CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:
Giải pháp tổ chức dạy học theo ba nhóm đối tượng nhận thức
của học sinh trong lớp học chính khóa.
- Tác giả: Nguyễn Hữu Tài
- Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp
- Chức vụ: Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: ĐHSP chuyên ngành Toán.
Tam Hợp, năm 2019
1
Trong một lớp học chính khóa ở cấp Trung học cơ sở hiện nay thông
thường được phân chia có thể có đủ các diện học sinh giỏi, khá, trung bình,
yếu hoặc kém. Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh theo định hướng
phát triển năng lực học sinh thì trước tiên cần phải điều tra tìm hiểu học sinh
theo trình độ và khả năng nhận thức (Giỏi – khá, trung bình và yếu – kém). Từ
đó đưa ra được các biện pháp tác động phù hợp tới từng đối tượng. Tạo cho
học sinh hứng thú và niềm tin vào khả năng của mình để từng bước khám phá,
vận dụng kiến thức, phát huy tốt nhất khả năng nhận thức cá nhân.
Giải pháp tổ chức dạy học theo ba nhóm đối tượng nhận thức của học
sinh trong lớp học chính khóa trong sáng kiến này được thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1. Điều tra thu thập thông tin phân loại hoc sinh theo khả năng
nhận thức ngay từ đầu năm học hoặc sau khi kết thúc học kỳ I đối với từng
môn học.
Lấy kết quả xếp loại học lực năm học liền trước hoặc kết quả học kỳ I
trong năm học áp dụng sáng kiến; kết hợp với kết quả khảo sát đầu năm học
hoặc điểm kiểm tra học kỳ I theo đề chung để phân loại nhận thức của học
sinh thành đối tượng nhận thức: khá – giỏi là diện A1, trung bình là diện A2,
yếu – kém là diện A3 và được lập theo bảng:
Bảng điều tra phân loại nhận thức học sinh đầu năm học ...
Môn ... lớp ...
STT Họ và tên học
sinh
Kết quả năm học ...
(năm học liền
trước)
Điểm
Xếp
loạisát trung
Kết quả
khảo
bộ mônhọc
đầulực
năm bình bộ
môn
học ...
hiện tại)
Điểm
Nhận
xét
(A1, A2,
A3)
Kết thúc học kỳ I, lập bảng điều tra phân loại nhận thức học sinh đầu
học kỳ II thì thay cột Kết quả năm học ... (năm học liền trước) bởi kết quả của
học kỳ I và cột Kết quả khảo sát môn đầu năm học ... (năm học hiện tại) bởi
điểm bài kiểm tra bộ môn học kỳ I.
Bước 2. Lập sơ đồ lớp học và chuẩn bị trước khi lên lớp
Trên cơ sở phân diện nhận thức A1, A2, A3 ở bước 1, giáo viên lập sơ
đồ bố trí chỗ ngồi học trên lớp cho học sinh theo hai phương án:
2
Phương án thứ nhất với mục tiêu tiết học học sinh diện A3 được các
bạn diện A1 trợ giúp khi tham gia các hoạt động bài học bố trí sơ đồ học sinh
diện A1 và A3 ngồi gần nhau (có thể bố trí học sinh diện A2 ngồi cùng).
Ví dụ: Sơ đồ theo phương án thứ nhất có thể như sau
BìnhA1
DũngA2
Mai-A2
HuyA2
Du-A2
Huệ-A3
Ba-A2
Tú-A1
Yến-A3
Lê-A1
HùngA1
Hà-A2
TùngA3
HồngA2
...
...
...
...
Hải-A3
Lan-A2 Cúc-A2
Đào-A3
...
...
Phương án thứ hai với mục tiêu tiết học có hoạt động mà khối lượng,
mức độ công việc giao theo khả năng nhận thức của học sinh thì bố trí sơ đồ
học sinh mỗi diện ngồi theo một khu vực.
Ví dụ: Sơ đồ theo phương án thứ hai có thể như sau
BìnhA1
HùngA1
Yến-A3 Hải-A3
Hà-A2
Lê-A1
Tú-A1
Huệ-A3 Đào-A3
Cúc-A2 Huy-A2
Ba-A2
DũngA2
...
