BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Đổi mới dạy học là nhiệm vụ cấp bách của dạy học nói chung và dạy
học Lịch sử nói riêng, được nhà nước và ngành giáo dục quan tâm nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học. Qua trình đổi mới diễn ra toàn diện trong đó có đổi
mới về phương pháp và hình thức dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin trở
thành một việc hết sức cần thiết để phục vụ yêu cầu cấp bách ấy nhằm phát huy
tính chủ động tích cực và phát huy năng lực của học sinh. Nhiều phương pháp
và hình thức mới được ứng dụng vào các bộ môn học và đã mang lại những
hiệu quả nhất định. Việc sử dụng CNTT ở nước ta đã trở nên phổ cập và mang
tính thường nhật. Trong công tác giảng dạy, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm
thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà học sinh hứng thú học tập hơn,
kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
Hiện nay, trong các môn học, chất lượng dạy và học Lịch sử trở thành
vấn đề nóng, nhà nước và ngành giáo dục hết sức quan tâm và chú trọng. Nâng
cao chất lượng dạy và học Lịch sử càng trở thành vấn đề hàng đầu. Cũng phải
thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài
hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp và các hình thức trong đó mỗi
hình thức và phương pháp có vai trò nhất định riêng.
Lịch sử là những cái đã xảy ra, không lặp lại, không thể thí nghiệm, thử
nghiệm như các bộ môn khoa học khác. Muốn khôi phục lại bức tranh Lịch sử
chân thực, sinh động muôn màu muôn vẻ, giúp học sinh nhận thức được và rút
ra những đánh giá nhận xét được những sự kiện hiện tượng đã xảy ra không hề
dễ dàng. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tái hiện sinh động bức tranh quá khứ
ấy, giúp cho học sinh hiểu quá khứ và rút ra quy luật, đánh giá, từ đó có thái độ
và hành động đúng đắn, phát huy năng lực cho học sinh.
1
Công nghệ thông tin hiện nay được vận dụng nhiều trong dạy học, trong
tất cả các khâu từ dạy- học đến kiểm tra đánh giá. Các bài học Lịch sử có đặc
trưng là mối liên hệ lo gic theo thời gian, các bài học gắn kết với nhau theo đúng
trình tự trước sau không thể thay đổi. Để nắm được bài học mới, học sinh phải
nắm được kiến thức bài cũ để có thể liên hệ, so sánh và rút ra đặc trưng của cả
một giai đoạn, một tiến trình lịch sử. Kiểm tra bài cũ nếu chỉ đơn giản hỏi đáp
với các câu hỏi trả lời miệng sẽ dễ nhàm chán, học sinh không hứng thú chuẩn
bị bài cũ và đọc bài mới. Ứng dụng công nghệ thông tin tạo các trò chơi trong
kiểm tra bài cũ sẽ tạo hứng thú, hấp dẫn cho học sinh, tạo hưng phấn cho các em
vào bài học mới.
Một trong những ứng dụng hiện nay được sử dụng trong dạy và học nói
chung, dạy và học Lịch sử nói riêng chính là phần mềm Violet. Đây là phần
mềm rất tiện dụng, hiệu quả, đa chức năng, phù hợp với giáo viên.
Hiện nay, hằng ngày giáo viên phải thực hiện hoạt động kiểm tra bài cũ
với nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động này đôi khi diễn ra như việc bắt buộc,
cứng nhắc, không những không tạo hứng thú mà còn gây căng thẳng cho học
sinh. Lịch sử lớp 10 (cơ bản) là một trong những nội dung kiến thức mở đầu
chương trình Lịch sử THPT, kiến thức phong phú, hấp dẫn nhưng cũng không dễ
tiếp nhận và hiểu kĩ càng.
Với tất cả những lí do trên, để góp phần vào việc đổi mới phương pháp
dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, tôi chọn đề tài: “Đổi mới hiệu
quả kiểm tra bài cũ thông qua sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi
trong dạy học Lịch sử chương II “Xã hội cổ đại” lớp 10A9 trường THPT
Sáng Sơn” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Tên sáng kiến: “ Đổi mới hiệu quả kiểm tra bài cũ thông qua sử dụng phần
mềm Violet thiết kế trò chơi trong dạy học Lịch sử chương II “Xã hội cổ đại”
lớp 10A9 trường THPT Sáng Sơn”
3. Tác giả sáng kiến:
2
- Họ và tên: Nguyễn Thị Nhàn
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn
- Số điện thoại: 0388982368
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Nhàn
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/09/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Cơ sở lí luận và của đề tài:
7.1.1 Vai trò, ý nghĩa của bộ môn Lịch sử
Sử học là một bộ phận không thể thay thế của khoa học xã hội. Môn lịch
sử trong nhà trường có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng góp phần phát triển toàn
diện về trí tuệ, nhân cách cho học sinh. Đặc biệt, xuất phát từ đặc trưng riêng
của mình môn lịch sử có vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ: Từ những
hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những
thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên để xác định nhiệm vụ hiện tại, có
thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật của tương lai.
