Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN sử dụng videoclip trong giảng dạy chương II vũ trụ hệ quả các chuyển động của trái đất – địa lí 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.62 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Phần 1: Lời giới thiệu

1

Phần 2: Tên sáng kiến

2

Phần 3: Tác giả của sáng kiến

2

Phần 4: Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

2

Phần 5: Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

2

Phần 6: Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

2

Phần 7: Mô tả bản chất của sáng kiến


3

A. VỀ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN.

3

I. Lí DO CHỌN SÁNG KIẾN

3

II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
III. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VIDEO TRONG DẠY HỌC
1. Phương pháp sử dụng video trong dạy học : Tiết 4 - Bài 5 - Vũ
trụ. Hệ Mặt Trời. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.

3
6
6

a. Cấu trúc bài học và video ứng dụng

6

b. Nội dung kiến thức cơ bản

6

c. Phương pháp sử dụng video.

7


2. Phương pháp sử dụng video trong dạy học : Tiết 5 – Bài 5,6: Vũ trụ.
Hệ Mặt Trời. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất. Hệ quả chuyển

9

động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
a. Cấu trúc bài học và video ứng dụng

9

b. Nội dung kiến thức cơ bản

9

c. Phương pháp sử dụng video.

10

3. Phương pháp sử dụng video trong dạy học: Tiết 6 – Bài 6: Hệ quả
chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
a. Cấu trúc bài học và video ứng dụng

11
11

1


b. Nội dung kiến thức cơ bản


11

c. Phương pháp sử dụng video.

12

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ NHẬN
THỨC.

13

1. Câu hỏi nhận biết.

13

2. Câu hỏi thông hiểu.

15

3. Câu hỏi vận dụng

19

4. Câu hỏi vận dụng cao

22

B. VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN.


26

Phần 8: Thông tin bảo mật

29

Phần 9: Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

29

Phần 10: Đánh giá lợi ích của sáng kiến

29

Phần 11: Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu

29

Phần 12: Kết luận

30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Phần 1: Lời giới thiệu
Để đạt kết quả tốt trong quá trình dạy học môn Địa lí thì phương tiện dạy
học luôn đóng một vai trò rất to lớn. Các phương tiện đó có thể là bản đồ, tranh
ảnh, mô hình, lược đồ, các bảng biểu, biểu đồ. Những phương tiện này vừa có

tính trực quan, vừa diền giải logic các sự vật tự nhiên và kinh tế - xã hội. Từ đó
giúp giáo viên và học sinh khai thác tốt các kiến thức, đồng thời cũng phát huy
được những kĩ năng về tư duy sáng tạo, phân tích, đánh giá, tổng hợp. Bên cạnh
các phương tiện đó có một phương tiện có tính trực quan rất cao đó là sử dụng
2

31


video clip trong việc dạy và học. Video nhờ có sự phối hợp cả hai kênh nghe và
nhìn, video cho phép trình bày các đối tượng, hiện tượng theo những chuyển
động phát triển tạo nên hiệu quả truyền thông to lớn.
Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin kết hợp với
các thiết bị đã được trang bị trong trường phổ thông khá đầy đủ như: hệ thống
các máy chiếu, mạng internet. Thì việc học chương II: Vũ trụ và hệ quả các
chuyển động của Trái Đất nằm trong chương trình sách giáo khoa địa lí 10 – cơ
bản trở nên dễ hiểu hơn. Vì đây là chương kiến thức hay nhưng có tính trừu
tượng cao, nó nhằm giải thích những hiện tượng địa lí ngoài thực tế rất gần gũi
với học sinh như hiện tượng ngày- đêm, mùa…trên Trái Đất. Tuy nhiên để giải
thích và thấy được bản chất của các hiện tượng đó không dễ mà cần học sinh
phải có trí tưởng tượng tốt. Vì vậy để giúp học sinh hiểu đúng về các vận động
quay của Trái Đất, về các hiện tượng địa lí ngoài thực tế, đồng thời tăng thêm sự
hứng thú trong học tập thì việc sử dụng video clip để hỗ trợ trong quá trình dạy
và học ở chương này là rất cần thiết. Từ đó giúp hoạt động dạy và học của giáo
viên và học sinh đạt kết quả cao.

Phần 2: Tên sáng kiến

Sử dụng videoclip trong giảng dạy chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển
động của Trái Đất – địa lí 10- cơ bản.

Phần 3: Tác giả của sáng kiến

- Họ và tên: Kim Thị Hạnh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc
- Số điện thoại: 0396774429
3


- Mail:

Phần 4: Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

- Bản thân tác giả

Phần 5: Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

- Dạy học (môn Địa lí cho học sinh THPT)
- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Giáo viên có thể có thêm phương pháp
áp dụng phương tiện trực quan: vi deo để giảng dạy địa lí. Từ đó phát huy tính
tích cực và chủ động của học sinh. Tất cả các học sinh đều được tham gia tích
cực vào các hoạt động, được chủ động tiếp nhận kiến thức một cách hứng thú.

