Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS GDCD lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 14 trang )

Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ PHÚC YÊN

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CẤP THCS

- Tác giả chuyên đề: Nguyễn Thị Điển
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Tên chủ đề: Lao động tự giác và sáng tạo (Môn Giáo dục công dân 8.
Phần chuẩn mực kiến thức đạo đức - HKI. Bài 11: Lao động tự giác và
sang tạo)
- Đối tượng học sinh: Lớp 8, dự kiến số tiết dạy (02 tuần - 02 tiết)

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
THIẾT KẾ THEO CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề:

LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
1.1. Môn Giáo dục công dân:
- Học sinh hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo
- Nêu được những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong lao
động, trong học tập
- Hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo
* Bài học cần đạt: Bài 11 (Tiết 12+13): Lao động tự giác và sáng tạo


(Sách giáo khoa GDCD 8 - Bộ Giáo dục & Đào tạo)
1.2. Kiến thức tích hợp liên môn:
- Tích hợp giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Tấm gương
của chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức của người về rèn luyện ý thức lao
động tự giác và sáng tạo là tài sản quý báu được Đảng, nhà nước và nhân dân
học tập và làm theo.
- Tích hợp giáo dục kiến thức pháp luật: Lao động vừa là quyền vừa là nghĩa
vụ, trách nhiệm của công dân được hiến pháp và pháp luật nhà nước quy định.
- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục kỹ năng lao động; kỹ năng đặt
mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận trách nhiệm đề hoàn thành công việc.
- Môn Lịch sử: Hiểu được lao động tự giác và sáng tạo chính là động lực cho sự
tiến hoá và phát triển của loài người.
 Địa chỉ nội dung tích hợp:
Bài 3 (Tiết 3) Xã hội Nguyên thuỷ - Lịch sử 6.
Bài: 8 (Tiết 13): Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ
thuật thế kỷ XVIII, XIX - Lịch sử 8.
- Văn học: Thấy được từ xưa đến nay lao động luôn là động lực của sự phát
triển là nguồn cảm hứng sáng tác của thi ca, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao...
được lưu truyền và tiếp tục phát triển trong cuộc sông hiện đại ngày nay.
 Địa chỉ nội dung tích hợp:
Bài 3 (Tiết 9): Những câu hát về tình cảm gia đình - Ngữ văn 7
Bài 18 (Tiết 73): Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất - Ngữ văn 7
- Địa lý: Biết sử dụng kiến thức Địa lý cùng với ý thức lao động tự giác để vận
dụng sáng tạo cách vẽ lược đồ Việt Nam.
 Địa chỉ nội dung tích hợp:
Bài 3 (Tiết 3): Tỷ lệ bản đồ - Địa lí 6
GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8


2. Về kỹ năng:
2.1. Môn Giáo dục công dân:
- Viết, trình bày báo cáo.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Rèn luyện khả năng tư duy
- Kỹ năng liên hệ thực tế
- Kỹ năng phân tích tranh ảnh về các hình thức lao động
- Kỹ năng thu thập, phân tích các thông tin liên quan đến các hành vi tích
cực và tiêu cực trong lao động tác động cuộc sống con người.
- Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh, lựa chọn các biện
pháp, các hình thức rèn luyện để đạt kết quả cao trong lao động và học tập.
- Có ký năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử
khác nhau liên quan đến các hình thức lao động.
- Kĩ năng đặt mục tiêu, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong xây
dựng và thực hiện kế hoạch học tập.
2.2. Kĩ năng liên môn đạt được thông qua việc dạy học tích hợp:
- Học sinh có được cái nhìn tổng thể, logic và biện chứng để thấy được
sự cần thiết phải rèn luyện ý thức lao động, học tập tự giác, sáng tạo của bản
thân. Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và cuả người khác về những biểu
hiện lao động tự giác sáng tạo và thiếu tự giác sáng tạo.
- Thông qua đó học sinh có thể vận dụng sự hiểu biết kiến thức liên môn
để thể hiện lòng yêu quý và trân trọng thành quả lao động.
3. Về thái độ:
3.1. Môn Giáo dục công dân:
- Hình thành ý thức tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động.
- Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động, phê
phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
3.2. Thái độ giáo dục thông qua việc dạy học tích hợp:

- Giáo dục cho học sinh ý thức lao động tích cực, chủ động, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về rèn luyện ý thức lao động
phát huy truyền thống cần cù lao động của người Việt Nam và làm rạng rỡ
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Ủng hộ chính sách của Đảng và nhà nước về lao động và việc làm.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
4.1. Các năng lực chung
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tự học

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
4.2. Năng lực các môn học
- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng
đồng đất nước.
- Năng lực sử dụng tranh ảnh, tư liệu, bản đồ
- Năng lực khảo sát thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Máy tính xách tay.
- Máy chiếu, màn hình.

- Bảng phụ bằng giấy A0 , bút dạ.
- Phiếu học tập.
- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học: Trình chiếu trên powerpoint và các
hiệu ứng của nó.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên GDCD lớp 8, SGV các môn học Lịch sử 6,8;
Ngữ văn 7; Địa lý 6,8; giáo dục công dân lớp 9.
- Tài liệu chuẩn kiên thức kỹ năng môn GDCD,
- Tư liệu, tranh ảnh và các thông tin liên quan đến nội dung kiến thức liên môn
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tôi đã sưu tầm và được ban bè đồng nghiệp tư vấn và
cung cấp tư liệu.
- Tài liệu tập huấn tích hợp giáo dục Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong môn GDCD
- Tài liệu tập huấn tích hợp giáo dục kiến thức pháp luật trong môn GDCD.
- Các tư liệu liên quan: Trích: Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2000. Hiến pháp 2013 (Điều 35). Bộ luật lao động năm 2012 (Điều 4).
2. Học sinh:
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK
- Sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Viết và trình bày báo cáo kết quả theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao của
nhóm.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC:
1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học.
+ Tạo mối liên tưởng kiến thức với thực tiến, phải luôn có ý thức lao động tự
giác và sáng tạo trong học tập, lao động, sinh hoạt và trong cuộc sống hàng
ngày.
- Cách thức thực hiện:
* Học sinh quan sát các bức ảnh.
Hỏi: Thế nào là lao động?

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

Hỏi: Người nông dân, công nhân, học sinh, các nhà nghiên cứu khoa học họ lao
động dưới những hình thức nào?

(HS trả lời - GV vào bài)
Cuộc sống con người mỗi ngày mỗi phát triển, mỗi thăng hoa, và luôn có
khuynh hướng vươn lên mãi. Sở dĩ con người phát triển được là nhờ có lao động
sáng tạo; vắng bóng lao động, cuộc sống sẽ buồn tẻ, ngưng đọng và mất đi ý
nghĩa sống.
Vậy lao động là gì? Vì sao phải lao động tự giác và sáng tạo? lao động
có ý nghĩa gì với cuộc sông của chúng ta bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em
trả lời câu hỏi đó.
- Sản phẩm mong đợi:
Tạo hứng thú học tập và kích thích sự tò mò ham hiểu biết của học sinh.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- Mục tiêu:
- Rút ra được bài học về ý thức lao động động tự giác và sáng tạo qua nội dung
truyện đọc Ngôi nhà không hoàn hảo.
- Đưa ra được quan điểm đúng đắn trong phần thảo luận.
- Cách thức thực hiện:
- HS: Đọc chuyện Ngôi nhà không hoàn hảo
- Thảo luận nhóm: (ba nhóm)
* Nhóm 1: Trước khi làm ngôi nhà cuối cùng người thợ mộc là người làm việc
thế nào? Nhận xét về ý thức lao động đó?
* Nhóm 2: Trong khi làm ngôi nhà cuối cùng người thợ mộc làm việc như thế

nào? Nhận xét về thái độ lao động đó?
* Nhóm 3: Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thực hiện kỷ luật lao động mà
người thợ mộc phải gánh chịu là gì?
- HS: Trả lời và nhận xét, bổ sung
* Nhóm 1: Trước khi làm ngôi nhà cuối cùng: Tận tuỵ , tự giác, nghiêm túc
thực hiện đúng quy trình kĩ thuật.Thái độ tự giác, sáng tạo.

