Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp dạy trẻ 4 5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 23 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu:
“Phong ba bão táp
Không bằng ngữ pháp Việt Nam”
Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng, Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xây
dựng cho mình một nền văn hoá riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó ngôn
ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, trong sự hình
thành và phát triển của xã hội loài người.
Thật vậy như một nhà văn người Pháp đã nói: “Ngôn ngữ là chiếc gương
để ta soi mình trong đó”. Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần
hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ bởi lẽ ngôn ngữ chính là phương tiện
để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình
tâm lý khác. Nhờ có ngôn ngữ mà đời sống tinh thần của con người ngày càng
phong phú. Con người có thể thông báo, trao đổi thông tin nào đó trong cuộc
sống giúp con người gần nhau hơn. Bác Hồ lúc sinh thời đã dạy: “Tiếng nói là
thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, tôn
trọng nó”.
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong xã hội loài người. Những kho tàng văn
hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn
ngữ. Với trẻ ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp
trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Nhờ có ngôn ngữ mà con
người khác xa so với động vật. Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là vô
cùng quan trọng đặc biệt là lứa tuổi 4- 5 tuổi. Đây là thời kỳ phát cảm về ngôn
ngữ, vốn từ của trẻ tăng nhanh, trẻ nói được những câu có đầy đủ chủ ngữ và vị
ngữ, tần số lời nói trong giao tiếp hàng ngày tăng lên đáng kể, phương tiện giao
tiếp nổi trội là ngôn ngữ nói. Đặc biệt là trẻ hay đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu
nguyên nhân, nguồn gốc của sự vật, hiện tượng. Đồng thời trẻ ở lứa tuổi này
thường xuất hiện một số tật ngôn ngữ như: nói câu không có chủ ngữ, vị ngữ,
nói trống không, nói không mạch lạc... Chính vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để


rèn luyện cho trẻ biết nói đúng ngữ pháp tiếng việt và phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ.
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, để phát triển tư duy, nhận thức và là
phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhưng để ngôn ngữ phát huy được
1


tối ưu vai trò của mình thì đòi hỏi phải có sự giáo dục ngôn ngữ “kịp thời”,
“đúng lúc”. Trường mầm non là trường học đầu tiên, ở đây trẻ có điều kiện, có
cơ hội lớn hơn để giáo dục ngôn ngữ. Cho nên nhiệm vụ rất quan trọng của
người giáo viên mầm non, phụ huynh và của toàn xã hội là giáo dục ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ nói chung và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp nói riêng là
một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ. Điều đó
đã được các nhà giáo dục học xem là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong
trường mầm non, là tiền đề thành công của các công tác khác. Nhưng trên thực
tế hiện nay, việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tại trường mầm
non Thanh Trù vẫn còn những hạn chế: Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ
tầm quan trọng của việc dạy trẻ nói đúng mẫu câu nên chưa chú trọng nhiều đến
việc rèn luyện cho trẻ; Việc lồng ghép nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp vào
trong các hoạt động còn khô cứng chưa linh hoạt sáng tạo; Chưa tạo được cho
trẻ có một môi trường giao tiếp thật phong phú, hấp dẫn. Cho nên số trẻ nói
ngọng, nói không đủ câu, trọn nghĩa, diễn đạt chưa được mạch lạc chiếm một số
lượng không nhỏ. Bên cạnh đó do nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh vào trường quá
đông nên số trẻ trong một lớp quá tải so với qui định đã phần nào làm ảnh hưởng
đến việc tổ chức mọi hoạt động giáo dục trong lớp. Do đó nhiều trẻ còn nhút
nhát, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói
đúng ngữ pháp tiếng việt và để góp phần phát triển ngôn ngữ toàn diện cho trẻ
nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

nói đúng ngữ pháp tiếng việt”.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt”.
3. Tác giả sáng kiến.
- Họ và tên: Đỗ Thị Hiền.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thanh Trù.
- Số điên thoại: 0366203210.
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
- Trường mầm non Thanh Trù.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
5.1. Lĩnh vực áp dụng của sán kiến: Sáng kiến được áp dụng vào các hoạt
động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ hằng ngày để trẻ nói đúng ngữ pháp
2


tiếng việt ,tại các lớp 4 – 5 tuổi, Trường mầm non Thanh Trù – thành phố Vĩnh
Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
5.2. Vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết: Sáng kiến đã tập trung nghiên cứu
đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi, tìm hiểu thực trạng của việc dạy
trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt tại các lớp 4 tuổi trường mầm
non Thanh Trù, đã tìm được những thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong việc
dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt, để từ đó đề xuất được một số biện pháp
dạy trẻ 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp như sau:
* Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại.
*Biện pháp 2: Sử dụng lời nói mẫu.
* Biện pháp 3:Đưa thêm một số mẫu câu vào truyện kể cho trẻ nghe.
* Biện pháp 4: Thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ.
* Biện pháp 5 : Giáo viên tự rèn luyện ngôn ngữ của mình thật chính xác
và trong sáng.

* Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ nói đúng
ngữ pháp.
* Biện pháp 7: Phối kết hợp cùng với phụ huynh trong việc rèn ngôn ngữ
cho trẻ.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
- Từ tháng 09 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
7.1. Một số khái niệm cơ bản.
Ngữ pháp là quy luật ngôn ngữ, ngữ pháp nghiên cứu những quy luật xây
dựng ngôn ngữ.
Dạy ngữ pháp là dạy các mô hình câu cho trẻ. Là luyện cho trẻ nói đúng
cấu trúc câu tiếng việt, lời nói có nội dung thông báo đầy đủ, logic, có hình ảnh;
khi nói diễn đạt rõ ràng, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ.
Câu là đơn vị thuộc hàng lời nói, được cấu tạo để giao tiếp và trao đổi tư
tưởng, tình cảm giữa những con người sống trong xã hội. Câu là đơn vị thông
báo nhỏ nhất, có cấu tạo ngữ pháp nhật định, có ngữ điệu kết thúc biểu thị thái
độ của người nói đối vơi nội dung của câu nói.
Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp dạy học. Ở lứa tuổi
mẫu giáo các biện pháp dạy học đặc biệt quan trọng nó làm cho quá trình dạy
học hấp dẫn hơn, trẻ em tiếp thu được tốt các kiến thức là do biện pháp hấp dẫn,
tác động phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ, nhờ đó nâng cao hiệu quả dạy
học và làm cho hoạt động học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn.
3


Biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt là cách làm cụ thể nhằm
phối hợp hoạt động giữa các giáo viên mầm non và trẻ mầm non để dạy cho trẻ
biết cách đặt câu, sử dụng câu đúng trong quá trình giao tiếp.
7.2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ.
Tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ có những bước phát triển vượt bậc, tư duy

trực quan hành động có sự khác biệt về chất so với tuổi mẫu giáo bé đó là trẻ bắt
đầu biết xem xét, suy nghĩ nhiệm vụ hoạt động để đưa ra phương pháp, phương
tiện giải quyết phù hợp. Tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế nhưng trẻ
chưa có khả năng tư duy trừu tượng nên trẻ mới chỉ dựa vào những biểu tượng
đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra vấn đề mới.
Khả năng tập chung chú ý của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ có thể tập trung
chú ý được trong một thời gian dài, khối lượng chú ý tăng lên nhanh chóng, với
những đối tượng hấp dẫn trẻ có thể tập trung chú ý được tới 37 phút.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ các loại tri giác: Nhìn, nghe, sờ, mó... phát triển ở
mức độ tinh nhạy, đặc biệt là phân biệt âm thanh, ngôn ngữ, nhạc các bài hát.
Trẻ tri giác được một số mối quan hệ về không gian và thời gian chinh xác hơn.
Về khả năng ghi nhớ, trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết liên tưởng để nhận lại, nhớ
lại các sự vật - hiện tượng đã gặp, có thể là một lần. Trí nhớ không có chủ định
vẫn chiếm ưu thế ở độ tuổi này.
7.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có thể tiếp thu được cách phát âm của tất cả các âm
vị tuy nhiên còn chưa chính xác do bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, do
khả năng nghe, khả năng tập trung chú ý, tư duy của trẻ còn hạn chế nên trẻ phát
âm còn sai những phụ âm đầu như: s, tr, l, n...
Về thanh điệu trẻ phát âm cũng chưa chính xác như từ “bé ngã- bé ngả;
con hươu- con hai hoặc con hiêu; rượu- riệu. Vốn từ của trẻ có khoảng 1200 từ
đến 1300 từ chủ yếu là danh từ, động từ và một số loại từ khác.
Trẻ thường sử dụng các loại câu có khoảng 2-3 từ hoặc sử dụng câu cụt
trong quá trình giao tiếp. Do vốn từ, kinh nghiệm sống của trẻ và khả năng nắm
được nghĩa của từ còn chưa chính xác nên trẻ sử dụng từ để đặt câu còn sai, ví
dụ: Cây chuối đổ - Cây chuối ngã; quả dưa nứt - quả dưa vỡ; con dao cụt – con
dao què... Đặc biệt là những từ chỉ thời gian, số lượng còn sai bởi vì tư duy của
trẻ về thời gian và số lượng còn chưa chính xác. Ở trẻ xuất hiện các câu hỏi khó
hơn như: Để làm gì? Vì sao lại thế?... Trẻ có thể đọc thơ, kể chuyện diễn cảm
dưới sự giúp đỡ của người lớn.

4


7.4. Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ 4-5 tuổi.
Cấu trúc chủ - vị hạt nhân là mô hình câu chủ yếu trong lời nói của trẻ:
Chủ ngữ thường là danh từ: Ví dụ: Bố con là bác sĩ; Áo của bạn Hà; Đồ
chơi của Vân...
Rất ít khi xuất hiện chủ ngữ là một loại từ khác.
Vị ngữ phổ biến là động từ. Ví dụ: Mẹ con đi chợ; Bố con đi làm...
Vị ngữ là danh từ xuật hiện ít hơn: Ví dụ: Đây là búp bê; Mẹ con là cô
giáo...
Có trường hợp vị ngữ là tính từ: Ví dụ: Áo bạn Quân đẹp, Tóc cô Hà dài...
Danh từ, động từ, tính từ phát triển thành các nhóm từ. Ví dụ: Con thích
những quyển sách này; Con đã đọc những quyển truyện này rồi; Búp bê của con
rất xinh, rất ngoan...
Câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm chiếm
20%. Ví dụ: Chiều nay bố cho con đi xem phim; Ở công viên Thủ Lệ con gặp
con voi to ơi là to...
Câu đơn đặc biệt, rút gọn thường xuất hiện.
10% câu ghép chủ yếu là câu ghép đẳng lập- liệt kê và ghép chính phụ –
nhân quả, Ví dụ: Bố con đi làm, mẹ con nấu cơm. Tại vì bạn Mai đến muộn, cô
phạt bạn Mai.
Các câu chính phụ của trẻ đã có đủ các từ chỉ quan hệ, ý của câu được
diễn đạt rõ ràng mạch lạc hơn.
Ví dụ: Bạn Khánh khóc vì bạn Tâm lấy đồ chơi của bạn Khánh.
Các loại câu phức của trẻ cũng được mở rộng. Trẻ biết cấu tạo các câu
hoàn chỉnh để kể lại nội dung câu chuyện hoặc diễn tả sự hiểu biết, diễn tả điều
mong muốn của bản thân.
Ví dụ: Cháu thích quả bóng màu xanh này lắm.
Tuy vậy, Trẻ dùng từ trong câu còn chưa chính xác (thừa hoặc thiếu), vị trí

sắp xếp các từ trong câu chưa đúng nên câu dài, tối nghĩa...
7.5. Đặc trưng của việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt.
Dạy ngữ pháp tiếng việt là dạy các mô hình câu. Đây là một đặc trưng của
dạy tiếng việt cho trẻ. Tiếng việt là loại ngôn ngữ không biến hình (từ giữ
nguyên hình thức khi hoạt động, phương thức ngữ pháp chủ yếu là phương thức
trật tự từ và sử dụng hư từ). Vì thế, vấn đề từ pháp gần như không được đặt ra.
Dựa vào đặc điểm ở tuổi mẫu giáo, trường mầm non chủ yếu rèn luyện cho trẻ
tập nói các loại câu. Trẻ lĩnh hội ngữ pháp bằng bắt chước người lớn.
Khi dạy trẻ cần dạy mô hình câu từ đơn giản đến phức tạp. Cùng với sự
5


phát triển của tư duy, các kiểu câu nói của trẻ cũng phức tạp dần: từ câu đơn hạt
nhân đến các câu đơn mở rộng rồi đến các câu ghép.
Dạy ngữ pháp cho trẻ là dạy thực hành. Chú ý đến các mô hình câu được
sử dụng trong hoạt động lời nói. Câu và nhóm từ luôn luôn phải đặt trong hoạt
động giao tiếp ngôn ngữ. Nhìn chung, dạy các mẫu câu cho trẻ thường phối hợp
với nhiệm vụ phát triển lời nói mạch lạc.
Dạy mẫu câu cho trẻ tích hợp trong các giờ học. Trong chương trình giáo
dục mầm non không quy định những giờ chuyên biệt dạy mẫu câu. Vì vậy,
nhiệm vụ này được thực hiện tích hợp trong các giờ học và các hoạt động khác.
Tuy nhiên, những giờ dạy trẻ kể chuyện và giao tiếp có nhiều ưu thế dạy mẫu
câu cho trẻ.
7.6 Thực trạng của việc dạy trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng
việt tại Trường mầm non Thanh Trù- Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc.
a. Về nhận thức của giáo viên.
Phụ trách Số lượng
Stt
Họ tên giáo viên
Trình độ

