Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non liễn sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.34 KB, 26 trang )

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Sự nghiệp giáo dục có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển đất nước về trước mắt cũng như lâu dài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng đã xác định “cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào
tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát
triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực,
là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”.
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới
có đủ tài, đức, bản lĩnh để đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của
thế giới, hình thành những công dân có ích cho xã hội; vì vậy Giáo dục là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Các cấp Đảng ủy, chính quyền,
các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều
có trách nhiệm tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển Giáo dục - Đào tạo
của đất nước.
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí
vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nền tảng của ngành Giáo dục & Đào tạo; vì vậy: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở
đầu cho một nền giáo dục tốt”.
Giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non có tính quyết định đến
thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ của trẻ trong suốt cả cuộc đời.
Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm
đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu về ảnh hưởng và ích lợi của các dịch
vụ giáo dục mầm non có chất lượng đã khiến Chính phủ ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày càng quan tâm, phát triển giáo dục
mầm non.


Nguyễn Thị Hồng Nhung

1


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ
có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng
Giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn
diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Có thể nói nhân
cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của
trẻ Trường Mầm non. Với nhiệm là người cán bộ quản lý phụ trách ngành học
mầm non, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là
nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải
chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn
cho cán bộ, giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi
nhà trường; phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo
dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại
hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ
đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non Liễn Sơn”
2. Tên sáng kiến:
Với những băn khoăn trên về thực tế trong công tác quản lý tại trường mầm
non Liễn Sơn. với mong muốn giúp cho giáo viên có thêm kiến thức kỹ nang duy
trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường; phải làm tốt công tác xã
hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự
nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề
tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường Mầm non Liễn Sơn”.
3. Tác giả sáng kiến:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Địa chỉ: Phó hiệu trưởng - Trường mầm non Liễn Sơn, huyện Lập Thạch.
Số điện thoại: 0985478992
Email:

Nguyễn Thị Hồng Nhung

2


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm là do bản thân tự nghiên cứu và đề ra
những giải pháp trong quá trình thực hiện công tác quản lý việc chăm sóc, giáo
dục trẻ tại trường mầm non Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng
nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường chính vì vậy mà tôi
luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để ngành học có một đội
ngũ cán bộ, giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng
chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi
trường như nhà, quý trẻ như con, có như vậy thì ở nơi đó chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.
Đề tài được dựa vào kinh nghiệm thực tế, công tác quản lý chỉ đạo tại
trường Mầm non Liễn Sơn . Xuất phát từ thực tế, kinh nghiệm đó tôi quyết định;
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non Liễn Sơn”. Trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ.Mặt khác, đây là một đề tài mang tính thực tiễn, được áp dụng
vào quá trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên
giáo.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sau khi nghiên cứu thu thập tài liệu, tìm hiểu hực tế tại Trường mầm non Liễn
Sơn - huyện Lập Thạch- tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian bắt đầu từ tháng 9 năm 2018
đến tháng 4 năm 2019

.

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Về cơ sở lý luận:
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước
Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ
cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao,
Nguyễn Thị Hồng Nhung

3


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin, có khả năng tự lựa chọn và
giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không
ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục, đòi hỏi ngành
phải có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ cán bộ quản
lý, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở
các Trường Mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá
trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi
mới nội dung, phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để
đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non
phải có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề nghiệp và
nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình, tất cả

những điều đó được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến nội
dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi cán bộ, giáo viên. Làm sao để
thúc đẩy bản thân mỗi cán bộ quản lý, giáo viên bậc học đều phải suy nghĩ làm
thế nào để đưa trường mình trở thành một đơn vị tốt, muốn thế trước hết phải
xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng
nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường chính vì vậy mà tôi
luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để ngành học có một đội
ngũ cán bộ, giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng
chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi
trường như nhà, quý trẻ như con, có như vậy thì ở nơi đó chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.
7.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
a. Thực trạng và phân tích thực trạng việc chỉ đạo xây dựng và bồi dường
cán bộ giáo viên ở trường mầm non Liễn Sơn , huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Những thuận lợi ,khó khăn trong quá trình chỉ đạo công tác bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở trường Mầm non Liễn Sơn
Nguyễn Thị Hồng Nhung

