Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN giải pháp nâng cao chất lượng dạy kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non tiên hường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.11 KB, 9 trang )

Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ XUÂN
- Ngày tháng năm sinh: 25 tháng 12 năm 1969; giới tính: nữ
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tiên Hường
- Chức danh: Hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ XUÂN
- Đơn vị: Trường Mầm non Tiên Hường
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
* Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy kĩ năng sống cho trẻ
trong trường mầm non Tiên Hường.
* Lĩnh vực áp dụng: Quản lý
1


* Mô tả sáng kiến:
- Về nội dung sáng kiến: Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được
nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Kĩ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà
con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử
dụng để sử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của
con người. Đối với trẻ mầm non kỹ năng sống chính là những hành động, nhận
thức- tình cảm mà trẻ sử dụng hàng ngày để đáp ứng nhu cầu bản thân và sử lý


các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Kĩ năng sống của trẻ được hình thành
theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải
nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Dạy kĩ năng sống cho trẻ trong
trường mầm non là vô cùng cần thiết vì: Nếu một đứa trẻ có kĩ năng sống tốt
trẻ sẽ thích nghi được với môi trường sống. Vì trẻ mầm non chức năng tâm
sinh lý phát triển chưa hoàn thiện, trẻ em như tờ giấy trắng, trẻ chưa định hướng
và biết được những nguy hiểm đến bản thân, trẻ ở nhà cũng như đến trường nếu
không được người lớn chăm sóc giáo dục chu đáo thì sẽ dẫn đến rất nhiều tai
nạn luôn dình dập bên trẻ. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục và đề ra các
biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ ở nhà trường là một nhiệm vụ vô cùng cấp
bách, nó được quan tâm một cách đặc biệt và ở mọi lúc mọi nơi, nó cũng là nhiệm
vụ vô cùng quan trọng của ngành giáo dục đào tạo nói chung và của bậc học mầm
non nói riêng. Đó là những lý do tôi xây dựng đề tài này, bên cạnh đó tôi xây dựng
đề tài này dựa trên chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể của ngành giáo dục mầm
non nói chung, giáo dục mầm non Huyện Bình Xuyên nói riêng, cụ thể là trường
mầm non Tiên Hường trong năm học: 2018-2019 và thực hiện như sau:
2


Bước 1: Kiểm tra thực trạng ảnh hưởng đến dạy kĩ năng sống cho trẻ:
Kiểm tra thực trạng là để tìm ra những thuận lợi, khó khăn, những nguyên
nhân ảnh hưởng đến dạy kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non, để từ đó có
những định hướng, biện pháp dạy kĩ năng sống cho trẻ đạt được hiệu quả cao
Bước 2: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc:
Xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt vì kế hoạch như kim chỉ
nam, dẫn đường chỉ lối cho người cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện kế hoạch
một cách nhanh chóng nhất. Xây dựng được kế hoạch tức là ta đã tiến đến thành
công được một nửa, bởi kế hoạch sẽ giúp ta làm việc khoa học, không chồng
chéo và không bỏ sót việc nào. Xây dựng kế hoạch bằng cách xác định đâu là
điểm yếu nhất để tập trung thành mũi nhọn làm trong từng tháng, từng giai đoạn.

Bước 3: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục. Đây
chính là một nhân tố khẳng định vị trí vai trò của giáo dục mầm non cùng các
ngành học khác. Việc bồi dưỡng giúp cho cho đội ngũ hiểu về nội dung giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng; Ngay từ đầu năm học nhà
trường cử cán bộ, giáo viên tập huấn chuyên môn do cấp trên tổ chức, thì nhà
trường cũng lập kế hoạch trong việc bồi dưỡng về nội dung giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ; Tôi kết hợp trong các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt
chuyên môn theo tổ, sinh hoạt chuyên đề, ngoài giờ học trong các buổi dự giờ,
kiểm tra nhóm lớp để giáo viên nắm chắc các nội dung cần thiết dạy kĩ nắng
sống cho trẻ, như:
+ Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp( Bạn bè, người thân, người lạ)
3


+ Dạy trẻ kỹ năng thích nghi( Thức ăn, môi trường, đám đông)
+ Dạy trẻ kỹ năng khám phá thế giới xung quanh( không gian, sự vật, chất
liệu, thiên nhiên…)
+ Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân( tự xúc cơm, tự mặc quần áo,
chăm lo vệ sinh cá nhân…)
+ Dạy trẻ kỹ năng tạo niềm vui( tự chơi, chơi cùng bố mẹ, chơi với người
khác, cùng bố mẹ, cô giáo làm đồ chơi…)
+ Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ(Phân biệt nguy hiểm, tránh xa nguy hiểm, tự
xoay sở…)
+ Dạy trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm( Kiểm soát hành vi, ngăn ngừa tình
huống xấu có thể xảy ra, tư duy tích cực, giải quyết nhanh vấn đề…)
Bước 4: Tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên dạy kĩ năng sống cho trẻ:
+ Sửa chữa, đầu tư, mua sắm bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết
cho các nhóm, lớp;
+ Trang trí sân trường các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải

gương mẫu như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo
là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo;
+ Xây dựng trường, lớp tuyệt đối an toàn cho trẻ.
Bước 5: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh:
Cùng với việc đầu tư, mua sắm bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy học cho các
nhóm lớp để cho đội ngũ dạy kĩ năng sống cho trẻ trong nhà trường được thuận
lợi. Điều quan trọng để đạt được hiệu quả cao nhà trường phải làm tốt công tác
4