Ghi chú
lớp
trẻ
1 Đỗ Thị Hiền
Đại học
4A
30
2 Lương Thị Ngọc Lan Đại học
4A
3 Bùi Thị Lý
Đại học
4B
35
4 Nguyễn Thị Loan
Đại học
4B
5 Đỗ Thị Hồng
Đại học
4C
37
6 Sái Thị Yến
Đại học
4C
7 Trần Thị Kim Tuyến Trung Cấp
4D
38
8 Nguyễn Xuân Quỳnh Cao Đẳng
4D
Các giáo viên đều có sức khỏe tốt, trẻ, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong
công việc và đều được hưởng mọi chế độ và quyền lợi theo đúng Bộ luật lao

động nên các giáo viên đều yên tâm công tác.
Qua việc trao đổi thảo luận và dự các hoạt động học tập có chủ đích của 8
giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, trường mầm non
Thanh Trù - Thành Phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi thu được kết quả cụ thể
như sau:
* Kết quả trao đổi thảo luận:

Tiêu chí

Kết quả
6

Tỷ lệ %


Giáo viên hiểu rõ được tầm quan trọng của việc dạy
trẻ nói đúng mẫu câu.
Giáo viên nắm vững được kiến thức về các mẫu câu.
Giáo viên chưa nắm vững kiến thức về các mẫu câu.

8/8

100%

4/8
4/8

50%
50%


* Kết quả dự giờ, tổng số giờ dự được: 16 giờ
Xếp loại
Xếp loại tốt
Xếp loại khá
Xếp loại đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu

Kết quả
4/16
7/16
3/16
1/16

Tỷ lệ %
25%
43,7%
18,7%
6,2%

* Nhận xét chung:
+ Giáo viên đã ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc dạy trẻ nói
đúng mẫu câu tiếng việt. Nhưng hầu hết nhận thức của giáo viên còn đơn giản
mới chỉ dừng lại ở hình thức mà chưa đi sâu tìm hiểu.
+ Điều cơ bản là giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc rèn luyện cho
trẻ nói đủ câu, nói đúng ngữ pháp.
+ Giáo viên hầu hết là người địa phương nên khi nói bị ảnh hưởng rất nhiều
bởi ngôn ngữ địa phương như nói ngọng giữa chữ L và N.
+ Bên cạnh đó giáo viên chưa tạo điều kiện, chưa đưa ra được những tình
huống cho trẻ được giao tiếp, được thực hành những mẫu câu đã học vào trong
hoàn cảnh cụ thể.

+ Thời gian giáo viên dành để trò chuyện với trẻ còn ít. Chưa chú ý lắng
nghe trẻ nói để kịp thời phát hiện và sửa những lỗi sai cho trẻ trong quá trình
giao tiếp.
b. Về nhận thức của trẻ.
Các cháu trong lớp có độ tuổi đồng đều và sức khỏe tốt. Trẻ đi học đều, tỷ
lệ bé ngoan- bé chuyên cần đạt 95-98%. Tuy nhiên, trẻ trong lớp còn nhút
nhát, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Qua khảo sát việc nói đúng
các mẫu câu tiếng việt của các cháu lớp mẫu giáo 4-5 tuổi , tôi thu được kết quả
cụ thể như sau:
Bảng 1: Bảng kết quả khảo sát khả năng sử dụng các mẫu câu tiếng
việt của trẻ tại các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi , Trường mầm non Thanh Trù.
7


Câu đơn hạt
nhân

Câu có
thành phần
trạng ngữ

Câu ghép
đối lập

Số
trẻ
đạt

Số trẻ
chưa

đạt

Số
trẻ
đạt

Số trẻ
chưa
đạt

Số
trẻ
đạt

Số
trẻ
chưa
đạt

Số
trẻ
đạt

Số
trẻ
chưa
đạt

Câu ghép
chính phụ


Câu theo
mục đích
nói
Số
Số
trẻ
trẻ
chưa
đạt
đạt

Stt

Lớp

1

4TA

15

15

13

17

10


20

17

13

20

10

2

4TB

20

15

23

14

18

17

19

18


20

15

3

4TC

25

12

20

17

18

19

21

16

24

13

4


4TD

20

18

19

19

20

18

17

19

25

13

80

60

75

67


66

74

74

66

89

51

Tổng

* Nhận xét chung:
Số trẻ biết sử dụng tốt các mẫu câu ghép còn ít.
Kỹ năng sử dụng các mẫu câu tiếng việt của trẻ trong quá trình giao tiếp
còn nhiều hạn chế.
c.Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng ngữ
pháp tiếng việt.
Qua quá trình điều tra và khảo sát việc dạy trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói đúng
mẫu câu, tại trường mầm non thanh Trù - Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc,
tôi đã tìm ra được một số điểm thuận lợi và khó khăn như sau:
* Về thuận lợi.
Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường.
Các nhóm lớp được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và trang
thiết bị dạy học .
Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do nhà
trường và do các cấp tổ chức.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ,

được sự tín nhiệm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
Trẻ trong lớp có độ tuổi đồng đều, tỷ lệ bé ngoan bé chuyên cần đạt: 9698%.
* Về khó khăn:
Trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên chưa
8


nắm vững được các mẫu câu tiếng việt để dạy trẻ.
Một số giáo viên chưa nhận thức được vai trò tầm quan trọng của việc dạy
trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt nên trong quá trình tổ chức các hoạt động chưa
chú trọng để hình thành cho trẻ.
Một số giáo viên chưa chú ý lắng nghe để phát hiện và kịp thời sửa những
lỗi sai cho trẻ.
Một số giáo viên phát âm còn chưa chuẩn, sử dụng các mẫu câu chưa
chính xác.
Trẻ nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin khi giao tiếp.
Nhiều trẻ và phụ huynh nói ngọng do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa
phương.
7.7. Một số biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt.
a. Biện pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại.
Đàm thoại là hình thức trò chuyện nhưng có sự chuẩn bị trước về nội
dung, có mục đích và được thực hiện trên tiết học. Đàm thoại được sử dụng để
dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói liên kết.
Qua đàm thoại, từ những câu hỏi định hướng vào những nội dung nhất
định buộc trẻ phải chú ý suy nghĩ để trả lời, buộc trẻ phải đặt câu, phải diễn đạt
để thể hiện những suy nghĩ của mình. Đồng thời đàm thoại cũng là cách thức
cung cấp cho trẻ những mẫu câu chính xác.
Đàm thoại vừa là hình thức vừa là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ đặc biệt là trong việc dạy trẻ nói đúng mẫu câu tiếng việt. Để chuẩn bị tốt
cho đàm thoại giáo viên cần cung cấp những kiến thức, khắc sâu những biểu