...
TùngA3
...
Mai-A2
...
HồngA2
...
Du-A2
Lan-A2
...
Mỗi phương án, giáo viên cần có 2 sơ đồ môn học mỗi lớp được công
khai ở lớp và sẵn sàng chia sẻ với giáo viên đến dự giờ để họ thực hiện dự giờ
theo cách quan sát hoạt động học của từng học sinh.
Khi thực hiện cần linh hoạt và nhẹ nhàng, tùy theo mục tiêu cũng có thể
có những tiết học giáo viên cần cho học sinh ngồi tự do để tạo tâm lý thoải
mái trong học tập cho học sinh. Đặc biệt không áp dụng hai phương án ngồi
theo sơ đồ năng lực nói trên đối với tiết kiểm tra.
Soạn giáo án bài học cần thể hiện được trong mục tiêu, các hoạt động
dạy học và yêu cầu về nhà cho mỗi nhóm đối tượng nhận thức A1, A2, A3.
Chẳng hạn:
Học sinh diện A3 soạn mục tiêu về vận dụng kiến thức cơ bản là nhận ra
tương tự để thực hiện. Khi thiết kế hoạt động cho một vấn đề với học sinh A1
được khái quát lên và giải quyết chỉ bằng số ít hoạt động; học sinh diện A2, A3
được chia thành nhiều hoạt động nhỏ hơn để thực hiện, hoạt động sau có sử dụng
kết quả của hoạt động trước, hoạt động cuối cùng sẽ giải quyết được vấn đề mà
học sinh diện A1 phải giải quyết trong một hoặc hai hoạt động. Cũng có
3
thể giai đoạn đầu học sinh diện A3 chỉ cần thực hiện được một hoặc hai hoạt
động đầu không nhất thiết phải yêu cầu học sinh diện này hoàn thành trọn vẹn
một vấn đề, nhất là những vấn đề dài và khó. Giao nhiệm vụ ở nhà cần cụ thể
cho từng diện học sinh để mỗi học sinh cố gắng đều có thể hoàn thành được
nhiệm vụ (ở đây cần chú ý giáo viên đã giao thì phải kiểm tra để động viên,
khích lệ và nhắc nhở kịp thời).
Bước 3. Tiến hành tổ chức dạy học trên lớp học chính khóa theo ba khả
năng nhận thức
Bố trí học sinh ngồi theo sơ đồ bộ môn đã lập ở bước 2.
Thực hiện dạy học theo từng hoạt động đối với ba đối tượng nhận thức
như đã thiết kế trong giáo án ở bước 2.
Tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm huy động được tất cả các
học sinh tham gia cần sử dụng hiệu quả vở nháp và vở ghi làm minh chứng
cho việc bộc lộ năng lực học tập. Chẳng hạn, vở ghi trong hoạt động nhóm có
thể dùng bảng ba cột trong vở dưới đây thay cho phiếu học tập:
Hoạt động cá nhân
(1)
Bổ sung sau thảo luận
(2)
Chốt kiến thức của lớp
/giáo viên (3)
Dạy học sinh cách tự ghi vở: Sau khi giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh
hoạt động cá nhân ít phút và tự ghi kết quả (câu trả lời, tìm tòi kiến thức, ...)
vào cột (1). Sau khi thảo luận trong nhóm, học sinh ghi bổ sung nội dung
thiếu vào cột (2) và gạch nội dung sai ở cột (1). Sau khi các nhóm báo cáo kết
quả, học sinh hoặc giáo viên chốt kiến thức thì học sinh tiếp tục tự ghi bổ
sung nội dung thiếu hoặc sửa nội dung sai ở cột (1), cột (2) vào cột (3), đồng
thời gạch nội dung sai ở cột (1) và cột (2) nếu có.