Phần 6: Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Ngày áp dụng và thử nghiệm tại trường THPT Yên Lạc là 10/9/2019
Phần 7: Mô tả bản chất của sáng kiến
A. VỀ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN.
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN.
- Các nội dung kiến thức đều rất trừu tượng đòi hỏi sự tư duy, óc tưởng
tượng cao của cả giáo viên và học sinh nên lựa chọn các phương tiện trực quan:
tranh, ảnh, mô hình, video ..đây là các công cụ, phương tiện hỗ trợ, giải quyết rất

tốt các vấn đề khó khăn mà giáo viên và học sinh đang gặp phải.

4


- Tính thực tiễn: Những kiến thức “Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của
Trái Đất” có trong sáng kiến giúp HS liên hệ và giải thích được các hiện tượng
địa lí có trong thực tiễn.
- Hướng tới phát triển năng lực học sinh: Nhận thức, liên hệ thực tiễn, tư
duy tổng hợp theo lãnh thổ, khai thác kênh hình, video….
- Vận dụng phương pháp dạy học tích cực: Giải quyết vấn đề, khai thác
bản đồ, hình ảnh, mô hình..
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC.
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Vũ Trụ. Hệ - Biết được

- Thấy được

- Xác định

- Giải thích


mặt trời và

khái niệm Vũ

vị trí của Trái

được trên

được tại sao Trái

Trái Đất. Hệ

Trụ, Thiên

Đất trong hệ

hình ảnh về Đất là hành tinh

quả chuyển

Hà, Dải ngân

mặt trời.

hình dạng

duy nhất trong

quỹ đạo và


Hệ Mặt Trời có

hướng

sự sống.

động tự quay Hà.
quanh trục
của Trái Đất.

- Hiểu được ý

- Nêu khái

nghĩa của vị

niệm hệ mặt

trí và khoảng

trời.

cách của Trái

- Nêu được vị
trí Trái Đất

Đất trong hệ
mặt trời.


trong Hệ Mặt

- Thấy được

Trời

vị trí các hành

- Trình bày
được các hệ

tinh trong Hệ
Mặt Trời.

quả chuyển
động tự quay
quanh trục
của Trái Đất :
5

chuyển
động các
hành tinh.

- Giải thích
được hiện tượng
ngày và đêm

- Xác định


trên Trái Đất. và

được vị trí

giải thích được

của Trái Đất sự luân phiên
trong Hệ
Mặt Trời.

ngày đêm.


sự luân phiên
ngày đêm.
2. Vũ Trụ. Hệ - Nêu được

- Hiểu được vì - Xác định

- Giải thích

mặt trời và

khái niệm về

sao dùng giờ

được trên


được tại sao các

Trái Đất. Hệ

giờ địa

múi trên toàn

hình ảnh sự

khối khí, dòng

quả chuyển

phương, giờ

thế giới.

lệch hướng

biển, dòng sông,

các vật thể

đường đạn bay

chuyển

trên bề mặt trái


động ở

đất bị lệch

BBC và

hướng, liên hệ

NBC.

Việt Nam…

- Xác định

- Tính được

được trên

ngày giờ các địa

hình đường

phương.

động tự quay múi, giờ gốc
quanh trục
của Trái Đất.
Hệ quả
chuyển động
xung quanh

Mặt Trời của
Trái Đất.

(GMT).
- Nêu được

- Hiểu được
nguyên nhân
các vật thể

đường chuyển lệch hướng
ngày quốc tế.
và qui ước

chuyển động.
- Biết được

- Trình bày

các khu vực

được sự lệch

có 1 lần, 2

hướng chuyển lần, không khi
động của các

nào Mặt Trời


vật thể.

lên thiên đỉnh.

chuyển
đọng biểu
kiến của
Mặt trời

- Nêu được

trong năm

khái niệm:

khu vực có

chuyển động

1 lần, 2 lần,

biểu kiến

không khi

hàng năm Mặt

nào Mặt

Trời, hiện


Trời lên

tượng mặt trời

thiên đỉnh.

lên thiên đỉnh.
3. Hệ quả

- Nêu được

- Hiểu được

- Giải thích

- Liên hệ và giải

chuyển động

khái niệm về

nguyên nhân

được các

thích được các

xung quanh


mùa, đặc

sinh ra mùa

mùa trong

hiện tượng trong

6


Mặt Trời của
Trái Đất.

điểm.

trên Trái Đất.

- Nêu được

- Hiểu được

nguyên nhân

có ngày dài

sinh ra mùa và nhất trong
thời gian bắt

năm, ngắn


đầu các mùa

nhất, ngày

theo âm,

bằng đêm trên

dương lịch.

Trái Đất.

năm dựa

thực tiễn: giải

trên mô

thích câu ca dao

hình các

“đêm tháng năm

mùa theo

chưa nằm đã

dương dịch


sáng, ngày

trên hình

tháng 10 chưa

ảnh.

cười đã tối”

- Giải thích
được các

- Nêu được

hiện tượng

ngày, đêm dài

ngày đêm

ngắn theo

dài ngắn

mùa và theo

theo vĩ độ


vĩ độ.

tren mô
hình ngày
22/6 và
22/12.