tượng về nội dung cần đàm thoại từ trước khi tổ chức buổi đàm thoại.
Đàm thoại phải nhẹ nhàng thoải mái, không áp đặt trẻ, nội dung đàm thoại
phải đầy đủ, có ý nghĩa, không đi lệch đề tài và phải hướng vào mẫu câu cần
rèn, cần hình thành cho trẻ.
Đàm thoại không đặt nhiều câu hỏi quá vụn vặt mà câu hỏi phải đa dạng,
đảm bảo tính phát triển, tính mục đích đồng thời khuyến khích sự tư duy của trẻ,
khuyến khích trẻ nêu nhận xét, trình bày ý kiến sự hiểu biết của mình.
Biện pháp đàm thoại có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp biện
pháp khác như phương pháp trực quan, thực hành…
Nhận thức được vai trò của việc đàm thoại đối với việc dạy trẻ nói đúng
ngữ pháp tiếng việt, tôi đã tích cực chú ý trò chuyện, đàm thoại với trẻ thường
xuyên hơn theo một chủ đề hoặc theo hứng thú của trẻ, trong khi trò chuyện tôi
đặt ra những tình huống để dẫn trẻ vào việc sử dụng các mẫu câu mà tôi định
9


luyện cho trẻ.
Ví dụ: Trò chuyện với trẻ về đồ dùng trong lớp học của bé.
Trẻ sẽ kể trong lớp có những đồ dung gì (quạt, tủ, bàn, ghế,…) tôi đã
hướng trẻ vào các mẫu câu có các nhóm danh từ: Những cái bàn này, những cái
ghế kia… và câu có trạng ngữ chỉ mục đích: Đây là những quyển sách; những
quyển sách ấy cô mua để các cháu học; hoặc Đây là những cái tủ để đựng quần
áo, giày dép,…
Ví dụ: Trò chuyện về chủ đề: Gia đình, trẻ sẽ nói về những người trong
gia đình, đồ dùng trong gia đình, nhu cầu của gia đình. Những nội dung trò
chuyện, đàm thoại đó sẽ làm xuất hiện các kiểu câu khác nhau như: Bố đưa con
đi chơi ở công viên, Nhà con có ti vi, tủ lạnh, bàn ghế...
Trong quá trình đàm thoại tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt trẻ
sử dụng các mẫu câu cô định rèn cho trẻ. Chẳng hạn, tôi định rèn luyện cho trẻ
sử dụng một số câu ghép, tôi đã tạo ra một hệ thống câu hỏi buộc trẻ phải trả lời

bằng các câu ghép.
Ví dụ: Sau khi kể cho trẻ chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Cô hỏi trẻ.
Tại sao mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ? “Trẻ phải trả lời: Bởi vì
cô bé thích quàng khăn đỏ nên người ta gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ”. Sử dụng
cặp từ quan hệ: Bởi vì…nên.
Nếu cô bé nghe lời mẹ thì sao? “Trẻ sẽ trả lời: Nếu cô bé nghe lời mẹ thì
Bà Ngoại của cô sẽ không bị con sói ăn thịt”. Sử dụng cặp từ: Nếu .. thì.
Một điều quan trọng mà rất nhiều giáo viên không chú ý khi trò truyện
đàm thoại với trẻ đó là không dành thời gian cho trẻ suy nghĩ trả lời câu hỏi, nói
lên suy nghĩ của trẻ mà giáo viên thường đặt câu hỏi rồi lại tự mình trả lời vì sợ
trẻ không trả lời được. Cho nên một số hoạt động chủ yếu do giáo viên độc thoại
mà trẻ ít được hoạt động, ít được trao đổi thảo luận, ít được nói. Chính vì vậy,
sau mỗi một vấn đề tôi luôn luôn dành thời gian để trẻ suy nghĩ, trao đổi thảo
luận với nhau và trả lời câu hỏi, bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể.
Khi trò chuyện, đàm thoại với trẻ, tôi sử dụng lời nói nhẹ nhàng, tình cảm
với ngữ điệu khác nhau, xen kẽ các loại câu hỏi thu hút sự chú ý lắng nghe của
trẻ. Đồng thời tôi luôn kích thích trẻ nói các từ, các câu, nói được những hiểu
biết của trẻ về chủ đề mà tôi đang trò chuyện với trẻ.
b. Biện pháp 2: Sử dụng lời nói mẫu.
Sử dụng lời nói mẫu giúp trẻ định hình, nhận biết được các mẫu câu tiếng
việt một cách dễ dàng, chính xác.
Lời nói mẫu là lời nói cụ thể đảm bảo chuẩn mực về ngữ pháp tiếng việt,
10


để trẻ học theo. Đây là phương pháp cô giáo tạo ra các mẫu câu khác nhau, cô
nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ lặp lại theo mẫu.
Mẫu câu cô đưa ra phải đạt được các yêu cầu sau:
Câu phải đầy đủ thành phần chính (chủ ngữ- vị ngữ).
Từ ngữ trong câu phải chính xác, sắp xếp đúng trật tự của câu tiếng việt.

Nội dung thông báo của câu phải đơn giản, rõ ràng.
Mẫu câu đưa ra phải từ những mẫu câu đơn giản đến những mẫu câu phức
tạp như: Dạy trẻ câu đơn trước sau đó mới dạy đến những câu ghép, câu ghép
chính phụ, câu ghép đẳng lập…
Muốn cho trẻ làm quen với mô hình câu, cô giáo phải xây dựng kế hoạch,
xây dựng các mô hình câu và thường xuyên cho trẻ luyện tập.
Trẻ mầm non học nói chủ yếu bằng cách bắt chước. Vì thế cô phải làm
mẫu cho trẻ. Lời nói mẫu của cô phải đảm bảo chuẩn mực về phương diện ngữ
pháp. Chính vì vậy trong quá trình dạy trẻ nói đúng các mẫu câu, tôi luôn lựa
chọn chủ đề phù hợp với mẫu câu sẽ sử dụng và để hình thành các mẫu câu dạy
trẻ tập nói, tôi đặt các câu hỏi. Mô hình câu hỏi sẽ ứng với mô hình mẫu câu sẽ
dạy. Sau khi đặt câu hỏi, tôi trả lời mẫu một câu hoặc vài câu rồi hướng dẫn trẻ
tập nói.
Ví dụ: Cô hỏi: Con gì nằm trên bàn?
Trẻ trả lời: Con mèo nằm trên bàn. (Câu đơn)
Cô hỏi: Con gì nằm trên bàn kêu meo meo?
Trẻ trả lời: Con mèo nằm trên bàn kêu meo meo. (Câu phức)
Tôi thường lặp đi lặp lại một cách có ý thức những mô hình câu. Trẻ nghe
nhiều lần sẽ bắt chước, ghi nhớ và khi giao tiếp trẻ sẽ vận dụng những mẫu câu
đó một cách tự nhiên.
Tôi luôn chú ý xây dựng các mẫu vừa đa dạng về hình thức vừa gần gũi
về nội dung để tránh sự đơn điệu khi dạy trẻ. Mỗi giờ hoạt động tôi vừa củng cố
các mẫu câu đã có, vừa cung cấp các mẫu câu mới.
Ví dụ: Trẻ kể chuyện theo đề tài “Ngày nghỉ của bé”.
Ngoài những mẫu câu đơn: Chủ -Vị, tôi đã phát triển các mẫu câu có
trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm: Hôm qua, con cùng bố mẹ đi siêu thị. Ở trong
siêu thị có rất nhiều đồ chơi đẹp,…
Khi dạy trẻ nói theo mẫu câu để trẻ khỏi nhàm chán, thu hút sự chú ý của
trẻ tôi đã sử dụng kết hợp các loại đồ chơi, đồ dùng, tranh ảnh. Sau đó tôi dựa
vào nội dung các đối tượng mà cho trẻ nói.

Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình, tôi có bức
11


tranh con gà.
Hỏi trẻ: Cô có bức tranh con gì?
Con gà đang ở đâu?
Trong câu hỏi của cô đã qui định câu trả lời của trẻ.
Sau khi tôi xây dựng mẫu câu cần rèn, cho trẻ tập nói theo mẫu và tôi tổ
chức luyện nói cho trẻ qua trò chơi, qua hình thức chơi tự do. Trong quan hệ
chơi, trẻ nói chuyện với nhau, trẻ đóng vai các nhân vật và thể hiện lời nói của
các nhân vật đó.
Ví dụ: Chơi trò chơi: Cửa hàng thực phẩm.
Chuẩn bị: Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, hoa, quả, rau, tôm, cá…
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 4 nhóm, một nhóm đóng làm người bán hàng
sắp xếp thực phẩm theo từng loại.
Các nhóm khác đóng vai làm người đi mua thực phẩm phải đưa ra yêu
cầu như: Bác ơi, bán cho tôi mớ rau ngót hoặc Bác bán cho tôi cân mận…
“Người mua” trả tiền và nói cảm ơn. “Người mua” và “người bán” chào tạm biệt
Ví dụ: Trò chơi: Tam sao thất bản.
Chuẩn bị: Mẫu câu cần rèn cho trẻ như: Quả bóng màu đỏ hoặc Con bò
đang gặm cỏ; Con mèo đang bắt chuột…
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội chơi, đội trưởng của 3 đội sẽ lần lượt lên
nghe cô nói thầm một câu (mẫu câu cần rèn). Khi nào có hiệu lệnh bắt đầu, thì
đội trưởng của các đội sẽ nói thầm vào tai bạn phía sau mình câu nói mà cô giao
cho đội, bạn nhận được câu nói lại truyền(nói thầm) cho bạn phía sau của mình,
cứ tiếp tục như vậy đến bạn cuối cùng phải nói to câu nói đó lên. Đội nào
truyền, nói đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
Luật chơi: Khi truyền tin chỉ được phép nói thầm, không được nói to để
đội khác nghe tiếng.

c. Biện pháp 3: Đưa thêm một số mẫu câu vào truyện kể cho trẻ nghe.
Việc soạn lại văn bản- đưa thêm một số mẫu câu mới vào văn bản được sử
dụng chủ yếu trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giúp trẻ
hình thành các mẫu câu một cách nhẹ nhàng và dễ nhớ.
Việc rèn trẻ nói đúng mẫu câu tiếng việt có thể được lồng ghép vào trong
rất nhiều các hoạt động và ở mọi lúc mọi nơi nhưng rèn mẫu câu tốt nhất cho trẻ
là thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, nhất là hoạt động kể
chuyện.
Qua hoạt động kể chuyện trẻ không những được rèn luyện các mẫu câu
tiếng việt mà trẻ còn được phát triển về tất cả các mặt ngôn ngữ như: Khả năng
12


nghe, nói, đọc, viết… Chính vì vậy, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung và
dạy trẻ nói đúng mẫu câu tiếng việt nói riêng, giáo viên cần biết lựa chọn tác
phẩm văn học có nội dung phù hợp với trẻ, với chủ đề có ý nghĩa giáo dục. Sau
đó xây dựng các mẫu câu để đưa vào tác phẩm sao cho nội dung của tác phẩm
vẫn không thay đổi. Học thuộc nội dung truyện và tập kể diễn cảm trước khi kể
cho trẻ nghe; Khi kể cho trẻ nghe cần kết hợp các đồ dùng minh họa để trẻ dễ
nhớ.
Tôi thường lựa chọn những câu chuyện để soạn thảo lại và dạy cho trẻ
những mẫu câu mới như câu ghép, câu hỏi, câu cầu kiến…
Ví dụ: Để dạy trẻ sử dụng các mẫu câu ghép, tôi đã lựa chọn câu chuyện:
“Cây tre trăm đốt”, để soạn lại và kể cho trẻ nghe.
Đoạn đầu của câu truyện: cây trẻ trăm đốt: “Ngày xưa, ở làng kia có một
lão nhà giàu. Lão thuê một anh nông dân nghèo, khoẻ mạnh để cày ruộng cho
lão. Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại keo kiệt. Lão rất sợ
phải trả tiền công cày cho anh nông dân vì thế lão suy tính ngày đêm…”
Tôi đã soạn lại văn bản như sau:
Câu 2: Mặc dù Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại rất

keo kiệt.
Câu 3: Bởi vì lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân cho nên
lão suy tính ngày đêm.
Trong quá trình kể mẫu cho trẻ, tôi luôn chú ý tập trung vào các mẫu câu
này và khi cho trẻ kể lại truyện, tôi cũng chú ý để sửa cho trẻ khi trẻ dùng sai
mẫu câu.
d. Biện pháp 4: Thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Mục đích của các biện pháp nêu trên đều phải đưa đến việc trẻ tham gia
vào nói năng, giao tiếp (Thực hành ngôn ngữ). Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là
sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người.
Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của
mình và để trao đổi thông tin với người khác. Chính vì vậy, qua quá trình giao
tiếp trẻ được học, được rèn luyện nói các mẫu câu, điều đó tác động rất lớn tới
việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tiếng việt.
Biện pháp cho trẻ thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ đã thoả mãn một
nhu cầu rất lớn của trẻ mầm non đó là trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học”.
Trẻ học các mẫu câu mà như được chơi và khi chơi trẻ cũng học được các mẫu
câu.
Thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ có tác động rất lớn đến việc dạy trẻ
13


nói đúng ngữ pháp tiếng việt bởi vì qua giao tiếp sẽ tạo điều kiện cho trẻ được
nói những mẫu câu khác nhau. Cho nên cô giáo cần phải ra tình huống để cho
trẻ được tiếp xúc trò chuyện với cô giáo, các bạn và những người xung quanh.
Trong quá trình giao tiếp với trẻ cô giáo phải luôn chú ý lắng nghe trẻ nói
để biết được cách thức sử dụng các mẫu câu của trẻ và từ đó có sự động viên
khuyến khích trẻ và uốn nắn kịp thời.
Trong quá trình dạy trẻ tôi luôn chú ý tạo điều kiện để mỗi đứa trẻ đều
được tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thực hiện các bài tập,

