BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong thời đại hiện nay khi mà khoa học, tri thức, công nghệ thông tin
của đất nước ta đang không ngừng vươn lên và tự khẳng định mình với bạn bè
thế giới, thì ngành giáo dục nước ta đang có những bước chuyển mình rõ rệt.
Việc đổi mới hình thức dạy học được áp dụng ở tất cả các bậc học nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ, khả năng độc lập, sáng tạo
của trẻ theo phương châm “ Lấy trẻ làm trung tâm ”.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở đầu tiên về nhân cách
con người, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Làm quen với toán đóng vai
trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ nhận thức được thế
giới xung quanh trong các mối quan hệ về số lượng, kích thước, hình dạng, vị
trí trong không gian. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với người lớn,
các sự vật, hiện tượng xung quanh cùng với sự vận động của nó, đã ảnh hưởng
tới sự phát triển của trẻ. Trong quá trình hoạt động và làm quen với thế giới
xung quanh trẻ muốn hiểu biết về tính chất, đặc điểm, hình dạng, màu sắc, số
lượng vị trí sắp xếp của chúng trong không gian...Những hiểu biết đó được tiếp
thu qua kinh nghiệm của trẻ và hiểu hơn là từ sự hướng dẫn, dạy dỗ của cô
giáo. Sự hiểu biết nó được tích lũy dần dần, làm cơ sở hình thành cho các khái
niệm toán học sau này. Thông qua việc dạy trẻ hình thành các biểu tượng sơ
đẳng về toán sẽ giúp trẻ hình thành, phát triển các năng lực trí tuệ như: Cảm
giác, tư duy, ngôn ngữ, phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ và tưởng tượng.
Muốn truyền được tri thức cho trẻ, đòi hỏi người giáo viên nắm được
đặc điểm, tâm lí lứa tuổi. Như vậy học mới mang kết quả cao, trẻ mầm non,
nhất là trẻ 5–6 tuổi sự phát triển tư duy và nhu cầu tìm hiểu khám phá đang ở
giai đoạn đỉnh điểm. Vì vậy ta phải làm thế nào để kiến thức đến với trẻ một
cách tự nhiên nhất, không gò bó, áp đặt, mà vẫn hình thành được hệ thống tư
duy lô gich cho trẻ, làm tiền đề cho các bậc học tiếp theo.
Là một giáo viên dạy lớp 5 tuổi, tôi nhận thức được vai trò và tầm quan
trọng của bộ môn này tôi luôn nghĩ: Cô giáo mầm non không chỉ dạy trẻ để trẻ
biết, mà đòi hỏi giáo viên phải biết tổ chức các tiết học và các hoạt động mang
tính khoa học cao, nhằm khai thác ở trẻ những khả năng sáng tạo, đáp ứng
được nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá của trẻ về những điều mới lạ trong thế
giới xung quanh trẻ.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp cho trẻ làm quen với toán
lớp mẫu giáo 5–6 tuổi”. Để nghiên cứu và trao đổi với các bạn đồng nghiệp.
2. Tên sáng kiến
Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp cho trẻ làm quen với toán lớp mẫu
giáo 5 -6 tuổi ”.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Lý Thị Phượng.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hướng Đạo.
- Số điện thoại: 0352161446.
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Nhà giáo Lý Thị Phượng – Giáo viên Trường mầm non Hướng Đạo –
Tam Dương – Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Một số biện pháp cho trẻ làm quen với toán lớp mẫu giáo 5–6 tuổi.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Tháng 9 năm 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Về nội dung của sáng kiến
a. Cơ sở lý luận
Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi
mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là
phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ
bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Để có sự phát triển và hướng
tư duy một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật
hiện tượng đến nhận thức xung quanh tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh
hưởng đến nhận thức của trẻ dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn
nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìn tòi, phám phá về tính chất,
đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng , hình dạng, màu sắc,
kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian.
VD: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng
vật kia lại không lăn được, hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác
nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và
cách so sánh các nhóm với nhau. Trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều
hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được
bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một
cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó
mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết.
Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ
cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niệm về toán đơn giản, chưa dạy trẻ
học toán. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học
mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của
trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quenvới một số
khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực
tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số
lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa
chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có
phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến
những khái niệm toán học trìu tượng thành những biểu tượng quen thuộc trẻ có
thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến
thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ.
b. Cơ sở thực tiễn thực trạng chất lượng giáo dục tại lớp mẫu giáo 5
tuổi A1 trường mầm non Hướng Đạo - Tam Dương - Tỉnh Vĩnh phúc
* Đặc Điểm tình hình về trường mầm non Hướng Đạo
Trường mầm non Hướng Đạo được thành lập từ năm 1976, ngày đầu
mới thành lập là trường mẫu giáo có 2 nhóm lớp với 50 học sinh.
Năm 2001 là trường MN bán công, đến ngày 01 tháng 01 năm 2010
được chuyển đổi sang trường mầm non công lập. Đến nay nhà trường, các khu
lẻ, có khu trung tâm, nhà hành chính quản trị mới có đầy đủ các phòng chức
năng, dãy nhà 2 tầng đã được xây xong với 6 phòng học xây dựng kiên cố đã
có mái che đảm bảo cho việc học tập, vui chơi của trẻ, khuôn viên sạch sẽ, có
bồn hoa, cây bóng mát, sân chơi có một số loại đồ chơi ngoài trời cho trẻ vui
chơi. Đến nay nhà trường có bếp ăn một chiều đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm. Cuối năm 2017 nhà trường đã được công nhận trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia mức độ1.
Nhà trường có tổng số 28 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó đạt
chuẩn trở lên 28/28 đạt 100%; trên chuẩn 25/28 đạt 89.3%, đạt chuẩn 3/28 đạt
10,7%. Đội ngũ giáo viên nhà trường vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ,
nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện. Ban giám hiệu có uy
tín, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sức khỏe,
có đủ năng lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ. Năm học 2017-2018 toàn trường có tổng số 27 nhóm lớp với 730 trẻ,
có 712 trẻ ăn bán trú tại trường đạt 97,5%. Tỉ lệ bé chăm 98,5%, bé ngoan đạt
98%, bé sạch 98%, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đầu năm là 6,7% và thể
thấp còi là 9.5%.
Chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục của nhà trường ngày được
nâng cao được duy trì ổn định và phát triển.
* Thuận lợi
- Trường Mầm Non Hướng Đạo được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
Phòng GD&ĐT, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy - HĐND- UBND xã Hướng
Đạo, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể địa phương tạo mọi
điều kiện và nay đã đạt trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có nhiều kinh
nghiệm trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, năng động, sáng
tạo trong chăm sóc giáo dục trẻ. Không có vi phạm nào từ GV đối với trẻ.