phối hợp với các bậc phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường cũng như
ở nhà để tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Giáo viên cần tuyên
truyền với các bậc phụ huynh nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong thời
gian trẻ ở nhà bằng các hình thức khác nhau như: Tranh ảnh treo xung quanh
lớp( bảng tuyên truyền chung toàn trường); trao đổi trực tiếp với phụ huynh
trong giờ đón, trả trẻ; đến gia đình; nhà trường tổ chức toạ đàm với phụ huynh
về nội dung dạy kĩ năng sống cho trẻ.
Có thể khẳng định từ những việc làm trên trong công quản lý của mình,
tôi thấy vô cùng quan trọng và hữu ích nó mang lại ý nghĩa hết sức to lớn những
lợi ích thiết thực cho trẻ ở tại trường mầm non trong năm học 2018-2019, một
điều quan trọng hơn cả là đã đạt được mục đích nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, giúp trẻ có sức khỏe tốt chuẩn bị những tâm thế tốt
nhất để trẻ bước vào các cấp tiếp theo hơn và đặc biệt là trẻ có những kĩ năng
sống cần thiết
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài có thể áp dụng vào thực tế. Bước đầu Tôi tiến hành thực nghiệm ở
trường mầm non Tiên Hường - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng
số nhóm lớp là 13 và số học sinh là: 360 cháu. Áp dụng từ ngày 01/8/2018 và
kết thúc vào ngày 30/1/2019. Các bước đưa ra áp dụng sát với thực tế dễ dàng
Sau khi áp dụng sáng kiến với các tác động tích cực, khắc phục những hạn chế

đã có được những kết quả đáng kể: 100% trẻ trong nhà trường đã có kiến thức kĩ
năng sống cần thiết, được an toàn tuyệt đối. Vì vậy tôi có thể khẳng định sáng
kiến “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy kĩ năng sống cho trẻ trong trường
5


Mầm non Tiên Hường” có khả năng ứng dụng vào thực tế rất cao, đặc biệt là
trong công tác quản lý ở trường mầm non trên địa bàn thị trấn Hương Canh nói
chung và các trường mầm non trong huyện Bình Xuyên.
-

Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
Qua một năm nghiên cứu và áp dụng vào thực tế công tác dạy kĩ năng
sống cho trẻ trong trường mầm non Tiên Hường đã đạt được hiệu quả cao
Nhà trường đã được UBND Thị Trấn Hương Canh “cải tạo sửa chữa toàn
bộ hệ thống khóa cửa nhà lớp học, công trình vệ sinh, toàn bộ nhà lớp học khang
trang, môi trường sạch đẹp phù hợp với các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
giáo dục trẻ. Cán bộ giáo viên, nhân viên có kỹ năng trong chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ từ đó đã góp phần lớn vào việc nâng cao chất lượng sức khỏe cho tất cả trẻ
khi đến trường mầm non.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: Thiết thực; hiệu quả; tiết kiệm thời gian
cho nhà trường, cho phụ huynh và không tốn tiền.
+ Mang lại lợi ích xã hội: Sau khi áp dụng sáng kiến kết quả như sau;
Góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục
trẻ: chăm sóc giáo dục trẻ bằng tình yêu thương “ Cô giáo như mẹ hiền”
100% trẻ đã có kĩ năng sống cần thiết, được an toàn cả về thể chất lẫn tinh
thần trẻ, trẻ khỏe mạnh, yêu mến cô giáo, yêu bạn bè và thích đi học.
Nâng cao kiến thức cho phụ huynh về nhận biết được các nội dung kỹ

năng sống cần thiết để dạy cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
6


Chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt, cụ thể như sau:
Nội dung

Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến

Về kiến thức

Đạt: 70,0%

Đạt: 88,9%

Bé chuyên cần Đạt: 95%

Đạt: 97,5%

Bé ngoan

Đạt: 100%

Đạt: 100%

Tỷ lệ trẻ SDD

Đạt: 8,1%

Đạt: 5,2%


Tỷ lệ trẻ TC

Đạt: 8,7%

Đạt: 5,2%

Tỷ lệ trẻ có kỹ Đạt: 69,4%

Đạt: 100%

năng sống
Không có tai nạn thương tích xảy ra trong trường; đặc biệt phụ huynh rất
tin tưởng và ủng hộ nhà trường.
* Các thông tin cần được bảo mật: Không có.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: : Đoàn kết, đồng thuận,
nhiệt tình, nắm vững kiến thức chuyên môn, nắm vững những nội dung cần
thiết dạy kĩ năng sống cho trẻ mầm non, hiểu biết các văn bản về an toàn,
các kĩ năng sống cần thiết cho trẻ trong trường mầm non…
- Về Phụ huynh: Nhiệt tình ủng hộ các phong trào của nhà trường,
đặc biệt là tuyên truyền những nội dung kĩ nắng sống cần thiết để dạy trẻ ở
nhà và dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
- Về học sinh: Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, đi học đều, tự tin, có một số kỹ
năng sống cần thiết và biết tự bảo vệ bản thân.
- Về cơ sở vật chất: Tường bao loan, sân vườn, cổng, biển trường
được xây dựng kiên cố, luôn sạch sẽ; có đủ các phòng học, được trang bị các
7



thiết như: máy chiếu, máy tính, các loại đồ dùng, đồ chơi có sẵn và tự tạo;
phòng học luôn sạch sẽ, không trơn trượt; thiết bị, đồ dùng, đồ chơi sắp xếp
gọn gàng, sạch sẽ đảm bảo an toàn, lan can cao an toàn với trẻ, cầu thang lên
xuống có tay vị chắc chắn, an toàn…
- Các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà
trường, như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ; Ban đại
diện CMHS: Nhiệt tình ủng hộ các chủ trương của nhà trường.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan,
tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có): Có khả năng áp dụng trong các trường mầm non và các trường tiểu
học trên địa bàn huyện Bình Xuyên.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn./.
Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Thị Xuân

8


9



×