4


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
- huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc:
Trong quá trình thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên ở trường Mầm non Liễn Sơn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là sự chỉ đạo

sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà
trường.
- Đội ngũ BGH vững vàng về chuyên môn ,có năng lực quản lý .
- Ban giám hiệu chỉ đạo sâu sát đều tay.
- Đội ngũ nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu
thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm
vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
- Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu,
tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất trang thiết bị , đồ dùng đồ chơi còn gặp nhiều khó khăn chưa
đáp ứng đủ điều kiện cho các lớp trong các độ tuổi.- Đội ngũ giáo viên trẻ năng
động, sáng tạo song kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế,tay nghề
của giáo viên không đồng đều. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc
phương pháp của từng hoạt động, từng lĩnh vực nên còn lúng túng trong việc tổ
chức tiết học theo hình thức đổi mới nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào
giờ học
* công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở

trường Mầm non Liễn Sơn
Đặc điểm tình hình :

Nguyễn Thị Hồng Nhung

5


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018 - 2019 Ghi chú

19
03
14
02

TS: CB- GV- NV:
- Ban giám hiệu
- Giáo viên
- Nhân viên
Tổng số trẻ:
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo

440
31
409

Tổng số lớp:
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo

14
2
12

Năm học 2018 - 2019 nhà trường đã được đầu tư đầy đủ các phương tiện,
trang thiết bị hiện đại như: Máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, đàn...
Với quyết tâm phấn đấu đạt trường tiên tiến, vì vậy ngoài việc mua sắm
trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ còn cần
phải có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

* Khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm học
Qua kết quả ,đánh giá phân loại giáo viên đầu năm học ,BGH nhà trường đã xếp
loại như sau :
Tổng số

Nhà trẻ

Mẫu giáo bé

Mẫu giáo nhỡ

Mẫu giáo lớn

2

4

4

4

Xếp loại
Xuất sắc

0

1

1


1

Khá

2

2

2

3

Trung bình

0

1

1

0

Yếu

0

0

0


0

Qua khảo sát cho thấy số giáo viên có năng lực chuyên môn khá ,tốt chưa
cao .Bản thân tôi là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong nhà trường
Nguyễn Thị Hồng Nhung

6


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
tôi luôn suy nghĩ mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi
dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở trường Mầm non
Liễn Sơn .
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Xây dựng các kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng ở trường mầm non.
Đồng thời đề ra những biện pháp phù hợp trong các hoạt động như là: Yêu cầu
giáo viên phải sáng tạo từ việc trang trí lớp theo chủ đề, xây dựng các góc chơi
phong phú, tạo môi trường hoạt động giáo dục đa dạng, xây dựng cảnh quang
trường học gần gũi, thân thiện để trẻ vừa học vừa chơi mà lĩnh hội tri thức một
cách nhẹ nhàng mà có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời nắm
bắt năng lực giảng dạy của giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng kịp nhằm thực
hiện chuyên môn chuyên đề.
Tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập trường bạn trong và ngoài
huyện, chức hội thảo và kiến tập hàng tháng tới toàn thể giáo viên.
Tổng hợp một số kết quả đạt được của giáo viên và trẻ.
Đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong khi thực hiện
7.2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu nắm trắc tình hình đội ngũ giáo viên.
Hàng năm vào đầu năm học tổ chức khảo sát giáo viên để rà soát, đánh
giá, phân loại năng lực giáo viên của nhà trường, lấy đó để làm căn cứ xây dựng
kế hoạch, đưa ra các biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ, động viên để họ hoàn thành

tốt công việc được giao.
Thăm nắm tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường
để có những biện pháp tác động, giúp đỡ, động viên kịp thời.
Tham mưu với hiệu trưởng chỉ đạo trường mầm non phân công đúng
người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường để tạo điều kiện thuận lợi cho họ
phát huy khả năng của bản thân.

