Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 29 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Năm 2015 – 2016
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận SKKN cấp Quận.
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HIỀN
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Quán Trữ, quận
Kiến An.
Tên sáng kiến “ Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong
trường mầm non”.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ
1.Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
- Tổ chức hoạt động tạo hình trong góc nghệ thuật bám sát chương trình giáo
dục mầm non mới.
- Giáo viên nắm chắc phương pháp, chủ động trong việc tổ chức các hoạt
động.
* Khuyết điểm:
- Giáo viên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh.
- Chưa sáng tạo trong việc thiết kế môi trường hoạt động ở góc nghệ thuật.
- Nguyên vật liệu không phong phú, chưa kích thích được tính tò mò, ham
hiểu biết của trẻ.
- Kiến thức, kĩ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế. Hầu như các kĩ năng cắt,
xé dán, của trẻ còn yếu.
- Mặt khác trẻ chưa chủ động dẫn đến việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ
chơi gặp nhiều khó khăn.

1



- Hình thức trưng bày sản phẩm chưa khoa học, chưa phát huy tính chủ động
sáng tạo của trẻ.
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
* Tính mới, tính sáng tạo.
Đưa ra một số giải pháp trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu và hình thức
trưng bày sản phẩm trong hoạt động tạo hình.
* Giải pháp:
- Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non.
* Các biện pháp cụ thể:
- Lên kế hoạch cụ thể, phù hợp lứa tuổi cũng như chủ đề.
- Luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ
dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu.
- Linh hoạt trong cách lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu, kết hợp các
nguyên liệu với nhau để tạo thành nguyên liệu mới.
- Tích cực cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua các hoạt động chuẩn bị
nguyên vật liệu tạo hình.
- Thiết kế tấm kê làm khung tranh trưng bày sản phẩm.
* Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Áp dụng có hiệu quả tại tất cả các trường, lớp mầm non.
* Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
+ Hiệu quả kinh tế:
- Giáo viên huy động được sự tham gia, ủng hộ của phụ huynh để cung cấp
các nguồn nguyên vật liệu phong phú, hỗ trợ kinh phí khi tổ chức các hoạt động.
- Giáo viên giảm được chi phí trong việc thiết kế đồ dùng đồ chơi, tổ chức
các hoạt động chăm sóc - giáo dục cho trẻ.
+ Hiệu quả về mặt xã hội:
- Nâng cao được chất lượng chăm sóc - giáo dục cho trẻ.
- Phụ huynh có cái nhìn đúng hơn về việc học tập và vui chơi của con mình
ở lứa tuổi mầm non. Từ đó, có nhiều giúp đỡ giáo viên trong việc sưu tầm các


2


nguyên vật liệu tạo môi trường vật chất cho hoạt động chơi nói chung và hoạt
động tạo hình nói riêng.
- Giúp phụ huynh có thể hiểu phần nào đó về công việc của cô giáo cũng
như quá trình học tập của con em mình ở nhà trường để cùng phối hợp với nhà
trường giáo dục, hình thành các thói quen, phẩm chất, nhân cách tốt cũng như
các kĩ năng tạo hình cho trẻ.
- Phát huy được tinh thần thi đua sáng tạo giữa các giáo viên trong việc
nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương
pháp giáo dục.
+ Giá trị làm lợi khác:
- Giáo viên nắm chắc hơn về nội dung, phương pháp để chủ động trong việc
tổ chức một giờ hoạt động tạo hình cho trẻ .
- Có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn và sử dụng các nguyên vật liệu sẵn
có ở xung quanh để tạo ra nhiều nguyên liệu mới, sáng tạo, hấp dẫn trẻ.
- Giúp cho việc tổ chức hoạt động trưng bày sản phẩm của giáo viên nhẹ
nhàng, hiệu quả hơn và giúp cho trẻ chủ động hơn trong hoạt động trưng bày sản
phẩm.
- Các kĩ năng tạo hình của trẻ tiến bộ rõ rệt, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và chủ
động hơn trong mọi hoạt động.
Tôi xin cam đoan những điều viết trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật.
Hải phòng, ngày 10 tháng 3 năm
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

2016

NGƯỜI VIẾT ĐƠN


ÁP DỤNG ĐỀ TÀI

Nguyễn Thị Hiền

3


PHẦN MỤC LỤC
Nội dung

Trang

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................................5
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT...............................................................................................5
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.................................................6
II.1 Tính mới, tính sáng tạo:................................................................................................6
1.1. Sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp mới:

...........................................................6

1.2. Mục đích của giải pháp mới:........................................................................................7
1.3. Các giải pháp mới được thay thế:................................................................................7
II.2 Khả năng áp dụng, nhân rộng:....................................................................................10
II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.........................................................10
CÁC PHỤ LỤC....................................................................................................................12
I. BẢN VẼ MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT CỦA SÁNG KIẾN.....................................................12
1. Khách thể nghiên cứu....................................................................................................12
2. Quy trình nghiên cứu: ...................................................................................................14
a. Chuẩn bị của giáo viên .................................................................................................14

3. Đo lường:......................................................................................................................14
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .........................................................................................................15
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng................................................................................................................16
ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG......................................................................................25
Họ tên trẻ: ………………......................................................................................................25
ĐÁP ÁN CỦA BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG......................................................................26
3. Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động....................................................................27

4


THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên sáng kiến: “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong
trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền
Ngày, tháng, năm sinh: 08/03/1986
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Quán Trữ.
Điện thoại di động: 0934385995
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non Quán Trữ
Địa chỉ: Số 131, Trữ Khê 2, Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0313.878.871
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Tạo hình là môn học không chỉ có ở mầm non mà còn là môn học bắt
buộc ở các cấp học sau này. Nó còn là cơ hội để phát hiện tài năng nghệ thuật,
định hướng cho tương lai của trẻ về sau. Đối với việc giáo dục phát triển nhân

cách toàn diện cho trẻ, hoạt độn tạo hình rất quan trọng. Hoạt động tạo hình là
một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm
hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong
thế giới xung quanh. Hoạt động tạo hình là hoạt động có đầy đủ điều kiện để
đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ,
thẩm mỹ , thể chất và hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầu của con người.
Trên thực tế hiện nay, thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trong góc
nghệ thuật nói chung và trong hoạt động tạo hình nói riêng đã được triển khai
thực hiện tại tất cả các trường lớp mầm non . Tuy nhiên, tôi nhận thấy có những
ưu và nhược điểm sau:
5


* Ưu điểm của các giải pháp đã, đang áp dụng:
- Tổ chức hoạt động tạo hình bám sát chương trình giáo dục mầm non mới.
- Giáo viên nắm chắc phương pháp, chủ động trong việc tổ chức các hoạt
động.
- Giáo viên đã tích cực sưu tầm những nguyên vật liệu gần gũi
* Khuyết điểm của giải pháp đã, đang áp dụng.
- Giáo viên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của phụ huynh.
- Đa số giáo viên chưa lựa chọn kết hợp các nguyên liệu với nhau để tạo ra
nguyên liệu, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Bước chuẩn bị nguyên liệu chủ yếu do cô giáo thực hiện, trẻ ít được tham
gia cùng cô.
- Hoạt động trưng bày sản phẩm của trẻ thường sử dụng giá cồng kềnh,
không thẩm mỹ và chưa thực sự hiệu quả.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
II.1 Tính mới, tính sáng tạo:
1.1. Sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp mới:
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo rất ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng rất ham thích

được học hỏi những cái mới lạ. Vậy người giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ
vừa có thể vui chơi một cách hồn nhiên nhưng có thể tiếp nhận những kiến thức
mà cô giáo muốn truyền đạt cho trẻ ? Để trẻ không tiếp nhận những kiến thức đó
một cách thụ động mà phải tích cực, chủ động, thích được khám phá và tìm hiểu
về thế giới xung quanh – những yếu tố rất quan trọng giúp cho việc hình thành
những kĩ năng ban đầu của trẻ.
Chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non trẻ “ học bằng chơi, chơi mà học”.
Qua trò chơi mà trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Nhưng chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục
vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Và ở lĩnh vực thẩm mỹ thì với hoạt động tạo
hình trẻ có thể trải nghiệm, tưởng tượng, tìm tòi, sáng tạo ra nhiều sản phẩm
phục vụ cho các hoạt động học cũng như các góc khác nhau. Mặt khác, qua hoạt
6


động tạo hình cô và trẻ có thể làm nổi bật chủ đề mà mình đang thực hiện , dựa
vào đó phụ huynh có thể phần nào đoán được chủ đề mà cô định cho trẻ khám
phá. Vậy nên, hoạt động tạo hình phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ
chơi bấy nhiêu, tạo sự ham muốn được khám phá, mở mang kiến thức về thế
giới xung quanh trẻ bấy nhiêu.
Nhận thức được điều đó tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất
lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non”.
1.2. Mục đích của giải pháp mới:
- Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm
non.
- Tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của cô và trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và
chủ động hơn trong các hoạt động.
- Cải thiện hoạt động trưng bày sản phẩm của trẻ sao cho thuận tiện, hiệu
quả, phù hợp .

