SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN
===========*0*==========
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THÁI
Người thực hiện: Trần Thị Ngọc
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Nga Thái
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ, NĂM 2015
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con
người, đặc biệt là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ con
người lớn lên cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác
dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản
của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất
và năng lượng.
Trước lúc đi xa Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng căn dặn:
“Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng
cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành
người tốt”.
Thật vậy! Trẻ em nếu được nuôi dưỡng tốt thì mau lớn, khỏe mạnh, thông
minh và học giỏi, ngược lại nếu nuôi dưỡng không đúng cách, trẻ sẽ bị còi cọc,
chậm lớn, chậm phát triển và dễ mắc bệnh. Dinh dưỡng không hợp lý kể cả
thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi thiếu
dinh dưỡng tạm thời, cơ thể trẻ phát triển chậm lại và tình trạng đó có thể phục
hồi khi lượng thức ăn đưa vào đầy đủ và cân đối, nếu tình trạng dinh dưỡng
không hợp lý kéo dài sẽ cản trở quá trình phục hồi của trẻ. Do đó việc quan tâm
đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm cần thiết. Dinh dưỡng hợp lý là phải
có một khẩu phần ăn hàng ngày đủ về số lượng và cân đối về chất lượng. Sức
khoẻ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng; phòng
bệnh; môi trường; di truyền… trong đó chế độ dinh dưỡng là yếu tố có vai trò
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em. Thiếu ăn, ăn không
đủ chất, ăn không hợp lý … đều gây tác hại cho sự phát triển của trẻ. Chính vì
vậy hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ nói chung và ở trường Mầm non nói riêng
luôn luôn được đặt lên hàng đầu.
Trên thực tế, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở các trường Mầm non nói chung
và trường Mầm non Nga Thái nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm
nhất là mức đóng góp tiền ăn cho trẻ hàng ngày chưa đảm bảo, xây dựng khẩu
phần ăn cho trẻ chưa cân đối thành phần các chất dinh dưỡng do Prôtêin, Lipít,
Gluxít cung cấp; điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ ăn uống còn thiếu,
nhận thức về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học của số ít
CBGVNV và cha mẹ trẻ còn hạn chế.
Để có được bữa ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an
toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường
Mầm non.
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân là một cô nuôi, tôi hiểu rõ về việc
chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì điều
đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao
chất lượng chế biến món ăn cho trẻ ở trường mầm Nga Thái” làm sáng kiến
kinh nghiệm cho mình trong năm học 2014 -2015.
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống không thể tồn tại được
nếu con người không được ăn, uống. Danh y Việt nam: Tuệ Tĩnh ( Thế kỷ XIV)
đã từng nói: “ Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”. Khoa học dinh dưỡng cho
chúng ta biết: Thức ăn, các chất dinh dưỡng làm vật liệu xây dựng cơ thể con
người, các vật liệu này không phải thường xuyên được đổi mới và thay thế
thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất trong cơ thể. Ngược lại: Khi
cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ không thể phát triển
bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như: Suy dinh dưỡng, còi
xương, thiếu máu do sắt,… thiếu sức đề kháng các bênh dịch. Theo nghiên cứu
cảu Viện dinh dưỡng thì ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ. Trẻ
được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân
nặng, chiều cao đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu
hóa của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc, thì thường
gây ra rối loạn tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, còi xương,
khô mắt do thiếu Vitamin....Vì vậy muốn khỏe mạnh cần được ăn uống hợp lý
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó bữa ăn đối với con người rất quan
trọng. Đặc biệt là trẻ em, vì trẻ em lúc này đang trong thời kỳ phát triển mạnh, vì
vậy nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu
hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, còi xương,…
Bên cạnh đó căn bệnh béo phì ở trẻ có xu hướng gia tăng ở khu vực nông
thôn chúng ta, đây cũng là mối quan tâm của nhiều gia gia đình và nhà trường
nhất là lứa tuổi mầm non. Vì trẻ mầm non lúc này nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
rất lớn, nếu chúng ta không có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì dẫn đến trẻ
bị béo phì ở trẻ.Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ
thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta cơ thể khoẻ
mạnh.
Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn có
chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm, chất
béo, chất xơ, vitamin, muối khoáng... Nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh
dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc nguy hiểm hơn là có
thể dẫn tới tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ, tốc độ phát triển thể lực, trí tuệ và
tình cảm cùng các mối quan hệ xã hội rất nhanh, nhanh đến mức mà người ta
cho rằng sự thành công của chúng ta quyết định sự thành đạt của đứa trẻ trong
tương lai. Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khoẻ mà khoa học đã
khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khoẻ con người.
Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ
được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và
cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món ăn phong phú,
thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô
3
nuôi phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon mới lạ,
hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt
chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
II. THỰC TRẠNG
1.Thuận lợi:
Nhà trường luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo sâu sát, mua
sắm một số đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến thực phẩm và nấu
ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ban giám hiệu nhà trường lãnh đạo toàn diện, chú trọng công tác nâng cao
chất lượng nuôi dưỡng và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp từng độ tuổi
cho trẻ. Đồng thời bản thân Tôi được Ban giám hiệu phân công làm tổ trưởng tổ
dinh dưỡng trong nhiều năm học, nên tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi chế biến
những món ăn giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với từng độ tuổi.
Được sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh trong việc quan tâm, chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ và thường xuyên cung cấp thực phẩm sạch giàu chất dinh dưỡng.
Vậy nên tổ dinh dưỡng chúng tôi rất tiện lợi trong khâu hợp đồng lương thực,
thực phẩm tươi ngon đảm bảo chất lượng do chính cha mẹ các cháu làm ra.
2. Khó khăn:
- Kinh nghiệm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ còn hạn chế.
- Điều kiện để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn
Cô nuôi chưa được đào tạo chuẩn về chuyên ngành nấu ăn mà chỉ có kinh
nghiệm nấu ăn từ thực tế.
Trường thuộc khu vực nông thôn, các bậc phụ huynh trong trường đều
xuất phát từ nhà nông, nên điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mức đóng
góp tiền ăn của các cháu chỉ mới 12.000 đ/cháu/ ngày.
