Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

SKKN xây dựng, tuyển chọn và phân loại hệ thống bài tập amin, hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.3 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt, kí hiệu
1.
Lời giới thiệu
2.
Tên sáng kiến
3.
Tác giả sáng kiến
4.
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
6
Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu
7.
Mô tả nội dung sáng kiến
7.1 Lí luận về việc sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ
thông
7.2. Vị trí phần amin trong chương trình Hóa học 12
7.3 Nội dung kiến thức của phần amin
7.4 Hệ thống bài tập Amin
7.5 Khả năng áp dụng sáng kiến
8
Những thông tin cần bảo mật
9
Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
10
Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả


10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
11
Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
Tài liệu tham khảo

1

1
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
5
9
37
37
37
37
37
38
39
40



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
BTHH

Bài tập hóa học

CTPT

Công thức phân tử

Đp

Đồng phân

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

PTPƯ

Phương trình phản ứng

THPT

Trung học phổ thông


A

Phương án trả lời đúng

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LỜI GIỚI THIỆU
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục và đào tạo
là một trong những trọng tâm của sự phát triển. Trong đó con người, là yếu tố quyết
định sự phát triển của đất nước. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định : “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao
dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát
triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam’’.
Đối với môn Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, nếu
HS được học tập kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành thì HS sẽ nhanh chóng
hiểu bài hơn, học sâu hơn và giờ học sẽ hấp dẫn sinh động hơn. Trong quá trình nghiên
cứu và tìm hiểu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học và thức tiễn dạy học tôi nhận
thấy bài tập hóa học có ý nghĩa rất quan trọng. Việc sử dụng bài tập hợp lý trong dạy
học sẽ góp phần rèn luyện tư duy, năng cao năng lực nhận thức , phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Trong quá trình dạy học và ôn thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy việc giải các
bài tập về amin học sinh còn gặp khó khăn. Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa đề
cập còn ít, bài tập trong các sách tham khảo và một số trang Web thiếu tính hệ thống
và chưa phân loại một cách cụ thể, dạng bài chưa thật sát với chương trình ôn thi
THPT Quốc gia về amin.
Để giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình dạy học hướng đến việc dạy
học phù hợp với đối tượng, đồng thời giúp học sinh có thêm tài liệu tự học có hiệu quả
tôi đã lựa chọn đề tài:

“ Xây dựng, tuyển chọn và phân loại hệ thống bài tập Amin, Hóa học 12’’
2. TÊN SÁNG KIẾN:
“ Xây dựng, tuyển chọn và phân loại hệ thống bài tập Amin, Hóa học 12’’
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thị Giang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0979092665 gmail:
4. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN
Họ và tên: Nguyễn Tuấn Anh
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thị Giang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0979092665 gmail:
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Dạy và học nội dung amin, ôn thi THPT quốc gia, bồi dưỡng HS giỏi
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ

3


Ngày 25/ 11/ 2017

PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
a. Đặc trưng của việc dạy học thông qua bài tập hóa học
- BTHH thể hiện được những đặc trưng kiến thức của bộ môn.
- Các hình thức dạy học đều có thể sử dụng bài tập hóa học làm phương tiện.
- BTHH thể hiện được sự đa dạng về các hình thức học tập.
- Dạy học thông qua BTHH giúp người dạy và người học diễn đạt được tất cả những
phương pháp tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa…

- Bài tập vừa là mục đích vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học hiệu quả,
bài tập cung cấp cho học sinh kiến thức, con đường giành kiến thức.
- BTHH giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm, định luật đã học, rèn luyện ngôn ngữ
hóa học cho học sinh, là phương tiện để củng cố, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức tốt nhất,
qua việc giải bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện những đức tính tốt của bản thân như
tính kiên nhẫn, chính xác, khoa học, linh hoạt, sáng tạo…
b. Sử dụng bài tập hóa học để tích cực hóa người học
- Khi sử dụng BTHH, người học phải vận dụng tất cả các kĩ năng để giải quyết qua
đó góp phần nâng cao năng lực nhận thức, năng lực tư duy.
- Với hình thức sử dụng khi học tập ở nhà giúp học sinh nâng cao tính chủ động, khả
năng tự học…đó là cơ sở để tích cực hóa người học.
- Bảo đảm nguyên tắc “Học đi đôi với hành” qua đó người học có thói quen vận dụng
kiến thức vào đời sống từ đó có thái độ yêu thích môn học đó cũng là một nguyên
nhân làm người học tích cực.
- Thông thường BTHH được sử dụng dưới dạng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh,
qua đó rèn cho học sinh tính tự giác.
- Sử dụng BTHH thường không bị lệ thuộc vào một khoảng thời gian học tập hoặc
một không gian học tập nào đó nên giúp cho học sinh linh động hơn trong học tập.
c. Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học
- Hệ thống BTHH với sự đa dạng của các dạng bài tập sẽ giúp học sinh nắm vững
kiến thức, kỹ năng một cách đầy đủ.
- Dưới cùng một nội dung kiến thức, BTHH có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau,
lời giải của bài tập theo nhiều hướng, với những học sinh có năng lực tư duy thì BTHH là
tài liệu quan trọng để đo được năng lực tư duy, với một bài tập nhưng có nhiều cách giải

4


khác nhau sẽ đánh giá được năng lực tư duy của HS, từ đó phát hiện và bồi dưỡng được
HS trở thành HSG.