Dùng bảng trên, sau vài lần quan sát giáo viên có thể biết được học sinh
diện A3 hay A2 có tham gia hoạt động không và cá nhân học sinh gặp khó
khăn gì khi giải quyết vấn đề. Từ đó, giáo viên tìm hiểu lí do, nguyên nhân và
có biện pháp thích hợp cho bạn hoặc trực tiếp giáo viên giúp đỡ để rèn cho
học sinh năng lực tự học chứ không phải bắt học sinh tự học. Khi báo cáo kết
quả hoạt động của nhóm, giáo viên có thể yêu cầu các đối tượng học sinh đều
phải trả lời hoặc các lần hoạt động tiếp theo học sinh chưa trả lời sẽ phải trả
lời (Có thể học sinh nhút nhát, học sinh diện A3 trả lời trước, giáo viên dùng
lời khen khích lệ vừa phải cho đối tượng này; hoặc đại diện nhóm báo cáo
trước, sau đó học sinh thuộc diện khác trả lời câu hỏi của giáo viên, của bạn).
Cách thức dạy học này khắc phục được hiện tượng nhóm tự cử đại diện báo
cáo chỉ tập chung vào một, hai học sinh thuộc diện A1.
Đây là cách thức dạy học sinh phương pháp tự học tác động tới cả ba đối
tượng nhận thức; học sinh có nội dung kiến thức bài học trong vở ghi của để
4
học rất hiệu quả; hơn nữa tiết kiệm được thời gian phải dành để chờ cho học
sinh viết bài vào vở nếu dùng phiếu học tập.
Bước 4. Đánh giá, so sánh kết quả và rút kinh nghiệm
Giáo viên lập bảng so sánh kết quả tại hai thời điểm (sau học kỳ I và
kết thúc năm học). Chẳng hạn, cuối học kỳ I theo bảng sau:
Họ và tên
học sinh
STT
Kết quả bộ môn đầu
năm học
Kết quả bộ môn cuối học
kỳ I
(a)
(a)
(b)
(c)
(b)
(c)
(d)
Đánh
giá
Trong đó: (a) là xếp loại học lực, (b) là điểm trung bình bộ môn, (c) là
điểm kiểm tra khảo sát/điểm kiểm tra học kỳ, (d) là diện A1, A2, hay A3; cột
đánh giá ghi đánh giá bằng nhận xét quá trình tham gia các hoạt động trên lớp
của học sinh.
Nhà trường và tổ chuyên môn lập bảng tổng hợp theo môn khối
Môn khối
Tổng số
học sinh
Tổng số theo diện
đầu năm học
Tổng số theo diện
cuối học kỳ I
A1
A1
A2
Toán 6
Toán 7
Toán 8
Toán 9
Toán toàn trường
....
Kết thúc học kỳ II, lập bảng tương tự.
A3
A2
A3
Căn cứ bảng tổng hợp, ban giám hiệu, tổ nhóm chuyên môn và giáo
viên rút kinh nghiệm điều chỉnh, bổ sung cho các bước để cải tiến sáng kiến
và áp dụng cho các chu kỳ tiếp theo hiệu quả hơn.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp của sáng kiến được áp dụng từ năm học 2017 – 2018 đến
nay. Hiện vẫn đang được tiếp tục thực hiện theo quy trình 4 bước trên, thực
hiện theo từng học kỳ. Kết thúc học kỳ I lại quay lại chu kỳ 4 bước để tiếp tục
áp dụng cho học kỳ II. Giải pháp đã được áp dụng tại trường Trung học cơ sở
nơi tôi đang công tác, ở các môn học đánh giá két quả bằng điểm số và mang
lại lợi ích thiết thực.
5
Áp dụng sâu rộng dần theo từng học kỳ, từng năm học, có rút kinh
nghiệm và điều chỉnh bổ sung chi tiết cho mỗi bước.
Ban giám hiệu chỉ đạo áp dụng sáng kiến bằng văn bản; tổ chức họp
chuyên môn chung để trao đổi thảo luận giải pháp ở từng bước, dự kiến
những khó khăn vướng mắc có thể gặp khi thực hiện.
Tổ nhóm chuyên môn cụ thể hóa các hoạt động cho các thể loại bài học
để thiết kế cách thức tác động tới từng đối tượng nhận thức (A1, A2, A3)
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Ngoài ra có thể áp dụng cho các trường Trung học cơ sở trên địa bàn
huyện bình xuyên bởi Phòng Giáo dục và Đào tạo hai năm nay đã chỉ đạo
kiểm tra định kỳ ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh theo đề chung; các
trường đều đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, sinh hoạt chuyên môn
theo hướng nghiên cứu bài học; có nhiều trường đã thực hiện xây dựng
chương trình giáo dục theo định hướng năng lực học sinh.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả:
+ Việc áp dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo giải pháp đã góp phần
khẳng định nhà trường tôi quản lý đồng bộ đổi mới phương pháp dạy học.
