trẻ, các cháu được đắm mình trong những lời hát ru của
cô, được nghe những âm thanh, nhịp điệu, những bài hát, nh ững câu
chuyện, bài thơ cô đọc, cô kể. Thế giới âm nhạc ấy đã để lại trong tâm trí
của trẻ từ những ấn tượng sâu sắc về những cái cò, cái bống...Nh ững âm
hưởng ấy rất gần gũi, dịu hiền là nguồn nước trong lành, tưới mát tâm
hồn trẻ. Thông qua sự giao tiếp với bạn bè trẻ được rèn luy ện nh ững kỹ
năng, kỹ xảo đầu tiên mang tính tập thể. Thông qua giao tiếp hàng ngày
với người lớn, giáo viên giúp trẻ tiếp thu những tri th ức ban đầu, hình
thành những hành vi chuẩn mực, những phẩm chất đạo đức.
Âm nhạc có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, nhưng làm thế nào đ ể thu hút đ ược
trẻ tích cực tham gia vào hoạt động này?
Trên thực tế hiện nay cho thấy, nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc tổ
chức cho trẻ tham gia vào hoạt động. Cùng với sự thay đổi của các bậc học




trong cả nước là sử dụng, đưa các phương pháp, hình th ức đổi m ới,
phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động để gây hứng thú, thu hút trẻ.
Qua đó trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không gò ép. Làm
tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ thời thơ ấu để trẻ phát triển đồng
đều về tất cả các lĩnh vực cho trẻ. Giáo dục trẻ biết yêu nghệ thuật, yêu
cái đẹp, giàu ước mơ và sáng tạo.
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi v ới tr ẻ là ho ạt đ ộng mà
trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật.
Thông qua các hoạt đ ộng âm nh ạc phong phú nh ư cho các cháu ca hát,
vận động, nghe hát, múa, ch ơi trò ch ơi âm nh ạc...Tôi nh ận th ấy tr ẻ nhà
trẻ 25- 36 tháng A1 tr ường n ầm non Hoa Sen - huy ện L ập Th ạch - t ỉnh
vĩnh Phúc, giáo d ục âm nh ạc đã đem l ại cho các cháu nh ững ấn t ượng
tươ i đẹp, các cháu bi ết th ể hi ện ni ềm vui khi đ ược nghe cô giáo hát
những bài hát có giai đi ệu vui t ươi; say s ưa l ắng nghe nh ững bài hát ru,
hát dân ca ngọt ngào êm d ịu...qua đó, d ần hình thành trong tâm h ồn tr ẻ
nhu cầu đượ c hát, đ ượ c nghe hát, t ạo đi ều ki ện phát tri ển th ị hi ếu âm
nhạc. Đây là bướ c kh ởi đ ầu giúp tr ẻ bi ết l ựa ch ọn đánh giá tác ph ẩm
âm nh ạc và bi ết cách bi ểu di ễn.
Trong nh ững năm h ọc v ừa qua, m ặc dù ngành h ọc đã đ ưa n ội dung đ ổi
mới hình th ức giáo d ục âm nh ạc d ạy cho tr ẻ m ầm non, nh ưng trên
thực tế tôi thấy kỹ năng ca hát c ủa tr ẻ l ớp tôi còn có nhi ều h ạn ch ế.
Đặc biệt khi trẻ tham gia vào ho ạt đ ộng âm nh ạc, tr ẻ v ẫn ch ưa phát
huy đượ c tính sáng t ạo đ ộc l ập ch ủ đ ộng c ủa mình, tr ẻ hát thu ộc n ội
dung bài hát nh ưng ch ưa có c ảm xúc th ực s ự vì th ế mà gi ờ h ọc ch ưa
thực sự sôi nổi, h ấp dẫn. Vì v ậy là m ột giáo viên m ầm non tr ực ti ếp
đứng lớp, tôi muốn đ ượ c đóng góp m ột s ố kinh nghi ệm nh ỏ bé c ủa
mình để nâng cao ch ất l ượng gi ảng d ạy nên tôi đã m ạnh d ạn ch ọn đ ề
tài: “Rèn kỹ năng ca hát cho tr ẻ nhà tr ẻ 24 - 36 tháng A1 tr ường

mầm non Hoa Sen - huy ện L ập Th ạch – t ỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất m ột s ố bi ện pháp Rèn kỹ năng ca hát cho tr ẻ nhà tr ẻ 24-36
tháng A1 tr ườ ng m ầm non Hoa Sen - huy ện L ập Th ạch – t ỉnh Vĩnh
Phúc. Nh ằm giúp tr ẻ th ể hi ện âm nh ạc m ột cách t ự nhiên hát đúng
nh ạc, đúng l ời và đ ặc bi ệt là rèn kh ả năng ca hát c ủa tr ẻ t ừ đó giúp
tr ẻ có tâm h ồn vui t ươ i, trong sáng, yêu cái đ ẹp, yêu nhiên và yêu cu ộc
số ng.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Hệ thống cơ sở lý luận về Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng
A1 của trường mầm non Hoa Sen - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.


Thực trạng Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng A1 của tr ường
mầm non Hoa Sen - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất một số biện pháp Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng
A1 của trường mầm non Hoa Sen - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu :
Một số biện pháp Rèn kỹ năng ca hát của các cháu nhóm trẻ 24 - 36 tháng
A1 của trường mầm non Hoa Sen - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu là 1 năm học, bắt đầu từ tháng 8/2016 kết thúc vào
tháng 5 năm 2017.
1.6. Phương pháp nghiên cứu:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Các loại sách viết về hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non.
Chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra.

1.7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm gồm 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Nội dung
Phần 3: Kết luận

PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận một số biện pháp Rèn kỹ năng ca hát cho tr ẻ nhà
trẻ 24 - 36 tháng A1, trường Mầm non Hoa Sen - huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc


Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện th ực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu thị của âm thanh. Đặc biệt, âm nhạc
còn có khả năng tác động đến con người ngay từ thuở còn n ằm nôi, nghe
tiếng hát ru của mẹ. Những phản ứng cảm xúc từ rất sớm. Nh ững bi ểu
hiện sinh động của trẻ khi nghe thấy nhạc âm... đã kh ẳng đ ịnh r ằng có th ể
cho trẻ làm quen với âm nhạc từ những tháng tuổi đầu tiên, rằng âm nhạc
là phương tiện tích cực trong việc giáo dục trẻ em ở nhiều mặt nh ư thẩm
mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất...
Âm nhạc là phương tiện của giáo dục thẩm mỹ vì nó được coi là một trong
những phương tiện hiệu quả nhất để đưa vào ý thức của trẻ mối quan hệ
thẩm mỹ với thế giới, với nghệ thuật.
Mục đích của giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh h ội,
cảm thụ, hiểu cái đẹp, cái hay, cái dở, biết hoạt động độc lập và sáng t ạo
trong khi tiếp xúc với các hoạt động âm nhạc khác nhau.
Âm nhạc còn là phương tiện để hình thành nh ững ph ẩm chất đ ạo đ ức ở
trẻ. Trong khi tác động đến tình cảm, thẩm mỹ, âm nh ạc cũng đ ồng th ời
hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức. Đôi khi tác đ ộng của âm nh ạc
còn mạnh hơn cả những lời khuyên hay ra lệnh nghiêm khắc. Tiết học âm
nhạc trong trường mầm non có ảnh hưởng tốt đến văn hóa trong hành vi