1.3. Các giải pháp mới được thay thế:
Để tài “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường
mầm non” có hiệu quả trong quá trình thực hiện tôi đã có các giải pháp cụ thể
sau:
* Lên kế hoạch cụ thể phù hợp lứa tuổi cũng như chủ đề:
Để thực hiện các hoạt động một cách có hiệu quả thì việc giáo viên cần
làm đầu tiên là lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khoa học. Tùy từng chủ đề mà giáo
viên đưa ra các đề tài phù hợp với sự phát triển của trẻ.
VD: Với chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên”, tôi đã nghiên cứu
xem trong chủ đề này sẽ lựa chọn những chủ đề nhánh nào để thực hiện và thứ
tự các chủ đề đó sẽ sắp xếp như thế nào cho hợp lý? Cuối cùng tôi đã lựa chọn
chủ đề nhánh“ Nước” để thực hiện cuối cùng vì sau đó là chủ đề “Quê hương
đất nước”, ta sẽ kế thừa được sản phẩm của chủ đề trước làm môi trường cho
chủ đề sau.
7


Sau khi lựa chọn và sắp xếp thứ tự các chủ đề phù hợp rồi, tôi bắt đầu suy
nghĩ xem với chủ đề này mình sẽ lựa chọn nội dung tạo hình gì cho trẻ hoạt
động và kĩ năng chính mình muốn cung cấp cho trẻ trong hạt động tạ hình này là
kĩ năng gì? Ngoài kĩ năng chính, mình sẽ cung cấp thêm cho trẻ những kĩ năng
nào khác? Và với những nội dung đã lựa chọn thì mình cần những nguyên vật
liệu gì?
Với suy nghĩ như vậy, tôi đã lên kế hoạch cụ thể, khoa học, dễ hiểu rồi đi
tìm các nguồn nguyên vật liệu để thực hiện kế hoạch.
* Luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ
dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu:
Với tạo hình, muốn tạo được nhiều đồ chơi cho trẻ và muốn phát huy tối
đa sự sáng tạo của trẻ thì nguyên vật liệu phải phong phú, nếu nguyên vật liệu
thiếu thốn thì sự sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật của trẻ sẽ rất hạn chế. Trong

khi đó, nguyên vật liệu ở ngay chính gia đình mỗi trẻ rất đa dạng và phong phú.
Và muốn trẻ làm tốt các bài tạo hình thì ngoài nguồn nguyên vật liệu phong phú
ra thì việc cung cấp kiến thức về cuộc sống hàng ngày cho trẻ phụ huynh cũng
có thể làm được. Nhận thức được điều đó, tôi đã thực hiện một số việc:
VD: Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã giới thiệu một số đồ
chơi tự tạo và tác dụng của nó, nhấn mạnh với các phụ huynh rằng trẻ học dưới
hình thức chơi, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh nên tôi đề nghị phụ huynh
đóng góp, ủng hộ lớp các nguyên vật liệu, phế liệu như: len, vải vụn, giấy màu,
giấy một mặt, …hoặc khi sắp hết năm, thông qua các bảng tuyên truyền, zalo,
facebook riêng của lớp tôi đã vận động các bậc phụ huynh ủng hộ lớp lịch cũ…
qua đó tôi cũng đăng cho phụ huynh xem các sản phẩm mà con mình tạo ra từ
các nguyên vật liệu nói trên.
Ngoài việc đề nghị phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu, qua bảng
tuyên truyền hoặc trò chuyện trực tiếp tôi còn trao đổi để các bậc phụ huynh
cung cấp thêm vốn kiến thức, các biểu tượng về cuộc sống hàng ngày cho trẻ
như: Khi làm bếp, mẹ có thể cho trẻ quan sát và trò chuyện về con cua, con cá,

