Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

SKKN dạy học tích hợp tiết 46 – bài 41 sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long môn địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 47 trang )

1. LỜI GIỚI THIỆU
Dạy học từng môn học riêng rẽ như hiện nay có tác dụng cung cấp kiến thức
khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống của từng lĩnh vực và tạo điều kiện phân hóa theo
định hướng nghề nghiệp của HS.
Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng lực
HS và dẫn đến tâm lý giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan trọng, môn nào
cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá tải đối với HS. Tích
hợp và dạy học tích hợp sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên.
Trước đây, các khoa học tự nhiên nghiên cứu theo tư duy phân tích, mỗi khoa
học nghiên cứu một dạng vật chất, một hình thức vận động của vật chất trong tự nhiên.
Nhưng bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất, mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có
những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội…Để nhận biết và giải quyết các sự
vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực
khác nhau. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ giúp người học tiếp cận tốt hơn với bản chất
của tự nhiên và xã hội.
Ngoài ra trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến
thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường,
nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức
của cuộc sống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua
các môn học.
Khi thực hiện dạy học tích hợp, các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ
được nhập vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự
trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các môn học…
Do vậy, có thể khẳng định tích hợp là phương thức tốt nhất để dạy học phát triển
năng lực.
2. TÊN SÁNG KIẾN
Dạy học tích hợp “Tiết 46 – Bài 41: Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở
đồng bằng sông Cửu Long” môn Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực.
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Vũ Thị Hạnh


- Địa chỉ tác giả sáng kiến:.trường THPT Tam Đảo 2
- Số điện thoại: 0976 149 015. E_mail:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Tam Đảo 2 về cơ sở vật chất - kỹ
thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sáng kiến.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Phương pháp dạy học: Sáng kiến có thể được sử dụng để xây dựng các chủ
đề dạy học tích hợp đối với các môn học khác trên cơ sở quy trình xây dựng một
1


chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời áp dụng vào giảng dạy trong chương trình địa lí
lớp 12.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ
Lần đầu áp dụng: tháng 04 năm 2018, tiết học môn Địa lí tại lớp 12A2, tiếp tục
được chỉnh sửa và áp dụng trong năm học 2018 – 2019.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1 Về nội dung của sáng kiến
7.1.1 Những điều kiện cho việc nghiên cứu
Tôi lựa chọn trường THPT Tam Đảo 2 vì trường có những điều kiện thuận lợi
cho việc nghiên cứu:
+ Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trong bối
cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục.
+ Nhà trường có khá đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết.
+ Giáo viên: Hiện đang dạy lớp 12, là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trong nhiều năm,
có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ động,
thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên.
7.1.2 Các bước thực hiện giải pháp
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, định

hướng phát triển năng lực và các nội dung liên môn có liên quan đến bài học.
a. Kiến thức
a.1 Môn Địa lí
- Trình bày được khái quát vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Phân tích được những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Trình bày được những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo
tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
a.2 Môn Ngữ văn – Lớp 10
- HS hiểu sâu sắc thêm thế nào là văn bản thuyết minh; Phân biệt văn bản
thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- HS nắm được phương pháp thuyết minh; Hiểu cách làm bài văn thuyết minh
về một danh lam, thắng cảnh: Quan sát, tích luỹ tri thức và phương pháp trình bày.
a.3 Môn Lịch sử - Lớp 10
- Củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX, thời nhà Nguyễn:
hiểu sâu sắc thêm một số chính sách của nhà Nguyễn nhằm xây dựng đất nước, mở
mang bờ cõi đất nước.
a.4 Môn Giáo dục công dân
Yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.
2


- Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với
đời sống của mỗi con người và toàn xã hội.
- Vì sao phải yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên, một số biện pháp cần làm để
bảo vệ thiên nhiên.
- Hiểu những tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải
gánh chịu.
a.5 Môn Toán
- Tính được mật độ dân số của đồng bằng sông Cửu Long.

a.6 Môn Sinh học
- HS nêu được tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt
động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái.
- Các dạng tài nguyên chủ yếu, phương thức sử dụng các loại tài nguyên đất,
nước, rừng.
- Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông
nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ những hệ sinh thái này.
- Giải thích sự hình thành than bùn.
a.7 Môn Hóa học
- Giải thích hiện tượng bốc phèn, bốc mặn trong đất.
b. Kĩ năng
b.1 Môn Địa lí
- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ
hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ có liên quan...
b.2 Môn Ngữ văn
- Rèn luyện kỹ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh, kĩ năng xây dựng kiểu
văn bản thuyết minh, kĩ năng kết hợp các phương pháp khi làm bài văn thuyết minh.
b.3 Môn Lịch sử:
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao của một triều đại trong lịch sử dân tộc.
b.4 Môn GDCD:
- Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại môi trường
tự nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và của người khác đối với thiên
nhiên. Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu với thiên nhiên, bảo
vệ thiên nhiên, tuyên truyền vận động mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên.
b.5 Môn Toán:
- Dựa trên khái niệm địa lí, xây dựng được công thức tính mật độ dân số.
b.6 Môn Sinh học:
3



- Rèn luyện các kĩ năng lắng nghe, giao tiếp, hợp tác nhóm, phân tích, khái
quát, tổng hợp kiến thức.
b.7 Môn Hóa học:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
c. Thái độ
Giáo dục ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Giáo dục ý thức thực hiện một số giải pháp để phát triển bền vững, thái độ hợp
tác, hăng hái xây dựng bài.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các di sản, ứng phó với biến đổi khí
hậu, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và nguồn tài nguyên của
ĐBSCL nói riêng
- Giáo dục tính cẩn thận, tinh thần say mê trong khi vẽ biểu đồ.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản lý thời
gian, sử dụng CNTT và TT, tính toán, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống
kê, sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh-video-hình vẽ-mô hình...
Bước 2: Chuẩn bị học liệu, soạn giáo án, giao nhiệm vụ cho học sinh và chuẩn bị
thiết bị dạy học.
a. Học liệu (Phụ lục 1)
b. Giáo án (Phụ lục 2)
c. Giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà
Nhóm 1: Tìm hiểu về các vườn quốc gia ở ĐBSCL, viết một bài văn thuyết
minh về một trong các vườn quốc gia đó.
Nhóm 2: Tìm hiểu về lịch sử khai thác lãnh thổ của ĐBSCL.
d. Thiết bị dạy học
- Tranh ảnh địa lí có nội dung liên quan tới bài học (Bài soạn PowerPoint)
- Máy tính xách tay, máy chiếu.

