Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.65 KB, 7 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
1
I/ĐẶT VẤN ĐỀ :
Sinh thời Bác Hồ chúng ta rất yêu thương và quan tâm đến các cháu thiếu
nhi,Bác nói: Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ,biết học hành là ngoan
Bác rất yêu thương các cháu,Với các cháu , Bác luôn giành cho các cháu
những tình cảm yêu thương , có cái kẹo , quả cam Bác cũng dành chia cho các
cháu .
Ngày nay thực hiện lời dạy của Bác, trẻ em từ không đến sáu tuổi đều
được nhà nước quan tâm rất chu đáo và đều được cắp sách đến trường.tuy nhiên
đâu đó vẫn còn một số trẻ chưa được đến trường,chưa được sự quan tâm của
cộng đồng,của xã hội.Vậy để cho mọi trẻ đều có một cuộc sống bình đẳng, đều
được quan tâm như nhau thì trách nhiệm người giáo viên mầm non chúng ta phải
làm gì?
Người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng là một bộ phận dân
cư trong xã hội,trong cuộc sống có thể bạn đã từng gặp người khuyết tật và đã
giúp đỡ họ.Nhưng cách giúp đỡ người khuyết tật có nhiều nhưngcách tốt nhất là
giúp họ được học tập và sống hoà nhập vào cộng đồng. Đó là xu thế chung của
thời đại.
Ở nước ta,không ít những trẻ em khuyết tật do ảnh hưởng chất độc màu da
cam trong những năm tháng chiến tranh,nhiều trẻ sinh ra không may mắc phải
những căn bệnh hiểm nghèo, làm cho trẻ có những cái gì đó khác trẻ bình
thường,trẻ bị khuyết tật.Khi trẻ bị khuyết tật sẽ rất khó khăn trong học tập và
trong những hoạt động xung quanh.Đặc biệt đối với những trẻ khiếm thính thì
trẻ sẽ khó nghe được những lời nói,những âm thanh ở xung quanh,ngôn ngữ của
trẻ cũng chậm phát triển,
Muốn cho trẻ được học cùng các bạn thì chúng ta phải làm gì, đây là vấn
đề mà ta phải quan tâm tìm hiểu

1.Tầm quan trọng của vấn đề:


Năm học 2008-2009 ,thực hiện chỉ thị của bộ GD&ĐT về thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực”,trong các
trường phổ thông tạo mối quan hệ yêu thương gần gũi gắn bó trong nhà
trường.Vì vậy việc giáo dục các cháu học hoà nhập cần phải được chú trọng
Giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ của toàn xã hội, đặc biệt là của ngành
giáo dục,nhằm giúp các cháu gần gũi với mọi người,cháu sẽ không cảm thấy
mình bị bỏ rơi,bị phân biệt đối xử,trẻ được học tập cùng các bạn đồng trang lứa
Đối với trẻ khiếm thính việc cho trẻ học hòa nhập lại là vấn đề rất có ý
nghĩa nó không những giúp các cháu phát triển về thính giác mà nó còn giúp cho
các cháu phát triển cả về mặt ngôn ngữ.
Sáng kiến kinh nghiệm
2
2.Thực trạng của vấn đề:
Năm học 2008-2009 lớp tôi đã đón nhận một cháu khiếm thính vào học tại
lớp, đó là cháu Huỳnh Bảo Hoà.Trông cháu khôi ngô như mọi trẻ bình thường,
nhưng cháu lại bị khuyết tật Vậy cháu Bảo Hoà có khiếm khuyết gì ?
Cháu Huỳnh Bảo Hoà là một học sinh khiếm thính ,cháu không xác định
được những âm thanh ở xung quanh,lời của mẹ ,của cô và của bạn bè cháu đều
không nghe được, hoặc chỉ nghe một cách mơ hồ

3.Lý do chọn đề tài:
Khi nhận cháu vào lớp tôi nhận thấy cháu thường thu mình ở một nơi hoặc
chơi một mình,ít nói , ít tiếp xúc với bạn bè.Làm thế nào để cháu nghe và hiểu
được lời nói,để cháu hòa nhập cùng học cùng chơi với bạn bè. Đó là nổi băn
khoăn , trăn trở , lo lắng của tôi khi sau thời gian tiếp xúc , chăm sóc cháu
Từ những lo lắng đó tôi đã suy nghĩ tìm tòi,học hỏi sưu tầm …những bài
học những trò chơi,những kinh nghiệm từ sách báo,từ tài liệu tham khảo,từ bạn
bè đồng nghiệp nhằm giúp Bảo Hoà học hòa nhập tốt cùng bạn bè.

