Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số biện pháp thực hiện giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non liên bảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN
TRƯỜNG MẦM NON LIÊN BẢO

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ

Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo
dục dinh dưỡng
- sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non
Liên Bảo
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường mầm non Liên Bảo

Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp thành phố
2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến


Liên Bảo, năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Vĩnh Yên
(Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên)
Tên tôi là: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Chức vụ : Phó hiệu trưởng
Trường: Mầm non Liên Bảo


Điện thoại: 0383.765.666
Email:
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên
xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:
1. Tên sáng kiến:
Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục dinh dưỡng - sức
khỏe cho trẻ tại trường mầm non Liên Bảo
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng cho trẻ các độ tuổi của trường mầm non.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày 01 tháng 10 năm 2018
4. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
4.1. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp nội dung giáo
dục dinh dưỡng - sức khỏe vào các chủ đề, môn học.
4.2. Chỉ đạo giáo viên giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
4.3. Chỉ đạo giáo viên giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ qua tổ chức
bữa ăn ở trường mầm non.
4.4. Chỉ đạo xây dựng môi trường để giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe
5. Điều kiện áp dụng:
- Điều kiện về cơ sở vật chất: Sân bãi tập, máy chiếu, máy tính...
- Điều kiện về trang thiết bị: Đồ chơi, đồ dùng học liệu phù hợp với từng tiết
học cụ thể.
Điều kiện về con người: Sự quan tâm giúp đỡ về thời gian và đóng góp ý
kiến xây dựng của ban giám hiệu và giáo viên trong nhà trường.


6. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến được áp dụng cho giảng cho tất cả các độ tuổi trong trường mầm
non Liên Bảo và tất cả các trường trong thành phố.

7. Hiệu quả đạt được:
Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ, giúp phụ huynh yên tâm khi gửi con tại
nhóm lớp cũng như tại trường, góp phần hình thành phát triển thể chất, phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ có một sức khỏe tốt để học tập các kiến thức
phong phú về thế giới xung quanh, hình thành thói quen văn minh trong ăn uống,
trong sinh hoạt, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng vệ sinh, kiến thức về an toàn và phòng
tránh nguy hiểm…
8. Các thông tin cần được bảo mật: Không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Oanh

Liên Bảo, ngày ... tháng 5 năm 2019.
Người nộp đơn

Nguyễn Thị Ngọc Huyền


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN
TRƯỜNG MẦM NON LIÊN BẢO

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo thực
hiện giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ tại trường

mầm non Liên Bảo”
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Ngọc Huyền


Vĩnh Yên, năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng vậy, trẻ em như búp non trên cành nếu được quan tâm, chăm sóc của
cả gia đình, nhà trường và xã hội các bé sẽ được phát triển một các toàn diện.
Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách thì trẻ sẽ chậm lớn và dễ bị mắc
bệnh. Do vậy có thể nói công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ là một việc rất quan
trọng và cần thiết đặc biệt với trường mầm non.
Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí tuệ, người lớn cần dinh
dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Dinh dưỡng học nghiên cứu mối quan hệ
thiết yếu giữa thức ăn và cơ thể con người, tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan
trọng của việc ăn uống, đây là nhu cầu hằng ngày, một nhu cầu cấp bách bức thiết
không thể không có, chứ không phải chỉ là để giải quyết chống lại cảm giác đói.
Chình vì thế đối với trẻ, dinh dưỡng là vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và
phát triển của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt đúng theo yêu cầu dinh dưỡng thì thể
lực phát triển cân đối, trí tuệ phát triển hài hòa, trẻ sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông
minh, học giỏi. Bởi vì trẻ đang tuổi cơ thể phát triển mạnh, nhu cầu về dinh
dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về
dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đần độn
do thiếu iốt, hỏng mắt do thiếu vitamin A,).