Kết quả cân đo khám sức khỏe lần 1 cho trẻ số trẻ suy dinh dưỡng cao do
dịp nghỉ hè đa số các cháu mẫu giáo nghỉ ở nhà, chế độ ăn uống không đúng giờ
giấc, một số gia đình chưa có điều kiện để chăm sóc con cái.
* Kết quả của thực trạng.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ
như sau: (Tháng 9 năm 2014) Với tổng số trẻ ăn bán trú tại trường là 337 cháu:
STT
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất
219
82.6%
2
Số trẻ lười ăn các loại thịt
49
18.5%
3
Số trẻ không ăn rau và hành
52
19.6%
4
Số trẻ không ăn hết suất của mình
45
17%
5
Số trẻ không thích chất tanh như: cá, tôm,..
55
20.6%
6
Số trẻ không thích ăn cháo
48
18.1%
4
Từ thực trạng trên thì lần khám sức khỏe lần 1 cho thấy tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ còn quá cao so với yêu cầu.
Cân nặng
Kênh bình thường
Kênh SDD
Số trẻ
287
Tỉ lệ %
85.2
Số trẻ
50
chiều cao
Kênh bình thường
Kênh thấp còi
Tỉ lệ %
14.8
Số trẻ
285
Tỉ lệ %
84.6
Số trẻ
52
Tỉ lệ %
15.4
Vì vậy nên tôi đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn cho
trẻ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
III. GIẢI PHÁT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ tại
trường mầm non phù hợp với đối tượng trẻ.
Để hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng và cách chế biến một số
món ăn cho trẻ đảm bảo theo định lượng, khoa học, đảm bảo về dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi đã chủ động tham gia các lớp chuyên đề, các buổi
hội thảo do Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. Và để hiểu rõ hơn về nội
dung của chuyên đề tôi đã tìm hiểu qua một số tài liệu như:
+ Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non.
+ Dinh dưỡng và sự phát triển trẻ thơ.
+ Sổ tay phát thanh dinh dưỡng.
+ Cách chế biến một số món ăn cho trẻ dưới 6 tuổi.
+ Cách xử lý một số bệnh thường gặp.
+ Sổ tay phòng chống suy dinh dưỡng và một số tạp chí giáo dục mầm non
có nội dung liên quan đến chủ đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Để biết cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon, xây dựng thực đơn chuẩn, biết
cách chế biến một số món ăn cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, bản thân đã không
ngừng học tập, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu như: Tham khảo qua mạng Inernet,
qua tập san…để có cách lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp theo mùa
và theo đặc điểm của lứa tuổi.
Ví dụ: Các món ăn mùa hè khác với các món ăn mùa đông… đặc biệt là
phải phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, của địa phương.
Để có kiến thức sâu hơn tôi đã tham gia các hội thi do ngành tổ chức như:
Thi dinh dưỡng qua mạng Internet, tham gia thi chế biến các món ăn cho trẻ do
nhà trường tổ chức. Ngoài ra tôi còn tự tham khảo học tập tại các trường điểm
để biết cách xây dựng thực đơn chuẩn, biết cách tạo sự hứng thú cho trẻ khi
tham gia các hoạt động như: Trường mầm non Nga Điền, mầm non Nga Giáp,
mầm non Thị Trấn Nga Sơn...Từ đó nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm, cách chế biến các món ăn cho trẻ.
5
* Kết quả: Bản thân tôi đã nắm vững kiến thức về nội dung giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm biết vận dụng vào chuyên đề một cách linh
hoạt.
Biết cách xây dựng được thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. Biết cách chế biến
một số món ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non.
2. Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn phù hợp cho từng độ tuổi
và điều kiện thực tế của địa phương.
Có thể nói rằng việc xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ là
một việc làm mang tính chất khoa học, nó nhằm mục đích sử dụng tiền ăn với
chất lượng cao. Khi tiền ăn được phân phối hợp lý sẽ tránh được sự chi tiêu
không hợp lý, giảm tối đa sự thâm thừa tiền trong ngày. Có thể ví việc xây dựng
thực đơn, tính khẩu phần ăn như thiết kế một công trình, nguyên liệu càng dự trù
kỹ bao nhiêu càng tốt cho công trình và tránh được lãng phí bấy nhiêu, giúp cho
người quản lý càng kiểm soát dễ dàng chính xác.Việc xây dựng, thực đơn, tính
khẩu phần ăn là một biện pháp thể hiện tính hậu quả và tiết kiệm trong quản lý.
Người tổ trưởng tổ nuôi dưỡng phải làm sao cho cùng với sự đầu tư mà ra được
nhiều sản phẩm có chất lượng tốt.
Xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho các cháu trong nhà trường
trở thành việc làm quen thuộc có tính bắt buộc. Chính vì vậy tôi đã tham mưu
với Hiệu trưởng- Hiệu phó phụ trách chuyên môn về nuôi dưỡng để thực hiện
và tổ chức tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trong tổ nuôi và với các
nhóm, lớp nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng thực đơn, kiểm tra giám sát việc thực
hiện thực đơn và đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ. Để có thực đơn đa dạng, phong
phú bộ phận tổ nuôi phải biết lựa chọn thực phẩm sẵn có ở địa phương, thực
phẩm theo mùa, không lặp lại trong tuần, lựa chọn món ăn bổ dưỡng thích hợp
với trẻ đảm bảo chất lượng tươi ngon nhưng lại đảm bảo được nhu cầu năng
lượng cho trẻ.
Đối với trường mầm non Nga Thái phần lớn là con em nông thôn chính vì
vậy mức đóng góp rất thấp. Để có nguồn thực phẩm cung cấp đủ chất theo quy
định của Bộ y tế thì rất khó vì vậy tôi đã khéo léo lựa chọn những thực phẩm sẵn
có ở địa phương để thay thế cho những thực phẩm đắt tiền nhưng vẫn đảm bảo
đủ chất đạm.
Ví dụ: Thay thế đạm có nguồn gốc từ động vật từ thịt, cá, trứng với đạm
cung cấp từ đậu, lạc, vừng. Ngoài ra kết hợp với các loại canh rau có độ đạm
tương đối cao như rau ngót, rau muống, giá đỗ …
Muốn đảm bảo được lượng lipit trong mỗi bữa ăn của trẻ có thể chế biến
thành các món chiên, xào, đảm bảo được lượng Gluxit cho trẻ và cân đối giữa
hai bữa chính và bữa phụ trong ngày. Bữa chính trưa trẻ ăn cơm. Bữa phụ xế trẻ
ăn cháo hải sản, phở hoặc các loại chè.