Về vai trò của lịch sử, các nhà sử học cổ đại Hy Lạp đã khẳng định rằng:
“Lịch sử là cô giáo của cuộc đời ”, “Lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương
lai ”. Các nhà tư tưởng thời trung đại xem lịch sử là: “triết lí của việc noi
gương”. Có những thời kì lịch sử trở thành “bà hoàng của các ngành khoa học”,
nó có uy tín cao nhất dưới con mắt của xã hội loài người. Bởi vì, người ta tìm
thấy trong lịch sử câu trả lời cho những vấn đề quan trọng nhất của đời sống xã
hội và tinh thần. Toàn bộ nền văn hoá chờ đợi sự phán xét của sử học, và sử học
bắt đầu đóng vai trò của nhà lãnh đạo và người khuyên dạy. Là chủ nhân của
những bí mật quá khứ, lịch sử giống như người nghiên cứu gia hệ ở cung đình,
đã mang lại cho nhân loại phần thưởng về sự hào hiệp của mình, đã khôi phục
lại bức tranh về cuộc diễu hành thắng lợi của loài người. Rõ ràng, vai trò của
3
lịch sử trong đời sống xã hội là rất lớn, vì xét đến cùng lịch sử là lịch sử của chủ
thể hoá, là tấm gương vừa phản ánh vừa cải tạo xã hội.
Bộ môn lịch sử trong nhà trường được coi là một công cụ của việc giảng
dạy, không chỉ có tác dụng giáo dục trí tuệ mà còn có ưu thế lớn trong giáo dục
tình cảm, đạo đức nhằm phát triển toàn diện học sinh. Trong đời sống xã hội,
lịch sử đóng vai trò quan trọng, nó vừa là công cụ của công tác sư phạm, lại có
tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm, tri thức lịch sử là một trong những bộ phận
quan trọng nhất của nền văn hoá chung của nhân loại, và không có bộ phận quan
trọng này thì không thể coi việc giáo dục con người là hoàn thành đầy đủ.
Mục đích của công việc dạy học lịch sử là nhằm trang bị cho học sinh những
kiến thức về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở cho học sinh nhận thức
được sự phát triển của quy luật lịch sử. Từ hiểu biết lịch sử quá khứ, người học
lịch sử tự rút ra bài học bổ ích cho hiện tại và tương lai. Chúng ta thấy rằng, để
đạt được mục đích trong dạy học lịch sử, yêu cầu được đặt ra cho cả hai phía
người dạy và người học: Dạy cái gì? Học để làm gì?
Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát
triển như vũ bão, thì việc giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và ở THPT nói
riêng càng cần được nhấn mạnh và coi trọng hơn. Bởi vì, nếu con người nắm
vững được những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, họ sẽ hiểu được sâu
sắc nguồn gốc của mọi vấn đề: con người, lãnh thổ, chiến tranh, hoà bình, tiềm
năng… và giúp họ trở thành những con người có ý thức trên hành tinh chúng ta.
Từ đó, họ ý thức, giữ gìn, phát huy những bản sắc truyền thống văn hoá của dân
tộc mình, có trách nhiệm đối với việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Để môn lịch sử luôn được coi trọng, phát huy được vị trí, ý nghĩa của mình,
phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, mà yếu tố then chốt ở
đây là phải đổi mới phương pháp dạy học.
Như vậy, ý nghĩa quan trọng của việc học tập lịch sử đối với học sinh là ở
chỗ: học tập lịch sử không chỉ để biết quá khứ, mà trên cơ sở biết quá khứ hiểu
4
sâu sắc hiện tại, hành động tích cực trong hiện tại, tiên đoán sự phát triển của
tương lai và đấu tranh cho sự thắng lợi tất yếu của tương lai. Dạy học lịch sử đạt
được mục đích này chính là sự phát huy quan điểm đúng đắn của ông cha ta từ
xưa:“Ân cố tri tân”, tức là ôn những cái cũ để hiểu cái mới.
