Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.51 KB, 15 trang )

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

1. Tác giả sáng kiến: Dương Thị Hoa
- Ngày tháng năm sinh: 05/02/1986;

Nam / Nữ : Nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non phú xuân A
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
- Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Hoa
3. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng, mô tả bản chất của sáng kiến


- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho
trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non ”
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục kĩ năng sống.
- Mô tả sáng kiến ;
+ Về nội dung của sáng kiến:
Trẻ mầm non phát triển mạnh nhờ sự chú ý tích cực của người
lớn. Đặc biệt trẻ có thể cảm nhận được tình yêu thương và cần
được đánh giá đúng đắn. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên mầm
non là phải tạo được lòng tin yêu đối với trẻ để dần dần từng
bước cung cấp cho trẻ những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể
tự học hỏi qua cô giáo, bạn bè và đặc biệt là từ vốn kiến thức của
trẻ để trẻ có thể tự vận dụng vào trong thực tế. Vậy một câu hỏi
đặt ra là: Trẻ em học được gì theo cách chúng sống?



Tôi mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến theo cách mà trẻ sẽ tự học
theo cách của chúng là:
- Nếu trẻ em sống với khuyến khích, trẻ sẽ học tự tin.
- Nếu trẻ em sống với chịu đựng, trẻ học kiên nhẫn.
- Nếu trẻ em sống với khen ngợi, trẻ học tri ân.
- Nếu trẻ em sống với chấp nhận, trẻ học yêu thương.
- Nếu trẻ em sống với công nhận, trẻ học được rằng có một mục
đích là rất tốt
- Nếu trẻ em sống với chia sẻ, trẻ học rộng lượng.
- Nếu trẻ em sống với thành thật, trẻ học chân thật.
- Nếu trẻ em sống với tử tế và quan tâm, trẻ học kính trọng.
- Nếu trẻ em sống với tình bạn, trẻ học được rằng thế giới là
một nơi tốt để sống.


- Nếu trẻ em sống với nề nếp, chúng sẽ học ngăn nắp
Xuất phát từ ý nghĩa đó mà việc rèn kỹ năng sống cho tr ẻ là r ất
cần thiết, đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết cũng như
kiến thức sư phạm vững chắc và lòng nhiệt tình say mê công
việc, yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con, như em của mình. Để
trẻ coi trường lớp như ngôi nhà thứ hai của mình.
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng
sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non ” làm đề tài
nghiên cứu để trẻ rèn kĩ năng sống 1 cách dễ dàng và tôi đã tìm
ra một số biện pháp để thực hiện như sau:
Biện pháp 1. Rèn kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi
Ngay từ đầu năm học mới tôi được tham gia vào các lớp tập huấn
về những kĩ năng sống cho trẻ mầm non, tôi hiểu hơn kĩ năng
sống cần dạy trẻ bao gồm những nội dung, mục đích của việc



dạy trẻ kĩ năng sống tại lớp mình. Và để rèn cho trẻ những kĩ
năng đó không chỉ bằng lời nói và phải bằng hành động thực tế
thông qua hoạt động vui chơi tôi rèn cho trẻ một số kĩ năng như:
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ …
Cụ thể như trong giờ chơi trong lớp tôi luôn dạy trẻ biết đoàn
kết với bạn chơi, tôn trọng bạn chơi và lấy cất đồ chơi đúng nơi
quy định
Ví dụ như : Trong khi trẻ chơi ở góc xây dựng trẻ biết đoàn kết,
hợp tác lại với nhau để xây dựng lên một mô hình trường mầm
non rất đẹp. Để làm được điều đó thì tất cả trẻ trong nhóm phải
thảo luận, phân công công việc cho nhau và cùng nhau làm việc
để hoàn thành công trình của mình
Hoặc là ở góc gia đình tôi dạy trẻ kĩ năng giao tiếp với bạn ch ơi
như những câu hỏi, câu chào và sử dụng những lời mời để mua