Ở cấp học mầm non, song song với việc giảng dạy cho trẻ, rèn nói, rèn nhận
biết chữ, tập nhận thức màu, rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử…thì việc
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ càng phải đặc biệt chú ý.
Từ thực tế trường mầm non Liên Bảo đa phần trẻ là con công nhân và buôn
bán, bố mẹ còn thiếu kiến thức, hiểu chưa đầy đủ về vấn đề giáo dục dinh dưỡng
– sức khoẻ đối với lứa tuổi mầm non. Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa
để trẻ ở nhà với ông bà không được chăm sóc chu đáo nên có phần làm ảnh
hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhiều cha mẹ thường chú trọng đến việc ăn uống và phòng bệnh mà ít quan
tâm đến kỹ năng sống của trẻ như nhận biết những nơi an toàn, không an toàn,
những hành động nguy hiểm
Phụ huynh nuông chiều con ăn uống theo sở thích, không cân đối các chất
dinh dưỡng theo khoa học, chưa rèn cho con thói quen vận động, vệ sinh cá nhân
Là cán bộ quản lý phụ trách công tác bán trú, tôi luôn trăn trở: Làm thế nào
để chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường ngày một tốt hơn. Vì vậy
tôi tích cực, chủ động trong công việc, phân tích khó khăn, tận dụng lợi thế, tìm
tòi giải pháp để đạt được mục tiêu theo kế hoạch của nhà trường. Chính vì vậy tôi
đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục dinh dưỡng -sức


khỏe cho trẻ tại trường mầm non Liên Bảo” để có cơ hội tổ chức nhiều hơn
các hoạt động giáo dục dinh dưỡng- sức khoẻ cho trẻ và cũng để nâng cao trình
độ chuyên môn của bản thân mình.
2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục dinh
dưỡng - sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non Liên Bảo
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Liên Bảo
- Số điện thoại: 038376566
Gmail:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường mầm non Liên Bảo
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Áp dụng cho tất cả các độ tuổi trong trường mầm non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 6/9/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
- Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ mầm non là hình thành và phát
triển ở trẻ:
+ Khả năng nhận biết và phân biệt được những loại thực phẩm thông thường
và ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ. Có ý thức ăn uống đầy đủ, hợp lý để
cơ thể khoẻ mạnh.
+ Bước đầu biết cách bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, chăm sóc vệ sinh thân
thể và các giác quan.
+ Có một số kỹ năng sống cơ bản, nề nếp, thói quen, hành vi tốt trong ăn
uống, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, tự phục vụ và giữ vệ sinh.
- Nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu.
Do đó việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ là một vấn đề được nhà trường cũng như
bản thân tôi rất quan tâm. Được thể hiện trong việc chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên
lập kế hoạch năm học, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tháng hay kế hoạch ngày có tích
hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe phù hợp.Với những khó khăn trên
tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
sánh ngang các trường bạn trong thành phố? Sau một thời gian học hỏi, tìm
hướng đi tôi đã đưa ra một số biện pháp sau:
7.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ cho giáo viên, nhân viên.
Hàng năm, ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với BGH xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên, nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu của giáo
viên, tập trung vào những vấn đề còn hạn chế về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ. Hướng dẫn GV đưa nội dung rèn nề nếp, thói quen cho trẻ vào kế hoạch đầu
chủ đề, cụ thể hóa theo từng tuần.



Bồi dưỡng cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Mỗi tháng 1 buổi học tập
trung, phát huy vai trò của tổ trưởng, tự trao đổi, bồi dưỡng theo nhu cầu đưa vào
sinh hoạt chuyên môn. Khuyến khích GV tự học tự bồi dưỡng. Ngoài ra chỉ đạo
tổ trưởng xây dựng chuyên đề tổ chức hoạt động ăn, ngủ ở hai khối nhà trẻ và
mẫu giáo. Hướng dẫn nhân viên cấp dưỡng tự học tập trao dồi kiến thức về chế
biến các món ăn từ nhiều loại thực phẩm phù hợp với trẻ.
Thông qua hình thức tiết học củng cố, hệ thống hoá, chính xác hoá những
kiến thức về dinh dưỡng - sức khoẻ mà trẻ đã làm quen ở mọi lúc mọi nơi, phát
triển trí tuệ cho trẻ. Nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe có thể được tích
hợp ở các hoạt động học khác nhau, ở mọi lúc mọi nơi: (nội dung này không
liên quan đến tên của giải pháp)
a. Qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ.
Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ trẻ được học các bài thơ,
câu chuyện, bài vè, câu đố về một số loại rau, củ, quả hay những thói quen văn
minh trong đời sống sinh hoạt.
Ví dụ: Khi trẻ học bài thơ “Hoa kết trái” muốn cho hoa đẹp và kết thành
nhiều trái cho chúng mình ăn thì các con phải làm gì? Phải chăm sóc cây hoa,
tưới nước, nhổ cỏ cho cây và không được ngắt lá bẻ cành.
Cô giáo dục trẻ biết thường xuyên ăn rau và ăn đa dạng nhiều loại rau, củ,
quả khác nữa. Không những vậy trẻ còn học được bài học yêu quý người trồng
rau, bài học cần chăm sóc, tưới nước, bắt sâu… thì mới có những loại rau củ quả
ngon cho các con ăn hàng ngày. Đặc biệt còn có những câu chuyện giáo dục kĩ
năng sống gần gũi, góp phần hình thành thói quen văn minh, thói quen tự phục vụ
cho trẻ như câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” giáo dục trẻ biết đánh răng, rửa mặt
vào sáng sớm khi ngủ dậy.