- Bản đồ kinh tế ĐBSCL, Atlat Địa lí Việt Nam
Bước 3: Tổ chức dạy học tích hợp
a.Ổn định tổ chức. (1 phút)
Lớp

Sĩ số

A2
b. Kiểm tra bài cũ:
Không
c. Bài mới
* Khởi động (3 phút)
4

Ngày dạy


GV giao nhiệm vụ cho, mỗi em chuẩn bị tờ giấy nháp để ghi câu trả lời, dãy bàn 1
trả lời câu hỏi 1, dãy bàn 2 trả lời câu hỏi 2, dãy bàn 3 trả lời câu hỏi 3,sau đó cho HS
nghe bài hát ”Em đi thăm Miền Nam” của nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân.
Câu hỏi 1: Kể tên các địa danh của đồng bằng sông Cửu Long được nhắc đến
trong bài hát.
Câu hỏi 2: Kể tên các tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long được
nhắc đến trong bài hát.
Câu hỏi 3: Kể tên các sản phẩm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long được nhắc
đến trong bài hát.
1. Lời bài hát: Em đi thăm Miền Nam
Kìa nắng sớm mai chiếu soi ngàn muôn tia sáng
Chúng em vây quanh cô giáo trong giờ chơi
Từng đôi mắt xinh nhìn lên bản đồ Việt Nam

Lắng tai em nghe lời nói sao dịu hiền
Đây miền Nam đồng ruộng mênh mông
Với lúa thơm vàng gạo trắng nước trong
Cửu Long đắp bồi nên quê hương nhà
Lúa xanh Tháp Mười tươi tốt vì phù sa
Miền Nam chúng em chứa bao tài nguyên phong phú
Trái cây xanh tươi trên khắp đất Cần Thơ
Ruộng muối trắng tinh Bạc Liêu mặn tình quê hương
Chuối hai bên bờ dòng nước kênh lững lờ
Đước Cà Mau rừng dừa Long Xuyên
Em bé Châu Thành là ngọn đuốc thiêng
Miền Nam nước Việt thiếu niên anh hùng
Sáng tươi tên vàng thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đáp án để so sánh với kết quả làm việc của học sinh
- Các địa danh: Cửu Long, Tháp Mười, Cần Thơ, Bạc Liêu,Cà Mau, Long Xuyên.
- Tài nguyên thiên nhiên: đồng ruộng, phù sa, trái cây, muối, nước, rừng.
- Sản phẩm kinh tế: Lúa gạo, trái cây, muối, chuối, đước, dừa.
Từ kết quả trả lời của học sinh, GV tiểu kết dẫn dắt vào bài: Qua bài hát chúng ta
thấy Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa
dạng, tuy nhiên hiện nay tiềm năng này chưa được khai thác hết và khai thác chưa hiệu
quả. Vậy vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên của đồng bằng này như thế nào? Bài hôm
nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long (cả lớp –
đàm thoại gợi mở) – Thời gian: 3 phút
- Bước 1: HS dựa vào bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam cho biết:
5


+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng?
- Bước 2:

+ HS trả lời
+ GV nhận xét, bổ sung và ghi những ý chính lên bảng.

Nội dung cần đạt được
1. Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long.
- ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố (kể tên)
- Vị trí địa lí: tiếp giáp
+ Phía Bắc giáp Đông Nam Bộ
+ Tây bắc giáp Campuchia
+ Tây giáp vịnh Thái Lan
+ Đông giáp Biển Đông.
- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, diện tích hơn 40 nghìn km 2, số dân
hơn 17,4 triệu người (2006)
* Tích hợp kiến thức môn Toán:
Yêu cầu HS dựa trên số liệu bài cho, tính một cách tương đối mật độ dân số của
ĐBSCL, so sánh với mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng.
Chuyển ý: Mặc dù cùng là đồng bằng nhưng ĐBSCL và ĐBSH lại có mật độ
dân số rất khác nhau, không những thế, 2 đồng bằng này còn nhiều thế mạnh và hạn
chế rất khác nhau. ĐBSCL có thế mạnh và hạn chế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng
ĐBSCL (hoạt động nhóm) – thời gian 15 phút
- Bước 1: Chia nhóm và giao việc. Các nhóm dựa vào Atlat và kiến thức trong bài
trong thời gian 2 phút làm các việc cụ thể sau:
+ Nhóm 1, 4 hoàn thành phiếu học tập 1
+ Nhóm 2, 5 hoàn thành phiếu học tập 2
+ Nhóm 3, 6 hoàn thành phiếu học tập 3
- Bước 2:
+ Đại diện nhóm trình bày (kết hợp chỉ bản đồ), các thành viên trong nhóm và các
nhóm khác bổ sung (mỗi nhóm trình bày 1 phút)
+ GV nhận xét và giúp HS chuẩn kiến thức.