8


rau, củ, quả…và những lúc rảnh, mẹ có thể ôn luyện cho trẻ một số kĩ năng tạo
hình như: tô, cắt, xé dán, vẽ…
* Linh hoạt trong cách lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu, kết hợp các
nguyên liệu với nhau để tạo thành nguyên liệu mới:
Như chúng ta đã biết, với việc tạo môi trường học tập cho trẻ nói chung
và hoạt động tạo hình nói riêng thì nguyên vật liệu là một yếu tố rất quan trọng
góp phần vào việc tổ chức thành công hoạt động vui chơi cho trẻ. Nhưng để lựa
chọn các nguyên vật liệu như thế nào là hợp lý, an toàn cho trẻ? Và phải sử dụng
các nguyên vật liệu thế nào để khuyến khích trẻ hoạt động nhằm đạt được
kết quả cao nhất. Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng làm tốt được việc

này. Với những khó khăn trên, trong quá trình thực hiện, tôi đã tôi đã kết hợp
các nguyên liệu với nhau để tạo thành nguyên liệu mới, kích thích tính tò mò,
ham hiểu biết và tính hiếu kì của trẻ.
VD: Với nguyên liệu là cát, tôi đã kết kợp với màu nước để tạo ra cát với
nhiều màu sắc khác nhau,…
Sau đó, tôi chắt lọc, lựa chọn những nguyên vật liệu nào là cần thiết và phù
hợp với chủ đề mình đang thực hiện làm nguyên vật liệu chính, còn nguyên vật
liệu nào là phụ? Sau đó, tôi sử dụng các nguyên vật liệu chính cho phần cung
cấp kiến thức cho trẻ, ngoài ra tôi còn gợi mở một số nguyên vật liệu phụ cho trẻ
dùng để trang trí cho bài thêm sinh động.
* Tích cực cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua các hoạt động chuẩn bị
nguyên vật liệu tạo hình:
Thông thường, giáo viên chúng ta là người thiết kế, tổ chức và chuẩn bị
nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ hoạt động. Như vậy, sẽ không kích thích được
tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, tôi đã áp
dụng giải pháp “Tích cực cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua các hoạt
động chuẩn bị nguyên vật liệu tạo hình” nhằm cung cấp thêm kiến thức cho trẻ,
giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm và thông qua đó tạo được hứng thú cho trẻ
trong các hoạt động.
9


VD: Với chủ đề “ Bé yêu biển”, tôi muốn cho trẻ làm tranh về biển với nguyên
vật liệu là cát. Vì vậy tôi đã chuẩn bị sẵn cát, nhưng để cát được đa màu sắc hơn
tôi chọn cách nhuộm màu cho cát. Để có được cát màu tôi cho trẻ đã tham gia
hoạt động: khám phá cát màu(pha màu nước, trộn cát với màu, phơi khô cát).
Như vậy, trẻ đã được tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá về cát màu,
đồng thời cũng giúp cô chuẩn bị nguyên liệu cho một số hoạt động khác trong
trường mầm non.
* Thiết kế tấm kê làm khung tranh để trưng bày sản phẩm:

Như chúng ta đã biết, trưng bày sản phẩm là hoạt động rất quan trọng góp
phần vào việc tổ chức thành công hoạt động tạo hình cho trẻ. Nhưng để lựa chọn
hình thức nào cho gọn gàng, hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất?. Trên thực tế
không phải giáo viên nào cũng làm tốt được việc này.
Với những khó khăn trên, trong quá trình thực hiện, tôi đã tôi đã có những
suy nghĩ là làm sao phải sử dụng được tấm kê làm khung tranh để trưng bày sản
phẩm cho trẻ?.
Đã nghiên cứu rất kĩ và cuối cùng tôi đã đưa ra được cách làm. Đó là sử dụng
những tờ giấy rôki, và túi hồ sơ 11 lỗ kết hợp với nhau vừa làm tấm kê, vừa làm
khung tranh để trưng bày sản phẩm. Và như vậy tôi đã tìm được giải pháp mới
cho việc trưng bày sản phẩm cho trẻ, vừa thuận tiện, không kềnh mà đạt được
hiệu quả cao rất thẩm mỹ. Trẻ chủ động trong việc trưng bày bài của mình. Có
thể đi lại ngắm bài của mình và của bạn.
II.2 Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Với giải pháp“ Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong
trường mầm non” tôi nhận thấy giải pháp này đã được rất nhiều giáo viên
hưởng ứng, triển khai thực hiện và áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non.
II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
+ Hiệu quả kinh tế:
- Giáo viên huy động được sự tham gia, ủng hộ của phụ huynh để cung cấp
các nguồn nguyên vật liệu phong phú, hỗ trợ kinh phí khi tổ chức các hoạt động.
10