III. THIẾT KẾ PHƯƠNNG PHÁP SỬ DỤNG VIDEO TRONG DẠY
HỌC
Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất trong sách giáo
khoa Địa lí 10 – cơ bản gồm 2 bài – chia 3 tiết
+ Tiết 4 - Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.
+ Tiết 5 – Bài 5,6: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.
Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
+ Tiết 6 - Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
1. Phương pháp sử dụng video trong dạy học : Tiết 4 - Bài 5 - Vũ trụ.
Hệ Mặt Trời. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.
7


a. Cấu trúc bài học và video ứng dụng
- Cấu trúc bài 5 – sách giáo khoa Địa lí 10 – ban cơ bản gồm: 2 mục
I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Các video sử dụng trong bài gồm:
* Video “Hệ Mặt trời”
* Video “Các hành tinh”
* Video “Hiện tượng ngày đêm”
b. Nội dung kiến thức cơ bản
- Nội dung: Mục I – phần 2: Hệ Mặt Trời

Thể hiện các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời gồm có: Mặt Trời
ở vị trí trung tâm, các thiên thể chuyển động xung quanh (các hành tinh, vệ tinh,
sao chổi, thiên thạch…), và các đám mây, bụi khí.
Có 8 hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời là:
. Thủy Tinh
. Kim Tinh
. Trái Đất
. Hỏa Tinh
. Mộc Tinh
. Thổ Tinh
. Thiên Vương Tinh
. Hải Vương Tinh
Các hành tinh chuyển động với quỹ đạo hình elip gần tròn. Hướng chuyển
động từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ). Các hành tinh cũng tự quay
quanh trục theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (trừ Thiên Vương Tinh và Kim
Tinh).
- Nội dung: Mục I – phần 3: Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
Thấy được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời: Trái Đất ở vị trí thứ 3
tính từ Mặt Trời ra, khoảng cách trung bình từ Trái Đất tới Mặt Trời là 149,6
triệu km.
8


Trái Đất thực hiện 2 chuyển động quay là tự quay quanh trục và chuyển
động tịnh tiến xung quanh Mặt trời.
Trái Đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống.
- Nội dung: Mục II - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Video chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: Ta thấy tự quay
quanh trục tưởng tượng theo chiều từ tây sang đông. Trục này nghiêng với mặt
phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Thời gian tự

quay là 24h/ 1 vòng quay, trong quá trình tự quay có 2 điểm không thay đổi vị trí
là cực Bắc và cực Nam của Trái Đất. Sự chuyển động quay quanh trục này tạo
nên sự luân phiên về ngày – đêm; Sự phân chia giờ trên Trái Đất và sự lệch
hướng chuyển động của các vật thể.
- Nội dung: Mục II – phần 1: Sự luân phiên về ngày,đêm.
Trái Đất là một hình khối cầu, một nửa luôn được Mặt Trời chiếu sáng là
ngày, một nửa bị khuất là đêm. Song do Trái Đất tự quay quanh trục nên đã tạo
nên sự luân phiên về ngày, đêm. Thời gian là 24h cho một ngày đêm của Trái
Đất đã hình thành nên một nhịp điệu thích hợp (không quá dài, không quá ngắn
và ban ngày không quá nóng, ban đêm không quá lạnh). Đây là điều kiện tốt cho
sự sống tồn tại.
c. Phương pháp sử dụng video.
- Mục I – phần 2: Hệ Mặt Trời
+ Giáo viên: Sử dụng video “Các hành tinh” và cho học sinh xem video,
kết hợp kiến thức và kênh hình trong sgk .
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
./ Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ Mặt Trời ra?
./ Em có nhận xét gì về hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các
hành tinh? (Nếu cần cho phát lại video)
+ Giáo Viên chuẩn kiến thức: Như phần nội dung
- Mục I – phần 3: Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
+ Giáo viên: Phát video “Hệ Mặt Trời”
9


+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em hãy nêu vị trí của Trái
Đất trong Hệ Mặt Trời và ý nghĩa của nó?
+ Giáo Viên chuẩn kiến thức: Như phần nội dung
- Mục II - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
+ Giáo viên giới thiệu khái quát về các chuyển động của Trái Đất, sau đó

cho học sinh xem video “Trái Đất tự quay quanh trục”. Giáo viên vừa đưa ra các
câu hỏi và gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi sau:
+ Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
+ Thời gian tự quay là bao nhiêu?
+ Trong quá trình tự quay có những điểm nào không di chuyển vị trí?
+ Giáo viên diễn giải cho học sinh rồi chuẩn kiến thức như phần nội
dung.
- Nội dung: Mục II – phần 1: Sự luân phiên về ngày,đêm.
- Giáo viên: Cho học sinh xem video “Sự luân phiên ngày đêm trên Trái
Đất”.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
+ Nguyên nhân nào sinh ra sự luân phiên về ngày đêm trên Trái Đất?
+ Thời gian 1 ngày đêm là bao nhiêu?
+ Ý nghĩa của sự luân phiên ngày đêm là gì?
2. Phương pháp sử dụng video trong dạy học : Tiết 5 – Bài 5,6: Vũ
trụ. Hệ Mặt Trời. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất. Hệ quả chuyển
động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
a. Cấu trúc bài học và các video ứng dụng.
- Cấu trúc tiết 5 – sách giáo khoa Địa lí 10 – ban cơ bản gồm: 2 bài
+ Bài 5,6: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
3. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể.
+ Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
10