4.Giới hạn nghiên cứu đề tài:

Đề tài này được nghiên cứu áp dụng cho những cháu khiếm thính học tại
trường MN Đại Hồng.

II/CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Từ vấn đề đặt ra cho phép tôi được đưa ra một số điểm mà tôi cần phải
nghiên cứu cho đề tài của mình là:
*Cần biết rõ những biểu hiện của trẻ khiếm thính để có kế hoạch giúp trẻ
học hòa nhập cùng các bạn
*Áp dụng những biện pháp nào cho có hiệu quả cao nhất trong việc giáo
dục cháu khiếm thính học hòa nhập.
III/CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Sau một thời gian gần gũi và chăm sóc cháu Bảo Hoà tôi thấy Bảo Hoà là
một đứa trẻ bị khiếm thính ,cháu không nghe được những âm thanh ở xung
quanh,phản ứng chậm chạp,ít nói,ít tiếp xúc với mọi người kể cả những người
thân.
IV/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
Để giúp Bảo Hoà học hòa nhập tốt cùng bạn bè,trước hết tôi tìm hiểu xem
Bảo Hoà có những biểu hiện gì
*Những biểu hiện của trẻ khiếm thính:
-Trẻ có vẻ không nghe được những gì người khác nói
-Trẻ chơi một mình,thích ngồi một mình nơi vắng người
-Trẻ ít nói, ít trò chuyện với mọi người xung quanh
Sáng kiến kinh nghiệm
3
-Nhiều lúc trẻ muốn nói một câu gì đó nhưng trẻ ấp úng phát âm
không rõ
-Ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển

Sau khi đã biết được những biểu hiện của Bảo Hoà thấy có những điều
khác thường với những trẻ khác.Tôi đã nhiều đêm trăn trở ,tìm đến bạn bè đồng

nghiệp tâm sự nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp để có thể dạy cho Bảo
Hoà học tốt.Cuối cùng tôi đã tìm ra những biện pháp để giúp Bảo Hoà học tốt
cùng các bạn . Các biện pháp đó như sau:
*Những biện pháp:
1-Tạo môi trường yên tĩnh để cháu có thể lắng nghe và trò chuyện.
Tạo môi trường yên tĩnh để cháu có thể lắng nghe và trò chuyện.
Ví dụ: Cô đưa cháu đến góc học tập,cho cháu chơi với các đồ chơi,cô cầm
chiếc xe lên hỏi : Xe gì đây con ? cháu nhìn chiếc xe và nói :xe đạp
Có thể cho cháu quan sát nhiều đồ chơi và tập phát âm những từ đơn giản.
Khi nói với cháu cô cần phải nói to ,nói chậm,câu nói ngắn gọn
2-Cô phải thật gần gũi với cháu và quan tâm đặc biệt đến cháu tạo cơ
hội để cháu giao lưu tiếp xúc với mọi người.
Ví dụ: Trong giờ ăn, cô đến bên cháu, động viên cháu ăn và hỏi cháu hôm
nay con ăn món gì,cháu sẽ nói được tên món ăn đó .
Trong giờ đón trẻ cô hỏi cháu hôm nay ai đưa con đi học, trên đường đi
con thấy gì dần dần cô gợi mở , hỏi cháu tạo cơ hội ,điều kiện cho cháu được
trò chuyện tiếp xúc và kích thích tính ham thích nói chuyện ở trẻ giúp trẻ tự tin
hơn khi giao tiếp với bạn , với cô
3-Khi dạy cần có nhiều đồ dùng đẹp,hấp dẫn và an toàn cho cháu
quan sát và trải nghiệm
Đồ dùng đẹp,hấp dẫn và an toàn cho cháu quan sát và trải nghiệm ,giúp
cháu hứng thú tập trung và là cơ hội để trẻ hoạt động giao tiếp với bạn bè
Ví dụ:Cháu đến góc nghệ thuật,cô cho cháu quan sát một số con vật,cho
cháu gọi tên và chơi với các con vật,sau đó cô hướng dẫn cháu nặn những con
vật đơn giản mà cháu thích hoặc tô màu những con vật biết bay để tặng bạn bè
Trong quá trình cháu thực hiện cô nên động viên,khen ngợi,khuyến khích cháu
kịp thời để cháu có hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè
4-Kết hợp cùng phụ huynh có kế hoạch chăm sóc giáo dục cháu ở tại
gia đình,tạo nhiều tình huống đẻ trẻ được nghe và tập nói
Ví dụ:Khi ngồi vào bàn ăn ở gia đình ba mẹ cho cháu đếm mấy cái