các yêu cầu của cô giáo như: Thường xuyên tổ chức trò chuyện với trẻ và tổ
chức cho trẻ nói chuyện với nhau về theo đề tài đã định hoặc theo nhu cầu hứng
thú của trẻ trong mọi hoạt động, ở mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông.
Trong giờ đón trẻ, tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề:
+ Hôm nay, ai đưa con đi học?
+ Mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì?
+ Khi ngồi trên xe máy con phải chấp hành như thế nào?
+ Trên đường đi học con còn nhìn thấy những gì? ….
Thực hành giao tiếp bằng cách kể chuyện, kể lại những gì trẻ đã biết, đã
thu nhận được sẽ tạo điều kiện để trẻ nói các loại câu khác nhau, rèn luyện khả
năng phát âm, dùng từ, diễn đạt ý muốn một cách tốt nhất. Chính vì vậy trong
quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi luôn khuyến khích thu hút trẻ tham gia
vào các hoạt động kể chuyện theo tranh, theo đồ chơi, kể chuyện theo kinh
nghiệm, kể chuyện nối tiếp theo chuyện kể của cô, kể chuyện theo chủ đề…
Mặt khác, Trong quá trình giao tiếp trẻ mầm non thường mắc lỗi sử dụng
các câu thiếu thành phần hạt nhân (câu què, cụt, nói trống không). Tuỳ thuộc vào
từng tình huống cụ thể mà tôi sửa sai cho trẻ kịp thời giúp trẻ nói đủ câu, một
cách tự nhiên; không bắt trẻ phải nói một cách cứng nhắc làm cho sự giao tiếp
nặng nề, thiếu tự nhiên.
Trẻ nói sai mẫu câu nào, tôi sửa tại chỗ cho trẻ. Bên cạnh đó tôi còn dùng
các bài tập đưa vào đó các mẫu câu chuẩn để tập cho trẻ sử dụng.
Ví dụ: Trò chơi: Ai nhanh hơn
Cô nói chưa đủ câu yêu cầu trẻ nói tiếp:
Cô và …cùng đi chơi ở …
Con chim hót….
Con …gáy vang vào buổi….
Một lỗi sai thường gặp khác ở trẻ đó là: Trật tự từ sai, diễn đạt không chặt
14



chẽ do không biết dùng quan hệ từ, chính vì vậy cần phải hướng dẫn trẻ cách sắp
xếp và sử dụng quan hệ từ.
Ví dụ: Khánh trêu Ngọc, Ngọc khóc nhè.
sửa lại: Vì bạn Khánh trêu Ngọc nên bạn Ngọc khóc nhè.
Lỗi sai phổ biến trong câu nói của trẻ đó là câu thiếu thành phần chính:
Để sửa lỗi này tôi sẽ đặt câu hỏi về thành phần thiếu, sau khi trẻ trả lời, tôi giúp
trẻ nói câu đủ thành phần.
Ví dụ: Cô hỏi: Bạn Nam đang làm gì?
Trẻ trả lời: đang đá bóng. (Câu thiếu chủ ngữ)
Cô hỏi lại: Ai đang đá bóng?
Trẻ trả lời: Bạn Nam đang đá bóng. (Câu đơn đầy đủ thành phần)
Bên cạnh đó tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm, tạo
điều kiện cho trẻ được tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp. Đây là cơ hội tốt
cho trẻ được trò chuyện cùng với các bạn, phát triển khả năng giao tiếp, khả
năng sử dụng các mẫu câu trong quá trình giao tiếp. Từ đó trẻ sớm học được
cách truyền tải những suy nghĩ, tình cảm của mình với bạn.
e. Biện pháp 5: Giáo viên tự rèn luyện ngôn ngữ của mình thật chính xác và
trong sáng.
Đây là biện pháp quan trọng không kém việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
tiếng việt, bởi vì trẻ mầm non học chủ yếu là bắt chước và chịu ảnh hưởng cực
lớn từ giáo viên. Môi trường giao tiếp sư phạm trong việc dạy trẻ nói đúng ngữ
pháp tạo tiền đề vững chắc, giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ và ghép thành câu
một cách thuận lợi đầy đủ thành phần.
Đa số giáo viên cũng đã chú ý về ngôn ngữ của mình như nói năng nhẹ
nhàng, gần gũi với trẻ nhưng hầu hết các giáo viên chưa chú ý đến việc sử dụng
các mẫu đầy đủ và đa dạng, một số giáo viên còn nói câu thiếu thành phần chính
trước mặt trẻ điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển ngôn ngữ của
trẻ.
Chính vì vậy tôi luôn tích cực tham khảo tài liệu, học hỏi kinh nghiệm,

trau dồi ngôn ngữ của mình, tránh nói ngọng, phát âm sai, nói tục nói bậy trước
mặt trẻ, tránh sử dụng những câu què, câu cụt, câu không có đủ các thành phần
câu, tránh nói ngọng, nói lắp...
Trong quá trình giao tiếp với trẻ tôi thường xuyên sử dụng loại ngôn ngữ
biểu cảm, nói năng nhẹ nhàng, rõ ràng, dễ nghe và đúng.
Tôi luôn tự rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp thật sự gần gũi, thân
thiện với trẻ bằng ánh mắt, nụ cười và nhìn thẳng vào trẻ khi giao tiếp. Giành
15


thời gian cho trẻ suy nghĩ suy nghĩ về những điều mà trẻ muốn nói, không ngắt
lời trẻ, không thúc giục trẻ nói nhanh và luôn lắng nghe những gì trẻ nói.
g. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ nói đúng
ngữ pháp.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là
đưa các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại- chủ yếu là máy tính, máy
chiếu, bảng điện tử thông minh vào trong quá trình dạy trẻ, nhằm mục đích hình
thành và rèn luyện các mô hình câu cho trẻ.
Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu
quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
không những tạo ra cho trẻ một môi trường hoạt động hấp dẫn, phong phú, giúp
cho quá trình học ngữ pháp tiếng việt của trẻ dễ dàng hơn mà còn giúp trẻ phát
triển những kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin như sử dụng con chuột, bàn
phím...
Ứng dụng công nghệ thông tin có thể sử dụng được trong các hoạt động
học có chủ đích, hoạt động góc, để biện pháp này đạt hiệu quả tối ưu thì nhiệm
vụ của người giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên cần lựa chọn nội dung, hình
ảnh đưa vào bài dạy cho phù hợp. Tuỳ vào từng mục đích, nội dung của hoạt

động mà giáo viên xác định đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
nào và vào thời điểm nào là tốt nhất: có thể đưa vào ngay lúc đầu hoạt động
hoặc giữa hay vào cuối hoạt động. Tuy nhiên việc dạy trẻ nói đúng mẫu câu thì
ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng chủ yếu vào phần chơi các trò chơi ôn
luyện, củng cố.
Chính vì vậy, tôi tích cực nghiên cứu các phần mền giáo dục như
kidsmart, kidpix, Powerpoint, Converter, Photoshop, ... để thiết kế các bài giảng,
các trò chơi phù hợp với yêu cầu để dạy trẻ.