Nội dung cần đạt được
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
a. Thế mạnh
* Đất
- Có 3 nhóm chính
+ Đất phù sa ngọt : có diện tích 1,2 triệu ha, phân bố thành dải dọc sông Tiền và
6


sông Hậu, là đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
+ Đất phèn : diện tích lớn nhất : 1,6 triệu ha ; phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác
Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau
+ Đất mặn : gần 75 vạn ha ; phân bố vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Các loại đất khác, diện tích không đáng kể
* Khí hậu
Cận xích đạo : nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều, lương mưa lớn → thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ.
* Sông ngòi – kênh rạch:
- Chằng chịt : hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển bằng 9 cửa sông
→ Thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, sản xuất và sinh hoạt.
* Sinh vật :
- Có giá trị, cho năng suất sinh học cao
+ Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn...
+ Động vật: cá và chim...
* Tài nguyên biển: hết sức phong phú, nhiều bãi cá, bãi tôm, hơn nửa triệu ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản
* Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu được khai thác ...
b. Hạn chế
- Thiên tai: hạn hán gây thiếu nước về mùa khô, tăng xâm nhập mặn; lũ lụt

- Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt,
khó thoát nước...
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế: đáng kể có than bùn...
* Tích hợp kiến thức môn Hóa học: giải thích sự bốc phèn, bốc mặn trong đất:
GV cho HS xem video về diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL và đưa ra các câu
hỏi phụ: Câu 1: Tại sao ở đây có nhiều đất phèn và đất mặn?
Nguồn Video (Lấy từ giây 26 đến 1ph 24): />HS suy nghĩ trả lời, em nào trả lời tốt GV ghi điểm.
* Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn thuyết minh về Vườn quốc gia U Minh Thượng
Diện tích đất phèn, đất mặn lớn đã làm phong phú hơn hệ sinh thái tự nhiên ở
ĐBSCL, sau đây xin mời các em cùng hướng dẫn viên du lịch Lương Thị Hiền thăm
quan Vườn quốc gia U Minh Thượng
(HS trình bày)
* Tích hợp kiến thức môn Sinh: giải thích sự hình thành than bùn
Than bùn được hình thành qua hàng ngàn năm của vùng đất ngập nước tự nhiên
sản phẩm, là than thứ hạng thấp nhất.
7


Than bùn là sản phẩm phân hủy của thực vật, màu đen hoặc nâu, là một hỗn hợp của
thực vật đầm lầy đủ loại: mùn, vật liệu vô cơ và nước, trong đó di tích thực vật chiếm
hơn 60%, nếu trong đất chứa từ 10 – 60% di tích thực vật thì được gọi là đất than bùn
hay đất hữu cơ.
Chuyển ý: ĐBSCL là một vùng giàu tiềm năng. Để biến các tiềm năng đó trở
thành hiện thực, cần phải có biện pháp sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL
(Hình thức cả lớp – Đàm thoại gợi mở) – 15 phút
- Bước 1: HS dựa vào SGK:
+ So sánh cơ cấu sử dụng đất giữa ĐBSCL và ĐBSH.
+ Giải thích tại sao ĐBSCL có tỉ lệ đất chuyên dùng và đất ở thấp hơn ĐBSH?
* Tích hợp kiến thức Lịch sử để giải thích sự khác nhau trong cơ cấu sử dụng đất

của ĐBSCL và ĐBSH.
- ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ hàng nghìn năm với nền văn minh lúa
nước lâu đời do vậy mức độ tập trung dân cư cao, nên tỉ lệ đất ở lớn, và tỉ lệ đất chưa
sử dụng thấp hơn ĐBSCL.
- ĐBSCL mới được mở mang thời nhà Nguyễn (đầu thế kỉ XIX), có lịch sử khai
thác lãnh thổ muộn hơn nên dân cư tập trung thưa thớt hơn, tỉ lệ đất ở thấp, tỉ lệ đất
chưa sử dụng còn cao.
* Tích hợp kiến thức theo chủ đề: ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
Tiềm năng tự nhiên của ĐBSCL còn rất lớn, chưa được khai thác nhiều, tuy
nhiên cơ hội khai thác những tiềm năng này có thể bị mất đi bởi biến đổi khí hậu toàn
cầu. GV cho HS xem video và đặt câu hỏi:
Câu 1: Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu đến ĐBSCL là gì?
Câu 2: Tại sao vào mùa khô nước ngọt lại là vấn đề quan trọng hàng đầu đối
với việc sử dụng hợp lí đất đai?
Video tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến ĐBSCL:
/>HS trả lời câu hỏi, GV dẫn dắt: Để ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL thì sử
dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách của vùng:
+ Nêu các biện pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này.
- Bước 2:
+ HS trả lời
+ GV chuẩn kiến thức.

Nội dung cần đạt được
3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL
- Có nhiều ưu thế về tự nhiên
- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.
8


* Biện pháp:

- Phát triển thủy lợi: giải quyết nước ngọt vào mùa khô
+ Chia ruộng thành nhiều ô để đủ nước ngọt thau chua, rửa mặn
+ Dùng nước ngọt ở sông Hậu về rửa phèn cho vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác
Long Xuyên
- Khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng kết hợp cải tạo đất, lai tạo giống mới chịu
phèn chịu mặn.
- Cần duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí.
- Vùng biển: kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo, đất liền tạo thể kinh tế liên hoàn.
- Chủ động sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi từ lũ.
* Tích hợp kiến thức GDCD với việc phòng chống thiên tai, ứng phó với tự nhiên
(Chủ động sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi từ lũ là biện pháp hữu hiệu nhất
để ứng phó với thiên tai ở vùng này.)
d. Củng cố - tổng kết
Phát phiếu kiểm tra đánh giá cho HS làm trong thời gian 5 phút
e. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1.2.3 sách giáo khoa .
- Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước ?
- Chuẩn bị bài 42 : Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông
và các đảo , quần đảo .
+ Xem lại kiến thức các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta ( bài 2 sách
giáo khoa địa lí 12 )
+ Trả lời các câu hỏi trong từng đề mục sách giáo khoa bài 42.
+ Sưu tầm tài liệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
Bước 4: Tiến hành kiểm tra đánh giá
Giáo viên phát phiếu kiểm tra đánh giá gồm 4 bài tập trắc nghiệm nhanh và 1
câu tự luận tới từng học sinh trong thời gian 5 phút để kiểm tra mức độ nắm kiến thức
của cả lớp. Mỗi câu trả lời trắc nghiệm đúng được 1,0 điểm, phần tự luận được 6 điểm.
Nội dung các câu hỏi tập trung vào chủ đề vừa học.