- Các video sử dụng trong bài gồm:
* Video “Chia múi giờ”

* Video “Vận tốc quay của Trái Đất”
* Video “Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời”
* Video “Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tới Trái Đất”
b. Nội dung kiến thức cơ bản.
- Bài 5,6: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.
+ Nội dung. Mục II – phần 2: Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày
quốc tế.
Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế là một trong những hệ
quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Sau khi quan sát video
“Chia múi giờ” chúng ta thấy:
Giờ địa phương: Là giờ tại các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
Giờ này không thuận lợi trong đời sống xã hội.
Giờ múi: Là giờ các địa phương trong cùng một múi thống nhất một giờ
với cách chia: Chia Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15o kinh tuyến tương
ứng là một giờ. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ gốc hay giờ quốc tế, giờ GMT.
+ Nội dung: Mục II – phần 3: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Khi Trái Đất tự quay, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau đều có vận tốc
dài khác nhau:
Ở xích đạo có vận tốc dài lớn nhất
Càng về cực vận tốc dài càng nhỏ, Tại cực Bắc và cực Nam vận tốc dài
gần như bằng 0.
Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên mọi địa điểm tại các
vĩ độ (trừ cực Bắc và cực Nam) đều bị lệch hướng chuyển động, lực làm lệch
hướng là lực Côriolit:
+ Ở Bắc bán cầu: Các vật thể chuyển động bị lệch về bên phải của hướng
chuyển động
+ Ở Nam bán cầu: Các vật thể chuyển động bị lệch về bên trái của hướng
chuyển động
11



- Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
+ Mục I - Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
Do chúng ta đứng trên Trái Đất nên có cảm giác Mặt Trời chuyển động
xung quanh Trái Đất nhưng thực tế Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống bề mặt Trái Đất (Mặt Trời lên
thiên đỉnh). Video “Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tới Trái Đất” cho thấy tia
sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến Nam (23027’N), rồi di chuyển lên
Xích Đạo, từ Xích Đạo di chuyển lên chí tuyến Bắc(23027’N), sau đó lại di
chuyển về Xích Đạo cứ như vậy nên:
+ Tại 2 chí tuyến có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Trong khu vực nội chí tuyến: có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Không khi nào Mặt Trời lên thiên đỉnh: ngoại chí tuyến.
c. Phương pháp sử dụng video clip
- Mục II – phần 2: Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
+ Sau khi giảng cho học sinh về giờ địa phương, giờ múi dựa vào các
kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa. Để nhằm khắc sâu kiến thức và giúp
học sinh có thể tưởng tượng ra cách chia múi giờ trên Trái Đất giáo viên cho
phát video “Chia múi giờ”.
+ Giáo viên: chuẩn kiến thức như nội dung.
- Mục II – phần 3: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
+ Giáo viên: Cho học sinh xem video “Vận tốc quay của Trái Đất”. Yêu
cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nơi nào trên Trái Đất có vận tốc dài lớn nhất, nơi nào nhỏ nhất? (câu
hỏi mở rộng)
+ Tại sao các vật thể chuyển động trên Trái Đất bị lệch hướng là do
nguyên nhân nào? Và bị lệch hướng như thế nào?
+ Giáo viên: chuẩn kiến thức như nội dung
- Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất - Mục I Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
12



Sau khi giải thích cho học sinh các khái niệm: Mặt Trời lên thiên đỉnh;
chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Giáo viên cho học sinh xem
video “Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tới Trái Đất”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nơi nào trên Trái Đất có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, nơi nào trên Trái
Đất có 1 lần Mặt trời lên thiên đỉnh, nơi nào trên Trái Đất không khi nào có Mặt
trời lên thiên đỉnh?
+ Nguyên nhân tại sao lại có sự khác nhau về hiện tượng Mặt Trời lên
thiên đỉnh ở các khu vực đó?
- Giáo viên giảng giải thêm rồi chuẩn kiến thức như nội dung ở trên.
3. Phương pháp sử dụng video trong dạy học: Tiết 6 – Bài 6: Hệ quả
chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
a. Cấu trúc bài học và các video clip ứng dụng
- Cấu trúc: Tiết 6 - Bài 6 – sách giáo khoa Địa lí 10 – ban cơ bản gồm:
II. Các mùa trong năm.
III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Các video sử dụng trong bài gồm:
* Video “Các mùa trong năm”
b. Nội dung kiến thức cơ bản
Qua video “Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời” học sinh thấy
được nguyên nhân sinh ra mùa trên Trái Đất là do: Trục Trái Đất luôn nghiêng
với mặt phẳng quỹ đạo quanh Mặt Trời và không đổi phương trong suốt quá
trình quay quanh Mặt Trời.
Qua Video”Các mùa trong năm”: Cho học sinh biết vì sao có mùa xuân,
mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
Mùa xuân: 21/3-22/6
Mùa hạ: 22/6 – 23/9
Mùa thu: 23/9 – 22/12