- Giáo viên giảm được chi phí trong việc thiết kế giá trưng bày sản phẩm
cho trẻ.
+ Hiệu quả về mặt xã hội:
- Nâng cao được chất lượng chăm sóc - giáo dục cho trẻ.
- Phụ huynh có cái nhìn đúng hơn về việc học tập và vui chơi của con mình
ở lứa tuổi mầm non. Từ đó, có nhiều giúp đỡ giáo viên trong việc sưu tầm các

nguyên vật liệu tạo môi trường vật chất cho hoạt động chơi nói chung và hoạt
động góc nghệ thuật nói riêng.
- Giúp phụ huynh có thể hiểu phần nào đó về công việc của cô giáo cũng
như quá trình học tập của con em mình ở nhà trường để cùng phối hợp với nhà
trường giáo dục, hình thành các thói quen, phẩm chất, nhân cách tốt cũng như
các kĩ năng tạo hình cho trẻ.
- Phát huy được tinh thần thi đua sáng tạo giữa các giáo viên trong việc
nâng cao chất lượng hoạt động góc, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo
dục.
+ Giá trị làm lợi khác:
- Giáo viên nắm chắc hơn về nội dung, phương pháp để chủ động trong
việc tổ chức một giờ tạo hình cho trẻ . Có nhiều kinh nghiệm và linh hoạt hơn
trong việc lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu, kết hợp các nguyên liệu với
nhau để tạo thành nguyên liệu mới hấp dẫn trẻ.
- Giúp giáo viên giảm bớt những khó khăn trong hoạt động trưng bày sản
phẩm của trẻ ở giờ tạo hình.
- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của trẻ.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2016
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Hiền

11


CÁC PHỤ LỤC

I. BẢN VẼ MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT CỦA SÁNG KIẾN
1. Khách thể nghiên cứu.
- Tôi chọn học sinh 5 tuổi lớp 5A của Trường mầm non Quán Trữ để nghiên cứu
vì đây là học sinh do tôi chủ nhiệm nên tôi có thể theo dõi thưỡng xuyên và thực
hiện thuận lợi hơn.
a. Về phần giáo viên:
Bảng 1: Năng lực của giáo viên:
Họ và
Nhóm

tên giáo
viên

Nhóm 1

Nguyễn
Thị Hiền

Số năm

Năm

Số năm

sinh

công tác

1986


7

6

1979

12

9

dạy 5

Danh hiệu đã đạt

tuổi
Gv giỏi- Lao động tiên
tiến cấp cơ sở.

Trần Thị
Nhóm 2

Minh

Gv giỏi- CSTĐ cấp cơ
sở.

Nguyệt
b.Về phía trẻ:

Hai nhóm tôi chọn nghiên cứu có điểm tương đồng về giới tính, học lực và

sức khỏe. Trẻ nhanh nhẹn, tự tin.
* Nhãm trÎ líp 5A ®îc lùa chän nghiªn cøu cã ®Æc ®iÓm nh sau:
Bảng 2: Giới tính và trình độ nhận thức, sức khỏe của trẻ (Kết quả đánh giá
giai đoạn 1 năm học 2015-2016) :
Nhóm

Sĩ số

Giới tính
Nam

Nhóm 1
Nhóm 2

19
19

9
10

N

10
9

Học lực
Đ
8
9


Sức khỏe

CCG CĐ
11
10

0
0

BT

NCT

NCD

18
19

0
0

1
0

12


b. Thit k nghiờn cu
Tụi chn hai nhúm: Nhúm 1 l nhúm thc nghim v nhúm 2 l nhúm
i chng. Chúng tôi chọn ch : Bộ yờu bin để thực hiện dạy và đánh giá

chất lợng trớc tác động. Kết quả kiểm tra hai nhúm trớc khi tác động có khác
nhau, do đó chúng tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự
chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm khi tác động.
* Kết quả nh sau:
Bng 3: Kim chng xỏc nh nhúm tng ng
Nhúm i chng
6