7.2. VỊ TRÍ PHẦN AMIN- TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 12
Chương Amin – Aminoaxit- Protein là một chương có nội dung kiến thức tương
đối khó và nhiều nội dung rất gần gũi với đời sống.Trong chương thi THPT Quốc gia
số lượng câu hỏi thuộc nội dung kiến thức của chương là khá nhiều, đặc biệt có nhiều
câu hỏi khó thuộc phần peptit. Trong các nội dung kiến thức đó, phần Amin là kiến
thức mới làm nhiệm vụ kết nối phần Axit cacboxylic với phần Amino axit và Protein.
Khi học tốt kiến thức nội dung Amin sẽ giúp học sinh giúp các em học sinh mở
rộng kiến thức, thúc đẩy khả năng tư duy, tạo điều kiện để giúp các em có thể tự học
các nội dung khác của chương Amin- Aminoaxit- Protein.
7.3. NỘI DUNG KIẾN THỨC PHẦN AMIN
Nội dung 1. Khái niệm , phân loại , đồng phân và danh pháp
a. Khái niệm
Ví dụ:
CH3- NH2

CH3- NH- C2H5

(CH3)3N

C6H5NH2

KN: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH 3 bằng một hay
nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.
b. Phân loại
- Theo đặc điểm cấu tạo gốc hiđrocacbon.
Trong chương trình phổ thông, chủ yếu chỉ xét dãy đồng đẳng của amin no, đơn chức,
mạch hở
+ Amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N hay CnH2n+1NH2 (n  1) hoặc R-NH2.
+ Amin no, đa chức: CnH2n+2+mNm (n  1, m≥2).
+Amin thơm xét trong dãy đồng đẳng của anilin: CnH2n−7NH2 (n  6).

- Theo bậc của amin (Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử
amoniac bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon)
- Amin bậc một: CH3-NH2; C2H5-NH2, C6H5-NH2.
- Amin bậc hai : CH3NHCH3; CH3NHCH2CH3, CH3NHC6H5.
- Amin bậc ba: (CH3)3N
c. Danh pháp
- Tên gốc chức
Tên amin = Tên các gốc hiđrocacbon liên kết với nguyên tử N + amin
( Nếu nhiều gốc giống nhau thì gộp các gốc lại với nhau và đi kèm tiền tố 2- đi, 3- tri.
Nếu các gốc khác nhau thì đọc theo thứ tự chữ cái a,b,c...)
VD:

CH3NH2 metylamin

C6H5NH2 phenylamin

CH3NHCH2CH3 etylmetylamin

CH3NHCH3 đimetylamin

5


- Tên thay thế
*Tên amin bậc một = Tên hiđrocacbon tương ứng + số chỉ vị trí+ amin.
Ví dụ:
CH3NH2 metanamin
CH3CH(CH3)NH2 propan-2- amin
*Tên amin bậc hai = N+ tên của nhóm thế+ tên hiđrocacbon tương ứng mạch chính+
số chỉ vị trí + amin

Ví dụ:
CH3NHCH3

N- metylmetanamin
CH3NHCH2CH2CH3

N- metylpropan-1-amin

*Tên amin bậc ba= N,N+ tên của các nhóm thế + tên hiđrocacbon tương ứng mạch
chính+ số chỉ vị trí+ amin
Ví dụ:
(CH3)3N

N,N- đimetylmetanamin
(CH3)2N-C2H5

N,N- đimetyletanamin

-Tên thường: chỉ áp dụng với một số amin
Ví dụ: C6H5NH2 anilin.
d. Đồng phân
Amin có các loại đồng phân: Đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nhóm chức,
đồng phân bậc amin
Nội dung 2. Tính chất vật lí
- Amin có liên kết H nên tan trong nước, có nhiệt độ sôi cao nhưng kém hơn so
với ancol do liên kết H trong amin yếu hơn trong liên kết H trong ancol.
-Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí có mùi khai khó chịu,
độc, dễ tan trong nước, các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.
- Anilin là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 184 oC, không màu, rất độc, ít tan trong
nước lạnh, tan nhiều trong nước và ancol.

Nội dung 3. Cấu tạo phân tử
- Tuỳ thuộc vào số liên kết và nguyên tử N tạo ra với nguyên tử cacbon mà ta có amin
bậc I, bậc II, bậc III.
R-NH2

R NH R1

Baä
cI

Baä
c II

R N R1
R2
Baä
c III

- Phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự trong phân tử NH 3 nên các amin có tính
bazơ. Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.
6


Nội dung 4. Tính chất hóa học của amin.
a. Tính bazơ
+ Tác dụng với nước:
Dung dịch các amin mạch hở trong nước làm quỳ tím hoá xanh, phenolphtalein hoá
hồng.

CH3NH2 + H

2O

[CH3NH3]+ +OH-

Anilin và các amin thơm phản ứng rất kém với nước.
+ Tác dụng với axit
Do phân tử amin có nguyên tử N còn đôi electron chưa liên kết (tương tự trong phân tử
NH3) có khả năng nhận proton (H+) nên amin có tính bazơ.
CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl
Metylamin

(1)

metylamoni clorua

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
anilin
Vẩn đục, không tan

phenylamoni clorua
tan

Chú ý:
+ Phản ứng (1) tạo ra khói trắng và hiện tượng “thăng hoa hóa học” tương tự NH 3.
+ Các muối amoni hữu cơ tạo bởi các amin dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm,
tương tự NH3:
CH3NH3Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
+ Ảnh hưởng của nhóm thế đến lực bazơ: nhóm đẩy e làm tăng mật độ e ở nguyên tử
N làm tăng lực bazơ, nhóm hút e làm giảm mật độ e ở nguyên tử N làm giảm lực bazơ.

CnH2n+1-NH2 > H-NH2 > C6H5-NH2.
+ Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,…có khả năng làm xanh
giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có tính bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh
hưởng của nhóm ankyl.
+ Anilin và các amin thơm có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh
giấy quỳ tím, cũng không làm hồng phenolphtalein vì tính bazơ của nó rất yếu và yếu
hơn amoniac.
- Phản ứng của amin tan trong nước với dung dịch muối
3CH3NH2 + FeCl3

+3H2O →

Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl

b. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin.