- Ở lứa tuổi từ 1 – 3 tuổi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng là vô cùng
quan trọng, nhưng khẩu vị và trạng thái thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đêns
quá trình hấp thu cũng như chất lượng ăn của trẻ.
6
Ví dụ: Trẻ còn nhỏ phải chú ý đến khâu chế biến như băm nhỏ thịt, thái
nhỏ, nấu phải mềm, nhừ…
- Các món ăn mặn ta có thể chế biến thêm nước sốt kèm theo để trẻ dễ ăn
hơn.
Ví dụ: Thịt xốt cà chua; Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua …
- Ăn uống còn phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện từng mùa.Như mùa hè nóng
bức, nhu cầu về ăn các món có nhiều nước cũng tăng lên và trẻ rât thích ăn. Còn
về mùa đông lạnh ta có thể sử dụng các món xào, rán, thuộc các món ăn hầu như
nhiều hơn vì thế tôi đã xây dựng thực đơn theo mùa và được BGH duyệt
Ví dụ: Xây dựng thực đơn mùa đông.
Bữa
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
- Thịt xào giá
Trưa - Muối lạc vừng
(chính) - Canh khoai tây
+ cà rốt hầm
xương
-Thịt đậu phụ
sốt cà chua
- Canh tôm
nấu rau cải
Chiều
(phụ)
- Bánh mỳ,
sữa
- Cháo gà
- Trứng rán
- Muối lạc
vừng
- Canh cà
chua nấu
trứng
- Cháo chè
Thứ 5
Thứ 6
- Thịt rim
trứng
- Canh rau
ngót nấu
thịt
- Ruốc cá
- Canh bí
đỏ
- Xôi
- Phở
Ví dụ: Thực đơn mùa hè.
Bữa
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
- Trứng đúc
thịt
Trưa - Muối lạc
(chính) vừng
- Canh rau
ngót thịt nạc
- Thịt rim
trứng đậu
phụ.
- Đậu phụ rán
- Canh cua
nấu rau vặt
- Tôm, thịt sốt
cà chua
- Muối lạc
vừng
- Canh rau
ngótt nấu tôm
- Thịt xào
giá đỗ.
- Canh bí
hầm xương
Chiều
(phụ)
- Chè đậu đen - Cháo gà
- Cá sốt cà
chua
- Muối lạc
vừng
- Canh rau
đay, mồng
tơi nấu tép
- Phở
- Cháo
xương thịt
- Bánh mỳ,
sữa
Là một trường thuộc khu vực nông thôn vì vậy có rất nhiều các loại rau, củ,
quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi thường mua với giá rẻ hơn so với thị
trường, vừa tươi ngon vừa tiết kiệm được một khoản kinh phí nhỏ để mua thêm
những loại trái cây cho trẻ ăn
Ví dụ: Chuối tiêu, hồng xiêm đây là những loại trái cây phổ biến và có rất nhiều
ở địa phương
Tuy mức ăn của trẻ do phụ huynh đóng góp còn thấp nhưng tôi vận dụng
khéo léo tỷ lệ cho phép theo khuyến nghị cùa Bộ Y tế Viện dinh dưỡng. Năng
lượng Calo cần đạt theo mức tối thiểu: Nhà trẻ: 1180Kcalo/ngày; Mẫu giáo:
1470 Kcalo/ngày và đảm bảo năng lượng khẩu phần ăn tại trường là 70% năng
lượng Calo/ngày/trẻ nhà trẻ = 826 Kcalo/ngày/trẻ đảm bảo năng lượng khẩu
7
phần ăn tại trường là 60% năng lượng Calo/ngày/trẻ nhà trẻ = 882
Kcalo/ngày/trẻ
Cơ cấu năng lượng đối với cháu nhà trẻ là: P: 12-15%; L:
35-40%; G: 45-53%. Cơ cấu năng lượng đối với cháu mẫu giáo là: P: 12-15%;
L: 20-30%; G: 55-68%. Theo lý thuyết cách tính khẩu phần ăn áp dụng theo
trình tự các bước sau:
Bước 1: Xác định năng lượng (N) Calo cần đạt cả ngày cho 1 trẻ.
Năng lượng calo cần đạt theo thông tư 17/2009/TT- BGD ( mức trung
bình) Trường mầm non Nga Thái xác định.
+ Nhà trẻ : 1180 calo;
+ Mẫu giáo: 1470 calo.
Bước 2: Xác định tỷ lệ % N Calo cần đạt tại trường cho 1 trẻ.
Tỷ lệ % này tuỳ từng trường lựa chọn có thể (50% hoặc 60%; 70% vv…)
Ví dụ: N đối với trường cần đạt tại trường 70%/trẻ/ngày cháu nhà trẻ,
60%/trẻ/ngày/ cháu mẫu giáo.
+ Nhà trẻ: 1180 x 70% = 826 Calo.
+ MG: 1470 x 60% = 882 Calo/trẻ/ngày.
Trong đề tài này tôi lựa chọn năng lượng cần đạt tại trường 70%/ngày/trẻ
đối với cháu nhà trẻ 60% /ngày/trẻ/ đối với các cháu mẫu giáo.
Bước 3: Xác định số gam do P; L; G cung cấp cho 1trẻ/ngày tại trường.
(Tỷ lệ % này tuỳ từng trường lựa chọn sao cho tổng P; L; G = 100%).
Trong đề tài này tôi lựa chọn P = 15%, L = 35%, G = 50%.
+ Đối với cháu nhà trẻ; P = 15%, L = 25%, G = 65%.
+ Đối với cháu mẫu giáo.
Ví dụ:
+ Nhà trẻ: P = 826 calo x 15% : 4 = 31 gam (g), (P chia cho "4" vì khi tiêu
hoá 100 gam P trong cơ thể thì cung cấp cho ta 4 Kcalo năng lượng);
L = 826 x 35% : 9 = 32g, G = 826 x 50% : 4 = 103.2g (L chia cho "9"; G
chia cho "4" cơ sở lý luận tương tự)
+ Mẫu giáo. P = 882 calo x 15% : 4 = 33.07g, L = 882 x 25% : 9 = 24.5g,
G = 882 x 65% : 4 = 143.32g.