Nhúm thc nghim
5,95

Trung bỡnh im chung
p
0.42
Vy p = 0,42 > 0,05 . T ú kt lun s chờch lch im s trung bỡnh ca hai
nhúm l khụng cú ý ngha v c coi l tng ng.
Bng 4:Thit k nghiờn cu
Kim tra
Nhúm

trc tỏc

Kim tra sau
Tỏc ng

tỏc ng

ng
T chc hot ng to hỡnh
thụng qua vic: quan sỏt m

Thc nghim

O1

thoi tranh, khỏm phỏ v
nguyờn liu v s dng tm

O3

kờ lm khung tranh trng by
sn phm.
T chc hot ng to hỡnh
i chng

O2

thụng qua vic: quan sỏt, m
thoi tranh v trng by sn

O4

phm trờn giỏ trng by.
thit k ny tụi dựng phộp kim chng T-test c lp.

13


2. Quy trình nghiên cứu:
a. Chuẩn bị của giáo viên
+ Nhóm đối chứng:

- Do cô giáo Trần Thị Minh Nguyệt dạy sử dụng phương pháp dạy học cơ bản,
không sử dụng các biện pháp “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ
trong trường mầm non”.
+ Nhóm thực nghiệm:
Do tôi nghiên cứu, thiết kế và tổ chức hoạt động có sử dụng các giải pháp của đề
tài “ Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non” .
b. Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành vẫn tuân theo kế hoạch chung của chương trình giáo dục trẻ
5 - 6 tuổi để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
THỨ
Thứ 2
( 21/9/2015)
Thứ 4
( 09/11/2015)
Thứ 4
( 18/11/2015)
Thứ 2
( 01/02/2016)
Thứ 5
( 18/02/2016)

TÊN BÀI DẠY

CHỦ ĐIỂM

Vẽ đồ chơi trong trường mầm non.

Trường mầm non.

Nặn đồ dùng trong gia đình.


Đồ dùng trong gia đình.

Trang trí bưu thiếp tặng cô giáo.
Xé dán hoa đào.
Bé làm tranh cát về hoa mùa xuân.

Ngày nhà giáo việt Nam
20/11.
Tết và mùa xuân Nhánh “Tết đến rồi”.
Tết và mùa xuân Nhánh “Mùa xuân đã về”.

3. Đo lường:
Bài tập kiểm tra trước tác động là bài tổng kết cuối chủ đề “Thế giới thực vật”
do cô giáo Trần Thị Minh Nguyệt tổ chức.
Bài tập kiểm tra sau tác động là bài tập tổng kết cuối chủ đề “Tết và mùa
xuân” với yêu cầu sản phẩm trẻ tạo ra phải phong phú, đa dạng và biết khai thác,
vận dụng nguyên liệu mới, sáng tạo.
* Tiến hành kiểm tra và chấm điểm:
14


Sau khi thực hiện các hoạt động tác động, tôi tiến hành kiểm tra trẻ theo kế
hoạch đã đề ra, kiểm tra trên trẻ của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng theo
nội dung bài tập kiểm tra đã thiết kế và chấm điểm.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Bảng 6: So sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T-Test

Chênh lệch trung

Đối chứng
7,3
0,99

Thực nghiệm
8,2
0,76
0,0018

bình giá trị chuẩn

0,91

(SMD)
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương
đương, sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P =
0,0018 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và
điểm trung bình của nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả
điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng
(cao hơn 0.91 điểm) là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Hơn nữa, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn:
SMD = (8,2 – 7,3)/ 0.99= 0.91
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệcnh giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.91
cho thấy mức độ ảnh hưởng của các giải pháp của đề tài có ảnh hưởng rất lớn
đến việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ trong góc nghệ thuật
của nhóm thực nghiệm.
Như vậy, giả thuyết của đề tài “ Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình
cho trẻ trong trường mầm non” đã được kiểm chứng.