7


:NH2
+ 3Br2

H2O

Br

NH2

Br
+ 3HBr


Br

(2,4,6-tribromanilin)

c. Phản ứng đốt cháy
2C2H5NH2

+ 15/2 O2 4CO2

+

7H2O

+

N2

Chú ý:
- Phản ứng với axit nitrơ
Amin bậc I tác dụng với HNO 2 ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải
phóng nitơ.
C2H5NH2

+ HONO → C2H5OH +

N2↑

+


H2O

Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit HNO 2 ở nhiệt độ thấp ( 0- 5 0C) cho
muối điazoni.
C6H5NH2 + HONO

+

HCl C6H5N2+Cl-

+

2H2O

- Phản ứng ankyl hóa
Amin bậc một hoặc bậc hai tác dụng với ankyl halogenua, nguyên tử H của nhóm
amin có thể bị thay thế bởi gốc ankyl
C2H5NH2

+

CH3I → C2H5NHCH3

+

HI

(Phản ứng này dùng điều chế amin bậc cao từ amin bậc thấp)
Nội dung 5: Ứng dụng và điều chế
a. Ứng dụng

- Các ankylamin được dùng tổng hợp hữu cơ, polime.
- Amin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược
phẩm…
b. Điều chế
- Thay thế nguyên tử H của phân tử ammoniac.
NH3CH3NH2(CH3)2NH(CH3)3N
- Khử hợp chất nitro
C6H5NO2

+

6HC6H5NH2 +

2H2O.

8


7.4. HỆ THỐNG BÀI TẬP AMIN
DẠNG 1: KHÁI NIỆM- PHÂN LOẠI- DANH PHÁP- TÍNH CHẤT VẬT LÍ
VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là:
A. CnH2n-1N ( n  2)

B. CnH2n-5N ( n  6)

C. CnH2n+1N ( n  2)

D.CnH2n+3 N ( n  2)


Ví dụ 2. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. CH3NHCH3.

B. (CH3)3N.

C. CH3NH2.

D. CH3CH2NHCH3.

Hướng dẫn
Nhận biết: Amin bậc I phải chứa nhóm -NH2
Ví dụ 3. Tên thay thế của amin có công thức CH3- NH- CH2-CH3 là
A.
C.

Metyletyamin

B. Etylmetylamin

N-metyletanamin.

D. N-etylmetanamin.

Hướng dẫn
Nhận biết: Amin đề bài cho là amin bậc 2, áp dụng cách gọi tên của amin bậc 2
Ví dụ 4. Cho các chất sau : CH4, CH3Cl,C2H6, CH3NH2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất
là :
A. CH3NH2

B. CH4


C. CH3Cl

D. C2H6

Hướng dẫn
Trong tất cả các chất trên chỉ có CH 3NH2 tồn tại liên kết hidro liên phân tử nên có
nhiệt độ sôi cao nhất
Ví dụ 5. Cho các chất sau: etanol (1); etyl amin (2); axetandehit (3); axit fomic (4).
Chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là:
A. (3) < (1) < (4) < (2)

B. (3) < (2) < (2) < (4)

C. (1) < (2) < (3) < (4)

D. (3) < (1) < (2) < (4)

Hướng dẫn
Axetandehit (CH3-CHO) không tồn tại liên kết hidro . Etanol ( C 2H5-OH), etyl amin (
C2H5-NH2),axit fomic (HCOOH) đều tồn tại liên kết hidro . Mặt khác, sự bền chặt của
liên kết hidro trong amin(3) < (2) < (2) < (4)
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Công thức phân tử của đimetylamin là
A. C2H8N2.

B. C2H7N.

C. C4H11N


D. C2H6N2.

Câu 2. Amin nào dưới đây là amin bậc II?
9


A.CH3- NH2

B. CH3- NH-CH3

C. CH3-CH2-NH2

D. (CH3)3N

Câu 3. Amin và ancol nào dưới đây cùng bậc?
A. (CH3)3C-OH và (CH3)3C- NH2
B. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5NHCH3
C. (CH3)2CH-OH và (CH3)2CH-NH2
D.(CH3)2CH-OHvà (CH3)2CH-CH2- NH2
Câu 4. Chất nào sau đây là amin no, đơn chức?
A.CH2=CH-NH2

B. C2H7N

C. C2H3N

D. C6H5NH2

Câu 5. Amin nào sau đây ở thể khí (ở điều kiện thường)?

A.Propyl amin

B. iso propyl amin

C. metyl amin

D. anilin

Câu 6. Amin có tên gọi: đimetyl amin có CTCT tương ứng sau:
A.CH3CH2NH2

B. (CH3)3N

C.(CH3)2NH

D. CH3NH2

Câu 7. Cho các chất: amoniac, đimetyl amin, anilin, phenol, etyl amin, propyl amin.
Những chất ở thể khí có mùi khai là:
A. Amoniac, đimetyl amin
B. Ammoniac, anilin, etyl amin, phenol.
C. Amomiac, đimetyl amin, etyl amin.
D. Đimetyl amin, etyl amin.
Câu 8. Các amin nào sau đây đều ở trạng thái khí ở điều kiện thường:
A. Metylamin, đimetylamin, propylamin .
B. Metylamin, trimetylamin, đimetylamin.
C. Etylmetylamin, etylamin, metylamin.
D. Anilin, metylamin, etylamin
Câu 9. Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là
A. anilin.


B. etylamin.

C. metylamin.

D. đimetylamin.

Câu 10. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?
A. Metyletylamin.