ứng xử của trẻ. Khi cùng múa, hát, cùng chơi trò ch ơi âm nhạc v ới cùng
những cảm xúc, giữa các trẻ cũng xuất hiện sự cảm thông, quan t ầm đ ến
nhau hơn; trẻ biết kiềm chế, biết điều khiển vận động để cùng các b ạn
thể hiện bài hát, điệu múa, giáo dục ở trẻ ý chí, tính tổ chức, kiên trì.
Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ, đòi h ỏi trẻ
phải chú ý, quan sát, nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh
tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa bi ểu c ảm c ủa
âm nhạc, ghi nhớ đặc điểm, tính chất hình tượng âm nhạc…đòi h ỏi trí tu ệ
của trẻ phải hoạt động tích cực.
Âm nhạc còn là phương tiện thúc đẩy sự phát triển th ể ch ất ở trẻ, là kh ả
năng tốt nhất để luyện tai nghe âm nhạc.Tính ch ất đa dạng của âm nh ạc
tạo ra phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp đập của tim, sự trao đ ổi máu, hô
hấp, giãn nở cơ…Hoạt động hát gắn với sự phát triển cơ th ể trẻ, đ ẩy
mạnh chức năng hoạt động của các cơ quan phát thanh, hô h ấp, làm cho
giọng nói, giọng hát của trẻ ổn định dần, tạo điều kiện ph ối h ợp gi ữa
nghe và hát.Tư thế hát đúng sẽ giúp trẻ điều hòa, đẩy mạnh hoạt động hô
hấp, trẻ được thở sâu hơn, đồng thời cũng tạo cho trẻ dáng dấp uy ển
chuyển, phong thái đẹp, tao nhã.
Như vậy tổ chức dạy học âm nhạc ở trường mầm non tạo điều kiện phát
triển chung cho trẻ. Mối liên hệ giữa tất cả các mặt giáo dục, th ể hiện


trong các dạng và hình thức phong phú của hoạt động âm nhạc. Sự nh ạy
cảm và tai nghe âm nhạc phát triển trong mức độ phù h ợp sẽ giúp tr ẻ
hưởng ứng với những tình cảm và hành vi tốt đẹp, đẩy mạnh ho ạt đ ộng,
trí tuệ, thường xuyên hoàn thiện mọi hoạt động ,thể chất, phát huy nh ững
phẩm chất đạo đức đúng đắn cao cả, lối sống chân thực, lành m ạnh…ở
trẻ.
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của
cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc v ẫn còn m ơ

hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác
nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi nhà trẻ thì trẻ đã cảm nhận
được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu thích âm
nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến đ ộ say mê,
có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc ph ần l ớn
do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì th ế cho
nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đ ạo đ ức,
góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đ ến s ự phát tri ển tâm
sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đ ầy c ảm xúc.
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc có giá trị biểu
cảm cao, vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và l ời ca. Tuy nhiên
khi trẻ lớp tôi ca hát tôi thường nhận thấy đôi lúc có ph ần không chính xác
về giai điệu và phù hợp với nội dung. Mặt khác, kỹ năng hát của trẻ còn
hạn chế về giọng, về hơi vì vậy nó giảm đi tính nghệ thuật của bài hát, vì
trẻ còn nhỏ phát âm chưa chính xác, có trẻ còn nói ngọng.
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành th ường xuyên đối v ới trẻ.
Đặc biệt để nâng cao kĩ năng ca hát cho trẻ, s ự yêu thích âm nh ạc đ ối v ới
trẻ
Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác ph ẩm âm nhạc?
Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, t ạo ấn
tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp.Tôi luôn mong muốn mình ph ải làm th ế
nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc, Bằng tất cả sự nỗ lực, cố
gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện c ủa mình đã th ực hi ện
được. Tôi đã không ngừng sáng tạo đổi mới trong hình thức, nội dung dạy
học. Đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc v ới các ho ạt
động trong ngày, trong cuộc sống hằng ngày ở tr ường M ầm non m ột cách
lôgic, có hiệu quả.
2.2. Thực trạng rèn kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ nhà trẻ 24-36
tháng A1 trường mầm non Hoa Sen - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh
Phúc

* Thuận lơi :


Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huy ết với nghề d ạy trẻ. Tôi nh ận
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn
truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết nh ững
khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã không ngừng nghiên c ứu tài li ệu,
học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra nh ững cách th ức hay,
những phương pháp tốt nhất cho việc rèn luyện kỹ năng ca hát cho trẻ lớp
của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn
âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều th ế m ạnh.
Là một giáo viên có trình độ trên chuẩn có tinh th ần trách nhi ệm và đ ầy
lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi xác định được mục đích, ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ là hết s ức quan
trọng góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách cũng như phẩm chất cho
trẻ.
Tôi đã xây dựng kế hoạch đầy đủ theo hướng dẫn của Ban giám hiệu nhà
trường theo chương trình giáo dục mầm non.
Nắm vững phương pháp trong môn học, dạy trẻ một cách sáng tạo.
Truyền thụ kiến thức chính xác, giảng dạy theo đúng ch ương trình .
Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, k ịp th ời bồi
dưỡng cho giáo viên những nội dung, phương pháp cần thiết, sát th ực v ới
cô và trẻ.
Bản thân tôi đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn
của trường, của Phòng giáo dục tổ chức.
Các ban ngành, đoàn thể trong xã hội, Phụ huynh đã quan tâm đến con em
mình.
Được cung cấp tài liệu, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy h ọc...
* Khó khăn:
Năm học 2016- 2017 dưới sự điều động, phân công của ban giám hi ệu

trường mầm non Hoa Sen tôi được phân công chủ nhiệm lớp 24 - 36 tháng
A1. Đầu năm trẻ còn quấy khóc nhiều và chưa có nề nếp trong học tập
cũng như trong thói quen vệ sinh. Một số trẻ còn chưa biết nói, nói ngọng,
phát âm chưa chính xác. Trong lớp đa số là các cháu nam nên r ất ngh ịch
ngợm, hiếu động.
Ngôn ngữ phát âm của trẻ chưa rõ ràng mạch lạc nên khi rèn kỹ năng ca
hát cho trẻ tôi còn gặp nhiều khó khăn:
Đồ dùng đồ chơi được đầu tư : máy vi tính, loa vi tính...còn hạn chế, ch ưa
đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của cô cũng như nhu cầu h ọc tập c ủa
trẻ.