15


Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Qua tiến hành thực nghiệm và kiểm tra đã cho thấy kết quả của bài kiểm
tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8.2, kết quả bài kiểm tra tương
ứng của nhóm đối chứng là TBC= 7,3. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là
0,9. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có
sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD= 0.91 điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- Test ĐTB sau tác động của hai nhóm là P= 0.0018 <
0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải ngẫu
nhiên mà là do tác động.
Với điểm số như vậy, có thể đánh giá rằng chất lượng hoạt động tạo hình của
trẻ ở nhóm thực nghiệm là tốt hơn. Trong quá trình kiểm tra, trẻ chủ động trong
việc sử dụng các nguyên vật liệu, thích thú với nguyên liệu và cũng tạo ra nhiều
sản phẩm đẹp, sáng tạo. các kĩ năng của trẻ thành thạo hơn.
Từ kết quả trên tôi nhận thấy, “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động tạo hình cho trẻ trong trường mầm non” có vai trò tích cực trong việc
16


nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc giáo dục cho trẻ đặc biệt là việc
hoạt động của trẻ trong giờ tạo hình. Tuy nhiên, ở phương pháp này đòi hỏi
người giáo viên phải luôn linh hoạt, sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi mới có
thể đưa ra được nhiều ý tưởng mới, các nguyên liệu phong phú, tạo được môi
trường mở,…thu hút, hấp dẫn cho trẻ hoạt động để thông qua đó kích thích tính

tò mò, ham hiểu biết của trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, dễ
dàng hơn.
Do thời gian có hạn nên việc nghiên cứu và thu thập dữ liệu của tôi mới chỉ
thực hiện trên số lượng học sinh có hạn.
II. CÁC MINH CHỨNG KHÁC
1. Minh họa việc sử dụng các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho
trẻ trong giờ tạo hình” cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Đề tài: Bé làm tranh cát
Chủ đề: Bé yêu biển
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các nét cong, thẳng để tạo thành những con sóng, chiếc
thuyền, đám mây, ông mặt trời…
- Trẻ biết cách làm tranh cát thông qua việc phết keo, phủ cát màu lên các chi
tiết trong bức tranh.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng cho trẻ.
- Rèn tính tỉ mỉ, khéo léo của trẻ thông qua hoạt động phết keo, phủ cát cho các
chi tiết trên bức tranh.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, hào hứng, chủ động tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục biết yêu biển, yêu nghệ thuật, quý trọng các tác phẩm nghệ thuật.
B. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô:
17


- Cát màu.
- Tranh mẫu: 3 bức tranh mẫu vẽ về biển.
- Nhạc bài hát “ Bé yêu biển lắm”, nhạc không lời.

2. Chuẩn bị của trẻ:
- 10 khay đựng đồ dùng ( bút dạ màu, cát màu, keo, khăn ướt, sáp màu) .
- Ghế đủ cho trẻ, 10 chiếc bàn.
- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- Tâm lý thoải mái.
C. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
* Hoạt động 1: Bé yêu biển
+ Cô và trẻ đi vào, vừa đi vừa hát, nhún nhảy theo bài hát “ Bé yêu biển lắm”.
+ Trò chuyện cùng trẻ:
- Bố mẹ có hay cho các con đi biển không nhỉ?
- Đi biển con thấy có những gì nhỉ?
* Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về cát màu
+ Cho trẻ quan sát cát màu.
- So sánh sự khác nhau giữa cát của cô và cát trẻ nhìn thấy ở biển?
- Cho trẻ xem hình ảnh các bạn giúp cô làm cát màu.
* Hoạt động 3: Làm tranh cát như thế nào nhỉ?
+ Cho trẻ quan sát tranh cô làm:
- Bức tranh 1: Vẽ cảnh biển lúc mặt trời lên - Quan sát, trò chuyện về đề tài và
các chi tiết có trong bức tranh.
- Bức tranh 2: Vẽ cảnh biển buổi trưa - Quan sát, trò chuyện về luật xa gần, màu
sắc của bức tranh.
- Bức traqnh 3: Vẽ cảnh biển lúc mặt trời lặn - Tìm hiểu về nguyên liệu tạo nên
bức tranh và cách làm tranh cát.
Cô khái quát lại các bước của quá trình làm tranh cát.
* Giáo dục: Giáo dục trẻ giữ vệ sinh cũng như cẩn thận khi sử dụng cát màu.
Biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ biển.
+ Trò chuyện, khơi gợi ý tưởng của trẻ:
- Chúng mình có thích làm tranh giống cô không?
18