Mùa đông: 22/12 – 21/3
c. Phương pháp sử dụng video clip
13


- Giáo viên cho học sinh xem video “Chuyển động của Trái Đất quanh
Mặt Trời”. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là gì?
- Giáo viên cho học sinh xem video Video”Các mùa trong năm”. Sau đó
yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa theo dương lịch ở bán cầu
Bắc?
+ Tại sao mùa xuân lại ấm áp, mùa hè nóng, mùa thu mát mẻ còn mùa
đông thì lanh giá?
- Giáo viên cần gợi ý cho học sinh trả lời vì phần này khó đòi hỏi học sinh
phải tư duy tốt,sau đó chuẩn kiến thức.
Trên đây là một số phương pháp sử dụng các video clip trong dạy học
môn Địa Lí 10 – chương II – Phần 1. Các video clip này đều rất phong phú, yêu
cầu cần có thời gian vào mạng internet để tìm hiểu và chọn lựa cho thích hợp
trước khi sử dụng làm phương tiện dạy học. Phương pháp này giúp học sinh
hiểu rất rõ những kiến thức trừu tượng của chương. Phương pháp video clip chỉ
sử dụng được khi có sự hỗ trợ của hệ thống máy chiếu và mạng internet.

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THEO MỨC ĐỘ
NHẬN THỨC.
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm:
A. Các thiên thể, khí, bụi .
B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ
C. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi.

D. Các hành tinh và các vệ tinh của nó.
Câu 2: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:
A. 149,6 nghìn km

B. 149,6 triệu km.

C. 149,6 tỉ km

D. 140 triệu km
14


Câu 3. Khoảng không gian vô tận chứa các thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ
điện từ được gọi là gì?
A. Thiên hà.

B. Vũ Trụ.

C. Thiên thể.

D. Hệ Mặt Trời.

Câu 4. Tính từ Mặt Trời ra, Trái Đất nằm ở vị trí:
A. thứ nhất.

B. cuối cùng

C. thứ ba

D. ở giữa


Câu 5. Chuyển động tự quay của trái đất đem lại hệ quả:
A. Ngày đêm, giờ, lực côriolit.

B. Ngày đêm, năm mùa,lực côriolit

C. Năm mùa, giờ, lực côriolit.

D. Giờ, năm mùa

Câu 6. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng
thời gian
A. một ngày đêm

B. một năm

C. một mùa

D. một tháng

Câu 7. Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong
cùng một thời điểm:
A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác
nhau
B. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác
nhau
C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn
D. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau
Câu 8. Giờ quốc tế được lấy theo giờ của:
A. Múi giờ số 0


B. Múi giờ số 1

C. Múi giờ số 23

D. Múi giờ số 7

Câu 9. Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy?
A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 10. Giờ quốc tế được gọi là:
A. TAM

B. ATM

C. GMT

D. GTM

Câu 11. Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là:
A. Trung Quốc

B. Hoa Kì


C. Nga

D. Canada
15


Câu 12. Quốc gia chỉ lấy một múi giờ thống nhất cho toàn bộ lãnh thổ là?
A. Trung Quốc.

B. Hoa Kì.

C. Liên bang Nga.

D. Canada.

Câu 13. Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ
cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng
A. về phía bên phải theo hướng chuyển động
B. về phía bên trái theo hướng chuyển động
C. về phía bên trên theo hướng chuyển động
D. về phía xích đạo
Câu 14. Chuyển động biểu kiến là:
A. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời
B. Chuyển động thấy bằng mắt nhưng không có thực
C. Chuyển động có thực của Mặt Trời
D. Chuyển động có thực nhưng không thể quan sát thấy
Câu 15. Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là
do
A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.

C. Trái Đất có dạng hình câu và nghiêng một góc bằng 66°33
D. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời luôn thay đổi.
Câu 16. Mặt trời lên thiên đỉnh khi ở đỉnh đầu lúc
A. 11 giờ trưa

B. 12 giờ trưa

C. 13 giờ chiều

D. 2 giờ chiều

Câu 17. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do
A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng
không đổi
D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục
16


Câu 18. Đối với các nước theo Dương lịch ở bán câu Bắc, ngày bắt đầu mùa
xuân là
A. 05/02.