Trong quá trình nấu và tổ chức cho trẻ ăn hao hụt 10% vì vậy tổng số gam
do P; L; G cần đạt cho trẻ/ngày tại trường cụ thể như sau: => NT: Po = 31 gam;
Lo = 32 gam; Go = 103.9 gam. MG: Po = 33.07 gam; Lo = 24.5 gam; Go =
143.32 gam.
Bước 4: Xác định thực đơn (món ăn trong ngày, tuần, mùa).
Lựa chọn thực phẩm theo thực đơn của trẻ NT và MG riêng. Trách thực
phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật riêng để tính định lượng số gam do
Prôtêin, Lipít có nguồn gốc từ động vật và thực vật riêng sao cho đảm bảo số
gam giữa động vật và thực vật cân đối 50 - 50% theo qui định của ngành.
Bước 5: Tính định lượng khẩu phần ăn cho 1 trẻ.
Theo qui trình như việc cân đối 50% thành phần các chất dinh dưỡng do P
và L có nguồn gốc từ động vật và thực vật cung cấp sẽ rất khó khăn. Để dễ dàng
trong việc cân đối tôi tìm ra cách tính ngược lại qui trình đó là:
8
Ấn định số gam của P (Cột 8) có nguồn gốc từ động vật cần cung cấp cho
1 trẻ nhà trẻ hoặc 1 trẻ mẫu giáo sao cho cân đối (50%); (50%).
Ví dụ: Nhà trẻ: Po = 31 gam (chưa trừ % hao hụt) => Lượng cần cung
cấp đã trừ 10% hao hụt P = 27.9 gam; mẫu giáo: Po = 33.07 gam (chưa trừ %
hao hụt) => Lượng cần cung cấp đã trừ 10% hao hụt P = 29.77 gam.
Sau khi đã ấn định số gam của Po cân đối, tính Cột (6) = (cột 8) chia (cột
7); tính (Cột 2) = Cột (6) chia (cột 5).
- Tính số gam L có nguồn gốc từ động vật cần cung cấp cho 1 trẻ nhà trẻ
hoặc 1 trẻ mẫu giáo. Tính (cột 10) = (cột 6) nhân (cột 9); sau đó điều chỉnh bổ
sung thừa thiếu vào mỡ động vật không quá định lượng qui định cho 1 trẻ/ngày
tại trường; đảm bảo 50% số gam/tổng số gam L qui định cho 1 trẻ NT hoặc 1 trẻ
MG tại trường.
Ví dụ: Nhà trẻ: Lo = 32 gam (chưa trừ 10% hao hụt) => Lượng cần cung
cấp đã trừ 10% hao hụt L = 28.8 gam; mẫu giáo: Lo = 24.5 gam (chưa trừ 10%
hao hụt) => Lượng cần cung cấp đã trừ 10% hao hụt L = 22.05 gam, sau đó điều
chỉnh bổ sung thừa thiếu vào mỡ động vật hoặc dầu thực vật không quá định
lượng qui định cho 1 trẻ/ngày tại trường; đảm bảo 50% số gam do L có nguồn
gốc từ động vật và 50% số gam do L có nguồn gốc từ thực vật.
- Tính số gam G cần cung cấp cho 1 trẻ nhà trẻ hoặc 1 trẻ mẫu giáo.
(cột 12) = (cột 6) nhân (cột 11) sau đó điều chỉnh bổ sung thừa thiếu vào
đường không quá định lượng qui định cho 1 trẻ/ngày tại trường; đảm bảo 100%
số gam/tổng số gam G qui định cho 1 trẻ nhà trẻ hoặc 1 trẻ mẫu giáo/ngày tại
trường.
Ví dụ: Nhà trẻ Go = 103.9 gam (chưa trừ 10% hao hụt) => G = 93.6 gam;
Mẫu giáo Go = 143.32gam (chưa trừ 10% hao hụt) => G =129.02 gam.
- Tính số Calo cần cung cấp cho 1 trẻ nhà trẻ hoặc 1 trẻ mẫu giáo. (cột 14)
= (cột 6) nhân (cột 13).
* Như vậy sau khi xác định được khẩu phần ăn cho 1 trẻ nhà trẻ hoặc 1 trẻ
mẫu giáo/ngày rồi thì tuỳ thuộc số cháu ăn cả ngày đó/trường là bao nhiêu
chúng ta chỉ thực hiện nhân 1 trẻ với tổng số cháu ăn trong ngày sẽ được số
lượng cụ thể cho từng loại thực phẩm giúp cho người đi chợ hoặc người tiếp
phẩm có số lượng chính xác để tổ chức sơ chế và nấu ăn cho trẻ đảm bảo một
cách tuyệt đối, chống thất thoát, dư thừa hoặc chi âm tiền ăn của trẻ; tổng hợp
vào sổ theo mẫu của Sở GD&ĐT dễ dàng.
Tôi đã xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn 1 bữa trưa và 1 bữa xế chiều
cho 1 trẻ NT 25–36 tháng tuổi và 1 trẻ MG 37–72 tháng tuổi/1trẻ/ngày/tuần mùa
đông (cùng chế độ cơm, cùng thực đơn) áp dụng đối với trường chuẩn Quốc gia
đảm bảo cân đối 50 – 50% thành phần các chất dinh dưỡng do P, L cung cấp có
nguồn gốc từ động vật và thực vật một cách tuyệt đối.
* Kết quả:
Bản thân tôi đã biết cách xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ
một cách cân đối, phù hợp với từng độ tuổi và phụ hợp với điều kiện kinh tế của
địa phương.
9
3. Lựa chọn thực phẩm an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
phù hợp với trẻ mầm non.
Có thể nói rằng trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đang
trên đà phát triển đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Song bên cạnh đó là sự biến đổi về khí khậu, về môi trường, khoa học phát triển
đặc biệt là trong chăn nuôi, trồng trọt được người nông dân áp dụng những chất
tăng trọng, các loại thuốc kích thích nhằm nâng cao năng suất, sản lượng...