Chất lượng nhiều bộ môn của trường được nâng lên rõ rệt sau mỗi học kỳ,
góp phần tăng tỉ lệ học sinh có học lực khá - giỏi (diện A1) và giảm tỉ lệ học
sinh có học lực yếu – kém (diện A3):
Thời điểm
TS
A1
HS
SL
Học kỳ II năm học 2017-2018 367
173
Học kỳ I năm học 2018-2019
200
401
A2
%
SL
A3
%
SL
%
49,9 152
42,9
42
7,2
47,1 172
41,4
29
11,4
Tăng (+)/giảm(-)
+34
+27
+2,7 +20
+1,5
-13
-4,2
Khi áp dụng sáng kiến này tại trường Trung học cơ sở tôi quản lý đã đem
lại niềm tin cho Chính quyền và nhân dân xã về chất lượng giáo dục của nhà
trường đã được nâng lên một cách thực chất, nhà trường ngày một phát triển.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: Giải pháp tổ chức dạy học theo ba đối
tượng nhận thức của học sinh trong lớp học chính khóa giúp học sinh hiểu bài
tại lớp, giảm thời gian học sinh phải đi học thêm, như vậy sẽ giảm số tiền chi
cho con đi học của phụ huynh học sinh. Hoạt động ghi vở trong bước ba, giáo
viên ngoài việc không phải mất thời gian chuẩn bị phiếu học tập, còn không
mất tiền phô tô phiếu hoạt động cá nhân, phiếu thảo luận nhóm.
+ Mang lại lợi ích xã hội: Thêm một cách thức dạy học theo chuẩn kiến
thức kỹ năng, cách dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh hiệu quả.
Cải tiến được phương pháp dạy học bởi kỹ thuật dạy học tích cực (cách ghi vở
6
hiệu quả ở mỗi hoạt động), tăng cường tính hợp tác trong giải quyết vấn đề.
Tạo được hứng phấn, hứng thú, yêu thích bộ môn thông qua các hoạt động
theo từng đối tượng nhận thức góp phần phát triển phẩm chất học sinh( được
giao tiếp với các bạn cùng trình độ và cả các bạn khác trình độ nhận thức bộ
môn để tự học tập và chia sẻ). Sáng kiến này còn đem lại lợi ích trong việc bồi
dưỡng giáo viên tiếp cận dần với phương pháp dạy học theo chương trình giáo
dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến áp dụng với điều kiện dạy học theo chương trình và chuẩn
kiến thức kỹ năng hiện tại, vẫn áp dụng được trong chương trình giáo dục phổ
thông mới.
Phải được sự chỉ đạo của ban giám hiệu trong việc phối hợp giữa giáo
viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm về việc thay đổi chỗ ngồi của học sinh
theo từng môn học.
Học sinh và phụ huynh học sinh được nhà trường phổ biến việc đổi mới
tổ chức dạy học theo ba đối tượng nhận thức của học sinh.
Hiệu quả hơn nếu nhà trường có đồng bộ trong đổi mới phương pháp
dạy học từ ban giám hiệu đến tổ nhóm chuyên môn sinh hoạt theo nghiên cứu
bài học.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan,
tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có):
Sáng kiến tổ chức dạy học theo ba nhóm đối tượng nhận thức của học
sinh trong lớp học chính khóa áp dụng cho công tác quản lý chỉ đạo đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của ban giám hiệu và tổ nhóm
chuyên môn.
Các bước của giải pháp còn áp dụng cho giáo viên sáng tạo trong việc
thay đổi cách thức tổ chức dạy học phù hợp để phát triển năng lực học sinh.
Ngoài trường THCS tôi đã áp dụng, sáng kiến này có thể áp dụng cho
các trường THCS khác, các trường THPT và trường Tiểu học.
Tam Hợp, ngày 20 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Hữu Tài
7