9


PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên: …………………………………………………Lớp………………………
1. Câu hỏi trắc nghiệm (Khoanh và đáp án đúng)
Câu 1. Loại đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL là
A. đất phù sa ngọt.

B. đất phèn.

C. đất mặn .

D. đất xám.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi ở ĐBSCL?
A. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
B. Chế độ nước hoạt động theo mùa.
C. Hàm lượng phù sa lớn, có nhiều bãi bồi.
D. Hiện tượng lũ quét vẫn thường xảy ra.
Câu 3. Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở
ĐBSCL là
A. đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng.
B. đất quá chặt, khó thoát nước.
C. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
D. mùa khô kéo dài, nước xâm nhập mặn vào đất liền.
Câu 4. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL là
A. đất thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng.
B. đất chặt, khó thoát nước.
C. chịu quá ảnh hưởng của thiên tai: mưa bão, lũ lụt.

D. mùa khô kéo dài, nước xâm nhập mặn vào đất liền.
2. Câu hỏi tự luận
Câu 5. Để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và phòng chống thiên tai, ĐBSCL
cần thực hiện những biện pháp gì?
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
10


…………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………...
7.1.3 Sản phẩm dạy học
* Tổ chức dạy học tích hợp tại trường THPT Tam Đảo 2

* Sản phẩm của học sinh

11


* Bài thuyết minh của em Lương Thị Hiền – lớp 12A2) về du lịch vườn Quốc gia U
Minh Thượng (Kiên Giang).
Cách thị xã Rạch Giá 60km về phía Nam, Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc
huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, được nâng cấp từ khu Bảo tồn thiên nhiên U
Minh Thượng lên thành vườn quốc gia ngày 14 tháng 1 năm 2002 của Thủ tướng

chính phủ.
Vườn quốc gia U Minh Thượng có diện tích
21.107 ha, trong đó vũng lõi chiếm 8.038 ha, vùng
đệm chiếm 13.069 ha. Đây là loại rừng với hệ sinh
thái rừng nhiệt đới ngập nước thuộc loại rất hiếm
trên thế giới.
Hệ thống động thực vật tại vườn quốc gia
U Minh Thượng rất đa dạng và phong phú: bên
cạnh cây tràm (Melaleuca cajuputi) bản địa, tại
đây còn có hơn 243 loài thực vật có mạch bậc cao, trong đó có nhiều loài cây thân
gỗ cao, to như: Bùi, Mốp, Dấu, Trâm, Gáo,…
Với sự hiện diện của 32 loài
thú, 186 loài chim, 39 loài bò sát
lưỡng cư, 34 loài cá Vườn quốc gia U
Minh Thượng có khu hệ động thực
vật phong phú nhất ở khu vực Đồng
bằng song Cửu Long. Nhiều loài động
vật tại đây như: Rái cá long mũi, Mèo
cá, Bồ nông chân xám, Già đãy Java,
… được ghi trong sách đỏ Việt Nam
và thế giới.
U Minh Thượng trước đây là khu căn cứ cách mạng của các cơ quan đầu não
qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của khu Tây Nam Bộ, xứ ủy
Nam Bộ, Trung ương cục miền Tây Nam Bộ, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam
Bộ, quân chủ lực quân khu 9, Khu căn cứ Tỉnh ủy Kiên Giang.
Hồ Hoa Mai.
Đến hồ Hoa Mai, du khách nên
leo lên chòi canh lửa để thu vào tầm
mắt một góc rừng xanh thẳm, bay bổng
muôn cánh chim; nên rửa mặt bằng vốc

nước đỏ lá tràm và thò chân xuống
nước cảm nhận cái mát rượi trong lành
để hiểu tại sao lam lũ với nắng mưa mà

12


da con gái U Minh Thượng mịn màng đến thế; đôi mắt con gái U Minh Thượng ướt
rượt tình tứ đến thế!
Đặc biệt là khu giải trí câu cá
Hồ Hoa Mai... một điều rất thú vị,
du khách chỉ cần mua vé và cần câu
với giá 75 ngàn đồng, được tự do
câu cá bất cứ nơi đâu trong khu du
lịch Vườn quốc gia U Minh
Thượng...
Ngoài ra du khách còn có thể
khám phá sân chim, Máng Dơi.
U Minh Thượng có đặc sản gì?
* Bài thuyết minh của em Hà Anh Đức – lớp 12A2 về lịch sử hình thành Đồng bằng
sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện
tích 39.734 km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia,
phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm
tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai
đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn
hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê nven
sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũg
thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông

Hậu và bán đảo Cà Mau.
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập
mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước và mắm. Những
thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm
sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi
những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công
nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã
hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật
liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành
một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn.
Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định
và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm. Sự hạ thấp mực nước
biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có
một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy
song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định
bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm.
13


Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng
đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dày đặc được thay thế bởi những
loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm và những loài thực thực vật hoang
dại khác. Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá
nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn.
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình
hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp
vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa, những
mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc
theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu

thổ. Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự
nhiên có chiều cao 3–4m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên
những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dày tầng đất
vùng và không gian vùng. Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa
nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn
còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển. Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện
trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa
bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ
lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá
chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt
bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì
rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích
của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng.
Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam) khoảng 40% vùng
đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập trong nước do biến đổi khí hậu.
7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp là một nội dung quan trọng trong Đổi
mới căn bản, toàn diện ngành Giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho
giáo viên cốt cán của các Sở Giáo dục. Vì vậy theo ý kiến tác giả sáng kiến kinh
nghiệm có khả năng áp dụng cao, có giá trị thực tiễn. Qua sáng kiến “Dạy học tích
hợp “Tiết 46 – Bài 41: Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu
Long” môn Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực.” tác giả mong muốn
mọi giáo viên trung học phổ thông biết được quy trình xây dựng một chủ đề tích hợp
liên môn trong một tiết dạy học, thiết kế được các hoạt động dạy học liên môn theo
định hướng năng lực. Biết được cách thức tiến hành các phương pháp dạy học tích cực
và các kĩ thuật dạy học phù hợp. Từ đó mỗi giáo viên có thể vận dụng vào môn học
của mình để xây dựng được các chuyên đề cụ thể áp dụng vào giảng dạy thực tế.
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (nếu có)
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao trước những vấn đề đổi mới