- Các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ góp phần để nâng cao chất lượng
GD trẻ.
* Khó khăn:
- Nhà trường có 01 khu trung tâm và 02 khu lẻ lên việc quản lý, và tổ
chức trao đổi thảo luận gặp chia sẻ về gương người tốt việc tốt hay những kinh
nghiệm sáng kiến hay còn gặp nhiều khó khăn .
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tuyên truyền qua mạng
intnet còn gặp nhiều khó khăn vì nhà trường có ít máy tính và kỹ năng thực
hành của giáo viên còn hạn chế.
Một số giáo viên được đào tạo không chính quy, trình độ chuyên môn
còn hạn chế. Một số giáo viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm và kỷ năng
sư phạm đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục bữa ăn cho trẻ.
Trước tình hình thực tế với những khó khăn và thuận lợi trên, tôi viết đề
tài: “ Một số biện pháp cho trẻ làm quen với toán lớp mẫu giáo 5–6 tuổi ” Nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục trong công tác chăm sóc dục trẻ của lớp mình phụ
trách.
* Thực trạng hiện nay của trẻ 5-6 tuổi
Trường mầm non Hướng Đạo là một trong những trường thuộc vùng
nông thôn, đại đa số phụ huynh làm nông nên ít có điều kiện quan tâm con cái,
đặc biệt là vấn đề làm quen với toán. Do vậy tình trạng nhận thức của trẻ trong
toàn trường nói chung và của lớp tôi nói riêng không đồng đều. Bên cạnh đó
các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc, để mặc cho con trẻ ngồi hàng
giờ chơi với các thiết bị điện tử (Ti vi, Máy tính, Điện thoại) điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến việc nhận thức của trẻ.
Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc Làm quen với
toán cho trẻ 5-6 tuổi, chưa lựa chọn đúng nội dung, hình thức, tổ chức chưa
sáng tạo, hấp dẫn, việc lồng ghép, tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ dùng,
học liệu chưa phong phú, khoa học, chưa phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của trẻ, sự phối hợp nhà trường, gia đình chưa chặt chẽ. Dẫn đến việc
cho trẻ làm quen với toán chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Bản thân tôi là một
giáo viên được giao nhiêm vụ chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 tuổi A1. Vào đầu năm
học tôi tiến hành khảo sát trẻ tại lớp mình phụ trách. Để đánh giá được chất
lượng giáo dục nhận thức của trẻ trước khi áp dụng biện pháp đề xuất. Tôi đã
dựa vào các tiêu chí như: Trẻ có khả năng nhận biết chữ số, trẻ có khả năng
nhận biết các hình cơ bản, trẻ có khả năng nhận biết về kích thước.
Đối tượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu là trẻ 5-6 tuổi, lớp 5 tuổi A1
trường mầm non Hướng Đạo. Số lượng trẻ tham gia vào quá trình nghiên cứu
là 30 trẻ
Bảng 1: Khảo sát trẻ đầu năm học (Tháng 9/2018)
(Tổng số trẻ được khảo sát 30 trẻ)
Tiêu chí khảo sát
Số trẻ được
KS
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
30
17
57
13
43
2.Trẻ có khả năng
nhận biết các hình cơ
bản
30
18
60
12
40
3.Trẻ có khả năng
nhận biết về kích
thước
30
16
53
14
47
1.Trẻ có khả năng
nhận biết chữ số
Nhận xét
Qua biểu mẫu thống kê điều tra thực trạng về chất lượng giáo dục, thực
trạng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 trường
mầm non Hướng Đạo đầu năm học 2018-2019 kết quả thực tế như sau:
Trẻ đạt ở tiêu chí 1 là 17/30 = 57 %.
Trẻ đạt ở tiêu chí 2 là 18/30 = 60 %.
Trẻ đạt ở tiêu chí 3 là 16/30 = 53 %.
Điều này khích lệ giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao lại vậy.
Số trẻ chưa đạt chiếm tỉ lệ cao, điều này làm giáo viên trăn trở tìm ra
nguyên nhân tại sao lại vậy và đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp để
nâng cao chất lượng cho trẻ.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên cộng với lòng yêu nghề
mến trẻ, bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo tôi mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp để chất lượng làm quen với toán cho trẻ càng được nâng cao.
7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Trước thực trạng trên, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện
nay tôi đã suy nghĩ và tìm ra các giải pháp để chất lượng giáo dục nhận thức
cho trẻ ngày càng được nâng cao tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Tạo môi trường mới mẻ, sinh động, hấp dẫn cho trẻ
làm quen với toán
Tạo cho trẻ có cách nhìn mới đối với các vật mà trẻ đã quen thuộc sẽ
làm tăng thêm ở trẻ khả năng cảm thụ với các vật xung quanh làm phong phú
thêm sự hiểu biết và vốn kinh nghiệm của trẻ. Đồng thời làm theo phương trâm
của nhà trường “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong đó
có nội dung “xây dựng lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt
động”. Chính vì vậy tôi luôn chú ý trang trí lớp cho phù hợp với chủ đề bài
học, màu sắc sáng đẹp, hấp dẫn, sự thay đổi này được trang trí theo quý, tháng,
tuần, phù hợp với bài học.
Tôi đã sử dụng các mảng tường, ô cửa sổ, để cắt dán, trang trí các biểu
tượng toán, các giá sách, tôi trang trí các khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ.
Ví dụ 1: Trên các mảng tường tôi cắt dán cây xanh: Cây cao cây thấp,
cây có quả thuận tiện cho trẻ quan sát, đếm.
Ví dụ 2: Tôi đặt chú hề ở cuối lớp mà tôi đã làm những chú hề đó bằng
các hình khối rất ngộ nghĩnh đáng yêu: Khuôn mặt chú hề là hình khối cầu,
thân chú hề là khối chữ nhật, tay chú hề là khối trụ, mũ là khối vuông.
Ở các ô thoáng cửa sổ: Tôi dán các dây hoa bằng xốp có màu sắc đẹp,
độ dài, ngắn khác nhau vừa tạo cảnh sắc sạch đẹp cho lớp học vừa thu hút trẻ.
Ví dụ: Dây hoa tôi dán có dây 8 bông hoa, dây 6 bông hoa, dây 4 bông
hoa, trên các dây hoa tôi trang trí những chiếc lá dây 10 chiếc lá, dây chi 5
chiếc lá, tạo cơ hội cho trẻ chủ động suy nghĩ tại sao dây hoa này nhiều hoa
hơn? Tại sao dây hoa này lại có nhiều lá hơn? Nhiều hơn là mấy chiếc lá.