Ví dụ:
Ứng dụng từ phần mềm vui học kidmart, Happykid tôi đã thiết kế ra trò
chơi: Bé vui sáng tạo.
Cách chơi: Trên slide 1: Có một số hình ảnh như:
Phía dưới hình ảnh xuất hiện dòng chữ: “Hôm nay, … đi chơi”. Kết hợp với
16


lồng tiếng: “Hôm nay, … đi chơi”. Yêu cầu với trẻ là chọn hình ảnh búp bê
(hoặc voi, thỏ). Khi trẻ chọn sẽ xuất hiện câu hoàn chỉnh, kết hợp với tiếng nói:
“Hôm nay,
búp bê đi chơi” (tương ứng giữa lời nói với hình ảnh). Trẻ nhắc
lại câu hoàn chỉnh.
Trên slide 2: Hình ảnh:
Phía dưới hình ảnh xuất hiện chữ và tiếng nói: “Búp bê đi chơi bằng ….”. Trẻ
chọn phương tiện mà mình thích như: ô tô. Khi trẻ chọn sẽ xuất hiện câu hoàn
chỉnh và tiếng nói: “Búp bê đi chơi bằng
. Trẻ nhắc lại câu hoàn chỉnh
“Búp bê đi chơi bằng thuyền buồm”.
Tương tự như vậy ở các slide tiếp theo trẻ sẽ học được những câu khác
như: Búp bê đi đến công viên. Ở công viên, Búp bê thích chơi đá bóng…

Bên cạnh đó tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả vào các
hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ như hoạt động cho trẻ làm quen với
thơ, truyện. Ngoài việc sử dụng hình ảnh, video để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ
nghe tôi còn sử dụng hình ảnh trong quá trình dạy trẻ đọc thơ.
Ví dụ: Bài thơ: Chiếc cầu mới
Tôi sử dụng công nghệ thông tin ngay trong quá trình dạy trẻ đọc thơ như
tôi trình chiếu các slide có các câu thơ, kết hợp với hình ảnh để cho trẻ đọc:

Chiếc cầu mới
Bên dòng
trắng
mới dựng lên
Nhân dân đi bên
xe chạy giữa
Tu tu
Xình xịch qua

Khách ngồi trên
Đoàn người đi bộ
Cùng cười hớn hở
Nhìn chiếc
dài
Tấm tắc khen tài
Công nhân xây dựng
Sáng tác: Thái Hoàng Linh

Ngoài ra để kết hợp tốt với phụ huynh trong việc dạy trẻ nói đúng ngữ
pháp tiếng việt tôi đã quay lại những hoạt động của trẻ ở trường nhằm phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Sau đó làm thành đĩa gửi tới các bậc phụ huynh nhất là những
phụ huynh có con chậm phát triển về ngôn ngữ, để từ đó giúp cho phụ huynh có

những biện pháp tốt nhất chăm sóc con em mình.
h. Biện pháp 7: Phối kết hợp cùng với phụ huynh trong việc rèn ngôn ngữ
cho trẻ.
17


Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc rèn ngôn ngữ cho trẻ là rất
quan trọng bởi gia đình là môi trường đầu tiên mà đứa trẻ được tiếp xúc. Chính
vì vậy trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi ngôn ngữ của những người thân trong
gia đình đặc biệt là người mẹ. Việc trao đổi thường xuyên với phụ huynh về vấn
đề ngôn ngữ giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc rèn ngôn ngữ
cho trẻ và biết được các biện pháp rèn ngôn ngữ cho con em có hiệu quả.
Hơn nữa qua quá trình trao đổi, tiếp xúc với phụ huynh giúp cho người
giáo viên mầm non hiểu được rõ hơn về hoàn cảnh gia đình cũng như về đặc
điểm ngôn ngữ của trẻ ở gia đình. Từ đó, giúp giáo viên có biện pháp can thiệp
kịp thời.
Để công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn ngôn ngữ cho trẻ
đạt hiệu quả tối ưu thì trong khi lập kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, giáo viên
cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình trẻ vào kế hoạch, đặc biệt là nội
dung phát triển về ngôn ngữ cho trẻ: Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật.
Tuần 1: Tôi muốn rèn cho trẻ mẫu câu ghép chính phụ: “Nếu ….thì…”
Trao đổi với phụ huynh về chủ đề.
Cung cấp cho phụ huynh một số mẫu câu để phụ huynh về nhà cùng trò
chuyện, trao đổi với trẻ….
Trong kế hoạch phải thể hiện rõ được mục đích, nội dung, thời gian, biện
pháp thực hiện và kết quả đạt được, những tồn tại và hướng giải quyết.
Với những cháu gặp khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ giáo viên nên cung
cấp cho cha mẹ trẻ những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ theo độ tuổi, giải
thích để cha mẹ trẻ hiểu là không nên che giấu khuyết tật của con mình và mạnh
dạn trao đổi thẳng thắn những hạn chế của trẻ đồng thời đưa ra những giải pháp

tư vấn giúp phụ huynh.
Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non mang đặc tính xã
hội hoá cáo, để thực hiện có hiệu quả quyền được chăm sóc- giáo dục trẻ em ở
lứa tuổi này cần thiết có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình. Và
nội dung dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp tiếng việt cũng vậy, để việc dạy trẻ
đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa trường lớp mầm non
và gia đình.
Nhận thức rõ được vấn đề đó tôi đã thực hiện tốt công tác phối kết hợp
với phụ huynh trong quá trình giáo dục trẻ.
Tôi đã xây dựng các nội dung cần kết hợp với phụ huynh đó là: Phát hiện
lỗi sai và sửa lỗi sai về ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như nói ngọng, nói
lắp, nói trống không…;Tận dụng mọi điều kiện để cho trẻ được tham gia giao
18


tiếp, dạy trẻ nói những câu đơn giản, Bố mẹ và những người thân xung quanh tự
rèn luyện ngôn ngữ của mình…
Hình thức tuyên truyền mà tôi thường sử dụng đó là: Trao đổi với phụ
hunh trong giờ đón trả trẻ, xây dựng góc tuyên truyền trong lớp, tuyên truyền
trong các buổi họp phụ huynh, vận động phụ huynh tham gia các phong trào hội
thi như: “Bé đọc thơ kể chuyện”. Quay phim, chụp ảnh về các hoạt động phát
triển ngôn ngữ của trẻ sau đó làm thành đĩa gửi tới cha mẹ trẻ…
7.8. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Các biện pháp của sáng kiến là dựa trên cơ sở khoa học và kết quả khảo
sát của đề tài cho thấy tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp và có thể áp
dụng tại các trường mầm non khác trên địa bàn.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như cơ

sở vật chất để giáo viên thực hiện việc áp dụng sáng kiến có hiệu quả.
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến chất lượng học tập của trẻ cũng như chất
lượng giảng dạy của giáo viên.
- Trẻ đúng độ tuổi 4 - 5 tuổi và có sự phát triển bình thường về các mặt:
ngôn ngữ , nhận thức, thể chất , thẩm mỹ, tình cảm xã hội.
- Về cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, đồ dùng trong và ngoài các lớp;
các đồ dùng học liệu: tranh, ảnh, mô hình, rối minh hoạ thơ truyện, phần mềm
Happykids, những tài liệu liên quan đến đề tài…
- Về con người: Giáo viên, học sinh các lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi trường
mầm non Thanh Trù.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
Khi tôi nghiên cứu và đưa sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn, tôi
thấy chất lượng của việc dạy trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt
tại Trường mầm non đạt hiệu quả cao hơn, kết quả đạt được như sau:
a. Kết quả cụ thể:
Bảng 2: Bảng kết quả khảo sát khả năng sử dụng các mẫu câu tiếng việt
của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi , Trường mầm non Thanh Trù
19