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

* Nhóm 2: Trong khi làm ngôi nhà cuối cùng không dành hết tâm trí cho công
việc, tâm trạng mệt mỏi. sử dụng vật liệu cẩu thả. không đảm bảo quy trình kĩ
thuật...Không tự giác, sáng tạo
* Nhóm 3: Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thực hiện kỷ luật lao động mà
người thợ mộc phải gánh chịu là:
- Tạo ra một ngôi nhà không hoàn hảo
* Hổ thẹn với sản phẩm mà mình làm ra
Hỏi: Qua câu truyện em rút ra bài học gì cho bản thân
- Thảo luận cặp đôi
Em có suy nghĩ gì về các ý kiến sau?
- Có ý kiến cho rằng: Chỉ cần có ý thức tự giác là đủ, không cần phải sáng tạo
trong lao động.(Không đồng ý)
- Có ý kiến khác cho rằng: Đòi hỏi học sinh rèn luyện ý thức lao động tự giác là
không cần thiết vì nhiệm vụ chính của họ hiện nay là học tập chứ không phải là
lao động. (Không đồng ý)
- Lại có ý kiến phản đối và cho rằng: Học sinh cũng phải rèn luyện ý thức lao
động tự giác và có óc sáng tạo. (Đồng ý)
Hỏi: Tại sao học tập lại cần phải tự giác và sáng tạo?

- Sản phẩm mong đợi:
- HS rút ra được bài học
* Chúng ta phải tận tụy, tự giác rèn luyện thì mới thành công.
* Học tập cũng là hoạt động lao động nên rất cần sự tự giác và óc sáng tạo thì
mới đạt được kết quả cao.
* Hoạt động 2: Bài học
2.1: Học sinh nêu được khái niệm, biểu hiện của lao động tự giác và sáng
tạo, tích hợp kiến thức các môn học để làm rõ và khắc sâu nội dung bài học.
- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo
- Nêu được những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong lao động,
trong học tập.
- HS Liên hệ việc làm cụ thể của bản thân và tấm gương thể hiện tự giác và sáng
tạo.
- Cách thức thực hiện: GV nêu các vấn đề để học sinh thực hiện giải quyết.
GV cho hoạt động theo lớp:
Hỏi: Thế nào là lao động tự giác?
Hỏi: Thế nào là lao động sáng tạo?
Hỏi: Giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo có mối quan hệ với nhau như
thế nào?

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

* GV giao nhiệm vụ cho HS tự trải nghiệm: (02 phút) viết ra giấy nháp.
- Trong cuộc sống hằng ngày em thường tự làm nhưng việc gì? Cảm xúc của em
như thế nào khi tự mình làm được những việc đó mà không phải ai nhắc nhở,
giám sát?

- Những việc nào em thường không tự giác làm mà phải thầy cô, bố me hoặc
người khác nhắc nhở? Vì sao em không tự làm những việc đó?
* GV: gọi một số học sinh trình bày kết quả trải nghiệm của mình. Yêu cầu các
em tự rút ra bài học.
* GV: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi tiếp sức, chia lớp làm hai đội mỗi đội
10 em.
- Đội 1: Tìm các biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo.
- Đội 2: Tìm các biểu hiện lao động trái với tự giác và sáng tạo.
Đội nào tìm tìm được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng.
Hỏi: Lao động tự giác và sáng tạo được biểu hiện như thế nào?
* Tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

"...Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc gì cũng giỏi. Với khả
năng tự học, Người đã lĩnh hội được cả hệ thống tri thức đồ sộ của nhân loại và
có sự nhạy cảm sắc sảo về chính trị, đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt
Nam...". (Trích: Khoa Việt Nam học)
“ Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải
đặt câu hỏi “Vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng” ( Lời Hồ Chủ tịch)
Hỏi: Qua lời dạy của Bác em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Hỏi: Kể về một số tấm gương lao động tự giác và sáng tạo mà em biết?
+ HS quan sát ảnh.