Từ đó trẻ muốn tìm tòi, khám phá, suy luận ra vấn đề.
Tuy lớp học trật tôi luôn dành 1 góc cho trẻ trưng bày sản phẩm do trẻ
tạo ra: Trẻ cắt dán thuyền bằng các hình khối, từ đó trẻ hỏi nhau về các đồ vật,
đồ chơi mà trẻ tạo ra đó là cách trẻ học hỏi lẫn nhau.
2. Biện pháp 2: Tổ chức tiết học
* Giới thiệu bài
Trẻ mầm non rất thích những điều mới lạ, ham thích học hỏi xong lại
chóng chán, do vậy mà sự tập trung chú ý của trẻ không bền. Nếu như cô giáo
không biết nhào trộn các kiến thức vào các dạng hoạt động khác nhau sẽ dẫn
đến sự nhàm chán và trẻ sẽ không tập trung nữa. Chính vì vậy mà tôi luôn linh
hoạt sử dụng các biện pháp, các thủ thuật khác nhau vào đầu giờ học tạo hứng
thú cho trẻ, trẻ sôi nổi thích học bài.
Có nhiều cách để giúp trẻ hứng thú vào bài theo theo tôi có một vài cách sau:
+ Dùng sa bàn, mô hình: Vườn bách thú, thăm trại chăn nuôi, vườn hoa
công viên
Ví dụ: Toán số 7
Tôi cho trẻ đi thăm mô hình: Khuôn viên gia đình, tôi hỏi trẻ trong
khuôn viên gia đình các con nhìn thấy những gì? Có bao nhiêu con gà? Có
mấy con gia súc? Có mấy cây ngô? (Trẻ đếm và trả lời cô).
Từ mô hình trên trẻ liên tưởng đến mô hình 1 gia đình nào đó ngoài thực
tế được thu nhỏ trong bài học điều đó làm cho trẻ rất thích thú và hào hứng học
bài.
Dùng các trò chơi đơn giản để giới thiệu bài
Trò chơi Tập tầm vông, Dấu tay, Gieo hạt nảy mầm, Ai đếm đúng
Việc sử dụng trò chơi vào đầu giờ học giúp trẻ có cảm giác thoải mái, tự
tin tham gia tích cực vào giờ học.
Ví dụ: Bài xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau giữa các
đối tượng, cô cho trẻ chơi trò chơi Dấu tay. Cô nói tay đâu tay đâu, trẻ nói tay
đây tay đây và giơ 2 tay về phía trước. Cô nói dấu tay dấu tay, trẻ nói dấu đâu
dấu đâu? Cô nói các hướng khác nhau, ở dưới, trên đầu, đằng sau, bên phải,
bên trái… Chúng mình vừa chơi trò chơi gì? À đúng rồi vậy muốn bết phía
trên có gì, phía dưới có gì, bên phải, bên trái chúng mình cùng nhìn lên cô.
Dùng các con rối que, rối hình, rối tay để giới thiệu bài: Việc sử dụng
các con rối sẽ làm cho trẻ thích thú hơn vì trong thế giới trẻ thơ các con vật, đồ
vật giống như người bạn thân thiết của trẻ nhất là những chú rối lại rất ngộ
nghĩnh, đáng yêu hợp với thế giới của trẻ cho nên dùng con rối vào giới thiệu
bài sẽ đem lại kết quả cao.
Ví dụ: Bài nhận biết mục đích của phép đo, biểu diễn độ dài của kích
thước một đối tượng qua độ dài của 1 vật chọn làm đơn vị đo. Cô dùng rối thỏ
xám, rối thỏ nâu, hai thỏ mỗi thỏ có một chiếc khăn:
Thỏ xám nói chiếc khăn của mình dài hơn chiếc khăn của thỏ nâu.
Dùng các bài đồng giao, ca dao giới thiệu bài làm cho giờ học thêm
phong phú: Ví dụ cho trẻ đọc bài Dềnh dềnh dàng dàng. Dềnh dềnh dàng dàng,
ba ngang chiếu tải, xích lại cho gần, 1 người 2 chân này, 2 người 4 chân này, 3
người 6 chân này, 4 người mấy chân? Vậy các con có muốn biết 4 người có
mấy chân chúng mình cùng thật chú ý vào bài học…
* Tiến trình giờ học
Trẻ học bằng chơi, chơi mà học là mọt đặc điểm chủ yêu của trẻ mầm non.
Các biểu tượng toán thường khó, trừu tượng tôi đã giành nhiều thời gian để
nghiên cứu tìm ra những biện pháp sao cho trẻ được chủ động trong quá trình tiếp
nhận kiến thức, trong từng bài, từng nội dung mà tìm ra các biện pháp khác nhau.
a. Dạy trẻ tập hợp và số lượng
Đếm dãy số tự nhiên là kỹ năng quan trọng khi làm quen với toán. Với
trẻ việc gọi tên các số tự nhiên từ 1 đến 10 trẻ đã biết đọc từ khi trẻ biết nói, trẻ
có thể đếm không thiếu 1 số nào, đếm đúng vị trí các số, biết số đứng trước số
đứng sau. Đối với trẻ 5, 6 tuổi kỹ năng này quá dễ so với tình độ, hiểu biết của
trẻ. Do đó cùng với những hiểu biết được các con số là biểu hiện của một tập
hợp các phần tử tương ứng. Từ suy nghĩ đó tôi đã dạy trẻ kỹ năng đếm tiếp.
+ Đếm trực tiếp: Dùng số hạng nhóm thứ nhất, đếm tiếp từng phần tử
của nhóm thứ 2.
+ Đếm tiếp bằng các biện pháp sử dụng vật thay thế: ngón tay, que tính,
chấm tròn…
- Kỹ năng đếm tiếp giúp trẻ tìm ra đáp số chính xác hơn, với trẻ 5, 6 tuổi
cần củng cố kỹ năng đếm, cho trẻ nhận biết được mối quan hệ hơn kém trong
phạm vi 10. Dạy trẻ thêm bớt tạo 2 nhóm bằng nhau, biết chia một nhóm thành
2 phần bằng nhiều cách.
Ví dụ: Dạy trẻ số 8.
Tôi cho trẻ đếm số sách trên giá: Con hãy đếm những quyển sách trên
giá sách rồi ghi kết quả vào ô trống.