B. 01/01.

C. 21/3.

D. 15/01.


Câu 19. Thời gian bắt đầu các mùa ở nước ta thường đến sớm hơn các nước
vùng ôn đới khoảng bao nhiêu ngày?
A. 30 ngày.

B. 45 ngày.

C. 60 ngày.

D. 15 ngày.

Câu 20. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa là do
A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi
D. Trái Đất hình cầu
Câu 21: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào
A. góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng
B. thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất
C. vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
D. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời
2. Câu hỏi thông hiểu.
Câu 1: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác ?
A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể
B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà
C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà
D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh
Câu 2. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về hệ Mặt Trời:
A. Mặt Trời là thiên thể duy nhất có khả năng tự phát sáng
B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời
C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng

D. Trong hệ Mặt Trời tất cả các hành tinh đều chuyển động tự quay
Câu 3. Trong hệ Mặt Trời các hành tinh
A. chiếm tuyệt đại đa số khối lượng của cả hệ
B. chiếm gần 1/2 khối lượng chung của cả hệ
17


C. chiếm một phần rất nhỏ khối lượng chung của cả hệ
D. chiếm khối lượng không đáng kể so với khối lượng chung của cả hệ
Câu 4. Quĩ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời có dạng
A. tròn

B. ê líp

C. không xác định

D. vuông

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hệ Mặt Trời?
A. Gồm nhiều thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
B. Có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.
C. Các thiên thể có quỹ đạo chuyển động hình elip.
D. Các hành tinh đều chuyển động từ Đông sang Tây.
Câu 6: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có:
A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh
B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất
C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh
D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh
Câu 7. Nhóm hành tinh của Trái Đất bao gồm
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh.

B. Trái Đất, Hoả tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh.
C. Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh
D. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Trái Đất.
Câu 8. Nguyên nhân khiến cho ngày đêm trên Trái Đất luân phiên là do
A. Trái Đất hình câu.

B. Trái Đất tự quay.

C. các tia sáng Mặt Trời chiếu song song.

D. trục Trái Đất nghiêng 66°33'.

Câu 9. Có hiện tượng luân phiên ngày đêm vì:
A. vận động tự quay của trái đất

B. trái đất hình khối cầu

C. trái đất hình khối cầu và vận đông tự quay
D. trái đát hình khối cầu và chuyển động của trái đất quanh mặt trời
Câu 10. Trong giờ múi, mỗi múi giờ đi qua:
A. 16 độ kinh tuyến

B. 20 độ kinh tuyến

C. 15 độ kinh tuyến

D. 18 độ kinh tuyến

Câu 11: Đường chuyển ngày quốc tế được qui ước lấy theo kinh tuyến:
18



A. 1800

B. 00

C. 900Đ

D. 900T

Câu 12. Theo qui ước nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển
ngày quốc tế thì
A. tăng thêm 1 ngày lịch

B. lùi lại 1 ngày lịch

C. không cần thay đổi ngày lịch
D. tăng thêm hay lùi lại 1 ngày lịch là tuỳ qui định của mỗi quốc gia
Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Côriôlit?
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. Hướng chuyển động từ tây sang đông.
C. Vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau.
D. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
Câu 14. Mặt trời lên thiên đỉnh một năm 2 lần ở vùng
A. ngoại chí tuyến

B. nội chí tuyến

C. xích đạo


D. 2 cực

Câu 15. Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần duy nhất
trong năm là:
A. Vòng cực

B. Vùng nội chí tuyến

C. Chí tuyến

D. Vùng ngoại chí tuyến

Câu 16. Những ngày Mặt Trời chiếu thẳng góc ở xích đạo là
A. 21/3 và 22/6.

B. 21/3 và 22/12

C. 21/3 và 23/9.

D. 22/6 và 22/12.

Câu 17. Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào sau đây?
A.23°27'B.

B. 66°33'B.

C. 66°33'N.

D. 23°27'N.


Câu 18. Vào ngày 22/12 mặt trời chiếu thẳng góc tại
A. xích đạo

B. chí tuyến Nam

C. chí tuyến Bắc

D. vùng cực

Câu 19. Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là
A. Cực

B. Xích đạo

C. Vòng cực
19

D. Chí tuyến


Câu 20. Vào ngày nào trong năm các địa điểm ở bán cầu Bắc nhận được lượng
nhiệt và ánh sáng nhiều nhất?
A. 22/12.

B. 21/3.

C. 23/9.

D. 22/6.


Câu 21. Vào ngày 22/12, vòng cực Bắc sẽ có hiện tượng
A. 24 giờ là ngày.

B. 24 giờ là đêm.

C. ngày dài đêm ngắn.

D. ngày dài bằng đêm.

Câu 22. Vào những ngày nào trong năm tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều có
ngày dài bằng đêm?
A. 21/3 và 22/6.

B. 22/6 và 23/9.

C. 22/6 và 22/12.

D. 21/3 và 23/9.

Câu 23. Ở bán cầu Bắc vào ngày nào trong năm có thời gian ban ngày dài nhất,
ban đêm ngắn nhất?
A. 22/6.