7.2.2.Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện:
Nguyễn Thị Hồng Nhung

7


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Xây dựng kế hoạch là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người khi
thực hiện một công việc nào đó. Là một cán bộ quản lý việc xây dựng kế hoạch
để làm việc lại càng cần thiết hơn. Chính vì vậy muốn thực hiện tốt việc chỉ đạo
thực hiện chuyên môn trước hết bản thân tôi phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo
một cách cụ thể, rõ ràng. Khi xây dựng kế hoach cần phải bám vào những vấn
đề sau.
Bám sát nhiệm vụ năm học.
Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị.
Nắm rõ năng lực của giáo viên.
Căn cứ vào kết quả khảo sát các năm học trước.
Bản thân dựa vào kết quả khảo sát tình hình thực tế rút ra được mình cần
xây dựng chỉ đạo chuyên môn cho phù hợp để khắc phục những tồn tại, phát huy
những mặt đã đạt được, năng động sáng tạo chỉ đạo để có hiệu quả hơn. Vì vậy
phải có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên người trực tiếp chuyền thụ kiến thức
cho trẻ.Sau khi xây dựng được kế hoạch rồi, bước tiếp theo đó là đưa kế hoach
đó trao đổi bàn bạc với đồng chí hiệu trưởng để đi đến thống nhất.

Sau khi thống nhất xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện.
7.2.3. Biện pháp 3: : Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn
* Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ qua tổ chức các hội thi.
Việc tổ chức hội thi cho các cô giáo là một hình thức có tác dụng rất lớn
cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo
viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia thao giảng đòi hỏi giáo
viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm ra hình
thức, phương pháp linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú của trẻ vào tiết
dạy; đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các phương tiện, đồ dùng,
đồ chơi phục vụ, bổ trợ trong tiết học; đây là một biện pháp rất hữu hiệu giúp
giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau. Trong năm học ngành đã tổ
chức các hội thi đó là: Hội thi bé khoẻ bé kể truyện đọc thơ, thi làm và chấm đồ
dùng hàng tháng, thi trang trí lớp, tổ trưởng chuyên môn giỏi...
Nguyễn Thị Hồng Nhung

8


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Trong các đợt thi ,giáo viên trường tôi luôn có sự chuẩn bị và nỗ lực phấn đấu để
đạt kết quả cao nhất.Sau hội thi ,trường tôi có tổng kết rút kinh nghiệm ,khen
thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc .Chính vì làm tốt vấn đề trên nên đã
động viên tinh thần phấn đấu của chị em,nâng dần chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ của nhà trường. Qua các hội thi này ,tôi thấy chị em rất cố gắng và có nhiều
cải tiến sáng tạo trong giảng dạy.
*Bồi dưỡng qua việc tổ chức cho cán bộ giáo viên đi thăm quan học tập,
dự giờ học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp qua các hội thi.
Tham mưu với BGH nhà trường tạo điều kiện cho cho giáo viên đi tham
gia häc tËp tại các cuộc thi “bé khoẻ bé kể chuyện đọc thơ” của các trường
bạn, hội thi cấp tỉnh để học tập và công tác chuyên môn, học tập công tác tuyên

truyền vận động phụ huynh làm xã hội hoá giáo dục, xây dựng cảnh quan môi
trường sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp, hấp dẫn trẻ giúp trẻ thấy mỗi ngày đến
trường là một ngày vui.
Tổ chức chuyên đề cấp trường theo kế hoạch năm học, xây dựng kế hoạch
thực hiện các chuyên đề trong năm sau đó lấy ý kiến từ BGH và HĐSP để thống
nhất triển khai trong năm học, qua việc tổ chức các chuyên đề đó giúp giáo viên
học tập, tiếp thu những phương pháp đổi mới trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ, từ những phương pháp mới, hấp dẫn giáo viên vận dụng một cách sáng tạo,
phù hợp với thực tế của mỗi đơn vị nhằm không ngừng trau dồi kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm của mỗi nhà giáo.
* Bồi dưỡng giáo viên thông qua phong trào thi đua viết sáng kiến kinh
nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm là những bài học quý báu, những giải pháp sáng
tạo mà trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên đã tìm tòi, nghiên cứu
chắt lọc đúc rút lại để thu được kết quả tốt nhất khi vận dụng vào thực tế. Vì vậy
nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện để phong trào thi đua viết sáng
kiến kinh nghiệm được duy trì, phát triển có chiều sâu và hiệu quả.

Nguyễn Thị Hồng Nhung

9


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Đầu năm chỉ đạo cán bộ giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua, đề tài sáng
kiến kinh nghiệm để phấn đấu thực hiện. Cuối năm học chỉ đạo các trường tự
chấm sáng kiến kinh nghiệm, nộp hội đồng xét duyệt đánh giá, phân loại. Các
kinh nghiệm đó đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong trường mầm non .
Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc tạo điều kiện cho giáo viên đi tập
huấn các lớp do phòng GD tổ chức.

*Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức
như: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra báo
trước, kiểm tra đột xuất.
Qua công tác kiểm tra để uốn nắn kịp thời một số sai lệch của giáo viên
trong công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể, giúp cho giáo viên
ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng
giáo dục tốt hơn.
7.2.4 Biện pháp 4: Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ
cán bộ giáo viên.
Không ngừng chăm lo đời sống và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng lương theo bằng cấp và
hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành đảm bảo đúng, đủ, kip thời mọi quyền lợi chính
đáng của giáo viên; giúp cán bộ giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với trường,
với lớp, coi tập thể sư phạm như là gia đình, là tổ ấm của mình; đây cũng là 1
trong các yếu tố nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dôc trÎ trong c¸c nhµ
trêng.
Chỉ đạo phân công lao động phù hợp với điều kiện và năng lực của từng
cán bộ giáo viên.
Đảm bảo đúng, đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên như: bình
xét nâng lương, chế độ ưu đãi, bình xét thi đua công khai, dân chủ công bằng.
Thăm hỏi, động viên kịp thời cán bộ giáo viên và gia đình ốm đau, hiếu,
hỷ.
Nguyễn Thị Hồng Nhung

10


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Nhà trường chỉ đạo và tổ chức tốt các ngày lễ cho cán bộ giáo viên nhân

dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 8/3 và ngày tết cổ truyền giáo viên đều
được gặp mặt trao đổi về truyền thống của nhà trường, vai trò của người phụ nữ
trong giai đoạn hiện nay.
Chăm lo đến quyền lợi chính trị và sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá
nhân từ đó mỗi thành viên là một yếu tố thúc đẩy các phong trào của công đoàn
nhà trường phát triển, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có vai trò rất
quan trọng, là nhân tố quyết định việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ quản lí
của nhà trường. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non
là một việc làm tất yếu cần thiết. Giáo viên mầm non có vị trí đặc biệt quan
trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục. Tạo tiền đề quan trọng chuẩn bị cho trẻ
bước vào trường tiểu học, đồng thời tạo điều kiện để phát triển nguồn lực cho
tương lai.
7.2.5. BiÖn ph¸p 5: Đổi mới công tác quản lý.
Tăng cường công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và điều
hành công việc.
Chỉ đạo tốt chuyên đề trọng tâm, tăng cường dự giờ thăm lớp,
kiểm tra bồi dìng chuyªn m«n nh»m n©ng cao chÊt lîng ch¨m
sãc gi¸o dôc trÎ.
Chỉ đạo các nhà trường thực hiện chương trình đổi mới Giáo dục mầm
non của Bộ GD&ĐT; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Triển khai
phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”, phong trào
“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Chỉ đạo nhà trường:
Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn: 100% cán bộ giáo
viên thực hiện đúng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày,
có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, có đủ đồ dùng, giáo án lên lớp và tham gia
sinh hoạt chuyên môn đầy đủ.
Nguyễn Thị Hồng Nhung


11


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị. Mọi hoạt động trong nhà
trường đều được đưa ra bàn bạc, công khai trong hội đồng nhà trường, trong Hội
nghị họp phụ huynh để cùng thống nhất thực hiện.
Thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục ứng dụng công nghệ thông
tin: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà
trường. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giáo dục.
Thường xuyên duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành
và quy định của nhà nước như: Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” ; phong
trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các hội thi…Ngoài
ra chỉ đạo các nhà trường tổ chức hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong
năm như ngày nhà giáo việt nam 20/11, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, qua các đợt thi đua đó lấy kết quả
để đánh giá xếp loại giáo viên, do vậy mỗi giáo viên trong các nhà trường đều
phấn đấu cố gắng để đạt được các tiết dạy khá, tốt.
7.2.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục
trẻ:
Công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm Non đóng vai trò rất quan trọng,
đặc biệt ở vùng nông thôn. Phụ huynh ở nông nhận thức việc cho trẻ đến trường
Mầm non còn có hạn, một số phụ huynh kinh tế khó khăn chưa cho các cháu nhà
trẻ đến trường, đa số trẻ ra lớp là ở độ tuổi tuổi mẫu giáo, vậy làm thế nào để
đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của công tác chăm sóc - giáo dục
trẻ em ở lứa tuổi mầm non là cần thiết, điều này đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên
trong các nhà trường phải tích cực, tăng cường công tác tuyên truyền những kiến
thức nuôi dạy trẻ theo khoa học tới toàn thể phụ huynh và cộng đồng, tuyên
truyền để họ hiểu được trẻ ở lứa tuổi càng nhỏ thì sự tác động để phát triển trí
tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn so với trẻ lớn, từ đó họ sẽ phối kết hợp với nhà

trường để giáo dục trẻ.
Vì vậy, tôi đã chỉ đạo các nhà trường tích cực công tác tuyên truyền tới
phụ huynh và cộng đồng về nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ;
Nguyễn Thị Hồng Nhung