+ Đếm những quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất – trẻ ghi vào ô trống
+ Đếm những quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ hai – trẻ ghi vào ô
trống
+ Dùng kết quả của nhóm thứ nhất đếm tiếp nhóm thứ 2 ghi kết quả vào
ô trống.
- Được tổng là 8 quyển sách.
- Đếm các tập hợp bằng nhiều giác quan khác nhau.
+ Đếm các âm thanh với các tính chất khác nhau: Đếm tiếng trống, tiếng
sắc xô, tiếng vỗ tay, tiếng gõ…
+ Đếm số lượng các chuyển động: Số bước chân, số lần bật nhảy, số lần
đá cầu, số lần tung bóng…
Trẻ thực hiện các bài tập này có tác dụng giúp trẻ chi giác tốt hơn các
tập hợp, sự tập chung chú ý cao. Qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn vai trò của số kết
quả trong phép đếm, trẻ lĩnh hội được các chi thức, kỹ năng cần thiết, giúp trẻ
phát triển trí tuệ.
b. Hình thành biểu tượng cho trẻ về kích thước
Kích thước là dấu hiệu đặc trưng của vật bao gồm: Độ dài, chiều cao,
chiều rộng…Ở mẫu giáo nhỡ trẻ đã biết chiều dài, chiều cao, chiều rộng của 1
đối tượng. Đến 5 – 6 tuổi trẻ không chỉ dừng ở những dấu hiệu bên ngoài đó
mà trẻ biết cách đo độ dài bằng đơn vi đo, mối quan hệ kích thước giữa các đối
tượng. Tôi luôn chú ý dùng lời nói của mình để giao nhiệm vụ cho trẻ thực
hiện sẽ phát huy được tính tích cực ở trẻ, tôi thường dùng câu hỏi kích thích
được sự suy nghĩ của trẻ. Với các dạng câu hỏi: như thế nào? Tại sao? Vì sao
con biết? Câu hỏi đa dạng phong phú từ đó mở rộng vốn từ cho trẻ.
Ví dụ 1: Chiều dài băng giấy màu xanh bằng mấy lần chiều dài hình chữ
nhật? Vì sao con biết dài bằng 8 lần.
Ví dụ 2: Làm thế nào để biết chiều dài của bàn dài bằng mấy lần chiều
dài của khói gỗ?
Bên cạnh luyện kỹ năng đo cho trẻ bằng vật cụ thể chọn làm đơn vị đo,
ngoài tiết học tôi cho trẻ được đo các đối tượng bằng các vật đo khác.
Ví dụ: Đo bằng bàn chân, đo bằng gang tay…
- Cho trẻ làm quen việc đo bằng đo thể tích.
Ví dụ 1: Cho trẻ đong xô nước.
+ Cho trẻ đổ nước vào 2 xô. Xô đỏ và xô xanh.
+ Trẻ đổ được 5 gáo nước vào xô đỏ.
+ Chỉ đổ được 3 gáo nước vào xô xanh.
Cô hỏi trẻ xô nào nhiều nước hơn? Xô nào ít nước hơn? Vì sao con biết?
Ví dụ 2: Cho trẻ chơi trò chơi dồn nước vào chai.
Cô hỏi: Con có biết tại sao chai dán kí hiệu màu vàng lại đựng được 6
bát nước? Chai màu trắng chỉ đựng được 4 bát nước?
Nếu dồn nước ở 2 chai vào 1 cái chai khác thì cái chai đó phải là chai
như thế nào?
Đây vừa là 1 trò chơi nhưng cũng là 1 bài tập tình huống kích lệ trẻ tìm
ra giải pháp cho vấn đề.
c. Hình thành biểu tượng về hình dạng
Dạy trẻ nhận biết gọi tên các khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối
trụ. Từ đó trẻ biết các dấu hiệu nổi bật của các khối này các đồ vật xung quanh
trẻ có dạng khối đó.
Xác định được nội dung dạy trẻ ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành củng
cố kỹ năng, kiến thức cho trẻ bằng cách đưa vào nhiều hoạt động khác nhau
của trẻ.
Ví dụ: Tổ chức sinh nhật cho các bạn trong lớp tôi cho trẻ tự gói các hộp
quà nhỏ để tặng cho bạn, tôi hỏi trẻ vậy các hộp quà con tặng bạn giống những
hình khối gì? Hay đến tết trung thu: Tôi tổ chức cho trẻ làm những chiếc đèn
lồng bằng giấy, vậy các con thấy những chiếc đèn lồng giống khói gì?
Khi cho trẻ làm quen với các khối tôi thường cho trẻ so sánh các hình
khối qua hệ thống các câu hỏi mở rộng từ thấp đến cao.
Ví dụ: Khối vuông, khối chữ nhật: Có gì khác nhau?
Tôi hỏi trẻ con có biết vì sao khối cầu không đặt chồng lên được khối
trụ?
Ví dụ: Cho trẻ chơi tò chơi Hãy tìm đồ vật có hình này, giúp trẻ nhớ lại
các hình, các khối giống với hình (khối) cô đưa ra.
d. Dạy trẻ các biểu tượng định hướng trong không gian
Trẻ 5 – 6 tuổi không chỉ dừng lại ở việc xác định phía phải, phía trái của
bản thân mình mà còn xác định phía phải phía trái của bạn khác có sự định
hướng.
Ví dụ: Khi tôi cho 2 trẻ xác định phía phải, phía trái của mình, tôi yêu
cầu trẻ đứng ở các hướng khác nhau để xác định.
Trong quá trình dạy trẻ tôi biết vốn từ về không gian của trẻ rất nghèo
nàn, trẻ thường sử dụng các đại từ phiếm chỉ như đằng kia, đằng này, đằng ấy,
chỗ này, chỗ kia, …
Để mô tả vị trí sắp xếp của các đồ vật vì vậy khi dạy trẻ tôi luôn chú ý
dùng từ chính xác, rõ ràng mạch lạc, cung cấp chính xác từ chỉ vị trí của các đồ
vật trong không gian.
Ví dụ: Bảng bé ngoan ở bên phải của thỏ nâu.
Hay các con nhìn lên phía trên trần nhà, phía cửa ra vào, phía dưới trần
nhà có gì nhỉ?
Tôi luôn làm giàu vốn từ cho trẻ: Bằng cách cho trẻ diễn đạt các mối
quan hệ không gian, sử dụng các thuật ngữ không gian.
Sự định hướng không gian đóng vai trò quan trọng nó là 1 trong những
thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hành động thực tiễn nào của con
người nói chung của trẻ nó riêng.
e. Dạy trẻ định hướng về thời gian.