B.21/3.

C.23/9.

D. 22/12.

Câu 24. Từ xích đạo đi về hai cực, chênh lệch giữa ngày và đêm

A. càng giảm

B. tùy theo mỗi nửa cầu

C. càng tăng

D. tùy theo mùa

Câu 25. Nơi nào quanh năm có ngày dài bằng đêm ?
A. Xích đạo

B. Chí tuyến

C. Vùng cực.

D. Ở cực

Câu 26. Nơi nào trong năm có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm ?
A. Vòng cực

B. Cực

C. Chí tuyến

D. Xích đạo

3. Câu hỏi vận dụng.
Câu 1. Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
A. Ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra trái ngược với bán cầu Bắc
B. Khi ở bán cầu Nam là mùa thu thì ở bán cầu Bắc là mùa xuân

C. Thời gian mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn ở bán cầu Nam
D. Thời gian mùa đông ở cả 2 bán cầu là như nhau
Câu 2. Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về hiện tượng mùa trên Trái Đất?
A. Bán cầu Nam hiện tượng mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.
B. Khi bán cầu Nam đang là mùa thu thì bán cầu Bắc là mùa xuân.
20


C. Thời gian mùa hạ ở bán cầu Bắc dài hơn ở bán cầu Nam.
D. Thời gian mùa đông ở cả hai bán cầu là như nhau.
Câu 3. Mỗi năm ở Hà Giang ( 23022’ B) Mặt Trời sẽ:
A. lên thiên đỉnh 2 lần

B. lên thiên đỉnh một lần

C. không lên thiên đỉnh

D. tùy từng năm

Câu 4. Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ xuất hiện ở bán cầu Bắc trong
khoảng thời gian:
A. Từ 21 – 3 đến 22 – 6

B. Từ 21 – 3 đến 23 – 9

C. Từ 22 – 6 đến 23 – 9

D. Từ 23 – 9 đến 22 – 12

Câu 5. Ý nhận xét nào sau đây không đúng về giờ địa phương?

A. Luôn đến sớm hơn giờ múi.
B. Mỗi quốc gia có vô số giờ địa phương khác nhau.
C. Ở các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau.
D. Giờ ở kinh tuyến Đông đến sớm hơn giờ ở kinh tuyến Tây.
Câu 6: Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời sẽ:
A. Giảm dần khi đến gần ngày 3 – 1 và tăng dần khi đến gần ngày 5 - 7
B. Tăng dần khi đến gần ngày 3 – 1 và giảm dần khi đến gần ngày 5 – 7
C. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo
D. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo trừ vào hai ngày 3 –
1 và 5 - 7
Câu 7. Điểm cận nhật diễn ra vào tháng
A.1

B. 7

C. 3

D. 9

Câu 8. Trục tưởng tượng của Trái Đất hợp với mặt phẳng xích đạo một góc
A. 900

B. 660

C. 66033’

D. 66023’

Câu 9. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm gần như không
thay đổi vị trí là

A. hai cực

B. hai chí tuyến

C. vòng cực

D. xích đạo

Câu 10: Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là
A. vòng cực

B. chí tuyến

C. xích đạo

D. vĩ độ trung bình
21


Câu 11. Vận tốc tự quay của Trái Đất có đặc điểm
A. lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2 cực
B. tăng dần từ xích đạo về 2 cực
C. lớn nhất ở chí tuyến
D. không đổi ở tất cả các vĩ tuyến
Câu 12. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác về vận tốc chuyển động của
Trái Đất quanh Mặt Trời:
A. Lớn nhất khi ở gần điểm cận nhật
B. Nhỏ nhất khi ở điểm viễn nhật
C. Nhỏ hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất
D. Lớn hơn so với vận tốc tự quay của Trái Đất

Câu 13. Hướng chuyển động của các hành tinh trên quĩ đạo quanh Mặt Trời là:
A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh
B. Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh
C. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim Tinh
D. Thuận chiều kim đồng hồ
Câu 14. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng:
A. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời
B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời
C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương
Tinh
D. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên
Vương Tinh
Câu 15. Khi Hà Nội (1050 Đ) là 7h00 thì ở Luân Đôn (00) sẽ là:
A. 7h,00.

B. 0h,00

C. 1h,00

D. 14h,00

Câu 16. Giờ ở Hà Nội(1050Đ) chênh với giờ ở Tokyo(1450Đ):
A. +2h

B. +3h

C. - 2h

D. - 3h


Câu 17. Vào giờ nào ở Việt Nam thì tất cả các địa điểm trên Trái Đất có cùng
một ngày lịch?
22


A. 20 giờ.

B. 6 giờ.

C. 7 giờ.

D. 19 giờ.

Câu 18. Khi Luân Đôn đang đón giao thừa (0h) thì lúc đó Việt Nam đang là mấy
giờ?
A. 7 giờ.