Lớp 4TA2: Hoạt động học


b. Qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo của đối tượng, biết được thành phần các
chất và giá trị dinh dưỡng của đối tượng đó đối với cơ thể con người.
- Trẻ biết được lợi ích của các chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất
Vitamin và muối khoáng với cơ thể con người.
VD: Cô cho trẻ tìm hiểu về một số loại rau. Sau khi trẻ quan sát, nhận xét về
đặc điểm, cách chế biến và biết đâu là rau ăn củ, đâu là rau ăn lá, đâu là rau ăn
quả. Cô khái quát và tích hợp giáo dục dinh dưỡng: Trong các loại rau, củ, quả có
nhiều Vitamin và khoáng chất ăn vào giúp cơ thể chúng ta phát triển khỏe mạnh,
tăng sức đề kháng với bệnh tật...

Lớp 3TA1: Quan sát vườn rau cải
Ví dụ: Hoạt động học “Làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình”
Sau khi cho trẻ quan sát và nhận xét về đặc điểm nổi bật của con gà cô tích
hợp giáo dục dinh dưỡng: Gà là động vật nuôi trong gia đình có 2 chân gà mái thì
cung cấp thịt, trứng, gà trống cung cấp thịt. Trong thịt gà, trứng gà cung cấp cho
chúng ta chất đạm, giúp cho cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh.
Thông qua việc giáo dục đó giúp trẻ biết ích lợi của thực phẩm động vật và
trẻ có hứng thú về ăn các loại thực phẩm đó.
c. Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe trong hoạt động
âm nhạc, hoạt động tạo hình.


Thông qua những bài hát, những giai điệu gần gũi cô giáo tích hợp nội dung
giáo dục muốn cho cơ thể khỏe mạnh các con phải ăn đầy đủ các loại thực phẩm
giàu chất đạm, vitamin... giáo dục thói quen vệ sinh các nhân cho trẻ. Qua hoạt
động học lĩnh vực phát triển thể chất cô giáo, giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục
để cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, toàn diện. Hay thông qua hoạt động tạo
hình trẻ vẽ, nặn, xé, dán…những loại rau, củ, con vật, thực phẩm… qua đó trẻ

được khắc sâu, mở rộng kiến thức.