Hình 1


Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hỏi: Những việc làm và hành động đó thể hiện phẩm chất gì của họ?
+ HS quan sát trả lời, nhận xét và rút ra bài học cho bản thân.

- Sản phẩm mong đợi:
Học sinh tự rút ra được khái niệm, biểu hiện của lao động tự giác và sáng
tao.
GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

1. Khái niệm:
a. Lao động tự giác:
Chủ động, không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
b. Lao động sáng tạo:
Luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
2. Biểu hiện:
- Tự giác làm việc, học bài, làm bài
- Không để ai nhắc nhở
- Đổi mới phương pháp học tập.
- Biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân...
HS vận dụng kiết thức làm bài tập:

* Bài tập nhanh: Đánh dấu tích vào ô tương ứng với các biểu hiện tự giác hoặc
sáng tạo.

* Trò chơi học tập:
- Học sinh dựa vào 5 câu hỏi để vẽ hoa. Bốn cánh hoa là câu trả lời của các câu
1,2,3,4. Câu 5 là nhị hoa.
- Nhóm nào vẽ nhanh và chính xác nhất theo bông hoa của cô sẽ được phần
thưởng. (Gợi ý câu trả lời là các từ gồm hai hoặc ba tiếng)
1. Đây là nhiệm vụ chính của người học sinh?
2. Một đức tính cần có trong học tập?
3. Để đạt được kết quả trong học tập chúng ta cần phải có phẩm chất này?
4. Đây là một phẩm chất của trí tuệ?
5. Một danh hiệu mà học sinh chúng ta đều mong muốn đạt được?

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

GV: Đánh giá nhận xét bài làm của học sinh, củng cố khắc sâu kiến thức bài
học.
(Dự kiến hết tiết 1)
2.2: Học sinh nêu được ý nghĩa và cách rèn luyện ý thức lao động tự giác và
sáng tạo, tích hợp kiến thức các môn học để làm rõ và khắc sâu nội dung
bài học.
- Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa và cách rèn luyện ý thức lao động tự giác và sáng tạo.
- Tích hợp kiến thức các môn học để làm rõ và khắc sâu nội dung bài học.
- Cách thức thực hiện: GV nêu các vấn đề để hs thực hiện giải quyết.
GV cho hoạt động theo lớp:

* Tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lý:
- Lịch sử: Chứng minh vai trò của lao động đối với lịch sử phát triển của xã hội
loài người?
"Lao động là điều kiện, là phương tiện để cho con người phát triển. Nhờ có lao
động mà con người đã tiến hoá từ vượn cổ thành người tối cổ, người tinh khôn
rồi thành người hiện đại ngày nay...."
- Địa lý: Nhận xét cách vẽ bài tập Địa lý của hai bạn An và Cơ. Trong hai cách
vẽ trên em đồng ý với cách vẽ của bạn nào? Vì sao?
(Đồng ý với cách vẽ của bạn Cơ. Vì cách vẽ thể hiện sự sáng tạo, còn cách vẽ
của bạn An chỉ là sao chép)
Hỏi: Từ Ví dụ em hãy rút ra lợi ích và tác hại của việc làm trên

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

Hỏi: Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo?
Hỏi: Tìm những biểu hiện không tự giác thiếu sáng tạo?
(Lối sống tự do, cẩu thả, ngại khó, ngại khổ, thụ động, lười suy nghĩ, thiếu trách
nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội....)
* Tích hợp giáo dục kiến thức pháp luật:
Hỏi: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động của
công dân

Hỏi: Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc rèn luyện ý thức tự giác và
sáng tạo