Tôi thường thiết lập chế độ sinh hoạt hàng ngày qua việc dùng các biểu
tượng về thời gian sáng, trưa, chiều, tối…. Dạy trẻ nhận biết: Ngày hôm qua,
ngày hôm kia, ngày mai…
Ví dụ: Trong giờ nói chuyện đầu giờ ngày thứ 2 đầu tuần
Tôi hỏi trẻ hôm nay là thứ mấy? (Thứ 2)
Ngày được nghỉ là ngày hôm nào? (Hôm qua chủ nhật được nghỉ).
Thứ 3 là ngày nào nhỉ? (Ngày mai).
Từ đó trẻ sẽ hình thành được khái niệm về thời gian.
Ví dụ trong 1 tuần có những ngày nào?
Các con có thể viết các số biểu hiện các ngày tron tuần? (Trẻ viết các số
2, 3, 4, 5, 6, 7,).
Vậy 1 tuần có mấy ngày đi học, có mấy ngày được nghỉ, ngày được nghỉ
là ngày gì?
Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về hiện tượng tự nhiên khách quan:
+ Một năm có mấy mùa?
+ Mùa xuân gắn với tết.
+ Mà hè có tết thiếu nhi 1 – 6.
+ Mùa thu có tết trung thu.
+ Mùa đông mọi người mặc áo ấm.
g. Sử dụng các trò chơi mang tính sáng tạo
Với môn toán việc trẻ được lĩnh hội và củng cố kiến thức qua các trò
chơi là việc hết sức cần thiết và bổ ích đối với trẻ. Trẻ được học dưới hình thức
chơi trẻ sẽ dễ tiếp thu và nhớ bài lâu hơn. Trò chơi chính là 1 hoạt động phát
triển trí thông minh cho trẻ nhằm phát huy hết khả năng ở trẻ: Quan sát, phân
tích, phân loại, so sánh, khái quát, suy luận, suy đoán, trò chơi còn là cách bồi
dưỡng khả năng ham hiểu biết, tính kiên trì, sự tập chung cao. Qua trò chơi trẻ
trao đổi hợp tác chia sẻ giúp đỡ nhau cùng học cùng chơi.
Do đó mỗi bài học tôi thiết kế trò chơi khác nhau với các biểu tượng, các
kiến thức kỹ năng toán học cần thiết đưa vào trò chơi, nhưng cũng có khi là 1
trò chơi tổng hợp chỉ có như vậy mới giúp tất cả trẻ trong lớp đều có cơ hội
được hoạt động, được trải nghiệm.
Ví dụ 1: Trò chơi Ngăn các mảnh vườn
+ Mục đích của trò chơi: Phát triển khả năng quan sát, luyện đếm, nhận
biết chữ số, luyện kỹ năng thêm bớt, chia một đối tượng thành 2 phần bằng các
cách khác nhau theo từng dấu hiệu riêng. Ôn xác định được phía phải – phía
trái của các đối tượng khác.
+ Đồ dùng phục vụ cho trò chơi
- Một ngôi nhà, 3 mảnh vườn.
- Một mảnh vườn có sắn các miếng ngắn dính để trẻ gắn các chi tiết dời.
- Mỗi khu vườn có đường ngăn đôi, các chi tiết dời bằng bìa: Vẽ các
loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả, các cây ăn quả có 1 hạt, nhiều hạt, các thẻ số đã
học.
+ Cách chơi: Trẻ quan sát các yêu cầu và các chữ số trên bảng tìm đối
tượng gắn cho phù hợp, chọn chữ số tương ứng và đặt tên cho cách trồng của
mình. Cô yêu cầu trẻ trồng trong khu vườn thứ nhất 8 cây ăn quả trong đó có 1
ngăn chứa 1 cây ăn quả có 1 hạt, 1 ngăn chứa 7 cây ăn quả nhiều hạt.
Trò chơi này tạo được nhiều tình huống mở cho phép di chuyển các
miếng ghép dời với nhiều sự lựa chọn nhiều giải pháp khác nhau, mỗi tình
huống như thế sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn hơn, tư duy linh hoạt tạo cho trẻ có cảm
giác mới lạ thích thú.
Giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc nhớ các con số, tôi hướng dẫn trẻ ghi
nhớ số điện thoại gia đình trẻ.
Ví dụ 1: Trò chơi Danh bạ điện thoại của lớp.
Cho trẻ cùng lập 1 sổ danh bạ điện thoại cho cả lớp: Dành cho mỗi trẻ 1
trang, đầu trang viết tên trẻ, địa chỉ nhà, số điện thoại gia đình trẻ và dán 1 ký
hiệu bất kỳ dựa vào các con số ký hiệu đó trẻ nhớ số điện thoại gia đình trẻ.
Trong trò chơi cô nói: Bác ơi cho tôi biết số điện thoại nhà Bác là số nào? Số
điện thoại nhà bác hàng xóm là số gì?
Ví dụ 2: Trò chơi Đoàn tàu.
+ Mục đích của trò chơi này là luyện kỹ năng đếm, nhận biết chữ số,
đặt đúng nhóm, có số lượng tương ứng, biết thứ tự các số trong dãy số tự nhiên
1…10 kết hợp dạy trẻ về hình dạng.
+ Cách chơi: Mỗi trẻ 1 đoàn tàu, gieo xúc xắc chọn thẻ có số (Tương
ứng) đặt vào toa có số người thích hợp để đạt được 1 tổng nào đó.
+ Ví dụ 3: Trò chơi Tìm bạn.
Yêu cầu lúc đầu: trẻ tìm 1 bạn trai và 1 bạn gái vào 1 nhóm, sau đó 2
bạn trai, 3 bạn gái 1 nhóm, 3 bạn gái 4 bạn trai 1 nhóm. Sau đó tìm bạn.
Sao cho số bạn trai nhiều hơn 5 là 2.
Sao cho số bạn gái ít hơn 8 là 1.
+ Ví dụ 4: Trò chơi Ném bóng vào rổ Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả 2
đội, đội nào nhiều hơn, đội nào ít hơn.
3. Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp các môn học khác
Trong tiết học là lúc trẻ đang tập trung chú ý cao độ vì thế mỗi tiết dạy
tôi luôn quan tâm nghiên cứu xem từng bài dạy lồng ghép được nội dung gì?
Tùy từng tiết dạy tôi lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù hợp từng môn học
để gây sự hấp dẫn trong môn học với trẻ.
* Trong giờ thể dục sáng
Tôi thường xuyên hỏi trẻ: Tổ mây xanh hôm nay có bao nhiêu bạn? (Trẻ
đếm). Tổ mây vàng có bao nhiêu bạn trẻ đếm.