Hoạt động tạo hình của lớp 5TA2


Hoạt động tạo hình của lớp 5TA1
7.2. Biện pháp 2: Tham mưu bổ sung cơ sở vật chất (viết dài hơn)
Vào đầu năm học tôi tổ chức kiểm kê đồ dùng phục vụ cho công tác nuôi
dưỡng chăm sóc trẻ: Đối với nhà bếp và đối với nhóm lớp xem thiếu gì. Từ đó
tham mưu với BGH trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ tốt cho trẻ trong
các giờ ăn, ngủ ở các nhóm lớp và đồ dùng phục vụ công tác chế biến.
Phối hợp với BGH tham mưu với cấp trên đẩy nhanh tiến độ xây dựng
trường
7.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng tổ chức bán trú và chăm sóc trẻ
hàng ngày.
Tham mưu với BGH ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm an toàn có
chất lượng để chế biến các món ăn cho trẻ.
Xây dựng mô hình VAC trong trường để nâng cao chất lượng bữa ăn cho
trẻ.
Trong bữa ăn hàng ngày việc xây dựng thực đơn phải đảm bảo theo nguyên
tắc không được lặp lại món ăn trong tuần, tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa
phương,phù hợp theo mùa và cân đối giữa các chất.
Tổ chức tính khẩu phần ăn bằng phần mềm dinh dưỡng, tính ăn theo thực
đơn đảm bảo cân đối giữa các chất: Protit- Lipit- Gluxit.
Tham mưu, vận động phụ huynh để nâng mức ăn của trẻ.
Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng trong khi sơ chế, chế biến và chia ăn cho các
nhóm lớp luôn đảm bảo VSATTP, đúng quy trình.
Chỉ đạo nhóm lớp trong quá trình tổ chức ăn chú ý rèn nề nếp, đảm bảo vệ
sinh, động viên trẻ ăn hết xuất, đặc biệt chú ý quan tâm, chăm sóc đối với những trẻ
mới đến lớp, trẻ yếu, trẻ suy dinh dưỡng hoặc mới ốm dậy.

Với những trẻ SDD, thừa cân, béo phìtôi tham mưu để có chế độ ăn, luyện
tập riêng. Đồng thời chỉ đạo GV luôn phối hợp với gia đình trẻ có biện pháp chăm
sóc phù hợp nhất.
Xây dựng chuyên đề tổ chức hoạt động ăn, ngủ ở hai khối nhà trẻ và mẫu
giáo. Qua đó giáo viên trao đổi kinh nghiệm trong việc rèn nề nếp ăn, ngủ và vệ
sinh cho trẻ hàng ngày của lớp mình.
Chỉ đạo giáo viên vệ sinh phòng, nhóm, đồ dùng đồ chơi thường xuyên bằng
dung dịch cloramin B. Tổ chức phun thuốc diệt muỗi, côn trùng để tránh các bệnh
truyền nhiễm như tay chân miệng, đau mắt đỏ, bệnh thủy đậu vv...
7.4. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ
thông qua các hoạt động.
a. Thông qua dạo chơi, các hoạt động trải nghiệm
Không chỉ được học tập trong lớp trẻ còn được học xen kẽ chơi ngoài trời.
Một hoạt động tích hợp được nhiều lợi ích với trẻ mầm non trong đó có những lợi
ích nhất định về giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe. Thông qua một buổi dạo chơi
vừa giúp trẻ nhận biết các đặc điểm cơ bản của đối tượng, vừa giúp trẻ hiểu thêm
về thành phần dinh dưỡng, lợi ích của của đối tượng với sức khỏe con người.
VD: Cho trẻ tìm hiểu về quả su su, quả bầu.


Cô giáo dục trẻ trong rau, củ, quả có chứa nhiều Vitamin và chất xơ và muối
khoáng, cho nên các con cần ăn nhiều rau rất tốt cho cơ thể mình, vậy để có rau
ăn các con phải chăm sóc, bảo vệ các loại rau nhé.

Lớp 3TA2: Quan sát vườn hoa

Lớp 3TA2 làm bánh trôi trong ngày tết Hàn Thực


Toàn trường làm bánh trôi trong ngày tết Hàn Thực

b. Hoạt động góc
Hoạt động góc ở trường mầm non là hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với trẻ.
Vì hoạt động góc chính là những dạng trò chơi bổ ích, thế giới người lớn được tái
hiện trong các trò chơi. Từ đó trẻ học được kinh nghiệm của con người qua các
vai chơi. Nhằm kích thích, thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia giải quyết những nhiệm
vụ học tập như khám phá mối liên kết giữa hành vi và sức khoẻ, củng cố sự hiểu
biết của trẻ về giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe.
Khi trẻ được chơi trò chơi như: Trò chơi “Cửa hàng bách hoá” người bán
hàng phải chào khách mua hàng, phải nói được tên hàng và giá trị dinh dưỡng của
mặt hàng đó, quảng cáo các mặt hàng. Người mua hàng đi mua phải nói được tên
mặt hàng, hỏi người bán hàng về các chất dinh dưỡng có trong mặt hàng mình
cần mua.
Trò chơi “cửa hàng ăn uống” phải biết chế biến ra các món ăn từ các thực
phẩm được mua về và nói được các chất dinh dưỡng của nhóm đó khi khách hỏi.
Đồng thời với việc trẻ biết về các chất dinh dưỡng trong các món ăn, trẻ còn
học được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, hình thành thói quen giao tiếp
văn minh, lịch sự.