của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học…để giáo
14


viên tích cực lĩnh hội và áp dụng những đổi mới cả về hình thức và nội dung dạy học
Nhà trường không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình
thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết
vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương
trình; các đơn vị kiến thức địa lí cơ bản, nâng cao và phần liên hệ thực tế, liên môn.
Chủ động tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo dục
trong tình hình mới của đất nước. Đồng thời để dạy học tích hợp kiến thức liên môn
thì giáo viên phải nỗ lực hơn rất nhiều so với dạy học theo đơn vị kiến thức của một
môn độc lập, giáo viên phải có trình độ tin học nhất định.
Giáo viên cần có thời gian để tìm hiểu kiến thức liên môn từ đó xây dựng nội
dung, chủ đề tích hợp và định hướng các hoạt động.
Khi thực hiện dạy học tích hợp liên môn, giáo viên cần phải xác định rõ mục
tiêu nào trong bài học là quan trọng, tránh tham lam kiến thức liên môn mà không làm
rõ được kiến thức trọng tâm của môn học chính.
Giáo viên phải biết phân tích nội dung môn học để thiết kế các hoạt động, sao
cho khi thực hiện học sinh phải vận dụng kiến thức kỹ năng ở các phạm vi rộng khác
nhau, ứng với các mức độ tích hợp nêu trên, tương thích với các bối cảnh của quá trình
dạy học.
Giáo viên phải có đầu óc cởi mở, hợp tác, sẵn sàng tiếp nhận thông tin, kiến
thức từ các môn học khác hoặc kiến thức mới của xã hội và khoa học... Giáo viên ở
trường phổ thông hiện nay chủ yếu đào tạo để giảng dạy các môn học riêng rẽ, việc bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng chủ yếu liên quan đến môn học
mà họ phụ trách. Chính vì vậy, đa số giáo viên có tâm lý coi trọng chuyên môn mình,
không cởi mở và ít hợp tác với giáo viên các môn khác.
- Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, học sinh phải tham gia vào các hoạt

động mà giáo viên tổ chức, đồng thời phải huy động và sử dụng kiến thức nhiều môn
học để thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực
tư duy của bản thân. Ngoài ra học sinh cần có sự kết hợp giữa nắm vững kiến thức lí
thuyết với việc thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận dụng kiến thức liên môn vào
thực tiễn.
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC DO ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
- Sau khi dự án được thực hiện, tôi thấy các em học sinh hoàn toàn có khả năng
độc lập và sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để
giải quyết một chủ đề nào đó. Một số em học sinh còn làm tôi phải ngỡ ngàng trước
khả năng liên kết kiến thức các môn một cách linh hoạt.

15


- Các em có cơ hội để thể hiện hết năng lực của mình trong một giờ học. Chính
vì vậy mà giờ học Địa lí trở nên rất nhẹ nhàng chứ không còn gánh nặng kiến thức hàn
lâm như trước.
- Việc thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kĩ
năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp, do vậy giúp HS Lựa chọn
thông tin, kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện được các hoạt động thiết thực
trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào
thế giới cuộc sống; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Việc dạy học xung quanh một chủ đề đòi hỏi huy động kiến thức, kỹ năng,
phương pháp của nhiều môn học. Điều này tạo thuận lợi cho việc trao đổi và làm giao
thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau. Vì vậy, tích hợp sẽ đáp ứng yêu

cầu dạy học để phát triển năng lực HS.
Dạy học tích hợp tạo mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn học
khác nhau, nhấn mạnh đến sự phụ thuộc và mối liên hệ giữa các kiến thức, kỹ năng và
phương pháp của các môn học đó. Do đó, tích hợp là phương thức dạy học hiệu quả vì
kiến thức được cấu trúc có tổ chức và vững chắc.
Thiết kế chủ đề tích hợp ngoài việc tạo điều kiện tích hợp mục tiêu của 2 hay
nhiều môn học, nó còn cho phép tránh sự lặp lại nội dung các môn học nên tiết kiệm
thời gian tổ chức hoạt động học tập.
Giá trị thực tiễn của sáng kiến được xác nhận bởi nhóm chuyên môn, Ban giám
hiệu trường THPT Tam Đảo 2, nơi tác giả đang công tác.

16


PHỤ LỤC 1 – HỌC LIỆU
1. NGUỒN TÀI NGUYÊN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguồn thông tin: Cổng thông tin điện tử Viện quy hoạch thủy lợi Miền Nam
/>Trích từ bài viết của tác giả: Nguyễn Xuân Hiền (Phó Viện trưởng).
Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có trên thế giới với
gần một nửa diện tích bị ngập lũ từ 3-4 tháng mỗi năm, là hạn chế lớn đối với canh
tác nông nghiệp, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của dân cư. Khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên đất và nước là vấn đề cốt lõi nhất,
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội,
có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực,
nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu
lớn cho cả nước và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới. ĐBSCL gồm 13
tỉnh/thành, với diện tích đất liền 39.712 km2 (chiếm 12,1% diện tích cả nước), có hải
phận rộng trên 360 nghìn km2, dân số năm 2006 khoảng 17,4 triệu người (bằng 21%
dân số cả nước). ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có trên thế giới với gần một
nửa diện tích bị ngập lũ từ 3-4 tháng mỗi năm, là hạn chế lớn đối với canh tác nông