12


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
phương pháp nuôi dạy trẻ theo khoa học; các chính sách của đảng và Nhà nước
liên quan đến Giáo dục mầm non…chỉ đạo các nhà trường tuyên truyền bằng
cách: Lập sổ kế hoạch tuyên truyền, viết bài tuyên truyền hàng tháng, tuyên
truyền trên thông tin đại chúng, xây dựng bảng tuyên truyền của nhà trường, xây
dựng góc tuyên truyền của các nhóm lớp, tổ chức Hội thảo chuyên đề với phụ
huynh và các ban ngành đoàn thể về dự, tuyên truyền qua buổi họp phụ huynh 2
lần/năm, yêu cầu giáo viên thường xuyên trao đổi nội dung chăm sóc, giáo dục
trẻ với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ.
Nội dung tuyên truyền được thay đổi theo từng tháng, từng quý, theo từng
sự việc.
7.2.7. Biện pháp 7: Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường .
Trường lớp khang trang, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ dạy
học đầy đủ sẽ là yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Chính vì
vậy tôi đã chủ động tham mưu với BGH nhà trường mua bổ sung đồ dùng đồ
chơi trong nhà trường.
Trong những năm qua ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ tăng cường cơ sở
vật chất của nhà nước thì bằng nhiều giải pháp khác nhau như huy động sự đóng
góp của phụ huynh, của các nhà hảo tâm ủng hộ, các trường mầm non đã tăng
cường được đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho dạy và học đạt hiệu quả cao với tổng
kinh phí : 10.000.000đ.
7.2.8. Biện pháp 8: Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường

mầm non
* Chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh
dinh dưỡng an toàn thực phẩm” trong trường mầm non.
Tham mưu với nhà trường chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; làm tốt công tác phân công nhiệm vụ, thực hiện có
hiệu quả việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, đề ra các chỉ tiêu cần đạt về số
lượng, chất lượng, nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Vào đầu năm học (tháng
9), các nhà trường tổ chức họp ban lãnh đạo nhà trường và ban đại diện cha mẹ
Nguyễn Thị Hồng Nhung

13


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
trẻ thống nhất về chế độ ăn, xây dựng thực đơn, sau đó mời các nhà cung cấp
thực phẩm (rau, thịt, gạo, trứng, sữa..) về ký hợp đồng. Nguồn thực phẩm cung
cấp phải đủ về số lượng, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả
hợp lý theo thị trường địa phương.
Thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn
thực phẩm, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ của ngành học Mầm non về các
hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Đưa nội dung vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tăng cường giám sát công tác vệ sinh nói chung
và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.
Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về công tác thực
hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, bằng nhiều hình
thức
Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ
sinh nơi chế biến. Nhà bếp luôn luôn sạch sẽ, không để bụi bẩn, có đủ dụng cụ
cho nhà bếp chế biến và đồ dùng ăn uống cho trẻ. Ngoài ra trong nhà bếp có

bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi
người thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu chế biến theo thực đơn, theo số
lượng trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
Đối với nhân viên nấu ăn phải kiểm tra sức khỏe định kỳ theo qui định
2lần/năm (vào đầu năm học mới và sau 6 tháng làm việc tiếp theo). Trong quá
trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc, quần áo trang phục phải gọn gàng, móng
tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ.
Ngoài công tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ hàng tháng phải tổng vệ sinh
xung quanh nhà bếp, vệ sinh bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống nơi sơ chế
thực phẩm sống khu chế biến thực phẩm chín...
Nhà trường phối hợp cùng với công đoàn, hoặc tổ cô nuôi để tổ chức
trồng rau xanh cung cấp cho bếp ăn góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện
bữa ăn cho trẻ luôn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm,
Nguyễn Thị Hồng Nhung