(Sau khi áp dụng các biện pháp mới)

Stt

Câu đơn hạt
nhân


Câu có
thành
phầntrạng
ngữ

Câu ghép
đối lập

Số
trẻ
đạt

Số trẻ
chưa
đạt

Số
trẻ
đạt

Số trẻ
chưa
đạt

Số
trẻ
đạt

Số

trẻ
chưa
đạt

Số
trẻ
đạt

Số
trẻ
chưa
đạt

Số
trẻ
đạt

Số
trẻ
chưa
đạt

Lớp

Câu ghép
chính phụ

Câu theo
mục đích
nói


1

4TA

27

3

25

5

26

4

25

5

27

3

2

4TB

30


5

27

8

29

6

25

10

31

4

3

4TC

30

7

29

8


27

10

28

9

30

7

4

4TD

31

7

29

9

32

6

29


9

32

6

118

22

110

30

114

26

107

33

120

20

Tổng

Từ bảng kết quả khảo sát khả năng sử dụng các mẫu câu tiếng việt của trẻ,

tôi thấy khả năng sử dụng các mẫu câu của trẻ trong quá trình giao tiếp tiến bộ
lên rõ rệt. Tỷ lệ trẻ xếp loại đạt tăng lên đáng kể, tỷ lệ trẻ xếp loại chưa đạt và
yếu chỉ còn rất ít. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp, phát âm chính
xác, ví dụ: Trong lớp có cháu: Phùng Anh Kiệt, trước đây cháu nói rất ngọng,
phát âm chưa chính xác, rõ ràng những tiếng chứa thanh ngã trẻ nói thành thanh
hỏi như: ngã – ngả; đổ- độ; Trẻ rất nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp vì trẻ sợ
khi nói sai bị các bạn cười. Đặc biệt là khả năng sử dụng các mẫu câu ghép của
trẻ rất kém, trẻ sử dụng chủ yếu là những mẫu câu đơn và những câu thiếu thành
phần như: ăn cơm; Đi chơi; không thích...Nhưng bây giờ trẻ rất mạnh dạn, tự tin
và gần gũi, hòa đồng khi giao tiếp, trẻ không còn nói ngọng, nói trống không, trẻ
biết sử dụng câu có các thành phần phụ như trạng ngữ, địa điểm. Đó là những
kết quả rất tốt minh chứng cho hiệu quả của các biện pháp mà tôi đã xây dựng ở
trên.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
Sau khi đưa các Biện pháp sáng kiến kinh nghiệm của tôi áp dụng vào
thực tiễn, tôi đã lấy ý kiến tham gia, đánh giá của các tập thể và cá nhân tôi đã
chọn áp dụng thử để nhân ra khối 4-5 tuổi. Các tập thể, và cá nhân áp dụng thực
20


hiện đều có ý kiến: Các biện pháp tôi đưa ra phù hợp với tình hình thực tế của
lớp, các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói đúng ngữ pháp tiếng việt tại
Trường mầm non .
Đối với học sinh đã có tiến bộ rõ rệt và đạt hiệu quả cao hơn khi chưa thực
hiện các giải pháp sáng kiến kinh nghiệm của tôi.
Đối với giáo viên đã hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy
trẻ nói đúng mẫu câu tiếng việt và đã thật sự chú trọng đến việc rèn luyện cho
trẻ nói đủ câu, nói đúng ngữ pháp.
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến:

Số
TT
I
1

2

Tên tổ chức/ cá
nhân

Tập thể tham gia thực hiện thử nghiệm.
Lớp mẫu giáo 4
Trường mầm non
tuổi A
Thanh Trù
Trường mầm non
Lớp mẫu giáo 4
Thanh Trù
tuổi B

3

Lớp mẫu giáo 4
tuổi C

4

Lớp mẫu giáo 4
tuổi D


II

1

2

Địa chỉ

Trường mầm non
Thanh Trù
Trường mầm non
Thanh Trù

Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng
sáng kiến
Trò chuyện với trẻ trong giờ
đón trẻ
Giáo dục trẻ nói ngữ pháp qua
giờ hoạt động chung:
- Thơ: Em yêu nhà em
- Truyện: Quả táo của ai
Tổ chức các hoạt động giao tiếp
qua việc xử lý các tình huống khi
gặp người lạ
Tổ chức hoạt động vui chơi theo
các góc: rèn kỹ năng giao tiếp
cho trẻ khi đóng vai chơi.

Cá nhân tham gia thực hiện thử nghiệm
Giáo viên phụ trách

Hướng dẫn trẻ nói đúng ngữ
lớp 4TA Trường Mầm pháp trong các hoạt động của
Đỗ Thị Hiền
non Thanh Trù
trẻ hàng ngày ở trường mầm
non
Giáo viên phụ trách
Tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng
Bùi Thị Lý
lớp 4T B Trường
tạo qua ( Tranh truyện)
mầm non Thanh Trù

21


3

Sái Thị Yến

Giáo viên phụ trách
lớp 4T C Trường
mầm non Thanh Trù

Vĩnh Yên, ngày.…tháng .. năm 2019
Xác nhận của lãnh đạo nhà trường

Tổ chức cho trẻ hoạt động trải
nghiệm “Gọi điện thoại cho
người thân”.


Vĩnh Yên, ngày......tháng......năm 2019
Người viết báo cáo

Đỗ Thị Hiền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Hồng Thái “Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non”. Nhà
xuất bản Đại học Sư Phạm.
2. PGS Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa “Giáo dục mầm non
I,II, III”. Nhà xuất bản Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội I.
3. Nguyễn Quang Uẩn- Nguyễn Văn Lũy- Đinh Văn Vang. Giáo trình
“Tâm lý học đại cương”. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
22


4. Nguyễn Thị Ánh Tuyết- Nguyễn Như Mai- Đinh Thị Kim Thoa “Tâm
lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”. Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
5. Chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
6. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học 2018-2019 của Phòng GD-ĐT
Thành Phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Trường Mầm
Non Thanh Trù - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

23



×