nghiệp, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của dân cư. Khai thác và sử dụng hợp lý
tài nguyên đất và nước là vấn đề cốt lõi nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế-xã hội
và bảo vệ môi trường sinh thái ở ĐBSCL. Thuỷ- hải sản là nguồn lợi kinh tế lớn và
quan trọng của vùng ven biển. Những năm gần đây việc phát triển nhanh chóng diện
tích nuôi tôm tự phát, không theo quy hoạch chung, thiếu các giải pháp kỹ thuật đã
gây nhiều thiệt hại cho lâm nghiệp, nông nghiệp và ảnh hưởng xấu tới môi trường,
không những gây suy thoái môi trường ngay tại các khu vực chuyển đổi mà còn làm
tăng mức độ lan truyền mặn sâu vào nội đồng. Nhiều khu vực sự lan truyền ô nhiễm
diễn ra không kiểm soát được. Việc sút giảm diện tích và suy thoái chất lượng rừng
ngập mặn gây hậu quả nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân chính của vấn
đề xói lở bờ biển, cửa sông, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của thuỷ hải sản
ven biển. Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý ô nhiễm từ các khu công nghiệp,
từ các vùng chuyên canh thuỷ sản, gìn giữ và bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn
đối với phát triển bền vững ở ĐBSCL.ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo
vệ môi trường sinh thái ở ĐBSCL
1.1 Nguồn tài nguyên của ĐBSCL
* Nguồn nước
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả hai nguồn này đều
đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy
17


qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Chính
lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng
bằng ngày nay.
ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cung
cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Công là
nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ
2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở
vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt.

Chế độ thuỷ văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật:
- Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng.
- Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.
- Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn.
ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản lượng khai thác được đánh
giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha
được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ
đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên
90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng
150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.
Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng
nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất
lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ che
phủ rừng chỉ còn 5%.
Các nhóm đất chính ở ĐBSCL gồm:
- Đất phù sa sông (1,2 triệu ha): Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL. Chúng
có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào.
Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này.
- Đất phèn (1,6 triệu ha): Đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm
tàng cao và thiếu lân. Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất này cũng bao gồm
cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình. Các loại đất phèn tập trung tại
Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại
vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.
- Đất nhiễm mặn (0,75 triệu ha): Chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa
khô. Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng
vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô.
- Các loại đất khác (0,35 triệu ha): Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất
xám trên phù sa cổ (cực Bắc của ĐBSCL) và đất đồi núi (phía Tây-Bắc ĐBSCL).

Nhìn chung ở ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn.
* Hệ sinh thái và động vật
18


Hệ sinh thái
Sông Mê Công đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi
thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa
sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao
phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa.
Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện
tích lớn ở ĐBSCL. Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng.
Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú
nhất. Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ bị tác động và
không thể được do quản lý.
Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự
xáo trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của ĐBSCL. Việc quy hoạch và quản
lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn đứng xu thế này và để thực hiện một tiến
trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Trong các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL, có thể xác định được 3 hệ sinh thái
tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường. Những nét
đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên
các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển ĐBSCL nhưng
nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên
80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
- Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ
một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh
và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là
những nơi bị ngập theo mùa. Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ

văn và bảo tồn các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất
hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm
lầy than bùn và đất phèn nặng. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn
và cũng có khả năng chịu được mặn.
- Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển.
Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và
nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh
dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó
quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ
sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh
hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn,
lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này. Nhiều loài tôm cá ở
ĐBSCL là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài
này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào
môi trường cửa sông.
Hệ động vật
19


Hệ động vật ở ĐBSCL gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư
và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các
khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại.
Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh
bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú. Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng
tự nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi).
ĐBSCL là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú.
trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc, vò vằn, cò
trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông,
gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười. Trong khu
bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định. Trong vùng rừng U Minh, có

81 loài chim đã được ghi nhận.
Những vùng ngập nước ở ĐBSCL cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và
động vật lưỡng cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật lưỡng cư bị
đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Theo Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, ĐBSCL có trên
250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao và khoảng gần
20 loài cá quý hiếm.
1.2 Sự tác động qua lại
* Tác động của các yếu tố môi trường tự nhiên đến con người
- Mặt tốt: Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản
xuất xã hội. Con người sống trên Trái đất cần có không khí để hít thở, nước và thực
phẩm để nuôi dưỡng cơ thể, đất đai để xây dựng nhà của, trồng cây, chăn nuôi và tiến
hành các hoạt động sản xuất…Môi trường tự nhiên gắn liền với sự tồn tại của con
ngườivà là cơ sở để con người sống và phát triển.
- Mặt xấu: Môi trường tự nhiên cung cấp tài nguyên cần thiết cho con người
duy trì sự sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng là nơi gây ra
nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con
người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự
nhiên.
* Tác động của con người đến môi trường tự nhiên.
- Tích cực: Con người cải tạo môi trường tự nhiên thông qua việc cải tạo đất,
nguồn nước, trồng cây xanh, trồng rừng, bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm. Tuy
nhiên phần lớn hoạt động của con người điều mang lại tác động tiêu cực cho môi
trường tự nhiên.
- Tiêu cực:
+ Chặt phá rừng, chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại
động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến
đổi khí hậu...
+ Gây ô nhiễm môi trường do các loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
20