B. Etylmetylamin.

C. Isopropanamin.

D. Isopropylamin.

Câu 11. Cho các chất sau: ancol etylic (1); etyl amin (2); metyl amin (3); axit axetic
(4). Chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là:
A. (2) < (3) < (4) < (1)
C. (3) < (2) < (1) < (4)

B. (2) < (3) < (1) < (4)
D. (1) < (3) < (2) < (4)

Câu 12. nicotin một thành phần chính có trong cây thuốc là, là một chất có tính độc
ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nicotin thuộc loại hợp chất nào trong các hợp chất
sau:
10



A. Axit

B. Cacbohidrat

C. Este.

D. Amin.

DẠNG 2: XÁC ĐỊNH SỐ ĐỒNG PHÂN AMIN
Phương pháp:
- Xác định amin đơn chức hay đa chức dựa vào số nguyên tử N
- Tính độ bất bão hòa k để xác định amin no hay không no, mạch hở hay mạch vòng
- Viết đồng phân amin : Đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nhóm chức, đồng phân bậc
amin
- Có thể xác định nhanh số lượng đồng phân amin no, hở dựa vào các chú ý sau:
Chú ý 1. Đối với amin no, đơn chức, mạch hở CnH2n+3 N ( n <5)có thể tính nhanh đồng phân
theo công thức 2n-1
Chú ý 2. Có thể xác định nhanh số amin no, mạch hở theo từng bậc
- Bậc I: CH3-, C2H5- : 1 đồng phân, C3H7-: 2 đồng phân, C4H9- 4 đồng phân, C5H11- : 8 đồng
phân
- Bậc II : R1-NH-R2 số đồng phân =



(số đp của R1. Số đp của R2)

Trong đó vai trò của R1 và R2 là như nhau, tổng số C của R1 và R2 chính là số C trong amin
- Với amin bậc III: số đp==




(số đp của R1. Số đp của R2. Số đp của R3)

Ví dụ: Xác định nhanh số đồng phân theo từng bậc của amin C5H13N
- Bậc I : C5H11-NH2 : 8 đồng phân
- Bậc II: R1-NH-R2: trong đó R1,R2 lần lượt là các cặp gốc Hidrocacbon sau:
( CH3- và C4H9-) , (C2H5- và C3H7-) => Số đồng phân= (1.4) +(1.2) = 6 đồng phân
- Bậc III : các gốc Hidrocacbon lần lượt là : ( CH3-, CH3-, C3H7-) ; (C2H5-,C2H5-, CH3-)
=> Số đồng phân = (1.1.2) +(1.1.1)= 3 đồng phân
VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. Số đồng phân amin bậc I ứng với công thức C3H9N là:
A.2

B. 3

C.4

D.1

Hướng dẫn
Cách 1: C3H9N ( k=0)
Amin bậc I: CH3 –CH2 – CH2 –NH2
CH3 –CH(NH2)- CH3
Cách 2: Tính nhanh :đồng phân bậc I dạng C 3H7- NH2 trong đó gốc C3H7- có 2 đông
phân => số đồng phân amin bậc I của C3H9N là: 2
Ví dụ 2. Số đồng phân amin ứng với công thức C3H9N là:
A.2

B. 3


C.4

11

D.5


Hướng dẫn
C3H9N ( k=0)
Amin bậc 1: CH3 –CH2 – CH2 –NH2
CH3 –CH(NH2)- CH3
Amin bậc 2: CH3 – CH2 – NH – CH3
Amin bậc 3: CH3 -N(CH3) - CH3
 Có thể sử dụng công thức tính nhanh số đồng phân bằng 23-1 =4
Ví dụ 3. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C 4H11N
A. 7
10

B. 8

C. 9

D.

Hướng dẫn
Cách 1: C4H11N ( k = 0)
Amin bậc 1

CH3- CH2- CH2- CH2- NH2
CH3- CH2- CH(NH2)- CH3

CH3- CH(CH3)-CH2- NH2
(CH3)3- NH2

Amin bậc 2

CH3-NH- CH2-CH2-CH3
CH3- NH- CH(CH3)2
C2H5- NH- C2H5

Amin bậc 3

(CH3)2N-C2H5

Tính nhanh
Cách 2: Có thể sử dụng công thức tính nhanh số đồng phân bằng 24-1 = 8
Cách 3:
Bậc I: C4H9-NH2 : 4 đồng phân
Bậc II: CH3-NH-C3H7 ( Số đồng phân = 1.2=2 đồng phân),
C2H5-NH-C2H5 ( Số đồng phân= 1.1=1 đồng phân)
Bậc III: CH3)2-N-C2H5 ( Số đồng phân = 1.1.1=1 đồng phân)
=> Tổng số đồng phân= 4+3+1=8 đồng phân
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Số đồng phân amin bậc I ứng với công thức C3H7N là
A. 2

B. 3.

C. 2.

D. 1.


Câu 2. Số đồng phân amin bậc I ứng với công thức C4H11N là
A. 2

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 3. Số đồng phân amin bậc III ứng với công thức C4H11N là
A. 2

B. 3.

C. 4.

12

D. 1.


Câu 4. (KA-2014). Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với
công thức phân tử C5H13N ?
A. 5

B. 3

C. 2


D. 4.

Câu 5. Có bao nhiêu amin bậc hai là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức
phân tử C5H13N ?
A. 5

B. 6

C. 8

D. 4.

Câu 6. Số đồng phân amin chứa vòng benzen ứng với công thức C7H9N là
A. 5

B. 6.

C. 4.

D. 3.

Câu 7. Số đồng phân amin bậc II chứa vòng benzen ứng với công thức C8H11N là
A.3

B. 6.

C. 5.

D. 4.


DẠNG 3. SO SÁNH TÍNH BAZƠ CỦA CÁC AMIN
- Amin còn cặp e trên nguyên tử N chưa tham gia vào liên kết nên nó có khả năng
nhận proton H+ làm cho các phân tử amin có tính bazơ.
- Nhóm ankyl đẩy e làm tăng mật độ e trên nguyên tử N nên làm tăng lực bazơ.
Nhóm đẩy e: (CH3)3C- > (CH3)2CH- > C2H5- > CH3- Nhóm phenyl ( C6H5-) hút e làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm
giảm lực bazơ.
- Tính bazơ: amin béo >NH3> amin thơm (
+ Trong các Amin béo: amin bậc II, bậc III > amin bậc I.
- Amin béo làm đổi màu chất chỉ thị: làm quỳ tím hóa xanh, phenolphatalein không
màu chuyển thành màu hồng.
- Amin thơm không làm đổi màu chất chỉ thị.
VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. So sánh tính bazơ của các amin sau và xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần:
a. CH3NH2, C2H5NH2, C6H5NH2, NH3.
b. (CH3)2NH, C6H5NH2, (C6H5)2NH, CH3NH2, NH3.
Hướng dẫn
Nhóm đẩy electron sẽ làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ nên tính bazơ
tăng.Nhóm hút e sẽ làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ nên tính bazơ giảm.
a. -CH3 (đẩy e), - C2H5 ( đẩy e), -C6H5 ( hút e); khả năng đẩy e - C2H5 > -CH3
C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2,
b. nhóm đẩy e -(CH3)2 mạnh hơn -CH3, nhóm hút e (C6H5)2- mạnh hơn C6H5(CH3)2NH > CH3NH2> NH3.> C6H5NH2 > (C6H5)2NH
Ví dụ 2. Cho các chất
C6H5NH2(1); C2H5NH2 (2);