Lớp 5TA2: Hoạt động góc

c. Hoạt động chiều
Hoạt động chiều là thời gian lí tưởng để thực hành giáo dục các kĩ năng tự
phục vụ, kĩ năng giữ gìn sạch sẽ thân thể và giáo dục an toàn cho trẻ.
Cần phải kiên trì hướng dẫn cho trẻ để trẻ có kĩ năng và hình thành thói
quen hàng ngày. Tạo cho trẻ môi trường để trẻ luôn được thực hành và ghi nhớ
những điều đã học.
VD: Muốn hình thành thói quen giữ tay, chân, mặt mũi luôn sạch, bên cạnh
việc hướng dẫn trẻ thực hành, cần có đủ điều kiện để trẻ tự làm như có đủ nước
sạch để rửa tay, chân; có vòi, có chậu, khăn lau, bàn chải đánh răng v.v...

Nhà trường cần phối hợp với gia đình để hình thành thói quen thực hành vệ
sinh ở trẻ. Người lớn phải làm gương cho trẻ, giúp trẻ được sống trong môi
trường sạch sẽ để từ đó hình thành thói quen tốt.
7.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho
trẻ thông qua tổ chức giờ ăn cho trẻ ở trường mầm non.
- Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phụ huynh là
20.000đ/ trẻ/ ngày. Trẻ ăn tại trường đối với:
+ Mẫu giáo gồm: 1 bữa sáng, 1 bữa chính, 1 bữa phụ
+ Nhà trẻ gồm: 1 bữa sáng, 2 bữa chính, 1 bữa phụ
- Năng lượng bình quân cho trẻ một ngày đạt từ : 735 - 880 KCal .
- Xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần.


- Tính khẩu phần ăn hàng ngày .
- Thực hiện tốt chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ trong ngày sao cho 2 bữa ăn
của trẻ không quá gần nhau, kịp thời bổ sung năng lượng cho cơ thể trẻ không để
trẻ bị đói mới cho ăn hoặc vẫn còn no lại cho ăn tiếp gây lên sự chán ăn ở trẻ.
- Trong bữa ăn của trẻ tại trường hàng ngày trẻ được cô nhà bếp chế biến các
món ăn hợp khẩu vị của trẻ và thường xuyên thay đổi món ăn nên khi tổ chức bữa
ăn cho trẻ giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
Lớp 5TA1: Giờ ăn trưa

Giờ ăn trưa của lớp 5TA2
7.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe
thân thiện, an toàn cho trẻ.
a. Xây dựng góc tuyên truyền
Nhà trường có các bảng biểu tuyên truyền về sức khỏe dinh dưỡng như:
“10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm”, “10 lời khuyên về dinh
dưỡng hợp lý”, điển hình hay gặp cho các bậc phụ huynh.

Nhà trường in ấn và treo các hình ảnh, tranh minh họa về các hoạt động giáo
dục kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ, những kiến thức về an toàn và phòng tránh
nguy hiểm cho trẻ để giúp phụ huynh biết rõ hơn.
Hàng quý cân, đo trẻ và báo cáo cho phụ huynh rõ về tình trạng sức khỏe
của trẻ qua góc tuyên truyền.
b. Phối hợp với phụ huynh, trạm y tế thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm
sóc.