* Nguyên nhân:
Lớp học còn chật, hẹp, gây khó khăn cho việc tạo không gian ho ạt đ ộng
cho trẻ .
100% trẻ năm đầu ra lớp, nhận thức của trẻ chưa đồng đều, khả năng
thể hiện kỹ năng ca hát còn hạn chế.
* Qua k ết qu ả kh ảo sát tr ẻ tôi th ấy:
Đa s ố tr ẻ trong l ớp m ạnh d ạn, t ự tin khi th ể hi ện theo nh ạc bài hát và
th ể hi ện đ ượ c kỹ năng ca hát. Tr ẻ phát âm rõ ràng, m ạch l ạc.
Còn một số cháu ngôn ng ữ ch ưa phong phú, đa d ạng, phát âm ch ưa rõ
ràng, m ạch l ạc, hát chưa đúng giai điệu bài hát và hát sai lời.
Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát (hát nhỏ hoặc la hét )Khi hát
trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập th ể nên
việ c th ể hiện kỹ năng ca hát và th ể hi ện theo nh ạc bài hát còn h ạn
chế.
Để khắc phục giải quyết thực trạng trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên
cứu “Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24- 36 tháng tu ổi A1
Trường mầm Non Hoa Sen - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc” làm
sáng kiến kinh nghiệm của mình, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ cho bản thân.
2.3. Một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24 - 36 tháng tu ổi A1
trường mầm non Hoa Sen:
2.3.1 Biện pháp 1: Tạo hứng thú khi rèn kỹ năng ca hát cho trẻ 24 36 tháng tuổi A1 trường mầm non Hoa Sen:
Tạo hứng thú là biện pháp không thể thiếu trong các môn h ọc, ti ết h ọc
.Mục đích nhằm tạo cho trẻ sự chú ý, hứng thú vào bài.
So với những năm đầu tiên khi mới vào ngh ề tôi còn ch ưa th ực s ự coi
trọng phương pháp tạo hứng thú cho trẻ nên chưa gây được h ứng thú cho
trẻ. Nhưng qua học hỏi đồng nghiệp và nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi
đã gây hứng thú cho trẻ bằng cách nghiên cứu, lựa chọn hiều hình th ức
khác nhau.
Các hình thức tôi chọn phù hợp với bài dạy, v ới chủ đ ề, phù h ợp v ới l ứa
tuổi. Hấp dẫn, lôi cuốn và có sự sáng tạo chuy ển bước m ột cách liên hoàn.
Cũng như tất cả các bộ môn khác trong chương trình giáo dục m ầm non,
tôi luôn chú ý chuẩn bị chu đáo cho bài dạy của mình v ới mục đích thu hút
được trẻ, giúp trẻ vào bài một cách tự nhiên, thoải mái, h ứng thú, thong
qua đó làm động lực để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ.


Ví dụ 1: Dạy trẻ hát bài: "Thỏ con không ngoan" (Ở chủ đề Mẹ và gia đình
thân yêu của bé)
Tôi tạo hứng thú bằng cách kể tóm tắt cho câu chuy ện "Th ỏ con không
vâng lời" sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
“ Một hôm thỏ mẹ dặn thỏ con là mẹ đi vắng, con phải ở nhà, không đ ược
đi chơi xa.Thỏ con rối rít vâng lời. Nh ưng rồi thỏ con lại quên l ời mẹ d ặn
và đi chơi thật xa.Thế rồi bạn ấy quên cả lối về nhà và ngồi khóc: Hu…
hu…mẹ ơi...May là có bác Gấu nhìn thấy thỏ con và đưa bạn ấy về nhà.”
Bạn thỏ con có nghe lời mẹ dặn không ?
Bạn đã ngoan chưa ?
Có bạn nào hư giống như thỏ con không?

Câu chuyện cô kể còn được nhạc sĩ Bùi Anh Tôn ph ổ nh ạc thành bài hát
rất hay đó là bài: “ Thỏ con không ngoan” Chúng mình cùng nghe cô hát
nhé.
Ví dụ 2 : Ở chủ đề Thế giới động vật, khi dạy trẻ hát bài: " Là con Gà
trống " của Bùi Anh Tôn. Tôi cho trẻ xem các con vật nuôi trong gia đình :
Mèo, Lợn,Vịt, Gà trống qua hình ảnh trên băng đĩa, cho tr ẻ bắt ch ước tiếng
kêu của chúng để tạo cảm không khí vui vẻ, dẫn trẻ vào bài.
Các con nhìn xem đây là con gì? ( Con mèo)
Con Mèo kêu như thế nào?
Cô con mình cùng làm những chú mèo kêu nhé.( cô v ừa làm đ ộng tác mô
phỏng mèo vuốt râu vừa nói: Meo…Meo…
Tương tự với các con vật khác cô thực hiện như trên, đến hình ảnh con gà
cô nói:
Con gì đây ?
Gà trống hay gà mái? ( Gà trống)
Gà trống gáy như thế nào? (ò..ó…o..)
Để biết gà trống gáy hay như thế nào các con nghe cô hát bài : “Là con gà
trống ” sáng tác của chú Bùi Anh Tôn sẽ rõ nhé.
Ngoài ra, tôi có thể sử dụng tranh, vật thật, rối tay… đ ể tạo h ứng thú cho
trẻ, tùy vào từng nội dung bài dạy mà cô có cách t ạo h ứng thú khác nhau
tạo được kết quả cho bài dạy, giúp trẻ hứng thú vào bài.
Với cách dẫn vào bài của tôi, 100 % trẻ hứng thú chú ý vào bài.


2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện nâng cao kỹ năng, nghệ thuật khi hát
mẫu và dạy trẻ hát.
Việc tự rèn luyện nâng cao kỹ năng, nghệ thuật khi hát mẫu cho trẻ
nghe là việc làm rất cần thiết đối với tôi. Mục đích của hát m ẫu là trình
bày bài hát để trẻ có cảm xúc đầy đủ về bài hát: tính ch ất âm nh ạc, giai
điệu, tiết tấu, lời ca, sắc thái tình cảm, phong cách… bài hát đ ược th ể hiện

có chất lượng cao, gây được ấn tượng mạnh mẽ, tác đ ộng đến tr ẻ nhi ều
mặt như gợi ở trẻ hứng thú, yêu thích bài hát và nảy sinh nhu cầu học hát.
Trẻ không chỉ nhanh chóng nắm được giai điệu, tiết tấu, mà còn c ảm th ụ
được hình tượng âm nhạc ngay sau lần nghe đầu tiên.
Phần hát mẫu có thể bằng nhiều cách như sau:
Tôi hát trọn vẹn bài hát thật điễn cảm, chuẩn xác.
Nếu dùng nhạc cụ, tôi vừa hát vừa đệm theo. Điều đó càng hấp dẫn trẻ và
giúp trẻ hình dung được hình tượng âm nhạc một cách đầy đ ủ, thú v ị.
Có thể trình bài hát bằng nhạc cụ.Trẻ sẽ xác định đ ược tính ch ất c ủa bài
hát vui, sôi nổi, buồn, êm dịu…sau đó cô giáo mới hát lại bài hát đó.
Để chuẩn bị dạy hát cho trẻ một bài hát nào đó. Tôi tìm hi ểu và phân tích
bài hát, hát đúng giai điệu bài hát, luy ện hát diễn c ảm, th ể hi ện s ắc thái
tình cảm phù hợp nội dung bài hát phù hợp với ch ủ đề. T ừ đó tôi luy ện kỹ
năng ca hát thành thục bài hát mà mình muốn truyền đạt cho trẻ. Trước
khi tôi hát mẫu cho trẻ nghe nhiều lần kết hợp hợp nh ạc.
Đặc biệt ở lứa tuổi này, trẻ chỉ có thể hát được những bài ca có âm v ực v ừa
phải, câu hát đơn giản không luyến láy nhiều, vì v ậy tôi ph ải l ựa ch ọn bài
hát có nội dung tính chất âm nhạc phù hợp với nhận th ức và tâm lý c ủa tr ẻ
và phù hợp với chủ đề.
Ví dụ 1: Chủ đề “ Trường mầm non” tôi chọn những bài hát “Cô và mẹ”,
“Chim mẹ chim con”, “Đi chơi với búp bê” …
Khi đã lựa chọn bài hát, bản thân tôi phải tìm hiểu kỹ nội dung bài hát,
cảm thụ bài hát, tự luyện tập hát rõ lời, đúng nhạc thì m ới có th ể dạy trẻ
hát và rèn luyện kỹ năng hát cho trẻ tốt được.
Ví dụ 2: Với những bài hát có giai điệu luyến láy, lên xuống và khó hát, tôi
phải tự rèn kỹ năng ca hát cho chính bản thân mình trước. Khi tôi t ự luy ện
tập, có những bài hát tôi phải truy cập qua m ạng internet đ ể nghe nh ững
ca sĩ nổi tiếng hát, qua đó tự rèn kỹ năng ca hát cho mình.
Ví dụ 3: Với bài dạy hát “Đèn đỏ đèn xanh”, tuy lời bài hát ngắn nh ưng tôi
vẫn phải chuẩn bị, luyện tập chu đáo để truyền đạt cho trẻ m ột cách