(C2H5)2NH (3); NaOH(4); NH3 (5)

13


Thứ tự tăng dần tính bazơ là

A. 1, 5, 2, 3,4.

B. 1, 5, 3, 2, 4.

C. 1, 2, 5, 3, 4.

D. 2, 1, 3, 5, 4

Hướng dẫn
NaOH: kiềm nên có tính bazơ mạnh nhất
-C6H5 ( hút e); khả năng đẩy e – (C2H5)2 > -C2H5
Lực bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
C6H5NH2< NH3< C2H5NH2< (C2H5)2NH< NaOH.
Ví dụ 3. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3NH2, NH3, C6H5OH
(phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Nhiiệt độ sôi (oC)
182
pH (dung dịch nồng độ 6,48
0,001M)
Nhận xét nào sau đây đúng?

Y
184
7,82

Z
-6,7
10,81


A. Y là C6H5OH.

B. Z là CH3NH2

C. T là C6H5NH2

D. X là NH3

T
-33,4
10,12

Hướng dẫn
Bài tập này thực chất là bài tập so sánh tính bazơ của X,Y,Z,T thông qua độ pH của
các dung dịch có cùng nồng độ ( Vì học sinh thường ít khi nhớ được nhiệt độ sôi của
các chất).
Tính bazơ C6H5OH < C6H5NH2 < NH3< CH3NH2
X là C6H5OH; Y là C6H5NH2 ; Z là CH3NH2; T là NH3
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. CH3NH2

B. C2H5NH2

C. C6H5NH2

D. NH3

Câu 2. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?

A. CH3NH2

B. (CH3)2NH

C. C2H5NH2

Câu 3. Trong các chất sau, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
A.CH3CH2NH2
C. NH3

B. C6H5NH2
D. CH3NHCH3

Câu 4. Trong các chất sau, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?
A.CH3CH2NHCH3
B. C6H5NH2
C. NH3
D. CH3NHCH3
Câu 5. Trong các chất sau, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
A.C6H5NHC6H5.
B.C6H5NH2 C. NH3
D. CH3NHCH3

14

D. NH3


Câu 6. Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần? (1) C6H5NH2 ; (2) C2H5NH2
; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH ; (5) NaOH ; (6) NH3

A. 1>3>5>4>2>6

B. 6>4>3>5>1>2

C. 5>4>2>1>3>6

D. 5>4>2>6>1>3

Câu 7. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4),
NH3 (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là :
A. (4), (1), (5), (2), (3).

B. (3), (1), (5), (2), (4).

C. (4), (2), (3), (1), (5).

D. (4), (2), (5), (1), (3).

Câu 8. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A.C6H5NH2

B. NH3

C. CH3CH2NH2

D. CH3NHCH2CH3.

Câu 9. Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Anilin


B. Natri hiđroxit.

C. Natri axetat.

D. Amoniac.

Câu 10. Dãy các chất nào dưới đây, gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang
màu xanh
A. Anilin, metyamin, amoniac.
B. Amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit.
C. Metyamin, amoniac, natri axetat.
D. Anilin, amoniac, natri hiđroxit.
Câu 11. (Minh họa 2017-lần 3). Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím
chuyển màu?
A. Etylamin.

B. Anilin.

C. Metylamin.

D. Trimetylamin.

DẠNG 4: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AMIN- NHẬN BIẾT AMIN- ỨNG
DỤNG
VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Để khử mùi tanh của cá người ta sử dụng chất nào sau đây?
A. nước vôi trong.

B. Nước muối.


C. Giấm ăn.

D. dầu ăn.

Hướng dẫn
- Mùi tanh của cá được gây ra bởi một số amin => Để khử mùi tanh của cá người ta có
thể sử dụng một số loại quả chua, hoặc giấm ăn.
Ví dụ 2: Có 3 chất lỏng: benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn.
Thuốc thử để phân biệt
3 chất lỏng trên là:
15


A. nước brom.

B. giấy quì tím.

C. dung dịch phenolphtalein.

D. dung dịch NaOH.

Hướng dẫn
- Cả 3 chất lỏng đều chứa vòng benzen, sự khác nhau nằm ở cấu trúc ngoài vòng
benzen. Stiren chứa nối đôi C=C có khả năng tham gia phản ứng cộng làm mất màu
dung dịch Brom. Anilin có chứa nhóm –NH2 , đây là nhóm gây ra hiệu ứng đẩy
electron mạnh làm hoạt hóa vòng benzen phản ứng thế vòng Benzen xẩy ra dễ dàng
tạo => Anilin phản ứng với Brom tạo kết tủa trắng.
- Để nhận biết 3 chất Benzen, Anilin, Stiren ta dung dung dịch Brom.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1. (Minh họa 2017-lần 1) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Câu 2. Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch :
metylamin, anilin, axit axetic là
A. natri clorua

B. quỳ tím

C. natri hiđroxit

D. phenolphtalein

Câu 3. Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH.

B. NaCl.

C. C6H5NH2.

D. CH3NH2.

Câu 4. Có 4 ống nghiệm:
1) Benzen + phenol;

2) anilin + dung dịch H2SO4dư;

3) anilin + dung dịch NaOH;


4) anilin + nước.