Chính vì vậy mà các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc các sản phẩm mà
các nhà sản xuất, chế biến đã sử dụng các chất phụ gia như: Phẩm màu, đường
hóa học, chất kích thích tăng trưởng của các loại rau, quả, cây, con,..chế biến các
thức ăn sẵn như thịt quay, giò, chả,…
Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm dịch của cán bộ thú y.
Bên cạnh đó có các nhà sản xuất còn sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật,
như bỏ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc bảo quản không theo qui định đã
làm tồn dư các loại hóa chất này trong thực phẩm làm cho con người chúng ta
báo động biết bao loại bệnh nguy hiểm như: ngộ đọc thức ăn, ung thư,…vì vậy
là một cô nuôi chúng ta phải lựa chọn những thực phẩm ở hộ gia đình, cửa hàng
tin cậy có ký kết hợp đồng chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho các cháu trong
trường mầm non.
Do vậy việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù
hợp với lứa tuổi mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Nó quyết định đến chất
lượng của bữa ăn có đảm bảo vệ sinh, phù hợp với trẻ, trẻ ăn có ngon miệng
không điều đó cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình chúng ta lựa chọn thực phẩm,
làm thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng trên tôi đã học hỏi và rút ra được một số
kinh nghiệm để lựa chọn thực phẩm tươi ngon giúp trẻ ăn ngon miệng:
* Một số cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon và theo mùa đó là:
Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn
nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vì vậy trong gia đình và trường mầm non sử dụng thường xuyên hàng ngày
trong chế biến các món ăn.
- Cách lựa chọn một số loại thịt:
+ Đối với thịt lợn: chúng ta cần lựa chọn những chủ cửa hàng tin cậy, uy
tín, chọn thịt có mỡ mầu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi hoặc không có
màu lạ khác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự
nhiên, không có mùi hôi. Tránh mua phải những loại thịt mắc bệnh như: Tụ
huyết trùng, thịt có bì quá dầy,…
+ Đối với thịt gà: Ta chọn những cửa hàng uy tín, chọn thịt mền dẻo, thớ
thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu vàng tự nhiên
không có nốt thâm tím ở ngoài da.
+ Đối với thịt bò: ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ
thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng.
10
Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau
đó thái nhỏ và cho vào cối xay nhỏ ( tuỳ từng độ tuổi). thực phẩm được sơ chế ở
trên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh.
- Cách lựa chọn một số loại hải sản: Tôm, cua, cá,…rất tốt cho con
người chúng ta và đặc biệt là trẻ thơ vì nó cung cấp can xi, chất đạm làm cho
xương của trẻ chắc khỏe hơn và không bị bệnh còi xương.
+ Đối với Tôm: Chúng ta nên chọn những con còn sống, mình của tôm
phải trắng trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu. Đầu và râu tôm dùng để
nấu canh.
+ Đối với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khoẻ, còn vẩy không bị chảy
sước. Khi sơ chế chúng ta chúng ta nên đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẩy
cho nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, sau đó phần đầu và phần xương dã nhỏ lọc lấy
nước nấu canh.
( Một số hình ảnh lựa chọn thực phẩm tươi sống)
- Cách lựa chọn một số thực phẩm cung cấp chất Vitamin và các
khoáng chất như: rau, củ, quả.
+ Đối với rau: Chúng ta cần hợp đồng với các hộ gia đình chuyên trồng
rau, củ sạch: chọn rau, củ phải tươi ngon, không bị dập nát và úa vàng.
+ Đối với hạt, quả: khi mua chúng ta cần phải loại bỏ thực phẩm mốc,
mọt. Nhất là khi chọn gạo, lạc, vừng, nên chọn những loại gạo ngon, không có
mẩy trấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc,…
+ Đối với bún và bánh phở tươi: cần chọn nhà cung cấp có uy tín và tin
cậy, cam kết không có chất bảo quản, hàn the, bánh phở không có mùi chua,…
+ Đối với thực phẩm làm gia vị: như nước mắm, dầu,…khi mua chúng ta
nên chú ý đến hãng sản xuất có thương hiệu và thời hạn sử dụng của sản phẩm
để đảm bảo được an toàn.
11
( Hình ảnh: Lựa chọn rau quả tươi ngon )
Cách lựa chọn thực phẩm cũng góp phần không nhỏ trong quá trình chế
biến các thực phẩm vì vậy chúng ta nên thực hiện theo qui trình bếp một chiều
và sắp xếp bếp một cách hợp lý, thường xuyên quét dọn bếp sạch sẽ ngăn nắp.
thùng đựng rác phải có nắp đậy và được sử lý hàng ngày. Ngoài ra cô nuôi cần
phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến như: đầu tóc, quần áo phải gọn
gàng sạch sẽ, phải mặc tạp dề, đeo khẩu trang, đội mũ và đặc biệt khi sơ chế và
chế biến cô nuôi phải đi gang tay, và phải cắt móng tay ngắn, không được để
móng tay dài vì như vậy các vi khuẩn trong móng tay sẽ xâm nhập vào thực
phẩm làm mất vệ sinh.
Từ đó mà chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực
phẩm đảm bảo vệ sinh và phù hợp với các cháu mầm non. Nếu chúng ta lựa
chọn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tươi ngon thì bữa ăn của trẻ
không mang lại giá trị dinh dưỡng cao và ăn không ngon miệng.
Qua việc nghiên cứu đề tài trên Tôi đã rút ra cho mình một số kinh
nghiệm về lựa chọn thực phẩm, tôi đã áp dụng vào việc lựa chọn thực phẩm cho
gia đình mình và nhà trường, để chế biến những món ăn ngon cho các cháu
trong trường mầm non Nga Thái.
4. Một số cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non giúp trẻ ăn ngon miệng.
Như chúng ta đã thấy quá trình phát triển của trẻ được phân chia ra nhiều
thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nên việc chế biến các món ăn cho trẻ cũng phải
tuân theo các thời kỳ và giai đoạn khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi đảm
bảo cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể, ở đây việc
12
chế biến các món ăn cho trẻ Mầm non, đòi hỏi cô nuôi phải hiểu rõ nhu cầu dinh
dưỡng của từng độ tuổi để có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ một
cách phù hợp, giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất.