B. 6 giờ.

C. 19 giờ.

D. 18 giờ.

Câu 19. Vận tốc quay của Trái Đất trên quỹ đạo không đều là do
A. quỹ đạo của Trái Đất có hình ellip
B. khi di chuyển trên quỹ đạo trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng
C. trái Đất có hình khối cầu
D. khi quay quanh trục tốc độ quay khá nhanh
Câu 20. Giới hạn xa nhất về phía bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng
góc là

A. chí tuyến Bắc.

B. vòng cực Bắc.

C. vĩ độ 30°B.

D. vĩ độ 23°B.

Câu 21. Trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài
hơn đêm do
A. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ
B. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi
C. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời
D. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời
Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ở bán câu Bắc nửa năm mùa nóng dài
hơn nửa năm mùa lạnh là do
A. góc nhập xạ vào mùa nóng lớn hơn.
B. thời gian ban ngày mùa nóng nhiều hơn.
C. Trái Đất ở xa Mặt Trời hơn vào mùa hè.
D. vận tốc chuyển động trên quỹ đạo lớn.
Câu 23. Đường phân chia sáng tối chỉ trùng với trục Trái Đất vào các ngày
A. 21/3 và 23/9.

B. 21/3 và 22/6.

C. 22/6 và 23/9.

D. 22/6 và 22/12.

Câu 24. Vào ngày 22/6, độ dài ngày đêm ở xích đạo như thế nào?

A. Ngày dài đêm ngắn.

B. Ngày ngắn đêm dài.
23


C. Ngày dài bằng đêm.

D. Hoàn toàn là ngày.

Câu 25. Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc ngày
22/6 là
A. 66°33'.

B. 23°27’

C.46°54’

D. 90°.

Câu 26. Nhận định nào sau đây đúng nhất về hiện tượng ngày đêm ở Hà
Nội( 210 B)?
A. Ngày 21/3 N=Đ

B. Ngày 21/6 N>Đ

C. Ngày 23/9 N>Đ

D. Ngày 22/12 N>Đ


Câu 27. Ngày duy nhất dài 24h ở vòng cực Bắc là:
A. 21/ 3

B. 23/9

C. 22/6

D. 22/12

Câu 28. Đêm duy nhất dài 24h ở vòng cực Nam là:
A. 21/ 3

B. 23/9

C. 22/6

D. 22/12

Câu 29. Đêm duy nhất dài 24h ở vòng cực Bắc là:
A. 21/ 3

B. 23/9

C. 22/6

D. 22/12

Câu 30. Ngày duy nhất dài 24h ở vòng cực Nam là:
A. 21/ 3


B. 23/9

C. 22/6

D. 22/12

Câu 31. Bán cầu Bắc sẽ nhận được nhiều nhiệt nhất vào ngày:
A. 21/ 3

B. 23/9

C. 22/6

D. 22/12

4. Câu hỏi vận dụng cao.
Câu 1. Ý nào sau đây thể hiện chính xác tác động của lực Côriôlit đến các hiện
tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất?
A. Gió Tín phong bán cầu Bắc lệch thành hướng đông bắc.
B. Bờ phải của các dòng sông bị xói mòn mạnh hơn bờ trái.
C. Đường ray bên trái bị mòn nhiều hơn đường ray bên phải.
D. Các dòng biển chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 2: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác ?
A. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bán cầu trái
B. Lực Côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc
C. Lực Côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất
24


D. Hướng gió Đông Bắc thổi đến nước ta vào mùa đông là do tác động của lực

Côriôlit
Câu 3. Hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn
hơn Mặt Trời là
A. Thuỷ Tinh

B. Kim Tinh

C. Hoả Tinh

D. Mộc Tinh

Câu 4. Hành tinh nào sau đây có số vệ tinh nhiều nhất?
A. Mộc tinh.

B. Kim tinh.

C. Thổ tinh.

D. Hoả tinh.

Câu 5. Một năm trên sao Hoả có độ dài hơn một năm trên Trái Đất
A. 10 ngày.

B. 90 ngày.

C. 321 ngày.

D. 365 ngày.

Câu 6: Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ Tinh là:

A. Bằng nhau
B. Dài gấp khoảng 3 lần
C. Dài gấp khoảng 4 lần
D. Ngắn hơn
Câu 7. . Một đơn vị thiên văn là:
A. Khoảng cách giữa các hành tinh với nhau
B. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất
C. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng
D. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương Tinh
Câu 8. Tại cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là
ngày 28/02/2017 thì ở phía đông sẽ là ngày
A. 27/02/2017.

B. 01/3/2017.

C. 29/02/2017.

D. 28/02/2017.

Câu 9. Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiếu vuông
góc là:
A. Chí tuyến Bắc

B. Vòng cực Bắc

C. 200B

D. 230B

Câu 10: Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại xích đạo vào ngày

21 – 3 và 23 – 9 là:
A. 900

B. 600

C. 1800

D. 66033’

Câu 11: Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào
ngày 22 – 6 là:
25


×