+ Các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn
nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn... Việc này có thể
gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường
của các sinh vật nước...
+ Gây mất cân bằng sinh thái thông qua việc: Săn bắn quá mức, đánh bắt quá
mức. Săn bắt các loài động vật quý hiếm như rái cá, sếu đầu đỏ, lợn rừng... có thể dẫn
đến sự tuyệt chủng.
* Một số vấn đề về nguồn nước mặt ở ĐBSCL
Trạng thái nước bị biến đổi suy giảm mực nước trên các dòng sông chính vào
mùa khô, chất lượng nước mặt diễn biến xấu đi do tác động từ các nguồn thải đô thị,
sản xuất công nghiệp, canh tác nông-lâm-ngư nghiệp… chưa được xử lý triệt để vẫn
tiếp tục thải vào sông rạch. Tình trạng mặn hóa, phèn hóa cục bộ càng ngày càng diễn
biến phức tạp tác động nhiều mặt đến chất lượng nước mặt ở ĐBSCL. Việc khai thác,
sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt ở ĐBSCL đang trở thành một
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước. Trong đó có nhiều vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ.
Trong nông nghiệp, ĐBSCL có diện tích canh tác trên 2,9 triệu ha, nguồn nước
tưới chủ yếu là nước ngọt trên sông rạch do sông Mê Công chảy đến và nước trời do
mưa đem đến. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong
trồng trọt (lúa đông xuân, lúa hè thu), chăn nuôi… trong khi chúng ta lại chưa kiểm
soát được chặt chẽ về số lượng và chất lượng nước cho canh tác nông nghiệp. Ở
ĐBSCL, sử dụng nước còn rất tùy tiện, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu của
sản xuất… Do đó, đã dẫn đến tình trạng lãng phí nước vào mùa, nhưng vào mùa khô
lại thiếu nước trầm trọng. Hàng năm, ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón
hóa học và gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, có thể gây các rủi ro sự cố môi
trường do sự tồn dư hóa chất độc hại trong môi trường nước.
Trong nuôi trồng thủy sản, toàn vùng có diện tích nuôi thủy sản nước ngọt,
nước mặn trên 685.800 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, với rất nhiều mô hình canh

tác khác nhau. Một điều hết cần hết sức quan tâm là, với các mô hình nuôi thâm canh
càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ
nguy hại cho môi trường nước càng nhiều. Các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa
được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông, kinh, rạch trong khu
vực (ở khu vực ĐBSCL theo đánh giá đã cho thấy hàng năm thải ra 456,6 triệu m3/
bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản) gây nên các tác động xấu đến chất lượng
nước và dịch bệnh phát sinh.
Trong sản xuất công nghiệp, ở ĐBSCL có trên 12.700 doanh nghiệp đang hoạt
động, tác động mạnh đến các thành phần của môi trường, nhất là môi trường nước.
Đặc biệt có 111 khu công nghiệp và cụm sản xuất công nghiệp, 119 cơ sở chế biến
thủy sản với công suất 3.200 tấn/ngày… sử dụng các nguồn nước trong sản xuất chế
biến đã thải ra lượng nước thải trên 47 triệu m3/năm; các đô thị và các khu dân cư
thải ra 102 triệu m3/năm. Lượng nước thải này chưa được xử lý triệt để, tiếp tục thải
21


ra nguồn tiếp nhận là sông, kinh, rạch, làm suy giảm chất lượng nước mặt, gây nên
các dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là gây hại đến sức khỏe người dân.
Quá trình chuyển dịch nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn hóa
ven biển cũng đã làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác
động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ
sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng
ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây. Xâm nhập
mặn gia tăng vào mùa khô trên các sông lớn (sông Tiền, sông Hậu và sông rạch ven
biển). Ở vùng ven biển khu vực ĐBSCL, nước mặn trong mùa khô hạn đã tiến vào
sâu nội địa 50-80 km.
Theo đánh giá của các cơ quan khoa học, trong các tháng 3-5 năm nay, do
lượng bốc hơi cao nên độ mặn trên các sông tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp
hơn các năm trước đây. Mực nước
sông Tiền, sông Hậu tiếp tục

xuống thấp rất khó khăn về nước
ngọt cho sản xuất nông nghiệp và
đời sống của nhân dân. Tình trạng
thiếu nước ngọt, kiệt nước trong
mùa khô tiếp tục diễn ra ngày càng
nghiêm trọng ở nhiều địa phương
thuộc các tỉnh: Long An, Tiền
Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang...
Hình 1: Ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL
1.3 Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, môi trường ở ĐBSCL đang chịu
những ô nhiễm đáng lo ngại. Trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môi trường đang được đặt ra những
nhiệm vụ rất lớn.
Việt Nam đã xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-2010 và
đưa công tác bảo vệ môi trường trở thành một mục tiêu quan trọng trong số tám Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà
Chính phủ cam kết thực hiện cho đến
năm 2015. Bộ Chính trị đã có Chỉ thị
về "Tăng cường công tác BVMT
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước", khẳng định:
"BVMT là một vấn đề sống còn của
đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ
có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với
cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo
22


ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới".

Hình 2: Các vấn đề về môi trường ở ĐBSCL
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 được Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ hai vừa qua, đã nêu rõ các chỉ tiêu môi trường mà chúng ta
phải thực hiện. Theo đó, "cung cấp nước sạch cho 75% dân số nông thôn và cho 85%
dân số đô thị; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%; Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom: 80%; Tỷ
lệ xử lý chất thải nguy hại: 64%; Tỷ lệ xử lý chất thải y tế: 86%; Xử lý các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: 60%...".
Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, vai trò quản lý của các cơ quan nhà
nước dần được tăng cường và nâng cao, nhận thức xã hội cũng có nhiều chuyển biến.
Ðiều này đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội từ nhận thức sang hành
động bảo vệ môi trường. Để giải quyết các vấn đề về trạng thái và chất lượng nước ở
khu vực ĐBSCL, đảm bảo khai thác sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước
theo tôi, cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:
1. Cần tiến hành thực hiện Quy hoạch Bảo vệ môi trường gắn liền với phân
vùng sinh thái và Quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL. Trong đó chú trọng
các vấn đề: Sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước ngọt sông Mê Công; phân
vùng quy hoạch và sử dụng hiệu quả vùng ngập mặn cho phát triển thủy sản, hệ sinh
thái rừng ngập mặn...với vấn đề Bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển; đẩy
nhanh công tác quy hoạch thủy lợi cho canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
bảo đảm yêu cầu cung cấp và thoát nước gắn liền với nhiệm vụ xử lý môi trường
nước trong các hệ canh tác nông-lâm-ngư.
2. Trong sản xuất công nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…, cần tăng cường công tác thẩm định, kiểm
tra thanh tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, đảm bảo các nguồn thải được xử
lý phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định trước lúc thải ra môi trường. Kiên
quyết xử lý các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các
hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
3. Tiến hành Quy hoạch môi trường đô thị và khu dân cư, đảm bảo tốt việc
xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt. Thực hiện tốt chương trình Nước sạch và Vệ sinh