Ví dụ: Độ tuổi mẫu giáo cung cấp cả ngày là 1470 Klcalo, ở trường là
882 Klcalo bằng 60%. Còn các cháu nhà trẻ nhu cầu là 1180 Klcalo. ở trường là
826 Klcalo bằng 70%. Tỷ lệ cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ
cấu: Chất P, L, G năng lượng trong khẩu phần trẻ ở nhà trẻ và mẫu giáo là:
- Đối với MG: P là khoảng 12-15% L=20.- 30%
G= 55-68%
- Đối với NT: P là khoảng 12-15% L= 35- 40%.
G= 45- 53%
Như vậy đối với trẻ mầm non tôi đã xây dựng thực đơn thường xuyên
phối hợp các loại thực phẩm với nhau để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho
trẻ, đồng thời kết hợp các thực phẩm gây hứng thú cho trẻ, trẻ nhìn thấy hấp
dẫn, đẹp, trẻ sẽ rất thích ăn.
Với trách nhiệm là tổ trưởng - tổ nuôi tôi luôn nhắc nhở chị em trong tổ
luôn coi trọng công tác chế biến món ăn cho trẻ sao cho phù hợp với trẻ. Khi chế
biến các thực phẩm như rau, củ, quả chúng tôi phải thái như hình hạt lựu để trẻ
dễ ăn.
Khi chế biến chúng ta cần chú ý thực phẩm gần chín thì chúng ta mới
được cho gia vị, nếu cho sớm thì mất tác dụng của muối I ốt, nếu thực phẩm mà
để chín quá cũng không tốt sẽ mất hết các Vitamin chứa trong rau, củ, quả, thức
ăn chín quá cũng dễ có mùi nồng làm cho trẻ khó ăn, dẫn đến trẻ ăn không ngon
miệng và hết suất. Các thực phẩm rau, củ, quả trước khi nấu chúng ta xào sẽ làm
cho rau, củ, quả mềm ra giúp trẻ dễ ăn hơn.
Với thực phẩm là thịt Tôi có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như:
thịt đúc trứng, thịt rim tôm, thịt xào cà chua, giá đỗ, thịt xào miến,…
Ví dụ: Bữa trưa:
- Cơm
- Thịt đúc trứng
- Muối lạc
- Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt
Bữa chiều:
- Bánh bao
- Sữa đậu nành.
+ Để chế biến được món cơm thịt đúc trứng thì tôi cần sử dụng nguyên
liệu sau: Thịt lợn, trứng vịt, nấm hương, mộc nhĩ, dầu thực vật, bột canh, nước
mắm, hạt nêm,…
Trước khi bắt tay vào chế biến Tôi đem các thực phẩm đó rửa sạch rồi sơ
chế: thịt thái miếng nhỏ và bỏ vào máy xay- xay nhỏ rồi tẩm ướt gia vị.
Trứng đập bỏ vỏ và trộn thịt với trứng.
Nấm hương, mộc nhĩ đem ngâm nước ấm rồi rửa sạch, xay nhỏ bỏ vào
thịt trứng rồi khuấy đều.
Lấy cháo bắt lên bếp đun nóng cháo đổ dầu vào đun sôi rồi đổ thịt trứng
và rán, khi nhìn thấy bề mặt trứng vàng thì ta lật mặt bên kia và rán vàng là ra
13
Để món ăn thêm phần hấp dẫn và để dễ ăn Tôi đã chế biến thêm nước sốt
để rưới lên mặt của thịt trứng giúp trẻ ăn ngon miệng và dễ ăn.
+ Với món khoai tây, cà rốt nấu thịt. Tôi chọn các thực phẩm sau: Thịt
lợn, khoai tây, cà rốt, cà chua,…
Tôi đem những thực phẩm đã lựa chọn rửa sạch và sơ chế: thịt thái nhỏ
đem xay, khoai tây, cà rốt thái hạt lựu với kích thước khoảng 1cm rồi đem tẩm
ướt gia vị rồi cho vào xoong xào cho khoại và cà rốt mềm và ngấm gia vị.
Cà chua thái nhỏ và đổ dầu vào đun lên mầu rồi thôi.
Tiếp theo đun nước sôi sau đó khuấy thịt đã xay vào xoong và đun đến
khi sôi, đỏ cà chua và khoai tây, cà rốt vào nồi thịt đã đun cho đến khi thực
phẩm chín, nêm gia vị cho vừa rồi bỏ hành, mùi tàu vào rồi bắc ra.
- Bánh bao: Với món bánh bao thì tôi cần những nguyên liệu sau: Thịt
lợn, miến, nấm hương, bột mỳ, trứng cút,…Giống như các món ăn trên đầu tên
tôi đem các thực phẩm rửa sạch, nấm hương, mộc nhĩ, miến rửa sạch đem ngâm
rồi thái hoặc xay nhỏ. Trứng cút rửa sạch rồi cho vào nồi luộc bỏ vỏ.
Tôi trộn bột mỳ với một chút bột nở, dầu, đường đều lên sau cho nước
vào và nhào đều đến khi thấy bột mềm dẻo không dính tay là được sau đó cho
vào ủ khoảng 1-2 giờ là được.
Bỏ thịt, miến, nấm hương, mộc nhĩ vào xào cho chín và ngấm gia vị cho
hành, mùi tàu và bắt ra.
Lấy bột ra chia nhỏ sau đó dàn đều bột ra cho thịt, miến, nấm hương, mọc
nhĩ, trứng cút vào và xoáy miệng vào là tôi đã được một cái bánh bao rồi.
Để bánh bao ăn ngon và không bị khô tôi đã cho trẻ uống thêm cốc sữa
đậu nành để giúp trẻ ăn ngon, dễ ăn và lại rất tốt cho sức khoẻ.
Qua quá trình nghiên cứu đã cho Tôi thấy rằng để chế biến được một món
ăn ngon, đủ chất thì chúng ta phải trải qua biết bao cung đoạn và theo tôi chúng
ta nên tuân thủ chế biến theo qui trình bếp một chiều: từ thực phẩm sống
làm sạch
rửa
thái nhỏ
nấu chín
chia ăn,…Đây là một quá trình
rất phù hợp cho công tác chế biến, nó giúp chúng ta rút ngắn được thời gian và
công sức mà đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi chế biến các thực
phẩm xong chúng ta cần đậy vung lại để đảm bảo không cho các vi khuẩn xâm
nhập vào thức ăn.