14


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
* Tăng cường công tác bồi dưỡng và tuyên truyền cho đội ngũ giáo viên,
nhân viên về kiến thức nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm trong trường mầm non
Đưa nội dung tuyên truyền các tài liệu về vệ sinh dinh dưỡng và an toàn
thực phẩm lồng ghép trong các cuộc họp, trong các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ, đối với các cháu suy dinh dưỡng nhà trường phối hợp với các phụ huynh
tăng cường nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ để trẻ phát
triển tốt.
Mặt khác tuyên truyền qua tranh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của các
cơ quan chức năng cung cấp.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhập thông tin về vệ sinh dinh dưỡng an

toàn thực phẩm thường xuyên cho đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên mầm non.
Đặc biệt là bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác nâng cao
chất lượng giáo dục và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân và vệ
sinh môi trường.
Thường xuyên trao đổi thông báo tình hình sức khỏe của trẻ cho phụ
huynh được biết để phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống nhất là đối với trẻ
suy dinh dưỡng, trẻ kém ăn,
* Xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội qui trong công tác giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm:
Mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường phải thực
hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên tổ chức,
tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng.
Xây dựng kế hoạnh phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các
bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong nhà trường.
Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, đặc
biệt chú ý các nội dung sau:
Nhà trường phải có giấy chứng nhận “bếp ăn đạt chuẩn”, phải có giấy
chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyễn Thị Hồng Nhung

15


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: Tất cả các thiết bị dụng cụ nấu nướng, chế
biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định ( sử dụng
bát, thìa, cốc uống nước bằng in ốc, các đồ dùng cá nhân của trẻ phải có ký hiệu
riêng).
Về điều kiện con người: Đảm bảo mỗi nhân viên nuôi dưỡng hàng năm được
khám sức khỏe định kỳ, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân.

Hàng tuần, hàng tháng họp lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và phụ huynh
để đúc kết kinh nghiệm cho những lần chế biến sau.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thực phẩm rõ nguồn gốc, thực phẩm,
nguyên liệu thực phẩm, khâu chế biến nấu nướng, khâu bảo quản vận chuyển.
Chỉ đạo các nhà trường xây dựng sổ giao nhận thực phẩm hàng ngày, có
chữ ký của người bán thực phẩm để nêu cao trách nhiệm của người cung cấp
thực phẩm. Phối hợp với chính quyền địa phương cấm các loại hàng rong bán
quà xung quanh trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định.
Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho
cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh.
Đưa nội dung giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào các
hoạt động hàng ngày cho trẻ tại nhà trường..
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát,
đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường mầm non.
* Chỉ đạo xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với thực tế
nhà trường và địa phương
Xây dựng thực đơn theo mùa đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, hàng
ngày công khai tài chính về mức ăn và khẩu phần ăn cho trẻ.
Đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , đảm bảo về lượng cân đối về
chất dinh dưỡng :
Các bữa ăn trong ngày của bé có nhiều loại thực phẩm phối hợp với nhau
trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm
Nguyễn Thị Hồng Nhung

16


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực,

nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu vitamin và
khoáng chất, do đó hàng ngày cần chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và
thay đổi từng ngày, từng bữa để hấp dẫn trẻ.
Thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng, hợp lý trong việc chăm sóc
nuôi dưỡng, nội dung 10 lời khuyên để ở nơi phụ huynh, giáo viên và mọi người
đều được biết để thực hiện và tuyên truyền.
7.2.9. Biện pháp 9: Đánh giá kết quả thực hiện sau mỗi chủ đề- chủ
điểm
Sau khi kết thúc một chủ đề Ban giám hiệu tập trung giáo viên lại nhận
xét, đánh giá các công việc đã làm trong thời gian qua và rút kinh nghiệm xem
có những việc gì cần bổ sung, chỉnh sửa cho chủ đề sắp tới. Đây là một việc làm
cần thiết giúp giáo viên có được những bài học bổ ích để có những cải tiến hoặc
điều chỉnh các hoạt động tiếp theo đạt kết quả hơn.
Ví dụ: Trong chủ đề: Gia đình; giáo viên xây dựng mục tiêu phát triển 5
mặt cho trẻ quá cao so với trình độ nhận thức của trẻ tại địa phương, đặc biệt là
mục tiêu phát triển về mặt nhận thức. Yêu cầu GV nghiên cứu hạ thấp xuống
trong nội dung chủ đề sắp tới.
Quá trình đánh giá liên quan tới hai đối tượng đó là trẻ và giáo viên.
*Giáo viên đánh giá trẻ và tự đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo
dục của mình nhằm điều chỉnh phù hợp, kịp thời các hoạt động giáo dục tiếp
theo để đạt hiệu quả tốt hơn. Ví dụ: Điều chỉnh về nội dung, cách thức, phương
tiện hoặc thậm chí điều chỉnh cả những mục đích, mục tiêu ban đầu cho phù hợp
với tình hình thực tế.
* Cán bộ quản lý và đồng nghiệp đánh giá việc tổ chức các hoạt động
giáo dục của giáo viên nhằm hỗ trợ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ và điều
chỉnh chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình trong thời gian tới đạt
kết quả tốt hơn.