sản phẩm như : Chào bác! Bác bán cho tôi quả mướp. Bao nhiêu
tiền một quả ….
Ngoài ra qua hoạt động vui chơi tôi còn dạy trẻ kĩ năng biết bảo
vệ bản thân như chơi với đồ chơi ngoài trời tôi luôn dạy trẻ
không đến gần những nơi nguy hiểm, tránh xa những vật sắc
nhọn và không chạy nhảy đùa nghịch trong khi chơi …..
Vì vậy tôi luôn quan tâm và suy nghĩ để tìm ra những biện pháp
kịp thời xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp cho tr ẻ
có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm và cái nào không nên
làm. Lâu dần những hành vi, thói quen ấy sẽ được tích luỹ và tr ở
thành kỹ năng sống đối với trẻ.
Biện pháp 2. Rèn kỹ năng sống cho trẻ qua hoạt động học
Thông qua những giờ học trên lớp tôi dạy trẻ kĩ năng tự tin,

đây là một trong những kĩ năng đầu tiên tôi cần chú ý phát triển


sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Từ đó trẻ sẽ nhận ra được mình
là ai cả về cá nhân và mối quan hệ với người khác. Kĩ năng này sẽ
giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi lúc mọi
nơi và trẻ thể hiện được tính kiên trì thường xuyên hơn và ý thức
hơn . Giáo viên động viên khích lệ trẻ kịp thời để trẻ thể hiện
được sự tự tin của mình
+Ví dụ trong giờ học tạo hình “ vẽ ngôi nhà“
Trẻ nói: Con thưa cô con không biết vẽ như thế nào
Cô: Con có yêu quý gia đình mình không? Yêu quý gia đình của
mình thì con sẽ vẽ được ngôi nhà thân yêu của mình đấy. Cô tin là
con sẽ vẽ được. Nào con hãy cầm bút lên và vẽ cùng cô nhé.
+ Ví dụ: Trong giờ đọc thơ. Trẻ mạnh dạn giơ tay đọc thơ cho
cô và các bạn cùng nghe, từ đó trẻ sẽ thể hiện được sự tự tin của
mình trước cô giáo và các bạn trong lớp.


Ngoài ra tôi còn dạy trẻ kĩ năng giao tiếp, hợp tác qua giờ học
như trẻ biết
thể hiện những câu hỏi, câu trả lời lễ phép với cô giáo hoặc là
biết hợp tác với
các bạn giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn để
đạt được kết
quả cao.
Ví dụ : trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây” ở trò chơi này tôi
rèn cho trẻ tinh thần đoàn kết hợp tác với nhau để cái đuôi
không bị bắt
Ví dụ: trò chơi “ kéo co “ trẻ phải dùng sức mạnh của bản thân

và tập thể để kéo vì vậy trẻ phải cùng nhau hợp tác lại với nhau
thì mới thắng cuộc được…..
Biện pháp 3. Rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi


Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ không phải chỉ một sớm một chiều
mà nó phải có quá trình và thời gian để rèn luyện. Đó là sự lặp lại
một thao tác, một hành vi nào đó, dần dần nó sẽ trở thành kỹ
năng đối với trẻ. Ngoài hoạt động học và vui chơi của trẻ, hàng
ngày tôi luôn rèn trẻ những một số kĩ năng, tự phục vụ, giao tiếp,
phòng tránh nguy hiểm trong các hoạt động như :
- Trong giờ đón trẻ : tôi luôn dạy trẻ các kĩ năng như kĩ năng t ự
phục vụ trẻ biết cất đồ cùng cá nhân đúng nơi quy định “ cất ba
lô vào ngăn, cất dép và giá..” , kĩ năng giao tiếp biết chào cô, chào
các bạn, biết chào ông, bà, bố ,mẹ… khi bố mẹ về,. ngoài ra trẻ
còn biết chào các cô, các bác… khi vào lớp mình.
- Trong giờ học trẻ biết giúp cô kê bàn ghế, biết mở và lật v ở,
biết cách cầm bút và vẽ và tô màu…., biết lấy và cất đồ dùng đúng
nơi quy định. Nhắc nhở trẻ không đùa nghịch chọc bút vào nhau,
không chạy nhảy trong lớp.