chính xác. Với những bài cô hát cho trẻ nghe nh ư: “ Ngồi tựa m ạn thuy ền”,


dân ca quan họ Bắc Ninh. Với bài hát này tôi cần hát chính xác cho trẻ
nghe từ độ cao thấp đến độ luyến láy…thì trẻ mới cảm nhận được giai
điệu trong trẻo, ngọt ngào, thiết tha của bài hát.Tôi đã sưu tầm đĩa DVDđĩa CD Dân ca để được nghe những nghệ sĩ nổi tiếng hát qua đó luy ện
giọng, tập các động tác minh hoạ để khi hát cho tr ẻ nghe cô hát hay h ơn,
chính xác hơn, biểu diễn tự tin hơn để trẻ được nghe, luy ện tai nghe âm
nhạc cho trẻ.
Khi tiến hành trên lớp: Phần thực hiện hát mẫu của tôi phải hát đúng, hát
rõ lời, đúng giai điệu bài hát. Tôi hát tròn vành, rõ ch ữ, m ở rộng kh ẩu hình
cho trẻ nhìn và nghe tôi hát, có như vậy trẻ mới tri giác bài hát c ủa tôi m ột
cách trọn vẹn và chính xác được. Bởi lứa tuổi này, trẻ đang bắt ch ước và
làm theo người lớn nên mọi cử chỉ, việc làm của tôi phải chuẩn m ực đ ể
làm gương cho trẻ học tập va noi theo. Nếu tôi hát không chu ẩn l ời, giai
điệu không đúng trẻ sẽ bắt chước hát theo đúng nh ư vậy vì th ế sẽ r ất khó
yêu cầu trẻ sửa đúng lại giai điệu bài hát vì trong con m ắt của tr ẻ c ủa cô
giáo là khuôn mẫu để mình học tập.
Trong khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu đường nét, giai đi ệu, tiết t ấu âm
nhạc, mà lời ca giản dị, dễ hiểu, gần gũi với trẻ còn giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, phát âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn t ừ.
Khi dạy trẻ hát những bài hát khó, những câu hát luy ến láy, lên xu ống, tôi
cần đọc lại lời ca và nhấn mạnh cho trẻ biết trong câu hát đó t ừ nào là t ừ
khó, sau đó cho các cháu hát từ đó hai đến ba lần. Ví d ụ: Bài “Nu na nu
nống” của tác giả Phạm Thị Sửu. Đây là bài hát ngắn, có nội dung g ần gũi
với trẻ nhưng giai điệu cao thấp khó hát, cụ th ể nh ư câu: “Nu na nu n ống,
mẹ bế em đi”, “Nu na nu nống, mẹ dắt em đi”, ở đây từ “bế” và từ “d ắt” có
âm độ cao (khó hát) nên khi dạy trẻ hát, tôi phải chú ý: tôi đ ọc c ả câu hát
chậm, rõ ràng và nhấn mạnh từ “dắt”, “bế” cho cả lớp nghe và đọc theo
một đến hai lần. Đối với những trẻ yếu, tôi lại tận n ơi ngồi đ ối di ện v ới

trẻ, khuyến khích trẻ nhắc lại lời hát và hát hai đến ba l ần bằng cách
truyền khẩu. Tôi mở rộng khẩu hình, hát tròn vành rõ ch ữ cho trẻ nhìn và
hát theo. Nếu trong tiết dạy, trẻ vẫn chưa thuộc thì tôi sẽ rèn trẻ ở m ọi
lúc, mọi nơi.
Tóm lại, các dạng hoạt động âm nhạc ở nhà trẻ phải tuỳ vào đặc điểm lứa
tuổi của trẻ.Vì trẻ còn nhỏ nên phát âm chưa chính xác, có nhiều trẻ còn
nói ngọng nên lời ca trong bài hát cần ngắn gọn dễ hiểu. Tôi c ần chọn bài
hát có nội dung gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ đề. Sau đó m ới l ựa
chọn cách thức trình bày cũng như hát mẫu cho trẻ nghe … Bi ện pháp rèn
luyện nâng cao kỹ năng, nghệ thuật khi hát mẫu cho trẻ nghe đã giúp tôi có
được những thành công trong việc rèn kỹ năng ca hát cho trẻ.
2.3.3. Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ:


Mục đích của việc sửa sai cho trẻ là giúp trẻ hát rõ lời, hát chính xác bài
hát, biểu diễn được tự nhiên, diễn cảm các bài hát phù hợp với độ tuổi
trên cơ sở rung cảm thật sự với nội dung bài hát bằng nh ững kỹ năng ca
hát nhất định.
So với người trưởng thành, thanh quản của trẻ chỉ lớn bằng một n ửa, các
dây thanh mảnh dẻ, ngắn, vòm họng còn cứng, ch ưa linh hoạt, l ưỡi còn
chưa hoàn thiện, hơi thở yếu, hời hợt. Vì vậy giọng c ủa tr ẻ có đ ặc đi ểm
khá cao và yếu.
Trẻ ở độ tuổi nhà trẻ còn đang tập nói, điều khiển lưỡi còn ch ưa th ạo,
nên thường tự thay đổi các từ như “Anh” hát thành “ăn”, “cánh” hát thành
“cắn”, “xinh” hát thành “xưn”, “mình” hát thành “mìn”, “ S ạch ” hát thành “
Sặt”..
Các từ có dấu ngã trẻ thường hát bằng các từ có dấu sắc nh ư: Ngựa gỗ hát
thành ngựa gố, “cũng” hát thành “cúng”, “giữa” hát thành “giứa”...
Ví dụ1: Bài “ Nhong nhong nhong ” của tác giả Lý Thu Hiền. Câu hát “ Ng ựa
gỗ xinh cùng em phi nhanh” , trẻ hát thành “ Ngựa gố xinh cùng em phi