Nguyễn Thị Hồng Nhung


17


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho giáo viên.
Thống nhất về nhận thức cho toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên đặc biệt
là giáo viên còn yếu kém về chuyên môn thấy được mục đích ý nghĩ và tầm
quan trọng của việc thực hiện chất lượng giáo dục trẻ.
Bằng cách tham luận học tập về kiến thức chuyên môn, tổ chức hội thảo
chuyên môn chuyên đề, kiến tập , dự giờ các tiết dạy mẫu, bồi dưỡng lý thuyết
về chuyên đề của trường của phòng, sở tổ chức.
Tham mưu với địa phương xin hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuyên truyền rộng rãi trong phụ huynh để họ thấy được tầm quan trọng
của chăm sóc giáo dục trẻ qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
10. Đánh giá lợi ích thu được:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến :
Sau khi bản thân tôi đã đề ra “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng giáo dục ở trường mầm non Liễn Sơn”
Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong trường được nâng lên rõ
rệt ,giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn,có hình thức tổ chức các
tiết dạy linh hoạt ,sáng tạo ,có tác phong sư phạm tốt.
Đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm :
Đầu năm

Cuối năm

Giáo viên xếp loại Xuất sắc


3/14

6/14

Giáo viên xếp loại khá

9/14

8/14

Giáo viên xếp loại TB

2/17

0

Kết quả trên trẻ: Huy động tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường đạt 100 %
Tỷ lệ bé chuyên cần đạt 99%,
Tỷ lệ bé ngoan sạch đạt 99 % .
Tham mưu với cấp trên tăng cường thêm đồ dùng đồ chơi.
Nguyễn Thị Hồng Nhung

18


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Tổ chức tốt hội thi “ Bé kể chuyện đọc thơ” cấp trường
Tham gia hội thi:"Ngày hội giao lưu kể chuyện đọc thơ cho trẻ dân tộc
thiểu số" Đạt giải nhất cấp Tỉnh

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân
1

Trường Mầm
Non liễn Sơn

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

áp dụng sáng kiến
Xã Liễn sơn -Huyện Lập Một số biện pháp chỉ đạo nâng
Thạch- Tỉnh vĩnh phúc cao chất lượng giáo dục ở trường
mầm non Liễn Sơn

Kết luận: Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong
trường Mầm non ,người cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn phải nắm rõ yêu
cầu của ngành,có tầm nhìn xa, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn lâu
dài trong từng năm, triển khai kịp thời có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng
chuyên môn tới giáo viên ,tổ chức tốt các buổi hội thảo ,các dợt kiến tập tại
trường ,làm tốt công tác kiểm tra đánh giá,đặc biệt là chế độ thi đua khen
thưởng.
Trên đây là “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường Mầm non Liễn Sơn” mà bản thân tôi đã thực hiện và đúc rút lại. Với
thời gian nghiên cứu hạn hẹp, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ,xây dựng ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng

nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Tôi xin chân trọng cảm ơn !
Liễn sơn, ngày

tháng

năm 2019

Liễn sơn, ngày

tháng

năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Đỗ Thị Thúy

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Nguyễn Thị Hồng Nhung

19


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
MẪU 1.1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Lập Thạch
Tên tôi là: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Chức vụ (nếu có): Phó hiệu trưởng, Trường Mầm Non Liễn Sơn - huyện
Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị/địa phương: Trường Mầm Non Liễn Sơn, Huyện Lập Thạch- Tỉnh
Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0985 478 992
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện Lập Thạch
xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến đã được Hội
đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây:
Tên sáng kiến: "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục ở trường Mầm Non Liễn Sơn"Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong
đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người
khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
PHT.PTT