Các ống nghiệm có sự tách lớp là:
A. 1, 2, 3.

B. 4.

C. 3, 4.

D. 1, 3, 4.

Câu 5. Cho từ từ dung dịch chứa X (đến dư) vào dung dịch AlCl 3, thu được kết tủa
không tan. Chất X là
A. CH3NH2.

B. NH4Cl.

C. NH3.

D. NH3 hoặc CH3NH2.

Câu 6. Cho dung dịch metylamin dư lần lượt vào từng dung dịch FeCl 3, AgNO3, NaCl,
Cu(NO3)2. Số trường hợp thu được kết tủa sau phản ứng là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4


Câu 7. Hoà tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung
dịch chất Y thì thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua.
16


B. phenol, natri hiđroxit, natri phenolat.
C. natri phenolat, axit clohiđric, phenol.
D. phenylamoni clorua, axit clohiđric, anilin
Câu 8. Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic,
phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này,
số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 9. Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C2H5NH2, dung dịch
C6H5NH3Cl, dung dịch NaOH, CH3COOH, dung dịch HCl loãng. Cho từng cặp
chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp chất xảy ra phản ứng là:
A. 10.

B. 9.

C. 11.


D. 8.

Câu 10. Phương pháp nào thường dùng để điều chế amin:
A. Cho dẫn xuất halogen tác dụng với NH3.
B. Cho rượu tác dụng với NH3.
C. Hiđro hoá hợp chất nitrin.
D. Khử hợp chất nitro bằng hiđro nguyên tử.
Câu 11. Ứng dụng nào sau đây không phải của amin:
A. Công nghiệp nhuộm.

B. Công nghiệp dược.

C. Công nghiệp tổng hợp hữu cơ.

D. Công nghiệp giấy.

DẠNG 5: PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AMIN
Phương pháp
- Phương trình đốt cháy amin :
� y�
y
1
�x  �
CxHyNt + � 4 �O2 � xCO2 + 2 H2O + 2 N2

- Amin no đơn chức:
6n  3
2n  3
1
4 O2 � nCO2 + 2 H2O + 2 N2

CnH2n+3N +

- Amin thơm:
6n  5
2n  5
1
4 O2 � nCO2 + 2 H2O + 2 N2
CnH2n-5N +

Chú ý:
- Khi giải bài toán đốt cháy amin trong không khí , lượng N2 sau phản ứng gồm N2 ban
đầu có trong không khí và N2 sinh ra do phản ứng đốt cháy amin.
- Định luật bảo toàn khối lượng : mamin + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2

17


VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) amin X no, đơn chức, bậc một trong O2 dư,
thu được 8,8 gam CO2. Công thức của X là
A. CH3NH2.
CH3NHCH3.

B. C2H5NH2.

C. C2H5NHC2H5.

D.

Hướng dẫn

Gọi công thức amin X cần tìm CnH2n+3N
nX = 0,1 mol; nCO2 = 0,2 mol
CnH2n+3N

2n  3
1
   nCO2 + 2 H2O + 2 N2
O2 ,t 0

0,1

0,1.n

Ta có 0,1n=0,2 → n = 2
CT amin X : C2H5NH2
Ví dụ 2. (ĐHKA-2007): Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4
(l) CO2, 1,4 (l) N2 (các thể tích đo ở đktc) và 10,125 gam H 2O. Công thức phân tử của
X là
A. C3H7N

B. C2H7N

C.C3H9N

D. C4H9N

Hướng dẫn
Gọi công thức amin X là: CxHyN
PTPƯ: CxHyN


O2 ,t 0

  

y
1
xCO2 + 2 H2O + 2 N2

0,125

0,375

0,5625

0,0625

→ x = 3; y= 9
CTPT amin C3H9N
Ví dụ 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 amin thu được 3,36 lít CO 2 (đktc), 5,4
gam H2O và 11,2 lít N2 (đktc). Giá trị của m là :
A.3,6 gam
gam

B.16,4 gam

C. 4 gam

D. 3,1

Hướng dẫn


amin

O2 ,t 0

  

y
1
xCO2 + 2 H2O + 2 N2

0,15

0,3

0,5

mol

BTNT C, H, N mamin = mC + mH +mN =0,15.12 + 0,3.2 + 0,5.14 = 16,4 gam
Ví dụ 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no,mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được
0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính
số mol HCl đã phản ứng.
18


A.0,1.

B. 0,2.


C. 0,3.

D. 0,4.

Hướng dẫn
Gọi CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2-x(NH2)x
O2 ,t 0

CnH2n+2-x(NH2)x    n CO2 +
0,1
Ta có: 0,1n +

0,1n
(2n  2  x)
2
(

(2n  2  x)
2

(2n  2  x)
2

x
H2O + 2 N2
x
0,1 2 mol

.0,1


x
.0,1 + 0,1 2 )= 0,5

→4n + x= 8. Cặp nghiệm phù hợp là n= 1 ; x=2
4, 6
→ CTPT của amin CH2(NH2)2 →n CH2(NH2)2 = 46 = 0,1 mol

Phản ứng với HCl : CH2(NH2)2 + 2HCl → CH2(NH3Cl)2
0,1

0,2

→n HCl = 0,2 mol
Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6
gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít khí N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và
O2, trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Hướng dẫn
�nCO2  0,4


�nH2O  0,7


BTNT.Oxi
����
� nOphanung

2

0,8  0,7
 0,75
2

khi
� nNkhong
3
2

X
� ntrong
 3,1 3  0,1� C : H : N  2: 7:1� C2H7N
N2

Ví dụ 6 . Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm
metylamin và etylamin có tỉ khối so với H 2 là 17,833. Để đốt hoàn toàn V 1 lít Y cần
vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều
kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là
A. 2 : 1.