nhanh ”
Ví dụ2: Bài “ Chiếc khăn tay” của Văn Tấn có câu “ Lau bàn tay em gi ữ s ạch
hàng ngày” câu này trẻ hát thành “ Lau bàn tay em giữ sặt hàng ngày ”
Cô chú ý lắng nghe và chú ý sửa sai cho trẻ phát âm chính xác. Rèn tr ẻ hát
thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu bài hát. Qua nhiều hình th ức thi đua
như cả lớp hát; Tổ; Nhóm; Cá nhân hát... Cô chú ý lắng nghe sửa sai cho trẻ.
Nếu trẻ hát sai ở câu nào cô sửa sai cho vào đúng câu hát đó. Nếu nh ư có t ừ
khó cô đọc lời ca rồi cho trẻ đọc lại lời ca đó rồi cho trẻ hát.
Thông thường khi tôi tiến hành sửa sai cho trẻ m ột cách máy móc mà
chưa nghĩ đến kỹ năng cho trẻ. Vì vậy tôi sửa sai cho trẻ khi trẻ nắm đ ược
khái quát toàn bài, tôi chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ hát sai v ề m ột s ố l ỗi
sau:
Sai về tiết tấu giai điệu.
Sai về âm điệu luyến láy.
Sai về lời ca, ngôn ngữ.
Sai về âm thanh.
Sai về phong cách thể hiện.
Trong khi dạy trẻ hát, tôi luôn chú ý lắng nghe trẻ hát đ ể phát hiện ra ch ỗ
hát sai kịp thời sửa chữa, uốn nắn lại cho trẻ. Tôi vận dụng nhiều hình
thức sửa sai cụ thể:


Nếu trẻ hát sai lời ca của bài hát, tôi sửa bằng cách đọc m ẫu l ại l ời ca đ ể
trẻ đọc theo, sau đó cho trẻ hát lại câu hát đó một vài lượt để trẻ kh ắc sâu
lời ca cô vừa sửa.
Ví dụ 1: Sửa sai về lời ca:
Tôi dạy trẻ bài hát: “Cô và mẹ” qua tiết dạy tôi thấy trẻ thường hát sai về
lời ca của câu hát “Cô là mẹ và các cháu là con” .
Câu hát này các cháu thường hay hát thành "Cô và mẹ và các cháu là
con" cho nên tôi đọc chậm câu hát đó và cho trẻ hát l ại câu hát đó và cho

trẻ hát lại nhiều lần. Để tránh cho trẻ sự nhàm chán, tôi cho thi đua hát
giữa các nhóm, các tổ xem nhóm nào, tổ nào hát đúng nh ất, hay nh ất, có
như thế mới kích thích được trẻ tích cực rèn luy ện và gây h ứng thú cho trẻ
trong học tập.
Ví dụ 2: Sửa sai về phong cách thể hiện:
Với bài " Chim mẹ chim con" của nhạc sĩ “ Đặng nh ất Mai”. Đây là m ột bài
hát hay, có giai điệu nhẹ nhàng, trẻ cảm nhận được tình cảm thân th ương
của mỡnh đối với cô giáo, qua đó giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát để trẻ cảm nhận được giai
điệu êm dịu, tình cảm thân thương giữa cô và trẻ. Từ đó giúp trẻ th ể hiện
được phong cách khi biểu diễn phải thể hiện tình cảm trìu m ến vì đó là
tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình...Vì vậy cô hát và th ể hi ện nét
mặt âu yếm, dịu dàng qua bài hát cho trẻ bắt ch ước, qua đó tr ẻ có đ ược
phong cách thể hiện bài hát cho mình.
Ví dụ 3: Sửa sai về âm điệu luyến láy.
Với bài hát: “ Con Gà trống ” khi hát đến câu “ Gà tr ống gáy, ò...ó...o...”
Tôi thấy có một số cháu hát thành “ Gà trống gáy, ò...o...”, ho ặc có cháu l ại
hát thành “ Gà trống gáy, o...o...”. Trẻ ngân giọng chưa dài, ch ưa đúng giai
điệu luyến láy.Tôi chú ý sửa sai ngay khi phát hiện trẻ nào hát sai, bên
cạnh đó tôi luôn để ý rèn các cháu yếu trong tất c ả m ọi ho ạt đ ộng trong
ngày.
Kết quả sau khi áp dụng biện pháp sửa sai trẻ lớp tôi đã có nh ững chuy ển
biến rõ nét, các lỗi sai được giảm đi đáng kể, trẻ tự tin h ơn, h ứng thú h ọc
hát hơn. Các cháu hát đúng nhạc, đúng l ời hát đạt 89,9 %. Còn m ột s ố cháu
yếu rèn thêm trong các hoạt động.
2.3.4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua trò chơi âm nh ạc.
Trò chơi âm nhạc được coi là phương pháp sáng tạo và tích c ực. M ục
đích Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua trò chơi âm nhạc giúp cho trẻ được
thỏa mãn nhu cầu học mà chơi, thông qua chơi mà trẻ h ọc.



Tham gia trò chơi âm nhạc, trẻ được động viên, được tự do th ể hi ện bản
thân, những cảm xúc, suy nghĩ và sáng tạo...Các trò chơi có nội dung, có
luật, giúp trẻ thực hiện một cách dễ dàng các bài tập luy ện kỹ năng hát,
múa, cảm thụ , luyện tai nghe âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm, n ắm nh ững khái
niệm âm nhạc sơ giản về các phương tiện diễn tả âm nhạc...trong nh ững
hình thức hấp dẫn, sinh động.
Các trò chơi âm nhạc trong trường mầm non rất phong phú và đa d ạng,
được sử dụng rộng rãi, là nội dung kết hợp để chuyển tải nh ững n ội dung
trọng tâm, ôn luyện, củng cố các kỹ năng đã học.
Có thể chia trò chơi âm nhạc thành một số loại sau:
Trò chơi với hát
Trò chơi với múa và hát
Trò chơi với âm nhạc- kể chuyện
Trò chơi với nhạc cụ.
Nội dung, tính chất âm nhạc quyết định nội dung, tính ch ất trò ch ơi.
Ở lứa tuổi nhà trẻ 25-36 tháng A1 tôi phụ trách, ngoài việc lựa ch ọn các
bài hát cô cũng cần lựa chọn các bài hát dùng trong trò ch ơi sao cho th ật
ngắn gọn, đơn giản như
Một số trò chơi nhằm phát triển vận động:
Trò Chạy vòng quanh theo bài hát: “Em tập lái ô tô ”
Trò chơi bóng theo bài hát: “ Bóng tròn ”
Trò duyệt binh theo bài hát : Làm chú bộ đội.
Một số trò chơi nhằm phát triển tai nghe:
“ Ai hát đấy ”, “ Tai ai tinh ”, “ Ai làm giỏi ”
Một số trò chơi với dụng cụ âm nhạc: Cho trẻ lắc xắc xô, thổi kèn, còi,
sáo...để tạo ra các âm thanh khác nhau.
Ví dụ 1: Trò chơi với hát:
* Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Hát to- hát nhỏ.
Cách chơi: Hai tay cô giơ thẳng về phía trước, lòng bàn tay h ướng vào

nhau.các con chú ý khi cô dang tay rộng ra chúng mình hát to, khi cô đ ưa
tay hẹp lại thì chúng mình hát nhỏ.