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc



Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

* GV: Kiểm tra kiến thức của HS bằng kỹ thuật "Hỏi chuyên gia": Một nhóm 3
HS đóng làm tổ chuyên gia về chủ đề "Lao động tự giác và sáng tạo".
- Một HS làm nhóm trưởng, GV điều khiển buổi tư vấn, mời các bạn hỏi.
- Mời chuyên gia trả lời.
- Sản phẩm mong đợi:
Học sinh tự rút ra được ý nghĩa và cách rèn luyện ý thức lao động tự giác và
sáng tạo
3. Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức, kỹ năng
- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân.
- Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng cao.
4. Rèn luyện:
- HS phải có kế hoạch rèn luyện tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
- Phê phán những biểu hiện lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc....
3. Hoạt động luyện tâp:
- Mục tiêu:
- Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
- HS nhận biết, phát hiện, xử lí, giải quyết các vấn đề thông qua các bài tập, trò
chơi học tập và phiếu bài tập.
- Cách thức thực hiện:
- Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
- Giao nhiệm vụ cho HS thực bài tập.
* Tích hợp kiến thức Văn học:
Truyền thống lao động: Các tập tục tốt đep, các lễ hội, cách ứng xử mang bản
sắc văn hoa Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời đã đi vào ca dao tục ngữ.
Bằng kiến thức đã học hãy hoàn thiện các các câu ca dao tục ngữ sau?


* HS thực hành và làm các câu hỏi trên phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

Bài 1. Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng thể hiện sự tự giác?
a. Hoàn thành nhiệm vụ khi người khác yêu cầu.
b. Cải tiến phương pháp học tập.
c. Tìm ra cách giải bài tập mới.
d. Tự làm việc không cần ai nhắc nhở.
Bài 2. Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng thể hiện sự sáng tạo?
a. Tự học bài, làm bài.
b. Đi học và về đúng giờ quy định.
c. Suy nghĩ, tìm tòi ra những cái mới.
d. Thực hiện đúng nội quy của trường, lớp.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1. Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với biểu hiện tự giác và sáng tạo?
a. Nhận lỗi nhưng không sửa chữa sai lầm.
b. Có kế hoạch rèn luyện bản thân
c. Luôn làm theo ý thích của mình.
d. Có lối sống tự do, cá nhân, cầu thả.
Bài 2. Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với quan điểm đúng?
a. Chỉ cần tự giác không cần sáng tạo.
b. Sáng tạo là phẩm chất riêng của các thiên tài.
c. Tự giác là điều kiện để sáng tạo.
d. Chỉ cần làm theo những gì đã được dạy.
* Đáp án:
Phiếu học tập số 1:

Bài 1: d
Bài 2: c
Phiếu học tập số 2:
Bài 1: b
Bài 2: c
- Sản phẩm mong đợi:
- HS nắm được nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc


Chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THCS - GDCD lớp 8

- HS nhận biết, phát hiện, xử lí, giải quyết các vấn đề qua các bài tập, trò chơi
học tập và phiếu bài tập.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:
-Mục tiêu:
Học sinh biết thể hiện ý thức tự giác và sáng tạo thông qua hành động và việc
làm trong cuộc sống hàng ngày.
- Cách thực hiện:
GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã có
thông qua hoạt động thực hành luyện tập bài tập và học sinh xây dựng kế hoạch
rèn luyện ý thức tự giác và sáng tạo.
* Học bài
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về lao động, sáng tạo
- Xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch rèn luyện ý thức lao động tự giác, sáng tạo cho
bản thân.
* Chuẩn bị bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình (Quy định của
pháp luật)
- Sản phẩm mong đợi:
- Hình thành cho HS ý thức tự giác và sáng tạo trong cuộc sống.

- Biết học tập, làm theo việc làm thể hiện ý thức lao động tự giác và sáng tạo.
........................................................................................

GV: Nguyễn Thị Điển - Trường THCS Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc



×