Chế biến món ăn ngon miệng rồi chưa đủ, để giúp trẻ hôm nào cũng thích
thú với giờ ăn, ăn ngon miệng và hết suất thì tôi đã phải thường xuyên thay đổi
cách chế biến món ăn sao cho phù hợp với trẻ, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn.
* Sau đây là các món ăn mà tổ nuôi dưỡng thường xuyên chế biến cho
các cháu tại trường mầm non nga Thái:
1. Món: Canh khoai môn
* Nguyên liệu:
- Khoai môn tím: 300g
- Tép: 150g
- Hành lá, rau ngổ, mùi tàu.
- Dầu, nước mắm, đường, bột ngọt…
14
* Cách làm:
- Tép lột vỏ rút chỉ đen giã nát với đầu hành lá rồi thêm chút nước mắm,
tiêu.
- Hành lá, rau ngổ, mùi tàu lặt rửa sạch cắt nhỏ.
- Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch chẻ đôi dùng dao nạo khoai nhuyễn
- Bắc nồi nước vừa đủ nấu lên bếp, nước sôi múc từng viên tôm cho
vào.Khi sôi lại cho khoai vào khuấy đều để khoai không đóng dính lại, nêm
vừa ăn.
- Khoai chín thêm 1 muỗng dâu và hành, mùi tàu vào nhắc xuống.
2. Món: Xôi ruốc cá thu: ( Dành cho trẻ mẫu giáo ăn vào bữa phụ )
Xôi ruốc cá thu rất tốt cho bé, lượng DHA trong cá hồi rất cao, cung cấp
khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Món ruốc cá thu này dùng dự trữ,
cho bé ăn với cháo trắng, cơm nát, cơm thường hoặc xôi đều ngon và nhiều chất
dinh dưỡng.
* Nguyên liệu:
- 200g cá thu (không da)
- 1 củ gừng nhỏ
- 2 thìa súp nước mắm ngon
- ½ thìa cà phê đường
* Cách làm: Gừng cạo sạch vỏ, giã nhỏ, pha với 1 thìa súp nước đun sôi để
nguội rồi vắt lấy nước, bỏ bã.
- Cá Thu rửa sạch, xắt từng lát dày ngâm với nước gừng, nước mắm, đường
trong 15 phút. Bắc lên bếp đun cho cạn nước.
- Khi cá nguội, lấy ra dùng tay bóp nhuyễn thịt cá rồi cho vào chảo chống
dính, đặt lên bếp để lửa nhỏ. Dùng thìa gỗ đảo đều cho đến khi cá trở nên khô và
bông xốp.
Món này thường được chế biến cho trẻ ăn vào bữa phụ hoặc được dùng
trong các ngày lễ hội của trường.
3. Món gà hầm bí đỏ ( Dành cho trẻ mẫu giáo ăn vào bữa chính )
* Nguyên liệu:
- Bí đỏ ( bí ngô) 1 quả
15
- Đùi gà: 1 cái
- Đậu trắng ( Đậu hà lan): 100g
- Gia vị: Tỏi, hành, đường, dầu ăn, mè
* Cách làm: - Đầu tiên cần tạo hình cho bí đỏ (như hình vẽ), bỏ hạt. Gà rửa
sạch, thái miếng, để cùng đậu trắng (nếu muốn nhanh bạn có thể luộc qua thịt
gà và đậu trắng)
- Ướp thịt gà với muối, đường, tiêu, xì dầu và dầu mè và chờ khoảng 30 –
60 phút cho ngấm, sau đó đổ hỗn hợp vào bí đỏ, thêm tỏi (đã bóc vỏ) và gừng
thái sợi lên bề mặt. Sau đó đem hầm hoặc hấp hơi cho đến khi chín.
Món canh gà hầm bí đỏ cung cấp rất nhiều chất đạm, vi tamin và muối
khoáng cần thiết cho cơ thể vì vậy món này chế biến dành cho tất cả các độ tuổi.
4. Món: Canh trứng nấu cà chua ( Dành cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáo ăn
vào bữa chính )
* Nguyên liệu:
- Cà chua 2 quả.
- Trứng gà: 2 quả
- Hạt nêm, Hành hoa
* Cách làm:
Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Trứng đập ra bát đánh tan. Hành xanh thái
nhỏ.
16
Đặt chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn đun nóng, phi đầu hành cho thơm.
Cho cà chua vào xào, nêm hạt nêm. Xào cà chua chín thì cho nước vào.
Đun nước canh sôi, nêm nếm lại cho vừa ăn. Từ từ cho trứng vào nồi nước, vừa
cho vừa dùng đũa khuấy liên tục theo 1 chiều.
Để lửa vừa cho canh sôi trở lại, trứng chín nổi thành nhiều vân nhỏ là
được. Rắc hành xanh vào rồi tắt bếp. Chia đều theo xuất ăn của trẻ.
5. Món: Canh cua mồng tơi ( Dành cho trẻ mẫu giáo ăn vào bữa trưa )
* Nguyên liệu:
- Cua đồng: 500g
- Rau mồng tơi: 2 bó
- Hành củ, hạt nêm, mỳ chính
* Cách làm: Rau mồng tơi lặt lấy lá non, bỏ cọng, rửa sạch, xắt ngắn.
Gỡ gạch cua bỏ vào chén, chuẩn bị hành tím bào.
Chuẩn bị 1lít nước, bỏ cua vào khuấy cho tan, lược bỏ xác cua.
Bắc lên bếp nấu lửa nhỏ, nước sôi cua sẽ nổi lên trên, vớt cua ra bỏ vô tô. Cho
mướp và rau mồng tơi vào, nước sôi, nêm cho vừa ăn.
Bắc chảo nóng, phi hành cho thơm, bỏ gạch cua vào xào.
Khi múc canh ra tô, để cua lên trên rồi thêm gạch cua đã xào vào.