Trò chơi này nhằm tạo cho trẻ khả năng tư duy kết h ợp tri giác b ằng th ị
giác ( nhìn theo kí hiệu của tay cô ) và điều khi ển gi ọng hát cho phù h ợp
với kí hiệu đó.
* Trò chơi : Tai ai tinh.
Cách chơi : Cô mời 1 trẻ lên đội mũ chóp kín mắt. Sau đó cho trẻ khác hát
một bài( Hoặc một câu hát nào đó ) Cô bỏ mũ trên đầu tr ẻ ra và h ỏi tr ẻ
bạn nào vừa hát ...
Ví dụ 2: Trò chơi với nhạc cụ:
Tôi chuẩn bị một số nhạc cụ: xắc xô, phách, mõ, trống...cho vào trong m ột
hộp giấy to.Tôi dùng những dụng cụ này tạo ra âm thanh vọng ra r ừ trong
hộp mà trẻ không được nhìn thấy dụng cụ tôi vừa sử dụng. Sau đó tôi cho
trẻ đoán xem tôi vừa dùng nhạc cụ gì để phát ra âm thanh.
Kết quả : 100% trẻ hứng thú chơi và tiếp thu bài nhanh. Qua các trò ch ơi
âm nhạc trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, thực sự thoải mái khi được ch ơi
mà học, học mà chơi.
2.3.5. Biện pháp 5: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua các gi ờ ho ạt đ ộng
khác:
Mục đích của biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ qua các gi ờ ho ạt đ ộng
giúp trẻ được luyện kỹ năng ca hát thông qua tất cả các giờ hoạt động
trong ngày.
* Giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đ ến tr ường, vì các
cháu chưa tự giác.Tôi cho trẻ nghe những bài hát phù h ợp v ới trẻ, phù h ợp
với chủ đề. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình c ảm âu y ếm mà
bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác đ ộng r ất
lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở

hầu hết các lớp trong trường, nhưng một số giáo viên ch ưa bi ết ch ọn
những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, áp d ụng vào l ớp mình
một số bài hát phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ rất lôi cuốn trẻ nh ư: Bài “Cháu
đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài “Trường chúng cháu là tr ường
Mầm non”của Phạm Tuyên.
Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, t ự tin qua
bài “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung, bởi vì bài hát có nh ịp điệu
vui tươi, hồn nhiên, có một lời hứa hẹn ngây th ơ của bé "Con đi h ọc nhé,
chiều con lại về " qua đó lại có sự nhắc nhở bé phải chào bố mẹ tr ước khi
đi học...


Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được nh ư ở trên. Ngoài tác
động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong ch ương trình
trẻ phải học hát. Tôi cho trẻ nghe băng đĩa bài hát có n ội dung g ần gũi v ới
trẻ, động viên trẻ hát theo. Uốn nắn khi trẻ hát sai một cách nhẹ nhàng,
linh hoạt mà lại không gây sự gò bó, khó chịu cho trẻ.
Động viên khen ngợi trẻ kịp thời để trẻ có sự tự tin, phấn trấn.
* Giờ thể dục buổi sáng:
Giờ thể dục sáng trẻ được hít thở không khí trong lành, được tập
các bài thể dục qua băng đĩa cùng với tất cả các bạn h ọc sinh trong tr ường.
Tôi thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú khi được cô dẫn ra sân tập th ể d ục
buổi sáng. Tôi cho các cháu vừa đi vừa hát theo cô. Qua đó tr ẻ v ừa đ ược rèn
kỹ năng ca hát vừa phát triển thể lực khoẻ mạnh.
* Giờ hoạt động chung:
Tôi tích hợp bộ môn âm nhạc vào tất cả các lĩnh vực khác: Phát tri ển
ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển nh ận th ức v ới các tiết d ạy sao
cho phù hợp giữa nội dung chính và nội dung tích h ợp. Thông th ường v ới
các tiết học khác, tôi thường tích hợp âm nhạc qua phần tạo h ứng thú,
điều này làm tăng sự hứng thú tập trung vào bài vừa rèn trẻ kỹ năng ca

hát.
Ví dụ 1: dạy trẻ đọc thơ: “Yêu mẹ” Tôi cho trẻ hát bài: “ Mẹ yêu không
nào” nhạc và lời : Lê Xuân Thọ, sau đó trò chuyện, dẫn trẻ vào bài.
Ví dụ 2: Dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh: Nh ận biết
phân biệt “ Con gà - Con vịt” tôi cho trẻ hát bài “Gà con s ợ n ước” c ủa Bùi
Anh Tôn... Tích hợp âm nhạc vào tiết dạy sẽ làm tăng s ự h ứng thú c ủa tr ẻ
với bài học, vừa rèn trẻ ca hát.
* Giờ hoạt động góc:
Theo chương trình giáo dục Mầm non hiện nay, hoạt động vui ch ơi là
hoạt động chủ đạo. Thông qua giờ hoạt động góc, trẻ đ ược vui ch ơi, đ ượ
biểu diễn nghệ thật…Tôi nhận thất trẻ hoạt động âm nhạc thông qua các
giờ hoạt động góc là biện pháp rất cần thiết. Nếu trong giờ hoạt động có
chủ đích trẻ chưa thuộc, tôi rèn thêm trẻ ở hoạt động góc, nhất là nh ững
cháu yếu, tôi có nhiều thời gian hơn để rèn từng cháu một.V ới nh ững cháu
có năng khiếu về âm nhạc, tôi khuyến khích trẻ hát biểu diễn, thông qua
đó bồi dưỡng về năng khiếu âm nhạc cho các cháu. Ph ương pháp này
nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ th ể
hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có th ể cảm
nhận và tự vận động theo ý thích của mình. Tôi hướng dẫn trẻ, khuy ến
khích trẻ ca hát dưới nhiều hình thức:


- Tôi đọc lời bài hát một cách diễn cảm và chậm rãi.
- Khi thuộc bài hát, ở các nhóm nhỏ tôi cho cả lớp đọc l ời bài hát
- Cô hát chậm để cho trẻ hát theo.
- Cô hát trẻ hát theo cho đến khi tự hát được.
- Ở trẻ nhà trẻ, trẻ chỉ có thể hát theo cô những âm cuối cùng của câu hát
nên cô hát là chính. Do vậy cô mời từng trẻ hát cùng cô hoặc hát nối vào
âm cuối của câu hát.
- Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (cô v ỗ tay ch ậm, nh ịp