- Con định sẽ tạo ra 1 bức tranh như thế nào nhỉ?
- Cảnh biển của con sẽ có những gì?
- Con định phối màu như thế nào?
- Cô thấy bạn nào cũng có những ý tưởng của riêng mình.
- Vậy các con đã sẵn sàng để tạo ra những bức tranh cát về biển của riêng mình
chưa?
* Hoạt động 3: Đôi bàn tay khéo léo
+ Cô cho trẻ về chỗ lấy đồ và thực hiện.
+ Cô quan sát, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ trẻ hoàn thành bài của mình.
- Khuyến khích, động viên những trẻ làm tốt.
- Động viên, khích lệ đồng thời gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ còn yếu.
* Hoạt động 4: Cùng ngắm nhìn những bức tranh
- Trẻ nào hoàn thành bài trước cô cho trẻ cho bài vào khung tranh, dựng khung
tranh lên và quay bài ra ngoài.
- Cho những trẻ làm xong lên đi lại nhẹ nhàng ngắm bài, trao đổi về bài của
mình và của bạn.
- Cô động viên, giúp đỡ các trẻ còn lại hoàn thành bài, sau đó cất đồ dùng và
cùng lên ngắm nhìn bài của cả lớp.
+ Cô gợi mở để trẻ nói lên nhận xét của mình về bài của mình và của các bạn.
+ Cô nhận xét chung: - Khen ngợi, biểu dương những cháu đã làm tốt.
- Động viên những trẻ còn hạn chế.
* Hoạt động 5: Kết thức giờ học
- Trẻ nhẹ nhàng về lớp trên nền nhạc bài hát “ Bé yêu biển lắm”.

2. Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế.
Cũng chỉ là nguyên liệu cát, nhưng để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết
của trẻ và để trẻ hứng thú hơn với hoạt động tạo hình tôi đã cho trẻ tham gia
vào việc chuẩn bị nguyên vật liệu thông qua hoạt động khám phá trải nghiệm
( trộn cát với màu nước, phơi khô, …).


19


Trộn cát với màu nước

Phơi nắng

Sản phẩm( cát màu)
Tôi nhận thấy khi tham gia hoạt động này trẻ rất hứng thú và trong quá
trình thực hiện bài tạo hình, trẻ đã sử dụng nguyên vật liệu rất linh hoạt để hoàn
thành bài một cách say sưa và tạo ra sản phẩm đẹp, ngộ nghĩnh.
Với việc trưng bày sản phẩm, tôi đã thiết kế tấm kê khi gập vào sẽ là tấm
kê và khi dựng lên có thể đứng được trên bàn làm khung tranh trưng bày sản
phẩm. Và mặt đằng sau của tấm kê tôi sử dụng túi hồ sơ 11 lỗ trang trí đề can
vào giống như 1 khung tranh để trẻ có thể cho bài vào đó.
20


Với cách này, chỉ cần làm một lần mà sẽ sử dụng được lâu dài, ít tốn kém
chi phí, đặc biệt rất thuận tiện cho việc trưng bày sản phẩm của trẻ. Với cách
này, trẻ có thể chủ động cho bài của mình vào khung và tự trưng bày bài của
mình ngay trên bàn. Thuận tiện cho việc quan sát cũng như lại gần ngắm bài,
nhận xét bài của bạn hay của mình. Trong khi, nếu dùng giá, cô phải chuẩn bị
giá trưng bày cồng kềnh, mà khi trẻ làm xong cô phải giúp trẻ trưng bày.

Giá trưng bày sản phẩm

Mặt trước tờ kê
21



Mặt sau tờ kê( khung tranh)

22


Trẻ thực hiện và cho bài vào khung tranh

23


Trưng bày sản phẩm bằng giá

Trưng bày sản phẩm bằng việc sử dụng tờ kê làm khung tranh

24


ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Họ tên trẻ: ………………......
Lớp: ...........
Chủ đề : Tết và mùa xuân
1. Bé hãy nặn một số loại quả thường có trong mâm ngũ quả ngày Tết?( 2,5đ)
2. Bé hãy lựa chọn các nguyên vật liệu thích hợp làm bao lì xì tặng người thân?
(1 điểm).
3. Bé hãy vẽ và trang trí tranh với đề tài “ Hoa mùa xuân”?( 3 điểm).
4. Bé hãy sắp xếp quy trình tạo ra nguyên liệu cát màu theo đúng thứ tự bằng
cách cắt hình ảnh phù hợp dán vào các bước phía dưới ? ( 2 điểm)


Bước 1

Bước 2

Bước 3

25


×