7.1.2. Mục đích của kiểm tra bài cũ trong dạy – học Lịch sử:
Vẫn biết kiểm tra bài cũ là công việc khó khăn trong kiểm tra tri thức học
sinh nhưng điều đó dĩ nhiên là hoàn toàn không phải là lí do để tiến hành kiểm
tra một cách hình thức, qua loa với mục đích duy nhất là ghi điểm vào sổ.
Kiểm tra bài cũ là một công việc cần phải được tiến hành thường xuyên, nội
dung kiểm tra không quá phức tạp theo kiểu “đánh đố” học sinh mà cần đơn
giản để việc kiểm tra bài cũ trở nên nhẹ nhàng đối với cả học sinh lẫn giáo viên.
Đơn giản không có nghĩa là sơ sài, bài kiểm tra đơn điệu và buồn tẻ với câu
hỏi của giáo viên và trả lời của học sinh nhằm tóm tắt những kiến thức có sẵn
trong sách giáo khoa và lời thầy giảng trong vở ghi. Bài kiểm tra đòi hỏi học
sinh khả năng hiểu sâu sắc các kiến thức lịch sử và biết vận dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn.
Thông qua việc kiểm tra bài cũ, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo
viên có thể theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời
điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, giúp học sinh
tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục, rèn luyện các kĩ năng phân tích, đánh giá,
nhận xét, đi sâu tìm hiểu bản chất của một hay nhiều sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử, thông qua đó giáo dục học sinh ý thức tự học, biết vươn lên lên trong
học tập, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc từ
đó học sinh xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong tương lai, giúp
học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Đó chính là
tác dụng của việc kiểm tra bài cũ theo phương pháp đổi mới. Như vậy kiểm tra
là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học.
a. Mục đích:
5
- Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập:
+ Qua việc kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể biết được trình độ tiếp thu kiến
thức và những kĩ năng môn học lịch sử của học sinh so với yêu cầu của chương
trình cũng như sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập nhằm thúc đẩy
tính tích cực, hứng thú học tập nơi học sinh.
+ Kiểm tra bài cũ giúp học sinh phát hiện những sai sót cần bổ sung, điều
chỉnh trong quá trình học tập đồng thời cũng hệ thống được kiến thức trọng tâm
của bài học trước.
- Phân loại, xếp loại học sinh:
+ Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học
sinh và mỗi tập thể lớp, tạo cơ hội để các em phát triển kĩ năng tự đánh giá để
nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên các em học tập. Đồng
thời, qua đó giáo dục học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn
luyện việc tu dưỡng đạo đức, có thêm niềm tin ở sức lực, khả năng của mình.
+ Giúp giáo viên có cơ sở nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự
điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy học không ngừng nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn.
Như vậy kiểm tra bài cũ học sinh là một việc làm cần thiết, phức tạp nhưng
rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học, truyền đạt kiến thức mới.
Nó chính là động lực thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động dạy - học, đây cũng là
nhân tố kích thích học sinh học tập vươn lên. Việc đánh giá càng chính xác càng
giúp giáo viên hoàn thiện, cải tiến phương pháp và hình thức dạy học sao cho
đem lại hiệu quả cao nhất. Ngược lại nếu giáo viên xem nhẹ việc kiểm tra bài cũ
sẽ dẫn tới hậu quả buông lỏng quá trình dạy học, không động viên thúc đẩy học
sinh tự vươn lên trong quá trình học tập.
b. Ý nghĩa của việc kiểm tra bài cũ:
- Đối với học sinh:
6
+ Về kiến thức: Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức lịch sử của
học sinh, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng Biết (ghi nhớ, thuộc sự kiện),
Hiểu (bản chất sự kiện) và Vận dụng kiến thức trong quá trình học tập, thực
hành. Trong một câu hỏi có thể bao gồm cả 3 cấp độ: biết, hiểu và vận dụng.