Cho trẻ so sánh số lượng bạn ở 2 tổ. Hoặc Tổ mây đỏ có 6 bạn trai và 4
bạn gái vậy tất cả có mấy bạn trong tổ mây đỏ?
Khi trẻ xếp hàng: Tôi hỏi 1 trẻ. Con đứng thứ mấy so với bạn? Đứng
trước con là ai? Tại sao bạn lại đứng trước con?
* Trong giờ hoạt động ngoài trời
Tôi tìm cơ hội để lồng ghép tích hợp môn toán cho trẻ sao cho hợp lí
nhất
Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn cây.
Cô cho trẻ đếm số cây trong vườn hỏi cây nào cao hơn? Cây nào thấp
hơn? Cây nào cao nhất? Có bao nhiêu cây cho quả ngọt? Có bao nhiêu cây cho
quả chua? Để trả lời câu hỏi đó trẻ phải quan sát, suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
* Trong giờ tạo hình
Ví dụ: Có bài Vẽ ngôi nhà của bé.
Khi cho trẻ nhận xét tranh, tôi hỏi trẻ Mái nhà có dạng hình gì? Phía trái
ngôi nhà được vẽ bằng hình gì? Hình gì ở phía trước ngôi nhà.
Qua đó cho trẻ ôn lại các hình.
Ví dụ: Bài Nặn theo ý thích.
Tôi gợi ý cho trẻ nặn các khối chữ nhật, khối vuông, khối cầu, khối trụ
tạo thành 1 đoàn tàu đồ chơi.
* Lồng ghép toán trong tiết: Tìm hiểu môi trường xung quanh
Ví dụ tìm hiểu 1 số vật nuôi trong gia đình.
Tôi cho trẻ đếm số vật nuôi, so sánh, phân loại số lượng gia súc, gia cầm
đếm xem có bao nhiêu bức tranh con gia súc, bao nhiêu bức tranh con gia cầm,
đánh số thứ tự cho các bức tranh đó.
* Trong giờ giáo dục âm nhạc
Do đặc điểm của trẻ mầm non rất thích ca hát tôi lồng ghép tích hợp
môn toán vào luyện kỹ năng đếm cho trẻ, kỹ năng phân loại…Cho trẻ hát bài
tập đếm, các con vừa hát có mấy ngón tay sạch đều? 5 ngón tay sạch đâu?
Chúng mình cùng giơ lên và đếm nào?
Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt văn nghệ.
Tôi cho trẻ đeo các số báo danh, giả làm thí sinh thi giọng hát hay, cho
trẻ nhớ số báo danh của mình.
Kết thúc chương trình cho bạn đếm số bạn biểu diễn hay, đạt giải, có bao
nhiêu nam, bao nhiêu nữ? Đã có bao nhiêu bài hát được biểu diễn?
* Lồng ghép môn toán vào giờ làm quen chữ viết
Tôi cho trẻ đếm chữ cái trong 1 đoạn thơ nào đó.
Ví dụ: Tìm và đếm xem có bao nhiêu chữ đ trong bài thơ cây đào.
Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng
Chúng em chỉ mong
Mùa đào mau nở
Bông đào nhỏ nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
Cô thực hiện bằng cách cô cho trẻ lên chỉ vào chữ đ và dùng bút màu
nước khoanh tròn vào chữ cái đ, sau đó cô cho cả lớp cùng kiểm tra và đếm.
Cô khẳng định lại có 7 chữ đ.
* Lồng ghép trong giờ văn học
Ví dụ: Trong truyện Ai đáng khen nhiều hơn
Tôi hỏi trẻ Trong truyện có mấy nhân vật?
Thỏ mẹ yêu cầu thỏ em hái bao nhiêu bông hoa đồng tiền? Chúng mình
gắn cho cô số hoa đó lên bức tranh?
Qua đó luyện cho trẻ kỹ năng đếm tổng hợp.
* Lồng ghép trong giờ nêu gương cuối tuần
Ngay sau khi cho trẻ cắm cờ, cô cho trẻ kiểm tra số bạn được cắm cờ
của 3 tổ, nhận xét xem tổ nào nhiều bạn được cắm cờ hơn? Tổ nào được ít bạn
cắm cờ hơn, cách đó vừa giúp trẻ thi đua nhau học, mang lại hiệu quả cao.
Như vậy cần biết vận dụng tích hợp nhiều bộ môn lại với nhau để đạt kết
quả cao, trẻ không cảm thấy bị gò bó, áp đặt.
4. Biện pháp 4: Sử dụng vở làm quen với toán
Để củng cố luyện tập các kiến thức đã học dưới nhiều hình thức thì việc
sử dụng vở Bé làm quen với toán không thể thiếu được.
Không chỉ luyện tập cho trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, tính cẩn thận, sự
khéo léo còn giúp trẻ tư duy tốt hơn nhờ vào việc tô, nối vẽ, khoanh tròn, gạch
bỏ, vẽ thêm vào tạo số lượng bằng nhau, hơn, kém.
Qua 2 năm dạy trẻ tôi thấy được việc sử dụng vở Bé làm quen với toán
là 1 phương tiện tốt, bổ ích cho trẻ thực hiện quá trình chơi mà học. Tôi thường
cho trẻ các bài tập trong vở yêu cầu vào các buổi chiều hay các hoạt động tự
chọn của trẻ ở lớp.
5. Biện pháp 5: Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Trẻ mầm non chóng nhớ nhưng lại mau quên vì vậy những kiến thức tôi
đã cung cấp cho trẻ cần được ôn luyện thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi. Như
vậy mới giúp trẻ hiểu rõ hơn bản chất của các con số các phép toán, kích thước
hình dạng của các vật xung quanh trẻ.
+ Buổi sáng khi đón trẻ: Tôi thường trò chuyện với trẻ.
- Gia đình con có những ai? (Trẻ kể ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, con nữa)
Vậy cả nhà con có mấy người? (=7 người).
- Gia đình cô cũng có ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, chồng cô, cô, con cô. Đố
các con biết nhà cô có tất cả mấy người?
- Gia đình cô và gia đình con, gia đình nào có nhiều người hơn?
Trong khi chơi trẻ lĩnh hội kiến thức mới và đồng thời là ôn các kiến
thức đã học. Giờ ra chơi thường kéo dài thời gian hơn vì hoạt động chủ đạo
của mẫu giáo 5 tuổi là chơi các trò chơi: Đóng vai theo chủ đề, 1 sô trò chơi
khác qua trò chơi trẻ thể hiện đầy đủ nhất những gì trẻ học được trẻ phản ánh
vào trò chơi. Tôi luôn giành thời gian đến gần các nhóm chơi lồng ghép tích
hợp môn toán mọi lúc, mọi nơi, mọi khoảng thời gian. Trẻ thường chơi theo
nhóm, mỗi nhóm 5 – 7 trẻ tự chọn cho nhóm 1 trò chơi.