B. 1 : 2.

C. 3 : 5.


D. 5 : 3.

Hướng dẫn
Gọi công thức phân tử trung bình của 2 amin là
Theo bài ra :

14n  17 2.17,885 n 

C n H 2 n 3 N

4
3

Quy đổi hỗn hợp O2, O3 thành O, theo định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng
của O2, O3 cũng chính là khối lượng của O.
19


Sơ đồ phản ứng

2

C n H 2 n 3 N

mol :

→ 2nCO2  (2n  3) H 2 O  N 2
n

1


2n  3
2

Theo phương trình ta có
nO p 2 n 

2n  3
88
5,5 m( O2 ,O3 ) mO 5,5.16 88 gam n( O2 ,O3 ) 
2mol
2
2.22

Vậy V1:V2=1:2
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH 3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N 2 (ở

đktc). Giá trị của m là
A. 3,1 gam.

B. 6,2 gam.

C. 5,4 gam.

D. 2,6 gam.

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí oxi

(đktc). CTPT của amin là

A. C2H5NH2

B. CH3NH2

C. C4H9NH2

D. C3H7NH2

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO 2 và H2O với tỉ lệ

mol tương ứng là 2: 3. Tên gọi của amin đó là
A. etylmetylamin.

B. đietylamin.

C. đimetylamin.

D. etylisopropylamin.

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp thu được

4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. CTPT của 2 amin là
A. Metylamin và etylamin

B. Etylamin và propylamin

C. propylamin và butylamin

D. Etylmetylamin và đimetylamin


Câu 5. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO 2; 2,80

lít khi N2( các khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N

B. C3H9N.

C. C3H7N.

D. C4H9N.

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng V lít Oxi, thu được 12,6 gam nước; 8,96

lít CO2 và 2,24 lít N2(đktc). Giá trị của V là
A. 24,64 lít.

B.16,8 lít .

C. 40,32 lít.

D. 19,04 lít.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 lít CO 2 (đktc);

5,4 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Giá trị của m là?
A. 3.6

B. 3,8

C. 4


D. 3,1

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X là một amin no, mạch hở bằng oxi vừa đủ thu

được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch
HCl(dư). Số mol HCl phản ứng là
20


A.0,1.

B. 0,2.

C. 0,3.

D. 0,4.

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, ta thu
nCO2 : n H 2O 8 : 17

được hỗn hợp sản phẩm khí với tỉ lệ

. Công thức của hai amin là

A. C2H5NH2, C3H7NH2

B. C3H7NH2, C4H9NH2

C. CH3NH2, C2H5NH2


D. C4H9NH2, C5H11NH2

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được

11,2 lít CO2 (đkc) và 17,1 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 12,1.

B. 14,7.

C. 8,9.

D. 10,68.

Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin không no có 1 liên kết đôi, đơn chức có

khối lượng phân tử hơn kém nhau 14, thu được 15,68 lít CO 2 (đkc) và 15,3 gam H2O.
CTPT của hai amin là:
A. C2H5N và C3H7N.

B. C3H7N và C4H9N.

C. C2H3N và C3H5N.

D. C3H9N và C4H11N.

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa

đủ thu được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ
gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về thể tích. Công thức phân tử của X và thể

tích V lần lượt là:
A. X là C2H5NH2; V = 6,72 lít.

B. X là C3H7NH2; V = 6,944 lít.

C. X là C3H7NH2; V = 6,72 lít.

D. X là C2H5NH2; V = 6,944 lít.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V

lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đo ở cùng
điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất
X là
A. CH2=CH-NH-CH3.

B. CH3 –CH2-NH-CH3.

C. CH3-CH2-CH2-NH2.

D. CH2= CH-CH2-NH2.

Câu 14. Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp.

Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml
hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì
còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). CTPT của hai
hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6.


B. C2H4 và C3H6.

C. C2H6 và C3H8.

D. C3H6 và C4H8.

DẠNG 6: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH BAZƠ CỦA AMIN
Dạng 6.1. TÁC DỤNG VỚI AXIT

21


- Các Amin có tính bazơ là do nguyên tử N trong amin chưa liên kết. Các Amin có khả
năng phản ứng với các axit vô cơ ( HCl, H2SO4 ,…) và axit cacboxylic.
- Để đơn giản trong một số bài toán chưa biết bậc của Amin ta có thể coi là Amin đơn
chức bậc I
Đặt CTTQ là : R-NH2 , tương tự amin đa chức bậc I là R(NH2)a
Ví dụ với axit HCl:

RNH2

+



HCl

RNH3Cl

(1)


amin bậc 1, đơn chức
R(NH2)a

+

aHCl �

R(NH3Cl)a

amin , bậc 1, có a nhóm chức:
nHCl
Số nhóm chức amin: a = nA

-Khi giải bài toán để giải nhanh có thể áp dụng ĐLBTKL : mmuối = mamin + mHCl
VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần
dùng 100ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là?
A. C3H5N
D.C3H7N

B.C 2H7N

C.CH 5N

Hướng dẫn
Gọi công thức amin X cần tìm là RNH2
RNH2 + HCl
0,01




RNH3Cl

0,01

mol

MX = 3,1 → MX =31→ R =15.
CTPT X là CH5N
Ví dụ 2. Cho 10 gam một amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl dư, thu được
15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là?
A. 8

B. 7

C. 5

D. 4

Hướng dẫn
Gọi công thức amin X cần tìm là RNH2
RNH2 + HCl



RNH3Cl

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mx + mHCl = mmuối
m HCl = 15 -10 = 5 gam

MX =
CTPT

10/(5:36,5)= 73

amin X là : C4H11N

Sô đồng phân cấu tạo của X là 24-1 = 8
Ví dụ 3. (THPTQG 2017). Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ
với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá
trị của V là
22


A. 160.

B. 720.

C. 329.

D. 320.

Hướng dẫn
Đặt công thức chung của 2 amin là RNH2
RNH2 + HCl



RNH3Cl


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mx + mHCl = mmuối
m HCl = 47,52 -30 = 17,52 gam
nHCl= 0,48 mol → V = 320 ml
Ví dụ 4. Trung hòa 10,26 gam một amin đơn chức X bằng dung dịch H 2SO4 thu được
19,08 gam muối. Công thức của amin X là :
A. C2H5NH2

B. C3H5NH2

C.