chén,gọi tên các món ăn…Hoặc con hãy lấy cho mẹ cái muỗng, cháu cầm
muỗng phụ huynh tập cháu gọi tên cái muỗng
Sáng kiến kinh nghiệm
4
Mỗi khi trả trẻ Cô viết bài thơ về nhà cho phụ huynh đọc cho cháu
nghe,sau đó tập cho cháu đọc.Bài thơ tập cháu đọc phải ngắn và dễ đọc,Tập cháu
phát âm những chữ đơn giản
V/KẾT QUẢ
Sau một thời gian gần gũi và chăm sóc cháu tôi thấy cháu có nhiều tiến bộ
rõ rệt
-Cháu từ chỗ ngồi thụ động , ít nói , không tiếp xúc với bạn bè nay cháu
biết vui chơi cùng bạn,thích được hoạt động cùng các bạn
-Cháu đọc được những bài thơ ngắn,hát được những bài đồng dao,những
bài hát
-Cháu thích kể cho cô nghe những chuyện cháu phát hiện được , hay hỏi
cô về những gì cháu thắc mắc
VI/BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
* Từ kết quả trên tôi đã rút ra “bài học kinh nghiệm” cho bản thân mình
như sau:
-Tạo môi trường yên tỉnh cho trẻ lắng nghe và trò chuyện
-Dạy trẻ khiếm thính cần phải kiên trì,thật sự yêu trẻ như con của mình
-Cần có nhiều đồ dùng đẹp,hấp dẫn,an toàn cho trẻ quan sát trãi nghiệm
-Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi,động viên khen thưởng trẻ tại chỗ
-Phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện chăm sóc trẻ
VI/KẾT LUẬN
Sau một thời gian chăm sóc và dạy Bảo Hoà học hòa nhập tôi nhận ra
rằng:Nếu trẻ khiếm thính nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung được can thiệp
sớm,các cháu sẽ có cơ hội phát triển về mọi mặt ,phản ứng nhanh với môi trường
cháu hoạt động.Được can thiệp sớm ,cháu sẽ có một tương lai tốt đẹp sau này.Vì
vậy tôi mong các chị em trong trường chúng ta hãy đón nhận và chăm sóc giáo

dục các cháu khuyết tật như những đứa con yêu của mình,gần gũi yêu thương
các cháu giúp cháu có điều kiện được học tập cùng bạn bè,để cháu có một tương
lai tươi đẹp hơn
.
*Trên đây là những kinh nghiệm nhằm giúp trẻ khiếm thính học hòa nhập
mà tôi đã rút ra được trong năm học qua,trong bài viết không tránh khỏi những
thiếu sót rất mong sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo để bài viết ngày càng
hoàn thiện hơn.
Đại Hồng , ngày 08 tháng 02 năm 2010
Người viết
Sáng kiến kinh nghiệm
5
Trương Thị Mận
-4-

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ
II(2004-2007) Quyển II
Bài 18:Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật lứa tuối MN.
Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Thị Quyên
Nhà xuất bản Hà Nội Xuất bản tháng 4 năm 2005
Sáng kiến kinh nghiệm
6
MỤC LỤC
STT TIÊU ĐỀ TRANG
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
1
1
2
2
2
3
4
4
5
6

Sáng kiến kinh nghiệm
7
-6-



×