+ Trong lớp có nhóm chơi nấu ăn: Tôi hỏi 1 trẻ đóng vai mẹ: Hôm nay
mẹ bạn An mua được những gì? (Trẻ kể) Bác đã mua được bao nhiêu quả cà
chua? Cà chua để nấu trong những món gì? Nấu diêu, kho cá, xào…)
Vậy là dùng trong mấy món?
+ Nhóm chơi xây dựng: Tôi đến và nhẹ nhàng hỏi trẻ: Bác đã xây được
gì? Để xây được trường các Bác dùng khối gì? Xây theo phương pháp gì? Mái
nhà hình gì? Tường bao quanh có thể xây thành hình vuông không?
+ Nhóm chơi ngoài trời: Tôi cho trẻ chơi Gieo hạt Con hãy bỏ cho cô
một hốc 6 hạt Mướp, 1 hốc khác 4 hạt mướp vậy trong 2 hốc này hốc nào
nhiều hạt mướp hơn?
Đôi khi tôi cho trẻ tự kể về bản thân trẻ: Trẻ rất tự hào khi tự mình nói ra
địa chỉ, số điện thoại nhà mình trẻ biết tuổi của trẻ, cân nặng bao nhiêu, kích cỡ
quần áo nào vừa với trẻ (Đây là những kinh nghiệm về quan hệ kích thước,
không gian của trẻ).
6. Biện pháp 6: Công tác tuyên truyền vận động với phụ huynh học
sinh
Trong các nội dung Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
có nội dung thứ 5 là nội dung Huy động sự tham gia của cộng đồng. Cộng
đồng ở đây một bộ phận không thể thiếu được là các bậc phụ huynh, công tác
chăm sóc giáo dục trẻ chỉ đạt kết quả tốt khi có sự kết hợp giữa gia đình, nhà
trường.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh thống nhất ý kiến
đóng góp đề mua sắm đồ dùng dạy học trong buổi học đó tôi đã nói rõ tầm
quan trọng của bộ môn này cho phụ huynh biết. Hướng dẫn họ về nhà kết hợp
dạy trẻ.
Ví dụ 1: Ở trên lớp trẻ học xác định tay phải tay trái, đếm các số trong
phạm vi 8.
- Về nhà trong bữa cơm bố mẹ hỏi trẻ con cầm đũa, thìa bằng tay gì?
Tay nào là tay cầm bát? Hôm nay nhà mình có mấy cái bát con? Mấy cái
đĩa đựng thức ăn? (Trẻ đếm) Trẻ trả lời. Gia đình động viên trẻ khích lệ trẻ qua
việc khen ngợi trẻ: Trẻ hăng hái hơn và tìm đồ vật khác trong nhà để đếm:
Chén uống nước, số bậc cầu thang…
Ví dụ 2: Hôm nay mẹ mua được 8 quả Hồng xiêm mẹ cho nhà Bác Hà 3
quả vậy mẹ mang về cho con mấy quả?
Ví dụ 3: Trẻ cho gà ăn: Con hãy lấy thóc cho gà ăn đếm cho mẹ xem đàn
gà nhà mình có mấy con? Có mấy con màu đen? Có mấy con màu vàng?
Đó là những việc trẻ làm được. Dạy cho trẻ biết làm những việc vừa với
sức của mình, đồng thời cũng là cơ hội trẻ vận dụng những kiến thức trên lớp
vào cuộc sống thực tế. Học đi đôi với hành việc thực hành tuy đơn giản nhưng
mang lại hiệu quả cao.
Để bổ sung thêm các đồ dùng cho trẻ chơi và học. Ngoài những đồ dùng
đồ chơi đã mua tôi kết hợp với gia đình phụ huynh tận dụng những phế liệu
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học.
Ví dụ: Nhà phụ huynh làm mộc tôi xin những thanh gỗ vụn nhờ luôn
phụ huynh đó cưa những thanh gỗ thành những khối vuông, khối chữ nhật.
Cho trẻ chơi trò chơi xây dựng.
Ví dụ 2: Những gia đình bán hàng có nhiều hộp bìa cứng tôi xin hộp bìa
đó cho trẻ chơi trò chơi: Rung chuông vàng. Tôi ghi các số vào 1 tấm bìa cắt
hình vuông có kích thước phù hợp, sau đó đưa ra các bài toán phù hợp: Có 5
quả na thêm 3 quả nữa sẽ là mấy quả na? Trẻ sẽ khoanh tròn số mà trẻ nghĩ là
đúng khi có tiếng chuông reo, cùng giơ lên cô giáo kiểm tra.
Đây là trò chơi rất hay và bổ ích, luyện kỹ năng thêm bớt cho trẻ.
+ Thu gom các trai dầu gội đầu, chai nước xả vải làm thành những chiếc
phích, những đàn cò rất sinh động đẹp bền, trẻ dễ chơi dễ học.
+ Những gia đình phụ huynh bán hàng nước nhờ phụ huynh đó thu gom
trai nước ngọt: Tôi làm những chiếc đèn chụp, lọ hoa phục vụ cho môn học.
+ Phụ huynh làm may: Cho những miếng vải vụn tôi làm những bông
hoa bằng vải khâu váy cho búp bê.
+ Có những phụ huynh nhiệt tình làm đồ chơi, đồ dùng phục vụ cho các
hội thi chuyên đề.
Những đồ dùng đồ chơi được làm từ những phế liệu tôi luôn chú ý cải
biên cắt dán trang trí cho sinh động, có tính giáo dục có tính thẩm mỹ, phù hợp
với từng bài, từng chủ đề, phong phú đa dạng về chủng loại, màu sắc tươi sáng
phù hợp về hình dạng, kích thước, trọng lượng.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến nhà trường, sự quan tâm sâu sát
của ban giám hiệu nhà trường về việc đầu tư cơ sở vật chất cho lớp học.
- Sự chia sẻ và hợp tác của đồng nghiệp.
- Sự ủng hộ của phụ huynh trong toàn trường.
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn trở lên.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo
các nội dung sau
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Từ khi áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm trên trong thời gian qua,
cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân về mọi mặt và sự giúp đỡ của ban
giám hiệu nhà trường, của chị em đồng nghiệp và phụ huynh, bản thân tôi đã
đạt được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy nói chung và trong việc tổ
chức các hoạt động giáo dục nhận thức cho trẻ nói riêng.