+ Về giáo dục: Nếu việc kiểm tra được thực hiện nghiêm túc sẽ có tác dụng
rất lớn đóng góp hình thành những phẩm chất tốt đẹp, ý chí tự giác vươn lên
trong học tập, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác,
khắc phục tính chủ quan, tự mãn … rèn luyện được những phẩm chất cao đẹp
cho học sinh từ những bài học kinh nghiệm quý báu của cha ông trong công
cuộc dựng nước và giữ nước
+ Về kĩ năng: Thông qua việc kiểm tra bài cũ và các hình thức kiểm tra bài
cũ học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tư duy trí tuệ từ đơn giản đến
phức tạp: biết tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử; hiểu sâu sắc các sự kiện, hiện
tượng lịch sử qua đó vận dụng khả năng thực hành, phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, trừu tượng hóa từ đó rút ra quy luật và bài học lịch sử … Kiểm tra
được thực hiện tốt sẽ giúp các em phát triển trí thông minh, biết vận linh hoạt
các kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới.
7.1.3. Tổng quan về phần mềm Violet và ứng dụng trò chơi trong dạy học:
Hiện nay trên thị trường công nghệ thông tin có rất nhiều phần mềm
ứng dụng dụng để giảng dạy cho học sinh. Chủ yếu các phần mềm này là của
các nước ngoài, giao diện tương tác bằng tiếng Anh. Với thực tế của nền giáo
dục Việt Nam các phần mềm này người sử dụng chủ yếu là giáo viên thiếu kiến
thức tin học và trình độ tiếng Anh. Vì vậy, việc sử dụng các phần mềm này rất
là khó khăn. Trên cơ sở đó để giúp cho các giáo viên sử dụng phần mềm tiếng
Việt, một phương án hữu hiệu đã được đưa ra. Đó chính là phần mềm Violet.
Đây là phần mềm bằng tiếng Việt trợ giúp soạn các bài giảng. Nó có những tính
năng hoàn chỉnh và trợ giúp thiết kế bài giảng trong chương trình phổ thông.
Các hiệu ứng không thua kém gì so với phần mềm Powerpoint. Violet phần
7
mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể xây dựng các bài giảng trên máy tính
một cách nhanh chóng và hiệu quả so với các vụ khác tạo ra các bài giảng của
gái viên. Hình ảnh chuyển động tương tác phù hợp với học sinh từ tiểu học đến
trung học phổ thông. Trong đó, nhiều ứng dụng có sẵn trong đó có cả sử dụng
trò chơi.
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được
các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công
cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình
ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT.
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for
Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên).
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng
để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản,
công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình
Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các
hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng...
Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với
Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho
phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim v.v…
VIOLET là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng
được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với
các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm
thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh cấp phổ
thông các cấp.
* Thân thiện, dễ sử dụng
* Giao diện tiếng Việt rất dễ sử dụng, phù hợp với những người không chuyên
tin học, không giỏi ngoại ngữ.
* Chức năng soạn thảo phong phú
8
* Cho phép nhập và chỉnh sửa các dữ liệu văn bản, công thức toán, âm thanh,
hình ảnh, phim, các hiệu ứng chuyển động và tương tác, v.v...
* Nhiều mẫu bài tập được lập trình sẵn
* Bài tập trắc nghiệm, ghép đôi, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, điền khuyết,
vẽ đồ thị hàm số bất kỳ v.v...
* Nhiều giao diện khác nhau
* Cho phép giáo viên chọn lựa giao diện bài giảng phù hợp với bài học và ý
thích của mình.
* Tạo sản phẩm bài giảng trực tuyến
* Cho phép xuất bài giảng ra thành phần mềm chạy độc lập, hoặc thành một
trang web để chạy trực tuyến qua Internet.
7.2. Cách cài đặt phần mềm Violet và ứng dụng trò chơi.
7.2.1 Cách cài đặt phần mềm
Với nhiều hiệu ứng đẹp mắt, giao diện màu sắc trực quan, rõ ràng và dễ
quan sát, cộng thêm hệ thống kiến thức được phân chia cụ thể cho từng đối
tượng, môn học... ViOLET thực sự là công cụ hỗ trợ học tập không thể thiếu
hiện nay. Tuy nhiên, hiện tại ViOLET mới chỉ có hai phiên bản ViOLET cho
Windows.
Cách tải ViOLET cho máy tính
Bước 1: Các bạn truy cập vào đường dẫn trên, kích vào nút Tải về và chọn một
đường dẫn tải Violet tương ứng.
/>Nháy chuột vào Tải về. Chọn Run, Tiếp tục cho đến khi Kết thúc.