6. Món: Cháo thịt ếch ( Dành cho trẻ nhà trẻ ăn vào bữa phụ)
* Nguyên liệu:
- Chọn những con ếch đồng, có mầu hơi vàng, không to quá, khoảng 50g
(vì ếch to có thể là ếch nuôi)
- Nhờ người bán làm sạch rồi về nhà rửa kỹ với nước muối (hoặc dấm).
* Cách làm:
- Phi một chút hành thơm lên cùng dầu ăn (loại dành riêng cho bé)
- Băm một chút nghệ trộn cùng vào thịt ếch, cho lên xào qua, cho chút mắm
vào.
- Cho nghệ vào thịt ếch vì nghệ khử được mùi tanh của ếch và nếu bé nào
đang bị viêm, đỏ họng thì nghệ cũng có tác dụng làm mau lành vết thương.
17
- Cháo trắng sau khi nấu chín, cho thịt ếch đã xào vào đun lại, cho khoảng
50g hoa thiên lý vào hoặc có thể cho rau mồng tơi vào cùng một chút mắm, rau
chín tắt bếp, cho dầu ăn vào khoắng đều tay.
* Kết quả: Qua việc thực hiện chế biến món ăn ngon cho trẻ, vừa đầy đủ
cân đối các nhóm chất, lựa chọn và chế biến món ăn ngon, đẹp mắt đã giúp cho
trẻ trong nhà trường mầm non trẻ ăn ngon miệng, hấp dẫn, tăng cân, các cháu
khỏe mạnh, da dẻ hồng hào
5. Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên trên nhóm lớp trong quá trình tổ
chức cho trẻ ăn và giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ.
Bản thân là một giáo viên nuôi tôi luôn cố gắng để chế biến được những
món ăn ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết xuất. Để làm
được điều đó tôi luôn phối hợp chặt chẽ với các giáo viên trên lớp để động viên
trẻ ăn ngon hết xuất, qua đó chúng tôi còn lồng nghép giáo dục về dinh dưỡng
cho trẻ thông qua các món ăn. Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm
sóc trẻ ăn các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau:
- Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có
đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay. Muỗng, tô phải đủ so với trẻ.
- Khi ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần chú ý
đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết suất.
- Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn ngữ.
Ví dụ: Về nhận thức giúp trẻ nhận biết được những thức ăn như thịt, cá,
trứng, trẻ ăn sạch uống sạch
Về ngôn ngữ : Trẻ biế t kể tên cá c thự c phẩ m mà trẻ đượ c ăn như: Thị t,
cá , trứ ng…. Thông qua các môn học lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng ví dụ
cho trẻ đi tham quan vườn trường. Các cô giới thiệu cho trẻ biết lợi ích của từng
loại cây ăn quả.
- Thông qua giờ ăn các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những
món gì?
Ví dụ: Ăn thịt thì biết thịt cung cấp chất gì?
18
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ, để bổ xung chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.
Nhà trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tự tuyên
truyền trong bữa ăn.
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn gì? Có ngon không?
Bạn nào ăn giỏi? Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ ăn hết xuất.
- Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động:
Chúng tôi phối hợp với giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt
động, đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với chữ cái khi gây hứng thú cho trẻ giáo viên
có thể đọc bài đồng dao, hò, vè về các loại rau, quả ở chủ đề “Thế giới thực
vật” giáo viên có thể lồng ghép dinh dưỡng như:
Ví dụ: Trong giờ đón- trả trẻ là thời gian thuận lợi cho việc tuyên truyền,
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình thức các
câu hỏi thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi phụ
huynh ở nhà trẻ được ăn cơm những gì?
- Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra câu hỏi:
Ví dụ: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao?
- Trong các giờ học và hoạt động vui chơi cô giáo cần phải giải thích cho
trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cho cơ thể
khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu các con không ăn đủ chất
ốm yếu.
- Vệ sinh môi trường: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì
vậy vệ sinh phòng lớp sạch sẽ, không có mùi hôi khai, sàn nhà khô ráo, hàng
tuần tổng vệ sinh các phòng, lau các cửa, khai thông cống rãnh, cũng góp phần
cho trẻ khỏe mạnh.
III. KIỂM NGHIỆM
Thông qua các biện pháp giúp trẻ mầm non của trường mầm non Nga Thái
ăn ngon miệng tính đến tháng 4 năm 2015 tôi đã có kết quả khảo sát với tổng số
trẻ 337 cháu như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
Tiêu chí đánh giá
Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất
Số trẻ thích ăn thịt
Số trẻ thích ăn rau và hành
Số trẻ ăn hết suất của mình
Số trẻ thích chất tanh như: cá, tôm,..
Số trẻ thích ăn cháo
Số trẻ đạt
330
335
335
328
334
329
Tỷ lệ %
97.9
99.4
99.4
97.3
99
97.6
Qua kết quả trên trên thì lần khám sức khỏe của trẻ cuối năm học với tổng
số trẻ khảo sát là 337 cháu, tôi thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm đáng kể đạt
với yêu cầu.
19
Cân nặng
Kênh bình thường
Kênh SDD
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
317
92.8
20
5.9
chiều cao
Kênh bình thường
Kênh thấp còi
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ
Tỉ lệ %
315
90.2
22
6.5
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nhờ sự nổ lực của bản thân, lòng yêu nghề, hay tìm tòi cách chế biến
các món ăn, kết hợp các biện pháp như trình bày ở trên. Tôi cùng chị em trong
tổ làm việc tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt công việc nuôi dưỡng
của mình cũng như tiêu chí của trường đề ra đó là thực hiện “ bếp 5 tốt” đó là:
- Vệ sinh đảm bảo khoa học
- Kỹ thuật chế biến món ăn tốt
- Cải tiến thực đơn theo mùa
- Tiết kiệm.
Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cô nuôi và giáo viên đứng lớp.
Muốn làm tốt công việc trên có kết quả như mong muốn, trước hết phải
chuẩn bị đầy đủ như: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, kỷ thuật chế biến món ăn. Các món ăn thường xuyên thay đổi
để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu, giúp trẻ phát triển tốt, góp phần
giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.
Trên đây là một số biện pháp chế biến món ăn trong trường mầm non Nga
Thái giúp trẻ ăn ngon miệng. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết rất mong được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên để sáng kiến
của tôi được thực hiện có hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Trịnh Thị Oanh
Trần Thị Ngọc
20