Giờ ăn tôi dạy trẻ biết làm một số kĩ năng phục vụ mình như biết
kê bàn ăn giúp cô, cùng cô dọn dẹp sau khi ăn, biết rửa tay b ằng
xà phòng trước khi ăn, biết mời cô và các bạn khi ăn đặc bi ệt h ơn
là trẻ biết được những hành vi văn minh trong khi ăn, khi ăn xong
biết cất bát, ghế đúng nơi quy định. Giờ ngủ biết giúp cô chuẩn bị
chỗ ngủ, biết lấy đồ dùng để ngủ ……
Vì vậy tôi luôn tận dụng các thời điểm hoạt động trong ngày của
trẻ, bất cứ khi nào có cơ hội và cảm thấy trẻ hứng thú.

Biện pháp 4. Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ nội dung, cách rèn
luyện kỹ năng sống cho trẻ
Bố mẹ là những người làm gương quan trọng nhất của con cái.
Nhiều người đã vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận
lợi hàng ngày để hướng dẫn con thói quen tốt để thay vào đó là
bắt trẻ ngồi học lại những điều này ở một nơi khác với những


người xa lạ. Việc phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành
kỹ năng sống cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.
Trong các cuộc họp hay nói chuyện với phụ huynh, tôi thường
trao đổi với phụ huynh ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và mang
tính thuyết phục cao. Có thể kể những câu chuyện vui hấp dẫn,
nhẹ nhàng, chứa đựng những bài học bổ ích về cách nuôi dạy trẻ.
Thông qua câu chuyện ngắn gọn trên, phụ huynh sẽ tự trao đ ổi
thảo luận và rút ra cho mình bài học kinh nghiệm trong cách rèn
kỹ năng sống cho trẻ.
Giáo viên nên khuyến khích cha mẹ hãy để cho trẻ tự làm những
công việc mà trẻ có khả năng làm được, trẻ sẽ cảm thấy rất vui
và thoải mái. Cha mẹ tạo cơ hội để trẻ tự phục vụ bản thân như:
Tự rửa mặt, chải răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá
nhân chuẩn bị đi học…


Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình
của trẻ trao đổi với phụ huynh những cách dạy trẻ kỹ năng sống
trong gia đình.
- Về khả năng áp dụng sáng kiến :
Tôi đã áp dụng sáng kiến này tại các lớp 4-5 tuổi ở tr ường mầm
non Phú Xuân A. Sáng kiến này cũng có thể được áp dụng cho

giáo viên mầm non, phụ huynh và trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm
non khác tham khảo và áp dụng.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
áp dụng giải pháp trong đơn vị theo ý kiến của tác giả v ới
các nội dung sau.
+ Kết quả đạt được:
Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tôi vừa nghiên
cứu sáng kiến vừa áp dụng thực tế giảng dạy trên lớp tôi thấy


trẻ thực hiện rất tốt. Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy
trẻ đã có được một số kĩ năng tốt như tự phục vụ, giao tiếp, đoàn
kết với bạn chơi….trong các hoạt động diễn ra trong ngày và trẻ
đã có sự tiến bộ hơn.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
Để sáng kiến đạt được kết quả tốt thì cần có các điều kiện sau:
- Cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu, an toàn với trẻ, phòng học
rộng rãi theo quy định, trang thiết bị đầy đủ.....
- Về khả năng áp dụng sáng kiến áp dụng của sáng cho
những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người
tham gia tổ chức sáng kiến lần đầu ( Nếu có):
Tôi đã áp dụng sáng kiến này tại các lớp 4-5 tuổi ở tr ường mầm
non Phú Xuân A. Sáng kiến này cũng có thể được áp dụng cho


giáo viên mầm non, phụ huynh và trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm
non khác tham khảo và áp dụng.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị hội đồng sáng kiến xem xét
và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong

đơn là trung thực, đúng sự thật, không sâm phạm quy ền sở h ữu
trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin
đã nêu trong đơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú xuân, ngày 10tháng12năm 2018
NGƯỜI VIẾT ĐƠN


Dương Thị Hoa



×