9
10
11
7.2.2 Ứng dụng Violet tạo trò chơi để kiểm tra bài cũ trong chương II, “Xã
hội cổ đại”, Lịch sử 10
7.2.2.1 Trò chơi Ô chữ:
Bước 1: Nháy chuột vào Tùy chọn, Chức năng mới, các chức năng đã có, nháy
chuột vào Bài tập ô chữ
12
Bước 2: Chuẩn bị nội dung câu hỏi phục vụ cho trò chơi để kiểm tra bài cũ,
chuẩn bị bài mới. Phần này giáo viên có thể căn cứ vào tình hình nhận thức của
học sinh để lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các hình thức trò chơi phù hợp.
Chương II, “Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 (cơ bản) bao gồm 2 bài học, tiến hành
trong 4 tiết học.
Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông (2 tiết)
Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – ma (2 tiết)
Với kiến thức bài 3, “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, giáo viên thiết kế trò
chơi ô chữ
Bước 1: Mở Violet, Bấm vào cộng để thêm thông tin bài tập. Nhập các thông tin
về Chủ đề, mục, Tiêu đề màn hình.
13
Bước 3: Nhập các câu hỏi và đáp án tương ứng theo hướng dẫn. Sau mỗi câu
hỏi, cần thêm câu hỏi vào dấu +, bỏ câu hỏi vào -. Chú ý, vị trí chữ là chữ cái
nằm trong ô hàng dọc cần ghi nhớ. Ví dụ:
Từ trả lời: Công xã
Từ trên ô chữ: Xã
Vị trí chữ: 1 (muốn lấy chữ cái X, đây là chữ cái số 1 nên sẽ điền là 1)
14
Khi cần thêm các câu hỏi, giáo viên bấm chuột vào + và bổ sung câu hỏi
như thao tác trên. Khi cần bỏ câu hỏi tích câu hỏi và bấm vào –
Giáo viên lần lượt nhập các câu hỏi ô chữ theo yêu cầu nội dung, chỉnh
sửa phù hợp. Sau khi hoàn thành, giao viên sẽ có phần như sau:
Bước 4: Sau khi xong tất cả các câu hỏi, vào Bài giảng, Lưu và chọn nơi lưu dữ
liệu. Khi cần sửa bài, vào Nội dung, Chỉnh sửa (F6) và thao tác như trên.
7.2.2.2 Trò chơi “Cóc vàng tài ba”
Bước 1: Vào +, sau đó nháy chuột vào Công cụ, lựa chọn trò chơi phù hợp Cóc
vàng tài ba.
15
Bước 2: Nhập các thông tin trò chơi, chỉnh sửa các thông tin điểm, thời gian.
Kiểu câu hỏi. Giáo viên bổ sung Câu hỏi, Các phương án trả lời và lựa chọn
phương án đúng.
Sau khi hoàn thiện, giáo viên nháy chuột vào Đồng ý. Sau đó vào Bài giảng và
Lưu lại.
16
Sau đó, giáo viên lưu file và chỉnh sửa cho phù hợp, đóng gói như phần ô chữ.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
+ Sáng kiến có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh với các trình độ
nhận thức khác nhau.
+ Các câu hỏi có thể lựa chọn các câu hỏi trắc nghiệm với đáp án đúng nhất, có
sự phân hóa các dạng câu hỏi với các mức độ nhận thức khác nhau.
Vì vậy, sáng kiến có thể áp dụng phổ biến với nhiều học sinh, nhiều lớp.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: phòng học có
- Máy chiếu
- Máy tính
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Để thực nghiệm kết quả ứng dụng sáng kiến, trong năm học trước (năm học
2017- 2018), tôi vẫn áp dụng kiểm tra miệng theo hình thức truyền thống, ở
chương II, “ Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 (Cơ bản), lớp 10A9 (2 lớp đều là 10A9,
với khả năng nhận thức tương đương), kết quả như sau:
17
- Số lượng học sinh được kiểm tra: 07 học sinh/40 học sinh.