C3H7NH2
B. CH3NH2

Hướng dẫn
Gọi công thức amin X cần tìm là RNH2
2RNH2 + H2SO4
0,18



(RNH3)2 SO4

0,09

mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mx + mH2SO4= mmuối
m H2SO4 = 19,08 -10,26 = 8,82 gam
MX =

CTPT

10,26/0,18= 57

amin X là : C3H5NH2

Ví dụ 5. Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,925 gam hỗn hợp muối.
Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là?
A. CH3NH2 và C2H5NH2

B. C2H5NH2 và C3H7NH2

C. C3H7NH2 và C4H9NH2

D. CH3NH2 và (CH3)3N

Hướng dẫn
Gọi CT chung của 2 amin RNH2
RNH2 + HCl
0,05



RNH3Cl

0,05

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mx + mHCl = mmuối
mHCl = 1,825 gam → nHCl = 0,05 mol

→ MRNH2 = 42 → R = 25
CT 2 amin : CH3NH2 và C2H5NH2
Ví dụ 6. ( Minh họa 2017-lần 2). Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy
hoàn toàn m gam E bằng O 2, thu được CO2, H2O và 0,672 lít khí N2 (đktc). Mặt khác,
để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 45.

B. 60.

C. 15.

Hướng dẫn
23

D. 30.


Gọi công thức chung 3 amin là: CxHyN
1
   2 N2
O2 ,t 0

CxHyN
0,06

0,03

mol

Vì amin đơn chức nên số mol của HCl phản ứng bằng số mol của amin

V= 0,06/1 = 0,06 lít = 60 ml
Ví dụ 7: Cho 1,22 gam hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 (có tỉ lệ số mol là 1:2) tác dụng
vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Mặt khác khi đốt cháy
hoàn toàn 0.09mol hỗn hợp X thu được m gam khí CO 2 ; 1,344 lit (đktc) khí N2 và hơi
nước.Giá
trị
của
m

A.3,42 gam
B.5,28 gam.
C.2,64 gam

D.3,94 gam

Hướng dẫn

Ta có :

BTNT.N

� nTrongX
�nN2  0,06 ����
 NH2  0,12


�nX  0,09

X có 1 amin đơn chức và 1 amin 2 chức


Với thí nghiệm đốt cháy 0,09 mol X
Ta có :

a  b  0,09
a  0,06
�R1  NH2 : a


��
��

a  2b  0,12 �
b  0,03
�H2N  R2  NH2 : b �

=> 1,22 gam X có

�R1  NH2 : 0,02

�H2N  R2  NH2 : 0,01

BTKL
���
� 0,02(R1  16)  0,01(R2  32)  1,22

Vậy

khi

� 2R1  R 2  58


đốt

0,09

mol

X

CH3  NH2 : 0,06

BTNT.C
��
����
mCO2  0,12.44  5,28
H
N

CH

CH

NH
:
0,03
�2
2
2
2


DẠNG 6.2. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI CỦA KIM LOẠI
Amin tác dụng với muối của 1 số kim loại ( Al3+, Fe2+, Fe3+......) tạo hidroxit kết tủa.
Ví dụ: AlCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O � Al(OH)3 � + 3CH3NH3Cl
CHÚ Ý: tương tự NH3, các amin cũng tạo phức chất tan với Cu(OH) 2, Zn(OH)2,
AgCl...
Ví Dụ: Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch CuCl2 thì hiện tượng xảy ra?
2CH3NH2 + CuCl2 + 2H2O � Cu(OH)2 � + 2CH3NH3Cl
Xanh nhạt
Cu(OH)2 + 4CH3NH2 � [Cu(CH3NH2)4](OH)2
Phức tan màu xanh thẫm
VÍ DỤ MINH HỌA
24


Ví dụ 1.Cho 200 ml dung dịch metylamin 0,15M phản ứng với lượng dư dung dịch
AlCl3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,17 gam

B. 2,34 gam

C. 0,78 gam

D. 0,72 gam

Hướng dẫn
AlCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O � Al(OH)3 � + 3CH3NH3Cl

PTHH:

0,03


0,01

mol

mAl(OH)3 = 0,01.78 = 0,78 gam
Ví dụ 2. Cho 9,3 gam một amin no đơn chức bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl 3 dư
thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của amin trên là:
A. C2H5N

B. CH5N

C. C3H9N

D. C3H7N

Hướng dẫn
Gọi CT chung của 2 amin RNH2
FeCl3 + 3RNH2 + 3H2O � Fe(OH)3 � + 3RNH3Cl

PTHH:

0,03

0,1

nFe(OH)3 = 0,1 mol
MRNH2 = 31 → R = 15→ R là CH3
CTPT amin CH5N
Ví dụ 3: Chia 1 amin bậc 1,đơn chức A thành 2 phần đều nhau.

Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong nước rồi thêm dung dịch FeCl 3 (dư).Kết tủa sinh ra
lọc rồi đem nung tới khối lượng không đổi được 1,6 gam chất rắn.
Phần 2 : Tác dụng với HCl dư sinh ra 4,05 gam muối .CTPT của A là :
A. CH3NH2

B. C2H5NH2

C. C3H7NH2

D. C4H9NH2

Hướng dẫn
Ta

thấy

1,6

gam



Fe2O3

BTNT.Fe
� nFe2O3  0,01����
� nFe3  0,02 � nOH  0,06 � n NH2  0,06

Khi đó :


M A  36,5 

4,05
 67,5 � M A  31
0,6

BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Cho 13,5 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối
thu được là:
A. 21,733

B. 24,45

C. 18

D.21,19

Câu 2. Cho 0,1 mol anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối
phenylamoniclorua ( C6H5NH3Cl) thu được
A. 25,900 gam

. B. 6,475gam.

C. 19,425gam.

D. 12,950gam.

Câu 3. Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu
được là
25



×