nhàng để trẻ vỗ theo)
- Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc bật băng casset, cô và trẻ cùng nhún nh ảy ho ặc
lắc lư theo bài hát.
Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở Hoạt động góc chủ y ếu giúp tr ẻ bi ết
hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của c ơ th ể trẻ sao cho
phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận
động giống như cô.
Cô cho trẻ tự lấy dụng cụ âm nhạc trống, kèn, mũ múa đ ể cho tr ẻ phân
biệt được các loại dụng cụ và nhận biết được âm thanh của dụng cụ đó và
trẻ vân động và hát với dụng cụ tự chọn cho trẻ vận đ ộng hát bài hát cô
chú ý sửa sai cho trẻ.
* Giờ hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời là lúc trẻ được vui ch ơi, quan sát có ch ủ đích, đ ược
vận động, hít thở không khí trong lành…Tôi rèn trẻ kỹ năng ca hát trong
giờ hoạt động ngoài trời là việc làm cần thiết đối v ới l ớp tôi. Thông qua
các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, tôi cho trẻ vừa ch ơi v ừa k ết h ợp
với lời hát, hoặc sử dụng những bài hát làm nhạc nền cho trò chơi, qua đó
trẻ phát triển tai nghe âm nhạc và mạnh dạn tự tin h ơn.
Tùy vào từng chủ đề, tôi cho trẻ hát khi trẻ ra sân chơi kết hợp hát v ới
những bài hát phù hợp.
Ví dụ : Tôi cho trẻ xếp hàng ra sân chơi vừa đi vừa hát cùng cô các bài hát
như : Ra chơi vườn hoa, Lý cây xanh…( Chủ đề thực vật ) Trời nắng tr ời
mưa… (Chủ đề Động vật, nước và các hiện tượng thời tiêt) Đoàn tàu nh ỏ
xíu, Lái ô tô… ( Chủ đề giao thông )
Tôi cho trẻ hát kết hợp với các trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ ( Trẻ hát bài : Kéo
cưa lừa xẻ ) Nu na nu nống ( Hát bài Nu na nu nống ) …
Kết quả đạt được là trẻ hứng thú với hoạt động h ơn so v ới tr ước đây tôi
chưa tích hợp âm nhạc vào hoạt động.



*Hoạt động vệ sinh :
Khi chuẩn bị đến giờ vệ sinh, tôi cho trẻ hát những bài hát: Đôi bàn tay,
Tập rửa mặt, Rửa mặt như mèo, Đôi dép…qua đó giúp tôi chuyển b ước
linh hoạt, trẻ hứng thú vào hoạt động. Cũng thông qua đó tôi v ừa giáo d ục
các cháu về vệ sinh, vừa rèn kỹ năng ca hát cho các cháu.
* Hoạt động ăn:
Cũng giống như giờ vệ sinh cho trẻ, tôi cho trẻ hát bài: Mời bạn ăn.,. ho ặc
cho trẻ nghe những bài hát phù hợp với hoạt động này qua băng đĩa. Vi ệc
làm này sẽ tạo không khí thoải mái, vui t ươi giúp trẻ ăn ngon mi ệng h ơn,
qua đó trẻ vừa được giáo dục về dinh dưỡng vừa được phát triển tai nghe
âm nhạc.
* Hoạt động ngủ :
Tôi hát cho trẻ nghe bài: Chim mẹ - chim con, Đi ngủ, Ru con … Hoặc cho
trẻ nghe những bản nhạc du dương…cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
* Hoạt động chiều:
Cũng giống như giờ hoạt động góc, ở hoạt động chiều trẻ được vui ch ơi,
được biểu diễn nghệ thật…Tôi có nhiều thời gian để rèn trẻ kỹ năng ca
hát.Nếu trong giờ hoạt động có chủ đích trẻ chưa thuộc, tôi rèn thêm trẻ ở
hoạt động chiều, nhất là những cháu yếu, tôi có nhiều th ời gian h ơn đ ể
rèn từng cháu một.Thông qua hoạt động chiều tôi bồi d ưỡng về năng
khiếu âm nhạc cho các cháu. Tôi hướng dẫn trẻ, khuy ến khích tr ẻ ca hát
dưới nhiều hình thức:
Tôi cho trẻ hát, hát vận động, chơi các trò chơi âm nhạc nh ằm giúp tr ẻ
tỉnh táo sau giấc ngủ trưa.
Tổ chức liên hoan văn nghệ mừng ngày sinh nhật của bạn.
Tổ chức biểu diễn văn nghệ vào chiều thứ 6.
Tổ chức liên hoan văn nghệ vào cuối chủ đề .
Tổ chức cho trẻ được biểu diễn qua các ngày hội ngày lễ 20/11, ngày 8/3...
Ví dụ1: Tổ chức liên hoan văn nghệ mừng ngày sinh nhật của bạn
tôi cho trẻ hát bài Mừng sinh nhật, Sinh nhật hồng...Qua đó giáo d ục trẻ v ề

tình cảm của trẻ với các bạn trong lớp, với mọi người xung quanh.
Tổ chức biểu diễn văn nghệ vào chiều thứ 6: Hát các bài: Hoa bé ngoan,
Các bài hát, múa phù hợp


Tổ chức cho trẻ được biểu diễn qua các ngày hội ngày lễ 20/11, ngày 8/3...
Cô và trẻ hát những bài hát phù hợp với n ội dung ngày h ội, ngày l ễ: Cô và
mẹ, Cô giáo, Bông hoa mừng cô, Hoa bé ngoan...
Ví dụ 2: Tổ chức liên hoan văn nghệ vào cuối chủ đề: Cô và trẻ hát các
bài hát đã học trong chủ đề, qua đó rèn kỹ năng ca hát cho các cháu. Các
cháu được hát được múa, được biểu diễn. Nh ững cháu khá đ ược bồi
dưỡng năng khiếu âm nhạc, những cháu yếu được ngồi xem các bạn mình
múa hát từ đó thúc đẩy ở trẻ mong muốn được hát, được biểu diễn, thông
qua đó trẻ yêu thích âm nhạc hơn, cũng nh ờ đó mà tôi rèn kỹ năng ca hát
được tốt hơn.
Kết quả đáng ghi nhận của biện pháp này là trẻ đã có kỹ năng ca hát, kỹ
năng biểu diễn tự tin, trẻ mong muốn được biểu diễn văn nghệ, mong
sớm đến ngày sinh nhật của mình, của bạn để cùng vui văn nghệ.
* Ngoài ra cô còn rèn kỹ năng ca hát cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, tích hợp
qua các môn học khác, qua tổ chức cho trẻ đi dạo, đi thăm... cô cùng trẻ hát
những bài hát phù hợp với từng tiết dạy hay cuộc đi thăm, đi ch ơi.
2.3.6. Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh :
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là vi ệc làm rất c ần thi ết
mà các giáo viên cần thực hiện tốt để tạo sự th ống nhất trong vi ệc chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua các gi ờ đón, tr ả trẻ đ ể
phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của âm nhạc đối với s ự phát tri ển toàn
diện của trẻ. Tư vấn cho phụ huynh những bài hát có trong ch ương trình
để cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, vận động phụ huynh rèn thêm trẻ khi tr ẻ
ở nhà như cùng trẻ thể hiện bài hát, động viên trẻ hát. T ừ đó làm phong

phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ giúp trẻ t ự nhiên th ể hi ện ca
khúc.
Đặc biệt, tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, có
nội dung phù hợp với lứa tuổi và những bài hát ngoài ch ương trình đ ể dạy
trẻ. Tôi cũng thường xuyên ghi hình các cháu đang vui tươi, th ể hiện nh ững
bài hát và ghi những bài hát đó vào đĩa. Mỗi ngày, vào giờ đón tr ẻ cô giáo
mở đĩa cho phụ huynh xem, đây là điều mà các cháu r ất h ứng thú , t ự hào
khi được xem chính mình biểu diễn. Qua đó các bậc ph ụ huynh cũng r ất
bất ngờ khi thấy con em mình được rèn kỹ năng ca hát ngay từ khi còn
nhỏ.
Ngoài ra tôi còn xây dựng góc tuyên truy ền, nội dung tuyên truy ền nh ằm
vận động phụ huynh cùng xây dựng Góc âm nh ạc, tạo không gian ho ạt
động phù hợp với rất nhiều loại dụng cụ âm nhạc khác nhau …