- Có hoạt động nhóm khí tham gia: không
- Thời gian: 5- 10 phút (đáp ứng yêu cầu phân phối thời gian từng hoạt động lên
lớp)
- Hình thức: Câu hỏi tự luận
- Kết quả:
+ Điểm kiểm tra miệng chương II, “ Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 (Cơ bản), lớp
10A9
Số
HS Giỏi
tham
gia
Khá
Trung bình Yếu
Kém
trung
kiểm tra: 7
Số
bình
lượng 2
(học sinh)
Tỉ lệ (%)
Trên
28,6
2
1
1
1
5
28,6
14,28
14,28
14,29
71,4
+ Kết quả đánh giá 15 phút chương II, “Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 cơ bản
Số
HS Giỏi
tham
gia
trung
kiểm
tra:
bình
40
Số
lượng 12
(học sinh)
Tỉ lệ (%)
30
Khá
Trung bình Yếu
Kém
Trên
16
8
4
0
36
40
20
10
0
90
Năm học 2018- 2019, sau khi áp dụng phương pháp kiểm tra bài cũ mới
với bài tập Ô chữ và Cóc vàng tài ba ở chương II, “ Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10
(Cơ bản), kết quả như sau:
- Số lượng học sinh được kiểm tra: 11 học sinh/40 học sinh.
- Có hoạt động nhóm khí tham gia thi: Theo các tổ, phần thi ô chữ
18
- Thời gian: 5- 7 phút (đáp ứng yêu cầu phân phối thời gian từng hoạt động lên
lớp)
- Hình thức: Câu hỏi trắc nghiệm, phù hợp với hình thức thi mới hiện nay, thi
trắc nghiệm.
- Kết quả:
+ Điểm kiểm tra miệng chương II, “ Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 (Cơ bản):
Số
HS Giỏi
tham
gia
trung
kiểm
tra:
bình
11
Số
lượng 5
(học sinh)
Tỉ lệ (%)
45,5
Khá
Trung bình Yếu
Kém
Trên
5
1
0
0
11
45,5
9
0
0
100
+ Để đánh giá hiệu quả dạy học một cách khách quan và chính xác hơn kết hiệu
quả dạy học, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với các nội dung
kiến thức được áp dụng phần kiểm tra bài cũ theo phương pháp và hình thức
mới:
Kết quả đánh giá 15 phút chương II, “Xã hội cổ đại”, Lịch sử 10 cơ bản
Số
HS Giỏi
tham
gia
trung
kiểm
tra:
bình
40
Số
lượng 18
(học sinh)
Tỉ lệ (%)
45
Khá
Trung bình Yếu
Kém
Trên
17
4
1
0
11
42,5
10
2,5
0
97,5
Từ kết quả thực nghiệm trên, có thể khẳng định, kiểm tra bài cũ thông qua
sử dụng phần mềm Violet thiết kế trò chơi trong dạy học Lịch sử chương II “Xã
hội cổ đại” lớp 10A9 trường THPT Sáng Sơn mang lại kết quả, hiệu quả học tập
19
tốt hơn cho học sinh. Từ đó, kết quả dạy và học Lịch sử được cải thiện. Hơn
nữa, phương pháp và hình thức kiểm tra mới giúp tạo hứng thú cho học sinh hơn
trong quá trình học tập môn Lịch sử, ngay từ khi vừa bước vào cấp học THPT.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số Tên cá nhân
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
Trần Thị Nguyên An
Nguyễn Việt Anh
Vũ Hoàng Anh
Chu Thị Ngọc Ánh
Lưu Hồng Ánh
Lê Kim Dung
Nguyễn Đức Duy
Vũ Thị Thùy Dương
Hà Thị Hải
Nguyễn Hồng Hạnh
Bùi Thị Hằng
Nguyễn Thị Lệ Hồng
Triệu Thị Huệ
Trần Ngọc Lan
Triệu Thị Lan
Triệu Thị Liên
Nguyễn Quang Linh
Lê Thu Luyến
Bùi Thị Cẩm Ly
Khổng Thị Hương Ly
Trần Thị Ban Mai
Trần Hùng Mạnh
Lộc Thị May
Lê Công Minh
Nguyễn Quý Mùi
Nguyễn Thị Hằng Nga
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
áp dụng sáng kiến
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
20
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Trần Thị Hồng Ngọc
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Nguyễn Thị Bích Phượng
Hoàng Thị Thảo
Hà Đức Thắng
Trần Thị Thu Thùy
Lê Thị Hồng Thương
Khổng Thị Huyền Trang
Lê Quỳnh Trang
Nguyễn Thị Thùy Trang
Đỗ Thành Trung
Trần Xuân Trường
Nguyễn Anh Tú
Lê Hà Anh Tuấn
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
10A9
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
......., ngày.....tháng......năm......
Sông Lô, ngày 27 tháng 01 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị/
Tác giả sáng kiến
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Nhàn
21