Qua các buổi họp phụ huynh, các giờ đón-trả trẻ chỉ đạo giáo viên trao đổi
với phụ huynh một số nội dung như: Nuôi dạy con theo khoa học, chăm sóc trẻ
SDD vv…
Xây dựng góc tuyên truyền của trường, nhóm lớp với nhiều nội dungđa
dạng, phong phú.
Kết hợp với trạm y tế phường khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm, tổ
chức cho trẻ nhà trẻ uống vitamin A. Cân đo theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ,
thông báo tới gia đình để phối hợp chặt chẽ trong vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc
cho trẻ.
c. Giờ đón trả trẻ
Chỉ đạo giáo viên qua các giờ đón - trả trẻ giáo viên trao đổi trực tiếp với
phụ huynh về sức khỏe của trẻ tại gia đình và nhà trường để kịp thời điều chỉnh
chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và các biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ. Báo ngay
cho những phụ huynh có cháu suy dinh dưỡng để cùng nhau phối hợp và chăm
sóc trẻ tốt. Từ đó cùng với nhà trường giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ xuống mức
thấp nhất.
7.7. Biện pháp 7: Thực hiện công tác kiểm tra việc nuôi dưỡng, chăm sóc
trẻ
Kiểm tra là khâu quan trọng của quá trình đánh giá hiệu quả công việc. Bàn về
vấn đề này Bác Hồ đã từng nói “Có kiểm tra mới biết rõ năng lực và khuyết điểm
của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”. Như vậy, qua kiểm tra để phát hiện

hạn chế cũng như ưu điểm của mỗi giáo viên từ đó có biện pháp, phương hướng
phù hợp.
Để đánh giá được khách quan việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của mỗi
giáo viên ngoài việc kiểm tra chuyên đề, kiểm tra định kỳ tôi tăng cường kiểm tra
đột suất các giờ ăn, ngủ của trẻ. Chú ý tới việc trẻ ăn hết xuất không? GV có động
viên và chia hết thức ăn cho trẻ không? Trẻ có ngủ đủ giấc, được chăm sóc giấc
ngủ đảm bảo không?... những nội dung này được nhà trường đưa vào tiêu chí thi
đua hàng tháng để khích lệ GV phấn đấu.
Đối với nhân viên cấp dưỡng: Kiểm tra, giám sát từ khâu giao nhận thực
phẩm, sơ chế, chế biến tới khâu chia ăn. Chỉ đạo đội ngũ nhân viên cấp dưỡng
thực hiện đúng thực đơn, đảm bảo đủ lượng, đủ chất.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Nhân lực
Có được sự đồng thuận, nhất trí, ủng hộ của chị em đồng nghiệp, phụ huynh
học sinh và sự hứng thú của trẻ.
Sự quan tâm hỗ trợ và đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh
học sinh về trang thiết bị, đồ dung, đồ chơi.
* Thời gian: Ngay từ khi nghiên cứu xây dựng đề tài, tôi đã áp dụng vào
thực tiễn 10 lớp (Các độ tuổi) trong nhà trường và lên kế hoạch chia ra thành 3
giai đoạn sau:


Giai đoạn 1 (Tháng 09/2018): Tìm hiểu và khảo sát cơ sở vật chất phục vụ
cho việc áp dụng để giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ thông qua các hoạt
động trong nhà trường
Giai đoạn 2 (Từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019): Áp dụng các biện pháp,
phương pháp vào quá trình giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ.
Giai đoạn 3 (Tháng 4/2019): Hiệu quả khi áp dụng
* Không gian: Các độ tuổi - Trường mầm non Liên Bảo

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ, giúp phụ huynh yên tâm khi gửi con tại
nhóm lớp cũng như tại trường, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ có
hiểu biết, kiến thức phong phú về thế giới xung quanh, hình thành thói quen văn
minh trong ăn uống, trong sinh hoạt, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng vệ sinh, kiến thức
về an toàn và phòng tránh nguy hiểm…
Để thấy rõ hiệu quả sau 1 năm xây dựng và thực hiện sáng kiến tôi đã khảo
sát kết quả đầu ra
10.1.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề
Nhà trường đã đầu tư đồ dùng phục vụ cho chuyên đề như: đầy đủ đồ dùng,
dụng cụ phục vụ bán trú, tranh ảnh, máy chiếu, cho cô và trẻ…
Một số tài liệu, học liệu phục vụ cho chuyên đề.
10.1.2. Đối với giáo viên
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ cho
trẻ mầm non.
Nắm được tâm sinh lý, sự tiếp thu bài của từng trẻ. Từ đó có những biện
pháp tác động phù hợp giúp trẻ nắm chắc kiến thức về dinh dưỡng làm hành trang
cho trẻ vào lớp 1 ở trường phổ thông.
Là phó Hiệu trưởng trực tiếp quản lý về dinh dưỡng tôi không ngừng học hỏi
và tìm hiểu kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong trường và trường bạn để nắm
vững các nội dung, phương pháp, kỹ năng để giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ cho
trẻ một cách hiệu quả nhất. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà
trường.
Thường xuyên dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Xây dựng góc tuyên truyền, trang trí nhóm trong và ngoài lớp học và tích cực
phối kết hợp với phụ huynh không chỉ qua góc tuyên truyền mà qua các giờ đón, trả
trẻ hàng ngày.