2.4. Kết quả thực hiện:
Trẻ hát tự nhiên, rõ lời.
Trẻ hát đúng nhạc, đúng giai điệu của các bài hát hơn.
Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên nhí
nhảnh hơn.
Về nhà trẻ mạnh dạn hát cho gia đình nghe nhiều hơn ( Qua trao đ ổi của
một số phụ huynh )
Sau 9 tháng áp dụng các biện pháp rèn trẻ kỹ năng ca hát tại nhóm trẻ 2436 tháng A1 trường mầm non Hoa Sen - huyện Lập Th ạch - tỉnh Vĩnh Phúc
ta thấy:
Trẻ đã có những chuyển biến rõ nét, điều này dễ dàng nh ận th ấy thông
qua các giờ học trên lớp, cũng như thông qua trao đ ổi của m ột số ph ụ
huynh. Những kết quả trên được phụ huynh ghi nhận , tạo đ ược niềm tin
yêu giữa phụ huynh đối với giáo viên.
Thông qua hoạt động âm nhạc giúp cho các bé phát tri ển toàn di ện nhân
cách như phát triển kỹ năng thể chất, nuôi dưỡng kỹ năng xã hội, c ải thi ện

tính kỷ luật và kiên nhẫn, thúc đẩy sự mạnh dạn tự tin cho tr ẻ mầm non.
Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn vui liên hoan văn ngh ệ
của lớp, ngày lễ hội của trường các cháu thể hiện nhiều bài hát h ơn , hay
hơn, phong phú và đa dạng hơn cả về nội dung cũng nh ư giai điệu.
Giáo viên nâng cao nghệ thuật ca hát khi thể hiện tác phẩm âm nh ạc.
Sưu tầm qua tài liệu, báo chí, qua mạng Internet, tìm bài hát hay, phù
hợp với lứa tuổi , với chủ đề để đưa vào dạy trẻ.
Sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.
Tạo được hứng thú cho trẻ khi hoạt động ca hát.
Tuyên truyền, vận động phụ huynh phối kết hợp với nhà trường trong Rèn
kỹ năng ca hát cho trẻ.
Đa số phụ huynh đã kết hợp với giáo viên cùng th ực hiện t ốt v ề rèn kỹ
năng ca hát cho trẻ thường xuyên quan tâm đến tiết mục văn nghệ của
lớp ủng hộ băng đĩa âm nhạc đồ dùng d ụng c ụ âm nh ạc
Thay đổi nhận thức của các bậc cha mẹ trẻ, của cộng đồng, xã hội v ới bậc
học mầm non.
Thông qua việc thu hút trẻ chăm ngoan tới lớp, yêu quí cô giáo và các b ạn
tôi đã tạo niềm tin cho phụ huynh tin tưởng, yên tâm lao động, sản xu ất.


Cùng với giáo viên, phụ huynh chung tay đẩy mạnh công tác xã h ội hóa
giáo dục, nhà trường nhận được sự quan tâm không chỉ về vật chất mà
còn cả về tinh thần của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, doanh
nghiệp... Huy động sức mạnh tổng hợp cho sự phát tri ển của giáo d ục
mầm non.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận :
Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-ski đã tổng kết : “Tuổi thơ ấu không th ể thiếu
âm nhạc, cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện c ổ tích. Thiếu
những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo...”

Giáo dục Âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động ngh ệ thu ật có tác
dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp tr ẻ
có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm th ụ và th ể
hiện âm nhạc. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát tri ển tai
nghe và khả năng phát triển cảm xúc. Khi nghe nhạc, tr ẻ cảm nh ận đ ược
tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái c ảm xúc có
trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đ ến v ới nh ững hi ện
tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên t ưởng. Nh ịp
điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào h ứng phấn kh ởi.
Từng câu nhạc có giai điệu liền, bậc lên xuống liên tiếp theo ng ữ đi ệu nói
tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo
phù hợp...
Có thể nói rằng qua nghiên cứu, tìm tòi và trải nghiệm tại nhóm tr ẻ 24 36 tháng A1 trường mầm non Hoa Sen, biện pháp "Rèn kĩ năng ca hát"
trong giáo dục âm nhạc hàng ngày cho trẻ đã đem lại k ết qu ả.T ạo s ự
chuyển biến rõ rệt trên trẻ, tăng khả năng cảm thụ âm nhạc và nâng cao
kĩ nằng hát cho tất cả các bé trong lớp. T ừ những kết quả đáng m ừng trên
bản thân tôi phải luôn thấy rõ vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ.
Phải thường xuyên, liên tục bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của
mình nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục âm nh ạc cho trẻ.
Nghiên cứu tìm tài liệu, trải nghiệm nhằm nắm chắc khả năng cảm thụ
âm nhạc ở từng độ tuổi để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo d ục âm
nhạc phù hợp, linh hoạt theo từng chủ đề ở từng nhóm l ớp mình ph ụ
trách.
Kết hợp với giáo viên trong tổ chuyên môn, lựa chọn bài hát m ới, phù h ợp
với nội dung, phù hợp với chủ đề, phù h ợp v ới l ứa tu ổi c ủa tr ẻ. T ổ ch ức


tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại trường, theo t ừng th ời đi ểm
trong ngày một cách hợp lí có hiệu quả.

Kết hợp với giáo viên trong khối để tổ chức các hoạt đ ộng bi ểu diễn văn
nghệ cho trẻ đẻ trẻ có cơ hội giao lưu, giao tiếp và giúp trẻ làm quen dần
với các hoạt động âm nhạc tập thể.
Tổ chức tốt ngày hội ngày lễ kết hợp thi văn nghệ giữa các kh ối , l ớp, trong
đó có sự kết hợp biểu diễn của giáo viên, học sinh và phụ huynh cùng
tham gia…
Bộ môn âm nhạc rất quan trọng đối với trẻ ngay t ừ còn nh ỏ trẻ đã đ ược
nghe tiếng ru à ơi của mẹ của bà, cho nên âm nh ạc đã đi sâu vào tâm h ồn
trẻ, khi trẻ tới trường cô tiếp tục bồi dưỡng giáo dục trẻ ca hát ở m ọi
hoạt động trong ngày để trẻ nâng cao khả năng ca hát cho b ản thân, th ể
hện bài hát vui tươi chọn vẹn bài hát hát đúng nh ạc đúng l ời ca, đi ều đó
góp phần hình thành nhân cách phẩm chất cho trẻ.
3.2. Kiến nghị:
Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi tr ường bạn.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư về đồ dùng đồ chơi như băng
đĩa nhạc, đồ dùng dụng cụ âm nhạc ...cho các nhóm l ớp.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc rèn kĩ năng ca hát mà
tôi đã thực hiện trên trẻ nhà trẻ 24-36 tháng A1 trong trường Mầm non
Hoa Sen. Trong điều kiện và khả năng có hạn khi thực hiện chuyên đ ề, r ất
mong có được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, của các bạn đồng
nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đ ược hoàn
thiện hơn. Tôi mong sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ đ ược các đ ồng
nghiệp đón nhận và ứng dụng rộng rãi vào ngành học
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lập Thạch, ngày 22 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
Hà Thị Mai Hương


Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Ngêi viÕt


Nguyễn Thị Thế



×