Liễn sơn, ngày tháng 5 năm 2019
Người nộp đơn

Đỗ Thị Thúy

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Nguyễn Thị Hồng Nhung


20


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP NGHÀNH
I. Thông tin về tác giả đăng ký SKKN:
1. Họ và tên ; Nguyễn Thị Hồng Nhung
2. sinh ngày ; 17 / 04 / 1972
3. Đơn vị công tác; trường Mầm Non Liễn Sơn .
4. Trịnh độ chuyên môn; Đại học sư phạm Mầm Non
5. Nhiệm vụ được phân công trong năm học; Phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn
II. Thông tin về SKKN:
1. Tên sáng kiên kinh nghiệm ; ‘ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng giáo dục ở trường Mầm Non Liễn Sơn ’’
2. Cấp học ; Mầm non
3. Mã lĩnh cực : 01
4. thời gian nghiên cứu; từ tháng 09 năm 2018 dến tháng 04 năm 2019
5. Địa điểm nghiên cứu ; Tại trường Mầm Non Liễn Sơn
Huyện lập Thạch – tỉnh Vĩnh Phúc
6. Đối tượng nghiên cứu ; Cán bộ , giáo viên ,trẻ tại trường Mầm Non Liễn
Sơn - Huyện Lập Thạch - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày tháng

năm 2019

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Đỗ Thị Thúy

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Ngày tháng

năm 2019

Ngày tháng năm 2019

CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN

TrầnThị Nguyệt

NGƯỜI ĐĂNG KÝ

Nguyễn Thị Hồng Nhung

21


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
PHONG GD&ĐT H. LẬPTHẠCH
TRƯỜNG MN LIỄN SƠN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM SÁNG KIẾN NĂM HỌC:2018 - 2019


Họ và tên giám khảo:……………...................................Số điện thoại:…………....
Số CMND:……………...................................................
Ngày chấm: ......../........../20............................................
Tên sáng kiến : Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường
Mầm Non Liễn Sơn
Mã sáng kiến: 01
Môn (hoặc Lĩnh vực): Quản lý
Mục

Nhận xét đề tài/sáng kiến

Điểm
tối đa

Điểm
chấm

I. Nội dung
Tính mới, tính sáng tạo..................................................................

30

1. ......................................................................................................
......................................................................................................
Khả năng áp dụng, nhân rộng: ......................................................

30

2. ......................................................................................................
......................................................................................................

Khả năng mang lại lợi ích thiết thực: ...........................................
3.

40

......................................................................................................
......................................................................................................
Tổng cộng

Nhận xét chung:...........................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tổng số điểm: ..............
Xếp loại:
Không đạt ;
Trung bình;
Khá;
Xuất sắc.
Xếp loại: Tốt: Từ 85 điểm trở lên; Khá : Từ 71 trở lên; Trung bình : 50 điểm trở
lên;
Sao chép: Hủy kết quả
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
GIÁM KHẢO
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hồng Nhung

22



Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
SỞ GD&ĐT TỈNH VĨNH PHÚC
PHONG GD&ĐT H. LẬPTHẠCH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM SÁNG KIẾN NĂM HỌC:2018 - 2019

Họ và tên giám khảo:……………...................................Số điện thoại:…………....
Số CMND:……………...................................................
Ngày chấm: ......../........../20............................................
Tên sáng kiến : Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường
Mầm Non Liễn Sơn
Mã sáng kiến: 01
Môn (hoặc Lĩnh vực): Quản lý
Mục

Nhận xét đề tài/sáng kiến

Điểm
tối đa

Điểm
chấm

I. Nội dung
Tính mới, tính sáng tạo..................................................................

30


1. ......................................................................................................
......................................................................................................
Khả năng áp dụng, nhân rộng: ......................................................

30

2. ......................................................................................................
......................................................................................................
Khả năng mang lại lợi ích thiết thực: ...........................................
3.

40

......................................................................................................
......................................................................................................
Tổng cộng

Nhận xét chung:...........................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tổng số điểm: ..............
Xếp loại:
Không đạt ;
Trung bình;
Khá;
Xuất sắc.
Xếp loại: Tốt: Từ 85 điểm trở lên; Khá : Từ 71 trở lên; Trung bình : 50 điểm trở
lên;
Sao chép: Hủy kết quả

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
GIÁM KHẢO
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hồng Nhung

23


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Hồng Nhung

24


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Nguyễn Thị Hồng Nhung

25


×