10.1. 3. Đối với trẻ
Sau khi áp dụng “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục dinh
dưỡng - sức khỏe cho trẻ tại trường mầm non Liên Bảo” tôi thấy có những
chuyển biến rõ rệt.
Trẻ biết các loại lương thực, thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin
và chất khoáng tốt cho cơ thể. Biết phân loại một vài nhóm thực phẩm gần gũi
với đời sống.
Trẻ nhận thức được cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển
cân đối hài hòa.
Qua việc đưa nội dung tích hợp giáo dục dinh dưỡng trẻ đã hiểu được giá trị
dinh dưỡng của thực phẩm, ích lợi của thực phẩm qua đó trẻ biết ăn uống đầy đủ,
ăn hết suất và biết ăn uống văn minh hợp vệ sinh
Trẻ được thực hành và có các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giữ gìn vệ sinh
sạch sẽ thân thể và kiến thức an toàn và phòng tránh nguy hiểm cho mình.
→ Sự chuyển biến trong nhận thức, kĩ năng về vấn đề dinh dưỡng - sức
khỏe của trẻ trong năm học vừa qua được thể hiện kết quả đạt được như sau
Nội dung
Số trẻ
Tỉ lệ %
Biết và phân biệt được những loại thực phẩm thông
228/260
thường và ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ
Biết ăn uống đầy đủ, hợp lý để cơ thể khoẻ mạnh.
231/260
Có thói quen ăn uống văn minh (Đối với trẻ MG)
186/222
Biết cách bảo vệ sức khoẻ cho bản thân , tự phục vụ,
209/260

chăm sóc và giữ vệ sinh thân thể

87,69
88,84
83,78
80,38

10.1.4. Đối với phụ huynh
Phụ huynh đã nhận thức đúng đắn về chuyên đề
Tất cả phụ huynh đồng tình ủng hộ sự kết hợp giáo dục dinh dưỡng – sức
khỏe cho trẻ thông trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đã có sự kết hợp chặt
chẽ giữa giáo dục gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng
giáo dục trẻ. Từ đó trẻ có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống và nâng cao
nhận thức về dinh dưỡng, cách bảo đảm an toàn và phòng tránh nguy hiểm.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của Hiệu trưởng trong trường mầm non Liên Bảo năm
học 2018-2019
Sáng kiến được đánh giá đảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo, tính hiệu quả
và tính ứng dụng thực tiễn.
Bản thân luôn học hỏi các đồng nghiệp và thực hành, kiến tập các chuyên
đề ở trường, phòng giáo dục và tự bồi dưỡng mình để có thêm nhiều kinh nghiệm.


Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT
1

Tên tổ chức


Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Các khối, lớp củaLiên Bảo – VĩnhLĩnh vực Giáo dục dinh dưỡng - sức
Trường mầm nonYên – Vĩnh Phúc khỏe.
Liên Bảo
Liên Bảo, ngày 26 tháng 04 năm 2019

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Kim Oanh

Nguyễn Thị Ngọc Huyền


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Trúc “Giáo dục mầm non” - Nhà xuất bản Giáo dục
mầm non 1994.
2. Đào Thanh Âm “Giáo dục học mầm non” Trường Đại Học sư phạm I Hà
Nội -Xuất bản năm 1995.
3. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê “Giáo dục học đại cương” - Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2000.
4. Điền Thị Sinh- Trần Thị Sinh “Giáo dục mầm non” - Trường CĐSPMG

Trung ương I Hà Nội năm 1994.
5. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo.
6. Chương trình giáo dục mầm non.
7. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lí và giáo viên.
8.Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề - Lê Thu
Hương - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
9. Giáo trình vệ sinh trẻ em - Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.
10. Sổ tay hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, vệ sinh tể em lứa tuổi mầm non và
bảo vệ quyền trẻ em - Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.



×