môi trường nông thôn, chương trình vệ sinh và an toàn thực phẩm... Tăng cường thực
hiện công tác quan trắc giám sát chất lượng nước mặt, đánh giá diễn biến chất lượng
và trạng thái các thành phần môi trường, dự báo diễn biến phực vụ thiết thực cho sản
xuất canh tác và bảo vệ môi trường cũng như khả năng ứng cứu sự cố môi trường
một cách kịp thời và có hiệu quả cao.
Mà cụ thể là các bước sau:
1) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT cho các
tổ chức cá nhân để nâng cao nhận thức cộng đồng và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật
về BVMT, để toàn xã hội tham gia bảo vệ môi trường, trong đó có các tổ chức quần
chúng và doanh nghiệp là quan trọng.
23


2) Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng các tiêu chí chặt chẽ về BVMT. Ðây sẽ là một công cụ mang tính
phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường có hiệu quả. Vì vậy, các
biện pháp bảo vệ môi trường cần được triển khai đồng bộ, liên kết với nhau trong
phạm vi các vùng lãnh thổ rộng lớn.
- Lồng ghép yếu tố môi trường vào trong các quy hoạch phát triển cũng đã trở
thành một yếu tố cấp bách: Trong hầu hết các bản tổng kết ngành, thường chỉ chú
trọng đến con số tăng trưởng, mà chưa có sự đánh giá những chi phí do việc hủy hoại
môi trường do ngành gây ra. Trong quá trình lập quy hoạch còn thiếu sự tham gia của
cộng đồng địa phương, nên hiệu quả thực thi các quy hoạch còn thấp. Ðó là chưa kể
đến việc thiếu một hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho gắn kết các vấn đề
môi trường vào quá trình lập kế hoạch cũng như một cơ chế để giải quyết xung đột về
lợi ích giữa quốc gia và địa phương, giữa các ngành kinh tế.
3) Nâng cao năng lực thẩm định, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát. Thực
hiện công tác quan trắc giám sát, đánh giá diễn biến chất lượng và trạng thái các
thành phần môi trường, dự báo diễn biến phục vụ thiết thực cho sản xuất canh tác và
bảo vệ môi trường cũng như khả năng ứng cứu sự cố môi trường một cách kịp thời và

có hiệu quả cao.
4) Tăng cường vai trò của hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở
quận/huyện, phường/xã. Ban hành và thực thi Quy chế BVMT, Quyết định số
64/2003/QÐ-TTg của TTCP... nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và BVMT.

Hình 3: Các vấn đề về môi trường cần
giải quyết đồng bộ

Hình 4: Các bước cần thực hiện

Về lâu dài, việc thường xuyên cập
nhật thông tin phản hồi để hoàn thiện văn
bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý
nhà nước về BVMT, góp phần tạo môi trường pháp lý cần thiết cho sự phối hợp giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhiều quy định pháp luật liên quan đến môi
trường như Bộ luật Hình sự..., thanh tra, kiểm tra cũng cần được nghiên cứu, sửa đổi
cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Hình 5: Quy hoạch tổng thể đảm bảo phát triển bền vững
24


Vấn đề nhận thức đúng, đủ việc cân đối hài hòa giữa bảo vệ môi trường với phát
triển kinh tế và công bằng xã hội sẽ là yếu tố quan trọng với Việt Nam và nhiều quốc
gia trên thế giới. Nhưng trước hết các ban ngành lien quan cần “ngồi lại với nhau”
cùng rà xoát, kiểm tra, đánh giá những “cái được, cái mất” chung trong các dự án quy
hoạch của mình, để có được một quy hoạch đồng bộ, đảm bảo cho sự phát triển bền
vững chung.
1.4. Các vấn đề môi trường để phát triển bền vững
Trong bối cảnh các nước ở

thượng lưu cũng bước vào thời kỳ
phát triển kinh tế. Như vậy có thể
thấy sự phát triển kinh tế ở các
nước thượng lưu sẽ “trực triếp”
hoặc “gián tiếp” tác động đến môi
trường ở ĐBSCL.
Vì vậy rất cần có nghiên
cứu đánh giá, dự báo về môi
trường trong tương lai:
Hình 6: Nội dung nghiên cứu
Tóm lại, phát triển bền vững cần hài hòa 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi
trường. Trong đó, vì ĐBSCL là hệ sinh thái ngập nước dễ bị tổn thương. Muốn giữ
gìn chất lượng môi trường, việc phát triển công nghiệp ĐBSCL phải quyết định dựa
trên cơ sở khoa học và nhận thức về vai trò tối quan trọng của nguồn nước đối với hệ
sinh thái. Phát triển công nghiệp ĐBSCL vội vã, chúng ta sẽ mất nguồn lợi thủy sản
và nông nghiệp, có khi đánh đổi cả chất lượng cuộc sống.

2. GIẢI THÍCH SỰ BỐC PHÈN, BỐC MẶN TRONG ĐẤT
- Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, địa hình
trũng không thoát nước, mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa muối.
trong các yếu tố trên nước ngầm mặn là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất bị mặn.
Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển
Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng của biển. Nước biển
xâm nhập vào nội đồng theo sông ngòi khi thủy triều lên cao, qua các trận mưa bão
vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt của các con sông có lưu lượng tháp
chảy ra biển, nước ngọt không đủ lực để đẩy nước biển khi thủy triều mạnh. Nước
mặn vũng có thể theo các mao mạch, đường nứt trong đất,đi qua các con đê biển
thấm sâu vào nội đồng.
Ở Việt Nam đất mặn có sấp sỉ 2 triệu ha, chiếm 6% diện tích tự nhiên. Thành
phần muối tan trong đất mặn nước ta giống thành phần muối tan của nước biển.

25


×