Với giáo viên bản thân tôi ngày càng có kinh nghiệm sâu sắc hơn trong
việc tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ.
Là một giáo viên trẻ, tôi tự tin khi tổ chức các hoạt động trong nhà
trường bám sát kế hoạch và tự làm chủ được khi xây dựng kế hoạch.
Bản thân được ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao
về công tác giảng dạy và khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển
nhận thức cho trẻ. Được phụ huynh tin tưởng, quý mến.
Trẻ tập trung chú ý hơn, nhận thức nhanh và nhớ lâu
Trong quá trình học trẻ có nhiều sáng tạo
Sau khi nghiên cứu đề xuất, thực hiện đề tài “Một số biện pháp cho trẻ
làm quen với toán lớp mẫu giáo 5-6 tuổi” thì kết quả đạt được rất khả quan.
Tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá 30 trẻ của lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 vào cuối
tháng 2/2019. Kết quả cụ thể được thực hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Khảo sát trẻ cuối năm học (Tháng 2/2019)
(Tổng số trẻ được khảo sát 30 trẻ)
Tiêu chí khảo sát
Số trẻ
được KS
SL
%
SL
%
30
28
93
2
7
2.Trẻ có khả năng nhận
biết các hình cơ bản
30
29
97
1
3
3.Trẻ có khả năng nhận
biết về kích thước
30
27
90
3
10
1.Trẻ có khả năng nhận
biết chữ số
Đạt
Chưa đạt
Từ Bảng 1 và Bảng 2 tôi so sánh kết quả đối chứng như sau:
BẢNG 3
Bảng so sánh đối chứng kết quả khảo sát một số khả năng nhận thức của trẻ
vào đầu và cuối năm học 2018-2019
Các tiêu chí đánh giá
Trước khi áp dụng
Đạt
Chưa đạt
Sau khi áp dụng
Đạt
Chưa đạt
1.Trẻ có khả năng nhận 17/30=57
biết chữ số
%
13/30=43% 28/30=93% 2/30=7%
2.Trẻ có khả năng nhận 18/30=60
biết các hình cơ bản
%
12/30=40% 29/30=97% 1/30=3%
3.Trẻ có khả năng nhận 16/30=53
biết về kích thước
%
14/30=47% 27/30=90% 3/30=10%
Nhận xét
Qua Bảng số liệu 3, tôi nhận thấy: Chất lượng giáo dục, chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ của lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 trường mầm non Hướng Đạo
cuối học 2018-2019 đã tăng đáng kể, kết quả thực tế như sau:
Trẻ đạt ở tiêu chí 1 là 28/30 = 93 %.
Trẻ đạt ở tiêu chí 2 là 29/30 = 97 %.
Trẻ đạt ở tiêu chí 3 là 27/30 = 90 %.
Từ những kết quả nêu trên cho thấy tỷ lệ trẻ đạt đã tăng lên đáng kể so
với đầu năm, trẻ tích cực vào các hoạt động của lớp và các hoạt động hàng
ngày. Nhờ vậy tôi thấy kết quả nâng lên rõ rệt
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân
Qua áp dụng sáng kiến vào thực tế đã được ban giám hiệu và các đồng
nghiệp đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả, lợi ích mà sáng kiến thu được.
Sáng kiến có khả năng nhân rộng.
Sáng kiến này không chỉ phù hợp với học sinh của trường mầm non
Hướng Đạo mà còn có khả năng áp dụng tới các trường mầm non ở cùng
huyện.
Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy
ngay từ khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng chưa hình thành các biểu
tượng về toán ban đầu của trẻ vì thế người lớn nói chung và các cô giáo Mầm
non nói riêng là trực tiếp tác động đến trẻ nhằm dần dần hình thành cho trẻ
những biểu tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 5-6 tuổi vốn hiểu biết còn ít, vì
vậy những biểu tượng về toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ. Vì
thế để hình thành được biểu tượng về toán trẻ cần dựa vào vốn tích luỹ của bản
thân vốn ngôn ngữ nhất định để diễn đạt trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với
toán, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ nhận thức
các biểu tượng sơ đẳng về toán làm tăng thêm vốn hiểu biết về trẻ.
Vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong hoạt động làm quen với toán.
Trước khi lên lớp tôi soạn bài đầy đủ, nắm chắc giáo án phương pháp lên lớp
theo đúng trình tự loại tiết để giảng dạy và đan xen với mọi hoạt động để trẻ
nắm chắc các nội dung bài học.
Và tôi luôn phải tìm tòi học hỏi, nội dụng mọi hoàn cảnh địa phương để
phát triển và nâng cao tay nghề, linh động trong quá trình dạy học, để đưa trẻ
vào thế giới ham học, tìm tòi.
Khi có những thay đổi trong chuyên đề tôi đã kịp thời áp dụng ngay và
xin ý kiến nhà trường tạo điều kiện cho tôi về cơ sở vật chất.
Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo
cho trẻ hứng thú học hơn. Từ những đồ dùng, đồ chơi làm ra cô giáo phải tạo
môi trường cho trẻ được tiếp xúc, tạo tình huống cho trẻ hoạt động, bằng mọi
cách cho trẻ được trải nghiệm hoà mình vào các đồ chơi mà trẻ được làm quen
thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay
đổi, tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ.
Điều cần thiết nhất là cần phải biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh
làm tốt công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng
tình, từ đó đưa con em mình ngày càng tiến bộ và có một lòng khao khát thích
học, không những môn “ Làm quen với toán” mà còn có ích cho các bộ môn
học khác nữa. Tôi luôn luôn không ngừng ở đây mà còn luôn luôn quan tâm
tìm tòi học hỏi và sáng kiến ra nhiều kinh nghiệm cho mình hơn nữa.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
STT
1
Tên tổ chức/cá nhân
Lý Thị Phượng
Hướng Đạo, ngày
Địa chỉ
Trường mầm non
Hướng Đạo –
Huyện Tam Dương
– Tỉnh Vĩnh Phúc
tháng 2 năm 2019
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Hoàng Thị Ngọc Nhẫn
Phạm vi/lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Phạm vi: Sáng kiến được áp
dụng đối với trẻ mẫu giáo 56 tuổi trong toàn trường và
có thể nhân rộng ra các
trường mầm non trong toàn
huyện
Lĩnh vực: Sáng kiến được
áp dụng trong lĩnh vực phát
triển nhận thức.
Hướng Đạo, ngày 22 tháng 2 năm 2019
Tác giả sáng kiến
Lý Thị Phượng